Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Ruột Non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.01 MB, 12 trang )

RUỘT NON
KHẢO SÁT HÌNH ẢNH
ASP: chủ yếu tìm các hình ảnh tắc ruột, liệt ruột, hơi tự do, đóng vôi hay các khối choán
chỗ.
Chụp ruột non cản quang: chủ yếu sử dụng barium. Thuốc cản quang iode tan trong nước
sử dụng trong các trường hợp có nguy cơ thủng.
Siêu âm: cho phép khảo sát thành ruột, tình trạng tùi máu thành ruột, các khối choán chỗ,
và tắc ruột.
CT: rất có giá trò trong bệnh lý ruột non.
MRI: không ứng dụng nhiều trong bệnh lý ruột non, đặc biệt ở trẻ em, do hơi trong lòng
ruột và các nhu động ruột tạo nhiều sảo ảnh. MRI chủ yếu khảo sát các khối u.
TẮC RUỘT BẨM SINH:
CHẨN ĐOÁN TẮC RUỘT BẨM SINH: LÂM SÀNG + ASP +/- Siêu âm, chụp dạ dày, ruột
non cản quang chụp đại tràng cản quang.
Phân bố hơi trong ống tiêu hóa sau sinh: H1: dạ dày, tá tràng; H6 manh tràng; H12
trực tràng. Bình thường hình ảnh phân bố hơi trong ống tiêu hóa phải thay đổi theo thời
gian. Hơi trong ống tiêu hóa phân bố đều khắp và các quai ruột không giãn.

ASP bình thường. Phân bố hơi bất thường.
Đối với trẻ sơ sinh, nên chụp phim bụng tư thế nằm. trẻ sơ sinh, nếu có tắc ruột,
chủ yếu các quai ruột giãn lớn, không hay rất ít mức khí dòch do trong lòng ruột rất ít dòch,
chủ yếu là hơi. tư thế nằm ngửa, các quai ruột phân bố đều theo phân bố giải phẫu trong
ổ bụng, giúp phân tích các triệu chứng x quang rõ ràng hơn. Nếu chụp tư thế bụng đứng, ở
trẻ sơ sinh không thể chụp được tư thế chuẩn, đồng thời các quai ruột có khunh hướng tập
trung xuống thấp, chồng lắp lên nhau, khó đánh giá, đặc biệt khó tìn hơi trong trực tràng.
Trên phim bụng nằm ngửa, cũng có khả năng chẩn đoán hơi tự do trong ổ bụng, nếu cần
có thể chụp bổ sung các phim bụng nghiêng (bệnh nhân nằm ngửa, cassette đặt đứng bên
hông bệnh nhân) hoặc tư thế lateral decubitus bên (P) luôn lên cao.
RUỘT XOAY BẤT TOÀN
Bình thường trong bào thai, khởi đầu ống tiêu hóa nằm ngoài khoang ổ bụng. Ống
tiêu hóa di chuyển vào trong ổ bụng vào tuần thứ 10 và hoàn tất vào tuần thứ 11 của thai


kỳ. Nếu ống tiêu hóa không di chuyển vào trong khoang ổ bụng bệnh nhi sẽ bò thoát vò rốn
(omphalocele). Sau khi vào trong khoang phúc mạc, ống tiêu hóa sẽ xoay 270 độ ngược
chiều kim đồng hồ quanh trục động mạch mạc treo tràng trên để đạt được vò trí bình
thường là góc Treitz ở bên (T) cột sống và manh tràng ở hố chậu (P). Ở vò trí bình thường
này, gốc mạc treo ruột non (từ góc Treitz tới manh tràng) dài đủ để ruột non không bò
xoắn. Quá trình xoay của các ống tiêu hóa có thể ngừng ở bất cứ vò trí nào gây ra ruột
xoay bất toán  góc Treitz và manh tràng không ở vò trí bình thường mà ở gần nhau hơn
 gốc mạc treo ngắn  nguy cơ xoắn ruột non.
Đa số bệnh nhân ruột xoay bất toàn biểu hiện tắc ruột cao trong giai đoạn sơ sinh
do bò xoắn ruột. Một số trường hợp không có triểu chứng lâm sàng, phát hiện tình cờ. Một
số khác biểu hiện tình trạng biểu hiện bán tắc ruột mãn tính do ruột non bò xoắn tự tháo
xoắn và tái phát nhiều lần.
Chẩn đoán:
Ruột xoay bất toàn không biến chứng (xoắn ruột):
ASP: bình thường
RB: góc Treitz nằm trước hay bên (P) cột sống, hỗng tràng nằm bên (P) dưới
gan.
LB: manh tràng nằm vò trí cao (không đặc hiệu, do 15-20% trẻ bình thường
có manh tràng nằm cao).
Siêu âm: Đảo ngược vò trí động – tónh mạch mạc treo tràng trên ( không đặc
hiệu, do chỉ thấy trong khoảng 50% hay hơn các trường hợp).
Ruột xoay bất toàn có xoắn ruột:
ASP: tắc ruột cao.
RB: tắc tá tràng vò trí chân D2, hình ảnh “ đồ vặn nút chai” của tá tràng và
đoạn đầu hỗng tràng.
Siêu âm: dấu “Whirlpool”: SMV xoắn quanh SMA.

Siêu âm mạch máu mạc treo tràng trên.

RXBT không biến chứng Xoắn ruột / RXBT

Xoắn ruột / RXBT: ASP, RB.
TEO RUỘT NON
Teo ruột non là nguyên nhân tắc ruột sơ sinh thường thấy. Nguyên nhân do nhối
máu mạc treo trong bào thai, thường vào giữa tam cá nguyệt thứ hai. Đoạn ruột không
được tưới máu sẽ hoại tử và hấp thu để lại đoạn ruột teo xơ có chiều dài thay đổi tùy theo
mức độ tắc mạch. Có nhiều dạng được mô tả theo hình thái trong phẫu thuật, nhưng trên
hình ảnh x quang đều như nhau.
ASP: giãn lớn một số quai ruột, mức khí dòch, không có hơi trong trực tràng. Đóng
vôi phúc mạc nếu có biến chứng thủng ruột trong bào thai. Hơi tự do trong ổ bụng nếu có
biến chứng thủng. Dựa vào số lượng các quai ruột giãn lớn, có thể gợi ý tắc hỗng tràng hay
hồi tràng, nhưng đều này không có giá trò vì phẫu thuật viên phải khảo sát toàn bộ ống tiêu
hóa do có thể có nhiều vò trí teo ruột ngắt quãng.
Trong các trường hợp teo hồi tràng, chụp LB cho hình ảnh microcolon do không có
hoặc rất ít phân su xuống đại tràng  đại tràng không hoạt động.

Các hình thái teo ruột non.

Teo ruột non, các quai ruột giãn, (A) teo hỗng tràng, (B) teo hồi tràng.

Teo hỗng tràng (A); microcolon (B).
A B
A B
TẮC RUỘT PHÂN SU
Hình ảnh tương tự teo ruột non thấp. Thường gặp trong các trường hợp bò cystic
fibrosis. Do thiếu các men tụy, dẫn tới phân su đặc dính và tích tụ ở đoạn cuối hồi tràng
hậu quả gây tắc ruột, xoắn ruột hoặc thủng ruột.
Trên phim ASP, thường thấy đám mờ không đồng nhất vùng hố chậu (P), các quai
ruột giãn lớn, không có hơi trong trực tràng, ít các mức khí dòch. LB, thấy hình ảnh
microcolon, nếu thuốc cản quang lên được tới hồi tràng sẽ cho chẩn đoán phân biệt với teo
hồi tràng, nhưng phải phân biệt với bẹnh Hirschsprung vô hạch toàn bộ đại tràng. Nếu

không có biến chứng thủng ruột hay xoắn ruột, điều trò bằng thụt tháo với thuốc cản quang
idoe tan trong nước áp lực thẩm thấu cao.

Tắc ruột phân su, hình ảnh mờ không đồng nhất vùng hố chậu (P).

Thụt tháo với thuốc cản quang tan trong nước áp lực cao.
VIÊM RUỘT HOẠI TỬ Ở TRẺ SƠ SINH
Bệnh thường xảy ra ở trẻ sinh thiếu tháng nhẹ cân và được hỗ trợ hô hấp với áp lực
cao. Bệnh thường xảy ra từ ngày thứ 5 tới 2 tuần tuổi. Nguyên nhân không rõ, nhưng có sự
kết hợp giữa thiếu máu và nhiễm trùng. Các đoạn ruột bò hoại tử xuất huyết ở rải rác ruột
non, đại tràng, đôi khi nặng toàn bộ ruột non bò hoại tử.
Lâm sàng: bụng chướng, tiêu chảy có máu. Không dung nạp thức ăn đường tiêu
hóa, ói. Tình trạng nhiễm trùng nặng.
ASP: thay đổi từ bình thường  các dấu hiệu đặc chưng.
Dấu hiệu gợi: * Các quai ruột giãn không đều.
* Các quai ruột giãn, không thấy các nếp niêm mạc ruột.
* Các quai ruột tách xa nhau (do dày thành ruột, hòch giữa các
quai ruột).
* Hình ảnh phân bố hơi và phân bố các quai ruột không thay
đổi trên nhiều phim.
Dấu hiệu xác đònh: * Hơi trong thành ruột.
* Hơi trong tónh mạch cửa.
Biến chứng: * Thủng ruột: Hơi tự do.
* Tắc ruột (biến chứng muộn).

NEC, hơi trong thành ruột.
s
Phim chụp bụng nghiêng, hơi trong thành ruột.

Hơi trong tónh mạch cửa trong gan. NEC, thủng ruột.


Hơi tự do trong ổ bụng. Dây chằng liềm.

Hơi tự do trong ổ bụng “ball sign”. Hẹp lòng đại tràng, di chứng NEC
Siêu âm: Dày thành ruột (viêm), thành ruột mỏng (hoại tử), giãn các quai ruột, dòch
tự do trong ổ bụng. Đánh giá tưới máu thành ruột.
Chỉ đònh: * Khi nghi ngờ NEC: chụp phim bụng nằm ngửa theo dõi. Nếu nghi ngờ
có hơi tự dọ, chụp bụng nghiêng nằm ngửa hay lateral decubitus.
* Nghi hẹp di chứng: chụp cản quang dường tiêu hoá trên hoặc dưới.
TẮC RUỘT MẮC PHẢI
TẮC RUỘT DO THOÁT VỊ:
Tắc ruột do thoát vò thường do thoát vò bẹn và thoát vò rốn. Chẩn đoán phụ thuộc lâm sàng.
Chụp phim bụng chủ yếu tìm biến chứng thủng ruột (hơi tự do).

Thoát vò bẹn (P).
TẮC RUỘT DO DỊ VẬT: Dò vật có thể do khối thức ăn, thường gặp ở bệnh nhân tâm thần. Dò
vật có thể là búi giun đũa.

Búi giun đũi trong ruột non.
TẮC RUỘT DO DÍNH
Tương tự người lớn, tắc ruột do dính là hậu quả của viêm nhiễm trong khoang phúc
mạc hoặc sau phẫu thuật. Hình ảnh ASP cho thấy các quai ruột giãn lớn với các mức khí –
dòch phân tầng, không có hơi trong đại tràng. Mức độ giãn và số lượng các mức khí dòch
phụ thuộc và vò trí tắc.
Phân biệt với liệt ruột, chủ yếu trên phim bụng nằm, trong liệt ruột hầu hết các
quai ruột đều giãn lớn cả hỗng tràng, hồi tràng và đại tràng. Trên phim bụng đứng, các
mức khí – dòch không phân tầng.
HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH MẠC TREO TRÀNG TRÊN (HC. SMA)
Tá tràng D3 chạy ngang qua cột
sống và bò kẹp giữa động mạch chủ bụng

ở sau và SMA ở trước. Bình thường góc
tạo bởi 2 động mạch này thay đổi trong
khoảng 36
0
– 54
0
(trung bình 45
0
, đôi khi
có thể tới 90
0
), khoảng cách giữa hai
động mạch thay đổi 10 – 20mm.
Góc bình thường giữa AO và SMA.
Khi góc tạo bởi hai nhánh động mạch này quá hẹp, tá tràng D3 sẽ bò chèy ép gây
triệu chứng bán tắc tá tràng mãn tính. Bệnh nhân thường đau bụng sau ăn, ói và giảm đau
ở tư thế nằm co người nghiêng (T).
RB: hình ảnh giãn khung tá tràng cố đònh vò trí ngang cột sống, thay đổi nếu bệnh
nhân nằm nghiêng. Chụp CT scanner tái tạo mạch máu sẽ thấy rõ hai động mạch và cho
chẩn đoán xác đònh.

Hội chứng SMA, RB và chụp CT tái tạo mạch máu, góc 21 độ.

Hẹp khoảng cách giữa 2 ĐM, 4mm. Giãn tónh mạch thận (T).
LỒNG RUỘT
Lồng ruột là tình trạng 1 đoạn ruột chui vào lòng đoạn ruột kế tiếp. Lồng ruột là
nguyên nhân tắc ruột gặp nhiều nhất ở trẻ em. Đa số trường hợp tắc ruột trước 2 tuổi là
không có nguyên nhân. Các trường hợp lồng ruột ở trẻ lớn tái phát nhiều lần thương do
polype. Một số trường hợp u hay xuất huyết thành ruột ( như trong HC Henoch-
Schưnlein). Khoảng 2/3 bệnh nhân là con trai. Trên 90% lồng ruột vò trí hồi manh tràng.

Lồng ruột có thể khởi phát ở đoạn cuối hồi tràng vào manh tràng, lồng ruột hồi – manh
tràng, hoặc đoạn cuối hồi tràng vào hồi tràng rối khối lồng vào manh tràng, lồng ruột hồi –
hồi manh tràng. Khối lồng có thể ở manh tràng, lên đại tràng góc gan hay đại tràng ngang,
một số có thể tới đại tràng góc lách. Một số tác giả ghi nhận có sự phì đại của các tổ chức
lympho dưới niêm mạc ruột tạo yếu tố nguy cơ lông ruột.
Lồng ruột hồi – manh tràng. Lồng ruột non.
Bệnh nhân thường khởi phát đau bụng cấp, đột ngột, đau bụng từng cơn . Các cơn
đau bụng xuất hiện nhiều dần và gần nhau hơn, kèm ói. Một số trường hợp sảy ra sau vài
ngày bệnh nhân bò viêm nhiễm đường hô hấp hay viêm ruột.
Chẩn đoán:
ASP: giai đoạn sớm, không thấy hơi trong manh tràng và có thể thấy khối mờ vùng
dưới gan (chụp bụng nằm), nhưng không đặc hiệu. Giai đoạn trễ, hình ảnh tắc ruột với
nhiều mức khí dòch.
Siêu âm: cho thấy hình ảnh khối lồng rõ ràng, khối hình bia trên mặt cắt ngang và
hình giả thận trên mặt cắt dọc.
Lồng ruột hồi manh tràng.
LB: hình ảnh lõm chén. Khi có biến chứng tắc ruột, nếu cần chụp LB, phải sử dụng
thuốc cản quang iode tan trong nước.

Lồng ruột hồi manh tràng.
CT scanner: không có chỉ đònh để chẩn đoán lồng ruột. Nhưng có thể thấy hình ảnh
lồng ruột khi chụp CT trong các trường hợp tắc ruột, hoặc đau bụng cấp. CT scanner có chỉ
đònh trong các trường hợp lồng ruột tái phát nhiều lần để tìm nguyên nhân, nhưng thực
hiện khi không có lồng ruột.

Lồng ruột hồi manh tràng.
BƯỚU RUỘT NON
Bướu nguyên phát ruột non ở trẻ em rất hiếm, khi có thường là ác tính. Các biểu
hiện lâm sàng thừơng là đau bụng, tắc ruột hay xuất huyết tiêu hóa.
Polype ruột non ở trẻ em thường thấy trong bệnh cảnh đa polype gia đình.

Lymphoma là bệnh lý ác tính ống
tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em. Đa số
đều la Non-Hodgkin’s lymphoma. Thành
ruột dày, thường lệch tâm và dày >1cm,
khu trú hay lan toả. Tổn thương mật độ
mô và bắt thuốc cản quang kém. Lòng
ruột thường giãn. Hạch trong ổ bụng lan
tỏa. Có thể có dòch tự do.
Khối hạch lớn quanh mạch máu
“Sandwich sign”.

Lymphoma, dày thành ruột đoạn cuối hồi tràng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×