Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Chương 5 CÁC CHẾ ĐỘ SẤY NÓNG VÀ DỪNG ĐỘNG CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.25 KB, 8 trang )

Chương 5
CÁC CHẾ ĐỘ SẤY NÓNG VÀ DỪNG ĐỘNG CƠ
5.1. Ý nghĩa của chế độ sấy nóng
Chế độ sấy nóng là chế độ không ổn định, các thông số liên tục biến đổi theo
thời gian... đòi hỏi người khai thác phải hết sức chú ý. Chế độ sấy nóng có ý nghĩa:
- ổn định trạng thái nhiệt của động cơ sau khi khởi động, trước khi nhận tải để
tránh ứng suất đột ngột...
- Việc sấy nóng động cơ được đảm bảo bằng sự nâng dần nhiệt độ các chi tiết,
nhiệt độ dầu bôi trơn (đến khoảng 40
0
C), nước làm mát … đảm bảo cho động cơ nhận
tải mà không tăng đột ngột ứng suất cơ và nhiệt...
5.2. Sự thay đổi nhịêt độ của các chi tiết và ứng suất nhiệt
5.2.1. Đặc điểm chung về sự thay đổi nhiệt độ và các ứng suất nhiệt
- Sự thay đổi nhiệt độ của nắp xy lanh,
ống lót xy lanh và pít tông phụ thuộc vào thời
gian sấy nóng và tải trọng cuối cùng mà động
cơ sau khi khởi động đạt đến, cũng như nhận
các số liệu ban đầu để đánh giá các ứng suất
nhiệt.
Hình 5.1. chỉ ra các đường cong thay đổi của
các nhiệt độ các
phần bị đốt nóng nhất của nắp xy lanh, pít tông và nắp xy lanh động cơ 11? (6?
30/38) khi đưa nó tới chế độ 67% công suất toàn bộ ngay sau khi khởi động.
Ta thấy rằng nhiệt độ các chi tiết tăng mạnh nhất ở 40-60 giây đầu, sự đốt nóng
các chi tiết xảy ra hầu như đồng bộ. Sau đó tốc độ tăng nhiệt độ theo thời gian bị
giảm, qua 5-6 phút nhiệt độ trở nên gần ổn định.
- Tốc độ tăng nhiệt độ phụ thuộc vào chế độ sấy nóng đã chọn. Tải trọng mà
động cơ đạt đến ngay sau khi khởi động càng lớn thì sự đốt nóng xảy ra càng mạnh,
nhiệt độ bị tăng càng nhanh gần đến trị số cuối cùng, nhưng tốc độ tăng nhiệt độ càng
cao.


25
0
20
0
15
0
10
0
50
0
1
2
3
t(
0
)
τ(ph)
5 10 15 20

Hình 5.1. Sự thay đổi nhiệt độ các
phần bị đốt nóng nhất của nắp
máy (1), pít tông (2) và lót xy lanh
(3) phụ thuộc vào thời gian, khi
đưa điêzen 11Д tới chế độ 67%
công suất ngay sau khi khởi động
- Mức độ ổn định cuối cùng của nhiệt độ các chi tiết nhóm xy lanh - pít tông
thực tế không phụ thuộc vào thời gian sấy nóng, còn khi các điều kiện tương đương
khác thì được xác định chỉ bằng công suất và số vòng quay mà động cơ đạt đến. Ví
dụ: khi đưa động cơ 11? tới cùng một chế độ (N
e

= 67%N
eđm
, n = 87%n
đm
) với trường
hợp đầu là 60 phút và trường hợp thứ hai là ngay sau khi khởi động, nhiệt độ cuối
cùng của đáy nắp xy lanh trong cả hai trường hợp được thiết lập hầu như đồng nhất
(212 và 210
0
C).
- Trị số ứng suất nhiệt trong vật liệu chi tiết bị đốt nóng được xác định theo
công thưc:
, kG/cm
2
(5.1)
Trong đó: α - Hệ số giãn nở dài, cm/đo; E - Mô đun đàn hồi, kG/cm
2
; ∆t - Độ
giảm nhiệt độ giữa các vách của chi tiết bị đốt nóng,
0
C; µ - Hệ số Poát xông.
Từ công thức 5.1 thấy rằng độ giảm nhiệt độ trên một chi tiết khi đốt nóng càng
lớn thì ứng suất nhiệt trong nó càng cao.
- Những chênh lệch nhiệt độ lớn, và do đó những ứng suất nhiệt cao nhất xuất
hiện trong giai đoạn đầu sấy nóng.
5.2.2. Sự thay đổi nhiệt độ, ứng suất nhiệt trong các chi tiết của động cơ
a. Nắp xy lanh:
Các chênh lệch nhiệt độ đặc
biệt cao khi sấy nóng xuất hiện
trong nắp xy lanh ở vùng nối giữa

van thải và vòi phun. Độ sụt nhiệt
độ trong nắp xy lanh được chỉ ra
trên hình 5.2 và hình 5.3.
- Khi sấy nóng, trên bề mặt đáy
nắp xy lanh từ phía
khí cháy và từ phía làm mát có ứng suất nén, còn trong phần giữa theo chiều dày có ứng suất
kéo, ở trung tâm đáy nắp - ứng suất nén, trên chu vi - ứng suất kéo.
t
0
C 100
50
1
5
1
0
5
Hình 5.2. Độ giảm nhiệt độ theo chiều dày
đáy nắp xy lanh trong vùng nối giữa xu páp
thải và vòi phun qua 10 s sau khi khởi
động, khi đưa động cơ 11Д tới chế độ 67%
công suất ngay sau khi khởi động
Nếu không tuân theo hướng dẫn mà
đưa động cơ nguội đột ngột nhận tải thì
ứng suất tổng từ áp suất khí, sức căng của
các gu jông nắp máy và sự thay đổi nhiệt
độ có thể vượt qua các giới hạn cho phép
và trong vật liệu nắp máy bị xuất hiện các
vết nứt.
b. Pít tông:
- Mức độ nhiệt cực đại, tốc độ tăng các nhiệt độ và các ứng suất nhiệt trong pít tông

nhỏ hơn trong nắp xy lanh (hình 5.4).
Phần dẫn hướng của pít tông nhiệt độ tăng chậm hơn đầu pít tông bởi vì đầu pít tông
chịu tác dụng trực tiếp của khí cháy, còn phần thân dẫn hướng bị đốt nóng chỉ do sự dẫn nhiệt
của vật liệu.
Các ứng suất nhiệt trong pít
tông có giá trị lớn, nhưng đối với các
pít tông chế tạo bằng hợp kim nhôm
chúng không đến nỗi nguy hiểm do
tính dẻo cao của vật liệu. Các vết nứt
trong các pít tông ở giai đoạn sấy
nóng xuất hiện sớm hơn trong các nắp
máy.
c. Lót xy lanh:
Phần bị đốt nóng nhất của ống lót xy lanh và ở đó cũng xuất hiện độ giảm lớn nhất của
nhiệt độ là phần không được làm mát phía trên của nó, trong khu vực mặt bích đỡ (hình
5.5).
Khi sấy nóng, tốc độ tăng nhiệt độ và các ứng suất nhiệt trong vật liệu ống lót nhỏ hơn
trong nắp xy lanh và trong pít tông.
Với mục đích giảm các ứng suất nhiệt khi sấy nóng, rút ngắn thời gian sấy nóng và
nâng cao độ tin cậy khởi động người ta thực hiện sấy nóng sơ bộ động cơ trước khởi động
bằng cách bơm cưỡng bức qua động cơ nước nóng từ động cơ phụ đang làm việc hoặc từ bộ
sấy nóng nước.
t(
0
)
10
0
50
D/2 150 100 50 0 50 100 150
D/2

Hình 5.3. Độ giảm nhiệt độ trong đáy nắp
xy lanh theo hướng kính qua 10s sau khởi
động, khi đưa động cơ 11Д tới 67% công
suất toàn bộ ngay sau khi khởi động
l (mm)
25 50 75 t (
0
C)
Hình 5.4. Độ giảm nhiệt độ trong pít tông
theo chiều cao qua 30s sau khởi động, khi
đưa động cơ 11Д tới 67% công suất tồn
bộ ngay sau khi khởi động
Sấy nóng sơ bộ động cơ đến 45-50
0
C làm giảm ứng suất nhiệt 1,5-2 lần.
5.3. Sự thay đỉi khe hở giữa pít tông và xi lanh
Cùng với sự nâng cao nhiệt độ các chi
tiết của động cơ, khi sấy nóng xảy ra sự thay
đổi các kích thước độ dài của chúng, các kích
thước này được xác định theo công thức:
D
1
= D
2
(1 + α∆t) (7.2)
ở đây:
D
1
và D
2

- Các kích thước độ dài ban đầu
và cuối cùng của chi tiết khi bị đốt nóng;
α - Hệ số dãn nở dài, mm/độ;
∆t – Sự thay đổi nhiệt độ khi đốt nóng,
0
C.
Sự giãn nở vì nhiệt của các chi
tiết dẫn đến thay đổi các khe hở giữa chúng. Những thay đổi lớn nhất trong đại lượng
các khe hở là ở giữa pít tông và xy lanh.
Việc sấy nóng chúng không đều và không đồng thời dẫn đến pít tông bị giãn nở
nhanh hơn ống lót xy lanh, và khe hở giữa chúng giảm đi. Việc giảm lớn khe hở và
không truyền đủ dầu đến các chi tiết nhóm xy lanh - pít tông khi sấy nóng có thể gây
ra xây xát pít tông. Điều này xảy ra khi khởi động động cơ nguội và cho nhận tải lớn
và vòng quay cao nhanh trong lúc nhiệt độ dầu bôi trơn thấp. Bởi vì dầu nguội có độ
nhớt cao đến bôi trơn ống lót xy lanh, đầu nhỏ thanh truyền hay làm mát đáy pít tông
với số lượng không đủ nên gây ra sự quá nóng cục bộ các phần riêng biệt của pít tông
và triệt tiêu hoàn toàn khe hở.
Theo mức độ sấy nóng và giãn nở của ống lót, khe hở nhận được giá trị bình
thường và được ổn định. Nếu sự sấy nóng động cơ được thực hiện khi tăng dần tải
trọng, thì khe hở được duy trì trong các giới hạn qui định cho phép và không gây ra
các xây sát chi tiết.
l (mm)
10 30 50 t(
0
C)
Hình 5.4. Độ giảm nhiệt độ trong
ống lót xy lanh theo chiều cao qua
30s sau khởi động, khi đưa động
cơ 11Д tới 67% công suất tồn bộ
ngay sau khi khởi động

5.4. Sự thay đỉi nhiưt độ dầu bôI trơn và nưíc làm mát
Khi nhiệt độ giảm độ nhớt của dầu bôi trơn tăng và việc
chuyển dầu đến các bề mặt làm việc bị khó khăn. Việc
cung cấp không đủ dầu có thể gây ra nóng chảy các ổ đỡ
hoặc xây sát chúng. Cần phải coi việc đạt được nhiệt độ
định mức của dầu bôi trơn sau khi khởi động động cơ
nguội là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định thời gian
sấy nóng.
Nếu giả sử sự ổn định của nhiệt độ dầu, vách xy lanh và nước làm mát xảy ra đồng
thời thì việc xác định thời gian sấy nóng không có gì khó khăn.
Nhưng sự sấy nóng dầu xảy ra chậm hơn nhiều so với sấy nóng vách xy lanh và
nước làm mát. Hình 5.6 giới thiệu các đường cong thay đổi nhiệt độ của dầu và nước
làm mát phụ thuộc vào thời gian sấy nóng.
Sự ổn định của nhiệt độ nước làm mát đạt được qua 10 phút, còn của dầu là 1
giờ. Qui luật thay đổi nhiệt độ dầu và nước gần giống nhau đối với các kiểu động cơ
khác nhau.
Khả năng làm việc tin cậy của động cơ sau khởi động được đảm bảo bằng nhiệt
độ cực tiểu nào đó của dầu bảo đảm cung cấp đủ dầu tới những bộ phận xa nhất.
Mặc dù các giới hạn thay đổi độ nhớt trong mối phụ thuộc vào nhiệt độ của các
loại dầu khác nhau thì không giống nhau song theo nguyên tắc, khi nhiệt độ thấp hơn
15-20
0
C thì xảy ra hiện tượng tăng đột ngột độ nhớt, vì vậy để rút ngắn thời gian sấy
nóng động cơ cần phải sấy nóng thêm cho dầu trước khi khởi động động cơ.
Sấy nóng dầu đến nhiệt độ 15-20
0
C không cho được hiệu quả cần thiết bởi vì
khi đi vào két tuần hoàn vào động cơ, dầu được tiếp xúc với các bề mặt nguội và nhiệt
độ dầu bị giảm nhiều. Để nhiệt độ dầu ra khỏi động cơ nằm trong giới hạn 18-20
0

C,
cần phải sấy nóng trực tiếp cho dầu trong thùng chứa đến nhiệt độ 40-45
0
C. Đối với
các động cơ chậm tốc hay nặng có khối lượng kim loại lớn và lượng dầu tuần hoàn
cũng lớn thì thời gian sấy nóng yêu cầu phải dài hơn so với động cơ cao tốc nhẹ.
5.5. Các chế độ sấy nóng ĐCĐT tàu quân sự
Chế độ sấy nóng được xác định bằng thời gian cần thiết để sấy nóng động cơ.
Thời hạn sấy nóng phụ thuộc vào kiểu động cơ, trạng thái nhiệt ban đầu của nó,
tải trọng hiện tại của động cơ khi sấy nóng,… Thời gian sấy nóng dao động
trong giới hạn từ 2 đến 45 phút.
10 30 50 70 τ (ph)
80
60
40
20
0
t (
0
C)
3
2
1
Hình 5.6. Sự thay đổi nhiệt độ của dầu (1),
nước vào động cơ (2) và nước ra khỏi
động cơ (3) phụ thuộc vào thời gian,
khi đưa động cơ 9Д tới chế độ công suất
tồn bộ sau 10 phút

×