GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG BÁN LẺ
TẠI VIỆT NAM
GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Lớp: Ngân hàng Đêm 2 – Khóa 22.
Nhóm 6
1. Trần Thị Duyên
2. Bùi Bá Linh
3. Phạm Văn Linh
4. Văn Tấn Ngọc
5. Nguyễn Văn Phương
6. Lê Trung Quốc
7. Đăng Thị Phương Trang
2
NỘI DUNG
3
I.1 TỔNG QUAN DỊCH VỤ NHBL
Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công
nghệ Châu á – AIT:
“Dịch vụ NHBL là cung ứng trực tiếp sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi
nhánh, hoặc khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp
với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các
phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ
thông tin”
4
I.1 TỔNG QUAN DỊCH VỤ NHBL
Theo Jean Paul Votron - Ngân hàng Foties:
“Bán lẻ chính là vấn đề của phân phối, trong đó
triển khai các hoạt động tìm hiểu, xúc tiến,
nghiên cứu, thử nghiệm, phát hiện và phát triển
các kênh phân phối hiện đại- mà nổi bật là kinh
doanh qua mạng. Dịch vụ bán lẻ bao gồm ba
lĩnh vực chính: thị trường, các kênh phân phối,
dịch vụ và đáp ứng dịch vụ”.
5
I.1 TỔNG QUAN DỊCH VỤ NHBL
Từ điển Tài chính – Đầu tư – Ngân hàng –
Kế toán Anh Việt, NXB KH-KT 1999:
“Dịch vụ NHBL là các dịch vụ ngân hàng được
thực hiện với khách hàng là công chúng, thường
có quy mô nhỏ và thông qua các chi nhánh nhằm
đối lập với dịch vụ ngân hàng bán buôn là dịch vụ
ngân hàng dành cho các định chế tài chính và
những dịch vụ ngân hàng được cung cấp với số
lượng lớn”.
6
I.2 ĐẶC ĐIỂM DỊCH VỤ NHBL
Khách hàng chủ yếu là cá nhân và các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Giao dịch có số lượng lớn nhưng giá trị của mỗi
khoản giao dịch thường nhỏ.
Sản phẩm, dịch vụ đa dạng, được phát triển dựa
trên nền tảng của hệ thống CNTT hiện đại.
Dịch vụ được tiếp cận tới từng khách hàng
thông qua hệ thống phân phối đa dạng, rộng
khắp của ngân hàng.
7
I.2 ĐẶC ĐIỂM DỊCH VỤ NHBL
Tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện dịch vụ
NHBL của NHTM:
Giá trị thương hiệu;
Hiệu lực tài chính;
Tính bền vững của nguồn thu;
Tính rõ ràng trong chiến lược;
Năng lực bán hàng;
Năng lực quản lý rủi ro;
Khả năng tạo sản phẩm;
Thâm nhập thị trường;
Đầu tư vào nguồn nhân lực.
8
I.3 VAI TRÒ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL
Đối với nền kinh tế:
Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, góp
phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, cải thiện đời sống nhân dân.
Đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền, tận dụng
tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế.
Giảm dần lưu lượng tiền mặt trong nền kinh tế,
hạn chế thanh toán tiền mặt, tiết kiệm chi phí, thời
gian.
Tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia từ các
nguồn kiều hối.
9
I.3 VAI TRÒ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL
Đối với Ngân hàng:
Gia tăng nguồn thu nhập ổn định, chắc chắn từ
dịch vụ NHBL.
Tận dụng được nguồn vốn trong thanh toán của
khách hàng đang lưu ký trên tài khoản thanh toán,
ký quỹ.
Hạn chế rủi ro.
Mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh
tranh, góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân
hàng.
10
I.3 VAI TRÒ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL
Đối với Khách hàng:
Được đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình, thuận
tiện, an toàn, tiết kiệm trong quá trình thanh toán
và sử dụng nguồn thu nhập của mình.
Phát triển các dịch vụ trên nền tảng công nghệ
hiện đại giúp giảm được những chi phí dịch vụ, tiết
kiệm thời gian khi thực hiện giao dịch.
Giúp cá nhân, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn lực của mình.
11
I.4 SẢN PHẨM DỊCH VỤ NHBL
Huy động vốn từ khách hàng cá nhân, doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Tín dụng bán lẻ.
Dịch vụ thanh toán.
Dịch vụ ngân hàng điện tử.
Dịch vụ thẻ.
Dịch vụ bán lẻ khác: kiều hối, thu hộ, chi hộ, tư
vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch
vụ bảo hiểm, ủy thác đầu tư,
12
I.5 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL
Ngân hàng CitiBank:
Cung cấp dịch vụ thế chấp tài chính cá nhân,
khoản vay cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản tiền
gửi và đầu tư, dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và quỹ
quản lý.
Thẻ tín dụng liên kết với các ngành khác: hàng
không, bất động sản, thể thao như bóng đá và
golf,…
13
I.5 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL
Ngân hàng Bank of New York:
Cung cấp dịch vụ giải pháp tài chính: Quản lý tài
sản danh mục đầu tư, NHBL và dịch vụ của nhà
đầu tư chứng khoán.
Kinh doanh thẻ tín dụng với chiến lược lãi suất
thấp, có nhiều chương trình khuyến mãi, hợp tác
với các công ty cung cấp hàng hóa dịch vụ.
14
I.5 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL
Ngân hàng DBS Group Holdings:
Khai thác thẻ tín dụng, cho vay, các quỹ ủy thác
đầu tư, bảo hiểm và nghiệp vụ ngân hàng ưu
tiên.
Cung cấp các DVNH được đổi mới, các giải
pháp tài chính cho CN với chi phí hợp lý nhằm
đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong suốt
cuộc đời họ.
Cung cấp các điểm dịch vụ một cửa đáp ứng tất
cả các yêu cầu về DVNH của khách hàng.
Thành lập đội ngũ các nhà tư vấn đầu tư có
nhiều kinh nghiệm.
15
I.6 BÀI HỌC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL
Cung ứng dịch vụ theo đối tượng khách hàng.
Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới phục vụ để
nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng.
Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, hình thành
bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm.
Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc
khách hàng.
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên
nghiệp, có chất lượng cao.
Hiện đại hóa hạ tầng CNTT.
16
II.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL
17
II.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL
Giai đoạn 1990 – 1996:
Năm 1990, xuất hiện thẻ thanh toán tại thị
trường Việt Nam.
Năm 1993, VCB chính thức phát hành thẻ
Vietcombank card, tiếp đến các ngân hàng khác
lần lượt tham gia vào thị trường thanh toán thẻ,
trở thành thành viên của các tổchức VisaCard,
MasterCard,
Năm 1996, “Hiệp hội các ngân hàng thanh toán
thẻViệt Nam” ra đời với bốn thành viên sáng lập
gồm VCB, ACB, Eximbank và First Vinabank
18
II.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL
Giai đoạn 1997 – 2007:
Ngày 15/7/2002 Hệ thống thanh toán điện tử
liên ngân hàng được đưa vào vận hành Các
dịch vụ ngân hàng điện tử cũng bắt đầu xuất
hiện (E-Banking, Internet banking, ).
Giai đoạn 2008 – nay:
Các ngân hàng tích cực phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ ,đáp ứng nhu cầu càng cao của
người dân.
19
II.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL
Yếu tố ảnh hưởng tích cực:
Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt
Nam: Nhu cầu tài chính, yêu cầu dịch vụ ngày càng tăng
cao, sự đáp ứng của NHTM chưa thõa mãn được nhu cầu
của khách hàng.
Tư duy nhận thức của các Ngân hàng thương mại:Phát
triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ vừa cung ứng những dịch
vụ tiện ích cho nền kinh tế, ít rủi ro nhưng hiệu quả mang
lại khá cao…
Chiến lược phát triển:Việc phát triển các dịch vụ ngân
hàng bán lẻ đang là một trong những nội dung hoạch định
và thực thi chiến lược của từng hệ thống ngân hàng cũng
như ở tầm định hướng và quản lý vĩ mô của NHNN.
20
II.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL
Yếu tố ảnh hưởng tích cực:
Lợi thế về thị trường và năng lực cạnh tranh:Việt nam là một
đất nước đông dân, thị trường dịch vụ vẫn còn đang bỏ ngỏ,
có tiềm năng phát triển cao trong những năm tới, nhu cầu tiêu
dùng dân cư tăng cao.
Về sản phẩm: Các sản phẩm của ngân hàng điện tử ngày
càng trở nên rộng rãi và phổ biến: Số lượng người sử dụng
dịch vụ Internet Banking tăng, điểm chấp nhận thẻ gia tăng cả
số lượng và tiện ích; Các dịch vụ tín dụng tiêu dùng: phát triển
mạnh cả về danh mục và doanh số; Các sản phẩm liên kết,
bán chéo sản phẩm tài chính, được triển khai ngày càng
nhiều.
Công nghệ:Có lợi thế về lựa chọn và hiện đại hóa, ứng dụng
những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị
trường bán lẻ.
21
II.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL
Yếu tố ảnh hưởng tiêu cực:
Chiến lược phát triển của các NHTM có nhiều điểm
tương đồng.
Sự phối kết hợp giữa các NHTM trong thực hiện các
dịch vụ ngân hàng mới còn kém.
Khả năng tài chính của các ngân hàng còn thấp
Sản phẩm: Hiện dịch vụ NH khá đơn điệu, chưa tạo
được nhiều điểm nhấn khác biệt.
Hạn chế về phía NHNN : Quản lý nhà nước sẽ gặp
khó khăn do thiếu thông tin, kinh nghiệm quản lý, mặt
bằng công nghệ, nhận thức và trình độ.
22
II.3 KẾT QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ NHBL
Huy động vốn
23
II.3 KẾT QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ NHBL
24
II.3 KẾT QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ NHBL
Dịch vụ tín dụng
25