Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

Báo cáo tham luận việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chính sách hỗ trợ và tài chính đối với công tác quản lí ô nhiễm công nghiệp tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.36 KB, 34 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, chính sách hỗ trợ và tài chính đối với công tác quản
lý ô nhiễm công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
BÁO CÁO THAM LUẬN
NỘI DUNG
I – MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH DI DỜI
II- TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
III – KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
VI – ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
V- KINH NGHIỆM THU ĐƯỢC QUA THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH DI DỜI
KẾT LUẬN
I – MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH DI DỜI
MỤC TIÊU:

Di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất ô nhiễm nghiêm trọng vào khu
công nghiệp và vùng phụ cận thành phố.

Quy hoạch sắp xếp lại hoạt động sản xuất cho các dự án đầu tư
mới thuộc các ngành nghề ô nhiễm (theo Quyết định số 78 của UBND
thành phố, sau này thay thế bằng Quyết định số 200).

Di dời các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công để hình thành các cơ sở
lớn hoạt động ổn định, có khả năng cạnh tranh cao.

Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố phù hợp
với yêu cầu quy hoạch.
Đến nay thì tổng số địa điểm phải thực hiện là 1402 đơn vị.
I – MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH DI DỜI
NHIỆM VỤ CỤ THỂ:


Giai đoạn 2002:
+ Công bố danh mục các ngành nghề không được tiếp
tục đăng ký họat động hoặc cấp phép đầu tư mới trong
khu dân cư tập trung.
+ Doanh nghiệp tự nguyện xây dựng kế hoạch di dời.
+ Tổ chức triển khai xây dựng hoàn thiện phương án hỗ
trợ di dời 10 doanh nghiệp để kịp thời rút kinh nghiệm
hoàn thiện cơ chế chính sách thích hợp.
I – MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH DI DỜI
NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
Giai đoạn 2002 - 2004:
+ Bổ sung hoàn chỉnh cơ chế chính sách khuyến khích di
dời.
+ Phổ biến quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp.
+ Công bố danh sách các doanh nghiệp phải di dời lập
dự án đầu tư di dời để cộng đồng dân cư cùng tham gia
kiểm tra, giám sát.
+ Hướng dẫn thủ tục, quy trình tổ chức thực hiện di dời.
I – MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH DI DỜI
NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
Giai đoạn 2002 - 2004:
+ Công việc khác: trao đổi thông tin, phổ biến điển hình,
nâng cao nhận thức cộng đồng…
+ Tổ chức thí điểm chương trình thu phí nước thải trong
doanh nghiệp.
+ Phê duyệt việc phân cấp quản lý môi trường tại các
khu công nghiệp cho Ban quản lý khu công nghiệp.
+ Xây dựng chương trình phối hợp với các Bộ chức
năng, quận – huyện tăng cường công tác kiểm tra giám sát

việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy
định của pháp luật.
II- TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1/- Về tổ chức:

Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi
trường thành phố được Ủy ban nhân dân thành phố thành lập theo
Quyết định số 28/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 2002, với các thành
viên sau:
+ Trưởng ban là Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp của Ủy ban
nhân dân thành phố.
+ Phó Trưởng ban thường trực: Phó Giám đốc Sở Công nghiệp
+ Phó Trưởng ban: Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi
trường.
+ Thành viên: Giám đốc hoặc phó giám đốc của 18 Sở, ngành khác
của thành phố và 22 thành viên là Phó Chủ tịch các quận – huyện.
II- TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1/- Về tổ chức:

Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban chỉ đạo do Trưởng
phòng Quản lý môi trường, Sở Khoa học – Công nghệ và
Môi trường làm tổ trưởng.

Cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo: (gồm có 3 nhóm )
+ Nhóm điều tra cơ bản: do Sở Công nghiệp làm nhóm
trưởng.
+ Nhóm quy hoạch di dời: do Kiến trúc sư trưởng thành
phố làm nhóm trưởng.
+ Nhóm chính sách tài chính: do Sở Tài chính làm nhóm
trưởng.

II- TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
2/- Thực hiện các nhiệm vụ:

Ban hành văn bản pháp lý:
+ Quyết định 59 về danh sách các cơ sở sản xuất gây ô
nhiễm môi trường gồm 1402 địa điểm trên 23 quận – huyện.
+ Quyết định số 128/ 2002/QĐ-UB về Hướng dẫn quy
trình thụ lý giải quyết hồ sơ di dời.
+ Quyết định số 78/2002/QĐ-UB và số 200/2004/QĐ-
UB về Công bố các ngành nghề sản xuất kinh doanh không
cấp mới GCN ĐKKD, hoặc điều chỉnh GPĐT trong khu dân cư
tập trung.
II- TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
2/- Thực hiện các nhiệm vụ:

Ban hành văn bản pháp lý:
+ 05 quyết định về Chính sách hỗ trợ tài chính và
hướng dẫn thi hành: 81/2002 QĐ-UB; 08/2003/QĐ-UB;
99/2005/QĐ-UB ; 162/2005/QĐ-UB; 01/2006/QĐ-UB.
+ Về Hướng dẫn xử lý, khắc phục ô nhiễm, xóa tên
trong danh sách đối với các đơn vị đủ diều kiện xử lý ô
nhiễm có 01 quyết định số 44/2005/QĐ-UB và 01 chỉ thị số
13/2005/CT-UBND.
+ Về hướng dẫn xử lý đất đai có 01 văn bản hướng
dẫn: số 2005/CNN-UBND.
II- TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
2/- Thực hiện các nhiệm vụ:

Điều tra xác định đối tượng thực hiện chương trình:
Số lượng ban đầu theo đề án tập trung giải quyết 260

cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong quá
trình triển khai Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản
xuất gây ô nhiễm môi trường thành phố điều tra khảo sát
lên danh sách các đơn vị sản xuất gây ô nhiễm môi trường
tính đến cuối năm 2006 là 1402 địa điểm của các cơ sở sản
xuất gây ô nhiễm cần phải giải quyết.

Phổ biến các quy hoạch và thông tin về các cụm công
nghiệp – khu công nghiệp tiếp nhận di dời.
II- TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
3/- Những khó khăn – thuận lợi trong quá trình thực
hiện chương trình:
3.1. Thuận lợi:

Chương trình được sự chỉ đạo sâu sát của Thành ủy,
Ủy ban nhân dân thành phố và sự hợp tác khá chặt chẽ
của Bộ Công nghiệp.

Chương trình di dời nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ
của cộng đồng dân cư.

Thành phố có quy hoạch và phát triển một số khu công
nghiệp, cụm công nghiệp tập trung tạo điều kiện cho
doanh nghiệp có địa điểm di dời.
II- TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
3/- Những khó khăn – thuận lợi trong quá trình thực
hiện chương trình:
3.2. Khó khăn:

Về mặt tư tưởng:


Một số doanh nghiệp trông chờ, ỷ lại Nhà nước.

Các cơ quan quản lý về môi trường chưa có biện pháp
xử lý triệt.

Các dự án đầu tư mới đều có sự thẩm định về môi
trường, nhưng dự án đi vào sản xuất chưa có sự kiểm tra,
đánh giá.

Các chỉ tiêu môi trường doanh nghiệp cam kết trong
luận chứng kinh tế - kỹ thuật cũng không được tôn trọng.

×