Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Khảo sát đặc điểm âm lời nói của trẻ có rối loạn âm lời nói ở một số tỉnh phía bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 113 trang )

.

ư

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

PHẠM THỊ VẤN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ÂM LỜI NÓI CỦA TRẺ
CÓ RỐI LOẠN ÂM LỜI NĨI Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
MỤC
LỤC
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------


PHẠM THỊ VẤN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ÂM LỜI NÓI CỦA TRẺ
CÓ RỐI LOẠN ÂM LỜI NĨI Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC
VIỆT NAM

NGÀNH: KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
MÃ SỐ: 8720603

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. VÕ NGUYÊN TRUNG
2. TS. PHẠM THỊ BỀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Võ Nguyên Trung, TS. Phạm
Thị Bền và GS. TS. Sharynne McLeod. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu
được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được cơng bố dưới
bất kỳ hình thức hay cơng trình nghiên cứu khoa học nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.


Tác giả luận văn

Phạm Thị Vấn

.


.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH................................................... ii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. v
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .............................................................. 3
1.1. Tiếng Việt và tiếng Việt phương ngữ Bắc ......................................................... 3
1.2. Sự lĩnh hội lời nói của trẻ em ............................................................................. 4
1.3. Rối loạn âm lời nói ở trẻ em ............................................................................... 7
1.4. Đánh giá lời nói của trẻ nói tiếng Việt ............................................................. 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 21
2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 21
2.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 21
2.3. Thời gian và địa điểm thu thập dữ liệu............................................................. 22
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu .................................................................................... 23
2.5. Các biến số nghiên cứu..................................................................................... 24
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu ........................................................ 27
2.7. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 29

2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 35
2.9. Độ tin cậy ......................................................................................................... 37
2.10. Đạo đức nghiên cứu.......................................................................................... 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 39
3.1. Thông tin nhân khẩu học của các trẻ, cha mẹ trẻ và giao tiếp của trẻ trong
nghiên cứu ........................................................................................................ 39
3.2. Phần trăm âm vị đúng ....................................................................................... 42
3.3. Quy trình âm vị ................................................................................................. 53

.


.

3.4. Vốn âm vị ......................................................................................................... 55
3.5. Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học ........................................................ 56
Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 60
4.1. Phần trăm âm vị đúng ....................................................................................... 63
4.2. Quy trình âm vị ................................................................................................. 67
4.3. Vốn âm vị ......................................................................................................... 68
4.4. Ảnh hưởng của tuổi, giới tính và tình trạng kinh tế xã hội. ............................. 69
4.5. Điểm mạnh và các hạn chế của nghiên cứu ..................................................... 71
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 75
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.



.

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ cái viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Việt

ĐH

Đại học

RLALN

Rối loạn âm lời nói

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

.


.


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ cái viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh

Dịch sang tiếng Việt

CAS

Childhood Apraxia of Speech

Mất điều khiển hữu ý lời nói

DEAP

Diagnostic Evaluation of

Thang lượng giá chẩn đoán

Articulation and Phonology

phát âm và âm vị học

International Classification of

Bảng phân loại quốc tế về


Functioning, Disability and

chức năng, khuyết tật và sức

Health-Children and Youth

khoẻ-phiên bản trẻ em và

Version

thanh thiếu niên

Intelligibility in Context Scale:

Thang đo tính dễ hiểu theo

Vietnamese

ngữ cảnh tiếng Việt

IQR

Interquartile range

Khoảng tứ phân vị

M

Mean


Điểm trung bình

N, n

Number (number)

Số lượng

OMA

Oral Motor Assessment

Lượng giá vận động vùng

ICF-CY

ICS-VN

miệng
PCC

Percentage of Consonants

Phần trăm phụ âm đúng

Correct
PEDS

PFCC


Parents’ Evaluation of

Đánh giá của phụ huynh về

Developmental Status

tình trạng phát triển

Percentage of Final Consonants

Phần trăm phụ âm cuối đúng

Correct
PICC

Percentage of Initial Consonants

Phần trăm phụ âm đầu đúng

Correct
PPC

Percentage of Phonemes Correct

Phần trăm âm vị đúng

PSVC

Percentage of Semivowels


Phần trăm bán nguyên âm

Correct

đúng

.


.

iii

PTC

Percentage of Tones Correct

Phần trăm thanh điệu đúng

PVC

Percentage of

Phần trăm nguyên âm đúng

Vowels/Diphthongs Correct
SD

Standard Deviation


Độ lệch chuẩn

VSA

Vietnamese Speech Assessment

Bộ trắc nghiệm Đánh giá lời
nói Việt

.


.

iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu của đề tài ............................................................ 24
Bảng 3.1. Thông tin nhân khẩu học và giao tiếp của trẻ em tham gia nghiên cứu ... 39
Bảng 3.2. Thông tin nhân khẩu học của cha mẹ ....................................................... 41
Bảng 3.3. Phần trăm phụ âm, nguyên âm, thanh điệu đúng của các trẻ có rối loạn
âm lời nói trong nghiên cứu ............................................................................. 42
Bảng 3.4. Phần trăm phụ âm đầu, phụ âm cuối và bán nguyên âm đúng theo tuổi của
các trẻ có rối loạn âm lời nói ............................................................................ 43
Bảng 3.6. Độ chính xác phát âm phụ âm đầu của trẻ ................................................ 45
Bảng 3.7. Độ chính xác của phụ âm cuối và bán nguyên của trẻ ............................. 50
Bảng 3.8. Độ chính xác nguyên âm của trẻ .............................................................. 51
Bảng 3.9. Độ chính xác phát âm thanh điệu của trẻ.................................................. 53
Bảng 3.10. Tổng hợp các quy trình âm vị của trẻ trong nghiên cứu ......................... 54
Bảng 3.11. Số lượng và tần suất phụ âm, bán nguyên âm, nguyên âm và thanh điệu

của các trẻ trong nghiên cứu............................................................................. 55
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của giới tính tới PCC, PVC, PTC, PSVC ............................ 56
Bảng 3.13. Mối tương quan giữa tình trạng kinh tế xã hội với tỉ lệ phần trăm đúng
của các âm vị .................................................................................................... 59

.


.

v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố trẻ theo nhóm tuổi và giới...................................................... 40
Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa PCC và tuổi của trẻ (theo tháng) ....................... 57
Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa PVC và tuổi của trẻ (theo tháng) ....................... 57
Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa PTC và tuổi của trẻ (theo tháng)........................ 58
Biểu đồ 3.5. Mối tương quan giữa PSVC và tuổi của trẻ (theo tháng) ..................... 58

.


.

vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Phân loại RLALN ................................................................................... 10
Sơ đồ 2.1. Quy trình thu thập dữ liệu ....................................................................... 34


.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn âm lời nói (RLALN) là một dạng rối loạn giao tiếp thường gặp ở trẻ
em [14], [60]. Trẻ có RLALN gặp phải những khó khăn trong giao tiếp mà có thể tác
động đến học tập, đặc biệt là trong đọc và viết [52]. Can thiệp cho trẻ có RLALN có ý
nghĩa quan trọng, giúp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của khiếm khuyết tới trẻ,
tăng cường khả năng tham gia của trẻ trong xã hội. Tuy nhiên, ở từng trẻ, biểu hiện của
RLALN sẽ khác nhau [24]. Do đó, để chẩn đốn được chính xác tình trạng RLALN và
đưa ra các quyết định cho can thiệp một cách đúng đắn, địi hỏi phải mơ tả được các
đặc điểm về âm lời nói của từng trẻ.
Âm lời nói thuộc thành phần chức năng cơ thể trong Bảng phân loại quốc tế về
chức năng, khuyết tật và sức khoẻ-phiên bản trẻ em và thanh thiếu niên (International
Classification of Functioning, Disability and Health-Children and Youth version, ICFCY) [85]. Âm lời nói là một nội dung quan trọng khi lượng giá trẻ có RLALN, giúp xác
định được các đặc điểm âm lời nói của trẻ như tỉ lệ phần trăm âm vị đúng và các quy
trình âm vị. Việc thu thập và phân tích mẫu lời nói có thể được thực hiện thơng qua các
hình thức lượng giá khác nhau, đặc biệt là lượng giá bằng các trắc nghiệm chuẩn hóa.
Lượng giá bằng các trắc nghiệm chuẩn hóa đóng vai trị quan trọng để mơ tả kỹ năng lời
nói của trẻ, xác định sự hiện diện hay vắng mặt của RLALN ở trẻ, hỗ trợ việc xác định
mục tiêu và lên kế hoạch can thiệp cũng như theo dõi được tiến triển của quá trình trị
liệu [30], [52].
Nghiên cứu về đặc điểm âm lời nói của trẻ RLALN đã được thực hiện bằng
nhiều ngôn ngữ ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nghiên cứu ở trẻ em nói
tiếng Anh. Đặc điểm âm lời nói ở trẻ nói tiếng Việt có RLALN được thực hiện qua hai

nghiên cứu của các tác giả Tang và Barlow [80], Hoàng Văn Quyên và cộng sự [8]. Cả
hai nghiên cứu này đều thực hiện khảo sát ở trẻ có nguy cơ RLALN nói tiếng Việt
phương ngữ Nam. Do sự khác biệt về hệ thống ngữ âm ở ba phương ngữ cơ bản
(phương ngữ Bắc-Trung-Nam) của tiếng Việt [65], những đặc điểm âm lời nói của trẻ

.


.

2

RLALN nói phương ngữ Nam khơng đại diện chung cho đặc điểm của trẻ RLALN nói
phương ngữ Bắc hay Trung. Do đó, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là “Đặc điểm âm
lời nói của trẻ có rối loạn âm lời nói ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam như thế nào?”
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào tiến hành mơ tả đặc điểm âm lời nói của trẻ RLALN
nói phương ngữ Bắc. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu
“Khảo sát đặc điểm âm lời nói của trẻ có rối loạn âm lời nói ở một số tỉnh phía Bắc
Việt Nam” nhằm bổ sung dữ kiện cho y văn về đặc điểm âm lời nói của trẻ có RLALN
ở Việt Nam nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung
Mô tả đặc điểm âm lời nói của trẻ em từ đủ 4 tuổi đến 5 tuổi 11 tháng nói tiếng
Việt phương ngữ Bắc có RLALN ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ phần trăm âm vị đúng (phụ âm, nguyên âm, bán nguyên âm, thanh
điệu) của trẻ có RLALN.
2. Xác định số lượng và tần suất quy trình âm vị, vốn âm vị của trẻ có RLALN.
3. Xác định mối liên quan của các yếu tố tuổi, giới tính và tình trạng kinh tế-xã hội
đến tỉ lệ phần trăm phụ âm, nguyên âm, bán nguyên âm và thanh điệu đúng của

trẻ có RLALN.

.


.

3

Chương 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1.

Tiếng Việt và tiếng Việt phương ngữ Bắc
Tiếng Việt là ngơn ngữ chính thức ở Việt Nam. Tiếng Việt gồm ba phương ngữ

chính là phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam với những phân
vùng nhỏ hơn trong mỗi phương ngữ [4]. Sự khác biệt về đặc điểm giữa các phương
ngữ đã được tác giả Hồng Thị Châu mơ tả chi tiết trong cuốn Phương ngữ học tiếng
Việt [4]. Sự khác biệt này bao gồm tập hợp các đặc trưng về mặt ngữ âm, từ vựng, và
ngữ nghĩa, trong đó các đặc điểm về ngữ âm học bao gồm phụ âm, nguyên âm, thanh
điệu và bán nguyên âm thể hiện sự khác biệt chính ở ba phương ngữ này [4], [65]. Đây
là yếu tố quan trọng khi lượng giá và can thiệp cho các trẻ có vấn đề về lời nói và ngơn
ngữ, đặc biệt là các trẻ có RLALN.
Phương ngữ Bắc được sử dụng ở một số tỉnh của miền Bắc Việt Nam bao gồm
thủ đô Hà Nội. Mặc dù mang nhiều đặc trưng về mặt ngữ âm–âm vị học giống tiếng
Việt chuẩn, tiếng Việt phương ngữ Bắc cũng có những đặc điểm riêng biệt. Trong
nghiên cứu của mình, tác giả Phạm và McLeod đã tổng quan số lượng các âm vị phụ
âm đầu, bán nguyên âm, nguyên âm, phụ âm cuối và thanh điệu trong tiếng Việt theo
từng phương ngữ của tiếng Việt [65]. Theo nghiên cứu này, phương ngữ Bắc tiếng Việt
giống với tiếng Việt chuẩn về số lượng âm vị bán nguyên âm, nguyên âm và thanh điệu

với 2 bán nguyên âm, 20 nguyên âm và 6 thanh điệu, nhưng khác tiếng Việt chuẩn về
số lượng phụ âm đầu, và phụ âm cuối. 20 phụ âm đầu gồm các phụ âm /p, b, t̪ ʰ, t, d, c,
k, Ɂ, m, n, ɲ, ŋ ,f, v, s, z, x, ɣ, h, l/. 10 phụ âm cuối: /p, t, k, m, n, ŋ, c, ɲ, kᵖ, ŋᵐ/. Hai
bán nguyên âm /w, j/ bao gồm 1 bán nguyên âm trong âm tiết /w/ và 2 bán nguyên âm
cuối âm tiết /w, j/. 20 nguyên âm là: /i, e, ɛ, ɯ, u, o, ɔ, ɤ, ɑ ɑ̆, ɤ̆, ie, uo, ɯɤ, ɛ̆, ɔ̆, ŏ, ĭ, ŭ,
ĕ/. Sáu thanh điệu của tiếng Việt phương ngữ bắc là: thanh ngang (thanh1), thanh bằng
(thanh 2), thanh ngã (thanh 3), thanh hỏi (thanh 4), thanh sắc (thanh 5) và thanh nặng
(thanh 6) [65].

.


.

4

1.2.

Sự lĩnh hội lời nói của trẻ em

1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến lời nói và sự lĩnh hội lời nói của trẻ em
Trong khi ngơn ngữ là một thống các kí hiệu đại diện cho các ý niệm và quy tắc
[62] thì lời nói là “phương tiện mà chúng ta truyền đạt thông điệp bằng miệng” [59].
Lời nói liên quan đến các q trình ngơn ngữ nhận thức, lập kế hoạch ngôn ngữ, lập kế
hoạch và lập trình vận động, thực hiện thần kinh cơ [27].
Quá trình nhận thức-ngơn ngữ là q trình định hướng và chuyển đổi những suy
nghĩ cảm giác và nhận thức trong việc tạo ra ý định giao tiếp bằng lời nói thành các
quy tắc tuân theo các quy tắc của ngôn ngữ. Lập kế hoạch ngơn ngữ, lập kế hoạch và
lập trình vận động liên quan đến lựa chọn, sắp xếp, và điều chỉnh các chương trình cảm
giác vận động, xác định mục tiêu vận động cho mỗi âm vị, lập chương trình hoạt động

cho các cơ cấu âm và các bộ phận liên quan. Thực hiện thần kinh cơ là sự thực hiện và
phối hợp chính xác các cử động thần kinh cơ, và cử động của các cơ của lời nói, cấu
trúc liên quan để sản xuất âm lời nói [27]. Sự lĩnh hội lời nói bình thường là việc làm
chủ sự nhận thức và sản sinh các âm lời nói, các quy tắc âm vị của ngơn ngữ được sử
dụng và đầu ra là tính dễ hiểu của lời nói [53].
Âm vị là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống biểu đạt thành tiếng một ngôn ngữ, giúp
phân biệt từ này với từ khác như “gà” và “cà”. Âm tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của
lời nói và thường ứng với một âm vị [9].
Ngữ âm học là ngành học nghiên cứu về âm lời nói và thuộc tính của các âm lời
nói [9]. Âm vị học là một mô tả về âm vị và tổ chức, kết hợp các âm vị của một ngôn
ngữ. Cấu âm đề cập đến các quá trình vận động tham gia vào việc thực hiện các cử
động cho sự sản xuất âm lời nói [78].
Vốn âm vị cũng bao gồm các âm xuất hiện trong phát âm của trẻ, trong đó mỗi
âm thường được trẻ phát âm ít nhất hai lần [29], [37].
Quy trình âm vị là những thay đổi trong phát âm có thể ảnh hưởng đến một âm vị
hoặc tồn bộ âm tiết nhằm thay thế những âm khó phát âm thành những âm dễ phát âm

.


.

5

hơn. Các quy trình âm vị xảy ra do trẻ liên tục tạo ra mẫu lỗi từ lứa tuổi trước hoặc do sự
lĩnh hội không đầy đủ các âm vị và các quy tắc âm vị của ngôn ngữ [77], [78].
Phần trăm phụ âm đúng (Percentage of Consonants Correct, PCC) thể hiện tỉ lệ
phần trăm của tổng số phụ âm phát âm chính xác trong một mẫu lời nói [70], [71]. Ban
đầu PCC được tính trong mẫu lời nói hội thoại [70], nhưng trong một thập kỷ trở lại đây,
phép đo này được tính tốn dựa trên các mẫu lời nói được thu thập trong q trình đánh

giá lời nói chuẩn hóa [25]. Trong tiếng Việt, PCC được tính bằng tổng số phụ âm đầu,
phụ âm cuối và bán nguyên âm đúng trên tổng số phụ âm đầu, phụ âm cuối và bán
nguyên âm được kiểm tra. Phần trăm nguyên âm đúng (Percentage of Vowels Correct,
PVC) được tính bằng tổng số nguyên âm đúng trên tổng số nguyên âm được kiểm tra và
phần trăm thanh điệu đúng (Percentage of Tones Correct, PTC) được tính bằng tổng số
thanh điệu đúng trên tổng số thanh điệu được kiểm tra [66].
1.2.2. Sự lĩnh hội lời nói ở trẻ em phát triển bình thường
Trong quá trình phát triển bình thường, các trẻ sẽ dần học được cách phát âm
các từ và nói một cách dễ hiểu, phù hợp với ngôn ngữ và phương ngữ mà trẻ được tiếp
xúc [53]. Các trẻ phát triển bình thường từ 4 tuổi tròn đến 5 tuổi 11 tháng thường đã
làm chủ được những kỹ năng cơ bản về lời nói và ngơn ngữ. Một số trẻ từ 4 tuổi trịn
đến 5 tuổi 11 tháng phát triển bình thường có thể gặp một số khó khăn nhỏ về lời nói
so với người trưởng thành nhưng trẻ vẫn có thể giao tiếp một cách dễ hiểu với người
khác [57].
Sự lĩnh hội lời nói ở trẻ em đã được nghiên cứu ở các nước khác nhau bằng
nhiều ngôn ngữ với phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng là mô tả cắt ngang
[46], [53]. Sự lĩnh hội lời nói là cơ sở để nhận dạng một trẻ là phát triển bình thường
hay có RLALN. Sự lĩnh hội lời nói được đánh giá chủ yếu thông qua các đặc điểm về
âm lời nói như phần trăm âm vị đúng (Percentage of Phonemes Correct, PPC), đặc biệt
là PCC, các quy trình âm vị phổ biến, vốn âm vị và độ tuổi lĩnh hội [21], [46], [49],
[53], [81]. Sự lĩnh hội lời nói được thực hiện thơng qua phân tích độc lập và phân tích

.


.

6

liên quan từ dữ liệu mẫu lời nói của trẻ đã thu thập [50]. Phương pháp thu thập dữ liệu

phổ biến được sử dụng trong các nghiên cứu về sự lĩnh hội lời nói của trẻ em chủ yếu
thơng qua kiểm tra mẫu từ đơn của trẻ [53] nhưng cũng có thể bao gồm cả mẫu lời nói
kết nối [51].
Các yếu tố được xác định là có ảnh hưởng đến sự lĩnh hội lời nói của trẻ em bao
gồm: các yếu tố nhân khẩu học như tuổi, giới tính, tình trạng kinh tế gia đình, nghề
nghiệp của bố và mẹ, hồn cảnh mơi trường sống của gia đình [52].
1.2.3. Sự lĩnh hội lời nói của trẻ em nói tiếng Việt
Thơng tin về sự lĩnh hội lời nói của trẻ em nói tiếng Việt đã được đề cập đến
trong một số văn bản pháp quy và trong một số nghiên cứu về sự phát triển lời nói trẻ
em đã thực hiện ở trong nước.
Trước hết, theo “Chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi”, chỉ số 65 và 70 của chuẩn 15,
trẻ 5 tuổi được mong đợi là “nói rõ ràng” và “Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để
người khác hiểu được” [2].
Thứ hai là sự lĩnh hội lời nói của trẻ em nói tiếng Việt cũng đã được báo cáo
trong bốn nghiên cứu [5], [6], [7], [66]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ly
Kha và Phạm Hải Lê [6], các loại lỗi về lời nói của trẻ giảm dần theo độ tuổi, trẻ từ 4
tuổi tròn đến 4 tuổi 11 tháng mắc ít lỗi hơn hẳn so với các độ tuổi trước.
Nghiên cứu của Phạm và McLeod [66] trên 195 trẻ em nói tiếng Việt phương
ngữ Bắc được cha mẹ và giáo viên báo cáo là có sự phát triển bình thường đã xác định
sự lĩnh hội âm lời nói của các trẻ dựa vào các kết quả là PPC gồm PCC, PVC, PTC,
phần trăm phụ âm đầu đúng (Percentage of Initial Consonants Correct, PICC), phần
trăm phụ âm cuối đúng (Percentage of Final Consonants Correct, PFCC), phần trăm
bán nguyên âm đúng (Percentage of Semi-vowels Correct, PSVC); các loại phát âm
của các âm vị chưa khớp với phát âm của người lớn; số lượng các quy trình âm vị và
tần suất của các quy trình âm vị cơ bản; độ tuổi lĩnh hội các âm vị theo tiêu chuẩn 75%
và 90%. Phạm và McLeod [66] còn so sánh sự lĩnh hội âm lời nói với đánh giá của cha

.



.

7

mẹ và với độ dễ hiểu của lời nói, cũng như xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng tới
việc lĩnh hội âm lời nói như tuổi, giới tính và điều kiện kinh tế xã hội của phụ huynh
của trẻ.
Theo kết quả từ nghiên cứu này, những trẻ phát triển bình thưởng từ 4 tuổi trịn
đến 5 tuổi 11 tháng đã đạt được sự lĩnh hội lời nói gần như hồn chỉnh. PCC đạt được
trung bình trên 90%. Các quy trình âm vị được sử dụng ở các trẻ từ 4 tuổi tròn đến 5
tuổi 11 tháng chỉ còn tắc hóa và giảm bật hơi. Bên cạnh đó, những trẻ này có thể phát
âm đúng hầu hết các phụ âm, nguyên âm, bán nguyên âm và thanh điệu và trẻ có thể
nói một cách dễ hiểu với người khác. Những thơng tin về sự lĩnh hội lời nói của trẻ em
bình thường này là cơ sở để xác định tình trạng RLALN ở trẻ em [66].
1.3.

Rối loạn âm lời nói ở trẻ em

1.3.1. Khái niệm rối loạn âm lời nói ở trẻ em
RLALN được Hội đồng Chuyên gia Quốc tế về lời nói của trẻ em đa ngơn ngữ
(the International Expert Panel on Multilingual Children’s Speech) định nghĩa là “tồn
bộ các khó khăn trong việc tri nhận, thể hiện lại/ tái hiện âm vị (nhận thức) và hoặc tạo
lời nói mà những khó khăn này có ảnh hưởng tới độ dễ hiểu, sự chấp nhận và không
phù hợp lứa tuổi” [38-tr.1]. Trẻ có RLALN biểu hiện những khó khăn khi nói các âm
trong từ một cách chính xác, tương phản với biểu hiện của trẻ có rối loạn ngơn ngữ là
những khó khăn khi sử dụng, hiểu đúng ngữ pháp, từ vựng và ngơn ngữ xã hội [54].
Trẻ có RLALN có thể có một hoặc kết hợp các khó khăn kể trên [38], [52].
1.3.2. Dịch tễ học rối loạn âm lời nói ở trẻ em
Tỉ lệ RLALN ở trẻ em đã được báo cáo trong một số nghiên cứu và những tỉ lệ
này có sự khác nhau. Nghiên cứu của Law và cộng sự [42] cho thấy: Tỉ lệ lưu hành của

trẻ RLALN chiếm 2,3 đến 24,6%. Tỉ lệ lưu hành đối với trẻ chậm nói và/hoặc chậm trễ
ngơn ngữ chiếm 2,28% đến 6,68%. Trong nghiên cứu về RLALN ở trẻ từ 4 tuổi tròn
đến 4 tuổi 11 tháng của Eadie và cộng sự, tỉ lệ RLALN ở trẻ là 3,4% [28]. Các dạng rối
loạn giao tiếp được điều trị ở trẻ mẫu giáo khi khảo sát 6.624 trẻ trong nghiên cứu của

.


.

8

Mullen và Schooling [60] đã xác định: Rối loạn liên quan “cấu âm/tính dễ hiểu” chiếm
74,7%; rối loạn liên quan “tạo lời nói” chiếm 61,3%; và rối loạn liên quan “hiểu lời
nói” chiếm 42%. Phần lớn các trẻ trong lứa tuổi từ mẫu giáo đến lớp 12 nhận dịch vụ
ngôn ngữ trị liệu liên quan đến việc “tạo âm lời nói”, trong đó các trẻ từ mẫu giáo đến
lớp 3 chiếm 55,8%. Trong một nghiên cứu trên 4.983 trẻ em từ 4 tuổi tròn đến 5 tuổi
11 tháng, McLeod và Harrison [56] cũng đã báo cáo tỉ lệ phụ huynh lo lắng về cách
con họ “nói và phát âm” chiếm đến 25,2% và tỉ lệ phụ huynh có lo lắng về lời nói của
con họ mà “được hiểu bởi những người khác” chiếm đến 12%.
Như vậy, có thể thấy tỉ lệ RLALN ở trẻ em có sự khác nhau giữa các nghiên
cứu. Sự khác nhau này có thể là do cách chọn mẫu cũng như mục đích của nghiên cứu
dựa theo những tiêu chí xác định khác nhau. Dù kết quả nghiên cứu khác nhau nhưng
đều cho thấy RLALN là một dạng rối loạn tồn tại với mức độ đối tương phổ biến so
với các dạng rối loạn giao tiếp khác. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cơng bố về tỉ lệ
RLALN ở trẻ em nói tiếng Việt.
1.3.3. Nguyên nhân rối loạn âm lời nói ở trẻ em
Nguyên nhân của RLALN được phân thành hai nhóm chính: Nhóm RLALN
khơng rõ nguyên nhân và nhóm xác định được nguyên nhân [52].
RLALN không rõ nguyên nhân được cho là chiếm tỉ lệ lớn hơn so với nhóm

RLALN xác định được nguyên nhân [52], [73]. Nhóm RLALN xác định được nguyên
nhân bao gồm: Nguyên nhân di truyền, bao gồm cả hội chứng di truyền; Rối loạn chức
năng hệ vận động/hệ thần kinh: rối loạn vận ngôn, mất điều khiển hữu ý lời nói
(Childhood Apraxia of Speech, CAS), bại não; Rối loạn cảm giác/tri giác: khiếm thính;
Khiếm khuyết hoặc các rối loạn cấu trúc sọ-mặt: khe hở mơi-chẻ vịm; Suy giảm nhận
thức/trí tuệ: hội chứng Down; và Rối loạn phổ tự kỷ [52].
1.3.4. Phân loại rối loạn âm lời nói ở trẻ
Theo McLeod và Baker [52], RLALN ở trẻ em bao gồm năm dạng chính:

.


.

9

(1) Khiếm khuyết/rối loạn âm vị: khó khăn trong nhận thức ngôn ngữ với việc học
hệ thống âm vị của một ngôn ngữ, đặc trưng bởi những mẫu lỗi lời nói cơ bản.
(2) Rối loạn lời nói bất ổn định: khó khăn trong lựa chọn và sắp xếp âm vị của
một từ mà khơng kết hợp với khó khăn vận động vùng miệng, được đặc trưng bằng
việc phát âm không nhất quán giữa các lần phát âm của những từ giống nhau.
(3) Khiếm khuyết cấu âm: khó khăn trong vận động lời nói bao gồm sự sản xuất
về mặt vật lý (như cấu âm,…) của những âm lời nói đặc biệt, những lỗi trong âm lời
nói điển hình chẳng hạn như nói ngọng âm xát /s/.
(4) Mất điều khiển hữu ý lời nói: một rối loạn vận động lời nói bao gồm khó
khăn trong lập kế hoạch và lập trình vận động, kết quả là những lỗi trong tạo âm lời nói
và ngơn điệu.
(5) Rối loạn vận ngơn: một rối loạn vận động lời nói với những khó khăn trong chu
trình cảm giác-vận động đặc biệt là giai đoạn lập trình vận động và thực hiện để tạo lời
nói.

Năm dạng RLALN được minh hoạ trong sơ đồ 1.1 dưới đây.
Rối loạn âm
lời nói

Âm vị

Vận động
lời nói

Rối loạn lời nói
bất ổn định

Khiếm
khuyết âm vị

.

Rối loạn
vận ngơn

Mất điều khiển
hữu ý lời nói

Rối loạn
cấu âm


.

10


Sơ đồ 1.1. Phân loại RLALN (Nguồn “McLeod & Baker, 2017, tr. 39”) [52]

Dựa vào hệ thống chẩn đoán phân biệt (Differential Diagnosis System, DDS),
Dodd phân loại RLALN thành bốn nhóm nhỏ với những mơ tả về khiếm khuyết [22],
[24]. Bốn dạng RLALN bao gồm:
(1) Rối loạn cấu âm: suy giảm khả năng phát âm các âm vị cụ thể, thường là âm
/s/.
(2) Trì hỗn âm vị: hiện diện các mẫu lỗi lời nói là điển hình của các trẻ nhỏ hơn
được xác định bởi dữ liệu quy chuẩn
(3) Rối loạn âm vị ổn định: sử dụng nhất quán một số mẫu lỗi không phát triển.
(4) Rối loạn âm vị bất ổn định: dạng lỗi đa âm vị cho cùng một mục từ vựng khi
khơng có khó khăn về vận động miệng.
1.3.5. Dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán rối loạn âm lời nói
Trẻ có RLALN có thể có những khó khăn về phát âm mà khơng phù hợp với lứa
tuổi. Những lỗi mà trẻ có thể gặp phải khi phát âm thường là thay thế âm, mất âm, biến
dạng âm hoặc thêm âm [51]. Tuy nhiên, việc xác định một trẻ có RLALN đang thiếu
các hướng dẫn chẩn đốn rõ ràng [24], cũng như các tiêu chuẩn chẩn đoán RLALN
được sử dụng trong một số nghiên cứu, tài liệu có sự khác biệt.
Theo Cẩm nang Chẩn đốn và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ
năm (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, DSM-5)
của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association, APA), chẩn
đoán RLALN bao gồm các tiêu chuẩn sau.
(1) “Khó khăn liên tục với việc tạo ra âm lời nói làm giảm tính dễ hiểu của hiểu
lời nói hoặc ngăn cản việc truyền đạt thơng điệp bằng lời nói;
(2) Sự xáo trộn dẫn tới hạn chế hiệu quả của quá trình giao tiếp, từ đó gây cản
trở các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng thành tích học tập, khả năng làm
việc hoặc tất cả các vấn đề nêu trên;

.



.

11

(3) Các triệu chứng khởi phát từ thời thơ ấu; và
(4) Những khó khăn khơng phải do các tình trạng bẩm sinh hoặc mắc phải như
bại não, hở hàm ếch, điếc hoặc mất thính lực, chấn thương sọ não, hoặc
các tình trạng bệnh lý hoặc thần kinh khác.” [13-tr.44].
Trong nghiên cứu năm 2017, Harrison và cộng sự sử dụng thang Lượng giá
chẩn đoán cấu âm và âm vị học (Diagnostic Evaluation of Articulation and Phonology,
DEAP) của Dodd và cộng sự [26]; thang đánh giá của cha mẹ về tình trạng phát triển
(Parents’ Evaluation of Developmental Status, PEDS) của Glascoe [31], [32], [33] và
thang đo kết quả trị liệu của Úc (Australian Therapy Outcomes Measures, AusTOMS)
[63] đã đưa ra ba tiêu chí nhận diện RLALN ở trẻ em [35]:
(1)

Với thang DEAP, những trẻ em đạt điểm tiêu chuẩn dưới 7 trên thang

DEAP nghĩa là điểm PCC thấp hơn 1 độ lệch chuẩn (Standard Deviation, SD) dưới
điểm trung bình được xác định là có RLALN.
(2)

Với thang PEDS, những trẻ mà cha mẹ hoặc giáo viên nhận xét là “có lo

lắng” hoặc “lo lắng một chút” được xác định là có RLALN.
(3)

Thang AusTOMS, một thang chứa bốn lĩnh vực thể hiện mức độ khiếm


khuyết của lời nói và ảnh hưởng của khiếm khuyết tới hoạt động-sự tham gia của trẻ
với thang điểm từ 5 đến 0, trong đó 5 điểm là “khơng có khó khăn” và 0 điểm là “hết
sức khó khăn”. Những trẻ được đánh giá thấp hơn 5 điểm được xác định là có RLALN.
Như vậy, tác giả của nghiên cứu đã dựa trên các tiêu chí về PCC, lo lắng của
cha mẹ và giáo viên về lời nói của trẻ cũng như điểm số về mức độ khiếm khuyết lời
nói làm tiêu chí chẩn đốn RLALN.
Nghiên cứu của tác giả McLeod và cộng sự năm 2013 cũng xác định các trẻ có
RLALN thơng qua việc sử dụng thang DEAP khi trẻ đạt tiêu chí điểm PCC thấp hơn 1
SD dưới điểm trung bình [57].
Nhằm xác định tính giá trị và độ tin cậy của thang đo Tính dễ hiểu theo ngữ
cảnh-tiếng Quảng Đông (Intelligibility in Context Scale: Cantonese, ICS-TC) ở phụ

.


.

12

huynh và các trẻ nói tiếng Quảng Đơng, Ng và cộng sự [61] đã tiến hành nghiên cứu
trên 72 trẻ mẫu giáo gồm 39 trẻ phát triển điển hình và 33 trẻ RLALN. Các trẻ được
chẩn đoán RLALN dựa trên kết quả đánh giá lời nói của trẻ trong bài kiểm tra cấu âm
tiếng Quảng Đông (Hong Kong Cantonese Articulation Test, HKCAT) [20]. Tiêu chí
chẩn đốn RLALN là điểm chuẩn của PICC, PFCC hoặc PVC/phần trăm nguyên âm
đôi đúng (Percentage of Diphthongs Correct) thấp hơn 1,33 SD dưới điểm trung bình
và xuất hiện các lỗi phát âm khơng điển hình bao gồm các mẫu quy trình âm vị hay lỗi
cấu âm mà tồn tại dưới 5% trẻ em ở mọi lứa tuổi trong dữ liệu quy chuẩn của HKCAT.
Nghiên cứu của Kok và To [41] cũng sử dụng thang HKCAT trong việc xác định trẻ có
RLALN với tiêu chí nhận diện trẻ dựa trên điểm trung bình của PICC. Các trẻ có PICC

< 1,33 SD dưới điểm trung bình được xác định là có RLALN. Một số nghiên cứu khác
cũng sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán RLALN dựa trên PCC như hai nghiên cứu của Lee
[44], [45] với trẻ được chẩn đốn có RLALN khi trẻ có điểm trung bình của PCC thấp
hơn 1,5 SD và 2 SD so với điểm chuẩn.
Với mục đích thu thập dữ liệu về việc sử dụng quy trình âm vị của trẻ từ 3-5
tuổi, nghiên cứu của Haelsig và Madison [34] đã tiến hành thu thập mẫu lời nói của 50
trẻ phát triển điển hình từ 2;10-5;2 tuổi ở các trường mầm non và trung tâm chăm sóc
ban ngày. Các trẻ này đều khơng có lo lắng của cha mẹ về lời nói-ngơn ngữ. Mẫu lời
nói của các trẻ sau đó đã được phân tích dựa trên Phân tích quy trình âm vị
(Phonological Process Analysis, PPA) của tác giả Weiner [84].Với kết quả thu được từ
nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra rằng một trẻ có thể bị chậm phát triển âm vị hoặc rối
loạn âm vị nếu trẻ đang tạo ra các quy trình âm vị được mong đợi ở trẻ em ở độ tuổi
nhỏ hơn hoặc hiếm khi được tạo ra ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, nghiên cứu so sánh
các quy trình âm vị được sử dụng ở 60 trẻ có lời nói dễ hiểu và 60 trẻ có lời nói khó
hiểu của Hodson và Paden [36] cũng cho thấy việc sử dụng các quy trình âm vị học cụ
thể đã phân biệt được hai nhóm trẻ này.

.


.

13

Tác giả So & Dodd [76] cũng đã đưa bốn phân loại trong nghiên cứu để phân
loại và xác định RLALN, trong đó có hai phân loại liên quan đến tiêu chí về quy trình
âm vị. Phân loại thứ nhất các tác giả đưa ra trong nghiên cứu là sự mắc lỗi chậm phát
triển âm vị hay trì hỗn âm vị khi trẻ xuất hiện ít nhất hai quy trình âm vị được sử dụng
ở hơn 10% số trẻ thuộc nhóm tuổi thấp hơn trong nghiên cứu quy chuẩn. Trẻ thuộc
phân loại thứ hai khi trẻ xuất hiện các quy trình âm vị mà được sử dụng ít hơn 10%

hoặc khơng được sử dụng bởi bất kì lứa tuổi nào trong nghiên cứu quy chuẩn.
Bên cạnh việc sử dụng các tiêu chuẩn về PPC (đặc biệt là PCC), lo lắng của cha
mẹ về lời nói của trẻ cũng như các quy trình âm vị để chẩn đốn RLALN, độ dễ hiểu
của lời nói cũng được các nghiên cứu sử dụng để phân biệt các trẻ RLALN với các trẻ
phát triển điển hình [41], [48], [55], [61]. Cơng cụ được sử dụng để đo lường độ dễ
hiểu lời nói của trẻ là thang đo tính dễ hiểu theo ngữ cảnh (Intelligibility in Context
Scale, ICS). Điểm số ICS được đề xuất trong các nghiên cứu để nhận diện trẻ RLALN
từ thấp nhất là 4,29 tới cao nhất là 4,64 [10].
Như vậy, thông qua việc sử dụng các công cụ lượng giá mẫu lời nói của trẻ cùng
với dữ liệu chuẩn của trẻ phát triển điển hình, các nghiên cứu đã sử dụng bốn tiêu
chuẩn chính để chẩn đốn RLALN, bao gồm: PPC (đặc biệt là PCC), quy trình âm vị,
sự “lo lắng” của cha mẹ và giáo viên về lời nói của trẻ và tính dễ hiểu lời nói của trẻ
[10].
1.3.6. Lượng giá trẻ có rối loạn âm lời nói
Lượng giá trẻ có RLALN nhằm mục đích giúp các nhà ngơn ngữ trị liệu xác
định các đặc điểm về âm lời nói của trẻ, giúp chẩn đốn được tình trạng RLALN, từ đó
thiết lập mục tiêu và đưa ra các chiến lược can thiệp phù hợp, đồng thời hỗ trợ việc
đánh giá tiến triển của can thiệp. Tuỳ vào mục đích của lượng giá mà có lượng giá sàng
lọc, lượng giá chẩn đốn hay lượng giá mơ tả đặc điểm lời nói của trẻ [52].
Khi lượng giá trẻ có RLALN, việc lựa chọn hình thức và cơng cụ lượng giá phù
hợp tùy thuộc vào mục đích lượng giá. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng đa dạng các

.


.

14

cơng cụ lượng giá [51], bao gồm các hình thức lượng giá chính thức: lượng giá chuẩn

hóa, lượng giá khơng chuẩn hóa và các phương pháp lượng giá khơng chính thức:
phỏng vấn, quan sát và bảng hỏi bao gồm báo cáo của phụ huynh và giáo viên về tình
trạng phát triển lời nói của trẻ [35].
Để có thể lượng giá được tồn diện một trẻ có RLALN, bên cạnh lượng giá các
đặc điểm về âm lời nói của trẻ (như PPC, các quy trình âm vị, vốn ngữ âm, vốn loại
hình âm tiết), McLeod và Baker [52] cũng đề cập đến việc thu thập thông tin về cấu
trúc và chức năng vùng miệng, thính giác, nhận thức lời nói, ngơn ngữ, chất lượng
giọng, độ trôi chảy, kỹ năng đọc viết, độ dễ hiểu của lời nói, khả năng kích thích những
âm lỗi, sự tham gia trong các hoat động khác nhau của trẻ, các yếu tố về tiền sử phát
triển, tiền sử y khoa và các đặc điểm về hoàn cảnh môi trường sống. Những nội dung
đánh giá này cũng thuộc các thành phần của ICF-CY [29], [52], [85].
1.3.7. Can thiệp rối loạn âm lời nói
Can thiệp cho trẻ có RLALN thường được thực hiện bởi các chuyên viên ngôn
ngữ trị liệu [12]. Trong thực tế, ở Việt Nam và nhiều nước khác, việc can thiệp can
thiệp cho trẻ có RLALN có thể do nhiều nhà chun mơn khác nhau thực hiện.
Can thiệp giúp trẻ có thể giảm tối đa mức độ khiếm khuyết, tăng cường sự tham
gia. Lựa chọn phương pháp can thiệp cho trẻ em phụ thuộc vào tình trạng RLALN của
trẻ có thể bao gồm dạy trẻ cách nhận thức, lưu trữ và cách phát âm. Hầu hết các can
thiệp tập trung vào việc phát âm (ví dụ: can thiệp theo cặp tối thiểu,…).
1.3.8. Nghiên cứu về đặc điểm âm lời nói ở trẻ có rối loạn âm lời nói
Đặc điểm âm lời nói của trẻ có RLALN đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay ở
các nước khác nhau trên thế giới. Dưới đây xin điểm qua một số nghiên cứu ở một số
nước tiêu biểu.
Trước hết là nghiên cứu ở Bồ Đào Nha: Với mục đích so sánh kỹ năng âm vị
của các trẻ RLALN và các trẻ phát triển điển hình ở Bồ Đào Nha, Jesus và cộng sự
[40] đã tiến hành nghiên cứu trên 20 trẻ rối loạn âm vị học từ 3;8-6;7 tuổi và 232 trẻ

.



×