Tải bản đầy đủ (.ppt) (41 trang)

nhồi máu cơ tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.41 KB, 41 trang )

NHỒI MÁU CƠ TIM
* Mục tiêu:
Sau khi học xong bài yêu cầu học sinh:
1.Trình bày được nguyên nhân gây nhồi
máu cơ tim
2. Mô tả được các triệu chứng chính và biến
chứng của nhồi máu cơ tim
3. Trình bày được cấp cứu ban đầu và
hướng điều trị nhòi máu cơ tim
I. ĐẠI CƯƠNG:

- Nhồi máu cơ tim là hoại tử một phần của
cơ tim do thiếu máu cục bộ, xảy ra sau khi
tắc nghẽn kéo dài dòng máu mạch vành
nuôi dưỡng vùng đó. NMCT làm giảm hoạt
động của cơ tim trái tương ứng với khối cơ
tim bị hoại tử, lưu lượng tim giảm, áp lực
cuối tâm trương tăng, huyết áp tụt
I. ĐẠI CƯƠNG:

- Nhồi máu cơ tim cấp ( NMCTC) là nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong ở Mỹ và các nước châu âu.
Ở Mỹ hàng năm có khoảng 1.000.000 Bn nhập
viện, tử vong từ 200.000 đến 300.000 trong số Bn
nhập viện. Ở Việt Nam theo thời gian số Bn nhồi
máu cơ tim ngày càng tăng.

- Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị
NMCTC trong những năm gần đây đã làm giảm
tỷ lệ tử vong: Sự ra đời của đơn vị cấp cứu mạch


vành, các thuốc tiêu huyết khối đã đưa tỷ lệ tử
vong từ > 30% hiện nay xuống khoảng 7%
II. NGUYÊN NHÂN.

1. Nguyên nhân chính

Do huyết khối tại một vùng của Đ/M vành đã bị hẹp do
vữa xơ Đ/M

Xuất huyết dưới màng trong Đ/M vành của một mảng xơ
vữa

Những nguyên nhân ít gặp: Do cục máu đông từ xa mang
tới, hẹp lỗ Đ/M vành, chấn thương tim, co thắt Đ/M vành
kéo dài

2. Điều kiện thuận lợi

Tụt huyết áp, Shock

Phẫu thuật, loạn nhịp hoàn toàn, nhịp nhanh

Các bệnh van tim, cơ tim
III. TRIỆU CHỨNG:

A.LÂM SÀNG:

1. THỂ ĐIỂN HÌNH

* Đau vùng trước tim


- Cơn đau thắt ngực điển hình: Vị trí sau xương
ức và vùng ngực trái cảm giác đau như bóp nghẹt
lồng ngực, đau lan lên vai trái và mặt trong tay
trái cho đến ngón nhẫn và ngón út, cơn đau
thường kéo dài trên 20 phút, không đỡ khi dùng
thuốc giãn mạch vành
HÖ tuÇn hoµn
III. TRIỆU CHỨNG

- Một số trường hợp đặc biệt:

+ đau lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải hoặc
vùng thượng vị

+ Không đau hoặc đau rất ít thường gặp ở người
già, sau mổ, tăng H/A, tiểu đường

Các triệu trứng đi kèm: Vã mồ hôi, khó thở, hồi
hộp đánh trống ngực, nôn, lú lẫn. Các triệu trứng
rối loạn tiêu hoá thường gặp trong nhồi máu cơ
tim sau dưới

Có thể đột tử ngay từ những phút đầu xuất hiện
cơn đau
III. TRIỆU CHỨNG

* Khám thực thể:


Huyết áp Đ/M bình thường hoặc thấp

Nghe tim: Nhịp tim nhanh, tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi,
H/A có thể tăng hoặc tụt, xuất hiện tiếng thối mới ở tim,
các rối loạn nhịp, tiếng cọ màng ngoài tim, ran ẩm ở đáy
phổi

Sốt 380 - 38.50 trong 2-3 ngày trở lại bình thường sau 7-10
ngày.

-TRong NMCT cấp khám thực thể ít có giá trị chẩn đoán
xác định nhưng rất quan trọng để giúp chẩn đoán phân
biệt với các bệnh khác, giúp phát hiện các biến chứng, tiên
lượng và theo dõi tiến triển của bệnh

2. Các thể không điển hình:

- Thể không đau chỉ thấy tức vùng ngực trái,
suy tim nhanh, bệnh van tim xuất hiện nhanh
chóng

- Thể TBMMN trên BN quá nhiều tuổi biểu
hiện bằng TBMMN

- Thể biểu hiện cơn phù phổi cấp, phát hiện
được nhồi máu qua điện tâm đồ

- Tử vong đột ngột thường do rung thất và cơn
nhịp nhanh thất
B. CẬN LÂM SÀNG


- Điện tâm đồ: Chủ yếu dựa vào biến đổi của phức bộ
QRS: Sóng Q rộng, sâu, ST chênh lên, sóng vòm Pardee

Siêu âm tim: Thấy chuyển động bất thường của thành tim,
vách, có thể thấy lỗ thủng của vách liên thất, sự bất thường
của các van tim

Xét nghiệm:

+ bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu tăng

+ Xét nghiệm men tim: Các men CPK, LDH tăng đây là
hai loại men đặc hiệu, Men SGOT, SGPT tăng hai men này
ít đặc hiệu
IV. BIẾN CHỨNG:

Rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền: Là
nguyên nhân chủ yếu gây tử vong thường gặp các
kiểu loạn nhịp: Ngoại tâm thu, nhịp nhanh xoang,
chậm xoang, rung nhĩ, rung thất

Suy tim cấp hoặc bán cấp hay gặp phù phổi cấp

Sốc tim ( Tử vong 80 %) : Truỵ mạch, mê sảng,
hôn mê, đầu chi lạnh

Các bệnh van tim : Hở hai lá, viêm màng ngoài
tim, huyết khối do tắc mạch

V. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định:

- Cơn đau thắt ngực kéo đàiùng thuốc giãn vành không đỡ

- Biến đổi sóng Q và ST trên điện tâm đồ

- Tăng các men tim trong huyết thanh

2. Chẩn đoán phân biệt:

- Các bệnh tim mạch: Co thắt mạch vành – Viêm màng
ngoài tim, phồng tách Đ/M chủ

- Tắc Đ/M phổi: Lâm sàng giống NMCT nhưng điện tâm
đồ và men tim bình thường

- Viêm tuỵ: điện tâm đồ và men tim BT
VI. ĐIỀU TRỊ:

Xử trí trước khi Bn vào viện:

An thần: cho uống 2 viên Seduxen 0,005g

Giảm đau: Mocphin 2-5 mg TM, nếu không giảm đau 10 –
15 phút sau tiêm nhắc lại nếu nhịp thở trên 12 lần/phút

Giãn vành: Nitroglyceril đặt dưới lưỡi: Cứ 15 đến 20 phút
1 lần


Cho thở O xy qua mũi

Điều trị loạn nhịp:

+ Nhịp chậm cho: Atropin 0,5 – 1mg TM

+ Lidocain tiêm bắp: Phòng rung thất

Ngừng tim: Hồi sinh tim phổi

2.Tại bệnh viện:

- Cho nằm bất động tại giường

- Cho án thần và giảm đau

- Giãn vành- Chẹn Beta giao cảm: Propanolol
40mg 2-4v/24h

- Điều trị tiêu huyết khối: Dùng các men
Streptokinase chỉ cho trong 3h đầu của nhồi máu
cơ tim

- Điều trị ngoại khoa: Làm cầu nối chủ- vành
SUY TIM

Mục tiêu:

1. Trình bày các nguyên nhân gây suy tim.


2. Mô tả các Triệu chứng suy tim.

3. Trình bày phác đồ điều trị suy tim.
I. ĐẠI CƯƠNG:

- Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh
van tim, viêm cơ tim, các bệnh ảnh hưởng
đến hoạt động của tim.

- Suy tim là trạng thái bệnh lí, trong đó
cung lượng tim không đủ đáp ứng nhu cầu
của cơ thể về mặt oxy. Trong mọi tình
huống sinh hoạt của bệnh nhân.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×