Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đề án khoa học nghiên cứu thực tiễn trong nước và quốc tế và đề xuất giải pháp kiện toàn và tăng cường quản lí nhà nước về phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tửx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.25 KB, 16 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
ĐỀ ÁN KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KIỆN TOÀN VÀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG
NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ YÊU CẦU KIỆN
TOÀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM
Người viết chuyên đề: CN. Nguyễn Thị Yên Ninh
Cục Năng lượng nguyên tử

HÀ NÔI, 2011
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ YÊU CẦU KIỆN
TOÀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN
Phát triển điện hạt nhân là nhiệm vụ mang tầm chiến lược dài hạn của
quốc gia, đây cũng là nhiệm vụ đòi hỏi phải tập trung các nguồn lực tổng thể từ
khuôn khổ pháp luật, hệ thống quản lý, nguồn nhân lực, năng lực kỹ thuật, địa
điểm, ngân sách và tài chính đến công tác đảm bảo an ninh an toàn hạt nhân và
xử lí chất thải phóng xạ. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ này
từ năm 1996 và đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo nghiên cứu phát triển điện hạt
nhân tháng 3 năm 2002 để chỉ đạo các hoạt động liên quan đến phát triển điện
hạt nhân ở nước ta.
Sau Nghị quyết số 41/2009/QH12 của Quốc hội ngày 25 tháng 11 năm
2009 về chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Ban hành Luật
năng lượng nguyên tử từ ngày 03/6/2008 và sau những chuẩn bị cần thiết về cơ
sở hạ tầng cơ bản từ chính sách chiến lược cho đến cơ sở hạ tầng vật chất kỹ
thuật, dự án điện hạt nhân đang tiến tới giai đoạn hai, giai đoạn sẵn sàng mời


thầu nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Các công tác chuẩn bị cho giai đoạn này
đòi hỏi phải có sự phối hợp quản lý giữa các Bộ Ngành có liên quan, tăng cường
năng lực quản lý của các cơ quan chủ quản nhằm thúc đẩy tiến độ cũng như
đảm bảo hiệu quả thực hiện dự án điện hạt nhân. Bên cạnh đó, Việt Nam là một
nước mới thực sự bắt đầu bước vào lĩnh vực điện hạt nhân,việc đáp ứng các yêu
cầu về công tác quản lý còn nhiều bất cập do những hạn chế về kinh nghiệm
cũng như năng lực. Do vậy, yêu cầu kiện toàn quản lý nhà nước trong lĩnh vực
điện hạt nhân ở Việt Nam là ưu tiên cấp thiết và cần có sự đầu tư thích đáng.
Chuyên đề Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và yêu cầu kiện toàn quản lý
nhà nước trong lĩnh vực điện hạt nhân ở Việt Nam sẽ đi vào đánh giá những nội
dung cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện hạt nhân và yêu
cầu giải pháp để kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý trog lĩnh vực này.
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH
VỰC ĐIỆN HẠT NHÂN
1. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chủ quản và cơ quan liên
quan trong lĩnh vực điện hạt nhân
Đối với lĩnh vực điện hạt nhân, do có những đặc thù riêng và liên quan
đến trách nhiệm quản lý của nhiều Bộ Ngành, công tác quản lý phải mang tính
tổng thể và phối hợp thực hiện trên tất cả các cấp độ từ trung ương đến địa
phương. Các trách nhiệm quản lý này được phản ánh khái quát trong Luật
NLNT, được cụ thể hóa tại Điều 2 Quyết định phê duyệt định hướng quy hoạch
phát triển Điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, Điều 7 Nghị định
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng
Nguyên tử về Nhà máy Điện hạt nhân và các văn bản pháp quy khác. Theo đó
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện hạt nhân đã được triển khai tương
ứng với các chức năng, nhiệm vụ được phân công như sau:
1) Bộ Công Thương:
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện
hạt nhân;
b) Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách,

pháp luật liên quan;
c) Hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết các hiệp định hợp tác, các điều ước
quốc tế về nhà máy điện hạt nhân;
d) Cấp Giấy phép vận hành thử; cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn Giấy
phép hoạt động điện lực của nhà máy điện hạt nhân;
đ) Phê duyệt quy trình vận hành nhà máy điện hạt nhân;
e) Hướng dẫn, hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết
những vướng mắc, yêu cầu của chủ đầu tư trong quá trình đầu tư phát triển dự
án điện hạt nhân;
g) Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quản lý đầu
tư phát triển, vận hành nhà máy điện hạt nhân;
h) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý cho hệ
thống cơ quan quản lý nhà nước về nhà máy điện hạt nhân;
i) Các nội dung khác theo chức năng, quyền hạn và theo phân công của
Chính phủ.
Ngoài ra theo Điều 2 Quyết định phê duyệt định hướng quy hoạch phát
triển Điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, Bộ Công thương có
trách nhiệm:
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng
các dự án nhà máy điện hạt nhân theo định hướng tại Quyết định này, phù hợp
với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và thực tiễn phát triển kinh tế - xã
hội đất nước.
- Theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện quy hoạch, đầu tư phát
triển các nhà máy điện hạt nhân và những vấn đề mới phát sinh để báo cáo Thủ
tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung định hướng quy hoạch phát triển
điện hạt nhân ở Việt Nam cho phù hợp.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ xây
dựng chương trình nội địa hóa trong xây dựng, thiết kế và chế tạo thiết bị nhà
máy điện hạt nhân.
2) Bộ Khoa học và Công nghệ:

a) Ban hành các quy định liên quan đến an toàn nhà máy điện hạt nhân;
b) Thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân;
c) Thẩm định an toàn trong các giai đoạn của dự án nhà máy điện hạt nhân;
d) Hướng dẫn nội dung báo cáo phân tích an toàn;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý cho cơ
quan quản lý an toàn hạt nhân;
e) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung kế
hoạch kiểm xạ; quy định tiêu chuẩn phát thải phóng xạ, quản lý chất thải phóng
xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
g) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thiết lập khu vực
hạn chế, khu vực bảo vệ và quan trắc phóng xạ môi trường tại nhà máy điện hạt
nhân;
h) Các nội dung khác theo chức năng, quyền hạn và theo phân công của
Chính phủ.
Ngoài ra theo Điều 2 Quyết định phê duyệt định hướng quy hoạch phát
triển Điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, Bộ Khoa học và Công
nghệ phải phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo triển khai các chương trình
đẩy mạnh hoạt động khoa học – công nghệ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân,
hoàn thiện các văn bản pháp quy bảo đảm an toàn phát triển điện hạt nhân.
3) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình thực hiện quản lý nhà nước đối với nhà máy điện hạt nhân theo phân công
của Chính phủ. Cụ thể
Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn lập Báo cáo đánh
giá tác động môi trường đối với dự án điện hạt nhân.
- Tổ chức khảo sát, thăm dò đánh giá trữ lượng nguồn tài nguyên urani.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, ban hành cơ chế huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển điện hạt nhân.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan

xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực
cho phát triển điện hạt nhân.
Bộ Ngoại giao: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng
và đề xuất các hoạt động và giải pháp về quan hệ quốc tế phục vụ phát triển các
dự án điện hạt nhân.
Bộ Xây dựng: Lập chương trình cụ thể cho việc lưu giữ và xử lý chất thải
phóng xạ.
Bộ Công an: tổ chức thực hiện công tác bảo vệ khu vực xây dựng công
trình nhà máy điện hạt nhân theo yêu cầu bảo vệ công trình quan trọng liên quan
đến an ninh quốc gia.
Bộ Quốc phòng: phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức huy động
nhân lực, phương tiện tham gia thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia
khi xảy ra sự cố hạt nhân.
4) Các địa phương có địa điểm xây dựng dự án điện hạt nhân: chủ trì,
phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, di
dân, tái định cư cho các dự án điện hạt nhân theo quy định.
Ngoài ra, để hỗ trợ hơn nữa cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
năng lượng nói chung và điện hạt nhân nói riêng, năm 2011, Tổng cục năng
lượng trực thuộc Bộ Công thương đã được thành lập theo Quyết định Số:
50/2011/QĐ-TTg với các trách nhiệm phát triển điện hạt nhân như sau:
a) Xây dựng, để Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch địa điểm và kế hoạch phát triển nhà máy điện hạt nhân, lựa
chọn địa điểm các nhà máy, chính sách và cơ chế bảo đảm cung cấp nhiên liệu
cho nhà máy điện hạt nhân;
b) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc công nhận
để áp dụng các quy phạm kỹ thuật tổ máy điện hạt nhân, các quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật về quản lý, vận hành các nhà máy điện hạt nhân; quy định,
hướng dẫn về trình tự, thủ tục cấp và quản lý giấy phép vận hành nhà máy điện
hạt nhân;
c) Tổ chức đào tạo cán bộ quản lý dự án, thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp

đặt các nhà máy điện hạt nhân, đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật quản lý
vận hành các nhà máy điện hạt nhân theo phân công của Bộ trưởng Bộ Công
Thương.
2. Hiện trạng các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện hạt
nhân
Ngày 25/11/2009 Quốc hội đã ra Nghị quyết số 41/2009/NQ-QH12 phê
duyệt chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, mỗi nhà
máy có công suất 2.000 MWe, trong đó nhà máy đầu tiên sẽ bắt đầu được xây
dựng năm 2014 và đi vào vận hành năm 2020.
Năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện
lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030” (Quy hoạch điện VII)
trong đó xác định đến năm 2030 điện hạt nhân sẽ chiếm khoảng 6,6% tổng công
suất các nhà máy điện tại Việt Nam. Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt một số văn bản phục vụ việc phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử
nói chung và điện hạt nhân nói riêng như Chiến lược ứng dụng năng lượng
nguyên tử vì mục đích hòa bình, Quy hoạch tổng thể ứng dụng năng lượng
nguyên tử vì mục đích hòa bình, Luật Năng lượng nguyên tử và một loạt các
văn bản khác.
Năm 2010, Việt Nam đã chính thức lựa chọn Liên bang Nga và Nhật Bản
làm 2 đối tác xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Để triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ
đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do Phó Thủ tướng Hoàng Trung
Hải làm Trưởng ban và có sự tham gia của đại diện các bộ ngành liên quan.
Theo điều 2 trong Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về Dự án Điện
hạt nhân Ninh Thuận (số 580/QĐ-TTg), Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
Nhà nước được cụ thể hóa như sau:
1. Chỉ đạo. kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện việc chuẩn bị đầu tư và đầu
tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Quốc hội quyết định chủ
trương đầu tư và thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Dự án
điện hạt nhân Ninh Thuận.

2. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định những cơ chế,
chính sách và giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Thủ tướng
Chính phủ trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh
Thuận. Thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai các
thủ tục đầu tư, tiến độ xây dựng, chất lượng công trình Dự án điện hạt nhân
Ninh Thuận; các nội dung vượt quá thẩm quyền, kiến nghị giải pháp trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp quy đảm bảo đáp ứng việc triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, an toàn, an ninh.
4. Chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan cùng với
chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn trong nước và nước ngoài, các nhà thầu thực hiện
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng.
5. Chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia phục vụ Chương trình phát
triển điện hạt nhân.
6. Chỉ đạo, phối hợp các ngành, các địa phương liên quan giải quyết các
vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh
Thuận, như các vấn đề di dân, tái định cư, giải phóng mặt bằng để thi công công
trình Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Theo đó Ban Chỉ đạo Nhà nước có 5 tiểu ban kỹ thuật, trong đó Bộ Khoa
học và Công nghệ (KH&CN) được giao chủ trì 3 tiểu ban gồm: Tiểu ban An
toàn và An ninh hạt nhân; Tiểu ban Đào tạo và Thông tin tuyên truyền; Tiểu ban
Công nghệ lò phản ứng, Nhiên liệu hạt nhân và Chất thải phóng xạ. Kế hoạch
hoạt động của 3 Tiểu ban này đang được 3 cơ quan về NLNT của Bộ KH&CN
triển khai là Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục Năng lượng nguyên tử và
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Bên cạnh đó Bộ KH&CN đang triển
khai cùng đối tác Nga việc xây dựng trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân,
tăng cường hợp tác của cơ quan pháp quy Việt Nam với các cơ quan pháp quy
của Liên bang Nga, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong việc xây dựng năng lực pháp
quy cho Việt Nam.

×