Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng pregabalin tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 98 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

)

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGỤY NGUYÊN TRIỀU

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA
BẰNG PREGABALIN TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

)

BỘ Y TẾ


ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGỤY NGUYÊN TRIỀU

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU LAN
TỎA BẰNG PREGABALIN TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT
BỆNH TẬT TỈNH LÂM ĐỒNG

NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THANH NHÃN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn
của PGS. TS. Trần Thanh Nhãn. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn
“Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng Pregabalin tại Trung tâm kiểm
soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng” là trung thực, chưa từng được đăng tải trên bất cứ tài
liệu khoa học nào và đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về cam kết này.
Hồ Chí Minh, ngày


tháng 12 năm 2021

Tác giả luận văn

Ngụy Nguyên Triều

.


.

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA BẰNG
PREGABALIN TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH LÂM ĐỒNG
Ngụy Nguyên Triều
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thanh Nhãn
Mục tiêu nghiên cứu: : Khảo sát hiệu quả giải lo âu và tác dụng không mong muốn

của Pregabalin ở những bệnh nhân (BN) rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT) tại Trung tâm
kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng (TTKSBTLĐ).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang theo dõi trong 4 tuần trên bệnh

nhân ngoại trú được chẩn đoán RLLALT theo tiêu chuẩn ICD – 10 tại TTKSBTLĐ
trong thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 6/2021. Các đặc điểm nhân khẩu học và
đặc điểm điều trị được thu thập từ sổ khám bệnh và phiếu thông tin bệnh nhân nghiên
cứu. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và SPSS 23.0
Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 64 bệnh nhân, 31,2% nam và 68,8% nữ. Tuổi
trung bình 47,53±14 tuổi, thời gian trung bình từ khi bị bệnh đến khi được khám tại chuyên
khoa Tâm thần là 9,95 ± 4,675 tháng. Điều trị Pregabalin liều cố định với liều 150 mg/ngày
được chỉ định nhiều nhất 75%. Tỷ lệ đáp ứng với điều trị là 82,8%. Đánh giá sự cải thiện

chung theo thang điểm đánh giá chung về lâm sàng (CGI-I) tại các thời điểm cho thấy có sự
cải thiện rõ rệt hoặc cải thiện rất nhiều trên lâm sàng so với lúc trước điều trị với điểm số 2
tuần (2,14 ± 0,833) và 4 tuần (1,72 ± 0,908) so với lúc đến khám (4,52 ± 1,113) (p < 0,0001).
Tác dụng không mong muốn thường gặp ở bệnh nhân điều trị bằng Pregabalin là chóng mặt
(26,6%), ngủ gật (21,9%) và khơ miệng (15,6%) xuất hiện chủ yếu trong 2 tuần đầu điều trị.
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng liều 300 mg/ngày có triệu chứng ngủ gật cao hơn liều 150 mg/ngày
(43,8% so với 14,6%; p = 0,004).
Kết luận: Pregabalin có hiệu quả tốt trong điều trị RLLALT. Hiệu quả giải lo âu của pregabalin
bắt đầu sớm (sau 2 tuần) và cải thiện đáng kể các triệu chứng lo âu tâm thần và cơ thể.
Từ khóa: Rối loạn lo âu lan tỏa, Pregabalin.

.


.

SURVEYING THE EFFICIENCY OF PREGABALIN IN THE
TREATMENT OF GENERALIZED ANXIETY DISORDER AT CENTER
FOR DISEASE CONTROL IN LAM DONG PROVINCE
Nguy Nguyen Trieu
Supervisors: Tran Thanh Nhan, PhD.
Objectives: To investigate the anxiolytic effects and adverse effects of Pregabalin in
patients with generalized anxiety disorder (GAD) at the Center for Disease Control of
Lam Dong province (CDCLD).
Methods: In this cross-sectional descriptive study, followed for 4 weeks on outpatients
diagnosed with GAD according to criteria ICD - 10 at CDCLD during the period from
August 2020 to June 2021. Demographic characteristics and treatment characteristics
were collected from health records and research patient information sheets. Data were
processed using Microsoft Excel 2016 and SPSS 23.0 software.
Results: The study was conducted on 64 patients, 31.2% male and 68.8% female. The mean

age was 47.53 ± 14 years old, the mean time from illness to being examined at psychiatric
specialist was 9.95 ± 4.675 months. Treatment with fixed-dose Pregabalin at a dose of 150
mg/day was the most indicated 75%. The response rate to treatment was 82.8%. Evaluation
of the overall improvement according to the Clinical Global Impression Improvement Scale
(CGI-I) at time points showed a clinically significant improvement (much or very much
improved) compared to before treatment with a score of 2 weeks (2.14 ± 0.833), 4 weeks
(1.72 ± 0.908) and before treatment (4.52 ± 1.113) (p < 0.0001). The most frequently
occurring adverse events experienced by patients treated with pregabalin were dizziness
(26.6%), somnolence (21.9%) and dry mouth (15.6%), which occurred mainly in the first 2
weeks of treatment. A higher proportion of patients receiving the 300 mg/day dose had
symptoms of somnolence than the 150 mg/day dose (43.8% vs 14.6%; p = 0.004).
Conclusion: Pregabalin is effective in the treatment of GAD. The anxiolytic effects of
Pregabalin onset early (after 2 weeks) and significantly improved the psychiatric and
somatic symptoms of GAD.
Keywords: Generalized anxiety disorder, Pregabalin.

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ........................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. KHÁI NIỆM VÀ DỊCH TỄ RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA .................... 3
1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 3

1.1.2. Dịch tễ rối loạn lo âu lan tỏa .................................................................. 3
1.2. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH .................................................................. 4
1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN RLLALT .. 8
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................. 8
1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán........................................................................... 10
1.3.3. Tiến triển và tiên lượng ........................................................................ 13
1.3.4. Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa ................................................................ 13
1.4. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA BẰNG PREGABALIN ....... 17
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PREGABALIN TRONG ĐIỀU TRỊ
RLLALT .......................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................. 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................... 26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 26

.


i.

2.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 27
2.3.1. Mơ tả đặc điểm lâm sàng RLLALT ...................................................... 28
2.3.2. Điều trị bằng Pregabalin ....................................................................... 30
2.3.3. Công cụ sử dụng trong nghiên cứu: ...................................................... 30
2.3.4. Phân tích và xử lý số liệu ..................................................................... 33
2.3.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................... 33
2.3.6. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu ...................................... 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 34

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU ............................... 34
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RLLALT CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU ........ 37
3.3. ĐIỀU TRỊ .................................................................................................. 41
3.3.1. Liều điều trị trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu...................................... 41
3.3.2. Kết quả điều trị .................................................................................... 41
3.3.3. Thời gian điều trị.................................................................................. 42
3.3.4. Mức độ lo âu theo kết quả trắc nghiệm Hamilton ................................. 43
3.3.5. Mức độ bệnh theo thang CGI tại các thời điểm nghiên cứu .................. 43
3.3.6. Sự cải thiện chung về lâm sàng tại từng thời điểm nghiên cứu theo thang (CGI)
...................................................................................................................... 44
3.3.7. Sự cải thiện chung về lâm sàng ở các liều khác nhau tại từng thời điểm
nghiên cứu theo thang (CGI) .......................................................................... 44
3.3.8. Sự cải thiện chung về lâm sàng tại từng thời điểm nghiên cứu theo giới
tính theo thang (CGI) ..................................................................................... 45
3.3.9. Sự cải thiện chung về lâm sàng tại từng thời điểm nghiên cứu theo nhóm
tuổi theo thang (CGI) ..................................................................................... 45

.


.

i

3.3.10. Đánh giá chỉ số hiệu quả tại từng thời điểm nghiên cứu theo thang (CGI)
...................................................................................................................... 46
3.3.11. Đánh giá chỉ số hiệu quả của Pregabalin ở các liều khác nhau tại từng
thời điểm nghiên cứu theo thang (CGI) .......................................................... 46
3.3.12. Đánh giá chỉ số hiệu quả của Pregabalin tại từng thời điểm nghiên cứu
theo giới tính theo thang (CGI) ...................................................................... 47

3.3.13. Đánh giá chỉ số hiệu quả của Pregabalin tại từng thời điểm nghiên cứu
theo nhóm tuổi theo thang (CGI) ................................................................... 47
3.4. TÁC DỤNG KHƠNG MONG MUỐN CỦA PREGABALIN TRÊN
NHĨM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU ........................................................... 48
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 50
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU ....... 50
4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu ................................. 50
4.1.2. Đặc điểm trình độ học vấn của bệnh nhân nghiên cứu .......................... 51
4.1.3. Đặc điểm tình trạng hôn nhân của bệnh nhân nghiên cứu ..................... 52
4.1.4. Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu ................................ 52
4.1.5. Thời gian từ khi khởi phát bệnh đến khi được điều trị tại chuyên khoa tâm
thần................................................................................................................ 53
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RLLALT CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU ........ 53
4.2.1. Đặc điểm các triệu chứng cơ thể của rối loạn lo âu trong nhóm nghiên cứu
...................................................................................................................... 53
4.2.2. Đặc điểm các triệu chứng tâm thần của rối loạn lo âu trong nhóm nghiên
cứu................................................................................................................. 55
4.2.3. Đặc điểm các sang chấn tâm lý ............................................................ 57
4.2.4. Đặc điểm lo âu, mức độ bệnh của nhóm nghiên cứu trên thang HARS và
thang CGI ...................................................................................................... 58

.


v.

4.3. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA .............................................. 58
4.3.1. Thuốc và liều điều trị ........................................................................... 58
4.3.2. Kết quả điều trị các triệu chứng cơ thể ................................................. 59
4.3.3. Kết quả điều trị các triệu chứng tâm thần ............................................. 60

4.3.4. Thời gian điều trị.................................................................................. 62
4.3.5. Sự thuyên giảm trên thang HARS ........................................................ 62
4.3.6. Sự thuyên giảm sau điều trị trên thang CGI .......................................... 62
4.4. NHẬN XÉT TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN ............................... 65
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 68
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 68
5.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 70
PHỤ LỤC

.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu của Pregabalin trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa
...................................................................................................................... 23
Bảng 3.2. Phân bố tuổi bệnh nhân nghiên cứu ....................................................... 34
Bảng 3.3. Phân bố trình độ học vấn của bệnh nhân................................................ 35
Bảng 3.4. Phân bố tình trạng hơn nhân của bệnh nhân........................................... 36
Bảng 3.5. Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân ...................................................... 36
Bảng 3.6. Thời gian từ khi bị bệnh đến khi khám chuyên khoa tâm thần ............... 37
Bảng 3.7. Đặc điểm triệu chứng cơ thể của bệnh nhân .......................................... 37
Bảng 3.8. Đặc điểm triệu chứng tâm thần của bệnh nhân ...................................... 38
Bảng 3.9. Đặc điểm mức độ nặng của bệnh tại thời điểm khám theo thang CGI theo
giới ................................................................................................................ 40
Bảng 3.10. Liều điều trị trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu ..................................... 41
Bảng 3.11. Sự thuyên giảm các triệu chứng cơ thể của lo âu dưới tác dụng của
Pregabalin ...................................................................................................... 41

Bảng 3.12..Sự thuyên giảm các triệu chứng tâm thần của lo âu dưới tác dụng điều
trị của Pregabalin ........................................................................................... 42
Bảng 3.13. Thời gian điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ............................. 42
Bảng 3.14. Mức độ lo âu theo trắc nghiệm Hamilton tại từng thời điểm điều trị .... 43
Bảng 3.15. Mức độ bệnh theo thang CGI tại các thời điểm nghiên cứu ................. 43
Bảng 3.16. Thay đổi điểm CGI (sự cải thiện chung) .............................................. 44
Bảng 3.17. Sự cải thiện chung về lâm sàng ở các liều khác nhau tại từng thời điểm
nghiên cứu ..................................................................................................... 44
Bảng 3.18. Sự cải thiện chung về lâm sàng tại các thời điểm nghiên cứu theo giới
tính ................................................................................................................ 45
Bảng 3.19. Sự cải thiện chung về lâm sàng tại các thời điểm nghiên cứu theo nhóm
tuổi ................................................................................................................ 45
Bảng 3.20. Thay đổi chỉ số hiệu quả...................................................................... 46
Bảng 3.21. Đánh giá chỉ số hiệu quả của Pregabalin ở các liều khác nhau tại từng
thời điểm nghiên cứu ..................................................................................... 46

.


.

i

Bảng 3.22. Đánh giá chỉ số hiệu quả tại các thời điểm nghiên cứu theo giới tính ... 47
Bảng 3.23. Đánh giá chỉ số hiệu quả tại các thời điểm nghiên cứu theo nhóm tuổi 47
Bảng 3.24. Tác dụng khơng mong muốn của Pregabalin ở các liều điều trị ........... 48
Bảng 3.25. Tác dụng không mong muốn thường gặp của Pregabalin theo thời điểm
điều trị ........................................................................................................... 49

.



.

i

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính ...................................................... 35
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo chủ đề sang chấn tâm lý .............................. 39
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm mức độ lo âu của bệnh tại thời điểm khám theo trắc nghiệm
Hamilton theo giới ......................................................................................... 39

DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Pregabalin và mơ hình liên kết α2-δ [21] ............................................... 18
Sơ đồ 2.1. Các bước thực hiện nghiên cứu ............................................................ 27

.


.

ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

Ý nghĩa tiếng Việt


BOLD

Blood oxygen level dependent

Lệ thuộc mức oxi máu

CGI

Clinical Global Impression Scale

Thang đánh giá chung về lâm sàng

CIDI

Composite international diagnostic

Bản phỏng vấn chẩn đoán quốc tế

Interview

kết hợp

CRHR1

Corticotropin-releasing hormone
receptor 1

CSHQ

Chỉ số hiệu quả


CTC

Chống trầm cảm

DSM

Diagnostic and Statistical Manual

Tài liệu thống kê và chẩn đoán các

of Mental Disorders

rối loạn tâm thần

Functional magnetic resonance

Hình ảnh cộng hưởng từ chức năng

fMRI

imaging
HARS

Hamilton Anxiety Rating Scale

Thang đánh giá lo âu Hamilton

ICD


International Classification of

Bảng phân loại bệnh quốc tế

Diseases
MAOA

Monoamine Oxidase A

MAOI

Monoamine Oxidase Inhibitor

Ức chế monoamine oxidase

NaSSA

Nonadrnaline – Specific Serotonin

Chống trầm cảm noradrenalin và

antidepressan

đặc hiệu trên serotonin

RGS2

Regulator of G – Protein signaling 2

RLLALT


Rối loạn lo âu lan tỏa

SNRI

Serotonin – Norepinephrine

Ức chế tái hấp thu serotonin và

reuptake inhibitor

norepinephrin

Selective Serotonin reuptake

Ức chế tái hấp thu có chọn lọc

inhibitor

serotonin

TCA

Tricyclic antidepressants

Chống trầm cảm ba vịng

TDKMM

Tác dụng khơng mong muốn


WFSBP

The World Federation of Societies

Liên đoàn hiệp hội tâm thần

of Biological Psychiatry

sinh học thế giới

SSRI

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lo âu là rối loạn tâm thần phổ biến trên thế giới. Trong đó, rối
loạn lo âu lan tỏa là một thể lâm sàng thường gặp, chiếm tỉ lệ cao trong các rối
loạn lo âu thường được điều trị ngoại trú. Nghiên cứu ở các quốc gia Châu Âu
cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn lo âu 12 tháng là 14% khoảng 61,5 triệu người bị ảnh
hưởng và rối loạn này thì phổ biến hơn bất kỳ bệnh tâm thần nào khác ở những
người từ 14 – 65 tuổi; tỷ lệ mắc cả đời là 4,8% [91]. Một nghiên cứu khác tại
Hoa Kỳ, trong 12 tháng tỷ lệ mắc rối loạn lo âu lan tỏa ở người từ 18 đến 64 tuổi
là 2,9%. Trong đó, tỷ lệ mắc suốt đời là 7,7% ở phụ nữ và 4,6% ở nam giới [46].
Rối loạn lo âu lan tỏa có xu hướng trở thành mạn tính, tiến triển nặng lên
nếu không được điều trị; người bệnh bị suy giảm khả năng lao động, tăng nguy cơ
mất việc làm, giảm chất lượng cuộc sống [4]. Chi phí xã hội đối với rối loạn lo âu

lan tỏa và các vấn đề cộng đồng kèm theo là rất đáng kể. Năm 2004, chi phí điều
trị rối loạn lo âu lan tỏa ở Châu Âu khoảng 2000 EUR/bệnh nhân/đợt điều trị [40].
Phương pháp điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm liệu pháp hóa dược và
liệu pháp tâm lý. Trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp hoá dược,
thuốc giải lo âu được coi là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, nhóm này có những
nhược điểm như làm giảm trương lực cơ, đi lại loạng choạng gây ngã, nhất là ở
người cao tuổi (đặc biệt là tình trạng lệ thuộc thuốc của người bệnh) [4].
Tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng việc điều trị bằng thuốc
giải lo âu tương đối phổ biến đặc biệt là trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa.
Sự lệ thuộc và các tác dụng không mong muốn do thuốc giải lo âu gây ra là
rất đáng lo ngại. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu điều trị rối loạn lo âu
lan tỏa, trong đó có Pregabalin. Kết quả cho thấy thuốc có tác dụng tốt trong
điều trị rối loạn này [44].

.


.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về kết quả điều trị rối
loạn lo âu lan tỏa của Pregabalin tại Việt Nam. Xuất phát từ thực tế này, với
mong muốn tìm kiếm một hướng điều trị mới tại Việt Nam nói chung và tại
trung tâm kiểm sốt bệnh tật tỉnh Lâm Đồng nói riêng, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lo âu bằng Pregabalin tại
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng Pregabalin.
2. Khảo sát các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng ở bệnh nhân được
điều trị bằng Pregabalin.

.



.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VÀ DỊCH TỄ RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA
1.1.1. Một số khái niệm
Lo âu bình thường: là hiện tượng phản ứng tự nhiên của con người trước những
khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt
qua và tồn tại. Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước nguy hiểm sắp đến, để con
người sử dụng mọi biện pháp đương đầu với sự đe dọa. Khi mối đe dọa khơng cịn
thì lo âu cũng hết và thường khơng có hoặc có rất ít triệu chứng cơ thể [4].
Rối loạn lo âu lan tỏa:là một rối loạn được đặc trưng bởi tình trạng lo âu q
mức khơng kiểm sốt được, lo âu nhiều chủ đề, không phù hợp với thực tế. Lo âu
xuất hiện nhiều ngày, kéo dài trên 6 tháng, kèm theo các triệu chứng cơ thể, bao gồm:
căng cơ, bồn chồn kích thích, khó tập trung hoặc cảm giác trống rỗng, dễ mệt mỏi, dễ
bị kích thích, rối loạn giấc ngủ [4], [51].
1.1.2. Dịch tễ rối loạn lo âu lan tỏa
Tỉ lệ mắc RLLALT
Nghiên cứu dịch tễ về RLLALT cho các tỉ lệ khác nhau khi sử dụng các tiêu
chuẩn chẩn đoán khác nhau (DSM và ICD).
 Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV [11].
Năm 2000, một nghiên cứu dịch tễ các rối loạn tâm thần ở 6 quốc gia Châu Âu cho
thấy tỉ lệ mắc RLLALT trong 12 tháng là 1% và trong suốt cuộc đời là 2,8% [10].
 Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD – 10 [94]
Nghiên cứu dịch tễ RLLALT của Connell tại bắc Ai Len cho tỉ lệ mắc RLLALT trong
1 tháng là 0,15%, trong 1 năm là 0,2% [52].
Như vậy, các nghiên cứu tiến hành trên thế giới sử dụng bảng phỏng vấn đánh
giá, tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau, cho các tỉ lệ RLLALT khác nhau. Nhìn chung,
các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc RLLALT cao trong cộng đồng.


.


.

Tuổi mắc RLLALT
Nghiên cứu dịch tễ RLLALT tại 130 địa điểm ở Đức theo tiêu chuẩn chẩn
đoán của ICD – 10 cho thấy tỉ lệ mắc RLLALT theo tuổi: 18-24 tuổi (1,0%), 25-34
tuổi (0,7%), 35-44 tuổi (1,5%), 45-54 tuổi (2,0%), ≥ 55 tuổi (2,2%) [24].
Nghiên cứu khảo sát sức khỏe Tâm thần ở Úc trên 10641 người với công cụ
phỏng vấn CIDI theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD – 10 cho kết quả tỉ lệ mắc
RLLALT: 18-24 tuổi (3,0%), 25-34 tuổi (3,9%), 35-44 tuổi (4,5%), 45-54 tuổi
(4,9%), 55-64 tuổi (3,0%), ≥ 65 tuổi (1,6%) [41].
Nghiên cứu của Nguyễn Phước Bình tỉ lệ mắc RLLALT dao động đáng kể
giữa các độ tuổi. Người ở độ tuổi dưới 25 và độ tuổi trên 65 có nguy cơ mắc RLLALT
thấp hơn nhiều so với những người ở giữa hai độ tuổi trên. Nghiên cứu cho thấy rối
loạn lo âu lan tỏa thường khởi phát ở nhóm tuổi 36-45 tuổi (46,7%), tuổi khởi phát
trung bình là 36 ± 10,09 [1].
Các bệnh mắc kèm của RLLALT
Trong cuộc điều tra dịch tễ ở Mỹ, phát hiện 66,3% người RLLALT có ít nhất
một rối loạn mắc kèm [93]. Nghiên cứu của Robin M. Carter và cộng sự (2001) cũng
cho thấy RLLALT thường đi kèm với các rối loạn khác: nghiện rượu (6,4%), nghiện
thuốc lá (14%), nghiện ma túy (1,4%), giai đoạn trầm cảm (59%), trầm cảm tái diễn
(36,2%), các rối loạn lo âu khác (55,9%), rối loạn hoảng sợ (21,5%), ám ảnh sợ
khoảng trống (11,3%), ám ảnh sợ xã hội (28,9%), ám ảnh sợ đặc hiệu (29,3%) [24].
1.2. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH
Các yếu tố quan trọng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tâm căn nói chung và
RLLALT nói riêng bao gồm sang chấn tâm lý, nhân cách (khả năng chống đỡ của
nhân cách), môi trường và cơ thể [8].


.


.

 Yếu tố sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý được hiểu là những sự kiện, hoàn cảnh hoặc những yếu tố
kích thích tác động vào tâm thần gây ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực
như căng thẳng, lo lắng, buồn chán. Sang chấn tâm lý có thể là nguyên nhân trực tiếp
hoặc là nhân tố thúc đẩy gây ra RLLALT. Nghiên cứu của Blazer và cộng sự nhận
thấy sự xuất hiện của một hoặc nhiều sự kiện, tình huống bất lợi làm tăng nguy cơ
xuất hiện RLLALT [19]. Theo Brantley, nguyên nhân khởi phát và duy trì tình trạng
mạn tính RLLALT là do sự gia tăng các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống như
các vấn đề gia đình, nhà ở, tài chính, cơng việc, học tập, bệnh tật và sức khỏe [23].
 Yếu tố nhân cách
Sang chấn tâm lý có gây ra RLLALT hay không, phụ thuộc chủ yếu vào nhân cách.
Nhân cách bao gồm nhiều thành phần khác nhau (xu hướng, khí chất, tính cách, năng lực)
trong đó thành phần khí chất có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành RLLALT. Khí chất
là loại hình hoạt động thần kinh tương đối bền vững của cá nhân [8]. Theo Eysenck có hai
yếu tố chính trong cấu trúc nhân cách là loại hình thần kinh ổn định (neuroticism) – khơng
ổn định và tính cách hướng ngoại – hướng nội [32]. Một số tác giả cho biết RLLALT
thường xuất hiện ở những người có loại hình thần kinh khơng ổn định [22], [39]. Trong các
rối loạn lo âu, đặc biệt RLLALT, nhân cách đóng vai trị quan trọng hơn sang chấn tâm lý.
Loại hình thần kinh khơng ổn định hay loại hình thần kinh yếu, dễ tổn thương được coi là
thành tố tiên quyết trong sức chịu đựng đối với những tác động của các sự kiện, tình huống
gây sang chấn tâm lý.
Khả năng phản ứng chống đỡ với sang chấn tâm lý của nhân cách liên quan mật
thiết đến sự nhận thức đối với sang chấn tâm lý. Nếu nhận thức tình huống khơng nguy
hiểm và có thể chống đỡ được thì sẽ có một phản ứng thích hợp, bình thường. Nhưng nếu

nhận thức tình huống là nguy hiểm và mình khơng thể chống đối được, thì sẽ xuất hiện
một phản ứng bệnh lý. RLLALT có liên quan đến sự bất thường trong nhận thức của bệnh
nhân về các mối nguy hiểm và giảm khả năng kiểm sốt các tình huống. Vỏ não trước trán
đảm nhiệm chức năng liên quan đến nhận thức, chú ý, hoạt động và cảm xúc. Theo
Siddiqui, vỏ não trước trán đóng một vai trị quan trọng trong việc nhận thơng tin, mã hóa
thơng tin, lập kế hoạch, ra quyết định và dự đoán kết quả [79]. Vùng bụng vỏ não trước

.


.

trán (ventromedial prefrontal cortex) có chức năng phân tích, phán đoán về các mối nguy
hiểm, ức chế phản ứng cảm xúc và tự kiểm soát. Giảm hoạt động vùng bụng vỏ não trước
trán dẫn đến khó khăn trong việc phân biệt giữa thơng tin nguy hiểm và an tồn [86]. Nhiều
báo cáo từ nghiên cứu chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) cho biết có hiện tượng giảm
tín hiệu vùng bụng vỏ não trước trán ở những bệnh nhân RLLALT [25], [30], [64]. Nghiên
cứu của Palm và cộng sự trên 15 bệnh nhân nữ được chẩn đoán RLLALT phát hiện có sự
suy giảm tín hiệu BOLD tại vùng bụng vỏ não trước trán [64]. Nghiên cứu của Jiook Cha
phát hiện có hiện tượng giảm tín hiệu BOLD trên 32 bệnh nhân được chẩn đoán RLLALT
[25]. Theo Duval, sự suy giảm tín hiệu vùng vỏ não trước trán trước những “sợ hãi bình

thường” dẫn tới thiếu hụt khả năng ức chế của vỏ não trước trán với các vùng não cảm
xúc. Bệnh nhân ít có khả năng phán đốn giữa thơng tin về mối nguy hiểm và sự an toàn
[30]. Tức là, giảm khả năng nhận thức đối với các “kích thích an tồn” từ các tình huống,

vấn đề bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Sự suy giảm khả năng kiểm sốt của vỏ
não trước trán có thể là ngun nhân xuất hiện và duy trì RLLALT [30], [31].
 Yếu tố mơi trường
Yếu tố mơi trường cũng góp phần quan trọng trong nguyên nhân khởi phát và

duy trì RLLALT. Các nhân cách hoạt động trong môi trường tác động qua lại cảm ứng
lẫn nhau rất mật thiết. Trong cùng một mơi trường, khi cảm ứng những nét tiêu cực, có
thể gây ra một trạng thái bệnh lý tập thể. Nhưng khi cảm ứng những nét tích cực thì mỗi
nhân cách trong tập thể lại được tăng thêm sức mạnh chống lại sang chấn tâm lý [8].
Theo một số nghiên cứu, nguy cơ mắc RLLALT tăng cao ở những môi trường gia đình
mà cha mẹ, họ hàng có các vấn đề lo lắng, các bệnh lý như RLLALT, trầm cảm hoặc
môi trường bố mẹ sử dụng rượu và lạm dụng chất gây nghiện, bất hịa, ly hơn, khơng
chăm sóc con, trẻ bị ngược đãi, bị bạo hành, gia đình mất bố, mẹ mất sớm [53], [56].

.


.

 Yếu tố cơ thể
Cơ thể khỏe mạnh là một nhân tố tốt cho nhân cách chống đỡ với sang
chấn tâm lý. Trong những điều kiện cơ thể suy yếu do chấn thương, nhiễm
khuẩn, nhiễm độc, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, làm việc quá sức, thiếu ngủ, bệnh
cơ thể nặng, có thai, sinh đẻ, nghiện rượu thì một sang chấn tâm lý nhẹ cũng có
thể là nguyên nhân gây ra RLLALT [8].
Ngồi ra, nhiều bằng chứng cho thấy RLLALT có yếu tố di truyền. Nghiên
cứu phả hệ trên từng cá nhân trong gia đình và trên các cặp sinh đơi cho tỉ lệ di truyền
RLLALT lần lượt là 19,5 và 30% [83].
Một nghiên cứu phân tích gộp từ tám nghiên cứu phát hiện vị trí các gen quy
định loại hình thần kinh không ổn định nằm trên các nhiễm sắc thể số 9, 11, 12 và 14
[89]. Bên cạnh đó, nghiên cứu di truyền đa nhân tố đã làm sáng tỏ tương đối đầy đủ

về các khía cạnh của di truyền trong RLLALT. Di truyền đa nhân tố được biết đến là
sự tương tác giữa gen với gen và giữa gen với mơi trường để tạo ra tính trạng của cá
thể hay những triệu chứng của bệnh. Một gen di truyền không thể gây ra bệnh nhưng

nhiều gen cùng tác động một hướng và chịu sự tác động của môi trường có thể gây
ra bệnh. Dựa trên nghiên cứu liên kết tồn bộ gen (GWAS), Gottschalk đã tìm ra được
các gen của RLLALT nhạy cảm với những trải nghiệm thời thơ ấu, các sự kiện tiêu
cực trong cuộc sống hoặc những sự kiện gây căng thẳng bao gồm: 5-HTT, NPSR1,
COMT, MAOA, CRHR1, RGS2. Đồng thời, tìm ra được các gen nhạy cảm với hệ
thống Serotonergic và Catecholaminergic bao gồm 5-HTT, 5-HTT1A, MAOA [36].
Một nghiên cứu khác, kết hợp 3 nhóm liên kết gen (GWAS) trên tổng số 106716 mẫu
đã phát hiện loại hình thần kinh khơng ổn định nằm ở 9 vùng gen với đa hình thái đảo
ngược của alen C trên NST số 8 đại diện cho một vùng gen chứa ít nhất 36 gen đã
được biết đến, trong đó vị trí rs12682352 là dấu hiệu mạnh nhất [36], [80]. Với những
kết quả như vậy, có thể thấy yếu tố di truyền mang tính chất cá thể.
Nhiều quan điểm cho rằng cơ chế phát sinh các triệu chứng của RLLALT là
do sự rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh, các hormon thần kinh steroid [50].

.


.

1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN RLLALT
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng
Biểu hiện của rối loạn lo âu lan tỏa thường dao động, thay đổi. Không phải tất
cả các bệnh nhân mắc rối loạn lo âu lan tỏa đều có các biểu hiện giống hệt nhau,
nhưng hầu hết những bệnh nhân này đều có sự pha trộn giữa các triệu chứng cơ thể
và triệu chứng tâm thần.
Nhóm các triệu chứng cơ thể [78]
Biểu hiện về cơ: Căng cơ, đau cơ vùng cổ và gáy.
Biểu hiện về tim mạch:
 Hồi hộp trống ngực.
 Mạch nhanh.

 Đau ngực.
Biểu hiện về tiêu hóa
 Khó chịu vùng thượng vị, chướng hơi, ợ nóng.
 Buồn nơn.
 Khơ miệng.
 Đau bụng.
 Tiêu chảy.
 Táo bón.
Các biểu hiện cơ thể khác
 Dễ mệt mỏi.
 Hay ra mồ hôi.
 Tiểu tiện nhiều lần.
 Đau căng đầu.
 Chóng mặt chống váng.
 Run

.


.

Các than phiền về triệu chứng cơ thể trong rối loạn lo âu lan tỏa rất thường
gặp và có xu hướng dai dẳng. Dễ mệt mỏi 26%, đau đầu 29%, các khó chịu ở dạ dày
29% [55], đau bụng 31%, đau ngực chiếm 33%, mất ngủ 38% [73], [88]. Có một số
sự khác biệt giữa rối loạn lo âu lan tỏa ở nam giới và phụ nữ. Ở phụ nữ biểu hiện cảm
xúc thường là lơ đãng và chậm chạp vận động, còn ở nam giới ngược lại, thường là
trạng thái kích thích bồn chồn và thái độ thù nghịch. Các yếu tố tâm lý xã hội, đặc
biệt là căng thẳng, mâu thuẫn, xung đột có nguy cơ gây rối loạn lo âu lan tỏa ở phụ
nữ hơn so với nam giới [83].
Các triệu chứng cơ thể trong rối loạn lo âu lan tỏa thường gặp ở các cơ quan

như hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ hơ hấp, hệ thần kinh. Chính vì vậy các triệu chứng
này thường được khám và điều trị ở các chuyên khoa khác, chỉ 28% các trường hợp
rối loạn lo âu lan tỏa được chẩn đoán đúng ở chuyên khoa tâm thần. Nhiều trường
hợp được chẩn đoán đúng sau 5-10 năm khởi phát bệnh [55], [92].
Mặc dù lo âu là biểu hiện trung tâm cốt lõi của rối loạn lo âu lan tỏa, nhưng
các triệu chứng cơ thể lại thường là lý do để các bệnh nhân đến khám và điều trị, đặc
biệt ở hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Nhóm các triệu chứng tâm thần
 Kích thích, cáu kỉnh.
 Bồn chồn khơng thể thư giãn.
 Cảm giác sợ hãi.
 Khó tập trung chú ý.
 Mất khả năng kiểm soát lo âu.
 Lo sợ bị chết.
Lo âu dai dẳng, kéo dài và không kiểm soát được. Lo âu về nhiều lĩnh vực
trong cuộc sống như bệnh tật, tài chính, cơng việc, sức khỏe, gia đình…nhưng khơng
khu trú vào bất kỳ hồn cảnh cụ thể nào. Bệnh nhân lo sợ bản thân hoặc người thân
sẽ mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị tai nạn, lo sợ một tương lai bất hạnh đói kém, cơ
đơn mà khơng hề có căn cứ thực tế. Kèm theo với lo âu là các triệu chứng về nhận
thức khác như căng thẳng, giảm tập trung chú ý, do dự thiếu quyết đoán. Theo
Heimberg, lo về bệnh tật chiếm tỷ lệ 31%, lo về gia đình 79%, lo về tài chính 50%,

.


0.

lo về học tập hoặc công việc 30% [73]. Dễ giật mình 68%, giảm tập trung chú ý 61%,
rối loạn giấc ngủ 38% và bồn chồn kích thích chiếm tỷ lệ 74% [55].
Tự sát trong lo âu: Đã có nhiều nghiên cứu trước đây gợi ý rằng các rối loạn

lo âu có liên quan đến tự sát. Theo nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng của Josh Nepon,
tỷ lệ mắc các rối loạn lo âu trong cuộc đời là 29,5% và 3,4% trong số này có ý tưởng
hoặc hành vi tự sát [62].
Trong số các rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ và rối loạn lo âu lan tỏa có mối
liên quan lớn nhất đến tự sát [77]. Có rất nhiều lý do để giải thích mối liên quan này.
Đó là do mức độ nặng nề của bệnh, do có thêm bệnh phối hợp. Thêm vào đó, sự thiếu
quan tâm, nâng đỡ, trợ giúp của xã hội đối với người bệnh cũng liên quan đến ý tưởng,
hành vi tự sát trong các rối loạn lo âu.
1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Về cơ bản ICD-10 và DSM-IV đồng nhất với nhau, nhiều nước trên thế giới
đều sử dụng ICD-10 phục vụ cho chẩn đoán và nghiên cứu. Nghiên cứu của Mayer
và cộng sự cho biết mặc dù chẩn đoán RLLALT với tiêu chuẩn chẩn đốn của ICD10 tuy cịn có nhiều hạn chế, nhưng theo DSM-IV còn nhiều hạn chế hơn [49]. Do đó,
trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng ICD-10 làm tiêu chuẩn chẩn đoán.
ICD-10 là phiên bản thứ 10 của phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và
vấn đề sức khỏe liên quan (ICD) là danh sách mã hóa y tế của tổ chức Y tế thế
giới (WHO). ICD-10 chứa các mã cho các bệnh, dấu hiệu và triệu chứng, phát hiện
bất thường, khiếu nại, hoàn cảnh xã hội và các nguyên nhân bên ngoài của thương
tích hoặc bệnh tật.
Chẩn đốn xác định: Theo tiêu chuẩn chẩn đốn RLLALT của ICD-10 [94]
A. Phải có một khoảng thời gian ít nhất 6 tháng với sự căng thẳng nổi bật, lo
lắng và cảm giác lo sợ về các sự kiện, các rắc rối hàng ngày.
B. Ít nhất 4 trong số các triệu chứng được liệt kê dưới đây phải có mặt, ít nhất
1 trong số 4 triệu chứng đó phải nằm từ (1) đến (4):

.


1.

Các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật

1. Hồi hộp, tim đập mạnh, hoặc nhịp tim nhanh.
2. Vã mồ hôi.
3. Run.
4. Khô miệng (không do thuốc hoặc mất nước).
Các triệu chứng liên quan đến vùng ngực và bụng
5. Khó thở.
6. Cảm giác nghẹn.
7. Đau hoặc khó chịu ở ngực.
8. Buồn nơn hoặc khó chịu ở bụng (ví dụ: sơi bụng)
Các triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm thần
9. Chóng mặt, khơng vững, ngất xỉu hoặc chống váng.
10. Cảm giác mọi đồ vật không thật (tri giác sai thực tại) hoặc bản thân ở rất xa
hoặc "không thực sự ở đây" (giải thể nhân cách).
11. Sợ mất kiềm chế, "hoá điên" hoặc ngất xỉu.
12. Sợ bị chết.
Các triệu chứng tồn thân
13. Có các cơn nóng bừng hoặc ớn lạnh.
14. Cảm giác tê cóng hoặc kim châm.
Các triệu chứng căng thẳng:
15. Căng cơ hoặc đau đớn.
16. Bồn chồn hoặc không thể thư giãn.
17. Có cảm giác tù túng, đang bên bờ vực, hoặc căng thẳng tâm thần
18. Có cảm giác có khối trong họng, hoặc khó nuốt.
Các triệu chứng khơng đặc hiệu khác
19. Đáp ứng quá mức với một sự ngạc nhiên nhỏ hoặc bị giật mình.
20. Khó tập trung hoặc đầu óc "trở nên trống rỗng" vì lo lắng hoặc lo âu.
21. Cáu kỉnh dai dẳng.
22. Khó ngủ vì lo lắng.

.



2.

C. Rối loạn này không đáp ứng tiêu chuẩn của rối loạn hoảng sợ (F41.0) của
rối loạn lo âu ám ảnh sợ (F40.-), rối loạn ám ảnh nghi thức (F42.-) hoặc rối loạn nghi
bệnh (F45.2).
D. Những chẩn đoán loại trừ hay gặp nhất: rối loạn lo âu này không phải do
một rối loạn cơ thể như cường giáp, không phải do một rối loạn tâm thần thực tổn
(F00-F09) hoặc rối loạn có liên quan đến chất tác động tâm thần (F10-F19) như là sự
sử dụng quá mức các chất giống amphetamin hoặc hội chứng cai benzodiazepin.
Các trắc nghiệm tâm lý hỗ trợ chẩn đoán
Các trắc nghiệm tâm lý sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
 Thang đánh giá lo âu Hamilton. (Hamilton anxiety rating scale - HARS) [Phụ lục 2]
 Thang đánh giá chung về lâm sàng (CGI) [Phụ lục 3]
Chẩn đoán phân biệt
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Các triệu chứng của cả lo âu và trầm cảm
đều có, khơng có triệu chứng nào là đủ để đánh giá chẩn đốn riêng biệt.
Các bệnh nhân có các triệu chứng tương đối nhẹ, hỗn hợp thường thấy trong
chăm sóc sức khỏe ban đầu
Trầm cảm: Trầm cảm và lo âu lan tỏa có chung một số nét đặc trưng: khởi phát
từ từ âm ỉ, tiến triển nặng dần, dễ tái phát; biểu hiện khó ngủ, mệt mỏi, khó tập trung.
Tuy nhiên bệnh nhân trầm cảm biểu hiện buồn rầu, đau khổ tuyệt vọng, chán sống.
Còn bệnh nhân lo âu lan tỏa căng thẳng, bồn chồn và có nhiều triệu chứng cơ thể,
nhất là ở cơ quan hô hấp, tuần hồn. Khơng có bằng chứng về sự gối lên nhau của
các triệu chứng, nhưng có sự pha trộn giữa lo âu và trầm cảm (hỗn hợp) cần được
phân biệt [83].
Rối loạn hoảng sợ: Rối loạn hoảng sợ khởi phát đột ngột, bệnh nhân than phiền
nhiều về sự sợ hãi, ý nghĩ bi thảm hóa, bận tâm nhiều về các triệu chứng tim mạch
cấp tính, nhanh chóng bị suy giảm chức năng, những bệnh nhân này thường sớm tìm

kiếm sự hỗ trợ và điều trị. Lo âu lan tỏa khởi phát từ từ, có lo sợ nhưng hiếm khi nặng
nề, các triệu chứng cơ thể biểu hiện ở nhiều cơ quan.
Các rối loạn liên quan đến lạm dụng chất, nghiện chất: Các rối loạn lo âu trong
đó có rối loạn lo âu lan tỏa thường gặp ở bệnh nhân nghiện rượu. Những bệnh nhân

.


×