BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Cục Quản lý Phát thanh truyền hình và Thông tin Điện tử
THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
Chất lượng kỹ thuật tín hiệu truyền hình Internet
Hà Nội, 2012
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................2
1 Giới thiệu tiêu chuẩn..............................................................................................................................4
1.1 Tên tiêu chuẩn.................................................................................................................................4
1.2 Kí hiệu.............................................................................................................................................4
TCVN xxx: 2012 .........................................................................................................................4
2 Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật tín hiệu truyền Internet.................................................4
2.1 Tổng quan về truyền hình Internet..................................................................................................4
2.2 Tình hình phát triển truyền hình Internet trên thế giới: ................................................................7
2.3 Tình hình phát triển truyền hình Internet tại Việt Nam: ...............................................................9
3 Tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới và tại Việt Nam......................................................................10
3.1 Trong nước....................................................................................................................................10
3.2 Quốc tế...........................................................................................................................................10
4 Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn...................................................................................................................12
4.1 Cơ sở cho việc xây dựng các yêu cầu kỹ thuật.............................................................................12
4.2 Phân tích và lựa chọn sở cứ..........................................................................................................13
4.2.1 Yêu cầu chung ..........................................................................................................................13
4.2.2 Yêu cầu kỹ thuật........................................................................................................................14
4.2.2.1 Tốc độ tải trung bình cho các chương trình phát thanh, truyền hình....................................14
4.2.2.2 Chất lượng tín hiệu Video......................................................................................................16
...........................................................................................................................................................16
Hiện nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới, cũng đã có rất nhiều trang web cung cấp phương
thức nghe xem thông qua streaming, tuy nhiên đó chỉ là các đoạn clip ngắn, không phải là các
chương trình phát thanh, truyền hình được phát liên tục. .................................................................16
Đặc thù của dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng Internet, đây là dịch vụ mà hạ tầng mạng
truyền tải sử dụng là một mạng Internet công cộng. Các tín hiệu truyền hình được đóng thành các
gói IP và truyền trên môi trường Internet thông qua nhiều nhà cung cấp hạ tầng mạng viễn thông
khác nhau (ISP) để tới người sử dụng, thực tế nẩy sinh các vấn đề như sau:...................................16
- Cho đến nay, chưa có hãng thiết bị, hãng cung cấp dịch vụ cũng như tổ chức nào đưa ra các tiêu
chuẩn cho dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng Internet này. Do vậy, để đánh giá các chỉ tiêu
về tín hiệu Audio cũng như Video, thì hoàn toàn phải thông qua phương thức đánh giá chủ quan,
thông qua cảm nhận của con người....................................................................................................16
4.2.2.3 Chất lượng tín hiệu Audio......................................................................................................18
4.2.2.4 Chất lượng tín hiệu Audio/Video..........................................................................................18
5 Nội dung dự thảo Tiêu chuẩn...............................................................................................................19
5.1 Dự thảo tiêu chuẩn .......................................................................................................................19
5.2 Bảng đối chiếu các nội dung của TCVN với tài liệu tham khảo..................................................19
2
3
1 Giới thiệu tiêu chuẩn
1.1 Tên tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng kỹ thuật tín hiệu truyền hình Internet
1.2 Kí hiệu
TCVN xxx: 2012
2 Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật tín hiệu truyền Internet
2.1 Tổng quan về truyền hình Internet
a) Khái niệm về truyền hình Internet
Truyền hình Internet – Internet TV là cụm từ dùng để chỉ dịch vụ cung cấp các
chương trình phát thanh, truyền hình (thời sự, văn nghệ, thể thao, phim truyện,..) qua mạng
Internet. Hiện có hai phương thức xem các chương trình truyền hình qua mạng Internet là:
- Xem trực tiếp theo thời gian thực Real-time (còn gọi là phương thức
Download and Play). Việc xem trực tiếp cho phép khách hàng không cần tải file chương
trình về máy tính của mình, nhưng cho chất lượng hình ảnh thấp hơn, vì vậy chỉ phù hợp
với những kết nối Internet tốc độ cao hoặc yêu cầu không cao về chất lượng hình ảnh.
- Tải file chương trình về máy tính cá nhân (Download stream-file). Phương
thức này sẽ đảm bảo được chất lượng hình ảnh chương trình nhưng lại mất thời gian
chờ đợi và không áp dụng được cho các chương trình truyền hình trực tiếp
Để sử dụng dịch vụ truyền hình trực tuyến, người dùng sẽ phải truy cập vào Website
của nhà cung cấp dịch vụ trên Internet. Tại đây sẽ có các đường dẫn cho khách hàng lựa chọn
chương trình cần xem. Hệ thống truyền hình trực tuyến sử dụng công nghệ Video Streaming,
Webstreaming … hay nói cách khác chính là sự kết giữa công nghệ Web thông thường với
công nghệ Streaming.
Quá trình sử dụng dịch vụ truyền hình Internet được mô tả tổng quan như sau:
1. Người sử dụng truy cập vào một trang web và lựa chọn chương trình mình cần
xem.
2. Máy chủ web nhận biết người sử dụng đang yêu cầu xem chương trình, nó sẽ gửi
thông điệp về máy chủ truyền tải (streaming server), yêu cầu tệp/ chương trình người sử dụng
đang yêu cầu.
3. Máy chủ truyền tải (streaming server) sẽ truyền tệp/ chương trình tới máy tính
người sử dụng mà không cần thông qua máy chủ web.
4
4. Các chương trình phần mềm trên máy tính người sử dụng (các chương trình play
media) sẽ giải mã và chạy các tệp/ chương trình được từ máy chủ truyền tải.
b) cấu trúc của hệ thống truyền hình Internet
Hệ thống phát thanh truyền hình trực tuyến trên mạng Internet bao gồm các phần
chính sau:
1. Các thiết bị đầu vào: Là các nguồn cung cấp nội dung
Bao gồm các thiết bị thu tín hiệu từ vệ tinh, từ các chương trình truyền hình số mặt
đất; các bộ chuyển mạch định tuyến Video/Audio, các bộ Video server.
2. Hệ thống các bộ xử lý tín hiệu Video/Audio.
3. Hệ thống streaming server.
4. Hệ lưu trữ và server ứng dụng.
5. Hệ thống quản lý nội dung.
Các đầu vào bao gồm các nội dung cần chuyển đổi thành dạng treaming, được lấy từ nhiều
nguồn khác nhau như từ các nguồn tín hiệu từ các Đài truyền hình, các Đài phát thanh, từ các
nhà cung cấp nội dung khác. Phương thức cũng đa dạng và phong phú như từ hệ thống vệ
tinh, băng từ, Internet các chương trình phát thanh, truyền hình đang phát sóng trực tiếp.
Từ các chương trình trên sẽ được chuyển đổi sang định dạng khác cho phù hợp với hệ
thống streaming, số hóa và đưa vào hệ thống chuẩn bị.
Chỉnh sửa: Tổ chức nội dung thành định dạng để có thể xem được, đồng bộ về hình
ảnh và âm thanh, thêm các dòng chú thích, hiển thị và tạo các hiệu ứng.
Tiền sử lý: Bao gồm việc nén tín hiệu, chỉnh sửa màu sắc, loại bỏ tạp âm, điều chỉnh
kích thước khung hình và những điều kiện khác.
Quá trình nén: Quá trình này chuyển đổi tín hiệu hình ảnh và âm thanh sang định dạng
treaming. Lặp lại cho từng loại kết hợp các loại điều kiện tốc độ/phân giải, kiểu chương trình
người dùng để xem.
Đánh nhãn và sắp xếp: Tổ chức lại và miêu tả nội dung để có thể biết được chương
trình, phân loại và phân biệt được.
Xuất bản: Tạo trang web pages và các đường kết nối tới các chương trình đã được
hình thành dưới dạng luồng dữ liệu, chuyển các nội dung dưới dạng luồng truyền tải này sang
hệ thống máy chủ video.
5
Tín hiệu video đầu vào từ nguồn composite, S-video, component hoặc SDI được đưa
đến người dùng qua mạng IP thành chương trình Live TV. Tín hiệu video này cũng có thể
đưa vào bộ video router đến bộ nén offline để ghi lại nội dung lưu trữ trong video server cung
cấp dịch vụ VoD.
Tín hiệu video còn có thể được lấy từ các nguồn tín hiệu analog, có thể lấy từ đầu thu
số vệ tinh, mặt đất, đầu DVD, VTR. Cung cấp tín hiệu video cho Live Encoder và Offline
Encoder qua bộ video router.
• Quá trình nén được giám sát và điều khiển bởi hệ thống quản lý.
• Nội dung của video được mã hóa bởi hệ thống.
• Truy nhập vào nội dung video qua hệ thống quản lý dịch vụ.
Tất cả các nguồn tín hiệu trên có định dạng về mã hóa, về chuẩn nén và kích thước
khác nhau và không phù hợp với các yêu cầu về kích thước, mã hóa, chuẩn nén đối với một
hệ thống streaming thông thường, do vậy tất cả các nguồn tín hiệu trên cần được sử lý trước
khi đưa vào hệ thống máy chủ treaming.
c) đặc điểm của truyền hình Internet và IPTV
Truyền hình Internet rất hay bị hiểu nhầm là truyền hình IPTV (truyền hình sử dụng
giao thức IP). Mặc dù cả hai loại hình ứng dụng này đều dựa trên cơ sở công nghệ cơ bản
giống nhau, nhưng các giải pháp trong quá trình truyền tải video dựa trên IP khác nhau như
sau:
• Hạ tầng mạng khác nhau: đúng như tên gọi, Internet TV dựa trên mạng Internet để
truyền tải nội dung video tới đối tượng sử dụng. Ngược lại, IPTV sử dụng các mạng
riêng được bảo mật để truyền tải nội dung video tới đối tượng sử dụng.
• Giới hạn địa lý: đối tượng sử dụng Internet không truy cập được các mạng do các nhà
khai thác viễn thông sở hữu và vận hành và bản thân các mạng này được giới hạn
trong vùng địa lý xác định. Ngược lại, Internet không bị giới hạn về mặt địa lý, qua
mạng Internet, đối tượng sử dụng có thể truy cập tới dịch vụ Internet TV từ bất cứ vị
trí nào trên thế giới.
• Quyền sở hữu của hạ tầng mạng: khi nội dung video được truyền tải trên Inetrnet,
các gói giao thức IP mang nội dung video được truyền tải có thể bị mất hoặc trễ, khi
truyền qua các mạng khác nhau. Kết quả là, nhà cung cấp dịch vụ video trên internet
không thể đảm bảo mức độ hài lòng của khác hàng khi xem TV qua internet so với
TV truyền thống, TV cáp hay TV qua vệ tinh. Trên thực tế, tín hiệu video qua
6
internet đôi khi bị giật trên màn hình và độ phân giải hình ảnh hoàn toàn thấp. Nội
dung TV cung cấp đến đối tượng sử dụng theo kiểu “best effort”. IPTV được truyền
tải trên hạ tầng mạng mà nhà cung cấp dịch vụ sở hữu. Việc sở hữu hạ tầng mạng cho
phép các nhà khai thác viễn thông thiết lập hệ thống của mình để hỗ trợ quá trình
truyền tải video chất lượng cao từ đầu cuối-tới-đầu cuối.
• Cơ cấu truy cập: thông thường set-top box được sử dụng để truy cập và giải mã nội
dung video qua hệ thống IPTV trong khi đó, truy cập tới dịch vụ internet TV hầu hết
đều sử dụng máy tính cá nhân. Loại phần mềm sử dụng trên PC phụ thuộc vào nội
dung internet TV. Ví dụ, đoạn file nội dung video được tải về từ internet TV có khi
yêu cầu phải cài đặt chương trình chạy file dành riêng để xem. Hệ thống quản lý bản
quyền (DRM) cũng yêu cầu hỗ trợ cơ cấu truy nhập này.
• Giá thành: một phần đáng kể nội dung video được truyền tải trên mạng internet là
miễn phí cho mọi người. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi khi số lượng ngày càng tăng
các công ty truyền thông đa phương tiện bắt đầu đưa vào các dịch vụ miễn phí dựa
trên internet TV. Cấu trúc giá thành áp dụng cho IPTV tương tự như mô hình thuê
bao hàng tháng được chấp nhận bởi các nhà cung cấp dịch vụ TV trả tiền. Nhiều
chuyên gia phân tích cho rằng sự hội tụ của internet TV và IPTV sẽ thành dịch vụ
giải trí chủ yếu sau này.
• Các phương pháp tạo nội dung: các nhà cung cấp Internet TV tạo ra phần nội dung
video có kích thước xác định và truyền vào các kênh, trong khi đó, các nhà cung cấp
dịch vụ IPTV truyền trên các kênh các phim và các chương trình truyền hình thông
thường do các hãng phim và hãng truyền hình lớn cung cấp.
2.2 Tình hình phát triển truyền hình Internet trên thế giới:
Dịch vụ truyền hình Internet trở nên rất phổ biến với các dịch vụ như RTE player ở
Cộng hòa Ailen, Hulu và Revision3 ở Mỹ, Nederland24 ở Hà Lan, ABC iView và Australia
Live TV ở Úc và SeeSaw, BBC iPlayer, 4oD, ITV Player và Demand Five ở Anh.
ABC iview là một đơn vị ở Úc cung cấp dịch vụ video toàn màn hình chất lượng cho
người sử dụng internet tốc độ cao.
CNN là một hãng truyền hình của Mỹ nổi tiếng trên thế giới, kênh truyền hình của
CNN hiện diện tại hầu hết các nhà khai thác truyền hình của các nước trên thế giới và bất kì
hình thức phát sóng nào. Tại Việt Nam, hầu như các hãng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp
đều có kênh của CNN. Bên cạnh dịch vụ truyền hình quảng bá truyền thống, từ ngày 30 tháng
tám năm 1995, CNN cũng đã cung cấp dịch vụ của mình trên trang CNN.com và giờ đây
7
trang web này là một trong những website tin tức truyền hình internet phổ biến nhất trên thế
giới. CNN cũng cung cấp một số nguồn cấp dữ liệu RSS và podcast. CNN cũng có một kênh
chia sẻ video YouTube trang web phổ biến, nhưng video của nó chỉ có thể được xem tại Mỹ.
Hulu tại Mỹ cung cấp dịch vụ xem qua mạng Internet, người sử dụng có thể xem
video của các chương trình truyền hình và phim ảnh từ NBC, Fox, ABC, và các mạng khác và
từ trường quay. Các đoạn video của Hulu được tạo dựng và định dạng phù hợp để người sử
dụng có thể xem qua Internet, tuy nhiên dịch vụ này lại hạn chế, chỉ người sử dụng tại Hoa
Kỳ và vùng lãnh thổ ở nước ngoài mới có thể xem. Trên Hulu, dữ liệu ở định dạng Flash
Video, bao gồm nhiều bộ phim và chương trình có sẵn ở độ phân giải khác nhau. Hulu cho
phép người dùng nhúng các video trên trang web của họ
BBC iPlayer tại Anh mang đến cho người xem hơn một triệu đoạn video mỗi tuần với
chương trình BBC's headline shows "The Apprentice" thì số lượng người xem đã chiếm dụng
từ 3-5% lưu lượng Internet của nước Anh. Hiện nay đa số chương trình được truyền tải với
chất lượng phân giải thông thường (SDTV), tuy nhiên một số nhà cung cấp đã bước đầu
truyền tải song song cả các dịch vụ chất lượng phân giải cao (HDTV).
BBC tuyên bố rằng dịch vụ iPlayer cũng có tầm quan trọng ngang ngửa với dịch vụ
truyền hình màu đầu tiên hồi những năm 60 vậy, cho phép khán giả xem và download nhiều
chương trình hot của tuần trước mà không phải trả tiền.
Công chúng sẽ có thể lựa chọn từ 400 giờ chương trình khác nhau, chiếm khoảng 60-
70% tổng thời lượng phát sóng bình thường. Họ cũng sẽ được xem cả những chương trình ăn
khách nhất của đài như EastEnder, Doctor Who và Planet Earth. Tuy có thể xem chương trình
miễn phí tại địa chỉ www.bbc.co.uk/iplayer, song người dùng không được phép lưu lại
chương trình trong ổ cứng máy tính. Bạn sẽ mất khoảng 30 phút để tải về một chương trình
có thời lượng 1 tiếng. Các chương trình sẽ tự động xóa khỏi ổ cứng 30 ngày sau lần bạn xem.
Ngoài ra, BBC cũng ứng dụng một phần mềm bảo vệ bản quyền để chống sao chép tràn lan.
- NHK WORLD tại Nhật cũng cung cấp dịch vụ truyền hình trên Internet. Dịch vụ
này cho phép người xem nhận được phát sóng truyền hình NHK WORLD trên Internet gần
như cùng một lúc như các chương trình truyền hình thực tế. NHK WORLD cũng có các kiến
nghị về quyền phát sóng, các chương trình có thể thay đổi tùy thuộc vào khu vực bạn người
xem. Thực tế, ngoài việc triển khai dịch vụ phát thanh, truyền hình Internet, một dịch vụ có
sẵn trên một số điện thoại thông minh được bắt đầu vào tháng 2 năm 2010. Dịch vụ truyền
hình trên Internet của kênh này cũng hỗ trợ tới 18 loại ngôn ngữ khác nhau.
8