Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sự vận dụng của đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.81 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:......................................................................................................................4
NỘI DUNG...................................................................................................................4

I, Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam ....................
1, Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam............................................................................4
Về tính chất.............................................................................................................4
Về đặc điểm............................................................................................................4
Về nhiệm vụ............................................................................................................5
2, Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xử lại trong thời kỳ quá độ..................6

II, Sự vận dụng Đảng ta trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vào công cuộc đổi mới hiện nay. ............................
1, Sự vận dụng của Đảng ta trong lí luận, chủ trương và đường lối trong thời kì
Đổi mới...................................................................................................................7
2, Sự vận dụng của Đảng ta trong thực tiễn xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi
mới..........................................................................................................................8
a, Về chính trị:........................................................................................................8
b, Về kinh tế:...........................................................................................................9
c, Về văn hoá - xã hội:..........................................................................................10

III. Một số hạn chế trong quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng
..........................................................................................................................................
ta trong công cuộc đổi mới hiện nay...................................................................... 10
Hạn chế.................................................................................................................10
Đề xuất hoàn thiện:...............................................................................................11
KẾT LUẬN:...............................................................................................................12
DANH MỤC THAM KHẢO....................................................................................13
PHỤ LỤC....................................................................................................................14


1


MỞ ĐẦU
Việt Nam luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng
Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con
đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Để tìm hiểu kĩ hơn và tư tưởng của Người về
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như vận dụng của Đảng ta vào q trình phát
triển đất nước, nhóm em xin lựa chọn đề bài: “Trình bày tư tưởng hồ chí minh về thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sự vận dụng của đảng ta trong công
cuộc đổi mới hiện nay” cho bài tập nhóm của mình. Bài làm khơng tránh được những
sai sót, chúng em mong thầy cơ góp ý, bổ sung để bài làm hồn thiện nhất có thể.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I, Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

1, Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam

A, Về tính chất
Theo Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ
cải biến xã hội cũ thành xã hội mới — một xã hội hồn tồn chưa từng có trong lịch sử
dân tộc ta. Thời kỳ mà dân tộc ta phải thay đổi triệt để những nếp sống. thói quen, ý
nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm; phải xóa bỏ giai cấp bóc lột; phải
biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh
phúc. Trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thốt khỏi ách
thực dân, phong kiến nên nó là cơng cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm
chí cịn khó khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc), vì vậy, tiến lên chủ nghĩa xã hội
khơng thể một sớm một chiều, không thể làm mau được mả phải làm dần dần”.1

B, Về đặc điểm
Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là từ một nước nông nghiệp
lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa.
Bước vào thời kỳ quá độ, Việt Nam cũng có những đặc điểm giống như đặc
điểm của các nước khác khi bước vào thời này như sự tổn tại đan xen giữa các yếu tố
của xã hội cũ bên cạnh những yếu tố của xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống mà ở giai đoạn đầu, khi các yếu tố của xã hội cũ còn cụm lại thành một thế lực thì
1 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t10, tr390.

2


có khi nó cịn chiến thắng những yếu tố của xã hội mới vừa xuất hiện, v.v.; song, từ
thực tế của xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy “đặc điểm lớn nhất của ta trong
thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội
không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” 2. Cùng với những đặc điểm
khác và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đặc điểm nảy quy định nhiệm vụ của dân tộc ta
trong thời kỳ quá độ.
C, Về nhiệm vụ
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Phải tạo ra những điều kiện cần và đủ về cơ
sở vật chất; đồng thời, Đảng phải “Lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây
dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ
nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng
là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ: Đấu tranh cải tạo, xóa
bỏ tàn tích của chế độ xã hội cũ, xây dựng các yếu tố mới phù hợp với quy luật tiến lên
chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống; trong đó:
Về chính trị, phải xây dựng được chế độ dân chủ vì đây là bản chất của chủ
nghĩa xã hội. Muốn xây dựng được chế độ này, theo Hồ Chí Minh, phải chống tất cả
các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, trước hết ở trong Đảng, trong bộ máy chính

quyền từ cấp cơ sở đến Trung ương đồng thời phải bồi dưỡng, giáo dục để nhân dân có
tri thức, có năng lực làm chủ chế độ xã hội.
Về kinh tế, trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta cịn nghèo nàn, kỹ thuật cịn
lạc hậu, Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của thời kỳ quá độ là phải cải
tạo nền kinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới có cơng nghiệp và nơng nghiệp hiện đại.
Về văn hóa, phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nó dịch của
văn hóa đế quốc; đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc
và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới để xây dựng một nền văn hóa
Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng. 3
Về các quan hệ xã hội, phải thay đổi triệt để những quan hệ cũ đã trở thành thói
quan trong lối sống, nếp sống của con người phải xây dựng được một xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh, tâm trạng con người chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng
dân và bảo đảm cho nó được thỏa mãn để mỗi người có điều kiện cải thiện đời sống
rằng của minh, phát huy tính cách riêng và sở trường tiếng trong sự hài hịa với đời
sống chung, với lợi ích chung của tập thể.4

2 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t12.tr411
3 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.7, tr.40.
4 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.11, tr.92, 96.

3


2, Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xử lại trong thời kỳ quá độ

Xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình sâu sắc nhưng phức tạp, lâu
dài, khó khăn gian khổ, đội hai tính năng động, sáng tạo, song, theo Hồ Chí Minh, tính
năng động sáng tạo ấy phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, trước hết là:
Thứ nhất, mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin

Hồ Chí Minh nhận định: Chủ nghĩa Mác-Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của
phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước, là khoa học về cách mạng
của quần chúng bị áp bức và bóc lột, là khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
khoa học, khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản nên theo Người, cuộc cách mạng
mà giai cấp công nhân thực hiện chỉ có thể đạt được thành tựu trên cơ sở trung thành
sắt đá với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc
Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Người đã khẳng định “Toàn thể
dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy”. Ngay cả điều mong muốn cuối cùng của Người trước
khi từ trần cũng là đất nước thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” vì trong tư
tưởng của Người, đối với một dân tộc: “Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do”. Độc lập
dân tộc là mục tiêu trước hết của mỗi dân tộc; còn đặt trong mối quan hệ với chủ nghĩa
xã hội thì độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc trường tồn với đầy đủ ý
nghĩa chân chính của nó.5
Thứ ba, phải đồn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em
Hồ Chí Minh quan niệm “Sự đồn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa
và sự đồn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và cơng nhân tất cả các nước có ý
nghĩa quan trọng bậc nhất ”. Trong sự đoàn kết này, cách mạng Việt Nam phải học tập
kinh nghiệm của các nước anh em để trong quá trình cải tạo và xây dựng đất nước
chúng ta đỡ bớt mò mẫm, đỡ bớt sai lầm. Người cũng chỉ rõ, học tập kinh nghiệm
không có nghĩa là áp đặt những kinh nghiệm ấy một cách máy móc mà phải vận dụng
nó một cách sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước ta.
Thứ tư, xây phải đi đơi với chống
Theo Hồ Chí Minh, muốn đạt được và giữ được thành quả của cách mạng thi
cùng với việc xây dựng các lĩnh vực của đời sống xã hội phải chống lại mọi hình thức
của các thế lực cản trở, phá hoại sự phát triển của cách mạng. Người căn dặn: “Đối với
kẻ địch phải luôn tỉnh táo, giữ vững lập trường, quyết không vì hồn cảnh hịa bình mà
5 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t4. Tr.3


4


mất cảnh giác. Phải luôn sẵn sàng đập tan mọi âm mưu độc ác của kẻ địch, bảo vệ
những thành quả của cách mạng, bảo vệ lao động hịa bình của nhân dân”. Phải chống
lại “căn bệnh” “Nghe những lời bình luận khơng đúng cũng làm thính, khơng biện bác.
Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ”.6
II, Sự vận dụng Đảng ta trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vào công cuộc đổi mới hiện nay.
Đại hội VI năm 1986 đã khởi xướng đường lối mới toàn diện đất nước, Đảng ta
đã có nhận thức đúng đắn hơn và thực hiện có hiệu quả hơn trong cơng cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Trải qua 35 năm, cùng với tổng kết thực tiễn, quan niệm của Đảng ta
về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sát thực, cụ thể hóa.
Nhưng, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thời cơ, vận hội,
nước ta đang phải đối đầu với hàng loạt thách thức, khó khăn cả trên bình diện quốc tế,
cũng như từ các điều kiện thực tế trong nước.
1, Sự vận dụng của Đảng ta trong lí luận, chủ trương và đường lối trong
thời kì Đổi mới.
Thứ nhất, giữ vững mục tiêu của chủ nghĩa xã hội:
Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: Con
đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân
dân ta đã đấu tranh giành được độc lập dân tộc, từng bước quá độ dần lên chủ nghĩa xã
hội. Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sau
khi giành được độc lập dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật tiến hố
trong q trình phát triển của xã hội lồi người. Bên cạnh đó, tại đại hội XIII của Đảng
ta xác định rõ quan điểm chỉ đạo nhất qn có tính ngun tắc là: “ Kiên định và vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng;
kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”7
Trong thời đại nay, ta đang tiến hành đổi mới tồn diện đất nước vì mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, trong đó, “đổi mới”, vì
vậy, là q trình vận dụng vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa chứ không phải là thay đổi mục tiêu. Vấn
đề đặt ra là trong quá trình phát triển vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, biết
sử dụng những thành tựu mà nhân loại đạt được để phục vụ cho cơng cuộc xây dựng
6 Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, t.5, tr.294-296.
7 PGS, TS. Lưu Ngọc Khải (2021), “Bàn luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - Khoa
học và niềm tin”, truy cập 16/11/2021.

5


chủ nghĩa xã hội, nhất là thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại, làm cho tăng trưởng
kinh tế đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức,
tinh thần.
Thứ hai, tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại:
Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi,
vận dụng tối đa sức mạnh của thời đại, muốn vậy, ta phải có đường lối chính trị độc
lập, tự chủ. Tranh thủ hợp tác phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu
nước, tinh thần dân tộc chân chính của mọi người dân Việt Nam nhằm góp phần gia
tăng tiềm lực quốc gia. 8
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “cái gốc, cái điểm mấu chốt về chính trị, quân sự,
kinh tế, nội chính, ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh”. Người nhấn mạnh: “Thực lực
mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng.
Chiêng có to, tiếng mới lớn”. Đại hội XIII của Đảng ta khẳng định quan điểm về nguồn
lực phát triển “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập,
tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy tối
đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con

người là quan trọng nhất.”9
2, Sự vận dụng của Đảng ta trong thực tiễn xây dựng đất nước trong thời
kỳ đổi mới.
a, Về chính trị:
Thực tiễn đổi mới cho thấy, xây dựng Đảng về chính trị có tầm quan trọng đặc
biệt nhằm giữ vững lý tưởng, mục tiêu, bảo đảm tính đúng đắn của Cương lĩnh, đường
lối, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ đảng viên, bảo đảm dẫn dắt sự nghiệp cách
mạng phát triển đúng hướng, đi đến thắng lợi. Đảng xây dựng, hồn thiện hệ thống
chính trị, xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đảng bảo vệ vững chắc nền
tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đảng là lực lượng lãnh đạo và cầm quyền, sự nghiệp cách mạng thành hay bại
đều tùy thuộc vào năng lực và sức chiến đấu của Đảng, đặc biệt là phẩm chất đạo đức,
tính tiên phong và sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, làm nên uy tín và ảnh hưởng
sâu rộng của Đảng trong quần chúng. [1] Thấy rõ nhất hiện nay là công tác phòng
chống tham nhũng của Đảng ngày càng rõ rệt. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2021, đã
có 1.850 vụ án mới bị khởi tố liên quan đến tham nhũng. Cùng với đó, Ủy ban kiểm tra
8 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cơng tác đối ngoại hiện nay, truy cập 16/11/2021.
9 Đại tá, PGS. TS. Lê Xuân Thủy , Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam - Giá trị và
những luận điểm cần bổ sung, phát triển (2019) - Học viện Chính trị Bộ Quốc phịng

6


các cấp đã kỷ luật hơn 70 tổ chức đảng và hơn 8.000 đảng viên; trong đó có gần 180
đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. 10
Đảng ta luôn luôn quan tâm, chú trọng tới bảo vệ độc lập dân tộc. Hiện nay,
Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết những tồn
tại trong phân định biên giới trên bộ và trên biển, vừa bảo vệ được chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán của ta theo phương châm đã được nêu rõ là “ Phải ln

kiên trì, bình tĩnh, sáng suốt xử lý đúng đắn mọi vấn đề phức tạp, trong đó có vấn đề
chủ quyền, lãnh thổ”, “thực hiện phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, nhất là giữ
“trái tim nóng, cái đầu lạnh” và “kiên quyết, kiên trì” để xử lý các thách thức đối
ngoại”.
b, Về kinh tế:
Từ sau năm 1986 đến Đại hội XIII của Đảng (năm 2021), Đảng không ngừng nghiên
cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, làm rõ nhiều vấn đề trong đường lối đổi mới. Hồ Chí
Minh đề cập trên các mặt: lực lượng sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế. Xác định rõ mục
tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhận thức đúng
đắn những đặc trưng, quy luật của kinh tế thị trường, xử lý đúng mối quan hệ giữa kinh
tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước gắn với chiến lược phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế tri thức,
kinh tế số.11
Trước Đổi mới (năm 1986), Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh
tàn phá rất nặng nề, để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người, về của và môi
trường sinh thái. Việt Nam còn chịu ảnh hưởng từ việc Mỹ và phương Tây đã áp đặt
cấm vận kinh tế với Việt Nam trong suốt gần 20 năm. Nhờ thực hiện đường lối đổi
mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong
suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP
không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền
kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần,
lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm
2008. [2]
Đảng cũng thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa,
Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế, tích cực, chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Đầu tư nước
10 Đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng không phải để "thanh trừng nội bộ” và "đánh bóng tên tuổi”,
truy cập 16/11/2021. 11 Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 53, 14


7


ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỉ USD vào cuối năm 2020. Đồng thời, sau đại
dịch SARS-CoV-2, Đảng và Chính phủ đang tận dụng tối đa khả năng các nước và tập
đoàn kinh tế lớn chuyển hướng tới thị trường Việt Nam.
c, Về văn hoá - xã hội:
Tư tưởng Hồ Chí Minh ln lấy quyền làm chủ và lợi ích của nhân dân, sự phát
triển tồn diện và hạnh phúc của con người Việt Nam làm đạo lý đổi mới. Nhân dân là
chủ thể của đổi mới và là người thụ hưởng thành quả của đổi mới; con người là mục
tiêu và động lực của đổi mới. Đó chính là bản chất nhân đạo, nhân văn của đổi mới
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đảng ln đi đúng hướng xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách xã hội,
chiến lược xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Kết hợp tăng trưởng kinh tế
với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Đến nay, hơn 60%
số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thơn đều có đường ơ tơ đến trung
tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại.
Trong khi chưa có điều kiện để bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các
cấp, Việt Nam tập trung hồn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm
2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng
tăng gần 17 lần trong 35 năm qua. Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết
viết.
Trong khi chưa thực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho
tồn dân, Việt Nam tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch
bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hồn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước
đây đã được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi
được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Ngồi ra, đời sống văn hóa cũng được cải thiện đáng
kể; sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng. [3]
Như vậy, có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển

biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam. Trên thực tế, xét trên nhiều phương
diện, người dân Việt Nam ngày nay đang có các điều kiện sống tốt hơn so với bất cứ
thời kỳ nào trước đây. Đó là một trong những lý do giải thích vì sao sự nghiệp đổi mới
do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo được toàn dân Việt Nam đồng
tình, hưởng ứng thực hiện. [4]
III. Một số hạn chế trong quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của
Đảng ta trong cơng cuộc đổi mới hiện nay
A, Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu, chúng ta vẫn cịn khơng ít khuyết điểm, hạn chế và
thách thức mới trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
8


Thứ nhất về kinh tế, tăng trưởng kinh tế của nước ta cịn thấp, thiếu bền vững;
cơng nghệ thấp, chưa đi mạnh vào chất lượng, còn phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư và
bảo hộ của Nhà nước. Hầu hết các ngành cơng nghiệp đều có hệ suất tiêu hao năng
lượng và nguyên liệu cao hơn với các nước trong khu vực dẫn đến ô nhiễm tại nhiều
nơi; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ. Các thành phần kinh tế chưa phát triển đúng tiềm
năng: kinh tế nhà nước chưa làm tốt vai trò chủ đạo, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh còn thấp; kinh tế tập thể phát triển chậm và còn nhỏ bé; kinh tế tư nhân chưa đáp
ứng vai trò động lực của nền kinh tế, chưa được quan tâm tạo điều kiện thỏa đáng....
Thứ hai, về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, y tế
và nhiều dịch vụ công khác chưa được đảm bảo và triển khai sâu rộng đến người dân;
văn hóa, đạo đức xã hội xuống cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, suy thối về tư tưởng chính trị và đạo đức vẫn diễn ra
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, các thế lực thù địch ln tìm mọi
thủ đoạn để, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu "diễn biến hịa bình"
nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chúng ta hồn tồn có thể thấy được biểu hiện của hạn chế trên trong cuộc sống

hàng ngày: việc giáo dục đạo đức, giáo dục công dân cho người dân, đặc biệt là thế hệ
trẻ gần như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ yếu. Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển, xu hướng thương mại hóa trong giáo dục này càng lộ rõ,
chưa giải quyết được vấn đề dạy chữ, dạy nghề và tạo cơ hội việc làm sau khi hoàn
thành chương trình học, dẫn đến dư thừa hàng trăm ngàn lao động có trình độ đại học
và trên đại học hàng năm. Hiện tượng suy thoái về đạo đức diễn ra ngày càng nghiêm
trọng từ trong sản xuất, kinh doanh, trong mơi trường gia đình cho đến xã hội: hàng
nhái, hàng giả, sử dụng hóa chất trong sản xuất, lừa đảo, chém giết nhau trong gia
đình, nhà trường, xã hội vẫn cịn hiện hữu. Trong khơng ít vụ án, kẻ sát nhân xuống
tay với nạn nhân quá dễ dàng chỉ vì một nguyên nhân nhỏ nhoi, giết một lúc 4 người,
sát hại cả trẻ em, cháu giết bà nội, con giết cha mẹ, lạm dụng tình dục trẻ em, gây tai
nạn chết người rồi bỏ mặc, số người chết do tai nạn giao thơng hằng năm cịn cao,…
Ngồi ra, kết quả q trình xóa đói giảm nghèo chưa thật sự vững chắc, nguy cơ tái
nghèo còn cao, khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân
dân, giữa các vùng có xu hướng gia tăng.
Thứ ba, việc tổ chức tuyên truyền, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cịn hình thức,
giáo điều, hiệu quả chưa cao. Cơng tác tun truyền, biểu dương, nhân rộng các điển
hình tiên tiến, mơ hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh chưa tạo sức lan tỏa trong xã hội.

9


B, Đề xuất hoàn thiện:

Về mặt kinh tế: Đẩy mạnh đổi mới mơ hình tăng trưởng, hồn thiện đồng bộ thể
chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực, trước hết là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây
dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội. Đồng thời, tiếp tục duy
trì và mở rộng các quan hệ quốc tế song phương và đa phương, hợp tác phát triển cùng

có lợi, đặc biệt chúng ta cần phải vận dụng tốt các mối quan hệ quốc tế sẵn có, học tập
kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học về đầu tư và phát triển con người,
Về mặt xã hội: Đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng y
tế, giáo dục và các dịch vụ công khác, nâng cao hơn nữa đời sống văn hóa cho nhân
dân. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh với quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thối
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Về vai trị lãnh đạo: Khơng ngừng nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ
đạo, đổi mới công tác quản lý của các cơ quan nhà nước, tinh giản bộ máy của các cấp,
các ngành. Cần phối hợp và chia sẻ trách nhiệm giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế và
văn hóa để nâng cao chất lượng và hiệu quả của cải cách hành chính, sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ xã hội.
Về các chính sách văn hố- xã hội: Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác xóa đói, giảm
nghèo cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng dân
tộc thiểu số. Chú ý giảm sự phân hóa giàu nghèo, nâng cao chất lượng dân số, khai
thác và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường sinh thái,
chú trọng việc xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, thực hiện tốt bình đẳng
giới, sự tiến bộ của phụ nữ; chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền trẻ em.

KẾT LUẬN
Theo Đảng Cộng sản Việt Nam, giá trị dân tộc của tư tưởng Hồ Chí Minh được
khẳng định thơng qua thực tiễn lịch sử trong thế kỷ XX: giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước và đi vào sự nghiệp đổi mới đưa Việt Nam từng bước tiến kịp sự phát triển
chung của nhân loại và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Trên thực
tế, sự nghiệp Đổi Mới thành cơng chính là nhờ nhận thức và hành động đúng đắn của
Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện lịch
sử mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội xã hội chủ nghĩa. Giá trị nền
tảng và kim chỉ nam của tư tưởng Hồ Chí Minh càng được sáng tỏ cho dù có sự vận
động với những biến đổi khó lường của quan hệ quốc tế đang đặt các trước các dân tộc
nhỏ và toàn nhân loại tiến bộ.

Bài làm của chúng em tới đây là kết thúc. Chúng em chân thành cảm ơn thầy cô!
10


DANH MỤC THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, dành cho bậc Đại học
khơng chun ngành Lý luận chính trị, 2021
2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật,
Hà Nội, 1991.
3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011.
4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính
trị quốc gia, H. 2011.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn
quốc lần thứ XI, XII, XIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, 2016, 2021
7. Đại tá, PGS. TS. Lê Xuân Thủ , Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam - Giá trị và những luận điểm cần bổ sung, phát triển (2019) - Học viện
Chính trị Bộ Quốc phịng
8. PGS, TS. Lưu Ngọc Khải (2021), “Bàn luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay - Khoa học và niềm tin”,
truy cập 16/11/2021.
9. Đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng không phải để "thanh trừng nội bộ” và "đánh
bóng tên tuổi”, truy cập 16/11/2021.
10. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại hiện nay,
truy cập 16/11/2021.
11


11. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam,
truy cập lần cuối 23:13 13/11/2021.

12. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam - Giá trị và những
luận điểm cần bổ sung, phát triển, truy cập lần cuối: 23:22
13/11/2021.
13. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây
dựng và phát triển con người: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
truy cập lần cuối: 23:47 13/11/2021.
14. Những bài học quý giá của 30 năm đổi mới, truy cập ngày 15.11.2021

12


PHỤ LỤC
[1] Ý tưởng này là sự cụ thể hóa, là sự phát triển hợp logic và nhất quán với điều
Người đã đề cập trương bản văn Di chúc được viết lần đầu từ tháng 5/1965 “trước hết
nói về Đảng” với lời căn dặn đầu tiên là giữ gìn sự đồn kết nhất trí trong Đảng từ
Trung ương tới chi bộ. Người đồng thời nói rõ mục đích của việc chỉnh đốn lại Đảng là
“làm cho mỗi đảng viên, mỗi đồn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm trịn nhiệm vụ
Đảng giao phó cho mình, tồn tâm, tồn ý phục vụ nhân dân”.(5) Người tin tưởng
rằng, “làm được như vậy, thì dù cơng việc to lớn mấy, khó khăn mấy, chúng ta cũng
nhất định thắng lợi”
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 15, tr.616.
[2]
Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã
bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều
nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh,
năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD.
[3]
Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần. Tuổi
thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2020. Cũng nhờ
kinh tế có bước phát triển nên chúng ta đã có điều kiện để chăm sóc tốt hơn những

người có cơng, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo cho phần mộ
của các liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc.
Hiện Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng Internet, là một trong những nước có
tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt
Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên
kỷ. Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc
nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát
triển.
[4]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng một lần nữa lại khẳng định và
nhấn mạnh: "Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi
mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng
được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Chúng ta đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm
trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành
tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn
đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục
khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với
quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường
lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng
13


đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng
tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh
tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới"
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản chính trị quốc

gia Sự thật, Hà Nội, 2021, trang 25 - 26).

14



×