Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

CHƯƠNG 5 CÁC HÌNH BIỂU DIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 43 trang )

CHƯƠNG 5 :
CÁC HÌNH BIỂU DIỄN
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
Sau khi học xong phần này, sinh viên có khả năng :
* Vẽ được ba hình chiếu của các vật thể từ hình chiếu trục đo của vật thể đó.
* Vẽ được hình chiếu thứ ba của vật thể từ hai hình chiếu cho trước.
* Phân biệt được hình cắt, mặt cắt, nêu được phạm vi sử dụng của chúng.
* Biết kết hợp cách đọc hình cắt, mặt cắt với hình chiếu để hiểu rõ hơn hình
dạng của vật thể.
* Vận dụng các quy định về mặt cắt, hình trích để thể hiện cấu tạo vật thể tại
vị trí cần thiết.
NỘI DUNG ( 6 tiết )
5.1. Hình chiếu
5.1.1. Sáu hình chiếu cơ bản
5.1.2. Phương pháp biểu diễn
5.1.3. Hình chiếu phụ
5.1.4. Hình chiếu riêng phần
5.2. Bản vẽ hình chiếu của vật thể
5.2.1. Vẽ hình chiếu của vật thể
5.2.2. Ghi kích thước của vật thể
5.2.3. Cách đọc bản vẽ hình chiếu
5.2.4. Cách vẽ hình chiếu thứ ba
5.3. Hình cắt và mặt cắt
5.3.1. Khái niệm về hình cắt - mặt cắt
5.3.2. Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt
5.3.3. Quy định chung
5.3.4. Các loại hình cắt
5.3.5. Các loại mặt cắt
5.3.6. Các quy định về mặt cắt
5.4. Hình trích
87


CHƯƠNG 5 :
CÁC HÌNH BIỂU DIỄN
Tiêu chuẩn “ Bản vẽ kỹ thuật “ TCVN 8 : 2002 về hình biểu diễn quy định các
quy tắc biểu diễn vật thể trên các bảnvẽ của tất cả các ngành công nghiệp và xây
dựng.
Hình biểu diễn của vật thể bao gồm : Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình trích.
5.1. HÌNH CHIẾU
Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với
người quan sát, cho phép thể hiện các phần khuất của vật thể bằng nét đứt để giảm số
lượng hình biểu diễn.
Hình chiếu của vật thể bao gồm: hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ và hình
chiếu riêng phần.
5.1.1. Sáu hình chiếu cơ bản
TCVN 8 -30 quy định lấy sáu mặt của một hình hộp làm sáu mặt phẳng hình
chiếu cơ bản. Hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản gọi là hình
chiếu cơ bản.
( Hình 5.1)
Hình 5.1
Sáu hình chiếu cơ bản
được bố trí như hình 5.2 và có tên gọi như sau:
1. Hình chiếu từ trước (hình chiếu đứng) 4. Hình chiếu từ phải
2. Hình chiếu từ trên (hình chiếu bằng) 5. Hình chiếu từ dưới
3. Hình chiếu từ trái ( hình chiếu cạnh ) 6. Hình chiếu từ sau
88
1
2
3
4
5
6

5
1
2
4
3
6
Hình 5.2
Nếu các hình chiếu từ trên, từ trái, từ phải, từ dưới, từ sau thay đổi vị trí đối với
hình chiếu chính (hình chiếu đứng) như đã quy định trong hình 5.2 thì các hình đó
phải ghi ký hiệu bằng chữ để chỉ tên gọi và trên hình chiếu có liên quan cần vẽ mũi
tên chỉ hướng nhìn kèm theo ký hiệu tương ứng (hình 5.3)
Hình 5.3
5.1.2. Phương pháp biểu diễn
5.1.2.1. Phương pháp chiếu góc thứ nhất (phương pháp E)
Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1) vật thể được đặt giữa người
quan sát và mặt phẳng hình chiếu (hình 5.4).
Các vị trí của các hình chiếu khác hình chiếu chính (hình chiếu đứng) được xác
định bằng cách quay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu
đứng P
1
(hình 5.4).
Phương pháp này được các nước châu Âu và nhiều nước trên thế giới sử dụng.
5.1.2.2. Phương pháp chiếu góc thứ ba (phương pháp A)
Trong phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG3), các mặt phẳng hình chiếu được
đặt ở giữa người quan sát và vật thể
Các vị trí của các hình chiếu khác hình chiếu chính (hình chiếu đứng) được xác
định bằng cách quay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu
đứng P
1
(hình 5.4).

Hiện nay trên thế giới có 2 nhóm tiêu chuẩn chính là tiêu chuẩn Quốc tế ISO
và tiêu chuẩn Mỹ ANSI. Tiêu chuẩn Việt Nam về Vẽ kỹ thuật cơ khí của TCVN dựa
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO nên dùng Phép Chiếu Góc Thứ Nhất (First Angle
Projection) như hình 5.4 :
89
Hình 5.4 : Vị trí 6 hình chiếu trong Phép chiếu Góc thứ Nhất của Quốc tế ISO và
Việt Nam TCVN
Còn Anh Mỹ dùng phép chiếu phần tư thứ ba (Third Angle Projection). Theo
cách này quan sát viên đứng tại chỗ và một hình hộp lập phương tưởng tượng trong
suốt bao quanh vật vẽ, trên mặt hộp nổi lên các hình chiếu. Hình chiếu nằm giửa
quan sát viên và vật biểu diễn. Theo cách này thì khi hộp được khai triển phẳng thì
hình chiếu bằng đặt ở trên, hình chiếu đứng đặt bên dưới, hình cạnh nhìn từ trái thì
đặt bên trái như hình 5.5.
90
Hình 5.5 : Chiếu trực phương Góc Thứ Ba kiểu Mỹ
Trên một số bản vẽ của một số nước trên thế giới có vẽ ký hiệu chiếu kiểu
Quốc tế (Chiếu góc thứ 1) hay chiếu kiểu Mỹ (Chiếu góc thứ 3) như sau:
Hình 5.6 : Dấu hiệu chiếu kiểu TCVN- Quốc tế Dấu hiệu chiếu kiểu Mỹ
Trên các bản vẽ TCVN mặc nhiên dùng phép chiếu góc thứ 1 và không ghi ký
hiệu gì cả.
Phương pháp này được các nước châu Mỹ sử dụng nên gọi là phương pháp A.
Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 128 – 1982 Nguyên tắc chung về biểu diễn quy định
bản vẽ có thể dùng một trong hai phương pháp E hoặc A và phải có dấu đặc trưng của
phương pháp đó.
5.1.3. Hình chiếu phụ
Hình chiếu phụ là hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu không song song với
mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình chiếu phụ được dùng trong trường hợp vật thể có
bộ phận nào đó, nếu biểu diễn trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản sẽ bị biến dạng về
hình dạng và kích thước, như vật thể có mặt nghiêng ( Hình 5.7).
Trên hình chiếu phụ có ghi ký hiệu tên hình chiếu bằng chữ, ví dụ chữ A

(Hình 5.7b).

91








Nếu hình chiếu phụ được đặt ở vị trí liên hệ trực tiếp với hình chiếu cơ bản có
liên quan thì không cần ghi ký hiệu (Hình 5.7a).
Để tiện bố trí các hình biểu diễn, hình chiếu phụ có thể xoay đi một góc, khi đó
trên ký hiệu bằng chữ có thêm mũi tên cong để chỉ dẫn chiều xoay (Hình 5.7b).
5.1.4. Hình chiếu riêng phần
Hình chiếu riêng phần là hình chiếu một phần nhỏ của vật thể trên mặt phẳng
hình chiếu song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản.
Hình chiếu riêng phần được dùng trong trường hợp không cần thiết phải vẽ
toàn bộ hình chiếu cơ bản của vật thể ( hình 5.8).

Hình 5.8
Hình chiếu riêng phần được giới hạn bằng nét lượn sóng hoặc không vẽ đường
giới hạn, nếu phần vật thể được biểu diễn có ranh giới rõ rệt.
Hình chiếu riêng phần được ghi chú giống như hình chiếu phụ.
5.2. BẢN VẼ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
5.2.1. Vẽ hình chiếu của vật thể
92
Hình 5.7
B

B
B
A
Để vẽ hình chiếu của một vật thể, thường dùng cách phân tích hình dạng vật
thể. Trước hết căn cứ theo hình dạng và kết cấu của vật thể, chia vật thể ra nhiều phần
có hình dạng các khối hình học cơ bản và xác định vị trí tương đối giữa chúng, sau đó
vẽ hình chiếu của từng phần, từng khối hình học cơ bản đó. Khi vẽ, cần vận dụng tính
chất hình chiếu của điểm, đường, mặt để vẽ cho đúng, nhất là giao tuyến của mặt
phẳng với các khối hình học và giao tuyến của hai khối hình học.
Ví dụ 1 : Vẽ ổ đỡ (Hình 5.9 a)
 Có thể phân tích ổ đỡ làm bốn phần ( Hình 5.9 b):
- Phần ổ : là hình trụ rỗng, lỗ rỗng cũng hình trụ;
- Phần đế là hình hộp chữ nhật có hai lỗ hình trụ;
- Phần thanh ngang là hình lăng trụ, đáy hình thang cân đặt nằm ngang trên đế
liên kết phần hình trụ với phần đế;
- Phần gân đỡ là hình hộp ở dưới ống hình trụ.
Hình 5.9
93

Hình 5.10
 Cách vẽ :
94
Hình 10.7
a)
b)
c)
d)
a
b
c

Để thể hiện hình dạng thật các mặt của ổ đỡ, ta đặt mặt đế song song với mặt
phẳng hình chiếu bằng và gân ngang song song với mặt phẳng hình chiếu đứng và lần
lượt vẽ các phần đế, ổ, thanh ngang, gân đỡ như đã phân tích ở trên (Hình 5.10).
Ví dụ 2 : Cho hình chiếu trục đo của vật thể ( hình 5.11). Hãy vẽ hình chiếu vuông
góc của vật thể từ hình chiếu trục đo này.
Hình 5.11
Hình 5.12
95
b
a
c
2 loã
- Hình chiếu đứng được vẽ theo hướng chiếu a;
- Hình chiếu bằng được vẽ theo hướng chiếu b;
- Hình chiếu cạnh được vẽ theo hướng chiếu c;
Hình 5.12 là các hình chiếu vuông góc của vật thể (hình 5.11) đã cho.
Ví dụ 3 : Cho hình chiếu trục đo của vật thể (hình 5.13). Hãy vẽ hình chiếu
vuông góc của vật thể từ hình chiếu trục đo này.
Hình 5.13
Hình 5.14
96
- Hình chiếu đứng được vẽ theo hướng chiếu a;
- Hình chiếu bằng được vẽ theo hướng chiếu b;
- Hình chiếu bằng được vẽ theo hướng chiếu c;
Hình 5.14 là các hình chiếu vuông góc của vật thể ( hình 5.13) đã cho.
Ví dụ 4 : Cho hình chiếu trục đo của vật thể (hình 5.15). Hãy vẽ hình chiếu
vuông góc của vật thể từ hình chiếu trục đo này.
Hình 5.15
Hình 5.16
Hình 5.16 là các hình chiếu vuông góc của vật thể ( hình 5.15) đã cho.

5.2.2. Ghi kích thước của vật thể
Kích thước biểu thị độ lớn thật của vật thể . Để ghi một cách đầy đủ kích thước
của vật thể, ta cũng dùng phương pháp phân tích hình dạng vật thể .
Người ta chia kích thước vật thể ra làm 3 loại : Kích thước định hình, kích thước
định vị, kích thước khuôn khổ.
Ví dụ 5 : Ghi kích thước của giá đỡ (Hình 5.17).
a. Kích thước định hình (Hình 5.17b) : Là kích thước xác định độ lớn của các
khối hình học :
97
- Phần đế hộp có các kích thước: 80 ; 54 ; 14 ; góc lượn R10 và đường kính lỗ
∅10;
- Phần sườn lăng trụ tam giác có các kích thước : 35 ; 20 và 12;
- Phần thành đứng hộp : 54 ; 46 ; 15 và hình trụ bán kính R 27 và lỗ ∅32.
b. Kích thước định vị (Hình 5.17b) : Là kích thước xác định vị trí tương đối
của các khối hình học :
- Hai lỗ trên đế xác định bằng kích thước 70 và 34;
- Lỗ trên thành đứng xác định bằng kích thước 60.
c. Kích thước khuôn khổ (Hình 5.17b) : Là kích thước ba chiều chung (chiều
dài, chiều rộng, chiều cao) của vật thể.
- Chiều dài 80 , chiều rộng 54 và chiều cao 87.

Hình 5.17
Ví dụ 6 : Ghi kích thước của ổ trục (Hình 5.18).
- Hình 5.18 a là kích thước định hình của các phần 1, 2, 3, 4.
- Hình 5.18 c trình bày kích thước định vị :
+ Kích thước 31 xác định vị trí đưòng trục của ống hình trụ với đế theo chiều
cao (lấy mặt đáy của đế làm chuẩn).
+ Kích thước 30 xác định vị trí hai lỗ hình trụ theo chiều dài (lấy mặt phẳng
đối xứng làm chuẩn).
+ Kích thước 14 xác định vị trí hai lỗ hình trụ theo chiều rộng (lấy mặt sau

thanh ngang làm chuẩn).
- Hình 5.18d trình bày kích thước khuôn khổ : Chiều dài của ổ trục là 38, chiều
rộng của ổ trục là 21 (tổng của 18 và 3), chiều cao của ổ trục là 42 (tổng của 31 và
11).
98
Hình 5.18
5.2.3. Cách đọc bản vẽ hình chiếu
Đọc bản vẽ chiếu của vật thể là từ các hình chiếu vuông góc của vật thể, hình
dung ra hình dạng của vật thể đó .
Quá trình đọc bản vẽ là quá trình phân tích các hình chiếu , vận dụng các tính
chất hình chiếu của các yếu tố hình học : điểm , đường và mặt để hình dung được từng
khối hình học, từng phần tạo thành vật thể , từ đó hình dung được toàn bộ hình dạng
của vật thể .
Ví dụ 7 : Đọc bản vẽ nắp ổ trục ( Hình 5.19) .
1. Trước hết, đọc hình chiếu đứng là hình chiếu chủ yếu, sau đó đọc các hình
chiếu khác. Cần xác định rõ các phương chiếu của các hình chiếu và sự liên
hệ giữa các hình chiếu đó và chia vật thể ra từng phần.
2. Phân tích từng phần
Căn cứ theo hai hình chiếu, chia nắp ổ trục thành bốn phần :
99
- Phần giữa của nắp ổ trục có hình chiếu đứng là một nửa hình vành khăn, hình
chiếu bằng là hình chữ nhật. Đối chiếu với các hình chiếu của các khối hình học cơ
bản, ta biết được đó là hình chiếu của một nửa ống hình trụ (hình 5.20a);
- Phần bên phải và bên trái có dạng hình hộp chữ nhật phía đầu vê tròn, ở giữa
lỗ hình trụ, nên hình chiếu đứng thể hiện bằng nét đứt (hình 5.20b, c)) ;
Hình 5.19


Hình 5.20
100

- Phần trên có hình chiếu đứng là hình chữ nhật, hình chiếu bằng là đường tròn,
đó là hình chiếu của ống hình trụ, các nét đứt ở hình chiếu đứng thể hiện lòng ống.
Hai cạnh đáy của hai hình chữ nhật ở hình chiếu đứng là đường cong thể hiện giao
tuyến của ống hình trụ đó đối với hình trụ ở phần giữa (hình 5.20d);
- Kết quả hình dung ra nắp ổ trục như hình chiếu trục đo (hình 5.21).
Hình 5.21
5.2.4. Cách vẽ hình chiếu thứ ba

Căn cứ vào hai hình chiếu đã cho của một vật thể, yêu cầu vẽ hình chiếu thứ
ba là một phương pháp bồi dưỡng và kiểm tra năng lực đọc bản vẽ.
Muốn vẽ hình chiếu thứ ba, trước hết trên cơ sở phân tích các hình chiếu để suy
ra hình dạng từng phần của vật thể đi đến hình dung được toàn bộ vật thể. Sau đó lần
lượt vẽ hình chiếu thứ ba của từng phần, từng khối hình học tạo nên vật thể đó.




101
Hình5.22
Để tiện gióng các đường nét, có thể vẽ 3 trục hình chiếu và đường phụ trợ
nghiêng 45
o
hoặc dùng compa đưa chiều rộng của các phần tử từ hình chiếu cạnh
sang hình chiếu bằng hoặc ngược lại.
Các bước vẽ hình chiếu cạnh của nắp ổ trục như hình5.22 và cách vẽ như hình
5.23. Để tiện gióng các đường nét, có thể vẽ 3 trục hình chiếu và đường phụ trợ
nghiêng 45
o
hoặc dùng compa đưa chiều rộng của các phần tử từ hình chiếu cạnh
sang hình chiếu bằng hoặc ngược lại.

Các bước vẽ hình chiếu cạnh của nắp ổ trục như hình5.22 và cách vẽ như hình
5.23.
Ngoài ra, để vẽ hình chiếu thứ ba nhanh hơn, trước hết phải đọc bản vẽ và hình
dung được hình dạng của vật thể , sau đó vẽ phác hình chiếu trục đo. Khi đã vẽ phác
hoàn chỉnh hình chiếu trục đo, mới bắt đầu vẽ hình chiếu thứ ba.


Hình 5.23
5.3. HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT
Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong như lỗ, rãnh, khoang rỗng v.v ,
nếu dùng hình chiếu để biểu diễn thì hình chiếu sẽ có nhiều nét đứt; như vậy hình vẽ
sẽ thiếu sáng sủa, các cấu tạo bên trong không thể hiện được rõ ràng. Vì vậy, trong
bản vẽ kỹ thuật thường dùng loại hình biểu diễn khác để thể hiện các cấu tạo bên
trong của vật thể. Đó là hình cắt và mặt cắt.
TCVN 8-40 : 2003 (ISO 128-40 : 2001) quy định các quy tắc chung về biểu
diễn hình cắt và mặt cắt dùng cho tất cả các loại bản vẽ kỹ thuật nói chung và TCVN
8-44 : 2003 (ISO 128-44 : 2001) quy định các quy tắc chung về biểu diễn hình cắt và
mặt cắt dùng cho bản vẽ cơ khí nói riêng.
5.3.1. Khái niệm về hình cắt-mặt cắt
Để biểu diễn hình dạng bên trong của một vật thể, giả sử dùng mặt phẳng
tưởng tượng cắt qua phần cấu tạo bên trong như lỗ, rãnh v.v…của vật thể và vật thể bị
102
cắt làm hai phần. Sau khi bỏ đi phần vật thể ở phía trước mặt phẳng cắt rồi chiếu
vuông góc phần vật thể còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt
sẽ được một hình biểu diễn gọi là hình cắt (hình 5.24).
Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể, sau khi đã tưởng tượng cắt
bỏ phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát (hình 5.25a).
Nếu chỉ vẽ phần của vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt mà không vẽ phần vật
thể ở phía sau mặt phẳng cắt thì hình biểu diễn đó gọi là mặt cắt (Hình 5.25b).
Hình 5.24

Hình 5.25
Để phân biệt phần đặc và phần rỗng của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt, quy
định phần đặc được vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt.
103
5.3.2. Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt
TCVN 7 :1993 quy định các ký hiệu vật liệu trên mặt cắt được vẽ như các hình
trong bảng 5.1.
Bảng 5.1
Khi không cần phân biệt các loại vật liệu khác nhau thì ký hiệu của các vật liệu
trên mặt cắt được vẽ theo ký hiệu của kim loại. Cách vẽ các đường gạch gạch như
sau :
- Vẽ bằng nét liền mảnh song song nhau và cách nhau 2÷10mm, nghiêng 45
0
so
với đường bao hoặc đường trục của hình biểu diễn (hình 5.26).
Hình 5.26
104
- Nếu đường gạch gạch bị trùng với đường bao hay đường trục chính thì được
phép vẽ nghiêng 30
0
hay 60
0
(hình 5.27).
Hình 5.27
- Đường gạch gạch của các mặt cắt của cùng một vật thể được vẽ giống nhau,
các đường gạch gạch của các mặt cắt của các vật thể đặt cạnh nhau được vẽ khác
nhau về chiều hoặc khoảng cách (hình 5.28).
Hình 5.29
Hình 5.28
- Đối với các mặt cắt hẹp, có thể tô kín toàn bộ. Nếu có nhiều mặt cắt hẹp đặt

cạnh nhau, thì giữa chúng chừa khoảng trắng với chiều rộng không nhỏ hơn 0,7mm.
5.3.3. Quy định chung
Các quy tắc chung về bố trí hình cắt và mặt cắt cũng giống như trường hợp
hình chiếu.
- Mỗi hình cắt và mặt cắt phải được đặt tên bằng cặp chữ cái viết hoa và đượ
ghi ngay phía trên hình (hình 5.25).
105
- Vị trí các mặt phẳng cắt được được biểu thị bằng nét cắt (nét gạch dài đậm).
Các nét cắt không được cắt đường bao của hình biểu diễn.
- Ở nét cắt đầu và nét cắt cuối có mũi tên chỉ hướng nhìn , mũi tên vuông góc
với nét cắt tại vị trí chính giữa, cạnh mũi tên có ghi ký hiệu (hình 5.29).
- Về nguyên tắc các phần đặc như gân đỡ (hình 5.30), nan hoa của bánh xe
(hình 5.31), trục, không bị cắt dọc và do đó không biểu diễn dưới dạng hình cắt.

Hình 5.30


Hình 5.31
106
Nếu trên các phần tử này có lỗ, rãnh
cần thể hiện thì dùng hình cắt riêng phần (hình 5.32).
10.3.4. Các loại hình cắt
10.3.4.1. Theo vị trí mặt phẳng cắt
- Hình cắt đứng: Nếu mặt phẳng cắt
song song với mặt phẳng hình chiếu đứng
(H.5.33).
- Hình cắt bằng :Nếu mặt phẳng cắt
song song với mặt phẳng hình chiếu bằng
(H.5.34).
- Hình cắt cạnh: Nếu mặt phẳng cắt

song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh
(H.5.35) .
- Hình cắt nghiêng : Nếu mặt phẳng cắt
không song song với mặt phẳng hình chiếu Hình 5.32
cơ bản ( H.5.36).

107
Hình 5.33 : Hình cắt đứng

Hình 5.34 : Hình cắt bằng
Hình 5.35 : Hình cắt cạnh
108

Hình 5.36 : Hình cắt nghiêng
5.3.4.2. Theo số lượng mặt phẳng cắt
- Hình cắt đơn giản : Nếu dùng 1 mặt phẳng cắt (hình 5.33, 5.34, 5.35, 5.36);
- Hình cắt phức tạp : Nếu dùng 2 mặt phẳng cắt trở lên;
+ Nếu các mặt phẳng cắt song song với nhau, gọi là hình cắt bậc (Hình
5.37);

Hình 5.37 : Hình cắt bậc

+ Nếu các mặt phẳng cắt giao nhau, gọi là hình cắt xoay (Hình 5.38).
Hình 5.38 : Hình cắt xoay
109
* Ghi chú :
- Cho phép dùng hình cắt riêng phần ( đặt ngay ở vị trí tương ứng trên hình
chiếu cơ bản) để thể hiện cấu tạo bên trong của 1 phần nhỏ của vật thể (Hình 5.39)
- Để giảm bớt số lượng hình vẽ, cho phép ghép phần hình chiếu với phần hình
cắt với nhau thành 1 hình biểu diễn theo cùng 1 phương chiếu, gọi là hình cắt kết hợp

(Hình 5.40).
Hình 5.39 : Hình cắt riêng phần


Hình 5.40 : Hình cắt kết hợp
(Hình cắt bán phần)
110
- Hình cắt bán phần : Đối với chi tiết đối xứng có thể vẽ một nửa hình cắt còn
nửa kia là hình chiếu của chi tiết và chúng được phân chia bởi trục đối xứng, phần
hình cắt thường đặt bên phải hình cắt kết hợp (hình 5.40).
- Đối với chi tiết không đối xứng, dùng nét lượn sóng làm đường phân cách
(hình 5.41).
Hình 5.41 : Hình cắt kết hợp
- Nếu nét liền đậm trùng với trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng làm đường
phân cách (hình 5.42).


a) b)
c)
Hình 5.42
- Hình cắt cục bộ (hình cắt riêng phần) : Khi xét thấy không cần thiết vẽ hình
cắt toàn bộ, có thể vẽ hình cắt của một phần vật thể. Hình cắt này gọi là hình cắt cục
bộ hay hình cắt riêng phần. Đường cắt riêng phần được vẽ bằng nét dích dắc hoặc
bằng nét lượn sóng (hình 5.39 ; hình 5.41, hình 5.43).
111

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×