Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Một số kinh nghiệm về văn hóa đọc trong trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.91 KB, 20 trang )












SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ
VĂN HÓA ĐỌC TRONG
TRƯỜNG PHỔ THÔNG





MỤC LỤC
Nội dung Trang
Sơ lược lý lích 1
I. Lý do chọn đề tài 2
II. Các biện p[háp giải quyết 3
1. Cơ sở lý luận 3
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 5
2.1 Tổ chức cho học sinh làm thẻ theo từng lớp 5
2.2 Tổ chức cộng tác viên thư viện 6


2.3 Tổ chức giới thiệu sách, kể chuyện theo sách dưới cờ 7
2.4 Nội quy thư viện 8
2.5 Thực hiện đánh giá thi đua cho từng cá nhân và tập thể lớp 9
2.6 Quan tâm, gần gũi và chia sẻ với học sinh 11
2.7 Vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn 12
2.8 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn 12
III. Hiệu quả của đề tài 13
IV. Đề xuất, kiến nghị khả năng áp dụng 14
V. Tài liệu tham khảo 14
Phiếu nhận xét đánh giá sáng kiến kinh nghiệm 15












SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phạm Thị Thanh Xuân
2. Ngày tháng năm sinh: 21/01/1987
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Ấp 1, Xã Tà Lài- Huyện Tân Phú- Tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0978 221 627
6. E-mail:

7. Chức vụ: Nhân viên thư viện
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Tôn Đức Thắng
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị( hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: Cao đẳng
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Thư viện- Thông tin
- Xếp loại bằng: Khá
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý thư viện
- Số năm kinh nghiệm: 04 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong những năm gần đây: 0














I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sách là người bạn chân thành và sáng suốt. Nó chỉ cho bạn con
đường đúng đắn, nó giữ cho bạn khỏi bị lầm lạc, có sách bên mình thì cả
trong thời thơ ấu, cả giữ lúc thanh xuân và cả khi đã về già bạn không cô
độc, bạn thấy mình mạnh mẽ.

Trong đời sống tinh thần, sách có vai trò rất quan trọng, là “ chìa
khóa vàng” mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn của con người. Sách cũng là
người thầy siêu việt thắp sáng nguồn tri thức vô biên, dạy con người biết
sống, biết hành xử trong cuộc sống. Mặc dù ngày càng bị các phương tiện
truyền thông mới “ tấn công”, song sách vẫn là người bạn tâm giao chia
sẻ niềm vui, nỗi buồn của con người.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị mạnh mẽ của
các thiết bị điện tử, con người đang sống trong một không gian ảo, nhưng
hoàn toàn là một xã hội thật. Hiện nay, những thói quen đọc sách của mọi
người đã thay đổi hoàn toàn, khá nhiều thư viện được coi là “thiên đàng”
của những người yêu sách, cũng dần vắng bóng những độc giả trung
thành. Thay vào đó, những quán cà phê, những trang mạng điện tử,…
không đáp ứng được nhu cầu của người yêu sách dần trở thành nơi có sức
hút lớn số lượng độc giả đến tham quan. Nhiều quán cà phê, những trang
mạng điện tử… được bày trí hiện đại, phù hợp với nhiều đối tượng có
nhu cầu đọc sách đang mọc lên như nấm. Ở những nơi đó, người đọc
không chỉ được hưởng thụ không khí vui tươi, lãng mạn, mà còn được
thư giãn. Nhiều trang thiết bị hỗ trợ như mạng wifi, truyền hình cáp…
tăng thêm sức hấp dẫn cho người yêu sách. Và văn hóa đọc bắt đầu xuất
hiện một khái niệm mới: cà phê sách. Cuộc sống số dần thay đổi thói
quen đọc sách của con người. Cà phê sách là sự kết hợp hài hòa giữa văn
hóa đọc và văn hóa uống cà phê của người Việt. Hai yếu tố đó góp phần
đem lại một hình ảnh văn minh, hiện đại, thể hiện nét văn hóa riêng của
người đô thị thời hiện đại.
Đọc sách luôn là nhu cầu thiết yếu và cách thưởng thức văn hóa
sang trọng. Nó cũng là cách tốt nhất để làm giàu vốn từ vựng của con
người. những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra
cứu, tìm tòi… là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo
dựng sự vững chắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi
con người. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là thước

đo đánh giá khả năng tri thức của mỗi người. Con người không chỉ dừng





lại ở việc tiếp nhận thông tin từ sách, mà còn biết thưởng thức những cái
đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả.
Qua đó, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VĂN HÓA ĐỌC TRONG TRƯỜNG PHỔ
THÔNG
II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
1. Cơ sở lý luận
Trong cuộc sống, đọc sách là một trong những cách thức giúp con
người thư giãn, tích lũy kiến thức, nâng cao khả năng tư duy. Cùng với sự
phát triển của xã hội, ở Việt Nam trong thời gian qua, thị trường sách trở
nên vô cùng phong phú về nội dung cũng như đa dạng về hình thức,
nhằm phục vụ tối đa nhu cầu đọc sách của con người. Tuy nhiên, với
những hình thức giải trí mới đầy tính công nghệ như Internet, truyền
hình, truyền thanh, băng đĩa… văn hóa đọc sách đã ít nhiều bị ảnh hưởng
và từng bước bị thay đổi.
Nhiều người tỏ ra lo ngại, với sự ra đời của các phương tiện nghe
nhìn, trong tương lai gần văn hóa đọc sẽ bị lấn át. Nếu như trước đây, đọc
sách là thú vui, thói quen của rất nhiều người, ngày nay thói quen ấy đang
có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên, đối với các nhà nghiên cứu khoa học,
nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh… đọc sách vẫn là một
công việc bắt buộc, thường xuyên bởi nếu thiếu nó, người ta rất khó để có
được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ
công việc.
Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và

biến động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước ta vẫn đặc biệt quan
tâm đến sự nghiệp giáo dục, đến vấn đề chất lượng dạy và học.
Lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường trung học phổ thông
là lứa tuổi đang có những biến động lớn về tâm sinh lý. Tức là đang phát
triển nhân cách, tình cảm, trí tuệ, để có được những tri thức và kĩ năng cơ
bản trong giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Như vậy, văn hóa đọc ngày
càng phải được phổ biến cho lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường để
các em phát triển nhân cách, đạo đức tốt hơn.
Do đó, văn hóa học ngày càng phải được phổ biến rộng rãi và phổ
biến hơn đến tất cả học sinh và giáo viên trong trường. Song với lứa tuổi
học sinh ở cấp THPT, mặc dù cơ thể phát triển mạnh nhưng nhận thức





của các em còn non trẻ, có thể nói là bồng bột, tư duy chưa đạt tới đỉnh
cao.
Bởi vậy, các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo để đi vào nề nếp, dần
dần trở thành người sống có ích trong xã hội.
Ngày nay do sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật và công
nghệ cũng như sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa, học sinh tiếp xúc với
nhiều luồng tư tưởng, lối sống từ bên ngoài, đặc biệt là ở phương Tây,
trong đó có những lối sống, hành vi không lành mạnh, nếu tiếp thu có thể
gây ảnh hưởng xấu tới thuần phong, mĩ tục của dân tộc.
Đọc sách luôn là nhu cầu thiết yếu và là cách thưởng thức văn hóa
sang trọng. Nó cũng là cách tốt nhất để làm giàu vốn từ vựng của con
người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra
cứu, tìm tòi… là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo
dựng sự vững chắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi

con người.
Đọc sách, báo là cần thiết, có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao trình độ,
tự hoàn thiện bản thân. Song, không phải ai đọc sách cũng thu được kết
quả như mong muốn. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đọc sách, cần
phải có phương pháp và kỹ năng đọc thích hợp. Trong thực tế, phương
pháp và kỹ năng đọc do kết quả học tập, rèn luyện và kinh nghiệm rút ra
của từng người từ thực tế, bởi kết quả của kỹ năng và phương pháp đọc
phụ thuộc vào khả năng nhận thức, sức khỏe, thói quen lao động của mỗi
người.
Trong trường học có thư viện đồ sộ sách, tài liệu, truyện… sẽ là nơi
hội tụ tri thức nhân loại để giúp thầy cô giảng dạy, học sinh học tập và
còn hơn thế nữa, đây còn là kho truyện, kho tri thức giúp con người mở
mang hiểu biết và vốn sống cho chính bản thân. Chính vì thế, ở những
quốc gia có nền giáo dục phát triển, hệ thống thư viện đặc biệt được coi
trọng, thậm chí ngày nay, ngay quốc gia láng giềng Trung Quốc nhiều
trường học thư viện được số hóa, rất dễ cho người sử dụng tra cứu, kiếm
tìm tài liệu mình cần. Ở nước ta cũng thế, một số thư viện lớn như thư
viện Quốc gia, thư viện trường Đại học Đà Lạt và một số thư viện của
trường đại học thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những
trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho nền giáo dực nước ta hiện nay.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài





Trường THPT Tôn Đức Thắng nằm ở ấp 3, xã Phú Lập, huyện Tân
Phú, tỉnh Đồng Nai, tuyển học sinh từ địa bàn nhiều xã lân cận( Phú Lập,
Phú Thịnh, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Tà Lài), thậm chí cả học sinh ở
Thanh Sơn và thị trấn Tân Phú. Chất lượng đầu vào rất thấp( hầu như

nhận toàn bộ hồ sơ) nên khó tránh khỏi trường hợp học sinh bỏ học giữa
chừng do sức học không theo nổi, hoặc ở lại lớp.
Bên cạnh đó, do trường xây dựng ở địa bàn mà người dân chủ yếu làm
rẫy, chỉ có một số ít là cán bộ công nhân viên và tiểu thương nên điều
kiện kinh tế của nhân dân còn hạn chế dẫn tới học sinh chưa được quan
tâm đầy đủ về mọi phương diện, nhất là nhu cầu đọc sách của các em.
Ngày nay, do CNTT phát triển văn hóa nghe nhìn đã lấn át khiến cho
văn hóa đọc sách của con người trong xã hội hiện đại, trong đó có cả học
sinh, sinh viên bị mai một dần. Nhiều bạn trẻ ngày nay quen với việc tìm
kiếm tài liệu trên mạng chứ không quen đến thư viện tìm kiếm. Và có
một lý do không thể phủ nhận đó là hình như các thầy cô giáo vẫn còn
mang thói quen cũ dạy học chay, không tạo cho học sinh có thói quen đọc
thêm tài liệu phục vụ bài học chính trên lớp.
Có thể nói, đây chính là những nguyên nhân chính khiến cho thư viện
trường học rất vắng bóng học sinh. Thư viện nào cũng vắng hoe, nhất là
trường học phổ thông học sinh ngại đến thư viện. Nhiều giáo viên dạy
văn cho biết, chính vì học sinh lười đọc nên ngại và sợ học văn. Các em
diễn đạt bài văn thì vụng về, vốn từ nghèo nàn, chẳng mấy khi gặp được
những câu văn hay có cảm xúc.
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những nhu cầu và hứng thú riêng,
do vậy khi lựa chọn sách, nên tìm những loại sách đáp ứng nhu cầu đó.
Nhưng do yêu cầu của công việc, trách nhiệm nghề nghiệp, nhiều khi
chúng ta phải tạm gác những nhu cầu riêng để phục vụ công việc chung.
Mọi người đều biết, nhiều người thích đọc truyện, sách văn học trong
nước hoặc nước ngoài, loại sách đó dễ đọc, có người đọc say sưa quên cả
ăn. Ngược lại những loại sách như sách giáo khoa, sách tham khảo, mọi
lĩnh vực liên quan đến học tập đọc vừa khó, vừa cảm thấy khô khan…
nên các em ít tìm đến để đọc.
Xét từ góc độ hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của
mỗi con người. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi người gồm 3

yếu tố tạo thành: thói quen, sở thích và kỹ năng. Đây cũng là nền tảng của
một xã hội, một yêu cầu, thách thức của xã hội hiện đại. Mục đích cuối
cùng của kỹ năng đọc là đạt được hiệu quả cao nhất, sau mỗi lần đọc





người đọc có thể nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều
đã đọc trong sách vào cuộc sống của bản thân. Khi nói về văn hóa đọc,
V.I.Lê-nin từng nhấn mạnh: “ Đọc cũng là một nghệ thuật “. Do đó, chữ “
nghệ thuật” ở đây có thể hiểu là kỹ năng đọc và sự thể hiện tổ hợp những
thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc, tạo cho con
người có hứng thú đọc sách hơn, chịu khó tìm tòi để nâng cao kiến thức
của mình. Thư viện trường học là một trong những yếu tố góp phần tạo
nên chất lượng giáo dục, góp phần hình thành văn hóa học đường, là nơi
khơi nguồn và thỏa mãn nhu cầu về thông tin. Nếu một con người kông
được tiếp xúc với sách và có nhu cầu, hứng thú, thói quen đọc sách từ
tuổi ấu thơ thì sẽ rất khó khăn cho việc ham mê đọc sách ở tuổi trưởng
thành.
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút được từ nhiều năm qua:
2.1 Tổ chức cho học sinh làm thẻ thư viện theo từng lớp
Thông thường ở trường THPT Tôn Đức Thắng, danh sách được phân
ra theo từng lớp và có một lớp chọn. Tôi thường cho học sinh làm thẻ thư
viện bắt đầu khi vào học lớp 10, thẻ thư viện có thời hạn sử dụng trong
suốt quá trình theo học tại trường, nếu mất phải báo với CBTV. Trên thẻ
thư viện gồm có:

SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG

THẺ THƯ VIỆN
Niên khóa:
Hình 3x4 Tên HS:
Lớp:
Số thẻ

2.2 Tổ chức cộng tác viên thư viện
Để duy trì sự phát triển của thư viện cũng như thúc đẩy phong trào
thi đua của các lớp, nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện và tổ chức
một mạng lưới cộng tác cùng với thư viện để thư viện đi vào nề nếp từ
đầu năm, tôi đã kêu gọi xây dựng một mạng lưới cộng tác viên thư viện





ngay từ đầu năm (thông qua những học sinh đam mê đọc sách). Nhiệm vụ
của cộng tác viên thư viện là thay nhau làm những công việc của thư viện
và đọc sách, tuyên truyền,kể chuyện theo sách dưới cờ cho toàn thể học
sinh theo từng khối.
Sau đó phân công cụ thể cho các em học sinh, phân ra trưởng nhóm
và phó nhóm để trưởng và phó nhóm phân công cụ thể cho các thành viên
trong nhóm nhằm làm cho thư viện hoạt động theo trình tự và hợp lý. Ví
dụ như trưởng nhóm sẽ biết được lịch học của các bạn trong nhóm để
phân công trực thư viện cho hợp lý và không trùng lịch học của từng bạn.
Thông qua quá trình tiếp xúc đó, tôi sẽ tìm ra được những học sinh nào có
năng lực hoạt động và điều hành công việc tốt, gương mẫu, quan tâm, tạo
niềm tin với các em. Từ đó thông qua thiện cảm của các em với mình, tôi
sẽ nhận được những phản hồi từ những học sinh của từng lớp và từng
khối về thái độ phục vụ của mình, cũng nắm bắt rõ hơn các em thích đọc

những thể loại truyện nào, những loại sách gì để bổ sung thêm cho hợp
lý. Để theo dõi và nắm bắt tình hình của các em mượn, đọc sách tôi
thường xuyên trao đổi với nhóm cộng tác viên thư viện để đưa ra cách
phục vụ cho hợp lý hơn, nhờ đó mà biết được những nhu cầu của học sinh
và giải quyết ngay sau khi tham mưu với các ban ngành có liên quan
nhằm tạo diều kiện thuận lợi cho học sinh nắm bắt kiến thức, thích đến
thư viện như là một nguồn giải trí thích hợp và bổ ích nhiều hơn.
Ngoài ra, tôi còn tìm cách tạo ra sự nhiệt tình trong công việc cho đội
ngũ cộng tác viên thư viện. Thông thường thì các em không thích làm vì “
làm chẳng được gì, mất thời gian tập trung học tập, bị các bạn nói ra nói
vào là chảnh thích ôm lấy trách nhiệm”. Bởi vậy, ngoài việc động viên
tinh thần cho các em, tôi còn đưa ra một số biện pháp khuyến khích các
em nhiệt tình làm việc, chẳng hạn như chia sẻ đều công việc cho các bạn
trong nhóm để giảm bớt gánh nặng và áp lực cho các em. Ví dụ như
trưởng nhóm sẽ phân công cho các bạn trực trong tuần đều nhau và khi có
sự cố gì xảy ra có thể nói với CBTV để tìm ra cách giải quyết phù hợp,
hợp lý, tuyên dương dưới cờ các bạn hoạt động năng nổ và nhiệt tình
trong công tác của mình.
Nhờ có những biện pháp khuyến khích và sản sẻ trách nhiệm đó, tôi đã
tạo nên sự thoải mái và nhiệt tình trong công việc của đội ngũ cộng tác
viên thư viện. Kết quả là đã ổn định và có hiệu quả trong phục vụ bạn
đọc.
2.3 Tổ chức giới thiệu sách, kể chuyện theo sách dưới cờ





Con người thường cảm thụ ngôn ngữ bằng hai cách: đọc và nghe. Khi
đọc, con người có thể cảm thụ trực tiếp tác phẩm, khi nghe con người sẽ

cảm thụ tác phẩm gián tiếp qua trung gian là người kể, người đọc. Mỗi
hình thức cảm thụ đều có tác dụng và thế mạnh riêng. Kể chuyện, giới
thiệu sách là phương pháp tuyên truyền tác động tới người nghe bằng âm
thanh ngôn ngữ. Chính nhờ đặc thù này mà kể chuyện, giới thiệu sách có
sức truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt. Đối với thư viện trường học
mà tôi đang công tác, kể chuyện, giới thiệu sách là hoạt động giúp cho
việc vận hành kho sách của thư viện, phát huy tác dụng của sách đối với
bạn đọc. Chính hoạt động này góp phần cho bạn đọc thỏa mãn được nhu
cầu về sách, khơi dậy phong trào đọc sách và rèn luyện kĩ năng kể chuyện
cho học sinh.
Hoạt động kể chuyện theo sách còn giúp cho việc xây dựng thói quen
đọc sách và làm theo sách của học sinh, góp phần xây dựng văn hóa đọc
trong điều kiện các phương tiện nghe nhìn phát triển rầm rộ như hiện nay.
Đối với học sinh, hoạt động này có thể giúp các em làm quen với
nhiều thể loại sách, mở rộng nhận cho các em về thế giới xung quanh, bồi
dưỡng cho các em những tình cảm lành mạnh, những ước mơ đẹp, giúp
các em cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp trong các mối quan hệ xã
hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ. Kể chuyện theo sách rèn luyện kĩ năng đọc,
kể diễn cảm, thể hiện tác phẩm dưới các hình thức khác nhau của các em
học sinh. Kể chuyện theo sách ở trường tôi như một hoạt động độc lập
được tổ chức nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn, các đợt tuyên truyền cho
một phong trào, với mỗi đề tài, ngày lễ tôi thường lựa chọn những câu
chuyện phù hợp, tiêu biểu, có nghĩa giáo dục sâu sắc để kể cho các em
học sinh nghe. Ví dụ Kể về gương các anh hùng, thương binh, liệt sĩ nhân
ngày thương binh, liệt sĩ 27/7; kể chuyện về các mẹ, các chị nhân Ngày
Quốc tế Phụ Nữ 8/3; kể chuyện về gương người tốt, việc tốt, những tấm
gương học sinh nghèo vượt khó…
Khi tiến hành buổi kể chuyện đó tôi thường mời giáo viên chủ nhiệm,
cán bộ Đoàn cùng tham gia tổ chức nhằm nêu được ý nghĩa và nội dung
của câu chuyện cũng như đề tài của từng buổi kể chuyện dưới cờ, khi có

nhiều học sinh đăng kí tham gia buổi kể chuyện theo sách thì có thể bố trí
theo thứ tự từng nội dung của câu chuyện nhằm tạo cho học sinh tự tin
hơn khi đứng trước đám đông, năng nổ, hoạt bát hơn khi giao tiếp với
mọi người trong xã hội.





Và một hình thức nữa nhằm tạo cho các em có hứng thú đọc sách nữa
là giới thiệu sách trong thư viện và thi vui đọc sách, giới thiệu sách trong
thư viện là hình thức tuyên truyền miệng ở trình độ cao, vận dụng hợp lý
các hình thức tuyên truyền miệng khác như kể sách, điểm sách, nói
chuyện về sách theo chủ đề…Mục đích là làm cho các em nghe thấy được
cuốn sách đó là cần thiết, gây hứng thú, nhu cầu tìm đọc sách. Thi vui đọc
sách giúp động viên học sinh đọc sách, tạo lập cho học sinh có thói quen
đọc sách, xây dựng thói quen so sánh, đối chiếu, khả năng tư duy của học
sinh sau khi đọc sách. Hình thức này có tác dụng hệ thống hóa, củng cố
kiến thức đã học, đã đọc cho học sinh, rèn luyện trí nhớ và khả năng diễn
đạt cho các em, đề tài thi vui đọc sách rất phong phú, tôi thường tổ chức
nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, các ngày kỉ niệm của đất nước…và
cuộc thi vui để học.

2.4 Nội quy thư viện

 Học sinh đến thư viện mượn sách phải có thẻ thư viện
Học sinh vào mượn sách báo theo đúng trình tự
- Tìm chọn sách ở tủ mục lục, không được lấy phích ra
- Ghi số kí hiệu sách và tên sách vào phiếu yêu cầu rồi chuyển cho
CBTV.

 Mỗi lần được mượn 02 cuốn/ hs, trong 01 tuần phải trả mới được
mượn tiếp.
 Có thể gia hạn thêm được 03 ngày
 Nhận trả sách theo đúng trình tự không chen lấn nhau
 Trả sách đúng kì hạn để bạn mình cùng đọc
 Giữ vệ sinh chung không xả rác bừa bãi trong thư viện, tự giác giữ
trật tự và yên lặng trong phòng đọc, ghế ngồi xong phải xếp lại vị trí cũ.
 Ai không phận sự thì không được vào kho sách
 Phải giữ gìn sách cẩn thận không để bị rách, hoặc hư, có ý thức tự
bảo quản sách, nếu thư viện phát hiện cố tình làm hư hỏng sách buộc phải
bồi thường gấp đôi.
 Khi trả sách thư viện sẽ kiểm tra nếu sách bị mất trang hoặc bị hư
hỏng, bạn đọc phải bồi thường theo giá trị của cuốn sách.





 Học sinh phải giữ thẻ, nếu mất phải báo cho CBTV, xuất trình thẻ
khi vào thư viện học, đọc sách, tuyệt đối không cho người khác mượn
thẻ.
 Không mang sách báo của thư viện vào lớp học đọc, nếu vi phạm sẽ
bị thu thẻ.
Ghi chú: để nhanh chóng và thuận tiện, học sinh có thể tìm sách những
khi rảnh rỗi và mượn sau. Nếu mượn sách quá hạn mà không trả thư viện
sẽ phạt.
Nội quy trên đây tôi triển khai từ đầu năm học, phổ biến cho tất cả học
sinh trong giờ chào cờ đầu tuần và niêm yết tại thư viện. Đối với học sinh
vi phạm sẽ bị nhắc nhở lần đầu, lần thứ thứ hai sẽ bị phạt và báo cáo với
giám thị, những học sinh mượn sách quá hạn mà không trả sẽ bị phạt tiền,

số tiền đó sẽ được xung vào quỹ để cuối năm trao một số phần quà cho
các bạn học sinh ham đọc và nghiên cứu sách có hiệu quả trong việc học
tập, đạt thành tích cao trong các công tác hoạt động của nhà trường.
Với những nội quy như trên tôi đã duy trì nề nếp và hoạt động của thư
viện được tốt. Học sinh xuống thư viện mượn sách rất nghiêm túc, có tinh
thần kỉ luật rất cao và hầu hết tất cả các học sinh xuống thư viện mượn
sách đều rất chăm ngoan có học lực rất tốt, điều đó đã tạo niềm vui và
động lực cho tôi ngày càng yêu mến công việc của mình hơn.
2.5 Thực hiện đánh giá thi đua cho từng cá nhân và tập thể lớp
Thư viện không chỉ là nơi giúp các em có tài liệu tham khảo phục vụ
các môn học mà còn giúp hình thành tình cảm đúng đắn, có những hiểu
biết thêm về con người, về cuộc sống.
Việc đánh giá học sinh qua việc mượn sách của thư viện không phải
dễ dàng mà phải thông qua các hoạt động, giáo viên chủ nhiệm và tinh
thần ý chí vươn lên của các em, việc đánh giá thi đua cho từng cá nhân,
tập thể lớp tôi thưởng thông qua các loại sổ sau:
a. Sổ mượn sách của học sinh
Sổ mượn sách nhằm lưu lại những học sinh mượn, trả sách và tình
hình chung về việc mượn sách của học sinh, để báo cáo cho cấp trên hoặc
khi có báo cáo thống kê. Để biết học sinh nào vi phạm trong việc mượn
trả sách.








Bảng theo dõi mượn trả sách của học sinh


STT
TÊN HỌC SINH
LỚP TÊN SÁCH MƯỢN SỐ ĐĂNG KÍ MƯỢN NHÂN TRẢ
NGÀY KÝ NGÀY KÝ




b. Sổ theo dõi tình hình luân chuyển của từng loại sách
Hằng năm thư viện luôn kêu gọi tất cả học sinh tặng sách cho thư
viện, tặng sách cho các bạn học sinh nghèo, tạo điều kiện cho học sinh
nghèo có cơ hội đến trường. Các bạn trao tặng nhiều sách cho thư viện sẽ
được tuyên dương trước buổi chào cờ.
Từng cuốn sách sẽ có một số đăng kí cá biệt riêng để theo dõi tình hình
cuốn sách đó được mượn bao nhiêu lấn một tháng, một kì và cả năm.
Bảng theo dõi tình hình luân chuyển sách
STT TÊN SÁCH SỐ ĐĂNG KÍ TÊN HỌC SINH LỚP NGÀY MƯỢN NGÀY TRẢ









c. Sổ theo dõi bạn đọc
Trong thư viện có rất nhiều loại sổ nhưng loại sổ này là đáng lưu tâm
nhất, lưu lại toàn bộ những học sinh vào thư viện trong từng tháng, kì,






năm học. Mục đích là theo dõi sự phát triển của thư viện và tình hình học
sinh ra vào thư viện có nghiêm túc không.

Sổ theo dõi gồm:
STT TÊN HỌC SINH LỚP NGÀY





d. Sổ đánh giá tình hình mượn trả sách trong tuần, tháng, học

Cuối tuần, tháng, học kì thư viện thường tổng kết và báo cáo tình hình
bạn đọc vào thư viện dựa trên sổ theo dõi bạn đọc cho Ban giám hiệu, cho
bộ phân thư viện cấp trên và làm tư liệu khi có một báo cáo hoặc làm đề
tài về một vấn đề gì đó được thuận lợi hơn.
Qua đó tôi thấy được kết quả chính xác hơn làm cho thư viện trường
học là nơi cung cấp thông tin lý tưởng, và là nền tảng dẫn đến sự thành
công trong xã hội thông tin và tri thức hiện nay, tạo cho các em có thói
quen tự học, phát triển những khả năng sáng tạo.
2.6 Quan tâm, gần gũi và chia sẻ với học sinh
Có nhiều người coi nghề làm thủ thư của thư viện là một ngành nghề
nhàm chán, không thú vị, không gần gũi với mọi người và không thể tìm
hiểu được những nguyện vọng của học sinh. Như vậy, công việc đó sẽ
không tồn tại lâu dài, đạt kết quả tốt, với lợi thế là nhân viên trẻ, chưa có

gia đình, nhiệt huyết còn cao, ngay từ khi về trường (năm 2009), tôi đã
được phân công nhiệm vụ đúng với trình độ chuyên môn và nghiệp vụ
của mình, tôi đã cố gắng thực hiện tốt công việc của mình, có thể nói là
lấy sự nhiệt thành siêng năng bù cho kinh nghiệm còn non nớt. Tôi
thường xuyên tới trường, tham gia tất cả các hoạt động của trường nhằm
tạo mối liên kết tình than giữa tập thể với chính mình và làm cho mình trở
nên hoàn thiện hơn trong công việc. Đối với các em học sinh tôi cũng





thường xuyên trò chuyện và tâm sự như là một người bạn, người chị,
cũng như các buổi tư vấn hướng nghiệp tôi cũng tham gia một phần nào
đó để hướng dẫn các em chọn lực ngành nghề phù hợp với mình hơn, tôi
cũng thường xuyên chia sẻ với các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
nhằm vận động, thúc đẩy các em không bỏ học giữa chừng.
Thông qua việc tiếp xúc, quan tâm học sinh, tôi có điều kiện hiểu rõ
hơn về tâm tư, nguyện vọng, những hành vi vi phạm của các em. Từ đó
có biện pháp khuyên bảo hợp lý và hiệu quả, việc quan tâm giúp đỡ đó
cũng một phần nào tác động lại từ phía học sinh. Đó là tạo niềm tin, sự
yêu thương của các em đối với mình, các em coi thư viện như là kho kiến
thức thứ hai cần tìm hiểu, là chỗ dựa vững chắc cho tương lai các em sau
này. Từ tình thương yêu, quan tâm chia sẻ, các em biết nghe lời, biết tôn
trọng những trang sách và phấn đấu học tập, rèn luyện để không phụ lòng
thầy cô.
2.8 Vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Ở trường THPT Tôn Đức Thắng, rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó
khăn, không có điều kiện tới trường. Nhiều khi, các em bỏ học giữa
chừng hoặc nghỉ học nhiều ngày để phụ giúp gia đình. Đối với những học

sinh có hoàn cảnh khó khăn như vậy, tôi vận động học sinh trong toàn
trường góp quần áo, sách vở, dụng cụ học tập và phối hợp với Đoàn
trường hỗ trợ tiền cho các em. Bên cạnh đó, tôi còn tìm một số nhà tài
trợ, các mạnh thường quân, kể cả bản thân, góp tiền, vở và một số vật
dụng liên quan tới học tập khác ủng hộ cho các bạn này có thể học tốt
hơn và yên tâm trong việc học của mình.

2.7 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
Giáo viên chủ nhiệm lên lớp ở các tiết dạy của mình và một số tiết
sinh hoạt lớp. Thế nên sẽ không thể nào nắm bắt cụ thể về tình hình học
tập và thái độ của các em. Bởi vậy, ngoài việc lắng nghe phản hồi của
nhóm cộng tác viên thư viện, tôi còn rất quan tâm tới ý kiến đóng góp của
giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong quản lý thư viện sao cho
hợp lý.
Việc phối hợp giữa thư viện và giáo viên chủ nhiệm, giáo viện bộ môn
là hết sức quan trọng nhằm nắm bắt được những thông tin về thành tích
học tập của từng lớp, từng em học sinh. Chính vì thế, tôi luôn tìm hiểu
cặn kẽ các em thích môn học nào mà giới thiệu loại sách cho phù hợp, ví





dụ: Bạn Linh thích nghiên cứu về khoa học, bạn Sơn thích nghiên cứu về
môn vật lý, bạn Duyên thích nghiên cứu về môn văn… nhằm giúp các em
có thể có kết quả học tập, rèn luyện tốt, thái độ đọc sách tốt hơn.
Từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đến thư viện đều đặn hơn, có
những điều chỉnh về thái độ ứng xử văn hóa, đạo đức của mình qua việc
tìm hiểu những cuốn sách nói về Tâm lý tuổi học đường, Chìa khóa vàng
của cuộc đời, 365 ngày biết sống…. Hơn nữa thông qua việc phối hợp đó

để phát hiện về năng khiếu, sở thích cũng như những hạn chế của từng
học sinh để từ đó tạo điều kiện cho các em cho các em tiếp cận sách nhiều
hơn giúp các em hoàn thiện và nhu cầu giải trí thông qua đọc sách sau
những giờ học căng thẳng.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm về trước và trong năm học 2012 -2013, tôi đã vận
dụng các việc làm trên và đạt được những kết quả khả quan. Phần lớn
nhóm cộng tác viên thư viện của tôi hoạt động tốt, kêu gọi được nhiều
bạn học sinh tới thư viện để đọc sách phục nhu cầu học tập và giải trí của
mình nhiều hơn, các em có tinh thần hoạt động tốt phong trào của trường
và của thư viện đề ra.
Qua đọc sách tham khảo của thư viện các em đã biết vận dụng vào
việc học tập của mình và kết quả học tập ngày càng được nâng cao, các
em thi học sinh giỏi đạt tỷ lệ cao hơn những năm trước, các em đến thư
viện chủ yếu là các em có học lực lẫn hạnh kiểm tốt, các em khá lễ phép
khi gặp giáo viên, cán bộ, công nhân viên của trường, nghe lời thầy cô,
các em còn có tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong học tập
cũng như thông cảm với những hoàn cảnh còn nghèo khó của các bạn
đồng trang lứa, thường xuyên giúp đỡ những bạn học sinh nghèo qua các
chương trình vận động “quyên góp sách”, “ quyên góp quần áo cũ”…
Trong 04 liên tiếp 2009 – 2010, 2010 – 2011, 2011- 2012, 2012- 2013
thư viện tôi quản lý luôn đạt được những thành tích tốt trong các hoạt
động vận động các em học sinh cùng tham gia.
Bảng số liệu so sánh kết quả phục vụ của thư viện trong những năm
công tác vừa qua ở trường THPT Tôn Đức Thắng:
NĂM HỌC TỔNG SỐ HS TỔNG SỐ HS
MƯỢN
TỶ LỆ






2009 - 2010 1176 153 13,01 %
2010 - 2011 1227 352 28.6 %
2011 - 2012 1135 489 43,08 %
2012 - 2013 1148 512 44,6 %
Qua bảng thống kê, có thể thấy kết quả phục vụ nhu cầu đọc, mượn
sách của các em học sinh qua các năm đều có chuyển biến theo hướng
tích cực. Số học sinh mượn sách ngày càng tăng lên cũng đồng nghĩa với
việc kết quả học tập của các em ngày càng tiến bộ và vươn xa hơn, tạo
nền tảng vững chắc cho các em vững bước sau này.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Những biện pháp mà tôi áp dụng cho thư viện của tôi không phải hoàn
toàn mới, có một số việc tôi đã tham khảo một số cán bộ thư viện ở các
trường khác cùng với kinh nghiệm qua những năm làm việc của tôi, trên
cơ sở đó đổi mới và vận dụng cụ thể vào thư viện. Nhưng nhìn chung,
thấy có hiệu quả trong công tác làm thư viện, cách thức mà tôi làm đã
giúp ích cho tôi rất nhiều trong công tác làm thư viện, tôi cũng thường
xuyên trao đổi kinh nghiệm của mình cho các trường bạn và họ đều rất
ủng hộ cách thức áp dụng này bởi tính khả thi của nó. Vì thế, theo những
áp dụng này rất tốt có thể giới thiệu cho các trường cùng biết để đem lại
hiệu quả, chất lượng giáo dục được tốt hơn.
Để công tác làm thư viện được thuận lợi và có hiệu quả cao, tôi có một
số đề xuất sau:
- Đối với nhà trường: cần cung cấp thêm một số sách tham khảo, báo,
sách giải trí nói về giáo dục, rèn luyện nhân cách học sinh, bồi dưỡng tri
thức hoặc những sách báo về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh nhằm giúp các
em bỏ các thói hư tật xấu để trở lại mái trường học tập và tu dưỡng đạo

đức. Bên cạnh đó Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm tới thư viện
nhiều hơn, nhằm đôn đốc các em thực hiện tốt những hoạt động mà thư
viện đề ra.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn: cần thúc đẩy các em
xuống thư viện nhiều hơn, để tìm hiểu thêm và mở rộng kiến thức của





mình hơn. Vận động các em tham gia những hội thi, các cuộc vận động
tìm hiểu về sách để giáo dục các em ngày càng tốt hơn.
- Đối với Sở giáo dục: rất mong được sự đồng tình, ủng hộ với sáng kiến
kinh nghiệm trên.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền giới thiệu sách trong thư
viện trường học/ Lê Thị Chinh(cb).
2. Báo Hồ sơ Sự kiện số 206 ngày 09/02/2012













SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Trường THPT Tôn Đức Thắng Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Tân Phú, ngày 20 tháng 05
năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Năm học: 2012 -2013

Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VĂN HÓA
ĐỌC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Họ và tên: Phạm Thị Thanh Xuân
Đơn vị(tổ): Hành chính
Lĩnh vực:
Lĩnh vực khác: Quản lý thư viện
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị
1. Tính mới: Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả: Có tính cải tiến hoặc dổi mới từ những giải pháp đã có và đã
triển khai tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách: Tốt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ
thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng
đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt






XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
(Kí tên và ghi rõ họ tên) (Kí tên, ghi rõ họ tên và
đóng dấu)

×