Tải bản đầy đủ (.pdf) (329 trang)

nghiên cứu, đánh giá tai biến địa chất vùng thừa thiên huế bằng tích hợp phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.08 MB, 329 trang )

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA CHẤT






ĐỀ TÀI NGHỊ ĐỊNH THƯ




NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN
ĐỊA CHẤT VÙNG THỪA THIÊN HUẾ
BẰNG TÍCH HỢP PHƯƠNG PHÁP
VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG
TIN ĐỊA LÝ








7326
29/4/2009




HÀ NỘI 2008
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA CHẤT






ĐỀ TÀI NGHỊ ĐỊNH THƯ



NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN ĐỊA
CHẤT VÙNG THỪA THIÊN HUẾ BẰNG
TÍCH HỢP PHƯƠNG PHÁP VIỄN THÁM
VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ



CHỦ NHIỆM





TRẦN TRỌNG HUỆ
CƠ QUAN CHỦ TRÌ








HÀ NỘI 2008


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

3
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA MẠO
6
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
6
1.2. KHÍ HẬU
7
1.3. BÃO
13
1.4. THỦY VĂN
18
1.5. HẢI VĂN
21
1.6. ĐỊA MẠO
24
1.7. ĐỊA CHẤT
45

1.8. HOẠT ĐỘNG NHÂN SINH
70
CHƯƠNG 2
TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG
NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT
77
2.1. GIỚI THIỆU
77
2.2. NGUỒN TƯ LIỆU CHÍNH
78
2.3. NẮN CHỈNH HÌNH HỌC
80
2.4. KỸ THUẬT TRỘN ẢNH 80
2.5. XỬ LÝ ẢNH RADAR
87
2.6. NGHIÊN CỨU NGẬP LỤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊA MẠO -
VIỄN THÁM

103
2.7. NGHIÊN CỨU ĐƯỜNG BỜ DỰA VÀO TƯ LIỆU VIỄN THÁM
106
2.8. SỬ DỤNG GIS PHÂN TÍCH NHẠY CẢM TRƯỢT ĐẤT 112
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU NGẬP LỤT ĐỒNG BẰNG THỪA THIÊN - HUẾ
118
3.1. TÌNH HÌNH LŨ LỤT Ở THỪA THIÊN HUẾ
118
3.2. VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG NGHIÊN CỨU LŨ LỤT
121
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LŨ LỤT BẰNG VIỄN THÁM VÀ GIS.

125




CHƯƠNG 4
NGHIÊN CỨU XÓI LỞ - BỒI TỤ BỜ BIỂN THỪA THIÊN - HUẾ
139
4.1. ĐOẠN TỪ ĐIỀN HƯƠNG ĐẾN CỬA THUẬN AN
139
4.2. KHU VỰC CỬA THUẬN AN
141
4.3. ĐOẠN TỪ CỬA THUẬN AN ĐẾN CỬA TƯ HIỀN
151
4.4. KHU VỰC CỬA TƯ HIỀN
152
4.5. ĐƯỜNG BỜ KHU VỰC VỤNG CHÂN MÂY
156
4.6. ĐƯỜNG BỜ KHU VỰC LĂNG CÔ 159
4.7. NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ KHU VỰC THỪA
THIÊN - HUẾ

161
CHƯƠNG 5
NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG TRƯỢT ĐẤT KHU VỰC THỪA THIÊN HUẾ
168
5.1. HIỆN TRẠNG TRƯỢT ĐẤT Ở THỪA THIÊN HUẾ
169
5.2. VAI TRÒ ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI TRƯỢT ĐẤT
180

5.3. VAI TRÒ CỦA MƯA ĐỐI VỚI TRƯỢT ĐẤT
182
5.4. VAI TRÒ CỦA SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI TRƯỢT ĐẤT
185
5.5. VAI TRÒ CỦA VỎ PHONG HÓA
188
5.6 VAI TRÒ CỦA THẠCH HỌC ĐỐI VỚI TRƯỢT ĐẤT
190
5.7. VAI TRÒ CỦA THÊ NẰM ĐẤT ĐÁ
194
5.8. HOẠT ĐỘNG ĐỨT GÃY ĐỐI VỚI TRƯỢT ĐẤT
202
5.9. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC NHÂN TỐ GÂY TRƯỢT ĐẤT
204
5.10. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TRƯỢT ĐẤT KHU VỰC THỪA
THIÊN - HUÊ

207


CHƯƠNG 6
TAI BIẾN LŨ QUÉT, LŨ BÙN ĐÁ KHU VỰC THỪA THIÊN HUÊ
213


6.1KHÁI NIỆM

213
6.2 TÌNH HÌNH LŨ QUÉT, LŨ BÙN ĐÁ Ở THỪA THIÊN – HUẾ
214

6.3 NGUYÊN NHÂN GÂY RA LŨ QUÉT VÀ LŨ BÙN ĐÁ
218
6.4 PHÂN VÙNG TAI BIẾN LŨ QUÉT – LŨ BÙN ĐÁ
221
6.5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU 222
CHƯƠNG 7
ĐÁNH GIÁ NGUY HIỂM ĐỘNG ĐẤT CHO CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
225
7.1 TÓM LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN HƯƠNG ĐIỀN
225
7.2 XÁC ĐỊNH ĐỨT GÃY HOẠT ĐỘNG
232
7.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘNG ĐẤT CỰC ĐẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẤT
ĐỊNH

247
7.4 ĐÁNH GIÁ GIA TỐC RUNG CỰC ĐẠI
252
7.5 ĐÁNH GIÁ PHỔ GIA TỐC
260
7.6 MÔ HÌNH HOÁ QUÁ TRÌNH BIẾN DẠNG VÀ BIẾN ĐỔI ỨNG
SUẤT COULOMB KHI XẢY RA ĐỘNG ĐẤT CỰC ĐẠI

262
CHƯƠNG 8
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TAI BIẾN ĐỊA CHẤT KHU VỰC THỪA THIÊN
HUẾ
270
8.1 NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ
270

8.2 CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT CHÍNH
273

KẾT LUẬN

282

TÀI LIỆU THAM KHẢO

284









VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA CHẤT






ĐỀ TÀI NGHỊ ĐỊNH THƯ





NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN ĐỊA
CHẤT VÙNG THỪA THIÊN HUẾ BẰNG
TÍCH HỢP PHƯƠNG PHÁP VIỄN THÁM
VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ






CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TRẦN TRỌNG HUỆ








HÀ NỘI 2008

2
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

TS. Trần Trọng Huệ, Chủ nhiệm đề tài, phụ trách chung
PGS.TS. Phan Trọng Trịnh, đồng chủ nhiệm đề tài, phụ trách ứng dụng viễn
thám và GIS trong nghiên cứu động đất. Mô hình biến đổi ứng suất Coulomb,
xây dựng bản đồ tai biến địa chất.

Ths. Mai Thành Tân, phụ trách phần nghiên cứu xói lở đới bờ, tham gia phần
nghiên cứu đánh giá trượt đất, tham gia phầ
n đánh giá động đất, tham gia chu
trình công nghệ viễn thám và GIS.
PGS.TS. Đặng Văn Bào phụ trách phần nghiên cứu địa mạo.
TS. Phạm Quang Sơn tham gia phần ứng dụng ảnh radar trong nghiên cứu ngập
lụt ở Thừa Thiên Huế.
TS. Đặng Vũ Khắc phụ trách phần ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS trong
nghiên cứu Trượt đất
TS. Nguyễn Hiệu tham gia ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS trong nghiên
địa mạo và tai biến địa chấ
t
TS. Bùi Văn Thơm, tham gia ứng dụng nghiên cứu viễn thám và GIS trong
nghiên cứu tân kiến tạo và đứt gãy đang hoạt động.
ThS. Hoàng Quang Vinh, tham gia ứng dụng nghiên cứu viễn thám và GIS trong
nghiên cứu tân kiến tạo và đứt gãy đang hoạt động, lập bản đồ đánh giá tai biến
địa chất trong vùng nghiên cứu.
KS. Nguyễn Huy Thịnh, tham gia xây dựng mô hình số địa hình
TS. Nguyễn Đăng Túc, tham gia xây dựng bản đồ tai biến địa chất
KS. Bùi Thị Thả
o, phòng Địa Động Lực, Viện Địa chất, tham gia phần tân kiến
tạo.
ThS. Ngô Văn Liêm, tham gia phần tân kiến tạo, đánh giá tai biến địa chất.
ThS. Nguyễn Văn Hướng, tham gia phần tân kiến tạo, đánh giá tai biến địa chất.











3
MỞ ĐẦU
Thừa - Thiên – Huế là một trung tâm văn hoá quan trọng của đất nước với di
sản văn hoá thế giới. Tuy nhiên, nơi đây thường xuyên xảy ra các dạng tai biến địa
chất như lũ lụt, trượt lở đất, xói lở bờ biển, động đất. Đã có một số công trình
nghiên cứu dự báo thiên tai trong vùng nhưng vấn đề địa động lực hiện đại ch
ưa
được quan tâm đúng mức. Chuyển động tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại là nguyên
nhân sâu xa của nhiều dạng tai biến khác nhau. Nghiên cứu tai biến địa chất có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. Về mặt khoa học, nghiên cứu mối tương tác giữa
hoạt động tân kiến tạo với các dạng tai biến khác như động đất, sụt đất, trượt lở đất,
lũ quét giúp hiểu rõ vai trò hoạt động của các đới đứt gãy. Về mặt thực tiễn, các kết
quả nghiên cứu từng loại tai biến địa chất riêng biệt cũng như đánh giá tổng hợp sẽ
cho phép dự báo các loại tai biến địa chất trong khu vực Thừa thiên Huế, từ đó có
các biện pháp giảm thiểu thiệt hại gây ra trong tương lai. Hiện nay, có nhiều
phương pháp cho phép nghiên cứu tai biến địa chất trong đó có các ph
ương pháp
viễn thám và hệ thống thông tin địa lý.
Công nghệ phân tích viễn thám có những bước tiến nhảy vọt trong những
năm gần đây và trở thành một công cụ hữu hiệu giúp quan sát môi trường trái đất.
Các nước khoa học phát triển đều đầu tư nghiên cứu viễn thám. Độ phân giải không
gian và phổ của cho phép người ta có thể phát hiện nhiều vấn đề mà ảnh thông
thường không thể phát hiện được. Nhiều thế
hệ ảnh đa phổ với độ phân giải khác
nhau như Landsat, Spot, Ir, Ikonos, Aster cho phép quan sát trái đất. Cùng với ảnh
quang học, ảnh radar như Jers1, Ers1, Ers2, Radasat và gần đây nhất là Envisat và

Palsar cho phép chủ động quan sát trái đất không phụ thuộc vào mây cũng như ngày
đêm, trong một số trường hợp, giao thoa ảnh radar phát hiện được những thay đổi
cỡ vài cm. Đối với vùng ven bờ, nhiều nghiên cứu đã được ứng dụng để nghiên cứu
vùng đất ngậ
p, thảm thực vật, quá trình xói lở và tích tụ. Đây là vùng biến động
nhanh chóng vì vậy công cụ phân tích viễn thám tỏ ra rất hiệu quả. Trong tất cả các
dự án nghiên cứu đới bờ, đều có sự tham gia của công tác viễn thám. Nhiều công
nghệ mới đang được ứng dụng có hiệu quả như công nghệ giao thoa ảnh RADAR
cho phép xây dụng mô hình số địa hình, công nghệ hoà trộn ảnh đa phổ và đa
nguồn, công nghệ
GPS.
Ở Việt Nam nghiên cứu viễn thám đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
như địa chất, nông nghiệp rừng, địa chính. Nghiên cứu đới bờ đã được tiến hành ở
nhiều viện nghiên cứu như các viện Địa lý, Hải dương, Địa chất trong đó có sự trợ
giúp của phân tích viễn thám. Viện địa chất cũng đã tiến hành nghiên cứu viễn
thám ở vùng
đới bờ Thái bình, Hải phòng, Nam Định. Tuy nhiên, việc ứng dụng
viễn thám ở đây mới chỉ dựa vào phân tích ảnh Landsat và một phần ảnh Spot, cần
phải tận dụng khai thác thêm những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của công nghệ viễn
thám vào trong nghiên cứu đới bờ. Công cụ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
cũng rất có hiệu quả trong nghiên cứu tai biến địa chất Chính vì vậy, nhóm chúng

4
tôi hợp tác cùng với trường Đại học Liège, trên cơ sở những nghiên cứu viễn thám ở
vùng đới bờ trước đây, đã tiến hành triển khai đề tài “Nghiên cứu, điều tra tai biến
địa chất vùng Thừa Thiên - Huế bằng tích hợp phương pháp viễn thám và hệ thống
thông tin địa lý”.
Việc sử dụng tích hợp các phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa
lý trong nghiên cứu tai biến địa chất mà
đề tài đã đưa ra là một cách tiếp cận mới

phát triển trong thời gian gần đây. Nghiên cứu tai biến địa chất trong vùng có thể kế
thừa những khảo sát hiện trạng về các dạng tai biến khác như trượt lở đất, lũ, xói lở
ven biển ở các nghiên cứu trước đây.
Đề tài có áp dụng một số công nghệ viễn thám mới ra đời trong thời gian gần
đây như: công nghệ giao thoa
ảnh Radar, công nghệ phối trộn ảnh (fusion) và kết
hợp với đo GPS chính xác cao nhằm nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu đới
bờ bằng viễn thám.
Đề tài được lựa chọn với những mục tiêu sau:
- Làm sáng tỏ hoạt động của các tai biến địa chất chính ở khu vực Thừa
Thiên Huế như lũ lụt, trượt đất, động đất và xói lở bờ biển bằng tích hợp phươ
ng
pháp viễn thám và GIS, đề xuất các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại
do tai biến địa chất gây ra.
- Phát triển ứng dụng một số công nghệ mũi nhọn trong viễn thám và hệ
thống thông tin địa lý như công nghệ phối trộn (fusion) các số liệu có độ phân giải
khác nhau, giao thoa ảnh radar cũng như tăng cao độ chính xác của GIS nhờ việc xử
dụng công nghệ GPS , mô phỏng trên GIS
- Thông qua hợp tác quốc tế, xây dự
ng tiềm lực của đội ngũ nghiên cứu, có
thể ứng dụng những công nghệ mới nhất trong phân tích viễn thám và hệ thống
thông tin địa lý trong việc nghiên cứu tai biến địa chất.
Sau quá trình thực hiện, đề tài đã hoàn thành một số công việc chính sau đây:
- Đã nắm chắc qui trình và sử dụng thuần thục công nghệ phối trộn ảnh đa
phổ với ảnh đen trắng phân giả
i cao, giữa ảnh radar với ảnh máy bay.
- Đã nắm vững qui trình công nghệ giao thoa ảnh vệ tinh radar để tạo ảnh
liên kết (coherence) và tạo mô hình số địa hình. Hai qui trình công nghệ trên phục
vụ phân vùng chi tiết trong việc đánh giá và dự báo ngập lụt.
- Đã sử dụng thành thục công nghệ phân tích ảnh vệ tinh và hệ thống GIS

trong việc nghiên cứu biến đổi đường bờ, đánh giá cụ thế xói lở và bồi tụ đớ
i ven
bờ.
- Đã làm chủ qui trình công nghệ phân tích ảnh vệ tinh trong việc xác định
đứt gãy đang hoạt động phục vụ đánh giá nguy hiểm động đất.
- Đã nắm chắc qui trình và sử dụng thuần thục công nghệ sử dụng ảnh vệ
tinh và mô phỏng GIS trong việc đánh giá nguy hiểm trượt đất.

5
- Đã hoàn thành xây dựng các bản đồ hiện trạng tai biến xói lở bờ biển, bản
đồ hiện trạng tai biến lũ bùn đá, bản đồ hiện trạng tai biến trượt đất.
- Đã hoàn thành xây dựng bản đồ địa mạo phục vụ đánh giá tai biến địa chất,
tỉ lệ 1/100.000
- Đã thành lập bản đồ dự báo tai biến tỉ lệ: 1/100.000
- Về m
ặt xây dựng tiềm lực nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu đã được trang bị
phần mềm GAMMA là một trong những phần mềm hiện đại nhất hiện nay trong
việc sử lý giao thoa ảnh vệ tinh radar và đã hoàn thành đào tạo 1 tiến sĩ và 3 thạc sĩ.
Đã có một tập thể nghiên cứu sang thực tập ngắn hạn tại Vương quốc Bỉ.
- Đã có một cơ sở dữ liệu l
ớn gồm các ảnh vệ tinh landsat, spot, ảnh radar
ERS1, ES2, ảnh máy bay các thời kỳ, bản đồ các thời kỳ.
- Về công bố: đã công bố 2 bài báo trên tạp chí quốc tế, 3 bài báo trên tuyển
tập hội nghị quốc tế.






















6
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA MẠO
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam, có toạ
độ địa lý 16° - 16,80° vĩ bắc và 107,8° - 108,20° kinh đông, phía bắc giáp tỉnh
Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp
nước CHDCND Lào và phía đông được giới hạn bởi Biển Đông. Diện tích tự nhiên
5.053,99 km
2
, dân số trung bình năm 2003 ước là 1.105,5 nghìn người, chiếm 1,5%
về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước. Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên
Huế có 8 huyện và Thành phố Huế với 150 xã, phường, thị trấn.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên - Huế

Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục
hành lang Đông-Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế
ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao
thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắ
c. Thừa
Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào
tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung.
Bờ biển của tỉnh dài hơn 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với
độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng
hàng không Phú Bài nằm trên đường quố
c lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc
theo tỉnh, có 81 km biên giới với Lào.
Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát
triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả
nước và quốc tế.

7
1.2. KHÍ HẬU
Thừa Thiên - Huế nằm trong vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức
xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm. Tuy nhiên, chế độ khí hậu ở đây diễn biến phức tạp và đa dạng do có sự
giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ
phía bắc tràn xuống, từ phía tây vượt Trường Sơ
n qua, từ phía đông lấn vào và từ
phía nam di chuyển lên.
Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các
dãy núi chính, đóng vai trò quan trọng trong sự phân hóa khí hậu trong khu vực. Địa
hình núi tạo thành vòng cung ở phía tây và phía nam, thấp dần theo hướng từ tây

sang đông đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ đông sang tây, gia tăng
lượng mưa từ đông sang tây và từ bắc xuống nam, gây ra mưa lớn vào mùa
đông,
thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc và khô nóng vào mùa hè, thời kỳ hoạt
động của gió Tây Nam.
Dựa vào quan hệ khí hậu và địa hình, khí hậu ở Thừa Thiên - Huế có thể chia
thành 7 tiểu vùng (Hình 1.2):
− Tiểu vùng khí hậu đồng bằng, gò đồi thấp Phú Vang - Phú Lộc
− Tiểu vùng khí hậu đồi núi Nam Đông
− Tiểu vùng khí hậu Bạch Mã - Hải Vân
− Tiểu vùng khí hậu đồng bằng, gò đồi th
ấp Phong Điền - Hương Thủy
− Tiểu vùng khí hậu đồi núi Phong Điền - Hương Thủy
− Tiểu vùng khí hậu Động Ngãi
− Tiểu vùng khí hậu miền núi A Lưới

Hình 1.2. Sơ đồ phân vùng khí hậu tỉnh Thừa Thiên - Huế

8
Để đánh giá chế độ nhiệt ẩm ở Thừa Thiên - Huế, các biểu đồ mưa nhiệt đã
được dựng lên dựa trên chuỗi số liệu quan trắc nhiệt độ và mưa trung bình tháng
của ba trạm: Huế - đại diện cho vùng đồng bằng (Hình 1.3), Nam Đông - đại diện
cho vùng đồi (Hình 1.4) và A Lưới - đại diện cho vùng núi (Hình 1.5). Các chuỗi số
liệu đều kéo dài trên 25 năm, đặc biệt là chuỗi số liệ
u phân tích cho trạm Huế kéo
dài tới 66 năm đối với nhiệt độ và 71 năm đối với lượng mưa. Các biểu đồ này được
thành lập theo phương pháp của walter Heinrich và Lieth Helmut, 1967. Trên mỗi
biểu đồ được thể hiện tên trạm quan trắc, tọa độ địa lý, độ cao của trạm, số năm
quan trắc nhiệt độ (số bên trái trong ngoặc vuông dưới bên dưới tên trạm), số năm
quan trắc mưa (số

bên phải trong ngoặc vuông bên dưới tên trạm), nhiệt độ trung
bình năm, tổng lượng mưa cả năm, đường cong biến trình nhiệt độ theo các tháng
trong năm (đường đỏ) ứng với trục tung giá trị nhiệt độ (màu đỏ) nằm bên trái,
đường cong biến trình mưa theo các tháng trong năm (đường xanh) ứng với trục
tung giá trị lượng mưa ở bên phải (màu xanh). Thang giá trị nhiệt độ và giá trị
lượng mưa được xây dựng sao cho giá tr
ị nhiệt độ 10ºC tương ứng với giá trị lượng
mưa 20mm. Trong trường hợp lượng mưa >100mm thì thang giá trị lượng mưa
được giảm đi 10 lần để rút ngắn trục tung. Khi biểu diễn biểu đồ như vậy: nếu
đường cong nhiệt độ nằm trên đường cong mưa thì thời kỳ tương ứng với nó là thời
kỳ khô, thiếu ẩm (phần diện tích màu hồng); thời kỳ
mà đường cong mưa nằm trên
đường cong nhiệt độ nhưng lại nằm dưới giá trị 100 mm được coi là thời kỳ đủ ẩm
(phần diện tích màu vàng); nếu đường cong mưa trên 100 mm thì thời tương ứng sẽ
là thời kỳ thừa ẩm hay thời kỳ mưa nhiều (phần diện tích màu xanh).

Hình 1.3. Biểu đồ mưa nhiệt tại trạm Huế

9

Hình 1.4. Biểu đồ mưa nhiệt tại trạm Nam Đông


Hình 1.5. Biểu đồ mưa nhiệt tại trạm A Lưới
Qua phân tích các số liệu có thể thấy khí hậu khu vực có đặc điểm như sau:
1.2.1. Chế độ nhiệt
Thừa Thiên - Huế là khu vực có nền nhiệt độ cao với nhiệt độ trung bình
năm dao động trong khoảng 21°C - 25°C tùy theo từng vị trí đồng bằng hay đồi núi.
Nhiệt độ trung bình nhiều năm của các các tháng nằm trong khoảng 17°C - 29°C
(Hình 1.3, Hình 1.4, Hình 1.5). Biên độ dao nhiệ

t độ ngày tính trung bình năm
khoảng 7°C - 9°C (Nguyễn Khanh Vân và nnk, 2000). Thời kỳ nóng nhất vào
khoảng từ tháng V đến tháng VIII, trong đó tháng VI và VII có nhiệt độ trung bình
lên tới 28°C - 29°C ở gò đồi và đồng bằng ven biển (trạm Nam Đông và Huế),
khoảng 25°C ở vùng núi (trạm A Lưới). Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể lên tới
41°C. Từ tháng XI đến tháng II là thời kỳ lạnh nhất, tuy nhiên ở vùng đồi và đồng

10
bằng nhiệt độ trung bình nhiều năm của các tháng này cũng đều trên 20°C, ở vùng
núi nhiệt độ có thể xuống thấp tới khoảng 17,5°C. Nhiệt độ tối thấp ở vùng đồng
bằng xuống tới 8°C - 9°C và ở vùng núi thậm chí còn xuống tới 4°C.
Tổng lượng bức xạ có xu thế tăng dần về phía nam, giá trị thực tế ở Huế đạt
tới 124,8 kcal/cm
2
(Bảng 1.1). Lượng bức xạ thường đạt giá trị cao trên 12 kcal/cm
2

vào những tháng mùa hè, từ tháng IV đến tháng VII. Các tháng mùa đông giá trị
này chỉ đạt 6 - 8 kcal/cm
2
.
Bảng 1.1. Đặc trưng bức xạ và số giờ nắng tại trạm Huế
(Thời gian: 1956 - 2000)
Tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm
Bức xạ
(kcal/cm
2

)
7,53 7,86 11,3 12,7 14,1 12,5 13,9 11,6 10,6 9,6 6,7 6,18 124,8
Số giờ nắng
(giờ)
119 103 159 175 240 232 252 216 183 133 102 90 2004
Nguồn: Nguyễn Hữu Cử, 2006
Lượng mây tổng quan trung bình ở khu vực Huế đạt 7,2/10 bầu trời với hầu
hết các tháng đạt trung bình trên 7/10 bầu trời. Các tháng III, V và VII có lượng
mây tổng quan trung bình dưới 7/10 bầu trời. Tăng dấn về phía nam, tổng số giờ
nắng khu vực Huế đạt 2004 giờ/năm, nhiều nắng vào các tháng V - VIII với số giờ
đạt trên 200 giờ/tháng (Bảng 1.1). Các đặc trưng nhiệt độ và bức xạ liên quan chặt
chẽ với s
ố giờ nắng.
1.2.2. Chế độ mưa - ẩm
Thừa Thiên - Huế là một trong những tỉnh mưa nhiều nhất Việt Nam. Do ảnh
hưởng của địa hình núi tạo thành vòng cung ở phía tây và phía nam, gió đông bắc
mang nhiều hơi nước từ biển Đông thổi vào bị chặn lại gây ra mưa nhiều cho Thừa
Thiên Huế. Tính trung bình nhiều năm, tổng lượng mưa hàng năm đo được ở các
trạm trên địa bàn tỉnh này dao động trong khoảng 2000mm - 3600mm (Bảng 1.2).
Tổng lượng mưa năm thấp nhất đo được tại trạm Huế là 1751mm (năm 1989), tại
Nam Đông là 2052mm (năm 1982) và tại A Lưới 2071mm (năm 1982). Tổng lượng
mưa năm cao nhất ở các trạm đo đều ghi nhận vào năm 1999 với giá trị trên 5000
mm, cụ thể là: Huế - 5123mm, Nam Đông - 5812mm và A Lưới - 5911mm.
Bảng 1.2. Tổng lượng mưa hàng năm tạ
i các trạm khí tượng ở Thừa Thiên - Huế
STT Tên trạm Thời kỳ quan trắc Lượng mưa năm (mm)
1 Huế 1928-44,1949-2003 2834
2 A Lưới 1973-2002 3473
3 Nam Đông 1973-2002 3652
4 Phú Ốc 1980-2001 2904

5 Lăng Cô 1978 - 1994 2287
6 Cổ Bi 1979-88, 1996-2002 3359
7 Điền Hải 1960-62, 1965-69 2086

11
Lượng mưa có xu thế tăng dần từ vùng ven biển đến vùng núi, nơi có những
tâm mưa thuộc loại lớn nhất Việt Nam như A Lưới, Nam Đông, Bạch Mã – Phú
Lộc với lượng mưa trung bình năm trên 3400mm.
Do tính phân mùa của khí hậu nên lượng mưa này không phân bố đều trong năm,
vào mùa mưa lượng mưa có thể tập trung với cường độ lớn. Theo thống kê của
Tổng cục Khí tượng Thủ
y văn, số ngày mưa trong các tháng chiếm tới 1/3 đến 2/3
tổng số thời gian của tháng, đặc biệt là tháng X và XII, thời gian mưa chiếm tới 70
– 80% (Hình 1.6). Đây cũng là tháng có tổng lượng mưa đạt tới 700 - 800mm

Hình 1.6. Số ngày mưa và lượng mưa theo tháng tại trạm Huế
Biến trình mưa trong năm có: hai cực đại vào tháng V hoặc VI và vào tháng
X; và có hai cực tiểu vào tháng II hoặc III và vào tháng VII (Hình 1.3, Hình 1.4,
Hình 1.5). Từ tháng VIII đến tháng XII là thời kỳ mưa nhiều ở tất cả các trạm với
lượng mưa trung bình tháng đều vượt trên 100 mm, đây cũng là thời kỳ lượng mưa
chiếm 70% - 80% tổng lượng cả năm. Tháng X là tháng mưa nhiều nhất với lượ
ng
mưa trung bình nhiều năm đạt tới 763 mm - 1035 mm tùy theo từng trạm. Tuy
nhiên lượng mưa cực đại tháng ghi được lại rơi vào tháng XI/1999 với lượng mưa
đo được tại Huế - 2398mm, tại Nam Đông - 2183mm và tại A Lưới - 2590mm.
Tổng lượng mưa cực đại quan trắc được trong vòng 6 ngày, từ ngày 1 ÷
6/XI/1999 tại Huế đạt tới 2288mm. Đặc biệt tại thành phố Huế chỉ trong 24 giờ
từ 7 giờ ngày 2 đế
n 7 giờ ngày 3/XI/1999 lượng mưa đã đạt tới 1384mm, một kỷ
lục hiếm thấy về lượng mưa lớn nhất trong một ngày trên thế giới (Trần Thanh

Xuân, 2000). Lượng mưa kỷ lục vào cuối tháng X, đầu tháng XI năm 1999 đã gây
ngập lụt lâu ngày, trên diện rộng, phá vỡ phá Tam Giang, mở thêm hai cửa mới Hòa
Duân và Tư Hiền đã gây thiệt hại nặng nề cho Thừa Thiên Huế. Từ tháng I đến
tháng IV là thờ
i kỳ ít mưa, ít nhất là tháng II và tháng III với lượng mưa trung bình
khoảng 40mm - 70mm. Tuy nhiên ở ngay cả những tháng này, trong các biểu đồ
mưa nhiệt (Hình 1.3, Hình 1.4, Hình 1.5), đường biến trình mưa vẫn nằm trên
(R>2T) hoặc chỉ thấp hơn một chút ít so với đường biến trình nhiệt độ, ít mưa

12
nhưng cũng không thiếu ẩm hay nói cách khác là gần như không mùa khô ở khu
vực Thừa Thiên - Huế.
Độ ẩm tương đối của không khí trong khu vực Thừa Thiên - Huế tương đối
cao trung bình năm đạt 82% - 86%, thấp nhất vào các tháng mùa hè (từ tháng V đến
tháng VIII), đặc biệt là vào tháng VII (Bảng 1.2). Độ ẩm tối thấp đạt 26% vào tháng
V.
Bảng 1.3. Độ ẩm tương đối của không khí (%) một số trạm ở Thừa Thiên -Huế
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm
Huế 88 88 85 82 77 73 72 74 82 86 88 88 82
Nam Đông 89 87 83 81 80 79 79 81 85 89 91 90 84
A Lưới 90 90 87 84 85 81 78 80 89 91 92 91 86
Nguồn: Nguyễn Khanh Vân và nnk, 2000
1.2.3. Chế độ gió
Thừa Thiên - Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở
đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung
tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ
phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên. Tuy nhiên, rõ nét nhất là ảnh hưởng

của gió mùa đông bắc về mùa đông (từ tháng X tới tháng III năm sau) và gió mùa
tây nam về mùa hè.
Tốc độ gió trung bình nhi
ều năm không cao, dao động trong khoảng 1,7 m/s
đến 3,1m/s (Hình 1.7). Ảnh hưởng của địa hình dải Trường Sơn ở phía tây với dãy
núi Bạch Mã - Hải Vân đâm ngang ra biển ở phía nam, không những tới hướng gió
mà còn tới cả tốc độ. Xu thế chung, có thể thấy, tốc độ gió đến từ phía bắc lớn hơn
gió đến từ phía nam và gió đến từ phía đông lớn hơn đến từ phía tây. Tốc độ gió lớn
nhấ
t có thể đạt tới 38 m/s theo hướng BTB, tốc độ gió lớn nhất ở tất cả các hướng
đều đạt trên 14 m/s (Bảng 1.4).

Hình 1.7. Tốc độ gió trung bình năm tại trạm Huế qua số liệu quan trắc 1956 –
2000
(Dựa theo số liệu của Nguyễn Hữu Cử, 2006)

13
Bảng 1.4. Tốc độ gió lớn nhất (m/s) theo các hướng tại trạm Huế
theo số liệu qua trắc 1956 - 2000
Tháng
Gió
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm
Hướng BTB B ĐB TTN B TN TTN TTB BTB T B B BTB
Tốc độ 16 14 20 30 20 17 23 19 38 28 21 19 38
Nguồn: Nguyễn Hữu Cử, 2006
Tần suất lặng gió ở khu vực Huế tương đối cao, trong khoảng 32,5% (tháng
III) - 41,6% (tháng IX). Từ tháng XI đến tháng IV hướng gió tây bắc là chủ đạo với
tần suất thay đổi từ 16% đến 29%, tốc độ khoảng từ 2m/s đến 2,5m/s. Các tháng
mùa hè (VI, VII, VIII) có gió nam thịnh hành với tần suất 12,7% - 16%, tốc độ

1,8m/s - 2m/s. Các tháng còn lại (V, IX và X) gió đông bắc chiếm ưu thế với tần
suất 11%-15,5%. Gió đông bắc cũng chiếm tần suất khá cao trong su
ốt thời kỳ từ
tháng III đến tháng XI với tần suất trên 10% và tốc độ trung bình khá lớn 3,0 - 3,4
m/s. Với đặc trưng gió hướng đông bắc như vậy, hoạt động cát bay ở cồn cát phía
ngoài vào các tháng mùa hè khô nóng là đáng lưu ý.
Xét trung bình cho toàn năm, tần suất lặng gió trong năm là cao nhất (36%),
hướng gió chính là tây bắc (15%) và đông bắc (12%) (Hình 1.8). Đây cũng là hai
hướng có tốc độ gió khá cao với giá trị trung bình theo tháng đạt tối đa lên tới
3,4m/s.


Hình 1.8. Biểu đồ tần suất (%) hướng gió trong năm tại trạm Huế
(Dựa theo số liệu của Nguyễn Hữu Cử, 2006)
1.3. BÃO
Bão và áp thấp nhiệt đới là những xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ), ở khu vực
Tây bắc Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, được Uỷ ban bão Khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương chia ra thành 5 giai đoạn theo tốc độ gió cực đại như sau:
− Vùng áp thấp (low pressure area): có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp bề mặt,
nhưng vị trí trung tâm không thể xác định được;

14
− Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ: tropical depression): vị trí trung tâm có thể xác
định được, nhưng Vmax <34 kt;
− Dông nhiệt đới (Tropical storm - TS): Vmax 34-47 kt
− Dông nhiệt đới mạnh (Severe TS): Vmax 48-63 kt;
− Bão (Typhoon): Vmax ≥ 64 kt. Có cơn bão quá mạnh người ta gọi là "siêu
bão" (supertyphoon).
Ở Việt Nam, "Quy chế báo bão, lũ" quy định tương tự như trên cho Biển
Đông, trừ vùng áp thấp, gồm:

− Áp thấp nhiệt đới: XTNĐ có Vmax cấp 6-7 (39-61km/h), có thể có gió giật;
− Bão thườ
ng: XTNĐ có Vmax cấp 8-9 (62-88km/h), có thể có gió giật;
− Bão mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 10-11 (89-117km/h), có thể có gió giật;
− Bão rất mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 12 trở lên (=>118km/h), có thể có gió giật.
Việt Nam ở gần một trong năm ổ bão chính của thế giới - ổ bão tây Thái
Bình Dương. Bão đổ bộ vào Việt Nam, một phần phát sinh từ tây Thái Bình Dương
vượt qua quãng đường rất dài và trong nhiều ngày đến Việt Nam, phần khác phát
sinh ở ngay trên biển Đông. Theo thống kê trong kho
ảng 40 năm, từ 1956 đến 1995
đã có khoảng 262 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, năm nhiều nhất có 12 cơn, song
cũng có những năm không có bão, tính trung bình khoảng 6,55 cơn/năm (Nguyễn
Thế Tưởng và nnk, 2000) (Hình 1.9).
Ở Thừa Thiên - Huế bão xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng V đến
tháng XI song chủ yếu tập trung vào tháng VIII, IX và X (Hình 1.10). Theo thống
kê của Nguyễn Hữu Cử (2006), trong thời gian 1884 - 2000, có 98 cơn bão đổ bộ
vào vùng bờ biển Bình - Trị - Thiên, trong đ
ó có trên 80% số bão xảy ra vào khoảng
tháng VIII - X. Tốc độ gió bão trung bình 15 – 20 m/s, lớn nhất đạt 38 m/s (cấp 13)
trong cơn bão Tilda ngày 22/IX/1964. Tuy số lượng bão không nhiều nhưng gây
thiệt hại nặng nề do kèm theo nước dâng, mưa lớn dài ngày trên diện rộng, sinh lũ
và gây ngập lụt đồng bằng ven biển.
0
2
4
6
8
10
12
1956

1961
1966
1971
1976
1981
1986
1991
Năm
Số cơn

Hình 1.9. Biểu đồ thống kê số cơn bão đổ bộ vào Việt Nam từ 1956 đến 1995
Nguyễn Thế Tưởng và nnk, 2000


15
0
5
10
15
20
25
30
35
Số trận bão
000015718342760
I II IIIIVVVIVIIVIIIIXXXIXII

Hình 1.10. Biểu đồ thống kê số cơn bão đổ bộ vào Bình Trị Thiên theo các
tháng
(thời kỳ 1884 – 2000)

Theo tài liệu của Ban chỉ huy Phòng chống Lụt bão và Tìm kiếm Cứu nạn
tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong khoảng thời gian từ 1961 - 2004, có tới trên 40 trận
bão từ cấp 6 đến cấp 13 đổ bộ vào khu vực ven biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tỉnh Thừa Thiên Huế (Hình 1.11).
Theo thống kê không đầy đủ, trong khoảng thời gian từ 1957 đến 2007 có
khoảng 74 trận bão đổ
bộ hoặc có ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế, tính trung bình
1,5 trận/năm (Bảng 1.5).


16

Hình 1.11. Các cơn bão đổ bộ vào Quảng Trị - Quảng Ngãi (1961 - 2004)
(Nguồn: Ban chỉ huy Phòng chống Lụt bão và Tìm kiếm Cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế)






17
Bảng 1.5. Thống kê một số trận bão và áp thấp nhiệt đới và năm xuất hiện có
ảnh hưởng tới Thừa Thiên - Huế giai đoạn 1957 - 2006
1. Irma_1957
2. Tilda_1964
3. Violet_1964
4. Anita_1964
5. Billie_1964
6. Clara_1964
7. Georgia_1964

8. Iris_1964
9. Joan_1964
10. Kate_1964
11. Kate_1970
12. Pasty_1970
13. Hester_1971
14. Therese_1972
15. Bess_1974
16. Rita_1978
17. Sarah_1979
18. Áp thấp nhiệt đới_1980
19. Áp thấp nhiệt đới_1980
20. Ruth_1980
21. Áp thấp nhiệt đới_1980
22. Áp thấp nhiệt đới_1980
23. Cary_1980
24. Áp thấp nhiệt đới_1981
25. Kelly_1981
26. Hope _1982
27. Nancy_1982
28. Áp thấp nhiệt đới_1983
29. Sarah_1983
30. Herbert_1983
31. Lex_1983
32. Vernon_1984
33. Áp thấp nhiệt đới_1984
34. Lynn_1984
35. Susan_1026
36. Warren_1984
37. Agne_1984

38. Andy _1985
39. Áp thấp nhiệt đới_1985
40. Áp thấp nhiệt đới_1985
41. Cecil _1985
42. Dom_
43. Dot_1986
44. Georgia_1986
45. Áp thấp nhiệt đới_
46. Betty_1987
47. Noname_1988
48. Áp thấp nhiệt đớ
i_
49. Cecil_1989
50. Brian_1989
51. Dan_1989
52. Ensie_1989
53. Becky_1990
54. Ira_1990
55. Mike_1990
56. Chuck_1992
57. Angela_1992
58. Colleen_1992
59. Kyle_1993
60. Lola_1993
61. Zack_1995
62. Willie_1996
63. Faith_1998
64. Eve_1999
65. Usagi_2001
66. Lingling_2001

67. Nepartak_2003
68. Chan thu_2004
69. Vicente_2005
70. Kai-tak_2005
71. Xangsane_2006
72. Chebi_2006
73. Durian _2006
74. Lekima_2007

18
1.4. THỦY VĂN
Các sông ở Thừa Thiên Huế đều bắt nguồn ở vùng núi thuộc dải Trường Sơn
ở phía tây và tây nam của tỉnh. Ngoại trừ hệ thống sông Sê Sáp ở A Lưới, với lưu
vực chiếm diện tích tương đối nhỏ trong tỉnh, đổ về phía tây nhập vào hệ thống
sông Mê Kông, các sông còn lại chảy về phía đông đổ ra biển. Các sông ở phía
đông Trường Sơn, ngoạ
i trừ một vài sông nhỏ ở phía nam, đều đổ vào hệ đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai tạo nên một lưu vực chiếm đại bộ phận diện tích tỉnh Thừa
Thiên - Huế. Lưu vực này có phần thượng nguồn dốc với mạng lưới sông suối phát
triển dễ dàng dồn nước chuyển xuống ngay phần hạ du trũng thấp khá bằng phẳng,
nơi có mặt hệ thống đầm phá Tam Giang – C
ầu Hai thuộc loại lớn nhất Đông Nam
Á, được ngăn cách với biển bằng một dải cồn đụn cát cao, khả năng thoát nước
kém. Do tính chất lưu vực như vậy phần hạ du của lưu vực, nơi hiện có mật độ dân
cư cao nhất tỉnh, trong đó có thành phố Huế, là di sản văn hóa thế giới và cũng là
trung tâm đầu não của tỉnh Thừa Thiên Huế thườ
ng xảy ra ngập lụt.
Đổ vào hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có các hệ thống sông: Ô Lâu (có 3
phụ lưu cấp 1), sông Hương tính theo sông Tả Trạch (có 5 phụ lưu cấp 1, trong đó
có Hữu Trạch và sông Bồ), sông Nông, sông Truồi và sông Cầu Hai. Tổng diện tích

lưu vực của 4 sông lớn (không kể sông Cầu Hai) vào khoảng 3 978 km
2
(Bảng 1.6).
Lưu lượng bình quân các sông trong khoảng 2,7 - 50,3 m
3
/s với tổng lượng nước
hàng năm hơn nửa tỷ mét khối đổ vào đầm phá, mang theo hơn nửa triệu tấn bàn cát
(Bảng 1.6) (Nguyễn Hữu Cử, 2006).
Đồng bằng Huế chịu sự ảnh hưởng chủ yếu bởi hệ thống sông Hương gồm
hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn ở
độ cao 900 m. Lư
u vực sông Hương có tổng diện tích là 2830 km
2
với mật độ sông
suối đạt 0,6 km/km
2
. Sông Hương đổ vào hai đầm phá rộng Tam Giang và Phú
Vang thông với biển qua cửa Thuận An. Gần tới biển sông Hương nhận thêm nước
từ một phụ lưu quan trọng là sông Bồ từ núi Động Ngàn đi xuống qua Cổ Bi, Quảng
Điền. Sông Hương chia nước duy nhất qua con sông Đại Giang chảy vào Vụng Cầu
Hai thông với biển bởi cửa Tư Hiền ở phía nam. Tổng lượng dòng chảy năm của
sông Hương
đạt 6,2 tỷ m
3
, trong đó dòng chảy mặt là 5,18 tỷ m
3
, còn dòng ngầm là
1,02 tỷ m
3
.

Bảng 1.6. Đặc trưng hình học hệ thống sông đổ vào hệ đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai
STT Sông
Độ cao
nguồn
(m)
Chiều
dài (km)
Diện tích
lưu vực
(km
2
)
Độ dốc
bình quân
(m/km)
Mật độ
lưới sông
(km/km
2
)
Hệ số
uốn khúc
1 Ô Lâu 900 66 900 13,1 0,81 1,85
2 Hương (Tả Trạch) 900 104 2830 28,5 0,60 1,65
3 Nông 1154 20 99 37,5 0,45 1,76
4 Truồi 900 24 149 27,4 0,48 1,20
Nguồn: Nguyễn Hữu Cử, 2006




19

Bảng 1.7. Đặc trưng dòng chảy các sông đổ vào hệ đầm phá Tam Giang - Cầu
Hai
Lượng bùn cát (tấn/năm)
Sông
Module
dòng chảy
(l/s.km
2
)
Lưu lượng
bình quân
(m
3
/s)
Tổng lượng
nước
(10
9
m
3
/năm)
Lơ lửng Di đáy Tổng
Tả
Trạch
70,2 50,3 1,580 158445 31689 190134
Hữu
Trạch

66,0 37,6 1,180 118440 23688 142128
Hương
Bồ 63,0 45,3 1,420 142695 28539 171234
Ô Lâu 57,8 17,3 0,545 54495 10899 65394
Truồi 66,7 7,3 0,229 22900 4580 27480
Nông 54,2 3,4 0,112 11245 2249 13494
Cầu Hai 67,0 2,7 0,105 8505 1701 10206
Tổng 5,171 516725 103345 620070
Nguồn: Nguyễn Hữu Cử, 2006
Mùa lũ trên các sông tập trung từ tháng IX đến tháng XII, cực đại là tháng X,
mùa cạn từ tháng I đến tháng VIII, cạn nhất vào 3 tháng III, IV và VII, cực tiểu vào
tháng IV, ngoài ra khu vực còn có lũ tiểu mãn vào tháng VI (Hình 1.12). Do sự
chuyển tiếp nhanh từ vùng núi dốc xuống vùng hạ lưu nên nước dồn về vùng đồng
bằng cũng rất mau chóng, nước lại không đổ thẳng trực tiếp ra biển mà bị dồn ứ lại
trong các đầm phá do các hệ thống đê cát nổi cao nên diễ
n biến ngập lụt ở đây có
thể xảy ra rất nhanh. Các mức báo động lũ trên sông Hương trong (Bảng 1.8) cho
thấy tính nghiêm trọng của vấn đề ngập lụt đối với đồng bằng Huế.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Lưu lượng (m³/s)

Sông Tả Trạch
Sông Hữu Trạch
Sông Bồ
Sông Ô Lâu
Sông Nông

Hình 1.12. Lưu lượng bình quân tháng các sông đổ vào đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai
(dựa theo số liệu của Nguyễn Hữu Cử, 2006)

20
Bảng 1.8.


Mực nước (m) Tình trạng lũ
Báo động
Cấp I
0,5
Có khả năng xảy ra lũ - Nước sông dâng cao; đe doạ phần
bờ cao; gây ngập ở các vùng đất rất thấp

Báo động
Cấp II
1,5
Tình trạng lũ nguy hiểm - Lũ gây ngập tại những vùng bằng
phẳng; trừ những thị trấn và thành phố được bảo vệ trước sự
tấn công của nước lũ; dòng chảy trong sông với vận tốc lớn
gây nguy hiểm cho bờ sông và làm xói lở đê; chân cầu có
nguy cơ bị nguy hiểm do bị xói lở


Báo động
Cấp III
3
Tình trạng lũ rất nguy hiểm - Tất cả các vùng đất thấp đều bị
ngập; kể cả những vùng đất thấp nằm trong thành phố; sự an
toàn của các đê bảo vệ ven sông đang bị đe doạ; bắt đầu có
sự thiệt hại về cơ sở hạ tầng

Báo động
trên Cấp III
>3
Trình trạng lũ khẩn cấp - Lũ không thể kiểm soát được trên
diện rộng; đê bị vỡ là điều khó tránh khỏi và có thể không
kiểm soát được; thiệt hại về cơ sở hạ tầng là nghiêm trọng

Lưu lượng nước vào mùa lũ chính vụ (từ tháng IX đến XII) chiếm tới 60 -
70% tổng lượng nước cả năm, gây ra nhiều lũ lụt cho Thừa Thiên - Huế vào thời
gian này. Đặc biệt là trong thời gian gần đây Thừa Thiên Huế xuất hiện nhiều trận
lũ lớn vượt trên mức báo động III (Bảng 1.9) gây cho tỉnh thiệt hại nhiều về người
và của.
Bảng 1.9. Đặc trưng mộ
t số trận lũ lớn ở Thừa Thiên Huế
Chân lũ Đỉnh lũ
Sông Trạm
Thời gian
xuất hiện
Độ cao
(cm)
Thời gian
xuất hiện

Độ cao
(cm)
Biên độ
lũ (cm)
Cấp báo
động (m)
Thượng
Nhật
13h 21/X/1996 5813 07h 23/X/1996 6364 551
Huế 01h 22/X/1996 76 19h 23/X/1996 455 379 > III (1.55)
Thượng
Nhật
07h 01/XI/1999 5802 09h 02/XI/1999 6144 342
Huế 01h 01/XI/1999 38 14h 02/XI/1999 594 556 > III (2.94)
Huế
23h
03/XII/1999 373 373 > III (0.73)
Hương
Huế 01h 08/X/2000 -1 22h 10/X/2000 363 364 > III (63)
Phú Ốc 19h 21/X/1996 96 21h 23/X/1996 464 368 > III (0.14)
Phú Ốc 01h 19/XI/1998 155 08h 22/XI/1998 479 324 > III (0.29)
Phú Ốc 07h 01/XI/1999 111 15h 2/XI/1999 518 407 > III (0.68)
Bồ
Phú Ốc 07h 08/X/2000 10 24h 11/X/2000 387 377 > II (37)
(Nguồn: Tổng cục Khí tượng Thủy văn)
Điển hình nhất là trận lũ lịch sử cuối năm 1999. Đỉnh lũ cao nhất trong trận
lũ tháng XI đo được tại Huế đạt tới 5,94m cao hơn đỉnh lũ lớn nhất năm 1983 và
cao hơn mức báo động cấp 3 là 2,94m. Chỉ riêng trong ngày 2/XI đã có những lúc
lũ lên nhanh với cường suất tới 1m/giờ, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.

×