Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Viêm da cơ địa và mối liên quan với chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 12 tháng tuổi tại bệnh viện quốc tế mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 109 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

PHẠM CƠNG LUẬN

VIÊM DA CƠ ĐỊA VÀ MỐI LIÊN QUAN
VỚI CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA
TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------



PHẠM CƠNG LUẬN

VIÊM DA CƠ ĐỊA VÀ MỐI LIÊN QUAN
VỚI CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA
TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ
NGÀNH: QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ: CK 62 72 76 05
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐỖ VĂN DŨNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp II chuyên nghành Quản
lý Y tế “Viêm da cơ địa và mối liên quan với chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 12
tháng tuổi tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ” là cơng trình nghiên cứu của chính tôi. Các
số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng
Tác giả


Phạm Công Luận

.

năm 2021


.

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1 Viêm da cơ địa ................................................................................................4
1.1.1 Dịch tễ học ...............................................................................................4
1.1.2 Sinh bệnh học...........................................................................................5
1.1.3 Triệu chứng lâm sàng ..............................................................................7
1.1.4 Chẩn đoán ................................................................................................9
1.1.5 Chẩn đoán phân biệt ................................................................................9
1.1.6 Điều trị ...................................................................................................10
1.1.7 Phòng bệnh ............................................................................................13
1.2 Mối liên quan giữa viêm da cơ địa với chế độ dinh dưỡng ...........................14
1.2.1 Sữa mẹ và mối liên quan với viêm da cơ địa ...........................................14
1.2.2 Mối liên quan giữa viêm da cơ địa với chế độ ăn dặm và sữa công thức
...........................................................................................................................19
1.3 Mối liên quan giữa viêm da cơ địa với tiền sử gia đình và tuổi thai...............24

1.3.1 Mối liên quan giữa viêm da cơ địa với tiền sử gia đình ..........................24
1.3.2 Mối liên quan giữa viêm da cơ địa với tuổi thai ......................................25
1.4 Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài ....................................................26
14.1 Các nghiên cứu trong nước .......................................................................26

.


.

1.4.2 Các nghiên cứu nước ngồi .....................................................................27
1.5 Tóm tắt y văn ................................................................................................27
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................28
2.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................28
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................28
2.3 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................28
2.3.1 Dân số nghiên cứu .................................................................................28
2.3.2 Dân số chọn mẫu....................................................................................28
2.3.3 Tiêu chí chọn vào loại ra........................................................................28
2.3.4 Cỡ mẫu ...................................................................................................28
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ......................................................29
2.4.1 Công cụ thu thập thông tin .....................................................................29
2.4.2 Phương pháp thu thập thông tin .............................................................29
2.5 Liệt kê và định nghĩa biến số ........................................................................30
2.6 Dàn ý nghiên cứu ..........................................................................................32
2.7 Phân tích số liệu ............................................................................................34
2.7.1 Số thống kê mơ tả ..................................................................................34
2.7.2 Số thống kê phân tích.............................................................................34
2.8 Vấn đề y đức .................................................................................................34
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................35

3.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, điều trị của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ dưới 12
tháng tuổi đến khám tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ ...................................................35
3.1.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ......................................................35
3.1.2 Tiền căn bản thân và gia đình của đối tượng nghiên cứu ........................36

.


.

3.1.3 Tình trạng viêm da cơ địa của trẻ ............................................................38
3.2 chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 12 tháng tuổi bị viêm da cơ địa đến khám tại
Bệnh viện Quốc tế Mỹ............................................................................................41
3.2.1 Tình trạng bú sữa mẹ…………………………………………………...41
3.2.2 Thời điểm ăn dặm………………………………………………………41
3.2.3 Kiểu ăn dặm…………………………………………………………….42
3.3 Mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và điều trị của viêm da cơ địa
với chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 12 tháng tuổi đến khám tại Bệnh viện Quốc tế
Mỹ .........................................................................................................................42
3.3.1 Mối liên quan giữa viêm da cơ địa và tình trạng dinh dưỡng..................45
3.3.2 Mối liên quan giữa tình trạng viêm da cơ địa và đặc điểm chung của trẻ
………………………………………………………………………………..45
3.3.3 Mối liên quan giữa sự tái phát viêm da cơ địa với mức độ và phương
pháp điều trị ......................................................................................................42
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................53
4.1 Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, điều trị của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ dưới 12
tháng tuổi đến khám tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ ...................................................53
4.1.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ......................................................53
4.1.2 Tiền căn bản thân và gia đình của đối tượng nghiên cứu ........................55
4.1.3 Tình trạng viêm da cơ địa của trẻ ............................................................60

4.2 Chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 12 tháng tuổi bị viêm da cơ địa đến khám tại
Bệnh viện Quốc tế Mỹ............................................................................................64
4.2.1 Tình trạng bú sữa mẹ…………………………………………………...64
4.2.2 Thời điểm ăn dặm………………………………………………………65
4.3.3 Kiểu ăn dặm…………………………………………………………….66

.


.

4.3 Mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và điều trị của viêm da cơ địa
với chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 12 tháng tuổi đến khám tại Bệnh viện Quốc tế
Mỹ .........................................................................................................................66
4.3.1 Mối liên quan giữa viêm da cơ địa và tình trạng dinh dưỡng…………..66
4.3.2 Mối liên quan giữa tình trạng viêm da cơ địa và đặc điểm chung của
trẻ……………………………………………………………………………..70
4.3.3 Mối liên quan giữa sự tái phát viêm da cơ địa với mức độ và phương
pháp điều trị…………………………………………………………………..77
4.4 Điểm mạnh, điểm hạn chế và tính ứng dụng của đề tài ..................................78
KẾT LUẬN ...............................................................................................................80
KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI……….…81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1
Phụ lục 2

.


.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Ý nghĩa

Từ viết tắt
VDCĐ

Viêm da cơ địa

TIẾNG ANH
Ý nghĩa

Từ viết tắt
CI: confidence Interval

Khoảng tin cậy

DCs: Dendrite cells

Tế bào sợi nhánh

F: Fisher

Phép kiểm Fisher

FTU: Fingertip Unit

Đơn vị đầu ngón tay


IDEC: Inflammatory Dendritic

Tế bào biểu mơ sợi nhánh viêm

Epidermal Cells
IL: Interleukine

Một loại phân tử tín hiệu cytokine trong
hệ thống miễn dịch

KC apoptosis: Keratinocyte Apoptosis

Chết chương trình tế bào Keratine

KLK7

Kallikrein 7

OR: Odds Ratio

Tỉ số chênh

Th: T helper

Tế bào lympho T giúp đỡ

TNF: Tumor necrotic factor

Yếu tố hoại tử mô


TSLP: Thymic Stromal Lymphopoietin

Lymphoprotein chất nền tuyến ức

TWEAK: TNF- α together with TNF-

Yếu tố hoại tử mô α và chất gây chết tế

like weak inducer of apoptosis

bào theo chương trình giống yếu tố hoại
tử mô

UNICEF: United Nations International

Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc

Children’s Emergency Fund
WHO: World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

X2

Phép kiểm Chi bình phương

.


.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Các loại corticosteroid thoa xếp theo hoạt tính (từ mạnh đến nhẹ) ..........12
Bảng 1. 2 Bảng phân loại dinh dưỡng các loại sữa ...................................................15
Bảng 3. 1 Phân bố trẻ VDCĐ theo tuổi.....................................................................35
Bảng 3. 2 Phân bố trẻ VDCĐ theo cân nặng lúc sinh……………………………...36
Bảng 3. 3 Phân bố trẻ VDCĐ theo tuổi thai..............................................................36
Bảng 3. 4 Phân bố trẻ VDCĐ theo dị ứng đạm sữa bò…………………………….37
Bảng 3. 5 Phân bố trẻ VDCĐ theo tiền căn dị ứng của gia đình ..............................37
Bảng 3. 6 Bảng mơ tả xét nghiệm dị nguyên gây dị ứng…………………………..39
Bảng 3. 7 Mô tả thất bại trong điều trị VDCĐ……………………………………..40
Bảng 3. 8 Mô tả tình trạng tái phát bệnh VDCĐ…………………………………..40
Bảng 3. 9 Mơ tả tình trạng bú sữa của trẻ .................................................................41
Bảng 3. 10 Mối liên quan giữa mức độ viêm da cơ địa với chế độ dinh dưỡng .......42
Bảng 3. 11 Mối liên quan giữa tình trạng tái phát viêm da cơ địa và tình trạng dinh
dưỡng của trẻ……………………………………………………………………….44
Bảng 3. 12 Mối liên quan giữa tuổi khởi phát viêm da cơ địa và đặc điểm chung của
trẻ…………………………………………………………………………………..45
Bảng 3. 13 Mối liên quan giữa mức độ viêm da cơ địa và đặc điểm chung của trẻ.47
Bảng 3. 14 Mối liên quan giữa kết quả điều trị viêm da cơ địa và đặc điểm chung
của trẻ………………………………………………………………………………49
Bảng 3. 15 Mối liên quan giữa tình trạng tái phát viêm da cơ địa và đặc điểm chung
của trẻ………………………………………………………………………………50
Bảng 3. 16 Mối liên quan giữa sự tái phát viêm da cơ địa với mức độ viêm da cơ địa
...................................................................................................................................52
Bảng 3. 17 Mối liên quan giữa tình trạng tái phát với phương pháp điều trị viêm da
cơ địa .........................................................................................................................52

.



.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Tóm tắt tác động của những tác nhân gây bệnh lên hàng rào bảo vệ da
trong viêm da cơ địa ....................................................................................................6
Hình 1. 2 Tóm tắt cơ chế bệnh sinh trong viêm da cơ địa cấp và mạn tính ................7
Hình 1. 3 Hình ảnh và vị trí sang thương viêm da cơ địa phổ biến ở trẻ nhũ nhi .......8
Hình 1. 4 Lượng thuốc corticosteroid thoa cho trẻ em .............................................11
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3. 1 Phân bố trẻ VDCĐ theo lý do đến khám ..............................................36
Biểu đồ 3. 2 Phân bố trẻ VDCĐ theo trình độ học vấn của người chăm sóc chính..38
Biểu đồ 3. 3 Mô tả mức độ viêm da cơ địa ở trẻ .......................................................38
Biểu đồ 3. 4 Mô tả phương pháp điều trị ..................................................................39
Biểu đồ 3. 5 Mô tả số lần tái phát viêm da cơ địa ....................................................40
Biểu đồ 3. 6 Mô tả thời điểm ăn dặm của trẻ ............................................................41
Biểu đồ 3. 7 Mô tả kiểu ăn dặm của trẻ ...................................................................42

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm da cơ địa (VDCĐ) là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ,
là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần cũng
như chất lượng cuộc sống của trẻ và người chăm sóc. Đây cũng là một trong những
lí do hàng đầu khiến trẻ được đưa đến gặp nhân viên y tế [12].
VDCĐ là rối loạn viêm da mạn tính, với những đợt lui bệnh và tái phát thường

xuyên [12], [15], [56]. Tần suất VDCĐ địa ở trẻ em dao động từ 15-30% và có xu
hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những nước đang phát triển; trong đó có 60%
biểu hiện triệu chứng trong 12 tháng đầu đời và 80-90% biểu hiện trong 05 năm đầu
tiên. Đa số trẻ biểu hiện VDCĐ nhẹ (67%), và chỉ khoảng 1/3 có triệu chứng trung
bình và nặng [12], [15], [20]. Có nhiều nguyên nhân gây VDCĐ, bao gồm những rối
loạn gen và các yếu tố từ môi trường bên ngồi. Một trong những ngun nhân góp
phần khiến tỉ lệ VDCĐ ngày càng nhiều là chế độ dinh dưỡng của trẻ [12], [59], [62].
Trong số những trẻ VDCĐ mức độ trung bình và nặng, khoảng 40% có dị ứng thức
ăn, trong đó các dị ứng các sản phẩm từ sữa bò chiếm 90% trong tổng số những
nguyên nhân dị ứng thức ăn ở trẻ nhũ nhi [4], [50], [62].
Mặc dù sữa mẹ đã được chứng minh là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát
triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đồng thời Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn
trong 06 tháng đầu đời và duy trì đến 02 tuổi; tuy nhiên, tỉ lệ trẻ được bú mẹ hoàn
toàn trong những tháng đầu đời còn thấp. Nếu tỉ lệ trẻ được bú mẹ hồn tồn trung
bình tồn cầu chỉ đạt 40% năm 2018 thì tỉ lệ này thậm chí cịn thấp hơn ở Việt Nam
theo báo cáo của WHO và UNICEF, chỉ được 19,6% - 24% [91], [97].
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy sữa mẹ hoàn toàn trong 04 tháng đầu
đời là yếu tố bảo vệ trẻ khỏi VDCĐ so với trẻ được nuôi bằng sữa công thức một
phần hay hồn tồn. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho thấy khơng có sự
khác biệt về VDCĐ ở trẻ được ni hồn tồn bằng sữa mẹ hay khơng. Thậm chí có
nghiên cứu cịn cho thấy trẻ bú sữa mẹ hồn tồn trong 4-6 tháng đầu có tỉ lệ VDCĐ
nhiều hơn so với nhóm cịn lại [11], [24], [26], [52], [55], [56], [59], [94]. Nhìn chung,

.


.

tỉ lệ VDCĐ ở trẻ dưới 12 tháng tuổi được ni hồn tồn bằng sữa mẹ trong 04 tháng

đầu đời dao động khoảng 18,6-23,3% [18], [56].
Tại Việt Nam, theo tác giả Phạm Văn Hiển và cộng sự, tỉ lệ viêm da cơ địa
chiếm khoảng 20% trong tổng số bệnh nhân đến khám tại Viện Da liễu quốc gia và
90% khởi phát trong 05 năm đầu đời [2]. Trong một nghiên cứu cắt ngang khác của
tác giả Lê Thị Minh Hương và cộng sự, tỉ lệ viêm da cơ địa ở trẻ em dưới 02 tuổi ở
Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỉ lệ khoảng 17,42% trong tổng
số các trẻ em tại những thành phố này [4]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về mối
liên quan giữa viêm da cơ địa với chế độ dinh dưỡng ở trẻ em.
Bệnh viện Quốc tế Mỹ là một bệnh viện tư nhân, bắt đầu hoạt động từ tháng 10
năm 2018 với số lượng lượt trẻ em đến khám tại phòng khám Nhi dao động khoảng
1000 lượt mỗi tháng và có xu hướng tăng dần. Theo thống kê năm 2020, chúng tôi
ghi nhận 571 trẻ nhũ nhi được chẩn đoán VDCĐ trong số những trẻ đến kiểm tra sức
khỏe định kỳ và khám bệnh tại phòng khám Nhi, đồng thời nhận thấy tỉ lệ trẻ được
bú mẹ hoàn toàn trong 04 tháng đầu đời còn thấp và tỉ lệ trẻ được ăn dặm sớm khá
cao. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu để xác định các đặc điểm của trẻ VDCĐ,
đồng thời tìm mối liên quan giữa VDCĐ với chế độ dinh dưỡng của trẻ.

.


.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đặc điểm viêm da cơ địa và mối liên quan với chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới
12 tháng tuổi tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ là như thế nào?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định đặc điểm viêm da cơ địa và mối liên quan của đặc điểm viêm da cơ
địa với chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ
Mục tiêu cụ thể

1. Xác định các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, điều trị của viêm da cơ địa ở trẻ dưới 12
tháng tuổi đến khám tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ
2. Xác định chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 12 tháng tuổi bị viêm da cơ địa đến khám
tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ
3. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và điều trị của viêm da cơ
địa với chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 12 tháng tuổi đến khám tại Bệnh viện Quốc
tế Mỹ

.


.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) hay chàm cơ địa (Atopic Eczema) là bệnh
lí viêm mạn tính và tái đi tái lại của da. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và thường khởi phát
ở trẻ em. Đặc điểm lâm sàng nổi bật của tình trạng này là da khơ, ngứa và những sang
thương dạng chàm với hình dạng và sự phân bố điển hình. Ngồi ra, tiền căn bản thân
hay gia đình mắc các bệnh lí liên quan dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm
xoang thường được ghi nhận [12], [15].
1.1.1 Dịch tễ học
VDCĐ là nguyên nhân thường gặp nhất trong số những bệnh lí da ở trẻ em, ảnh
hưởng đến khoảng 20-30% dân số trẻ em và 60% trẻ VDCĐ biểu hiện triệu chứng
trong năm đầu tiên và 90% sẽ biểu hiện triệu chứng trong 5 năm đầu đời. Đa số biểu
hiện mức độ nhẹ (2/3), và khoảng 1/3 biểu hiện triệu chứng trung bình đến nặng.
VDCĐ tác động đến nam và nữ với tỉ lệ tương đương [12], [15], [28].
VDCĐ bắt đầu xuất hiện trong cuộc sống đầu đời trong phần lớn các trường
hợp, nhưng cũng có thể bắt đầu muộn hơn trong thời kì niên thiếu hoặc thậm chí ở
tuổi trưởng thành. Trong nghiên cứu thuần tập của Cha mẹ và Trẻ em tại quận AvonAnh (ALSPAC) có 1509 trẻ em được chọn ngẫu nhiên đã được theo dõi từ sinh cho

đến khi 05 tuổi; 33% đã khởi phát VDCĐ trước đó 18 tháng tuổi và 18% khởi phát
sau tuổi này [69]. Hai nghiên cứu ở Singapore và Nigeria cho thấy 13,6 – 24,5%
người bệnh VDCĐ tại phòng khám da liễu khởi phát VDCĐ sau 21 tuổi [64], [88].
Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp cho thấy rằng các đặc điểm VDCĐ
khơng đồng nhất và thay đổi theo khu vực và độ tuổi.
Một số dữ liệu về xu hướng và tần suất mắc VDCĐ có giá trị nhất đến từ Nghiên
cứu Quốc tế về Bệnh hen suyễn và Dị ứng ở Trẻ em (ISAAC) với gần hai triệu trẻ
em từ 106 quốc gia, nghiên cứu cho thấy rằng VDCĐ ở trẻ 13 - 14 tuổi là phổ biến
đối với những quốc gia phát triển. Đối với những quốc gia đang phát triển, trẻ từ 06
- 07 tuổi có sự gia tăng các triệu chứng của VDCĐ bất kể thu nhập bình quân đầu
người của quốc gia [30]. Tuy nhiên, trong tiêu chí chẩn đoán VDCĐ của Vương

.


.

Quốc Anh, tiêu chí “khởi phát dưới 02 tuổi” là một trong những hạng mục nhỏ; điều
đó làm tăng tính cụ thể của chẩn đoán VDCĐ. VDCĐ được biết thường phát triển
trong giai đoạn đầu của cuộc đời. Khoảng 50% bệnh nhân phát triển VDCĐ trước 02
năm tuổi, và phần lớn bệnh nhân phát triển VDCĐ trước 05 tuổi. Gần đây, số người
bệnh VDCĐ khởi phát muộn có tăng lên trên toàn thế giới, cho thấy rằng mục khởi
đầu theo 02 tuổi có thể khơng hữu ích để phát hiện VDCĐ ở một số nhóm người bệnh
khởi phát muộn. Trong nghiên cứu của Saeki và cộng sự, tần suất khởi phát dưới 02
tuổi là 47,8%, thấp hơn nhiều so với các lứa tuổi trẻ từ 5 tuổi trở lên (66,1–80,7%)
[73], [80].
Nhiều cuộc điều tra đã phân tích nhân khẩu học và các liên kết địa lý với VDCĐ.
Một nghiên cứu được xuất bản trong 2011 bởi Shaw và cộng sự sử dụng Khảo sát
Quốc gia về Trẻ em Dữ liệu y tế báo cáo tỉ lệ mắc bệnh gia tăng ở các cá nhân thuộc
chủng tộc người Mỹ gốc Phi. Ngồi ra, trình độ văn hóa cao (lớn hơn trung học) được

xem là có liên kết với tỉ lệ VDCĐ cao hơn. Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính
phổ biến nhất ở trẻ em, ảnh hưởng đến khoảng 12,5% trẻ em ở Hoa Kỳ. Các khu vực
có tỉ lệ lưu hành bệnh cao nhất ở Hoa Kỳ bao gồm nhiều tiểu bang đông bắc cũng
như Idaho, Nevada, và Utah. Tần suất VDCĐ được ghi nhận tăng lên đáng kể (10%
- 30%) trong vòng 50 năm qua ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật
Bản. Ngoài ra, VDCĐ cũng đang ngày chiếm tỉ lệ lớn ở những nước đang phát triển,
tỉ lệ VDCĐ ở trẻ em phổ biến tăng gần 30% tổng dân số. Tuy nhiên, nguyên nhân của
sự gia tăng tỉ lệ VDCĐ ở trẻ em vẫn chưa được biết rõ [87]. Các nghiên cứu quy mô
lớn chỉ ra nhiều yếu tố di truyền và mơi trường là những yếu tố đóng góp tiềm năng
làm tăng nguy cơ VDCĐ [12], [20], [82].
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu tại các thành phố lớn cho thấy tỉ lệ VDCĐ
khoảng 17,4 %- 26,6% ở trẻ nhũ nhi và 14,2% -16% ở trẻ dưới 05 tuổi [3], [4].
1.1.2 Sinh bệnh học
Viêm da cơ địa được chứng minh do nhiều yếu tố kết hợp gây ra, gồm rối loạn
hàng rào thượng bì, rối loạn điều hịa miễn dịch và các yếu tố tác động từ môi trường.
Tuy nhiên, cơ chế sinh bệnh và nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa hoàn toàn được biết

.


.

rõ. Những nghiên cứu đột phá gần đây cho thấy có 46 gen liên quan đến VDCĐ, trong
đó, khiếm khuyết gen mã hóa filaggrin gây ra những sang thương trên hàng rào biểu
mô, dẫn đến triệu chứng ngứa và mất tính thẩm mỹ của da. Ở những trẻ khiếm khuyết
lớp ngoại bì, rối loạn chuyển hóa lipid với giảm ceramide ở lớp góc biểu bì và tăng
axit gama-linolenic và arachidic trong huyết thanh. Những thay đổi này dẫn đến mất
nước qua da, khiến da khô quá mức và nhạy cảm với những tác nhân từ môi trường.
Các yếu tố từ mơi trường như sang chấn cơ học, dị ngun, hóa chất, vi khuẩn
cũng góp phần rất rõ gây VDCĐ. Chúng kích hoạt đáp ứng miễn dịch bẩm sinh của

da, dẫn đến tăng biểu hiện các cytokine gây viêm như Interleukin (IL)-25 và IL-33.
Những cytokine này kích thích tế bào lympho bẩm sinh nhóm 2 để kích hoạt lympho
T giúp đỡ 2 (Th2). Hoạt tính Th2 tăng xúc tiến phản ứng viêm qua trung gian cytokin
và sự sản xuất tế bào bạch cầu ái toan và Immunoglobulin E (IgE), đồng thời ức chế
protein hàng rào biểu mô và các peptide kháng khuẩn IL-4, IL-5, và IL-13. Đáp ứng
của Th2 cũng góp phần gây triệu chứng ngứa qua việc kích hoạt sản xuất IL-31 cùng
với histamin, tryptase và neuropeptide. Ngoài ra, chức năng bảo vệ của da cũng bị
tổn thương đáng kể do giảm biểu hiện chức năng giữ nước của các protein và lipid.Tất
cả những yếu tố trên góp phần gây ra triệu chứng cấp và mạn của VDCĐ [12], [15].

Hình 1. 1 Tóm tắt tác động của những tác nhân gây bệnh lên hàng rào bảo vệ
da trong viêm da cơ địa [68]

.


.

Hình 1. 2 Tóm tắt cơ chế bệnh sinh trong viêm da cơ địa cấp và mạn tính [68]
1.1.3 Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng nổi bật của VDCĐ là da khô, ngứa, và những sang thương
dạng chàm với hình dạng và sự phân bố điển hình theo tuổi. Về mặt hình thái, sang
thương có dạng hồng ban, sừng hóa, có vảy cứng, xuất tiết và tróc da. Sang thương
có thể từ nhẹ và khu trú đến lan rộng và nặng. Da của VDCĐ được một số người gọi
là da nhạy cảm, với ngưỡng kích ứng và ngứa thấp hơn. Ngứa là triệu chứng khó chịu
nhất đối với trẻ em và người chăm sóc, ngứa thường làm giảm chất lượng cuộc sống
một cách đáng kể. Kết quả của chu kỳ “ngứa-gãi” là căn nguyên chính của bệnh
VDCĐ dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng thứ cấp và chất lượng giấc ngủ kém.
Ngứa có thể trở nên trầm trọng hơn bởi các yếu tố như da khô, quần áo thơ (ví dụ:
len), mơi trường và chất kích thích (nhiệt độ quá cao, xà phòng hoặc chất tẩy rửa) và

chất gây dị ứng.
Theo lứa tuổi, VDCĐ được chia thành 3 giai đoạn: VDCĐ ở lứa tuổi nhũ nhi
(dưới 01 tuổi), lứa tuổi trẻ em (trước dậy thì) và lứa tuổi trưởng thành (sau dậy thì).
VDCĐ nhũ nhi thường biểu hiện sang thương da điển hình ở má, trán và da đầu. Sang
thương có thể lan ra thân mình và mặt duỗi của chi. Các nếp gấp khuỷu tay và kheo
chân cũng thường bị ảnh hưởng. Ngồi ra, cũng có thể gặp sang thương ở các vùng

.


.

da quanh miệng, cổ, cổ tay và mắt cá. Những sang thương này có thể thay đổi sắc tố
và thường hồi phục mà không để lại sẹo. VDCĐ ở trẻ em thường là viêm da cấp và
mạn tính. Sang thương VDCĐ thường biểu hiện ở mặt, quanh mắt, miệng và mặt lưng
bàn chân, bàn tay, cổ tay, cổ chân và vùng lưng trên. Từ tuổi dậy thì trở đi, các triệu
chứng chính của VDCĐ thường xuất hiện bao gồm mặt (quanh hốc mắt và quanh
vùng miệng), bàn chân, bàn tay và lưng trên.

Hình 1. 3 Hình ảnh và vị trí sang thương viêm da cơ địa phổ biến ở trẻ nhũ nhi
(nguồn: người bệnh Lê Minh K., Bệnh viện Quốc tế Mỹ)
Một vấn đề khác là tình trạng da liên quan đến VDCĐ bao gồm dày sừng nang
lông, da vảy cá và vảy phấn trắng alba. Dày sừng nang lông được đặc trưng bởi sự
tăng sừng nang lông của bề mặt kéo dài của cánh tay và chân trên và mặt. Những sẩn
dày sừng có cảm giác thơ ráp này có liên quan nhiều đến mắc bệnh da vảy cá, một
chứng rối loạn nhiễm sắc thể thường được xác định bởi bệnh xơ hóa tổng quát và
tăng sừng. Bệnh vảy phấn trắng abla là một tình trạng đồng thời phổ biến, thường
xuất hiện với giảm sắc tố da mặt. Phổ biến hơn ở những bệnh nhân VDCĐ, nó được
cho là do có sự tăng sừng của lớp biểu bì, làm giảm sự xâm nhập của tia cực tím. Vảy


.


.

phấn trắng Abla và giảm sắc tố sau viêm có thể chồng chéo lên nhau, mặc dù bệnh
vảy phấn trắng Abla có thể được nhìn thấy ở những người khơng có VDCĐ cơ bản.
Cha mẹ có thể yên tâm rằng các mảng giảm sắc tố này dần dần được cải thiện với
thời gian và bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.
1.1.4 Chẩn đoán
Chẩn đoán VDCĐ chủ yếu dựa trên lâm sàng, dựa trên một loạt các đặc điểm
cơ bản, quan trọng và liên quan. Có rất nhiều cơng cụ và tiêu chuẩn chẩn đoán VDCĐ,
từ thang điểm chi tiết đến tổng hợp các tiêu chuẩn chính, phụ. Các đặc điểm cơ bản
trong chẩn đoán VDCĐ bao gồm ngứa, sang thương dạng hồng ban, sừng hóa, có
vảy, thường tái phát và phân bố cụ thể theo tuổi. Các mối liên quan thuyết phục khác
bao gồm tiền sử cá nhân hoặc gia đình về phản ứng dị ứng và IgE; tuy nhiên, những
điều này khơng cần thiết để chẩn đốn.
Theo tiêu chuẩn của Hiệp Hội Da Liễu Hoa Kỳ 2013, VDCĐ được chẩn đốn
khi thỏa các tiêu chuẩn sau:
Phải có đủ 2 triệu chứng [12], [79]:
1. Ngứa
2. Sang thương da dạng chàm:
A. Hình dạng điển hình và vị trí đặc trưng theo tuổi
a. Nhũ nhi/trẻ em: mặt, cổ, mặt duỗi
b. Bất kỳ tuổi nào: mặt gấp (đang có hoặc từng có)
c. Ít khi ở bẹn và nách
B. Mạn tính hoặc có những đợt tái phát
Về độ nặng, VDCĐ nhẹ khi sang thương khu trú, mức độ đỏ, dày sừng, ngứa ít,
khơng lở hay xuất tiết. VDCĐ trung bình khi bệnh kéo dài, tái phát thường xuyên,
ảnh hưởng chất lượng cuộc sống hoặc có bệnh đi kèm làm nặng hơn tình trạng bệnh.

VDCĐ nặng khi cần phải điều trị tích cực với nhiều phương pháp hoặc phải chuyển
điều trị chuyên khoa [12].
1.1.5 Chẩn đoán phân biệt
Một số chẩn đoán phân biệt với VDCĐ:

.


0.

 Ghẻ

 Viêm da tiếp xúc

 Vảy nến

 Bệnh da do nhạy cảm ánh sáng

 Vảy cá

 Bệnh da do suy giảm miễn dịch

 Viêm da tiết bã

 Hồng ban và các dạng khác

1.1.6 Điều trị
Điều trị cơ bản
Nền tảng để điều trị VDCĐ thành công là gồm thực hành tắm đúng và giữ ẩm
da đầy đủ. Tắm với nước ấm, thời gian tắm không quá 10 phút, thoa dưỡng ẩm sau

tắm để tránh mất nước. Sử dụng sữa tắm khơng chứa xà phịng hoặc chứa xà phịng
nhẹ để tránh kích thích và gây tổn thương hàng rào bảo vệ da. Thoa dưỡng ẩm ít nhất
2 lần mỗi ngày để tránh da khô.
Điều trị đợt cấp
Corticosteroid thoa là chọn lựa đầu tiên trong điều trị VDCĐ do tác dụng kháng
viêm hiệu quả. Có nhiều corticosteroid thoa, xếp theo hoạt tính của thuốc từ nhẹ nhất
(nhóm VII) đến mạnh nhất (nhóm I). Corticosteroid hoạt tính nhẹ và trung bình được
chỉ định đầu tiên cho điều trị đợt cấp, bùng phát của VDCĐ mức độ nhẹ đến trung
bình ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Mặt và các vùng cọ xát nên được điều trị với
corticosteroid hoạt tính thấp để tránh tác dụng bất lợi. Liên quan đến thời gian điều
trị, tiếp tục duy trì corticosteroid thoa 02 lần/ngày thêm 03 ngày hoặc 01 lần/ngày
trong 01 tuần sau khi sang thương đợt cấp đã lành. Nếu thất bại điều trị sau 02 tuần,
cần gửi bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa da liễu. Liều thuốc được tính theo tuổi và
diện tích sang thương theo nguyên tắc “định liều đầu ngón tay” [12], [43].
Trẻ em có tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể trên trọng lượng lớn hơn một cách tương
ứng. Do đó, trẻ em có mức độ hấp thụ cao hơn với cùng một lượng thuốc được áp
dụng. Nhưng trong các đợt bùng phát cấp tính, việc sử dụng corticosteroid thoa tại
chỗ có hiệu lực trung bình hoặc cao hơn có thể thích hợp để kiểm sốt nhanh các triệu
chứng [38], [89]. Tuy nhiên, để quản lý lâu dài, nên sử dụng corticosteroid nhẹ nhất
để giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ. Thận trọng khi điều trị các vị trí da mỏng (ví dụ
như mặt, cổ và các nếp gấp da khác), nơi có sự thâm nhập nhiều hơn và khả năng hấp

.


1.

thụ toàn thân cao hơn. Điều quan trọng là phải theo dõi số lượng thuốc được sử dụng
theo thời gian, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và độ an tồn.


Hình 1. 4 Lượng thuốc corticosteroid thoa cho trẻ em [47]
Nên tránh dùng corticosteroid toàn thân trong điều trị VDCĐ, ngay cả khi bệnh
nặng. Mặc dù corticosteroid toàn thân giúp cải thiện nhanh chóng các đợt bùng phát
VDCĐ, nhưng việc ngừng sử dụng thường dẫn đến phản ứng viêm tái diễn dẫn đến
một đợt bùng phát bệnh khác, thường nghiêm trọng hơn. Do nguy cơ tái phát và các
dụng phụ đáng kể do điều trị bằng corticosteroid toàn thân kéo dài, các thuốc này
hiếm khi có vai trị trong điều trị VDCĐ. Mặc dù corticosteroid tồn thân đơi khi
được cho là có tác dụng mạnh hơn, nhưng corticosteroid tại chỗ có thể đạt được nồng
độ cao hơn tại vị trí viêm trong các lớp bề mặt của da. Do đó, nên điều trị VDCĐ
bằng corticosteroid tại chỗ nếu có chỉ định, thay vì corticosteroid tồn thân để tránh
những tác dụng bất lợi [76], [89].
Ngoài corticosteroid thoa, chất ức chế calcineurin (pimecrolimus 0,1%,
tacrolimus 0,03%) và chất ức chế phosphodiesterase-4 (crisaborole 2%) thoa cũng
được xem xét như lựa chọn thay thế với trẻ trên 02 tuổi trong những trường hợp
VDCĐ trung bình đến nặng khơng đáp ứng hoặc có tác dụng phụ hay chống chỉ định
với corticosteroid thoa.

.


2.

Bảng 1. 1 Các loại corticosteroid thoa theo hoạt tính (từ mạnh đến nhẹ) [12]

Điều trị duy trì
Sau khi điều trị đợt cấp, điều trị duy trì tùy thuộc nhiều vào độ nặng và sự dai
dẳng của VDCĐ. Nguyên tắc cơ bản vẫn là chăm sóc da và tránh kích thích. Với
những trường hợp VDCĐ tái phát thường xun, có thể duy trì bằng corticosteroid
thoa hoạt tính nhẹ 1-2 lần/ngày (dùng trên mặt và vùng cọ xát được) hoặc


.


3.

corticosteroid thoa hoạt tính trung bình 1-2 lần/tuần trừ vùng mặt và vùng cọ xát;
hoặc có thể sử dụng chất ức chế calcineurin thoa 2-3 lần/tuần hoặc 1-2 lần/ngày để
điều trị duy trì với những trường hợp khó trị. Hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả của
corticosteroid thoa trong điều trị VDCĐ liên quan đến việc áp dụng 02 lần mỗi ngày.
Đây là thực hành lâm sàng phổ biến nhất và cũng là tần suất được khuyến cáo chung.
Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng bơi một số corticosteroid mạnh mỗi ngày 01
lần có thể có hiệu quả như bôi 02 lần/ngày [6].
Trước đây, corticosteroid thoa tại chỗ thường được ngưng ngay khi các triệu
chứng và dấu hiệu của VDCĐ cải thiện, sau đó chuyển sang sử dụng kem dưỡng ẩm
đơn thuần và chỉ lặp lại corticosteroid thoa khi tái phát sau đó. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, sử dụng corticosteroid duy trì đã được ủng hộ cho những người bệnh
bị tái phát thường xuyên, lặp đi lặp lại tại cùng một vị trí trên cơ thể [34], [76]. Điều
này đòi hỏi việc áp dụng corticosteroid thoa theo lịch trình 1-2 lần mỗi tuần tại những
vị trí tái phát. Đây là một phương pháp làm giảm tỉ lệ tái phát so với việc sử dụng
kem dưỡng ẩm đơn thuần.
1.1.7 Phịng bệnh
Tình trạng VDCĐ có liên quan yếu tố gia đình, vì vậy có thể khơng ngăn ngừa
được. Nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng hàng ngày dầu, kem
hoặc thuốc mỡ trên da của trẻ sơ sinh có nguy cơ có thể ngăn ngừa sự phát triển của
bệnh. Tuân thủ chặt chẽ việc chăm sóc da, làm mềm da đúng cách có thể kiểm soát
được triệu chứng và nhiễm trùng thứ phát. Chất dưỡng ẩm có vai trị quan trọng trong
phịng chống tái phát bệnh vì có tác dụng duy trì độ ẩm cho da, ngăn cản sự mất nước
qua da, phục hồi các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên. Với trẻ có nguy cơ mắc bệnh VDCĐ,
nên cho sử dụng chất dưỡng ẩm sớm ngay từ những giai đoạn đầu đời và tránh các
yếu tố nguy cơ [6].

Để giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát, trẻ nên tránh các tác nhân gây bệnh. Các
tác nhân phổ biến bao gồm chất gây kích ứng (chẳng hạn như len, xà phịng hoặc hóa
chất), chất gây dị ứng. Cố gắng giữ cho trẻ không gãi để tránh làm xước da. Điều có
thể gây ra các triệu chứng tồi tệ hơn và nhiễm trùng. Cắt hoặc dũa móng tay của trẻ

.


4.

để giữ móng tay ngắn để ngăn ngừa trẻ cào trầy xước da. Tắm nước ấm hoặc tắm vịi
sen, khơng tắm nước nóng, sau đó là sử dụng chất dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ. Cho trẻ
mặc quần áo mềm, tránh mặc quần áo bằng len hoặc vải thô khác. Cố gắng giữ cho
trẻ càng mát càng tốt. thời tiết nóng và đổ mồ hơi có thể khiến trẻ khó chịu hơn.
1.2 Mối liên quan giữa viêm da cơ địa với chế độ dinh dưỡng
1.2.1 Sữa mẹ và mối liên quan với viêm da cơ địa
1.2.1.1 Thành phần dinh dưỡng và tầm quan trọng của sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và phù hợp nhất cho sự phát triển của
trẻ nhỏ, đặc biệt trong 4-6 tháng đầu đời. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo trẻ nên
được ni bằng sữa mẹ hồn tồn trong 06 tháng đầu và tiếp tục duy trì sữa mẹ trong
02 năm hoặc hơn để trẻ có thể đạt được sự phát triển và sức khỏe tối ưu. Sữa mẹ mang
lại rất nhiều lợi ích cho trẻ và mẹ [13], [97].
Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ
Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin,
khoáng chất và các yếu tố vi lượng mà trẻ cần để phát triển khỏe mạnh, với lượng cần
thiết cho nhu cầu của từng độ tuổi của trẻ. Các thành phần của sữa mẹ phù hợp nhất
với nhu cầu của bé trong suốt quá trình phát triển. Những giọt sữa mẹ đầu tiên được
gọi là sữa non (4-5 ngày đầu sau khi sinh) có thành phần chứa ít chất béo nhưng lại
giàu protein để giúp bé phát triển một cách nhanh chóng. Sữa non đặc biệt chứa nhiều
kháng thể và các yếu tố bảo vệ khỏi các bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, vì thế mà nó cịn

được gọi là “Sữa miễn dịch”. Sữa chuyển tiếp (từ ngày thứ 05 đến khoảng 02 tuần
sau sinh) có thành phẩn dinh dưỡng dần trở nên giống sữa trưởng thành và số lượng
sữa tăng lên. Sữa trưởng thành (khoảng hai tuần sau khi sinh) có chứa khoảng một
nửa các protein có trong sữa non và chứa nhiều chất béo hơn sữa non [7].

.


5.

Bảng 1. 2 Bảng phân loại dinh dưỡng các loại sữa [9], [93]
Chất

Sữa mẹ

Sữa bị

Sữa dê

Sữa bột

Vitamin A

64

53

56

55 µg/100g


Vitamin D

0,03

0,03

0,03

0,06 µg/100g

Vitamin C

5,0

1,0

1,3

6,1 mg/100g

Vitamin E

0,3

0,7

0,7

0,3 µg/100g


Vitamin B1 (thiamin)

140

400

480

68 µg/100g

Vitamin B2 (riboflavin)

36

162

138

101 µg/100g

Axít pantothenic

200

300

300

304 µg/100g


Biotin

0,8

2,0

2,0

3,0 µg/100g

Axít nicơtinic (niaxin)

200

100

200

710 µg/100g

Axít folic

5,2

5,0

1,0

10 µg/100g


Vitamin B12

0,3

0,4

0,1

0,2 µg/100g

Vitamin B6

11

42

46

41 µg/100g

Protein

1,3

3,25

3,5

2,5 g/100g


7

4,5

4,2

6,5 g/100g

Carbohydrate

Tầm quan trọng của sữa mẹ
 Đối với trẻ thì sữa mẹ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như:
 Nhiễm trùng huyết

 Viêm tai giữa

 Tiêu chảy

 Nhiễm trùng sơ sinh muộn

 Nhiễm trùng đường hô hấp

 Tiểu đường tuyp 1 và 2

 Viêm ruột hoại tử

 Lymphoma, bệnh Hodgkins

 Nhiễm trùng tiểu


 Thừa cân, béo phì lúc nhỏ

 Đối với mẹ sẽ nhận được các lợi ích từ việc cho con bú như:
 Giảm xuất huyết hậu sản và co hồi tử cung nhanh
 Giảm mất máu qua kinh nguyệt và chậm có kinh lại
 Lấy lại cân nặng trước mang thai sớm hơn

.


×