Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Năng lượng nguyên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.47 KB, 19 trang )

Năng lượng nguyên tử (NLNT) được tạo ra do các biến đổi trạng thái của nguyên tử
và hạt nhân có hai dạng là năng lượng bức xạ và năng lượng phân hạch, các dạng năng
lượng này đã được ứng dụng trong đời sống kinh tế - xã hội. Các ứng dụng của NLNT
có thể chia thành hai nhóm chính: Điện hạt nhân (sử dụng năng lượng phân hạch để
phát điện) và các ứng dụng phi điện (sử dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ trong y tế, nông
nghiệp, công nghiệp, địa chất, khoáng sản, khí tượng, thuỷ văn, giao thông, xây dựng,
dầu khí,...)
I. Tình hình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam
Ngày 25/11/2009 Quốc hội đã ra Nghị quyết số 41/2009/NQ-QH12 phê duyệt chủ
trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, mỗi nhà máy có công suất
2.000 MWe, trong đó nhà máy đầu tiên sẽ bắt đầu được xây dựng năm 2014 và đi vào
vận hành năm 2020.
Năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực quốc
gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030” (Quy hoạch điện VII) trong đó xác định
đến năm 2030 điện hạt nhân sẽ chiếm khoảng 6,6% tổng công suất các nhà máy điện tại
Việt Nam. Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt một số văn bản phục vụ việc
phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử nói chung và điện hạt nhân nói riêng như
Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, Quy hoạch tổng thể
ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, Luật Năng lượng nguyên tử và
một loạt các văn bản khác.
Năm 2010, Việt Nam đã chính thức lựa chọn Liên bang Nga và Nhật Bản làm 2 đối
tác xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Để triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà
nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải làm Trưởng
ban và có sự tham gia của đại diện các bộ ngành liên quan. Ban Chỉ đạo Nhà nước có 5
tiểu ban kỹ thuật, trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) được giao chủ trì 3
tiểu ban gồm: Tiểu ban An toàn và An ninh hạt nhân; Tiểu ban Đào tạo và Thông tin
tuyên truyền; Tiểu ban Công nghệ lò phản ứng, Nhiên liệu hạt nhân và Chất thải phóng
xạ. Kế hoạch hoạt động của 3 Tiểu ban này đang được 3 cơ quan về NLNT của Bộ
KH&CN triển khai là Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục Năng lượng nguyên tử và
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Bên cạnh đó Bộ KH&CN đang triển khai cùng


đối tác Nga việc xây dựng trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân, tăng cường hợp tác
của cơ quan pháp quy Việt Nam với các cơ quan pháp quy của Liên bang Nga, Hoa Kỳ
và Nhật Bản trong việc xây dựng năng lực pháp quy cho Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam đang phối hợp với các đối tác để xúc tiến công tác chuẩn bị địa
điểm và chuẩn bị Dự án đầu tư (FS). Bên cạnh đó các bộ ngành và cơ quan liên quan
đang tích cực phát triển các cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển điện hạt nhân trong đó
có cơ sở hạ tầng pháp quy. Bộ KH&CN đang chủ trì dự án hợp tác kỹ thuật với IAEA
về “Phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân quốc gia” nhằm phấn đấu đạt được Cột mốc số 2
theo hướng dẫn của IAEA là thời điểm Việt Nam sẽ ký với đối tác hợp đồng xây dựng
nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Trong năm 2011, Việt Nam và IAEA đã xây dựng và
triển khai thực hiện Kế hoạch Tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân giai đoạn
2011-2015. Thêm vào đó, Việt Nam đã tiếp nhận hỗ trợ tài chính của sáng kiến PUI của
Hoa Kỳ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
1
II. Tình hình phát triển ứng dụng phi điện của NLNT tại Việt Nam
“Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình đến năm 2020” (2006) đánh giá
việc ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ ở Việt Nam còn hạn chế, chưa tương xứng với
tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công nghệ còn ở trình độ thấp, chủ yếu
vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật và nguồn phóng xạ. Việc đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và đào tạo đội ngũ cán bộ chưa được chú ý đúng
mức. Việc ứng dụng năng lượng bức xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội chưa có định
hướng rõ ràng. Phần lớn người dân chưa được hưởng lợi từ việc ứng dụng năng lượng
bức xạ trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Nguyên nhân chính là do trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của nước ta còn thấp và nhận thức của xã hội về vai trò của năng lượng
bức xạ còn chưa đầy đủ.
Theo Chiến lược ứng dụng NLNT, tính đến hết năm 2004 Việt Nam có 1.465 cơ sở
bức xạ đang hoạt động, trong đó ngành y tế chiếm 88.8% (1301 cơ sở), ngành công
nghiệp chiếm 5,9% và các ngành, lĩnh vực khác như nghiên cứu đào tạo... chiếm 3,8%.
Có 1.173 nguồn phóng xạ, trong đó số nguồn được sử dụng trong y tế chiếm 46,9 %,
công nghiệp chiếm 36,2% và trong các ngành ứng dụng khác chiếm 17%. Các ứng dụng

bức xạ, đồng vị phóng xạ chính có thể kể tới:
- Trong y tế: Ngành y tế có khoảng 2.000 máy X - quang, 14 máy xạ trị Cobalt -60, 4
máy gia tốc, 524 nguồn xạ trị áp sát (phần lớn là nguồn Radium); 10 máy gamma
camera phục vụ chẩn đoán; Sản xuất dược chất phóng xạ trong nước mới chỉ đáp ứng
được khoảng 1/2 nhu cầu đối với các loại đồng vị tạo ra trên lò phản ứng, còn lại phải
nhập khẩu.
- Trong công nghiệp: Ngành công nghiệp có khoảng 300 nguồn được dùng trong
kiểm tra mẫu không phá huỷ (NDT) và thăm dò đầu khí; kỹ thuật thủy văn đồng vị để
nghiên cứu nước ngầm đã được triển khai ứng dụng bước đầu ở Thành phố Hồ Chí
Minh; số lượng thiết bị bức xạ dùng trong chiếu xạ thực phẩm tăng lên một cách đáng
kể, hiện đã có 5 thiết bị hoàn thành việc lắp đặt và đi vào hoạt động.
- Trong nông nghiệp: Một số loại giống lúa, đậu tương được tạo ra bằng kỹ thuật đột
biến phóng xạ.
Năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng
dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020” trong đó có giao cho
các Bộ liên quan xây dựng Quy hoạch chi tiết cho ứng dụng NLNT trong công nghiệp,
nông nghiệp, y tế theo hướng đẩy mạnh ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ trong các
ngành kinh tế-xã hội. Cụ thể, trong nông nghiệp đến năm 2015 góp phần xử lý ít nhất
35% và đến năm 2020 xử lý ít nhất 70% hàng nông sản xuất khẩu bằng kỹ thuật chiếu
xạ; trong công nghiệp cần tăng tỷ lệ đáp ứng nhu cầu về chiếu xạ công nghiệp giai đoạn
2011-2015 lên 35%, giai đoạn 2016-2020 lên 40%.
III. Kinh nghiệm quản lý ứng dụng NLNT trên thế giới
Trên thế giới, quản lý nhà nước đối với ứng dụng NLNT thường được tổ chức theo
các cách chính sau:
- Là cơ quan trực thuộc trực tiếp Chính phủ (cơ quan ngang Bộ). Đây là trường hợp
của Pháp (CEA), Liên bang Nga (ROSATOM), Ấn Độ (DAE), Phần Lan (STUK),
Canada (AECL), Pakistan (PAEC) và Indonesia (BATAN);
2
- Là cơ quan trực thuộc Bộ phụ trách khoa học và công nghệ: Đây là trường hợp của
Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và Philippines.

Dưới đây là mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với ứng dụng NLNT:
A. Các quốc gia đã có điện hạt nhân
01. Nhật Bản
3
4
02. Pháp
03. Liên bang Nga
5
6
Chính phủ Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp
Ủy ban An toàn hạt nhân Nhật Bản
Ủy ban An toàn hạt nhân Nhật Bản
04. Ấn Độ
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×