Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Đánh giá kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán lẻ thuốc tại các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn huyện củ chi, thành phố hồ chí minh năm 2020 2021 và phân tích các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 166 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


VÕ THẢO NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP CỦA
NGƯỜI BÁN LẺ THUỐC TẠI CÁC NHÀ THUỐC TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 – 2021 VÀ
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




VÕ THẢO NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP CỦA
NGƯỜI BÁN LẺ THUỐC TẠI CÁC NHÀ THUỐC TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 – 2021 VÀ
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 8720212

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi và không trùng lặp với
bất kỳ nghiên cứu nào khác. Các số liệu và kết quả trong trong luận văn hồn tồn
trung thực và chính xác. Việc sử dụng số liệu trong luận văn này mà chưa được sự

cho phép của tác giả là vi phạm đạo đức nghiên cứu và xâm phạm bí mật thơng tin.

Tác giả luận văn

Võ Thảo Nguyên

.


.

ii

TÓM TẮT
Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tổ Chức Quản Lý Dược – Năm học 2019 – 2021
ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP CỦA
NGƯỜI BÁN LẺ THUỐC TẠI CÁC NHÀ THUỐC TƯ NHÂN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 – 2021 VÀ
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Võ Thảo Nguyên
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Mở đầu
Vai trò của người bán lẻ (NBL) thuốc ngày càng được đề cao với yêu cầu cao hơn về chuyên
môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp (KNTHNN) phục vụ cho mục tiêu sử dụng thuốc
hiệu quả, an toàn và hợp lý. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến KNTHNN của NBL thuốc
được thực hiện, nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ
Chí Minh (TP. HCM). Vì vậy nghiên cứu được thực hiện nhằm có cái nhìn tổng thể về KN
hành nghề và các yếu tố liên quan đến KNTHNN của NBL tại các nhà thuốc tư nhân (NTTN)
trên địa bàn huyện Củ Chi, TP. HCM với các mục tiêu nghiên cứu: (1) Khảo sát đặc điểm
nhà thuốc và NBL; (2) Khảo sát KNTHNN của NBL; (3) Phân tích các yếu tố liên quan đến

KNTHNN của NBL tại các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn huyện Củ Chi, TP. HCM.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm nhà thuốc, đặc điểm NBL,
- KNTHNN của NBL
- Các yếu tố liên quan đến KNTHNN của NBL tại các NTTN trên địa bàn huyện Củ
Chi, TP. HCM.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả quan sát trực tiếp NBL tại 279 nhà thuốc tư nhân trên địa bàn
huyện Củ Chi từ 11/2020 – 06/2021 dựa trên việc đóng vai KH với 2 kịch bản tình huống
(TH): TH1 – yêu cầu mua thuốc nhỏ mắt kê đơn Tobradex; TH2 – mua thuốc nêu triệu chứng
đau họng. KNTHNN được đánh giá thông qua tổng điểm mỗi kỹ năng dựa trên các tiêu chí
(Checklist) theo nguyên tắc GPP và Cẩm nang thực hành tốt nhà thuốc của Bộ y tế.
KNTHNN được phân thành 4 nhóm gồm: KN giao tiếp (GT), KN hỏi – khai thác thông tin
(KT), KN tư vấn – cung cấp thông tin (CC) và KN ra lẻ thuốc (RL).
Kết quả và bàn luận
Nghiên cứu khảo sát 317 NBL tại 242 NTTN với tỷ lệ nam: nữ 1:3,3; tuổi trung bình 33,58
± 6,80 tuổi; dược sĩ trung học (60,9%); 69,4% NBL chưa từng tham gia tập huấn KN bán lẻ
thuốc; 30,3% chưa từng tham gia đào tạo – cập nhật GPP. Về KNTHNN, mức điểm GT đạt
87,4% so với điểm tối đa (5 điểm). 3 KN còn lại của NBL khá thấp, ở cả 2 TH mức điểm
mỗi KN đạt dưới 50% so với điểm tối đa từng KN và cao hơn ở TH2 so với TH1; mức độ
đạt KNTHNN của NBL ở TH2 cao hơn so với TH1 (54,0% và 47,3%) so với tổng điểm tối
đa (34 điểm); phân loại KN của NBL thành 3 mức: yếu, trung bình và tốt với đa số NBL có
KNTHNN ở mức trung bình chiếm 65,9% (TH1) và 70,3% (TH2).Yếu tố liên quan đến
KNTHNN của NBL ở cả 2 TH gồm: tham gia tập huấn KN bán lẻ thuốc; tham gia đào tạo –
cập nhật GPP và mức độ u thích cơng việc.
Kết luận
Nhìn chung, trong 4 KN đánh giá, trừ KN GT có mức điểm GT đạt mức tỉ lệ cao, KNTHNN
của NBL tại các NTTN trên địa bàn huyện Củ Chi, TP. HCM còn khá thấp. NBL cần nghiêm
túc thực hiện các nguyên tắc GPP, tăng cường chủ động cập nhật kiến thức chuyên môn.


.


.

iii

ABSTRACT
Master thesis of Pharmaceutical Management Organization – Acedemic year 2019 – 2021
ASSESSMENT PROFESSIONAL PRACTICE SKILLS OF
COMMUNITY PHARMACIST AT PRIVATE PHARMACIES IN
CU CHI DISTRICT, HO CHI MINH CITY 2020 – 2021 AND
ANALYSIS THE RELATED FACTORS
Vo Thao Nguyen
Scientific instructor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi Thu Thuy
Introduction
The role of community pharmacist (CP) is increasingly being promoted with higher
requirements for professional practice skills (PPS) to serve the goal of using effective drug,
safe and reasonable. There have been many studies related to the PPS of CP, but no study
has been done in Cu Chi district, Ho Chi Minh city (HCMC). Therefore, this study was
carried out in order to have an overall view of the PPS and factors related to PPS of CP at
private pharmacies in Cu Chi district, HCMC with the following research objectives: (1)
Survey the characteristics of pharmacies and CP; (2) Survey on the PPS of CP; (3) Analysis
of factors related to the PPS of CP at private pharmacies in Cu Chi district, HCMC.
Meterials and methods
Research subjects
- Characteristics of pharmacies and CP
- PPS of CP
- Factors related to the PPS of CP at private pharmacies in Cu Chi district, HCMC.

Method
Descriptive cross-sectional study direct observation of CP at 279 private pharmacies in Cu
Chi district from Nov/2020 to Jun/2021 based on customer role playing with 2 scenarios
(TH): TH1 – required prescription eye drops Tobradex; TH2 – buy medicine for sore throat
symptoms. PPS are assessed through the total score of each skill based on the criteria
(Checklist) according to GPP principles and the Good Pharmacy Practice Manual of the
Ministry of Health. PPS are classified into 4 groups include: communication skill (GT),
questioning skill - information extraction (KT), consulting skill - provide information (CC)
and selling retail drugs (RL).
Results and discussion
The study surveyed 317 CP in 242 private pharmacies with the ratio of male: female is 1:3.3;
average age 33.58 ± 6.80 years old; intermediate pharmacist (60.9%); 69.4% had never
participated staff training; 30.3% never attended GPP training course. In PPS, the GT score
reached 87.4% compared to the maximum score (5 points). 3 remaining skills are relatively
low, in both 2 TH each scores below 50% compared with the maximum points in each skill
and TH2 higher than TH1; the level of total PPS of CP in TH2 is higher than that TH1
(54.0% and 47.3%) compared to the total maximum score (34 points); classification skills
of CP in 3 levels: weak, medium and good; majority of CP had PPS in medium accounting
for 65.9% (TH1) and 70.3% (TH2). The PPS related factors of CP in both 2 TH including
training drug retailling course; participate in GPP training – updating and job interesting.
Conclusion
In general, out of the 4 assessed skills, except for the communication skills with a high
percentage of scores, the PPS of CP at private pharmacies in Cu Chi district, HCMC is still
quite low. CP needs to seriously implement GPP principles, actively update professional
knowledge and legal documents.

.


.


iv

MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Tóm tắt

................................................................................................................ ii

Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... vi
Danh mục các bảng .................................................................................................. vii
Danh mục các hình .................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN.........................................................................................3
1.1. Tổng quan về chăm sóc sức khỏe và vai trị của người bán lẻ thuốc ...................3
1.2. Tổng quan về kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán lẻ tại nhà thuốc .15
1.3. Các nghiên cứu liên quan ...................................................................................22
1.4. Vài nét về địa bàn khảo sát ................................................................................31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................34
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................34
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................34
2.3. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................46
2.4. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................47
2.5. Thống kê và xử lý số liệu ...................................................................................47
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................47
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................48
3.1. Khảo sát đặc điểm nhà thuốc và người bán lẻ tại các nhà thuốc trên địa bàn huyện
Củ Chi, TP. HCM......................................................................................................49
3.2. Khảo sát kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán lẻ tại các nhà thuốc trên
địa bàn huyện Củ Chi, TP. HCM ..............................................................................54

3.3. Phân tích các yếu tố liên quan đến kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán
lẻ tại các nhà thuốc trên địa bàn huyện Củ Chi, TP. HCM .......................................66
Chương 4. BÀN LUẬN ..........................................................................................84
4.1. Khảo sát đặc điểm nhà thuốc và người bán lẻ tại các nhà thuốc trên địa bàn huyện
Củ Chi, TP. HCM......................................................................................................84

.


.

v

4.2. Khảo sát kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán lẻ tại các nhà thuốc trên
địa bàn huyện Củ Chi, TP. HCM ..............................................................................90
4.3. Phân tích các yếu tố liên quan đến kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán
lẻ tại các nhà thuốc trên địa bàn huyện Củ Chi, TP. HCM .....................................101
4.4. Ưu và nhược điểm của nghiên cứu ..................................................................107
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................109
5.1. Kết luận ............................................................................................................109
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
PHỤ LỤC ...................................................................................................................
Phụ lục 01 ..............................................................................................................PL-1
Phụ lục 02 ..............................................................................................................PL-2
Phụ lục 03 ..............................................................................................................PL-6
Phụ lục 04 ..............................................................................................................PL-8
Phụ lục 05 ............................................................................................................PL-21

.



.

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BYT

Bộ Y tế

DS
DSCĐ

Dược sĩ
Dược sĩ cộng đồng

ĐTB

Điểm trung bình

ĐLC

Độ lệch chuẩn


GPP

Good Pharmacy Practices

Thực hành cơ sở bán lẻ thuốc tốt

GTTB

Giá trị trung bình

KH

Khách hàng

KN

Kỹ năng

KNTHNN

Kỹ năng thực hành nghề nghiệp

NB

Người bệnh

NCD

Non Communicable Disease


Bệnh không lây nhiễm

NBL

Người bán lẻ

NVYT

Nhân viên y tế

SOP

Standard Operating Procedure

Quy trình thao tác chuẩn

TCSSK

Tự chăm sóc sức khỏe

TDKMM

Tác dụng khơng mong muốn

TH

Tình huống

TP. HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

UHC

Universal Health Coverage

WHO

World Health Organization

.

Chương trình bao phủ chăm sóc
sức khỏe tồn dân tại Việt Nam
Tổ chức Y tế thế giới


.

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Một số nghiên cứu liên quan đến kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người
bán lẻ tại Việt Nam ...................................................................................................25
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu đánh giá kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán
lẻ trên thế giới ...........................................................................................................29
Bảng 1.3. Số lượng nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên phạm vi TP. HCM và cả nước
...................................................................................................................................32
Bảng 1.4. Số lượng nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn huyện Củ Chi so với

TP. HCM ...................................................................................................................33
Bảng 2.1. Số lượng phân bổ các nhà thuốc tư nhân đạt chuẩn GPP trên địa bàn huyện
Củ Chi để tiến hành khảo sát người bán lẻ ...............................................................36
Bảng 2.2. Biến số nghiên cứu đặc điểm nhà thuốc...................................................38
Bảng 2.3. Biến số nghiên cứu đặc điểm của người bán lẻ ........................................39
Bảng 2.4. Biến số nghiên cứu tác phong khi làm việc của người bán lẻ ..................40
Bảng 2.5. Các biến nghiên cứu kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán lẻ ..41
Bảng 2.6. Các biến độc lập và phép kiểm thống kê..................................................45
Bảng 3.1. Đặc điểm nhà thuốc ..................................................................................49
Bảng 3.2. Đặc điểm của người bán lẻ .......................................................................50
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá kỹ năng hỏi – khai thác thông tin của người bán lẻ .....55
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá kỹ năng tư vấn – cung cấp thông tin của người bán lẻ 57
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá kỹ năng tư vấn – cung cấp thông tin – cho lời khuyên và
hành vi khuyến khích. ...............................................................................................59
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá kỹ năng ra lẻ thuốc của người bán lẻ ...........................60
Bảng 3.7. Tổng hợp điểm kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán lẻ ..........62
Bảng 3.8. Mức độ đạt điểm kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán lẻ .......64
Bảng 3.9. Phân loại mức kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán lẻ ở 2 tình
huống .........................................................................................................................66
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các yếu tố với kỹ năng thực hành nghề nghiệp của
người bán lẻ – Tình huống 1 .....................................................................................67

.


.

viii

Bảng 3.11. Mã hóa các biến độc lập đưa vào phương trình hồi quy – Tình huống 1

...................................................................................................................................69
Bảng 3.12. Ma trận tương quan giữa các biến – Tình huống 1 ................................70
Bảng 3.13. Kết quả mơ hình hồi quy Logistic nhị phân – Tình huống 1 .................71
Bảng 3.14. Kiểm định Omnibus mơ hình các hệ số .................................................72
Bảng 3.15. Tóm tắt mơ hình .....................................................................................72
Bảng 3.16. Bảng phân loại thực tế và dự đốn mơ hình – Tình huống 1 .................72
Bảng 3.17. Kết quả phân tích phương sai .................................................................73
Bảng 3.18. Kết quả đo lường đa cộng tuyến – Tình huống 1 ...................................73
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa các yếu tố với kỹ năng thực hành nghề nghiệp của
người bán lẻ – Tình huống 2 .....................................................................................75
Bảng 3.20. Mã hóa các biến độc lập đưa vào phương trình hồi quy – Tình huống 2
...................................................................................................................................78
Bảng 3.21. Ma trận tương quan giữa các biến – Tình huống 2 ................................79
Bảng 3.22. Kết quả mơ hình hồi quy Logistic nhị phân – Tình huống 2 .................80
Bảng 3.23. Kiểm định Omnibus mơ hình các hệ số .................................................81
Bảng 3.24. Tóm tắt mơ hình .....................................................................................81
Bảng 3.25. Bảng phân loại thực tế và dự đốn mơ hình – Tình huống 2 .................82
Bảng 3.26. Kết quả phân tích phương sai .................................................................82
Bảng 3.27. Kết quả đo lường đa cộng tuyến – Tình huống 2 ...................................83

.


.

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình tiến hành khảo sát thu thập thơng tin .......................................35
Hình 3.1. Sơ đồ thu thập mẫu nghiên cứu qua quá trình khảo sát............................48

Hình 3.2. Kết quả tác phong khi làm việc của người bán lẻ ....................................53
Hình 3.3. Thời gian người bán lẻ thực hiện 1 lượt giao dịch cho mỗi tình huống mua
thuốc ..........................................................................................................................53
Hình 3.4. Kết quả đánh giá kỹ năng giao tiếp của người bán lẻ ..............................54
Hình 3.5. Tổng điểm kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán lẻ..................63

.


.

1

MỞ ĐẦU
Báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO – World Health Organization) cho
thấy mật độ dược sĩ (DS) đại học phục vụ y tế năm 2013 là 0,21/1.000 dân [23]. Với
chỉ tiêu 2 DS trên 10.000 dân nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng,
số lượng cơ sở bán lẻ thuốc đã gia tăng nhanh chóng và đóng vai trị quan trọng trong
đảm bảo cung ứng thuốc, tư vấn sử dụng thuốc và hỗ trợ quá trình tự điều trị của
người bệnh (NB) trong cộng đồng. Tại các cơ sở bán lẻ thuốc, người bán lẻ (NBL) là
người trực tiếp thực hiện các hoạt động trên để thuốc đến tay NB [7].
Có thể nói NBL là nhân tố khơng thể thiếu trong góp phần vận hành hệ thống y tế để
đảm bảo sức khỏe cho người dân. Với nỗ lực dần dần cải thiện y tế nước nhà, năm
2018 Bộ y tế (BYT) đã ban hành thông tư quy định về “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ
thuốc” còn được gọi tắt là GPP (Good Pharmacy Practices) bao gồm các nguyên tắc
tiêu chuẩn cơ bản của DS và nhân sự dược về chuyên môn và đạo đức trong thực
hành nghề nghiệp tại nhà thuốc để đảm bảo phân phối thuốc chất lượng, hiệu quả và
an toàn đến tay người sử dụng [7]. Để thực hiện tốt vai trị của mình, NBL cần đảm
bảo kiến thức chuyên môn và thường xuyên trau dồi những kỹ năng thực hành nghề
nghiệp (KNTHNN) phục vụ cho mục tiêu sử dụng thuốc chất lượng, hiệu quả, an toàn

và hợp lý của người dân.
Có thể thấy nghiên cứu đánh giá KNTHNN của NBL tại các cơ sở bán lẻ thuốc
cũng như các yếu tố liên quan đến KNTHNN là rất quan trọng, nhằm phát hiện những
bất cập trong quá trình cung ứng thuốc phục vụ cộng đồng của NBL cũng như đề xuất
những biện pháp cải thiện. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề
này được thực hiện và ghi nhận KNTHNN khác nhau tùy thuộc vào quốc gia nhưng
nhìn chung KNTHNN ở các quốc gia phát triển tốt hơn các quốc gia đang phát triển
[34], [43], [61]. Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu tiến hành tại một số tỉnh thành
(thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hải Dương…) [13], [16], [21]. Tuy nhiên các
nghiên cứu chỉ đánh giá KNTHNN của NBL tại địa điểm nghiên cứu và vì vậy kết
quả chỉ phản ánh thực trạng tại một địa bàn riêng lẻ. Cho đến hiện tại chưa có nghiên
cứu nào được thực hiện tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), một

.


.

2

trong những địa bàn có số lượng cơ sở bán lẻ thuốc gia tăng đáng kể. Vì vậy nghiên
cứu “Đánh giá kỹ năng thực hành nghề nhiệp của người bán lẻ tại các nhà thuốc
tư nhân trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 – 2021 và
phân tích các yếu tố liên quan” được thực hiện nhằm cung cấp bức tranh tổng thể
về KN hành nghề cũng như các yếu tố liên quan đến KNTHNN của NBL tại huyện
Củ Chi, TP. HCM. Từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao KNTHNN của
NBL. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau đây:
Mục tiêu chung:
Đánh giá kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán lẻ tại các nhà thuốc
tư nhân trên địa bàn huyện Củ Chi, TP. HCM năm 2020 – 2021 và phân tích các yếu

tố liên quan.
Mục tiêu cụ thể:
1.

Khảo sát đặc điểm nhà thuốc và người bán lẻ tại các nhà thuốc tư nhân

trên địa bàn huyện Củ Chi, TP. HCM.
2.

Khảo sát kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán lẻ tại các nhà

thuốc tư nhân trên địa bàn huyện Củ Chi, TP. HCM.
3.

Phân tích các yếu tố liên quan đến kỹ năng thực hành nghề nghiệp người

bán lẻ tại các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn huyện Củ Chi, TP. HCM.

.


.

3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chăm sóc sức khỏe và vai trò của người bán lẻ thuốc
Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, q trình già hóa dân số ở Việt Nam
đang diễn ra rất nhanh. Dân số già đi cũng đồng nghĩa với việc chi tiêu cho chăm sóc
sức khỏe nhiều hơn. Ở Việt Nam, cũng như nhiều nước đang phát triển, nhà thuốc

thường là nơi đầu tiên mọi người tìm đến khi gặp các vấn đề về sức khỏe chung. Đôi
khi cũng là nguồn thông tin chăm sóc sức khỏe duy nhất mà NB có thể tìm xin lời
khuyên cho tình trạng bệnh. Năm 2011, với hơn 40.000 nhà thuốc trên tồn quốc
(trong đó nhà thuốc tư nhân có số lượng gần 12.000), con số này đã tăng lên 54.250
vào năm 2015, có thể thấy nhà thuốc là nơi dễ tiếp cận với những vùng dù xa xôi nhất
trên đất nước [52], [66]. Tuy nhiên, phần lớn trong số này các cơ sở thuộc sở hữu tư
nhân và không được kết hợp chặt chẽ vào hệ thống y tế cơng cộng quốc gia. Chính vì
điều đó mà vai trị của người NBL cũng như u cầu về chuyên môn và năng lực của
họ ngày càng nhiều thách thức hơn khi phải hoạt động độc lập tại cộng đồng và đưa
ra các quyết định về tư vấn, chăm sóc cho NB.
1.1.1. Người bán lẻ
1.1.1.1. Khái niệm về người bán lẻ
Tại Việt Nam, theo quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, NBL thuốc
được định nghĩa: là người phụ trách chuyên môn về dược và nhân viên làm việc tại
cơ sở bán lẻ thuốc có bằng cấp chun mơn được đào tạo về dược phù hợp với loại
hình và phạm vi hoạt động của cơ sở [7]. Tuy nhiên trên thế giới, NBL còn được gọi
là dược sĩ cộng đồng (DSCĐ) là một khái niệm khá mới mẻ nhưng danh từ này đã
được WHO xác định từ rất lâu cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. DSCĐ là các
chuyên gia y tế dễ tiếp cận nhất với công chúng, là người cung cấp thuốc theo toa,
hoặc bán thuốc khơng kê đơn. Ngồi việc đảm bảo cung cấp chính xác các sản phẩm
phù hợp, DSCĐ cịn đảm trách các hoạt động chun mơn bao gồm: tư vấn cho NB
tại thời điểm phân phối thuốc kê đơn và không kê đơn, thông tin thuốc cho các nhân
viên y tế (NVYT), NB và cộng đồng nói chung. Bên cạnh đó cịn tham gia vào các

.


.

4


chương trình tăng cường sức khỏe. DSCĐ duy trì liên kết với các NVYT khác trong
chăm sóc sức khỏe ban đầu [70].
1.1.1.2. Tiêu chuẩn của dược sĩ cộng đồng
Để trở thành một người DS, kiến thức và KNTHNN của DS cần được thay đổi
và phát triển liên tục để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Do đó
năm 2019, Bộ Y tế đã phê duyệt bộ “Chuẩn năng lực cơ bản của Dược sĩ Việt Nam”
gồm các tiêu chuẩn và tiêu chí năng lực người DS mà đặc biệt là NBL cần có khi thực
hiện hoạt động hành nghề Dược tại Việt Nam như sau [8]:
Về lĩnh vực hành nghề chuyên nghiệp và có đạo đức
Tiêu chuẩn 1: Hành nghề theo quy định của pháp luật
-

Có kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam, luật Dược và các văn bản
qui phạm pháp luật khác liên quan đến hành nghề dược.

-

Tuân thủ pháp luật Việt Nam, luật Dược và các văn bản qui phạm pháp luật khác
liên quan đến hành nghề dược, các quy tắc ứng xử của cán bộ y tế.

-

Hành nghề trong phạm vi chuyên môn được phép, tuân thủ các qui định nghề
nghiệp, phù hợp với điều kiện sức khỏe.

Tiêu chuẩn 2: Hành nghề theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp
-

Luôn đặt sự an tồn, lợi ích của NB lên trên hết. Tôn trọng, bảo vệ quyền của NB

và khách hàng (KH).

-

Tuân thủ các quy tắc đạo đức trong hành nghề và nghiên cứu y sinh dược học.
Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong khi hành nghề.

-

Hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước; trung thực, đồn kết, tơn trọng, hợp tác
với đồng nghiệp.

-

Thực hiện trách nhiệm xã hội một cách chuyên nghiệp.

Tiêu chuẩn 3: Hành nghề phù hợp với hồn cảnh và điều kiện thực tế
-

Nhận biết, tơn trọng các điều kiện kinh tế, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tơn
giáo, văn hóa của địa phương nơi hành nghề.

-

Thích ứng với các hoàn cảnh và điều kiện thực tế để thực hiện các hoạt động
chuyên môn độc lập hoặc phối hợp.

.



.

5

-

Tiếp cận NB, KH và cộng đồng một cách khoa học, trách nhiệm, thấu hiểu và
đồng cảm.

-

Hành nghề dựa trên nguyên tắc công bằng, không phân biệt các thành phần xã
hội.

-

Coi trọng việc kết hợp kiến thức y dược học hiện đại với y dược học cổ truyền.
Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc, báo vệ sức khoẻ cộng
đồng. Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng.

Tiêu chuẩn 4: Học tập suốt đời
-

Ý thức được tầm quan trọng của việc học tập suốt đời; Thường xuyên học tập,
nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để đáp
ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp và phục vụ nhu cầu xã hội.

-

Chủ động thu thập, đánh giá và sử dụng các nguồn thông tin phản hồi về công

việc của bản thân một cách hệ thống, thường xuyên, có cơ sở khoa học để xác
định nhu cầu học tập, phát triển chuyên môn phù hợp.

-

Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong học tập, nghiên cứu và
phát triển nghề nghiệp.

Về lĩnh vực năng lực giao tiếp - cộng tác
Tiêu chuẩn 1: Giao tiếp hiệu quả
-

Có kiến thức và áp dụng hiệu quả các nguyên tắc của giao tiếp với NB, người
chăm sóc, KH, đồng nghiệp và cộng đồng.

-

Lựa chọn được phương thức phù hợp, hiệu quả khi giao tiếp với NB, người chăm
sóc, KH khác nhau về tuổi, giới, tơn giáo, văn hố - xã hội, ngôn ngữ và các đối
tượng gặp trở ngại trong giao tiếp.

-

Nhận biết, phân tích và hành động để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc vấn đề
tiềm tàng; Quản lý và giải quyết được xung đột.

-

Vận dụng KN giao tiếp nhằm đạt được kết quả mong muốn với NB, người chăm
sóc, KH và đồng nghiệp.


Tiêu chuẩn 2: Xây dựng được mối quan hệ thân thiện, hợp tác, tin tưởng với NB,
người chăm sóc, KH, đồng nghiệp và cộng đồng

.


.

6

-

Lắng nghe, chia sẻ thông tin cần thiết, phù hợp và hiệu quả với NB, người chăm
sóc, KH, đồng nghiệp và cộng đồng.

-

Thấu cảm, thương lượng và giải quyết những băn khoăn, lo lắng của NB, người
chăm sóc, KH, đồng nghiệp và cộng đồng.

-

Hướng dẫn, khuyến khích và thảo luận với NB, người chăm sóc, KH, đồng nghiệp
và cộng đồng trong việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề về sức khoẻ trên
cơ sở thỏa thuận đồng ý.

Tiêu chuẩn 3: Cộng tác có hiệu quả với đồng nghiệp và đối tác
-


Cộng tác với đồng nghiệp và đối tác dựa trên các nguyên tắc chân thành, tôn
trọng, quan tâm, chia sẻ, đàm phán và thương lượng.

-

Hiểu được vai trò, trách nhiệm và chuyên môn của người DS và các thành viên
khác trong làm việc nhóm. Tơn trọng ý kiến đóng góp của các thành viên khác.

-

Thúc đẩy làm việc nhóm hiệu quả. Thể hiện và duy trì được vai trị chủ chốt trong
làm việc nhóm để giải quyết các vấn đề liên quan đến thuốc.

Về lĩnh vực tổ chức và quản lý
Tiêu chuẩn 1: KN lập kế hoạch
-

Tham gia thu thập thông tin, xác định vấn đề, mục tiêu và lập kế hoạch cho cơng
việc được phân cơng.

-

Có khả năng tham gia vào một số qui trình lập kế hoạch chung của đơn vị.

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức làm việc hiệu quả
-

Mô tả các nguyên tắc tổ chức và có khả năng xác định các vấn đề về nhân lực
theo vị trí cơng tác tại nơi làm việc.


-

Mơ tả vai trò của cá nhân trong cơ cấu tổ chức. Thực hiện và góp phần cải tiến,
hồn thiện các thủ tục, quy trình tại nơi làm việc.

-

Thực hiện sắp xếp thứ tự ưu tiên trong cơng việc, theo quy trình và đảm bảo đúng
tiến độ công việc theo kế hoạch đề ra.

-

Thực hiện ứng xử, làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp với các nhà quản lý cấp
trên và NBL cấp dưới (nếu có).

.


.

7

-

Độc lập, tự chủ trong cơng việc, có ảnh hưởng tích cực tới đồng nghiệp. Nhận
thức và chịu trách nhiệm cá nhân tại nơi làm việc.

Tiêu chuẩn 3: Thông tin và ra quyết định
-


Có khả năng thu nhận, xử lý thông tin và ra quyết định phù hợp.

-

Truyền đạt thông tin chính xác, đầy đủ và thuyết phục người khác ở nơi làm việc.

Tiêu chuẩn 4: KN giám sát và đánh giá
-

Có KN tự đánh giá, giám sát cơng việc của bản thân, tự học hỏi để hoàn thiện và
phát triển.

-

Có khả năng phát hiện một số vấn đề tồn tại trong công việc, đưa ra được ý kiến
đề xuất để khắc phục.

Về lĩnh vực cung ứng thuốc
Tiêu chuẩn 1: Thực hiện được lựa chọn thuốc
-

Có kiến thức về các nguyên tắc xác định nhu cầu và lựa chọn thuốc.

-

Thực hiện lựa chọn thuốc phù hợp với nhu cầu.

Tiêu chuẩn 2: Thực hiện được mua sắm thuốc hợp lý và phù hợp với các quy định
-


Có kiến thức về các nguyên tắc mua sắm thuốc.

-

Thực hiện các quy trình, thủ tục trong mua sắm thuốc theo chính sách y tế, chính
sách bảo hiểm và các quy định liên quan.

-

Xây dựng kế hoạch dự phòng trong trường hợp thiếu thuốc.

Tiêu chuẩn 3: Thực hiện phân phối, cấp phát và tồn trữ thuốc
-

Có kiến thức về hệ thống phân phối thuốc; các nguyên tắc, quy định trong phân
phối, cấp phát và tồn trữ thuốc.

-

Cấp phát đúng thuốc, đúng NB, đúng liều, đúng đường dùng và đúng thời gian.

-

Xác định và có giải pháp giảm thiểu các nguy cơ sai sót có thể gặp phải trong
phân phối, cấp phát và tồn trữ thuốc.

-

Quản lý tồn trữ thuốc hiệu quả.


-

Đảm bảo hệ thống lưu trữ thông tin, minh chứng phù hợp trong phân phối, cấp
phát và tồn trữ thuốc.

-

Lập kế hoạch và triển khai được hoạt động thu hồi, tiêu hủy thuốc theo quy định.

.


.

8

Tiêu chuẩn 4: Thực hiện quản lý sử dụng thuốc
-

Vận dụng được các qui định về cung ứng trong quản lý sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn, hiệu quả và kinh tế.

-

Vận dụng được một số phương pháp phân tích danh mục thuốc sử dụng tại cơ sở
y tế trong quản lý cung ứng thuốc.

Về lĩnh vực sử dụng thuốc hợp lý
Tiêu chuẩn 1: Tham gia xây dựng kế hoạch điều trị cho người bệnh
-


Có khả năng khai thác được các thông tin phù hợp liên quan đến bệnh và thuốc
của NB để làm cơ sở xây dựng kế hoạch điều trị.

-

Phân loại NB và lập kế hoạch điều trị bằng các thuốc không kê đơn trong trường
hợp bệnh lý/triệu chứng thông thường.

-

Đánh giá được đơn thuốc điều trị ngoại trú của NB và tư vấn, trao đổi được với
người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc khơng hợp lý.

-

Tham gia được vào nhóm đa ngành (bác sỹ, điều dưỡng, DS) để lập kế hoạch
điều trị bằng thuốc phù hợp với NB.

Tiêu chuẩn 2: Triển khai kế hoạch điều trị cho người bệnh
-

Tư vấn được các thuốc không kê đơn và chế độ dùng thuốc phù hợp cho từng NB
trong trường hợp bệnh lý/triệu chứng thông thường đảm bảo an toàn, hiệu quả và
kinh tế.

-

Tư vấn được cho NB cách dùng thuốc và các biện pháp tự theo dõi trong trường
hợp điều trị ngoại trú. Đảm bảo NB hiểu về việc sử dụng thuốc và biết cách xử

trí khi gặp phải các vấn đề trong quá trình dùng thuốc.

-

Phối hợp được với bác sĩ để lựa chọn thuốc và chế độ dùng thuốc phù hợp với
từng NB nội trú theo kế hoạch điều trị.

-

Hướng dẫn cách dùng thuốc đảm bảo hiệu quả, an toàn cho NVYT, NB và hướng
dẫn cách theo dõi dùng thuốc.

Tiêu chuẩn 3: Theo dõi, giám sát việc sử dụng thuốc trên người bệnh
-

Theo dõi dùng thuốc dựa trên kế hoạch điều trị và diễn biến lâm sàng của NB, tư
vấn điều chỉnh kế hoạch điều trị cho NB nếu cần.

.


.

9

-

Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc hoặc tuân thủ điều trị phát sinh trong
quá trình sử dụng thuốc của NB, đề xuất được biện pháp can thiệp phù hợp.


-

Phát hiện, tham gia xử trí và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc và sai sót
trong sử dụng thuốc trên NB.

-

Tham gia vào các quy trình cảnh báo và giám sát sử dụng các thuốc có khoảng
điều trị hẹp, thuốc nguy cơ cao.

Tiêu chuẩn 4: Tham gia các hoạt động thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý tại cơ sở y tế
-

Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện các danh mục thuốc và quy trình, hướng
dẫn chun mơn liên quan đến sử dụng thuốc.

-

Triển khai quy trình thơng tin thuốc tại cơ sở y tế.

-

Triển khai quy trình cảnh giác dược tại cơ sở y tế.

-

Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động đào tạo tập huấn liên quan
đến sử dụng thuốc hợp lý [8].

1.1.1.3. Vai trò của dược sĩ cộng đồng tại nhà thuốc

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng hồn thiện hệ thống y tế, vai trị của DS nói
chung và NBL nói riêng cũng cần được nâng cao. NBL khơng chỉ đảm bảo cấp phát
thuốc chính xác, bán hàng có trách nhiệm mà cịn phải có vai trị quan trọng trong
việc nhận biết các triệu chứng, đưa ra các lời khuyên đối với việc tự điều trị của NB
liên quan đến thuốc không kê đơn, KN liên quan đến nhiều bệnh nhẹ và cách thức
điều trị [27]. Trong những năm gần đây, thực hành cơ sở bán lẻ thuốc tốt không chỉ
là việc cung cấp thuốc cho người dân đơn thuần mà còn tập trung vào dịch vụ cung
cấp thuốc đạt chất lượng, chăm sóc sức khỏe NB và phòng ngừa, tự điều trị các bệnh
đơn giản thường gặp trong cộng đồng. Theo đó, vai trị của người NBL và NBL tại
các nhà thuốc đã phát triển từ người pha chế, cung cấp các sản phẩm dược phẩm trở
thành người cung cấp thông tin và cung cấp dịch vụ chăm sóc NB như đưa ra lời
khuyên và khuyến cáo phù hợp. Nhiệm vụ mới của người NBL là đảm bảo người dân
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiện lợi hiệu quả nhất. Do đó, DS đóng góp một phần
không nhỏ đến kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người dân [39].

.


.

10

Ngày nay KH hay NB ngày càng tiếp cận dễ dàng hơn với thơng tin vì vậy có
những nhận định riêng về nguyên nhân gây bệnh và cách thức điều trị [27]. Vì vậy
NBL ngồi KN và kiến thức về dược phẩm và bệnh lý cần thêm các KN mềm khác
nhằm giúp KH cảm thấy yên tâm diễn đạt những quan điểm của họ, có trách nhiệm
đối với các vấn đề tự sử dụng thuốc và phải tham khảo những đơn thuốc mà NB đã
sử dụng khi cần thiết. Bên cạnh đó, DS phải là người hướng dẫn, giám sát, luôn coi
trọng NB và phối hợp với những người làm việc trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng
[38].

Để trở thành thành viên nhóm chăm sóc sức khỏe trong hệ thống y tế một cách
hiệu quả, NBL cần các KN và thái độ cho phép họ có vai trị và đảm nhận nhiệm vụ
với nhiều chức năng khác nhau. Năm 2014, WHO đã giới thiệu khái niệm về “Dược
sĩ bảy sao” (Seven stars pharmacists) bao gồm các vai trò cung cấp các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe, ra quyết định, giao tiếp, quản lý, học tập suốt đời, đào tạo, lãnh đạo chi
tiết như sau [65]:
1. Người cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng nhằm tối ưu hoá kết
quả điều trị của bệnh nhân, đồng thời biết phối hợp với các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ và chuyên gia y tế khác.
2. Người ra quyết định khi nền tảng công việc của DS luôn xoay quanh các quyết
định chính xác cần được đưa ra hoặc thực hiện liên quan đến sử dụng thuốc thích hợp,
hiệu quả, an tồn và tiết kiệm chi phí nguồn lực (ví dụ: nhân sự, thuốc men, hóa chất,
thiết bị, thủ tục và thực hành). DS cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc thiết
lập chính sách thuốc ở cả cấp địa phương và quốc gia, do đó cần có khả năng đánh
giá, tổng hợp dữ liệu thông tin và đưa ra quyết định một cách chính xác nhất phù hợp
nhất cho quá trình hành động.
3. Người giao tiếp, truyền đạt, kết nối vì đóng vai trị là liên kết giữa bác sĩ và NB,
và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác nên cần có kiến thức đầy đủ, ln cập nhật
về thuốc và thơng tin sức khỏe. Bên cạnh đó cũng cần tự tin trong giao tiếp vì KN
giao tiếp sẽ mang lại hiệu quả trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng cách
xác định đúng vấn đề của NB nhờ thu thập thơng tin chính xác và toàn diện và qua

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

11

đó u cầu, cung cấp thuốc cùng lời khuyên hữu ích đảm bảo chất lượng sức khỏe

của cộng đồng. KN giao tiếp như một cầu nối tin cậy cho phép DS thiết lập xây dựng
mối quan hệ cần thiết và để đảm bảo trao đổi thông tin hiệu quả. Thơng qua đó DS
có thể đánh giá được nhu cầu của NB , và NB có thể hiểu và chấp nhận những khuyến
nghị của DS.
4. Người quản lý – DS phải có khả năng quản lý nguồn lực bao gồm sức mạnh, năng
lực con người, vật chất và nguồn tài chính, cùng với đó là trách nhiệm quản lý thông
tin thuốc, đảm bảo chất lượng dược phẩm, duy trì năng lực và chức năng lâm sàng
trong các hoạt động chăm sóc NB trong cộng đồng.
5. Người học hỏi suốt đời vì kiến thức về dược phẩm ln đổi mới và cần được cập
nhật trong suốt quá trình từ khi còn là sinh viên cho đến khi hành nghề tại bất kỳ môi
trường nào. Các DS cần phát triển và duy trì sự thành thạo trong cung cấp dịch vụ
chăm sóc lấy NB làm trung tâm, thực hành nghề nghiệp dựa trên bằng chứng và tập
trung vào cải tiến chất lượng.
6. Người đào tạo - Một trong những trách nhiệm của DS là hỗ trợ giáo dục, đào tạo
các thế hệ DS tương lai và với cả cộng đồng. Giảng dạy dược không chỉ là cung cấp
các KN và kiến thức cho người khác mà nó cịn mang lại cơ hội cho các chuyên gia
nhằm có được kiến thức mới và hồn thiện các KN hiện có. Giảng dạy sẽ được thực
hiện tốt nhất trong thực tế tại cơ sở thực hành, nơi các DS mới ra trường có thể thực
hành dược một cách thực tế và thu thập được kinh nghiệm.
7. Người lãnh đạo - DS cũng đóng một vai trị lãnh đạo trong hệ thống chăm sóc sức
khỏe để đưa ra quyết định, giao tiếp và quản lý hiệu quả. Một nhà lãnh đạo là người
có thể tạo ra một ý tưởng/tầm nhìn và thúc đẩy những thành viên khác trong nhóm
đạt được mục tiêu chung. Nhà lãnh đạo là người liên tục khuyến khích sự khác biệt
mang tính xây dựng. Một nhà lãnh đạo được định hướng bởi sứ mệnh mà khơng có
tính ích kỷ. Các nhà lãnh đạo dược hiệu quả là các chuyên gia trong việc thể hiện và
tạo ra hiệu suất cao thực hành dược đặc trưng bởi chất lượng cao chăm sóc NB cải
thiện an tồn thuốc và tối đa năng suất [28].

.



Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

12

Như vậy, phạm vi hành nghề dược hiện nay từ việc lấy NB làm trung tâm cho
đến việc quan tâm đến tất cả các chức năng nhận thức của tư vấn, cung cấp thông tin
thuốc và theo dõi điều trị bằng thuốc, cũng như các khía cạnh kỹ thuật của dịch vụ
dược phẩm, bao gồm quản lý cung ứng thuốc. Trách nhiệm của NBL đã chuyển mạnh
từ việc chỉ là người pha chế và bán thuốc, trở thành người quản lý sử dụng thuốc,
luôn cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chun mơn để cung cấp thông tin, tư
vấn sử dụng thuốc [70].
1.1.2. Tổng quan về chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Ngày nay, quá trình chuyển đổi dân số theo hướng dân số già đặc biệt là ở các
nước phát triển đã làm thay đổi mơ hình bệnh tật và tạo điều kiện cho mỗi cá nhân
chịu trách nhiệm hơn và ý thức hơn tới chăm sóc sức khỏe [68]. Con người đã quan
tâm nhiều hơn tới sức khỏe của không chỉ riêng bản thân mà cịn mong muốn tự chăm
sóc sức khỏe (TCSSK) cho người thân trong gia đình. Xu hướng TCSSK thúc đẩy
việc tự tìm tịi thuốc phịng ngừa, bổ sung và điều trị bệnh gia tăng trên toàn thế giới,
dẫn đến việc người dân thường tìm đến các cơ sở bán lẻ thuốc tự mua thuốc sử dụng.
Chỉ khi tình trạng bệnh thực sự nghiêm trọng, họ mới tìm đến cơ sở y tế khám chữa
bệnh và điều trị theo liệu trình cũng như lời khuyên từ bác sĩ. Lý giải cho xu hướng
trên một phần do trình độ dân trí với khả năng tiếp cận thông tin của người dân, thêm
vào đó là sự gần gũi, tiện lợi của các nhà thuốc cộng đồng và sự sẵn có, đa dạng của
các chế phẩm dược phẩm trên thị trường. Chính vì điều đó, việc tự sử dụng thuốc
điều trị càng diễn ra phổ biến hơn ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt
Nam [69].
1.1.2.1. Tự chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng
Nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ mà ngày nay nhiều
loại hoạt chất, chế phẩm thuốc được nghiên cứu và sản xuất ra thị trường góp phần

trong cải thiện chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đại đa số mọi người tin tưởng vào tầm
quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân và trách nhiệm cá nhân của các NBL là
chuyên gia y tế gần gũi nhất giúp NB hiểu được những lựa chọn có sẵn của họ. Theo
định nghĩa của WHO “Tự chăm sóc sức khỏe” là việc nâng cao, cải thiện sức khỏe,

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

13

phịng chống tật bệnh, duy trì trạng thái thể chất lành mạnh, thích nghi với bệnh tật
và các khuyết tật của từng cá nhân, từng gia đình, từng cộng đồng cho dù có hoặc
khơng có sự hỗ trợ của chuyên viên hay cơ sở chăm sóc y tế và là cách mỗi cá nhân
có khả năng tự chăm sóc cho nhu cầu thể chất, kiểm sốt các vấn đề bệnh lý nhẹ và các
chứng bệnh mãn tính của bản thân [53]. Đây được xem là giải pháp giúp giảm tải áp lực
lên hệ thống y tế, kiểm sốt thành cơng chi tiêu y tế, thúc đẩy hành vi chăm sóc sức
khỏe phù hợp, trong đó mỗi cá nhân chịu một phần trách nhiệm với sức khỏe của chính
mình. Thực tế, khái niệm TCSSK khơng mới và đã được các quốc gia phát triển như
Mỹ, Úc, Brazil, Nhật Bản... áp dụng, kết hợp vào hệ thống y tế quốc gia như một phần
cốt lõi. Nó được xem là tiền đề quan trọng hỗ trợ cho những mục tiêu dài hạn về y tế
lẫn kinh tế xã hội của nước nhà.
Ở Việt Nam, khái niệm “Tự chăm sóc sức khỏe” vốn đã tồn tại và có nhiều
sáng kiến y tế tương tự đã được nhà nước tài trợ kinh phí. Năm 2019, Thủ tướng phát
động chương trình “Sức Khỏe Việt Nam”, một chương trình chăm sóc sức khỏe toàn
dân hướng đến mục tiêu thúc đẩy lối sống lành mạnh [19]. Mục tiêu của chương trình
này kêu gọi người dân tăng cường vận động thể chất, cũng như chủ động tầm sốt
các bệnh khơng lây nhiễm (NCD) như cao huyết áp, tiểu đường và đột quỵ để can
thiệp điều trị sớm. Chính vì vậy các căn bệnh hiện đại cũng nhanh chóng được chẩn

đốn chính xác và kiểm sốt thích hợp bằng cách tự dùng thuốc hoặc điều chỉnh lối
sống. Để từng bước đạt được các mục tiêu của chương trình cần có sự phối hợp giữa
các bộ ngành nhà nước và thành phần kinh tế tư nhân khối ngành y tế giàu kinh
nghiệm vì bản chất của việc TCSSK rất đa dạng. Bên cạnh đó, nhà thuốc và NBL
cũng đóng một vai trị quan trọng trong mục tiêu TCSSK khi người dân thường tin
tưởng tìm đến nhận tư vấn cho việc TCSSK của mình. Ở thành thị, có đến 76% người
thực hiện TCSSK và ở khu vực nông thôn là 60% [18], [42]. Mặc dù vậy, nhận thức
và kiến thức đúng của người dân cũng như năng lực của NBL cũng cần đạt mức độ
đúng đắn vì nhận thức tự phát có nguy cơ gây hại nếu áp dụng không đúng [57]. Việc
lựa chọn thuốc sai, hiện tượng kháng thuốc, tác dụng phụ hay tình trạng tương tác

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

14

dược động học, chưa kể việc chẩn đốn bệnh sai và chậm trễ chăm sóc y tế - tất cả
đều là rủi ro rất thực tế.
Có thể nói, vấn đề nhận thức của người dân về sức khỏe có ảnh hưởng khơng
chỉ bản thân một người, một gia đình hay tồn xã hội, mà cả ngành y tế và kinh tế của
quốc gia đó. Nhận thức đúng hay kiến thức không phải được giáo dục tuyên truyền
nhanh chóng mà nó phụ thuộc vào thời gian và các biện pháp kết hợp của đa ngành.
Mà người có khả năng tạo ảnh hưởng tích cực khơng ai khác là người NBL.
1.1.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại Việt Nam
Theo điều tra Y tế Quốc gia, 72,6% người dân tự tìm đến nhà thuốc để mua
thuốc tự điều trị bằng sự hiểu biết của bản thân, người thân trong gia đình hoặc thơng
qua quảng cáo (báo, tivi, internet), đặc biệt là những bệnh thông thường như cảm, sốt,

nhức đầu…) [10]. Nếu may mắn nhận được tư vấn và lời khuyên đúng đắn từ NBL
hay NBL tại nhà thuốc, các triệu chứng bệnh đơn giản sẽ chấm dứt. Khi điều trị không
khỏi hay bệnh nặng hơn người dân mới đến khám tại các cơ sở y tế chuyên môn. Điều
này dẫn đến tình hình sử dụng thuốc ở nước ta ngày càng trở nên phức tạp hơn, bởi
nó khơng chỉ gây ra lạm dụng thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe NB mà cịn trở thành
gánh nặng cho y tế cơng và kinh tế nước nhà. Việc TCSSK và tự ý sử dụng thuốc của
người dân phải như một cán cân cân bằng. Theo thơng báo của WHO uớc tính đến
năm 2050, mỗi năm trên tồn thế giới có 10 triệu người tử vong chỉ vì lạm dụng kháng
sinh [24]. Việt Nam là một trong những nước có tình hình kháng kháng sinh cao nhất
thế giới khi có đến 88% nhà thuốc thành thị và 91% nhà thuốc ở nông thôn bán thuốc
kháng sinh không cần đơn thuốc [1]. Bên cạnh đó, việc sử dụng corticosteroid một
cách tự do khơng vì mục đích chữa bệnh cũng xảy ra phổ biến ở nước ta gây nên
nhiều hậu quả đáng tiếc cho người sử dụng vì đây là một nhóm thuốc có nhiều tác
dụng phụ. Trung bình có đến 76% lượt KH u cầu mua corticosteroid khơng có đơn
thuốc từ bác sĩ [47].
Từ những định nghĩa của WHO, NBL chỉ là người giám sát hợp pháp đối với
thuốc mà còn là nhà giáo dục sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên cho đến hiện tại vai
trò của NBL ở nước ta vẫn còn hạn chế với kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng

Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.


×