Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Hoạt động hệ thống ngân hàng cuối năm 2013 và quí 1 năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.2 KB, 23 trang )

[Type text]
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Đề tài
Đánh giá hoạt động ngân hàng quý
I/2014
Nhóm sinh viên thực hiện:
Lê Kim Oanh
Lê Thuỳ Nhung
Đỗ Khánh Linh
Nguyễn Thị Ngân
Lớp: NHTMH
Khóa: 14
Khoa: Ngân hàng
SĐT:
Email:
[Type text]
Mục lục:
2
[Type text]
Lý do chọn đề tài:
Thứ nhất, về mặt lý luận: Việc theo dõi tình hình hoạt động ngân hàng là rất cần
thiết và cần theo dõi thường xuyên để kịp thời nhận ra sự thay đổi trong ngân hàng theo
diễn biến tốt hay xấu để NHNN cũng như chính mỗi ngân hàng có những biện pháp thay
đổi kịp thời. Ngoài ra, nếu biết được tình hình hoạt động thì có thể nắm bắt được xu
hướng của nền kinh tế và dự đoán được diễn biến về các chỉ số kinh tế và hoạt động ngân
hàng trong tương lai gần.
Thứ hai, về mặt thực tiễn: Sau 2 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm
2008 và 2011,nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo và đặc biệt là hệ thống ngân
hàng gặp khá nhiều khó khăn. Từ năm 2009, khó khăn bắt đầu xảy ra trên toàn thế giới


nhưng sự ảnh hưởng tại Việt Nam chưa nhiều và không trực tiếp. Trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng, mức độ hội nhập khi đó chưa cao. Quan trọng hơn, các ngân hàng lúc
ấy mới bước vào giai đoạn tăng trưởng "nóng". 2009 là thời điểm cực "thịnh" của ngân
hàng. Tuy nhiên, đến nay khi thế giới đi qua khủng hoảng được 5 năm thì hệ thống ngân
hàng Việt Nam lại gặp rất nhiều khó khăn và có thể nói là gần chạm đáy. Khó khăn thực
ra đã bắt đầu lộ dần từ năm 2010, 2011, ngân hàng vẫn tăng trưởng "nóng" nhưng nhiều
vấn đề khác đã xấu đi, nợ dưới chuẩn cũng tăng lên, tỷ lệ nợ xấu tăng.
Đặc biệt gần đây, trong hệ thống ngân hàng xảy ra khá nhiều vụ lừa đảo ngân hàng
mà người thực hiện hành vi này lại chính là những nhân viên, cán bộ ngân hàng. Điều
này cho thấy sự đi xuống về công tác quản lý rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng.
Nhận thấy những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống ngân hàng những năm gần đây,
nhóm đã lựa chọn tìm hiểu về tình hình hoạt động ngân hàng trong quý I năm 2014 để
thấy được những gì hệ thống ngân hàng đã làm được và chưa làm được để ổn định hoạt
động ngân hàng cũng như ổn định nền kinh tế. Từ đó, nhóm nghiên cứu và đưa ra các
giải pháp cũng như dự báo gần cho hệ thống ngân hàng.
3
[Type text]
Đặt vấn đề:
Vấn đề cần nghiên cứu: Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng quý I năm
2014.
Mục đích nghiên cứu:
• Đưa ra những số liệu chính xác về các hoạt động của ngân hàng trong 3 tháng đầu
năm 2014 để so sánh với năm 2013, từ đó nhóm đánh giá kết quả hệ thống ngân
hàng đã đạt được.
• Đưa ra những diễn biến tình hình hoạt động ngân hàng quý I/ 2014 để thấy được
sự thay đổi ngay trong quý, từ đó nhóm đánh giá những thay đổi đó theo chiều
hướng tích cực hay tiêu cực để có các giải pháp phù hợp.
• Từ đó, Nhóm nghiên cứu và nêu ra dự báo về tình hình hoạt động ngân hàng trong
các quý tiếp theo sẽ diễn ra theo chiều hướng nào.
I. Khái quát hoạt động ngân hàng năm 2013

4
[Type text]
Năm 2013 là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng
bởi những bất ổn nội tại của ngành và nền kinh tế cùng với những tàn dư tích tụ của
những năm trước đây. Tuy nhiên, đây cũng là năm ngành ngân hàng có nhiều biến đổi
tích cực trong cơ chế quản lý, điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
1. Thực trạng hoạt động ngân hàng năm 2013
 Lãi suất
Lãi suất được điều chỉnh giảm: lãi suất điều hành giảm 2%, lãi suất huy động bằng
VNĐ giảm 2-3%/năm, đồng thời mặt bằng lãi suất cho vay cũng giảm 3-4%/năm.
Tình hình lãi suất năm 2013
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Dù lãi suất huy động giảm mạnh nhưng lượng tiền gửi vào ngân hàng vẫn tiếp tục
tăng bởi đây vẫn được coi là kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Đến
cuối năm 2013, lượng tiền gửi bằng VNĐ tăng 15,61% so với cuối năm 2012.
Lãi suất cho vay điều chỉnh giảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận
nguồn vốn, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản suất kinh doanh. Tuy nhiên, quy trình tín
dụng được thắt chặt đảm bảo vốn vay được sử dụng hiệu quả, giảm nợ xấu cho ngân
hàng.
 Tỷ giá
Thị trường ngoại hối năm 2013 khá ổn định, tỷ giá chỉ tăng 1,3% theo cam kết của
NHNN ổn định tỷ giá USD/VND tăng không quá 2-3%. Trước những biến động của thị
5
[Type text]
trường, NHNN đã thực hiện mua bán ngoại tệ, can thiệp và điều tiết nhằm ổn định thị
trường.
Nhờ tỷ giá ổn định, NHNN đã mua vào số lượng lớn ngoại tệ khiến dự trữ ngoại
hối năm 2013 là khoảng 30 tỷ USD, tăng 50% so với năm 2012.
 Bình ổn thị trường vàng
Chủ trương bóc tách vàng ra khỏi hệ thống ngân hàng được đưa ra vào năm 2011,

tuy nhiên bị trì hoãn tới năm 2012 và phải đến tháng 6/2013, các tổ chức tín dụng mới
hoàn thành việc tất toán trạng thái vàng. Trong năm NHNN đã tổ chức 76 phiên đấu thầu
vàng miếng với khoảng 69 tấn vàng được bán ra thành công. Từ động thái quyết liệt này,
giá vàng trong nước cuối năm chỉ còn 35 triệu đồng/lượng, giảm 11 triệu đồng/lượng so
với cuối năm 2012.
Tuy giá vàng trong nước vẫn cao hơn so với thế giới nhưng nhóm nghiên cứu cho
rằng đây vẫn là một thành công khá lớn của NHNN trong bình ổn thị trường này, bởi thị
trường vàng đã dần ổn định, đẩy lùi tình trạng vàng hoá và người dân không phải chen
lấn khi đi mua vàng như trước đây.
 Xử lý nợ xấu
Năm 2013 nổi bật với sự ra đời của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng
Việt Nam (VAMC), chính thức hoạt động vào 1/10 với việc mua nợ xấu của Agribank.
Chỉ sau 3 tháng triển khai, VAMC đã mua được 36.00 tỷ đồng nợ xấu của gần 30
tổ chức tín dụng. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh từ 8,86% tổng dư nợ cuối năm
2012 xuống 4,73% vào tháng 10 và 4,55% ở tháng 11.
Sự ra đời của VAMC từng là chủ đề nóng với nhiều tranh cãi trái chiều của cả
chuyên gia và người dân, tuy vậy cho đến nay có thể thấy được nét tích cực mà công ty
này mang lại trong bước đầu xử lý nợ xấu và tạo lòng tin cho nhân dân.
 Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Năm 2013 là năm thứ hai hệ thống ngân hàng thực hiện tái cơ cấu. Trong năm, 9
ngân hàng yếu kém đã có phương án xử lý, đồng thời NHNN xác định thêm 8 tổ chức tín
dụng xếp loại thấp để tiếp tục thực hiện tái cơ cấu vào năm sau.
6
[Type text]
Trong năm có 2 thương vụ sáp nhập lớn là việc Western Bank sáp nhập với PVFC
thành PVcomBank và HDBank mua công ty tài chính SGVF của Pháp và sáp nhập
DaiABank vào HDBank
Sau 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trật tự và kỷ cương hệ
thống đã được củng cố, tạo ra làn sóng chủ động sáp nhập hình thành nên những tổ chức
tín dụng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả.

2. Những vấn đề còn tồn tại
 Tổng cầu giảm
Tăng trưởng tín dụng năm 2013 tuy tăng đều qua các tháng nhưng thực tế các
ngân hàng lớn có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn hẳn so với các ngân hàng nhỏ, kéo
theo sự tăng lên của mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành. Tuy nhiên, do khả năng hấp
thụ vốn thấp nên dù lãi suất cho vay hiện nay đã giảm nhiều nhưng dòng vốn vẫn chưa
thể luân chuyển thông suốt. Nguyên nhân là kinh tế khó khăn, nợ xấu còn tồn đọng nên
các ngân hàng vẫn còn dè chừng trong việc cho vay. Bên cạnh đó, các DN gặp nhiều khó
khăn nên nhu cầu vay vốn cũng giảm đi. Bởi vậy, dù lãi suất đã nhiều lần giảm nhưng
việc mở rộng tín dụng cùng với nâng cao chất lượng khoản vay vẫn rất khó khăn để thực
hiện.
 Thất bại của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2013, các ngân hàng thương mại mới chỉ giải ngân 758,7 tỷ
đồng, tương ứng với 2,5% giá trị gói hỗ trợ. Trước đó, gói này được kì vọng sẽ giải ngân
khoảng 15.000-17.000 tỷ đồng trong năm 2013 nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất
động sản, đồng thời hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, với tiến độ giải
ngân 2,5% sau hơn nửa năm triển khai, có thể thấy sự thất bại của gói hỗ trợ này.
Nhà ở cho người thu nhập thấp nhưng lãi suất cao, thủ tục rắc rối khiến người dân
e ngại trong việc xin vay. Bên cạnh đó, sự phối hợp không đồng bộ giữa Ngân hàng Nhà
nước và Bộ Xây dựng cùng những quy đinh khắt khe trong cho vay làm cho gói này giải
ngân một cách ì ạch và bế tắc. Hi vọng về sự thành công của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng
trong năm 2014 là rất ít nếu như không có sự nới lỏng điều kiện vay và sự phối hợp đồng
bộ giữa các cơ quan liên quan.
7
[Type text]
 Gian lận và rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng.
Năm 2013 là một năm đáng báo động về rủi ro đạo đức đối với cán bộ ngân hàng,
khi mà hàng loạt các vụ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tài sản bị phanh phui và đưa ra
pháp luật. Điển hình là vụ tham nhũng tại công ty cho thuê tài chính II (ALC II) thuộc
công ty TNHH MTV Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) làm thất thoát gần 532 tỷ đồng,

được xét xử với 2 án tử hình.
Gây chấn động dư luận là vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng,
Huỳnh Thị Huyền Như và 22 đồng phạm chiếm đoạt tài sản lên tới 4.000 tỷ đồng. Hay vụ
bầu Kiên và 6 đồng phạm gây thiệt hại 1.700 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cơ quan điều tra Bộ công an cũng đã bắt giữ hàng loạt các cán bộ
ngân hàng vì chiếm đoạt tài sản, lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm đối với lãnh đạo chi nhánh
của các ngân hàng Agribank, ABBank, VDB, LienVietPostBank, Vietcombank,
Sacombank… vì liên quan đến công ty Phương Nam, hay một loạt cán bộ của Agribank
vì làm giả hồ sơ, làm chứng từ khống chiếm đoạt tài sản…
Từ đây có thể thấy rằng vấn đề đạo đức nghề nghiệp đang ngay càng trở nên nhức
nhối trong nội bộ ngân hàng, khi mà chính lãnh đạo và cán bộ ngân hàng câu kết với
nhau để tham ô, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và khách hàng, gây mất uy tín
và ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ hệ thống.
 Tín nhiệm của nhân dân đối với nhà quản lý
Ngày 11/6/2013, lần đầu tiên Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Với 209 phiếu “tín
nhiệm thấp”, 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao”, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” nhất trong số 47
chức danh được lấy phiếu. Kết quả này phần nào cho thấy sự thiếu tin tưởng của các đại
biểu Quốc hội, đại diện cho nhân dân cả nước, vào sự điều hành chính sách tiền tệ của
NHNN Việt Nam.
8
[Type text]
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn đánh giá cao những chính sách điều hành của
Thống đốc Nguyễn Văn Bình và NHNN trong năm 2013. Trong 2 năm đảm nhiệm chức
vụ Thống đốc, các chính sách của ông đã góp phần kiểm chế lạm phát, bình ổn tỷ quá,
giảm lãi suất, ổn định thị trường vàng từ đó ổn định kinh tế vĩ mô. Dù còn có nhiều ý
kiến trái chiều về kết quả của chính sách, nhưng có thể thấy việc bình ổn thị trường đã
bước đầu thành công, điều mà những vị Thống đốc trước đó loay hoay mà chưa thể thực
hiện được.
II. Hoạt động ngân hàng quý I/2014

1. Lãi suất huy động tiền gửi và cho vay
Nhìn chung, lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng
trong quý I năm 2014 tương đối ổn định và có thể chia thành 2 giai đoạn mà thấy rõ sự
thay đổi về mặt bằng lãi suất. Đó là giai đoạn trước thời điểm 18/03 và giai đoạn sau thời
điểm 18/03/2014. Lý do là vì thời điểm này, NHNN ra quyết định điều chỉnh giảm lãi
suất huy động tiền gửi bẳng VND, USD cũng như giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh
vực ưu tiên.
 Trước ngày 18/3/2014
Lãi suất huy động tiền gửi
Về lãi suất huy động tiền gửi bằng VND, trong hơn 2 tháng đầu năm, các mức lãi
suất tương đối ổn định, mặt bằng các mức lãi suất huy động tiếp tục giữ ổn định trong dịp
trước Tết, sau Tết tiền gửi quay trở lại hệ thống ngân hàng nên mặt bằng lãi suất huy động
VND kỳ hạn ngắn (1-2 tháng) giảm 0,2-0,5%/năm. Cụ thể:
 Lãi suất không kì hạn và có kì hạn dưới 1 tháng: 1-1,2%/ năm
 Lãi suất kì hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng: 5-7%/ năm
 Lãi suất kì hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 6,5-7,5%/ năm
 Lãi suất kì hạn trên 12 tháng: 7,5-8,5%/ năm
Về lãi suất huy động tiền gửi bằng USD khá ổn định, lãi suất huy động
bằng USD phổ biến bằng mức trần do NHNN quy định là 0,25%/ năm đối với tổ chức và
1,25%/ năm đối với tiền gửi của dân cư.
Lãi suất cho vay
9
[Type text]
Toàn bộ hệ thống ngân hàng giữ nguyên mứclãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng
VND của các TCTD đối với các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng
VND và USD của tổ chức, cá nhân tại TCTD; tiếp tục yêu cầu các TCTD giảm lãi suất
cho vay (kể cả các khoản cho vay cũ) về mức dưới 13%/năm; điều chỉnh giảm 1%/năm
mức lãi suất của NHTM Nhà nước áp dụng trong năm 2014 đối với dư nợ của các
khoản cho vay hỗ trợ nhà ở từ mức 6%/năm của năm 2013 xuống 5%/năm
Về lãi suất cho vay bằng VND: tương đối ổn định.Lãi suất cho vay phổ biến đối

với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp
hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức thấp 7-9%/năm; lãi suất cho vay
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 9-11,5%/năm đối với cho vay ngắn hạn; 11,5-
13%/năm đối với cho vay trung và dài hạn; trong đó, một số doanh nghiệp có tình hình
tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được
các NHTM cho vay với mức lãi suất chỉ 6,5-7%/năm.
Về lãi suất cho vay USD: phổ biến 4-7%/năm; trong đó, lãi suất cho vay ngắn hạn
phổ biến ở mức 4-6%/năm, lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 6-7%/năm
Bảng : Lãi suất cho vay phổ biến của TCTD đối với khách hàng cụ thể như sau:
Đơn vị: %/năm
Nhóm
NHTM
Đối tượng Ngắn hạn
Trung, dài
hạn
NHTM
Nhà nước
VND:
- Sản xuất kinh
doanh thông thường
9,0-10,5 11,5-12,8
- Nông nghiệp,
nông thôn, xuất khẩu,
DN nhỏ và vừa, công
nghiệp hỗ trợ, DN ứng
dụng công nghệ cao
7,0-9,0
11,0-12,0
USD: 4,0-5,0 6,0-7,0
10

[Type text]
NHTM
cổ phần
VND:
- Sản xuất kinh
doanh thông thường
9,5-11,5 12,0-13,0
- Nông nghiệp,
nông thôn, xuất khẩu,
DN nhỏ và vừa, công
nghiệp hỗ trợ, DN ứng
dụng công nghệ cao
8,0-9,0 11,0-12,0
USD: 5,0-6,0 6,5-7,0
Tình hình tăng trưởng tín dụng
Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng định hướng toàn hệ thống cả
năm 2014 khoảng 12-14% và tình hình hoạt động tín dụng, khả năng tăng trưởng tín dụng
của TCTD, NHNN thực hiện phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD, đồng
thời yêu cầu các TCTD xây dựng, thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong suốt cả
năm 2014 theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN thông báo. Đến ngày
20/2/2014, tín dụng toàn hệ thống các TCTD đối với nền kinh tế giảm 1,66% so với cuối
năm 2013, phù hợp với tính quy luật của những năm gần đây tín dụng thường giảm hoặc
tăng chậm trong những tháng đầu năm (2T/2012 giảm 1,88%, 2T/2013 giảm 0,23%);
trong đó, tín dụng bằng VND giảm 1,94%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 0,11%.
 Từ sau ngày 18/3/2014
Lãi suất huy động tiền gửi
Về lãi suất huy động tiền gửi bằng VND: Sau khi NHNN điều chỉnh giảm
lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại TCTD có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 18/3/2014, mặt bằng lãi suất huy động VND giảm khoảng 0,5-1%/năm
so với thời điểm trước khi điều chỉnh. Hiện nay, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở

mức:
 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng;
 5-6% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng;
 6-7,5% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng;
 7,5-8,5%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng.
11
[Type text]
Các TCTD nghiêm túc chấp hành quy định của NHNN, lãi suất huy động kỳ hạn
từ 1 tháng đến dưới 6 tháng của các NHTM Nhà nước và một số NHTM cổ phần lớn thấp
hơn mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
Như vậy, việc giảm lãi suất huy động sẽ không có tác động nhiều đến huy động
vốn vì theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước, chỉ cắt giảm lãi suất ở các kỳ hạn ngắn,
như vậy, lãi suất kỳ hạn dài sẽ hấp dẫn khách hàng hơn và nhiều người sẽ chuyển từ kỳ
hạn gửi ngắn hạn sang dài hạn, sẽ tạo điều kiện cho nguồn vốn ngân hàng ổn định hơn.
Về lãi suất huy động tiền gửi bằng USD: Ngày 18/3/2014, các TCTD đã đồng loạt
điều chỉnh giảm lãi suất huy động USD về mức trần quy định của NHNN là 1%/năm đối
với tiền gửi của dân cư và 0,25% đối với tiền gửi của tổ chức.
Lãi suất cho vay
Từ ngày 18/03, NHNH công bố giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối
với các lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục yêu cầu các TCTD giảm lãi suất cho vay (kể cả các khoản
cho vay cũ) về mức dưới 13%/năm.Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm
1%/năm so với cuối năm 2013
Về lãi suất cho vay bằng VND:cùng với việc điều chỉnh giảm lãi suất tối đa đối với
tiền gửi bằng VND và USD, NHNN cũng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối
đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công
nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ
9%/năm xuống 8%/năm. Các TCTD đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn
hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên về mức 8%/năm theo quy định của
NHNN ngay từ ngày 18/3/2014. Các mức lãi suất cho vay phổ biến của các TCTD đối
với khách hàng được tổng hợp tại bảng dưới đây.

Về lãi suất cho vay USD: ổn định so với thời điểm trước đó, phổ biến 4-7%/năm;
trong đó, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 4-6%/năm, lãi suất cho vay trung và
dài hạn ở mức 6-7%/năm.
12
[Type text]
Bảng: Lãi suất cho vay phổ biến của TCTD đối với khách hàng cụ thể như sau
Đơn vị:
%/năm
Nhóm
NHTM
Đối tượng Ngắn hạn
Trung, dài
hạn
NHTM
Nhà nước
VND:
- Sản xuất kinh
doanh thông thường
9,0-10,0 10,5-11,5
- Nông nghiệp,
nông thôn, xuất khẩu,
DN nhỏ và vừa, công
nghiệp hỗ trợ, DN ứng
dụng công nghệ cao
7,0-8,0
10,0-11,0
USD: 4,0-5,0 6,0-6,5
NHTM
cổ phần
VND:

- Sản xuất kinh
doanh thông thường
9,5-11,0 11,0-12,5
- Nông nghiệp,
nông thôn, xuất khẩu,
DN nhỏ và vừa, công
nghiệp hỗ trợ, DN ứng
dụng công nghệ cao
8,0
10,0-12,0
USD: 5,0-6,0 6,5-7,0
Sau khi NHNN công bố giảm các mức lãi suất điều hành, các NHTM đồng loạt
giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Cụ thể:
 BIDV đã công bố áp dụng biểu lãi suất huy động và cho vay mới. Cụ thể, trần lãi suất tối
đa là 5%/năm, 5,5%/năm, 6%/năm, 6,5%/năm, 7,5%/năm, tương ứng cho các kỳ hạn tiền
gửi 1 tháng, 2 tháng, từ 3-5 tháng, từ 6-11 tháng và trên 12 tháng. Đối với lãi suất không
13
[Type text]
kỳ hạn và kỳ hạn dưới một tháng là 1%/năm. Cùng với đó, BIDV cũng thông báo hạ lãi
suất cho vay. Theo đó, trần lãi suất cho vay ngắn hạn tiền đồng đối với các lĩnh vực ưu
tiên chỉ còn 8%/năm.
 Tại Sacombank cũng áp dụng mức lãi suất 5,7%/năm cho các khoản tiền gửi dưới 50
triệu đồng kỳ hạn 1 tháng, với số tiền gửi trên 50 triệu đồng lãi suất là 5,8%/năm. Kỳ hạn
2 và 3 tháng lãi suất tại Sacombank là 5,7%/năm với khoản tiền gửi dưới 50 triệu đồng,
trên 50 triệu đồng lãi suất là 6%/năm.
 Biểu lãi suất của Ngân hàng Quân đội (MB) cũng điều chỉnh các mức lại suất kỳ hạn
dưới một tháng là 1%, kỳ hạn từ 1-2 tháng là 5,8%, kỳ hạn từ3-6 tháng là 6%.
Tình hình tăng trưởng tín dụng
Lãi suất của các khoản vay cũ tiếp tục được các TCTD tích cực điều chỉnh giảm, dư
nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm 5,5% tổng dư nợ cho vay VND, giảm

mạnh so với tỷ trọng 65,8% trước thời điểm 15/7/2012; dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất
trên 13%/năm chiếm 16,62% tổng dư nợ cho vay bằng VND, giảm so với tỷ trọng 31% vào
tháng 6/2013.
NHNN tích cực triển khai gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ theo Nghị quyết số 02/NĐ-CP của
Chính phủ, triển khai và mở rộng chương trình kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp,
chương trình liên kết 4 nhà trong xây dựng cơ bản, triển khai chương trình cho vay thu mua
tạm trữ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2013-2014, chỉ đạo các NHTM nhà nước thực hiện chính sách
cho vay hỗ trợ đối với lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch
theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ
2. Hoạt động liên ngân hàng
 Doanh số giao dịch
Theo báo cáo của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo
cáo thống kê, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND
đạt xấp xỉ 124.013 tỷ đồng, bình quân khoảng 24.803 tỷ đồng/ngày; bằng USD quy đổi ra
VND đạt 72.551 tỷ đồng, bình quân khoảng 14.510 tỷ đồng/ngày.
Các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (chiếm 46% tổng
doanh số VND), 1 tuần (chiếm 25%) và 2 tuần (chiếm 12%). Đối với giao dịch USD, các
14
[Type text]
kỳ hạn có doanh số lớn nhất bao gồm kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng với tỷ trọng lần
lượt chiếm 51%, 18% và 9% tổng doanh số giao dịch bằng USD.
Trong tuần đầu tiên của quý I tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân
hàng trong kỳ bằng VNĐ đạt xấp xỉ 110,689 tỷ đồng, giảm 14% so với tuần trước đó
trong khi giao dịch bằng USD tăng nhẹ lên 59,946 tỷ đồng.
Theo báo cáo của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo
cáo thống kê, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND
đạt xấp xỉ 108.970 tỷ đồng, bình quân khoảng 21.794 tỷ đồng/ngày, thấp hơn 5.878 tỷ
đồng/ngày so với bình quân của tuần từ 30/12/2013 – 03/01/2014; bằng USD quy đổi ra
VND đạt 55.855 tỷ đồng, bình quân khoảng 11.171 tỷ đồng/ngày, giảm 3.815 tỷ
đồng/ngày so với bình quân tuần trước đó.

 Lãi suất bình quân liên ngân hàng
Đối với các giao dịch bằng VND: lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường có
xu hướng tăng ở đa số các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất bình quân các kỳ hạn từ qua đêm đến 1
tháng dao động trong khoảng 2,25% - 3,26%/năm, tăng từ 0,28 - 0,82%/năm so với tuần
từ 24-28/3/2014.
Đối với các giao dịch bằng USD: lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường có xu
hướng tăng ở hầu hết các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm đến 6 tháng
dao động trong khoảng 0,27% - 2,1%/năm, tăng từ 0,01 - 0,84%/năm so với tuần từ 24-
28/3/2014.
Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng tuần qua cụ thể như sau:
Đơn vị:
%/năm

Q
ua đêm
1
tuần
2
tuần
1
tháng
3
tháng
6
tháng
9
tháng
V
ND
2,

25
2,
57
2,
70
3
,26
4
,68
5
,05
-
US
D
0,
27
0,
51
0,
56
0
,52
1
,20
2
,10
-
15
[Type text]
3. Thị trường ngoại hối

Trong quý 1, thị trường ngoại hối được đánh giá là ổn định, tỷ giá bình quân liên
ngân hàng được NHNN giữ ở mức 21.036. Tỷ giá mua bán của các ngân hàng đều ở
trong biên độ cho phép. Các yếu tố hỗ trợ sự ổn định hầu như đều duy trì tốt. FDI đăng kí
giảm tuy nhiên FDI giải ngân tăng, các cân thuwong mại xuất siêu, dự trữ ngoại hối tiếp
tục được củng cố. Trong quý I, NHNN đã mua vào 7,7 tỷ USD tăng thêm dự trữ ngoại
hối quốc gia.
Trong tháng 1//2014, điều hành chính sách tỷ gái của NHNN không có nhiều thay
đổi lớn, tiếp tục giữ nguyên tỷ giá bình quân liên ngân hàng 21036. Tiếp tục thực hiện
mua vào ngoại tệ ở mức 21100 đối với các NHTM có trạng thái ngoại tệ dương. Dự trữ
ngoại hối tiếp tục được bổ sung khi các NHTM duy trì bán ngoại tệ về NHNN. Cán cân
thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư, trong tháng 1, về cán cân thương mại xuất siêu nhẹ
khoảng 80tr USD. Tâm lí thị trường lạc quan, cả người dân và tổ chức đều tích cự bán
ngoại tệ ra trên thị trường.Thanh khoản của thị trường tốt, nguồn cung dồi dào vượt so
với nhu cầu dẫn tới tỷ giá dao động ổn định quanh mức 21080-21102. Thời điểm đầu
năm, nguồn kiều hối ở mức cao, khoảng 1500 triệu USD. Do lãi suất VND trên thị trường
liên ngân hàng tăng mạnh, chênh lệch lãi suất VND, USD được nới rộng lên khoảng 4-
4,1%/năm.
Trong tháng 2, thị trường ngoại hối tiếp tục giữ ổn định với tỷ giá mua/bán
VND/USD phổ biến quanh mức 21.085/21.125 VND/USD. Đến tháng 3, tỷ giá duy trì ở
mức thấp với tỷ giá mua/bán VND/USD của các ngân hàng thương mại phổ biến quanh
mức 21.080/21.120 VND/USD. Tuy nhiên thời điểm cuối tháng 2 do có một số nhu cầu
nguồn USD lớn từ khách hàng, tỷ giá được đẩy lên ở mức 21.106/21.108(ngày 28/3). Tuy
nhiên ngay sau đó tỷ giá ổn định trở lại mức tháng 1, 2 với tỷ giá gdtb vào ngày 31/3 là
21.096/21.098.
Tỷ giá trên thị trường phi chính thức có xu hướng giảm nhanh hơn tỷ giá trên thị
trường chính thức. Tháng 1 tỷ giá phổ biến ở mức 21100/211670, tháng 2 ở mức
21110/21170, tháng 3 ở mức 21105/21120.
16
[Type text]
Một trong những nguyên nhân quan trọng quyết định đến sự ổn định của tỷ giá

trong quý 1 là từ dự cam kết mạnh mẽ của thống đốc NHNN ngay từ đầu năm trong việc
điều hành tỷ giá hết sức linh hoạt trong năm nhưng sẽ không quá 2% để vừa đảm bảo hỗ
trợ xuất khẩu vừa không gây áp lực lạm phát, qua đó ổn định kinh tế vĩ mô. Cam kết này
đã góp phần không nhỏ để ổn định tâm lí thị trường và định hướng kỳ vọng về tỷ giá của
công chúng.
III. Giải pháp
Ngành ngân hàng đã trải qua quý 1 năm 2014 với những sự kiện được đánh giá là
khả quan, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế được đặt ra và cần phải giải quyết. Nhóm
nghiên cứu xin đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững hệ thống ngân hàng,
góp phần thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô.
 Giải quyết nợ xấu
Nợ xấu là vấn đề nhức nhối của ngành ngân hàng trong suốt thời gian dài và đang
từng bước giải quyết. Sự ra đời của VAMC đã giảm góp phần giảm nợ xấu cho toàn
ngành. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu cần có các giải pháp xử lý đồng bộ và sự phối hợp
của nhà quản lý và các tổ chức tín dụng, như các giải pháp tự xử lý của TCTD; điều
hành kinh tế vĩ mô, xử lý hàng tồn kho, vực dậy thị trường bất động sản nhằm giải thoát
luồng vốn ứ đọng ở thị trường này; kích thích đầu tư, tiêu dùng.
Đối với các TCTD, ngoài việc cơ cấu lại nợ, dãn thời gian trả nợ và xem xét miễn-
giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có triển vọng tốt nhằm tạo nguồn thu cho
khách hàng trả nợ, các TCTD cũng cần tích cực xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ để thu hồi
vốn, giảm nợ xấu, tiếp tục đầu tư, cho vay đối với khách hàng có nợ xấu do khó khăn tạm
thời nhưng có triển vọng phục hồi và phát triển tốt. Đồng thời, chuyển nợ thành vốn góp,
cổ phần của DN vay đồng thời tham gia cơ cấu lại DN.
Các TCTD cần có quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo hướng
chặt chẽ hơn và mở rộng phạm vi tài sản có tiềm ẩn rủi ro tín dụng phải phân loại và trích
lập dự phòng rủi ro để phản ánh đầy đủ hơn thực trạng nợ xấu và hạn chế nợ xấu gia
tăng.
17
[Type text]
 Đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

Trong năm nay, cần phải tiếp tục và đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống các TCTD.
Không chỉ tái cơ cấu các NHTM yếu kém, mà với các TCTD đang hoạt động bình
thường cũng cần tiếp tục tái cơ cấu để hiệu quả hơn, lành mạnh hơn và đạt quy mô lớn,
đủ mạnh, tiến gần hơn đến các thông lệ quốc tế cả về quản trị và hoạt động, để góp phần
trực tiếp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
 Cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế
Đối với các đơn vị thuộc NHNN, cần hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ, đảm bảo tinh gọn, chất lượng, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của
NHNN trên các lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, ngoại hối và phát triển hệ thống ngân hàng
theo hướng ổn định, bền vững đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo
sự chuyển biến mới trong ngành Ngân hàng.
Về cải cách thể chế, NHNN cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực hoạt
động ngân hàng, ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các quy
định của Luật NHNN Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010, Luật Bảo
hiểm tiền gửi, Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012, Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh
sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối Bên cạnh đó, nhiệm vụ hiện đại hóa nền hành chính được
NHNN nhằm tới mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ
công, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các cá nhân, tổ chức; tạo lập tác phong làm việc
chuyên nghiệp, hiện đại trong các cơ quan thuộc NHNN.
 Mở rộng tín dụng hiệu quả
Thực hiện việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng có chất lượng, hiệu quả trong năm
2014 phù hợp với cân đối nguồn vốn và chỉ tiêu kế hoạch.
Cơ cấu lại dư nợ tín dụng, ưu tiên tập trung vốn cho vay các lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng
18
[Type text]
dụng công nghệ cao, các dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả và các lĩnh vực trọng
yếu của nền kinh tế.
Triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với
khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng

ngân hàng theo quy định của pháp luật như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất của
các khoản vay cũ.
Xem xét miễn, giảm lãi vốn vay trên cơ sở khả năng tài chính và chỉ đạo của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
Chủ động triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản
xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay, hỗ trợ
khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất – kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, như cho vay
theo chuỗi người nuôi, thu mua, chế biến thủy sản xuất khẩu;
Cho vay chuỗi liên kết bốn nhà trong lĩnh vực xây dựng bao gồm ngân hàng – chủ
đầu tư – nhà thầu – nhà cung cấp. Gắn hoạt động tín dụng với công tác huy động vốn và
cung ứng dịch vụ ngân hàng.
 Chú trọng đạo đức nghề nghiệp ngành ngân hàng.
Từ đầu năm đến nay đã có hàng loạt vụ án liên quan đến việc lừa đảo, chiếm đoạt
tài sản của lãnh đạo và cán bộ ngân hàng được đưa ra xét xử, báo động về tình trạng đạo
đức nghề nghiệp trong nội tại các ngân hàng.
Để hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cần xây
dựng nên những bộ quy chuẩn đạo đức chi tiết, quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm
của từng cá nhân, bộ phận, đồng thời tăng cường kiểm tra kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro
đạo đức.
Đạo đức phải được coi như một tiêu chí tiên quyết trong công tác tuyển chọn nhân
sự. Các ngân hàng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát
đặc biệt về những hành vi trong công tác huy động vốn và cho vay. Ngành ngân hàng
phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình
tái cơ cấu. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng, tạo
niềm tin cho người dân, góp phần ổn định nền kinh tế.
19
[Type text]
 Duy trì ổn định thị trường ngân hàng
Thường xuyên giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về lãi suất huy động
và cho vay, kịp thời phát hiện các vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp trên cơ sở phân

định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân;
Chấp hành nghiêm túc các quy định về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá, quản lý
ngoại hối để ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá;
Thực hiện đúng các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng
miếng và cung ứng dịch vụ bảo quản vàng;
Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực tài chính, quản trị, đảm bảo an toàn
trong hoạt động ngân hàng, chủ động thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu.
IV. Dự báo tình hình hoạt động ngân hàng quý II/2014
 Lãi suất giảm nhẹ
Theo nhận định của hầu hết các TCTD, những nhân tố chủ quan và khách quan
thuộc môi trường kinh doanh của họ có xu hướng ổn định hoặc diễn biến tích cực hơn
trong quý I/2014 và dự kiến sẽ tiếp tục cải thiện trong năm 2014. Để biến những nhân tố
chủ quan thành lợi thế, các TCTD cho biết trong quý tới sẽ chú trọng đầu tư đào tạo
nguồn nhân lực và trang bị công nghệ hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hoạt động kinh
doanh của đơn vị mình.
Đánh giá về môi trường kinh doanh, các TCTD nhận định các chính sách của
NHNN và Chính phủ đã và đang tiếp tục tạo nhiều thuận lợi hơn cho hoạt động kinh
doanh của TCTD trong quý I và cả năm 2014. Nhờ đó, nền kinh tế sẽ có những phục hồi
nhất định thể hiện qua: Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của TCTD tăng và
điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng được cải thiện, đồng thời sự cạnh tranh
giữa các TCTD sẽ trở nên gay gắt hơn trong thời gian tới.
Các TCTD cũng cho rằng, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tại thời điểm hiện
tại ở mức bình thường hoặc cao và có chiều hướng tiếp tục cải thiện trong quý II/2014
cũng như cả năm 2014. Đây là dấu hiệu hết sức lạc quan và có tính quyết định đối với
20
[Type text]
chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng
trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường như hiện nay được các ngân hàng khá
quan tâm. Các ngân hàng dường như sẽ lựa chọn cho mình phương án giữ khách an toàn,
dù có thể sẽ giảm lợi nhuận, để vừa giữ khách hàng cũ song song với tìm kiếm khách

hàng mới cũng như mở rộng sản phẩm, dịch vụ.
Vì vậy, trong quý II/2014, gần 65% các TCTD dự kiến không tăng mức giá bình
quân các sản phẩm dịch vụ của họ so với quý I/2014. Khoảng 32% các TCTD cho rằng,
họ sẽ tiếp tục giảm nhẹ giá bình quân các sản phẩm dịch vụ để thu hút thêm nhiều khách
hàng mới. Đặc biệt, đa số các TCTD dự báo lãi suất huy động vốn và cho vay VND trong
năm 2014 sẽ tiếp tục giảm nhẹ.
Với dự kiến dài hơi cho cả năm 2014, khoảng 40% các TCTD dự kiến sẽ điều
chỉnh giảm nhẹ mức giá cả bình quân, trong đó có đến 52,9% TCTD dự kiến giảm nhẹ lãi
suất biên.
Lãi suất cho vay đang được NHNN nỗ lực điều chỉnh giảm, tuy nhiên do lãi suất
hiện tại đã ở mức khá thấp nên việc tiếp tục lãi suất cho vay là rất khó khăn. Như vậy
trong quý II, lãi suất về cơ bản theo định hướng thông tư 06, 07 và không 08.
Lãi suất hiện tại trên thị trường liên ngân hàng đã ở mức khá thấp do lượng vốn
hiện tại đang dư thừa. Dự báo lãi suất quý 2 tiếp tục duy trì ở mức thấp như trong quý 1
và sẽ không có nhiều thay đổi lớn khi các yếu tố vĩ mô chưa có nhiều khả năng thay đổi
và tăng trưởng tín dụng chưa cải thiện nhiều. Mức giá bình quân sản phẩm dịch vụ cũng
được các TCTD dự kiến tiếp tục giữ nguyên, và còn có thể giảm nhẹ trong quý II/2014 để
thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Huy động vốn từ nền kinh tế dự báo tiếp tục thuận lợi hơn trong thời gian tới, với
mức tăng trưởng phổ biến dưới 10% trong quý II/2014 và 10 – 20% trong cả năm 2014;
trong đó, huy động vốn bằng VND tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng cao hơn rõ rệt so
với huy động vốn bằng ngoại tệ.
21
[Type text]
 Thanh khỏan ngân hàng tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt
Các TCTD kỳ vọng huy động vốn từ nền kinh tế sẽ tiếp tục thuận lợi hơn trong
thời gian tới, với mức tăng trưởng phổ biến dưới 10% trong quý II/2014 và 10 - 20%
trong cả năm 2014; trong đó, huy động vốn bằng VND tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng
cao hơn rõ rệt so với huy động vốn bằng ngoại tệ, huy động vốn các kỳ hạn ngắn từ 6
tháng trở xuống được dự kiến tăng trưởng cao hơn các kỳ hạn dài.

Dự báo về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của đơn vị mình, 91,1% TCTD kỳ
vọng tăng trưởng dương trong quý II/2014 so với quý liền trước, trong đó gần 50%
TCTD dự báo tăng ở mức dưới 5%, 37,8% TCTD dự báo tăng từ 5-20%, 5,56% TCTD
dự báo tăng từ 20% trở lên.
Tính chung trong cả năm 2014, có 96% TCTD kỳ vọng dư nợ tín dụng của đơn vị
mình sẽ tăng, trong đó có 24,4% TCTD kỳ vọng tăng từ 20% trở lên, 48,9% TCTD kỳ
vọng tăng từ 10-20%; 23,3% TCTD kỳ vọng tăng dưới 10%. Chỉ có 8,9% TCTD dự báo
dư nợ tín dụng của đơn vị mình không đổi hoặc giảm trong năm 2014.
Bên cạnh năng lực tài chính nội tại của các TCTD được tăng cường, các TCTD
cũng nhận định mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng hiện đang ở mức bình thường và
kỳ vọng có thể tiếp tục điều chỉnh giảm trong năm 2014 so với năm 2013. Theo đánh giá
của các TCTD, trong số các nhóm khách hàng của hệ thống ngân hàng thì nhóm khách
hàng có mức rủi ro thấp nhất là nhóm “các TCTD khác” với hơn 90% các TCTD cho
rằng nhóm khách hàng này hiện đang có mức độ rủi ro bình thường hoặc thấp và có xu
hướng tiếp tục giảm rủi ro trong tương lai. Bên cạnh đó, các TCTD đặc biệt rất kỳ vọng
vào xu hướng giảm rủi ro của nhóm khách hàng là “tổ chức kinh tế khác” trong năm
2014.
Kết luận:
Các ngân hàng thương mại là thành phần kinh tế chủ chốt, là nơi để ngân hàng nhà
nước thực hiện các công cụ chính sách tiền tệ góp phần dẫn dắt thị trường, định hướng
22
[Type text]
nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Do đó họat động
của hệ thống ngân hàng là không chỉ ảnh hưởng đối với nền kinh tế, mà đối với toàn xã
hội.
Trên cơ sở vận dụng vốn kiến thức ít ỏi, bài thảo luận đã đánh giá khái quát họat
động của hệ thống ngân hàng trong quí I /2014. Trong đó bài thảo luận nêu lên 1 số vấn
đề còn tồn tại ở cuối năm 2013 và tình hình hoạt động của các ngân hàng trong quí I. Bên
cạnh đó, bài thảo luận cũng đã phân tích, đánh giá . một số giải pháp để nâng cao chất
lượng hệ thống ngân hàng và dự báo tình hình họat động quí II thông qua các số liệu đưa

ra của Ngân hàng Nhà nước.
Qua bài thảo luận, chúng em hy vọng những giải pháp đưa ra sẽ sớm được hoàn thiện,
áp dụng nhằm nâng cao chất lượng họat động. Tuy nhiên là những sinh viên còn ngồi trên
ghế nhà trường, còn hạn chế về kiến thức, thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực
tế bài thảo luận do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.
23

×