Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Dàn ý tuổi trẻ và tương lai đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.48 KB, 8 trang )

Dàn ý Tuổi trẻ và tương lai đất nước
Tham khảo Dàn ý Tuổi trẻ và tương lai đất nước chi tiết, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ
giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết
một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Mục lục nội dung
Dàn ý Tuổi trẻ và tương lai đất nước - Mẫu số 1

Dàn ý Tuổi trẻ và tương lai đất nước - Mẫu số 2

Dàn ý Tuổi trẻ và tương lai đất nước - Mẫu số 3

Dàn ý Tuổi trẻ và tương lai đất nước - Bài mẫu
Dàn ý Tuổi trẻ và tương lai đất nước - Mẫu số 1
I. Mở bài:
- Dẫn dắt, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
- Có thể dẫn dắt lời thư của Bác Hồ: “Non sông Việt Nam công học tập của các em”hoặc một số
câu khác có nội dung tương tự. (0,5 đ)
II. Thân bài:


* Giải thích thế nào là tuổi trẻ?
- Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức
và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai.
- Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã
hội phát triển. Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học tập.
* Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước?
- Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.
- Vốn tri thức được học và nền tảng đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để
tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.
- Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hơm nay hứa hẹn có một lớp cơng dân tốt trong tương lai


gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.
- Thế giới không ngừng phát triển, muốn “sánh vai các cường quốc” thì đất nước phải phát triển
về khoa học kĩ thuật, văn minh – điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ
việc học tập, tu dưỡng thời trẻ.
* Thực tế đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước.
– Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi cịn trẻ thì sau này đều có những cống hiến
quan trọng cho đất nước:
+ Ngày xưa: Những người tài như Lí Cơng Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi từ thời trẻ đã
chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.
+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều
đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang
Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
– Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà
khơng ngại gian khó, hy sinh.
+ Trong chiến tranh: (Dẫn chứng cụ thể)
+ Trong thời bình: (Dẫn chứng cụ thể)
Các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay cũng đang ra sức luyện tài, đã gặt hái được những
thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học đó sẽ là tiền đề quan trọng để đưa đất nước phát
triển hơn trong tương lai.
* Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ?


- Đảng và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc đào tạo thế hệ trẻ.
- Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
- Mỗi người trẻ cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước,
phải chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức.
III. Kết bài:
- Khẳng định tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất
nước.
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học.


Dàn ý Tuổi trẻ và tương lai đất nước - Mẫu số 2
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước. (Một
trong những điều mà tuổi trẻ hiện nay cần phải lưu tâm chính là trách nhiệm của mình đối với
quê hương đất nước.)
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực
của bản thân mình.
II. Thân bài
a. Giải thích
Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực
xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh,
b. Phân tích
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hịa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy
chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi
kẻ thù.
Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống
hiến cho tổ quốc.
Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đồn kết khơng chỉ giúp cho chúng ta được u thương, trân
trọng trong mắt mọi người mà nó cịn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.


c. Liên hệ bản thân
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với
thầy cơ. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp
đỡ những người xung quanh,…
d. Phản biện
Tuy nhiên vẫn cịn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với
quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,…
những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

III. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước.

Dàn ý Tuổi trẻ và tương lai đất nước - Mẫu số 3
I. Mở bài
Bác Hồ là 1 người rất quan tâm đến vận mệnh đất nước, đặc biệt là chú trọng tương lai của
Thế Hệ Trẻ. Vì thế ngay từ khi ngơi trường đầu tiên của đất nước vừa được thành lập, Bác đã gửi
thư cho học sinh và thiết tha căn dặn: "Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân
tộc Việt Nam…". Vậy chúng ta hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ?
II. Thân bài
1. Giải thích
"Non sơng tươi đẹp" nghĩa là một đất nước độc lập, tự do, là một đất nước do nhân dân làm
chủ, có sự phát triển về mọi mặt, đặc biệt là công nghiệp, nhưng đồng thời môi trường vẫn được
bảo đảm và cảnh quan thiên nhiên ko bị tàn phá. Dân tộc Việt Nam vẻ vang bước tới đài vinh
quang, vẻ vang tức là nổi tiếng, tài giỏi, là làm cho mọi người khâm phục, vị nể. Dân tộc vẻ vang
là dân tộc đạt được nhiều thành tựu về khoa học kĩ thuật, góp phần đưa xã hội văn minh, tiến bộ
và được các dân tộc khác nể nang, kính trọng.
- Cường quốc năm châu là những nước hùng cường, giàu mạnh trên thế giới, có nền kinh tế phát
triển, văn hoá xã hội cũng phát triển, sánh vai, ngang hàng và bình đẳng.
→ Lời thư của Bác đã nêu lên một vấn đề quan trọng đối với tiền đồ của dân tộc ta, nêu bật mối
quan hệ chặt chẽ và tác dụng to lớn của việc học tập của học sinh đối với tương lai đất nước. Đất
nước ta có hùng cường, giàu mạnh hay khơng đều tuỳ thuộc vào kiến thức và sự hiểu biết trong
quá trình học tập, vươn lên của các thế hệ học sinh.


2. Vì sao chúng ta nên thực hiện theo lời Bác dạy?
- Muốn xây dựng một đất nước hùng cường giàu mạnh không thể một sớm một chiều mà thành
công. Nó địi hỏi 1 thời gian dài, nhất là trong trường hợp nước ta lúc bấy giờ (đất nước còn rất
nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, chúng ta đang phải đối mặt với 3 thứ giặc: Giặc dốt,
giặc đói và giặc ngoại xâm). Chỉ có học sinh có thể có đủ điều kiện để tích luỹ kiến tức sau này

xây dựng đất nước giàu mạnh, vì thế Bác đã trao trọng trách này cho học sinh.
- Một đất nước được gọi là cường quốc thì đất nước đó phải hùng mạnh, ổn định về các mặt:
Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật… Mà muốn được như vậy thì người dân phải có
tri thức. Mà muốn có tri thức thì phải nỗ lực học tập. (Cụ thể dẫn chứng ra)
- Học tập là điều kiện tốt nhất để đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc. Học tập để
nâng cao dân trí để ứng dụng kiến thức vào khoa học và đời sống để có thể ứng xử nhanh chóng
trước mọi tình huống khó khăn gặp phải trong cuộc sống, để đem những kiến thức vào đời sống
xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ. Nếu mỗi học sinh đều được trang bị đầy đủ kiến thức về
những lĩnh vực cần thiết thì cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước sẽ trở nên dễ dàng
hơn, và đồng thời làm vẻ vang đất nước. (Cho vài dẫn chứng).
- Bác hồ đã nói "Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời". Vì học tập của thế hệ hơm nay để tích
luỹ kiến thức, xây dựng một xã hội mai sau bền vững, ấm no và hạnh phúc.
3. Làm gì để thực hiện
- Học sinh là đối tượng được Bác yêu thương, chăm sóc nhiều nhất vì vậy chúng ta phải biết
vâng lời Bác, có ý thức học tập tốt, khơng xem thường việc học và ln thấy rõ vai trị của mình
đối với tương lai đất nước.
- Xác định rõ mục đích và động cơ học tập của mình để từ đó có phương pháp học tập tốt. Học
tập khơng có nghĩa là chỉ học trong sách vở mà phải tìm hiểu, phải học tập những cái hay, cái lạ,
cái văn minh tiến bộ của thế giới để rồi sáng tạo, biến đổi thành cái hay, cái riêng của đất nước
mình.
- Ln có tinh thần cầu tiến, phát huy sở trường, tài năng của mình, kiên trì phấn đấu, khắc phục
mọi khó khăn trong học tập.
- Ln chăm chỉ học tập, biết áp dụng những gì đã học vào trong thực tiễn, trong cuộc sống, biết
đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập, luôn biết cập nhật mọi thông tin, sự kiện tiến bộ của khoa
học, bố trí thời gian học tập hợp lý.
- Học toàn diện, rèn luyện một cách tồn diện: Đức, trí, thể, mỹ để trở thành 1 công dân tốt.
- Tham gia vào WTO thế hệ sau phải học tập để đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc.
III. Kết bài:



Khẳng định lời nhắc nhở của Bác có ý nghĩa to lớn trong việc dạy thế hệ trẻ học tập tốt xây
dựng đất nước, thực hiện lời dạy của Bác, đồng thời phải đưa ra những biện pháp học tập hợp lý.

Dàn ý Tuổi trẻ và tương lai đất nước - Bài mẫu
Người Việt Nam thường nói: “Tre già măng mọc”, “Con hơn cha là nhà có phúc”. Vấn đề
truyền thống là mạch ngầm trong lòng dân tộc, là sức sống kỳ diệu 4000 năm dựng nước và giữ
nước. Cha ông ta trao cho con cháu ngọn lửa thiêng của nền văn hóa, văn hiến và hơn ai hết tuổi
trẻ của thế hệ hơm nay phải có sứ mệnh thắp sáng hơn đưa ngọn lửa thiêng ấy lên đài vinh quang
trong tương lai.
Tuổi trẻ là những người người thuộc thế hệ trẻ trong xã hội. Họ đang ở lứa tuổi đang hăng say
học tập, làm việc, cống hiến sức mình xây dựng đất nước. Tương lai đất nước là vị thế của đất
nước trong tương lai. Tuổi trẻ hôm nay chính là lực lượng xây dựng và khẳng định vị thế đất
nước trong tương lai.
Tuổi trẻ thời đại nào cũng vậy, họ chính là tương lai của đất nước. Trần Quốc Toản lúc chưa
tròn 14 tuổi đã đứng trong hàng ngũ gia tướng nhà Trần làm nên những chiến công xuất sắc.
Chàng thanh niên Phạm Ngũ Lão lúc mười chín, đôi mươi đã lập biết bao chiến công hiển hách,
vang danh đến ngàn đời. Nguyễn Trãi anh hùng xuất thiếu niên, cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam
Sơn đánh cho quân Minh kinh hồn bạt vía, dựng nên triều Lê hùng mạnh suốt trăm năm.
Đến thời đại Hồ Chí Minh, có biết bao anh hùng trẻ tuổi đã khơng tiếc máu xương của mình
bảo vệ nền độc lập dân tộc. Lớp lớp người ngã xuống, trở thành tấm gương sáng ngời về ý chí
đấu tranh, tinh thần xả thân cứu nước, không ngại gian khổ, hi sinh. Họ sống anh hùng, gan dạ,
chết kiên trung, bất khuất. Tên tuổi của họ mãi mãi được khắc ghi vào lịch sử. Nếu khơng có sự
đóng góp sức lực và hi sinh cao cả của lớp người trẻ tuổi ấy, cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược
của dân tộc chắc chắn sẽ còn kéo dài hơn nữa.
Khi đất nước hồ bình, tuổi trẻ lại đem hết sinh lực của mình phục vụ cho công cuộc khôi
phục và phát triển đất nước. Tuổi trẻ lại tiên phong tuyến đầu trong phong trào kinh tế mới. Máu
lại tiếp tục đổ xuống vì bom đạn của kẻ thù vẫn cịn chìm sâu trong đất. Biết bao con người đã
ngã xuống để cho những mảnh đất chết nay lại xanh cây, tốt lúa, nhà máy mọc lên ngay trên
chiến trường năm xưa.
Nhắc lại những trang quá khứ hào hùng ấy là để chúng ta nhìn rõ hơn thế hệ tuổi trẻ hôm nay

phải làm sao cho xứng đáng với thế hệ đã đổ máu xương cho Tổ quốc. Có thể nói ở thời điểm
hiện tại lúc ấy, những con người cống hiến và biết hy sinh đã làm nên hôm nay. Hiện tại họ đổ
máu. Họ hướng tới mục đích độc lập dân tộc tự do để cho tương lai, chúng ta có nền tự do dân
chủ cộng hịa.
Nhiệm vụ của tuổi trẻ thời nào cũng có những mục đích rất cụ thể. Hàng triệu thanh niên đã
ngã xuống trong cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ đề có độc lập, tự do. Giờ đây hàng triệu
thanh niên học sinh Việt Nam cần phải thấm nhuần lời dạy của Bác: “Học tập tốt, lao động tốt”.


Hơn bao giờ hết chúng ta cần suy ngẫm tới những lời nói vàng ngọc xuất phát từ gan ruột của
Bác trong “Thư gửi học sinh” nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập: “Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em”.
Muốn đạt tới điều ấy, Bác kỳ vọng rất nhiều vào thế hệ trẻ. Bởi vì, thế hệ trẻ là chủ nhân
tương lai của đất nước, sẽ đưa đất nước đi xa vào nền văn minh hạnh phúc.
Nhiệm vụ của thế hệ trẻ với tương lai khơng có sự lựa chọn nào khác đó là phải chăm chỉ học
tập và tiếp thu kho tàng kiến thức của nhân loại. Phải là những người nắm vững và sở hữu những
tri thức tiến bộ nhất của văn minh lồi người thì mới có thể đưa nước nhà vào quỹ đạo của những
nước văn minh, như Lênin đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh; ai có tri thức, người đó có sức
mạnh”
Tiếp cận tri thức nhân loại và làm giàu cho đất nước ngày nay cũng là một mặt trận khơng có
tiếng súng nhưng chiến thắng trong lĩnh vực trí tuệ là đều không dễ dàng. Được học là hạnh
phúc, là được lao vào biển cả mênh mông đầy kỳ thú của tri thức. Học là để mưu sinh cho mình,
cho gia đình và rộng lớn là cống hiến cho cộng đồng, cho dân tộc…
Nói một cách khác, học tập là nhu cầu tự thân. Học tập phải đi theo đúng quy luật của việc
tiếp nhận tri thức để sau này thực hành nó trong nghề nghiệp, ứng xử nó trong cuộc đời. Học tập
cho cá nhân mình trở nên hồn thiện, tự tin vào chính năng lực của mình để làm chủ mình, làm
chủ xã hội…
Tuy nhiên, có người coi chuyện học như một việc khổ sai. Việc học là do sự thúc ép của cha

mẹ, của thầy cô. Việc học không tự giác dẫn tới sự lười biếng cẩu thả. Chính mình tự đầu độc
mình bằng… học. Người ta coi học tập là ngày hội thì một số người coi học tập là nỗi nhọc nhằn
phải chịu đựng. Kiến thức của các bộ môn cứ y như rơm mà con người phải nhai vậy.
Có nhiều bạn trẻ người coi chuyện học tập là thi cử, học chỉ để lấy bằng cấp, sau này thăng
quan tiến chức. Bằng cấp giả, đạo đức giả, tệ tham nhũng, hối lộ, thất thoát tiền của nhà nước,
mất công bằng xã hội cũng từ những con người ấy mà ra. Thật nguy hại thay lối học cơ hội này
sẽ tạo ra những nhân cách cơ hội. Chúng chẳng những không đưa nước ta sánh vai các cường
quốc mà ngược lại chúng làm cho dân tộc ta tụt hậu, lụn bại dần đi.
Thời đại của tri thức, của khoa học và công nghệ. Ai nắm được tri thức, công nghệ, người ấy
nắm được chiếc đũa thần để tạo được những bước đi thần diệu cho đất nước. Nhiệm vụ của tuổi
trẻ phải có được những chiếc đũa thần để sánh vai các nước anh em. Bất cứ ai đang ở tuổi ăn
học, phải tạo mọi điều kiện để tiếp cận tri thức. Chỉ có tri thức dồi dào trong tầng lớp tuổi trẻ thì
tương lai dân tộc mới xán lạn, lấp lánh ánh hào quang.
Tuổi trẻ cũng cần phải nâng cao ý chí, quyết tâm, củng cố nghị lực, niềm tin, sống có ước mơ,
khát vọng, hồi bão lớn lao. Phải xây dựng cho mình một lý tưởng sống cao đẹp, phù hợp với
thời đại, đáp ứng được yêu cầu của bản thân và dân tộc. Tuổi trẻ phải sẵn sàng tiên phong mặt
trận, xung kích đi đầu trong những nhiệm vụ khó khăn, sẵn sàng khi tổ quốc cần.


Làm sao sánh vai được với các cường quốc năm châu như lời mong ước của Bác đặt kỳ vọng
vào tuổi trẻ Việt Nam? Tuổi trẻ hơm nay khơng có nhiệm vụ nào quan trọng hơn nhiệm vụ học
tập và rèn luyện, tự hoàn thiện tri thức, đạo đức và lý tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng gánh vác
trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, là người kế tục nhiệm vụ của cha anh tiếp tục xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Tuổi trẻ Việt Nam khơng phải khơng có những nhân tài. Nhưng tất cả tuổi trẻ
Việt Nam phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở. Mọi người đều phải là anh vệ quốc quân, anh
giải phóng quân ngày nào. Tất cả chúng ta phải coi chuyện học tập bình lặng hằng ngày là những
chiến cơng. Nói như đại tướng Võ Nguyên Giáp là thanh niên ta hiện nay cần phải lập những
Điện Biên Phủ mới để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên huy hoàng, ấm no, hạnh phúc.




×