Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ , nông sơn -quảng nam, hàm tân -bình thuận và đề xuất biện pháp phòng ngừa - đặc trưng trường phóng xạ và ô nhiễm các nguyên tố phóng xạ và nguyên tố đi kèm v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 159 trang )




















































CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN















BÁO CÁO CHUY£N §Ề
§ẶC TR¦NG TR¦ỜNG PHÓNG XẠ VÀ Ô NHIỄM CÁC
NGUY£N T

PH
Ó
NG XẠ V
À
NGUY£N T

§I K
È
M V
Ù
NG

HÀM T¢N (BÌNH THUẬN)
TỶ LỆ: 1/50.000

Thuộc Đề tài “ Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện
Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận)
và đề xuất giải pháp phòng ngừa”








6383-5
23/5/200
7




Hà Nội, 2006




















































CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN




Tác giả: TS. Đào Văn Thịnh
KS. Lê Văn Học
KS. Nguyễn Trọng Phương
KS. Nguyễn Thái Hà và nnk.
Chủ nhiệm chuyên đề:
TS. Đào Văn Thịnh




BÁO CÁO CHUY£N §Ề
§ẶC TR¦NG TR¦ỜNG PHÓNG XẠ VÀ Ô NHIỄM CÁC
NGUY£N T

PH
Ó
NG XẠ V
À
NGUY£N T

§I K
È

M V
Ù
NG

HÀM T¢N (BÌNH THUẬN)
TỶ LỆ: 1/50.000

Thuộc Đề tài “ Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện
Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận)
và đề xuất giải pháp phòng ngừa”
do TS. Đào Mạnh Tiến làm chủ nhiệm


LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG CHỦ NHIỆM CHUYÊN ĐỀ
LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHÂT BIỂN





TS. Đào Mạnh Tiến TS. Đào Văn Thịnh







Hà Nội, 2006


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI
TRƯỜNG PHÓNG XẠ VÙNG NGHIÊN CỨU 6

1.1. Vị trí địa lý, tọa độ, diện tích khảo sát 6
1.2. Đặc điểm tự nhiên 6

1.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội 10
1.4. Đặc điểm địa chất khoáng sản 21
CHƯƠNG II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,
KHỐI LƯỢNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 39

2.1. Lịch sử nghiên cứu 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu 44
2.3. Khối lượng thực hiện và thu thập trong vùng 60

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 64
3.1. Đặc điểm môi trường phóng xạ 64
3.1.1. Đặc điểm phân bố các nguyên tố phóng xạ 64
3.1.2. Đặc điểm liều chiếu ngoài (Hn) 71
3.1.3. Đặc điểm phân bố các nguyên tố phóng xạ trong nước 75
3.1.4. Đặc điểm liều chiếu trong do các chất phóng xạ xâm nhập qua đường tiêu
hóa (Hd) và tổng họat độ
α

β

trong nước 77

3.1.5. Đặc điểm liều chiếu trong do các chất phóng xạ xâm nhập qua đường hô
hấp (Hp) 78

3.2. An tòan phóng xạ 81
3.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ an tòan phóng xạ 81
3.2.2. An tòan phóng xạ 83
3.3. Đặc điểm địa hóa môi trường vùng Hàm Tân 92
3.3.1. Vùng lục địa 92
3.3.2. Vùng biển ven bờ 108
3.4. Các tai biến địa động lực vùng Hàm Tân 127
3.4. 1. Lũ lụt 127
3.4. 2. Xói lở 128
3.4.3. Bồi tụ biến động luồng lạch 129
3.4.4. Cát di chuyển 129
3.4. 5. Dâng cao mực nước biển 129
3.4. 6. Đổ lở, trượt lở 130
3.4.7. Động đất 130
3.4.8. Nhiễm mặn 131
3.4.9. Nứt đất 131
3.5. Phân vùng môi trường phóng xạ 132
3.5.1. Nguyên tắc phân vùng môi trường phóng xạ 132
3.5.2. Phân vùng và đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ 133
2

3.6. Các giải pháp phát triển bền vững trên cơ sở nghiên cứu mức độ ô nhiễm phóng
xạ 138

3.6.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên vùng Hàm Tân 138

3.6.2. Các đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai biến 141
3.6.3. Qui hoạch phát triển kinh tế vùng Hàm Tân 145
KẾT LUẬN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 154






3

MỞ ĐẦU
Trong công tác nghiên cứu môi trường thì nghiên cứu môi trường phóng xạ
chiếm một tỉ trọng đáng kể và được thực hiện tại nhiều thành phố, thị xã, vùng dân cư,
các khu vực sản xuất và một số vùng mỏ. Trong những năm gần đây công tác nghiên
cứu địa chất môi trường, địa chất tai biến đã được các ngành, các cấp quan tâm. Nhà
nước đã đầu tư một khoản kinh phí không nhỏ cho việc đánh giá m
ức độ ô nhiễm môi
trường trong cả nước. Tuy vậy, hầu hết các công trình tập trung nghiên cứu đánh giá
các biểu hiện ô nhiễm nguồn gốc nhân sinh. Tự nhiên có thể gây ra nhiều loại hình ô
nhiễm môi trường, các ô nhiễm tự nhiên sẽ được cường hoá bởi các hoạt động nhân
sinh như khai thác sử dụng khoáng sản một cách bừa bãi.
Chính vấn đề nghiên cứu môi trường phóng xạ có vị trí trọng yếu trong công tác
bảo vệ môi trườ
ng, nên năm 1996 Nhà nước đã ban hành “Pháp lệnh an toàn và kiểm
soát bức xạ” và năm 1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 50/1998/NĐ-CP “Quy
định chi tiết việc thi hành pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ”.
Huyện Hàm Tân nằm ở phía Nam tỉnh Bình Thuận, thuộc khu vực kinh tế Đông
Nam bộ. Vùng nghiên cứu có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, vị thế

quan trọng. Đặc biệt, đây là vùng có tiềm năng về khoáng sản titan sa khoáng
(ilmenit). Dọc ven biển vùng nghiên cứu
đã phát hiện hàng loạt mỏ, điểm quặng titan
(mỏ Hàm Tân, điểm quặng Kê Gà, Tam Tân, Cam Bình ) với trữ lượng hàng triệu
tấn. Ngoài ra, công tác điều tra địa chất còn phát hiện một số điểm khoáng hoá quặng
Thori - Uran ở khu vực Tân Lập (xã Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân), mũi Kê Gà, hàng
loạt các phức hệ magma xâm nhập có thành phần axit - trung tính có đặc tính phóng xạ
cao. Trong thành phần cát nặng sa khoáng ngoài ilmenit, zircon…, còn có các khoáng
vật chứa các nguyên tố phóng xạ như: monazit {(Ce, La, Th
[PO
4
][SiO
4
]} và xenotim
(YPO
4
và hợp chất chứa tới 4% USiO
4
) cùng với các kim loại nặng khác (Hg, Pb, Zn,
As ). Chính vì vậy, trên các mỏ sa khoáng đều phát hiện được dị thường các nguyên
tố phóng xạ, kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép, dị thường phóng xạ có giá trị
suất liều gamma (hay còn gọi là cường độ gamma) tới hàng chục đến hàng trăm µR/h.
Ngoài ra, trong vùng còn có các tai biến thiên nhiên như lũ quét, đổ lở, xói lở
bờ biển cùng với các hoạt động khai thác khoáng sản (titan, nguyên vật liệu xây
dựng ), nuôi trồ
ng thuỷ sản ven biển, xây dựng các công trình ven biển, công tác thuỷ
lợi thiếu quy hoạch đã làm phát tán các nguyên tố phóng xạ vào môi trường sống,
làm cho môi trường bị ô nhiễm, cảnh quan và tài nguyên bị suy thoái.
Trong vùng đã có một số kết quả điều tra về địa chất, địa mạo, địa chất thuỷ
văn, địa chất công trình, cũng như về môi trường nhưng mới chỉ phản ánh phần nào

được tiềm n
ăng tài nguyên thiên nhiên của khu vực, xác định được một số biểu hiện ô
nhiễm môi trường (rác thải, chất hữu cơ, kim loại trong nước, trầm tích biển ) ở một
số khu vực đô thị, khu vực tập trung dân cư và vùng biển ven bờ. Vấn đề về môi
trường phóng xạ hầu như chưa được đề cập đến hoặc chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Do vậ
y: cần phải xác định hàm lượng các nguyên tố phóng xạ, suất liều bức xạ
gamma trong các trầm tích trong đó có các sa khoáng, vật liệu xây dựng để nghiên cứu
tác hại của bức xạ phóng xạ đối với sức khoẻ con người, đánh giá mức độ ô nhiễm
phóng xạ đối với môi trường, đề ra các biện pháp phòng tránh khắc phục, bảo vệ môi
trường và sự phát triển bền vững của nền kinh t
ế.
4

Nghiên cứu hiện trạng môi trường vùng Hàm Tân cũng như các mỏ sa khoáng,
ảnh hưởng môi trường phóng xạ đối với dân sinh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng,
xây dựng và qui hoạch phát triển dân sinh cho phù hợp.
Trong quá trình triển khai đề tài, cần thiết phải áp dụng các phương pháp phóng
xạ gồm: đo phổ gamma đáy biển; đo phổ gama môi trường; đo eman môi trường; quan
trắc môi trường; điều tra xã hội học; l
ấy mẫu: trầm tích, mẫu nước, mẫu thực vật, mẫu
thực phẩm, mẫu tóc; phân tích hàm lượng nguyên tố phóng xạ trong các mẫu; phân
tích Eh, pH, kim loại nặng trong mẫu nước và mẫu trầm tích.
1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Quyết định số 1771/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công nhận các đơn vị trúng thầu Đề tài độc
lập cấp Nhà nướ
c, trong đó Liên đoàn Địa chất biển là đơn vị trúng thầu đề tài "Nghiên
cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn
(Quảng Nam) và Hàm Tân (Bình Thuận) và đề xuất giải pháp phòng ngừa".

- Căn cứ "Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ" đã
được phê duyệt của đề tài nêu trên.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ
a. Mục tiêu
- Đánh giá mức độ ô nhiễ
m phóng xạ phục vụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng và
quy hoạch dân cư phát triển bền vững nền kinh tế vùng Hàm Tân (Bình Thuận).
- Xác định diện tích ô nhiễm phóng xạ theo các mức độ khác nhau.
- Đề xuất các giải pháp về kỹ thuật và quản lý để phòng ngừa và giảm nhẹ thiệt
hại.
b. Nhiệm vụ
- Thu thập, tổng hợp, xử lý các tài liệu hiện có trong vùng: địa lý tự nhiên, địa
mạo, phóng xạ, địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường
- Thiết kế mạng lưới khảo sát, xây dựng phương án tổ chức thi công thực địa.
- Khảo sát thực địa: đo đạc các thông số về phóng xạ, thu thập các loại mẫu
phân tích (mẫu nước, đất, trầm tích, tóc, thực phẩm, ), điều tra xã hội, bệnh học.
- Phân tích mẫu các loại
- Xử lý các kết quả thu thập, phân tích
- Thành l
ập bộ bản đồ và sơ đồ: phân vùng ô nhiễm phóng xạ, phân vùng ảnh
hưởng của trường phóng xạ và qui hoạch phát triển bền vững kinh tế xã hội, đẳng trị
liều tương đương bức xạ gamma, nồng độ Radon trong không khí, đẳng hàm lượng
một số nguyên tố phóng xạ, địa chất - khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa
chất (theo thuyết minh đề tài đã được phê duyệt).
- Thành l
ập các biểu bảng, biểu đồ về điều kiện tự nhiên, xã hội, môi trường
phóng xạ khu vực nghiên cứu.
- Viết báo cáo thuyết minh
5


Để hoàn thành báo cáo, tập thể tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, cộng tác của
các phòng, ban chức năng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ; sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, các
đồng nghiệp trong Liên đoàn Địa chất biển, các nhà khoa học thuộc bộ môn Địa vật lý
- khoa Dầu Khí - trường Đại học Mỏ Địa chất Nhân dịp này tập thể tác gi
ả xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ quý báu đó.

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2006
TM. TẬP THỂ TÁC GIẢ






Bùi Quang Hạt
























6

CHƯƠNG I. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI
TRƯỜNG PHÓNG XẠ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lý, tọa độ, diện tích khảo sát
Vùng nghiên cứu bao gồm:
- Toàn bộ lãnh thổ và một phần lãnh hải (0-10m nước) huyện Hàm Tân (tỉnh
Bình Thuận).
- Một phần lãnh thổ, lãnh hải (0-10m nước) hai xã Tân Thành, Tân Thuận -
huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận): đó là dải ven biển và biển ven bờ (0-10m
nước) từ Cử
a Cạn đến mũi Kê Gà.
Các vùng tiếp giáp: Phía Bắc giáp huyện Tánh Linh, Bình Thuận; phía Đông
giáp huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận); phía Tây giáp huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa
-Vũng Tàu), huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) và phía Nam giáp Biển Đông.
Diện tích nghiên cứu 1051km
2
trong đó phần đất liền là 951km
2
và phần biển

ven bờ là 100km
2
, được giới hạn bởi tọa độ địa lý sau:
Từ 10
°
33’15” đến 10
°
55’13” vĩ độ Bắc.
Từ 107°30’17” đến 107°59’15” kinh độ Đông.
1.2. Đặc điểm tự nhiên
1.2.1. Địa hình
Diện tích vùng nghiên cứu có các dạng địa hình: địa hình đồi núi thấp, địa hình
đồng bằng ven biển và địa hình đáy biển ven bờ.
Địa hình đồi núi thấp: phân bố ở phía Bắc bao g
ồm: núi Bể, núi Mây Tào, núi
Nhọn, núi Giang Co, núi Lồ Ô. Đây là các núi sót trên đồng bằng ven biển. Đặc điểm
của địa hình núi là sườn cong lồi, dốc, nhưng phát triển cân xứng, hầu hết chúng đều
phát triển các đá magma xâm nhập thuộc phức hệ Đèo Cả, Định Quán, riêng ở núi
Nhọn lộ các đá phun trào hệ tầng Nha Trang. Các núi sót đều có độ cao tương đối lớn,
dao động từ 400 đến 600m, với các đỉnh núi Bể cao 874m, núi Nh
ọn cao 569m. Trên
các sườn núi có lộ đá gốc, việc đi lại khó khăn vì khá dốc.
Địa hình đồng bằng ven biển: kéo dài dọc ven biển vùng nghiên cứu. Độ cao
dao động 50-100m ở ven chân núi, 1-5m ở ven bờ biển, độ phân cắt sâu nhỏ. Cấu
thành đồng bằng là các trầm tích biển, sông-biển tuổi Đệ tứ. Chúng phủ lên trên các
thành tạo Mesozoi. Nhìn chung, móng Kainozoi đều cao hơn mực nước biển. Vì vậy,
dọc theo suối hoặc trên các đồ
i sót nhiều nơi lộ đá gốc. Địa hình đồng bằng nghiêng
thoải ra phía biển. Phần tiếp giáp với biển phát triển hệ thống các dải cồn, đụn cát, các
vũng, đầm lầy, lạch triều.

Địa hình đáy biển: vùng nghiên cứu nhìn chung tương đối thoải, độ dốc nhỏ,
riêng khu vực xung quanh mũi Kê Gà, mũi Núi Nham và Hòn Bà có địa hình khá dốc.
Đường bờ biển khu vực nghiên cứu phần lớn có hướ
ng Đông Bắc - Tây Nam, được
cấu thành bởi các trầm tích bở rời và có xu hướng xói lở với tốc độ khác nhau, các khu
vực được cấu thành bởi đá gốc cứng chắc (mũi Kê Gà, Hòn Bà ) đường bờ ổn định, ít
biến động.
1.2.2. Sông suối
Vùng nghiên cứu có mạng lưới sông suối khá phát triển, phân bố tương đối đều
với hai hệ thống sông chính: sông Dinh và sông Phan.
Sông Dinh bắt nguồn từ phía Tây Bắc núi Chứa Chan (
Đồng Nai), núi Mây
Tào, núi Bể chạy qua địa phận huyện Hàm Tân và đổ ra cửa biển La Gi. Sông Dinh
7

sự quy tụ các suối Gia Ui, suối Lớn với chiều dài ~35km. Diện tích lưu vực rộng
khoảng 80km
2
. Lưu lượng dòng chảy phụ thuộc theo mùa.
Sông Phan bắt nguồn từ núi Nhọn, núi Tà Kou (huyện Hàm Thuận Nam).
Dòng chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, đổ ra cửa biển Tân Hiệp. Sông Phan là
sự hợp thành của các suối Nước, suối Sao với chiều dài khoảng 22km, diện tích lưu
vực rộng 360km
2
. Lưu lượng dòng chảy nhỏ.
Ngoài ra, còn một số suối nhỏ: suối Cô Kiều, suối Đá, suối Giao, suối Trạm có
lưu lượng nước nhỏ.
1.2.3. Khí hậu
Khí hậu vùng nghiên cứu có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai
mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô

bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
8

Chế độ nhiệt: vùng nghiên cứu có nhiệt độ trung bình hàng năm 26-27°C, biên
độ nhiệt 3,5°C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa không nhiều. Tổng nhiệt độ
trung bình trong mùa khô đạt 4.653°C, trong mùa mưa đạt 4.862°C. Tháng nóng nhất
là tháng 6 (trung bình 28,7
°
C). Tổng giờ nắng trung bình hàng năm đạt 2.873 giờ.
Chế độ mưa: trong vùng có lượng mưa không lớn, trung bình hàng năm
1.583,3mm. Số ngày mưa trung bình trong năm đạt 80,9 ngày. Lượng mưa giữa hai
mùa có sự chênh lệch nhau rất lớn. Tổng lượng mưa trung bình trong mùa mưa
1.471,2mm, trong mùa khô 112,2mm. Vì vậy, về mùa khô thường thiếu nước sinh
hoạt và phục vụ cho việc phát triển kinh tế của nhân dân trong vùng; nước trong các
sông suối thường cạn kiệt (bảng 1.1).
Độ ẩm và bốc hơi: chỉ số ẩm ướt trung bình trong vùng hàng năm 1,63 (mùa
mưa 3,87, mùa khô 0,19); nghĩa là vào mùa mưa lượng mưa gấp 3,87 lần lượng bốc
hơi, mùa khô lượ
ng mưa bằng 0,19 lần lượng bốc hơi.
Bảng 1.1. Thống kê các trị số khí hậu vùng Hàm Tân
Nhiệt độ (
0
C)
Tốc độ gió
(m/s)
Tháng
Thấp
nhất
Cao
nhất

Trung
bình
Lượng
mưa
trung
bình
(mm)
Số
ngày
mưa
trung
bình
Độ ẩm
tương
đối
trung
bình
(%)
Lượng
bốc hơi
trung
bình
(mm)
Số giờ
nắng
trung
bình
Trung
bình
Lớn

nhất
1 20,0 29,4 24,3 0,2 0,1 78,0 88,0 297,0 2,1 18,0
2 21,0 29,5 25,2 1,4 0,2 79,0 106,0 281,0 2,9 16,0
3 23,5 30,4 26,9 4,4 0,4 80,0 103,0 307,0 2,4 18,0
4 24,2 31,4 27,6 29,8 1,9 82,0 106,0 285,0 2,4 16,0
5 24,7 32,0 27,8 190,3 9,4 83,0 87,0 229,0 1,5 14,0
6 24,6 32,3 28,7 221,4 12,3 85,0 64,0 217,0 2,1 20,0
7 23,8 31,3 26,2 308,3 15,9 88,0 58,0 199,0 2,2 18,0
8 23,8 31,6 26,3 287,2 13,3 88,0 57,0 188,0 2,2 18,0
9 23,5 31,2 26,2 296,6 13,8 88,0 57,0 189,0 1,9 15,0
10 23,3 30,4 26,2 217,3 9,5 86,0 67,0 218,0 2,0 18,0
11 22,9 30,3 26,2 61,2 3,2 84,0 84,0 218,0 2,1 16,0
12 20,9 29,8 24,9 15,3 0,9 80,0 94,0 245,0 2,0 12,0
9

Trung
b
ình các
tháng
23,0 30,8 26,3 84,0 2,1
(Nguồn: Cục Khí tượng Thủy văn 2002)
Chế độ gió: trong vùng có 2 mùa gió là mùa gió Tây Nam và mùa gió Đông
Bắc. Mùa gió Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Hướng gió chủ yếu từ hướng
Tây Nam. Tốc độ trung bình 1,5-2,2m/s, tốc độ gió lớn nhất 14-20m/s. Mùa gió Đông
Bắc bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hướng chủ yếu là từ hướng Đông,
Đông Bắc. Tốc độ trung bình 2-2,9m/s, tốc độ gió lớn nhất 12-18m/s.
Chế độ thủy triều: vùng biển khu vực Hàm Tân, thu
ỷ triều có tính chất bán
nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng quan trắc thấy hai lần nước lên và
hai lần nước xuống nhưng không đều về biên độ và thời gian. Độ cao mực nước triều

cường có thể đạt 2,0-3,5 m.
Sóng biển: trong khu vực nghiên cứu, các đặc trưng của sóng thay đổi theo hai
mùa. Tuy nhiên, các đặc trưng của sóng và các thời kỳ khác nhau cũng rất khác nhau.
Có thể chia sóng biển trong vùng nghiên cứu thành 3 thời kỳ trong năm nh
ư sau:
- Từ tháng 1 đến tháng 4, sóng biển có hướng thịnh hành là Đông Bắc - Đông,
độ cao trung bình khoảng 0,9-1,0 mét.
- Từ tháng 5 đến tháng 9, hướng sóng thịnh hành là Tây - Tây Nam, độ cao
trung bình khoảng 1,0-1,1 mét.
- Từ tháng 10 đến tháng 12, hướng sóng thịnh hành là Đông - Bắc, độ cao sóng
trung bình xấp xỉ 1,2 mét.
Độ cao sóng cực đại thường đo được vào lúc thời tiết xấu, cực đại trung bình
trong năm là 3,5 mét. Trong bão, độ cao sóng có thể đạt tới 7-8m, thậm chí 10-12m.
Tuy nhiên, khu vực nghiên cứu cũng ít chị
u ảnh hưởng của bão so với các vùng biển
khác. Địa hình đường bờ và đáy biển thường bị thay đổi trong thời gian thời tiết xấu,
bão to và gió lớn.
Chế độ dòng chảy: vào mùa Đông dòng chảy có hướng Tây Nam chảy dọc
theo đường bờ biển, với tốc độ khá lớn (có thể tới 50cm/s). Về mùa hạ, do ảnh hưởng
của gió mùa Tây Nam dòng có hướng Bắc-Đông Bắc với tốc độ
dưới 25cm/s.
Chế độ bão: trong vùng nghiên cứu bão thường xảy ra vào tháng 9 đến tháng
11 và nhiều nhất vào tháng 11.
1.2.4. Thổ nhưỡng
Dựa theo bảng phân loại đất Việt Nam của Hội Khoa học Đất Việt Nam trên
diện tích nghiên cứu có các loại đất sau:
10

Loại đất nâu đỏ: phân bố trên địa hình cao nguyên chiếm diện tích nhỏ ở khu
vực phía Tây huyện Hàm Tân. Loại đất này phát triển trên đá bazan phong hóa màu

đỏ thẫm, tầng đất dày, giàu mùn. Đất nâu đỏ là loại đất quí, rất phù hợp với loại cây
công nghiệp và cây ăn trái có giá trị (bảng 1.2).
Loại đất cồn cát trắng-vàng: phân bố dọc theo đường bờ biển trên diện tích
khoảng 100km
2
. Chúng sử dụng chủ yếu trồng cây phi lao chắn gió. Những cồn cát
thấp sử dụng trồng cây hoa màu, họ đậu, rau và cây ăn trái.
Loại đất cồn cát đỏ: phân bố chủ yếu phía Đông Bắc vùng Hàm Tân chiếm
khoảng 200km
2
. Loại đất này được sử dụng cho nông, lâm nghiệp: bông, cây họ đậu,
rau màu và trồng rừng.
Loại đất sét-cát-mùn thực vật màu xám đen: phân bố dọc theo các thung lũng
sông, suối được nhân dân khai thác trồng lúa và hoa màu.
1.2.5. Động vật và thực vật
Rừng hiện nay chiếm diện tích nhỏ, phát triển trên địa hình núi, diện tích rừng
tự nhiên đến nay còn khoảng 17659 ha và 14670 ha rừng trồng các loại. Trong khi đó,
diện tích đồi núi là 50275 ha tập trung chủ yếu
ở phía Bắc vùng. Thảm thực vật phần
lớn là những loại cây mọc tái sinh; các loại gỗ quí đã bị khai thác cạn kiệt chỉ còn lại
các loại như: cây dầu, bằng lăng, tre, cọ, buông v.v.
Do diện tích rừng ngày càng thu hẹp, các loại động vật tự nhiên quí, hiếm
không còn hoặc chúng đã di chuyển sang vùng khác. Trên diện tích đất liền hiện nay
chỉ gặp: lợn rừng, cầy hương, chồn, sóc, gà rừng. Động v
ật nuôi có trâu, bò,
1.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội
1.3.1. Dân cư
Dân cư trong vùng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thị trấn, thị xã
và dọc theo các trục lộ giao thông chính. Theo thống kê, dân số toàn huyện năm 2002
là 164.551 người, mật độ dân số 174,78 người/km

2
. Riêng vùng Núi Bể với diện tích
250km
2
không có dân cư sinh sống. Dân tộc Kinh chiếm đa số, tiếp đến là người Hoa.
Nhân dân trong vùng sống chủ yếu bằng nghề nông, ngư nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp. Mạng lưới điện Quốc gia đã tỏa sáng khắp các làng, xã. Các trường học, bệnh
viện, trạm xá, bưu điện, chợ đã và đang được xây dựng phục vụ đời sống của nhân
dân ngày càng được nâng cao.
Hiện trạ
ng về dân số, lao động, việc làm và mức sống ở tỉnh Bình Thuận cho
thấy: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao 2,04 %, thu nhập bình quân GDP/người mới đạt
253 USD và có khoảng 25.000 – 40.000 lao động chưa có việc làm. Tuy đời sống của
người dân được cải thiện nhiều trong những năm qua, nhưng do mức gia tăng dân số
11

cao, số người thất nghiệp nhiều dẫn đến hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội và đặc biệt
là diện tích đất bị thu hẹp, nguồn tài nguyên đất sẽ bị cạn kiệt.
Tóm lại, trong vùng nghiên cứu có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc
phát triển các ngành: ngư nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch.
Bảng 1.2. Tình hình sử dụng đất huyện Hàm Tân
(Đơn vị: ha)
2000 2001 2002
1. Đất nông nghiệp
27.400 27.832 29.168
a. Cây hàng năm
- Lúa
- Màu và cây công nghiệp hàng năm
- Rau, đậu
17.129

2.762
13.629
700
16.943
2.746
13.268
929
17.131
2.691
13.503
937
b. Cây lâu năm
- Cây công nghiệp lâu năm
- Cây ăn quả
- Cây lâu năm khác
8.711
4.668
4.014
26
9.169
4.371
4.770
27
10.070
5.987
4.055
26
c. Đất có mặt nước đang dùng vào nông nghiệp 259 323 570
2. Đất dùng vào lâm nghiệp
- Rừng tự nhiên

- Rừng trồng
29.547
16.708
12.833
30.283
16.911
13.367
32.335
17.659
14.670
3. Đất chuyên dùng
- Đất xây dựng
- Đường giao thông
- Đất thủy lợi
2.202
230
1.102
428
2.210
239
1.113
421
2.310
256
1.155
439
4. Đất khu dân cư 748 752 765
5. Đất chưa sử dụng
- Đất bằng
- Đất đồi núi

- Đất có mặt nước
- Đất chưa sử dụng khác
34.249
7.248
22.329
158
2.259
33.065
7.330
22.129
192
378
29.569
4.736
20.476
158
1.943
Tổng cộng 94.147 94.147 94.147
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hàm Tân năm 2002)

1.3.2. Giao thông
Mạng lưới giao thông trong vùng công tác khá thuận lợi và đa dạng gồm:
đường bộ, đường sắt, đường thủy (bảng 1.3).
12

Đường bộ tương đối phát triển và phân bố đều trên toàn vùng. Đường quốc lộ
1A chạy qua phần phía Bắc của vùng với chiều dài khoảng 28km. Từ tuyến đường
này nối liền với các đường giao thông liên tỉnh như đường số 708, 709, 710 có thể đi
đến các huyện, tỉnh lân cận vùng nghiên cứu. Các tuyến đường chính trong huyện đã
được nhựa hóa. Đường giao thông nối liền các xã trong vùng cũng khá phát triển, nên

việc đi lạ
i trong vùng khá dễ dàng và thuận lợi. Riêng vùng Núi Bể, giao thông kém
phát triển, dân cư thưa thớt.
Hệ thống giao thông đường thuỷ của khu vực khá phát triển, chủ yếu để đáp
ứng hoạt động đánh bắt thuỷ sản. Mật độ tàu thuyền tập trung đông tại các cảng và
vùng cửa sông như cảng La Gi, cửa sông Phan, cửa Hà Lãn. Vào những ngày cao
điểm, tại các cảng lớn (cảng La Gi) có thể đón hàng trăm tàu thuyề
n vào neo đậu và
trao đổi hàng hoá. Trong những năm tới, khu vực cần tập trung đầu tư xây dựng và
nâng cấp hệ thống giao thông thuỷ trước hết là để đáp ứng nhu cầu vận tải, tiếp đến là
phục vụ nhằm khai thác thế mạnh ở các vùng ven biển đặc biệt là trong phát triển dịch
vụ du lịch.
Bảng 1.3. Hiện trạng đường giao thông đến trung tâm các xã, thị trấn
trong khu vực
Đơn vị Số xã, thị trấn 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tổng số đơn vị hành
chính
11 11 11 11 11 11 11
Số đơn vị đã có đường
ô tô
11 11 11 11 11 11 11
Đường nhựa 8 8 10 10 10 11 11
Đường đá - - - - - - -
Đường cấp phối 3 3 1 1 1 - -
Huyện Hàm Tân
Đường đất - - - - - - -
Tổng số đơn vị hành
chính
12 12 12 13 13 - -
Số đơn vị đã có đường

ô tô
12 12 12 13 13 - -
Đường nhựa 5 5 5 6 6 - -
Đường đá - - - - - - -
Đường cấp phối 5 7 7 7 7 - -
Huyện Hàm
Thuận Nam
Đường đất 2 - - - - - -
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hàm Tân, 1999, 2002; huyện Hàm Thuận Nam, 2000)
Các hoạt động giao thông của khu vực một mặt góp phần to lớn cho phát triển
kinh tế xã hội mặt khác cũng để lại hậu quả không nhỏ tới chất lượng môi trường. Tại
các cảng lớn như cảng La Gi, các hoạt động xả thải của tàu thuyền khi cập bến cùng
13

với hoạt động khai thác thuỷ sản gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước và trầm
tích, đặc biệt là ô nhiễm dầu. Trên bãi biển của khu vực này còn gặp nhiều loại rác
thải từ các hoạt động trên.
1.3.3. Khai thác thủy sản
Hoạt động đánh bắt thủy sản của người dân trong khu vực chiếm phần lớn số
lao động của địa phương. Do trong khu vực không có cảng để neo đậu tàu thuyề
n nên
phần lớn phương tiện đánh bắt của người dân là phương tiện nhỏ như: thuyền máy
công suất nhỏ, thuyền mủng. Các phương tiện này chủ yếu đánh bắt gần bờ, công cụ
để đánh bắt hải sản là lưới mắt nhỏ. Việc sử dụng lưới

mắt nhỏ và đánh bắt gần bờ đã
làm suy giảm đáng kể
nguồn lợi thủy sản trong vùng biển nghiên cứu. Bên cạnh đó,
các thuyền sau đánh bắt chưa có chỗ neo đậu cố định nên một số phương tiện nhỏ
được kéo lên ngay trên bãi biển làm mất cảnh quan bãi biển. Một số khác lớn hơn neo

đậu ngay tại cửa sông Phan, mũi Kê Gà. Tại các điểm neo đậu này người dân đã tự ý
xả rác thải, dầu máy ra môi trường làm cho môi trường bị ô nhiễm. Hoạt
động neo
đậu tàu thuyền tại mũi Kê Gà đã tạo ra xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên
tại địa phương
Theo tài liệu của Sở Thuỷ sản Bình Thuận, thì sản lượng khai thác thuỷ sản
năm 2001 là 128.000 tấn/năm. Các năm gần đây, số tàu thuyền và công suất máy bình
quân gia tăng, trang thiết bị phục vụ khai thác được trang bị nhiều hơn song năng suất
đánh bắt hải sản tiế
p tục có dấu hiệu suy giảm: năm 1975 bình quân năng suất đánh
bắt hàng năm là 1,4 tấn/cv, năm 2000 là 0,27tấn/cv, năm 2001 là 0,606 tấn/cv.
Nguyên nhân của sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản chủ yếu là:
Số tàu có công suất trên 90cv đánh bắt xa bờ hiện có rất ít; chủ yếu tàu có công
suất nhỏ hơn 30cv, tập trung khai thác ven bờ, nơi các bãi cá sinh sản, và đã được
khai thác cạn kiệt nhiều năm qua. Hiện trong vùng có 250 chiế
c thuyền hầu như công
suất dưới 90cv. Dụng cụ kỹ thuật khai thác thuỷ sản lạc hậu, cùng với tình trạng sử
dụng chất nổ và phương pháp khai thác cạn kiệt nguồn lợi như giả cào, vây rút
chì,…còn xảy ra gây hủy hoại sinh thái đáy biển.
1.3.4. Nông nghiệp
Hoạt động nông nghiệp trong vùng chủ yếu là nghề trồng lúa, cây ăn trái, cây
công nghiệp (điều, hồ tiêu, cà phê ). Ở nông thôn phát triển mô hình V.A.C (kinh tế

vườn, ao, chuồng) nên đời sống vật chất của nhân dân làm nông nghiệp trong vùng
khá ổn định. Tổng giá trị sán xuất nông nghiệp toàn huyện năm 2002 đạt 308.619
triệu đồng trong đó trồng trọt chiếm 70%, chăn nuôi 24%, dịch vụ nông nghiệp 6%.
1.3.5. Nuôi trồng thủy sản
14

Với điều kiện thuận lợi: ngư trường rộng lớn, cảng cá lớn La Gi với hàng ngàn

ghe thuyền và cả các tàu lớn có công suất đến 600CV nên đây là nơi cung cấp hải sản
biển cho thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và các vùng lân cận, theo số liệu thống
kê năm 2002 riêng huyện Hàm Tân đã khai thác 37.584 tấn thuỷ sản các loại, với
1200 tàu thuyền, tổng công suất lên tới 61.600 CV. Đó là chưa kể tới các hoạt
động
của các tàu thuyền của các nơi khác đến khu vực hoạt động, thông thương và trung
chuyển hàng hoá.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực phát triển mạnh trong những năm
gần đây với tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là hoạt động nuôi tôm. Diện tích nuôi
tôm huyện Hàm Tân khoảng 243 hecta (năm 2003), tập trung ở các xã Tân Hải, Tân
Bình, Tân Thắng (ảnh 2) (bảng 1.4). Hình thức nuôi là cả nuôi đầm và nuôi lồng vớ
i
quy mô từ nuôi thâm canh tới bán thâm canh và quảng canh. Nuôi trồng thuỷ, hải sản
tuy mới phát triển trong những năm gần đây, nhưng tốc độ tăng trưởng khá nhanh đạt
22% sản lượng nuôi trồng, năm 1995 sản lượng 370 tấn tăng lên 698 tấn năm 1997,
năm 2001 tăng lên gần 1000 tấn. Sự phát triển này kéo theo nhu cầu sử dụng đất vào
mục địch xây dựng cảng nước ngọt cho nuôi tôm trên cát, bến bãi phục vụ
, xây dựng
các cơ sở đóng tàu thuyền, cơ sở chế biến sản phẩm, nuôi trồng tăng nhanh.
Như vậy, tiềm năng nuôi trồng thủy sản của khu vực là rất lớn. Tuy nhiên, tình
trạng nuôi trồng tự phát, khai thác bừa bài nguồn tài nguyên này vẫn diễn ra gây tác
hại không nhỏ cho môi trường. Đặc biệt, việc chuyển đổi diện tích nông nghiệp thành
diện tích đầm nuôi, khai thác không hợp lý nguồn nước ngầm để
nuôi trồng đã làm
tăng khả năng bồi tụ, biến động luông lạch, xói lở bờ biển và tăng nguy cơ nhiễm
mặn nước ngầm của khu vực. Bên cạnh đó, nước thải từ các đầm nuôi không được xử
lý xả trực tiếp ra biển góp phần gây ô nhiễm môi trường và phá hủy cảnh quan dải bờ
biển của khu vực này. Ngoài ra, tại khu vực có các đầm bỏ hoang làm cường hoá
nhiễm mặn và phèn hoá đất trong khu vực đồng thời làm mất quỹ đất.
1.3.6. Công nghiệp

Trong vùng có nhiều tích tụ về khoáng sản và đa dạng về chủng loại như
vàng, wolfram, ilmenit, zircon, cát thủy tinh, nước khoáng, vật liệu xây dựng…
Trong đó, đáng kể nhất và có giá trị công nghiệp là: ilmelit – zircon, cát thủy tinh và
vật liệu xây dựng. Trong vùng có một số đơn vị khai thác và chế biến khoáng sản
với quy mô lớn, rất nhiều cơ s
ở có quy mô nhỏ và nhiều cơ sở sản xuất gạch ngói.
Cát thuỷ tinh có hàm lượng SiO
2
đạt 97 – 99 % phân bố chủ yếu ở Hàm Tân. Trữ
lượng sa khoáng ilmenit khoảng 108 triệu tấn và zircon là 193 nghìn tấn phân bố
chủ yếu ở Hàm Thuận Nam (hiện trạng môi trường Bình Thuận). Mỏ ilmenit Bàu
Dòi thuộc địa phận xã Tân Hải và Tân Bình (huyện Hàm Tân) có trữ lượng
15

5.870.000m
3
hiện đang được công ty Lidisaco khai thác với công suất
23.000m
3
/năm. Mỏ cát thủy tinh ở khu vực Dinh Thầy thuộc địa phận các xã Tân
Hải và Sơn Mỹ có trữ lượng cấp P: 63.948.000 tấn, hàm lượng SiO
2
là 97,5 –
99,15%, hiện đang được nhân dân khai thác để làm cát đệm cho đúc gang. Sét gạch
ngói tập trung tại xã Tân Nghĩa, Tân Thắng, hiện đang có 21 cơ sở khai thác, công
suất 26.000 tấn/năm. Cát xây dựng được khai thác chủ yếu từ lòng sông Dinh (nằm
trên các xã Tân Thiện, Tân Xuân - huyện Hàm Tân), sản lượng khai thác
36.000m
3
/năm và lòng sông Phan (nằm trên các xã Tân Lập, Tân Thuận - huyện

Hàm Tân), sản lượng khai thác 13.000m
3
/năm. Đặc biệt, mỏ ilmenit Hàm Tân đang
được khai thác và hàng năm đã thu được hàng triệu USD. Nhà máy khoáng sản của
Công ty Liên doanh khoáng sản quốc tế Hải Tinh (Việt Nam - Trung Quốc) tại xã
Tân Hải đã được hoàn tất vào tháng 11 năm 2004 nay đã đi vào sản xuất với vốn
đầu tư giai đoạn 1 là 2 triệu USD, hàng năm chế biến 5.000 tấn zircon, 1.000 tấn
rutin chất lượng cao, doanh thu dự kiến đạt 5 triệu USD/năm; giai đoạ
n 2 vốn đầu tư
tăng lên 10 triệu USD và giai đoạn 3 là 50 triệu USD để tiến tới thành lập các nhà
máy sản xuất sứ cao cấp, gạch chịu lửa, que hàn cao cấp. Cùng với việc thành lập
liên doanh trên là việc mở rộng quy mô và sản lượng khai thác mỏ Hàm Tân (ảnh 3,
4, 12, 13).

Bảng 1.4. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các xã ven biển (ha)
Địa phương 1996 1997 2003
Huyện Hàm Tân
1. Xã Tân Thiện - - 5.3
2. Xã Tân Hải 40 39 38.79
3. Thị trấn La Gi 7.93 8.03 7.69
4. Xã Tân Bình 3.11 2.85 2.85
5. Xã Sơn Mỹ - - 150.99
6. Xã Tân Thắng 60 98 235
Huyện Hàm Thuận Nam
7. Xã Tân Thuận - - 80
8. Xã Tân Thành - 60 105
(Nguồn: Kết quả điều tra kinh tế - xã hội khu vực khu vực ven biển Phan Thiết - Hồ Tràm năm 2004)
Vấn đề nổi cộm nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến môi trường trong
khai thác khoáng sản trong vùng là tình trạng khai thác titan trái phép ven biển. Theo
như giấy phép được cấp thì Công ty Khai thác Khoáng sản 6 (Lidisaco) thuộc Tổng

Công ty Khoáng sản Việt Nam được phép khai thác trên diện tích 16,22ha ven biển
16

thuộc khu vực Bàu Dòi – xã Tân Hải (huyện Hàm Tân). Tuy nhiên, công ty này đã
khai thác trái phép trên diện tích 6 ha thuộc tiểu khu 393 rừng phòng hộ ven biển xã
Tân Bình (huyện Hàm Tân). Hoạt động này đã làm dậy nên làn sóng khai thác titan
trái phép ven biển. Điển hình nhất là các xã Tân Hải (Hàm Tân), Tân Thuận, Tân
Thành (Hàm Thuận Nam). Đặc biệt, từ tháng 10 – 2003, hoạt động khai thác chủ yếu
là do các tư nhân đứng ra thuê nhân công với hình thức lấy nhanh quặng tuyển bằng
máng gỗ, máy xoắn ốc, nạo vét phần mặt bãi triều thấp (ước tính 1 ngày khai thác
được 5-7 tấn). Khu vực phía Bắc Hàm Tân trên các cồn cát cao cũng chứa những thân
quặng titan nhưng hàm lượng nghèo hơn (Chùm Găng và Bàu Dòi - Hàm Tân) hiện
chưa có quá trình khai thác song tại khu vực này vẫn xảy ra quá trình khai thác cát
làm vật liệu xây dựng. Hoạt động khai thác titan trái phép này đã phá hủy diện tích
rừng phòng hộ ven biển, khoét sâu vào bờ biển làm bờ bị xói lở, khai thác nước ngọt
để tuyển quặng làm giảm mực nước ngầm. Nhìn chung, các cơ sở khai thác - chế biến
khoáng s
ản này vẫn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ
sinh thái và hoàn trả mặt bằng sau khai thác. Đặc biệt, các cơ sở khai thác sa khoáng
khi hoạt động đã gây sạt lở, biến đổi cảnh quan, ô nhiễm bụi và nhiễm mặn do sử
dụng nước biển để tuyển quặng, thảm thực vật và cảnh quan bị suy thoái nghiêm
trọng. Điển hình, khai thác sa khoáng ở mỏ
Bàu Dòi, Chùm Găng, khai thác đá ở núi
Nhọn, Đá Mát. Đuôi quặng titan chưa được xử lý có thành phần monazit cao, tăng
liều chiếu xạ gây ảnh hưởng tới người và động vật khu vực và ven biển…. Mặt khác,
khai thác sa khoáng ilmenit và zircon, monazit đi kèm đã làm giảm đáng kể cường độ
phóng xạ của các thành tạo cát chứa quặng, tạo điều kiện cho phát triển du lịch, sau
khai thác quặng (Chùm Găng, Bàu Dòi…).
Qua quá trình khảo sát thấy trong khu vự
c nghiên cứu có bốn hoạt động nhân

sinh đã và đang gây ảnh hưởng lẫn nhau là: nuôi trồng thủy sản, du lịch, đánh bắt
thủy sản và khai thác khoáng sản. Nuôi trồng thủy sản đang gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường bằng nước thải và chất thải rắn. Đánh bắt thủy sản đã làm giảm mỹ quan
của một số điểm du lịch của địa ph
ương như tại khu vực hòn Kê Gà. Do vậy, cả hai
hoạt động nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản đang gây ảnh hưởng lớn đến hoạt
động phát triển du lịch của địa phương vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong vùng
nghiên cứu cũng đã và đang triển khai mô hình sử dụng hợp lý tài nguyên tại điểm
khai thác mỏ Chùm Găng. Sau khi khai thác khoáng sản môi trường tại mỏ đang được
bồi hoàn bở
i các dự án du lịch nằm trong khu du lịch Trúc Sơn. Các cồn cát cao là
chất thải sau khai thác khoáng sản trước đây đang được hạ thấp độ cao và san lấp mặt
bằng. Thảm thực vật đang được trồng lại tạo cảnh quan môi trường đẹp. Tại đây đang
được xây dựng khu dụ lịch nhằm đạt được công thức 5S (sea, sand, sun, security,
service). Mô hình này cần được nhân rộng ra các vùng khác trong khu vực nghiên
cứu.
17

1.3.7. Sản xuất muối
Diện tích làm muối trong khu vực nghiên cứu chiếm tỷ lệ tương đối lớn, tập
trung ở thôn Tân Phong (xã Tân Thành). Hoạt động làm muối tại địa phương đang
góp phần làm suy thoái môi trường. Một số diện tích trước đây trồng lúa nay đã được
chuyển sang làm muối. Hoạt động làm muối đã làm cho khả năng bị nhiễm mặn tại
cửa sông Phan, cánh đồng thôn Tân Phong tăng lên đ
áng kể. Một số diện tích đất bị
nhiễm mặn không sử dụng canh tác nông nghiệp hiện nay đã bỏ hoang, tạo tiền đề
cho xung đột môi trường xảy ra. Hoạt động làm muối nếu người dân không có ý
thức bảo vệ môi trường xung quanh sẽ làm cho quá trình phèn hoá, khoáng hoá đất
tăng lên.
1.3.8. Du lịch

Vùng nghiên cứu có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, những kiến
trúc cổ, các lễ hội truyền thống, các kho tàng v
ăn hoá - nghệ thuật dân gian. Đây là
điểm đến của khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn. Đặc biệt tại đây có các bãi
cát trắng mịn, nắng ấm, nước xanh trong quanh năm hấp dẫn du khách đến đây tắm
biển. Trong giai đoạn hiện nay, ngành du lịch khu vực đang phát triển rất mạnh và
được nhận định là ngành kinh tế mũi nhọn. Các điểm du lịch ở đây đều có cả
nh quan
thiên nhiên đa dạng, nằm ở vị trí thuận lợi không cách quá xa các trung tâm đô thị
lớn. Cụm du lịch Phan Thiết - Hàm Tân được hình thành từ các điểm du lịch hấp dẫn
như dải bờ biển thuộc xã Tiến Thành, Thuận Quý, Tân Thắng (ảnh 1)… với các khu
du lịch Đồi Sứ, Thế Giới Xanh, Hòn Bà, … thu hút rất Đông khách. Hoạt động này
cũng phát triển mạnh ở khu vực Đồi Thông (B04-399), Cam Bình, Dinh Thầy Thím,
Kê Gà và hiệ
n nay tại khu vực Phò Trì-Sơn Mỹ hoạt động này bắt đầu được khai thác.
Năm 2000, du lịch Bình Thuận thu hút được 300.000 lượt khách với tốc độ tăng
trưởng bình quân 21%/năm.
Nhìn chung, ngành du lịch của vùng có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế -
xã hội. Tuy nhiên, chính các hoạt động này cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề cho môi
trường. Nước biển tại các bãi tắm đang có chiều hướng suy giảm chất lượng. Các chấ
t
thải từ hoạt động du lịch vẫn chưa được thu gom, xử lý mà cho chảy tràn, tự ngấm
vào đất hoặc vứt thải trên bãi biển gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường. Nhưng
so với các ngành kinh tế khác, hướng phát triển du lịch sinh thái của khu vực là phù
hợp vừa nâng cao tiềm lực kinh tế của địa phương vừa đi đôi với bảo vệ môi trường.
Do đó, chính quyền và các cơ quan chứ
c năng của địa phương phải có chiến lược phát
triển và phương án quy hoạch tổng thể phù hợp và đồng bộ. Chú ý đến vấn đề giải
18


quyết các xung đột môi trường đối với các hoạt động phát triển công nghiệp, nuôi
trồng – khai thác và chế biến thủy sản cũng như khai thác khoáng sản.
1.3.9. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt
Theo kết quả thống kê thì đến hết năm 2000 có 4.573 cơ sở sản xuất tiểu thủ
công nghiệp, chủ yếu là các cơ sở chế biến nông – lâm – thủy sản và khai thác khoáng
sản. Hầu hết chúng đều chưa có hệ
thống xử lý chất thải và được đổ trực tiếp ra sông
– biển gây nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước. Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh
Bình Thuận năm 2001 thì nước thải của một số cơ sở đều có dấu hiệu vượt quá tiêu
chuẩn cho phép. Nước thải của các cơ sở chế biến hải sản có chỉ tiêu BOD vượt 8-17
lần, COD vượt 6,7-11,4 lần, TSS vượt 2,8-3,9 lần, nitơ t
ổng vượt 1,5-3,8 lần tiêu
chuẩn cho phép. Nước thải cơ sở chế biến bột mỳ có pH rất thấp, chỉ tiêu BOD vượt
140 lần, COD vượt 144 lần, TSS vượt 6,9 lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải các cơ
sở chế biến hạt điều có hàm lượng các chất hữu cơ và dầu mỡ cao. Nước thải nhà máy
đường có chỉ tiêu TSS vượt 1,75 lần, BOD vượt 16 lần, COD vượt 13 lần tiêu chuẩn
cho phép. Nướ
c thải của các nhà máy nước đá có hàm lượng NaCl là 295 mg/l, dầu
mỡ là 9,72 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép đến 9,72 lần. Ngoài ra, cũng phải kể đến
lượng chất thải rắn từ khu vực đô thị, sinh hoạt và hoạt động chế biến. Hiện tại, theo
đánh giá của Sở Khoa học Môi trường Bình Thuận thì lượng rác thải này mới chỉ
được thu gom khoảng 70 %. Số còn lại nhân dân tự đổ xuống sông, biển… gây mất
vệ sinh và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường. Ví dụ như khu vực bờ biển Tiến
Thành, cảng La Gi.
Như vậy, cường độ hoạt động nhân sinh trong khu vực tương đối cao đã gây
những tác động không nhỏ đến sự phân bố, quy mô, cường độ và tần suất của tai biến.
Theo mức độ ảnh hưởng của chúng tới đặc trưng của tai biến thì có thể sắp x
ếp theo
xu hướng giảm dần tác động như sau: chặt phá rừng phòng hộ, chất thải công nghiệp
và sinh hoạt, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất và chế biến muối,

hoạt động du lịch và cuối cùng là giao thông. Qua quá trình khảo sát đã phát hiện thấy
cả ba loại hình hoạt động nhân sinh (khai thác khoáng sản, nuôi trồng thuỷ sản và du
lịch) đã và đang gây ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó, tạo các ti
ền đề cho xung đột
môi trường giữa chúng phát triển gây cản trở sự phát triển của nhau. Khai thác
khoáng sản gây ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm như khu vực Chùm Găng, khi
hoạt động khai thác phát triển đã làm cho các đầm tôm ở bên cạnh bị mất mùa ba vụ
liên tiếp, buộc phải ngừng nuôi. Hoạt động khai thác ilmenit trái phép ở Tân Hải đã
dẫn đến sạt lở bờ biển, phá huỷ bờ bao của các
đầm tôm. Khi báo cáo với chính quyến
xã mà không có kết quả buộc các chủ đầm tôm phải tự trông coi bờ biển thuộc khu
vực của mình, không cho dân vào khai thác. Theo quy hoạch thì sau khi hoạt động
khai thác ilmenit kết thúc sẽ được chuyển sang phát triển du lịch. Nhưng hiện tại, hoạt
động khai thác ilmenit ở khu vực Chùm Găng đã kết thúc nhưng vẫn chưa được tiến
hành san lấp mặt bằng, trồng cây xanh bồi hoàn môi trường. Dọc theo khu vực nuôi
tôm rấ
t phổ biến hiện tượng đổ thải bùn từ nạo vét đáy đầm ra bờ biển gây ô nhiễm
môi trường và làm mất mỹ quan cũng như các đầm tôm bị bỏ hoang là nguồn gây ô
nhiễm và tập trung rác thải ở Tân Hải. Hoạt động đánh bắt thuỷ sản với sự tập trung
số lượng lớn tàu thuyền ở La Gi làm suy thoái môi trường, tác động xấu tới hoạt động
du lịch.
19



Ảnh 1. Khu du lịch mũi Đỏ

Ảnh 2. Đầm nuôi tôm ở xã Tân Thắng

Ảnh 3. Khai thác ilmenit bãi triều trái phép ở Tân

Thắng gây xói lở bờ biển

Ảnh 5. Xói lở lấn sâu vào bờ làm chết cây trên bờ
biển ở Tân Hải

Ảnh 7. Sạt lở đồi cát đỏ, phá hủy cầu bêtông trên
đường giao thông
Ảnh 4. Khai thác ilmenit trái phép ở Tân Thuận làm xói
lở bờ biển

Ảnh 6. Cát bay lấn lấp nhà dân bờ trái suối Cô Kiều, xã
Tân Thắng

Ảnh 8. Sạt lở đồi cát đỏ, phá hủy cầu bêtông trên đường
giao thông
20

Ảnh 9. Bãi đá đẹp cấu tạo bởi đá granit phức hệ Đèo
Cả - tiềm năng thu hút khách du lịch




Ảnh 11. Nuôi tôm quảng canh tàn phá rừng ngập
mặn ở suối Chùa







Ảnh 13. Quặng ilmenit trong ĐNN bãi triều thấp
ven bờ, Tân Thắng – Hàm Tân





Ảnh 10. Ô nhiễm rác thải tại cảng La Gi




Ảnh 12. Khai thác ilmenit trái phép trên bãi
triều xã Tân Hải




Ảnh 14. Hòn Kê Gà – tài nguyên vị thế phục vụ cho giao
thông biển



21


1.4. Đặc điểm địa chất khoáng sản
1.4.1. Đặc điểm địa chất
A. Địa tầng

Địa tầng vùng nghiên cứu bao gồm 26 phân vị có tuổi từ Jura đến Đệ tứ, thứ tự
các thành tạo từ cổ đến trẻ như sau:
GIỚI MESOZOI
HỆ JURA
1. Hệ tầng Đắc Krong (J
1
s-t đk?)
Các trầm tích lục nguyên của hệ tầng phân bố ở núi Đất, xã Tân Hải diện lộ
tổng cộng khoảng 4km
2
. Dày 8-20m. Thành phần chủ yếu là sét vôi màu đen, sét kết,
bột kết màu xám đen; xen các lớp sét vôi mỏng. Khoáng sản liên quan: sét vôi của hệ
tầng là một khoáng sản có thể dùng để cải tạo đất chua trong sản xuất nông nghiệp.
2. Hệ tầng Trà Mỹ (J
2
a-bjtm)
Các trầm tích của hệ tầng phân bố khu vực xã Tân Nghĩa, núi Nhọn với diện
lộ khoảng vài chục km
2
. Thành phần chủ yếu là cát kết dạng arkos. Đá có cấu tạo
phân phiến, cấu tạo khối. Chiều dày khoảng 350m.
HỆ CRETA
3. Hệ tầng Nha Trang (Knt)

Hệ tầng Nha Trang phân bố ở núi Nhọn, núi Tía Khô, Hòn Bà với diện lộ vài
chục km
2
. Thành phần thạch học gồm: ryolit porphyr, felsit porphyr, dacit porphyr,
andesit porphyr, andesitodacit porphyr, tuf vụn núi lửa. Các đá có bề dày rất thay đổi
ở các vùng khác nhau 250m-600m. Kết quả đo xạ đường bộ cho thấy các đá của hệ

tầng có hoạt tính phóng xạ dao động 20-40 µR/h; trong đó ryolit porphyr và felsit
porphyr thường có cường độ 34-40
µ
R/h cao hơn so với các thành tạo andesit
porphyrit và tuf của chúng. Hoạt độ phóng xạ các đá dao động trong khoảng 7-
12ppm.
GIỚI KAINOZOI
HỆ NEOGEN - THỐNG PLIOCEN
4. Hệ
tầng Suối Tầm Bó (N
2
stb)
Trầm tích Pliocen nguồn gốc biển phân bố rộng rãi ở vùng Tân Thắng, Tân
Hải, Sơn Mỹ, Hiệp Hòa, núi Bể với diện lộ 100km
2
. Hệ tầng có 2 tập: tập 1 gồm các
trầm tích hạt thô được thành tạo trong môi trường sông và sông-biển. Tập 2 trầm tích
hạt mịn chứa nhiếu sét màu đen, giàu di tích hữu cơ, có chứa than nâu. Bề dày đạt
14,5m-24,1m.
HỆ NEOGEN - HỆ ĐỆ TỨ
THỐNG PLIOCEN-THỐNG PLEISTOCEN, PHỤ THỐNG HẠ
5. Hệ tầng Túc Trưng (βN
2
-Q
1
1
tt)
22

Các thành tạo phun trào bazan hệ tầng Túc Trưng trong phạm vi nghiên cứu

gặp lộ ở phía Tây Hàm Tân. Thành phần thạch học chủ yếu là bazan olivin, bazan
olivin pyroxen, bazan olivin pyroxen plagioclas, với diện lộ vài chục km
2
. Bề dày dao
động lớn từ 1,7 đến 28m. Kết quả đo xạ đường bộ cho thấy các đá bazan hệ tầng Túc
Trưng có hoạt tính phóng xạ 6-10 µR/h. Kết quả đo tham số vật lý cho thấy các thành
tạo bazan olivin, bazan olivin pyroxen cấu tạo đặc sít và bọt, thường có hoạt tính xạ
thấp, khoảng 5ppm.
ĐỆ ĐỆ TỨ
THỐNG PLEISTOCEN, PHỤ THỐNG HẠ-TRUNG
6. Trầm tích sông, hệ tầng Tuy Phong (aQ
1
1-2
tp)
Phân bố trong các lỗ khoan máy (T.III-LK3 độ sâu 6-7,3m, T.III-LK4 độ sâu 3,6-
5,1m) vùng Tân Thắng, đồi 82 (xã Sơn Mỹ). Thành phần chủ yếu là cát, sạn, bột-sét
loang lổ, nén chặt, chứa sa khoáng saphir, ít ilmenit, zircon. Chiều dày 1-2m.
THỐNG PLEISTOCEN, PHỤ THỐNG TRUNG
7. Hệ tầng Mũi Né (mQ
1
2
mn)
Hệ tầng Mũi Né có thành phần chủ yếu là cát pha bột sét, cát sét pha bột sét
lẫn sạn. Bề dày 1-2m đến 21,6m, tăng dần về phía biển. Chúng thường bị phủ hoặc bị
chôn vùi, chỉ lộ thành chỏm nhỏ ở Sơn Mỹ, Đông Nam núi Đất, Tân Hải, Tân Thuận.
THỐNG PLEISTOCEN, PHỤ THỐNG TRUNG-THƯỢNG
8. Trầm tích biển (mQ
1
2-3
)

Các trầm tích này phát triển khá rộng rãi trên các đồng bằng tích tụ cao 40-
60m, bao quanh núi Bể, núi Nhọn và rải rác trong huyện Hàm Tân. Thành phần là cát
thạch anh hạt thô đến mịn, màu xám, xám trắng đến vàng-tướng ven bờ; cát bột màu
xám trắng-tướng vũng vịnh, dày 1-10 mét.
9. Trầm tích biển, tướng bar cát, hệ tầng Phan Thiết (mQ
1
2-3
pt)
Trong vùng nghiên cứu, các trầm tích của hệ tầng được tạo thành một dải
không liên tục phương Đông Bắc-Tây Nam từ núi Đất, Tân Thiện, đồi 82 đến Tân
Thắng. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt nhỏ đến vừa xen cát pha bột, màu
thay đổi từ trắng đến vàng, đỏ. Phần dưới của hệ tầng thường tập trung sa khoáng hơn
phần trên. Mẫu đãi lấy ở phần dướ
i (số hiệu HC1061/2a) tại mặt cắt đồi 82 (xã Sơn
Mỹ - Hàm Tân) cho kết quả: ilmenit 20.558,7g/T, zircon 4.124g/T, saphir 128
hạt/10dm
3
. Chiều dày của hệ tầng 10-90m.
THỐNG PLEISTOCEN, PHỤ THỐNG THƯỢNG
10. Hệ tầng Phước Tân (
β
Q
1
3
pht)
Trầm tích phun trào bazan lộ diện hẹp ở mũi Núi Nham. Thành phần thạch học
gồm bazan olivin nghèo ban tinh, bazan plagioclas cấu tạo đặc xít và lỗ hổng màu
xám đen. Dày 10-25m. Hoạt độ phóng xạ các đá của hệ tầng thấp, trung bình khoảng
7ppm.
11. Trầm tích biển (mQ

1
3
)
23

Trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn có diện phân bố rất rộng, tạo nên các
đồng bằng tích tụ cao 35-45m ở Tân Thắng, Sơn Mỹ. Trầm tích hầu hết là cát thạch
anh chọn lọc tốt, màu xám, xám đốm vàng đốm nâu, xám trắng, trắng, có độ chọn lọc
tốt. Chiều dày 1,5-11m.

THỐNG HOLOXEN, PHỤ THỐNG HẠ-TRUNG
12. Trầm tích sông-biển (amQ
2
1-2
)
Trầm tích sông-biển phân bố ở gần cửa sông Phan, sông Dinh, suối Đu Đủ.
Thành phần thường gặp là cát-bột ở phần dưới, bột-cát, bột sét màu xám, xám đen
đến vàng nâu nhạt ở phần trên. Chúng tạo đồng bằng cao 20-30m, với phần trên là sét
bột mịn dẻo dùng làm sét gạch ngói.
THỐNG HOLOCEN, PHỤ THỐNG TRUNG
13. Trầm tích biển-đầm lầy (bmQ
2
2
)
Trầm tích biển-đầm lầy lộ dọc theo thung lũng nhỏ hẹp ở khu vực Tân Thắng,
được thành tạo liên quan với quá trình biển tiến Holocen giữa. Thành phần chủ yếu là
bột sét pha cát màu xám đen giàu mùn hữu cơ, vụn thực vật màu đen. Chiều dày 1-
2m.
14. Trầm tích gió (vQ
2

2
)
Các bar cát Holocen giữa phân bố ở Sơn Mỹ, Tân Thắng, các dải cồn cát được
tạo nên bởi gió, các dải này có bề rộng một vài trăm mét đến 1km, dài vài trăm mét
đến 3km. Thành phần cát thạch anh màu xám, xám trắng, trắng, trắng đốm vàng,
thành phần đơn khoáng, khá sạch, có thể tạo thành các mỏ cát thủy tinh (Tân Thắng).
Chiều dày 1-2m đến 10m.
15. Trầm tích biển (mQ
2
2
)
Trầm tích nguồn gốc biển tạo nên các dải đồng bằng cao trung bình 10
÷
20m,
phân bố ở Tân Thiện, Sơn Mỹ, Tân Thắng, Thành phần hầu hết là cát thạch anh,
chọn lọc tốt, màu xám, trắng xám, xám trắng, đốm vàng, nâu, bề dày dao động 4-
12m.
THỐNG HOLOCEN, PHỤ THỐNG TRUNG-THƯỢNG
16. Trầm tích sông bãi bồi cao (aQ
2
2-3
)
Trầm tích bãi bồi cao có diện phát triển rất hạn chế tạo thành các dải hẹp (rộng
vài chục mét đến vài trăm mét) rải rác dọc sông Dinh, sông Phan. Thành phần đa
dạng từ sạn sỏi đến bột sét màu xám, xám vàng. Chiều dày 1-5m.
17. Trầm tích sông-biển (amQ
2
2-3
)
Trầm tích sông-biển phân bố các khu vực gần cửa sông hiện đại (sông Phan,

sông Dinh ), trầm tích là cát bột xám nâu, dày 0,5-5m.
18. Trầm tích biển-đầm lầy (mbQ
2
2-3
)
Trầm tích biển đầm lầy phân bố trong các dải thấp trũng ở Sơn Mỹ, Tân Hải,
Bề mặt địa hình hiện tại còn bị lầy thụt, trên đó có các di tích thực vật ngập mặn. Tích
tụ cát, sét, giàu vật chất hữu cơ, màu xám đen đến đen. Chiều dày 0,5-4m.
19. Trầm tích nguồn gốc gió (vQ
2
2-3
)

×