Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Giám sát tình hình thực hiện pháp luật người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.25 KB, 20 trang )

1
GIÁM SÁT
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC
Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
(Gọi tắt là “Xuất khẩu lao động”)
Đặng Như Lợi
Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội
HỘI THẢO
NÂNG CAO KỸ NĂNG GIÁM SÁT VÀ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
Tx. Hội An, tỉnh Quảng Nam, ngày 10-11/9/2009
2
Vị trí của xuất khẩu lao động
1. Là bộ phận cấu thành của chính sách việc làm
2. Đóng vai trò quan trọng góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập,
nguồn ngoại tệ, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, phong cách, kỉ
luật lao động…
3. Được ghi nhận trong văn kiện của Đại hội Đảng
4. Có Luật riêng để điều chỉnh
5. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước: Chính phủ giao cho Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội
3
Lịch sử của quá trình xuất khẩu lao động
Các giai đoạn chính:
(1) Thời điểm bắt đầu: 1978 – Hợp tác chuyên gia theo Nghị định của
Chính phủ
(2) Những năm 1980 - 1990: Hợp tác lao động với các nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu theo Nghị định của Chính phủ
(3) Giai đoạn 1991- 2007 (trước khi có Luật đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng) theo Nghị định của Chính phủ và
Bộ Luật lao động


(4) Giai đoạn từ tháng 7/2007 đến nay theo Luật người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Hiện nay có khoảng 500 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc
theo hợp đồng ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,
hàng năm gửi về cho gia đình khoảng gần 2 tỉ USD (Số ước tính
qua các ngân hàng, con số gửi ngoài không quản lí được)
4
Một số văn bản pháp luật hiện hành
-
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng (có hiệu lực tư 1/7/2007) và hàng loạt các văn bản được ban
hành để đáp ứng với quy định của Luật và tình hình mới:
- Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người Lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài.
- Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007, về việc thành lập,
quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
- Thông tư liên tịch số 08/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007, hướng
dẫn nội dung hợp đồng bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh và
thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
5
Một số văn bản pháp luật hiện hành (tiếp)

Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 4/9/2007
của Bộ LĐTBXH-BTC, Quy định cụ thể về tiền môi giới và dịch vụ
trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài


Quyết định số 19/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007, Ban hành
“Quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức
cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài”.

Quyết định số 18/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng
Bộ LĐTBXH, Ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết
cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài

Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày
4/9/2007, Quy định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh
nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng.
6
Một số văn bản pháp luật hiện hành (tiếp)

Quyết định số 18/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng
Bộ LĐTBXH, Ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết
cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Quyết định số 19/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007, Ban hành
“Quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức
cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài”.

Quyết định số 20/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 2/8/2007 của Bộ trưởng
Bộ LĐTBXH, Ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho
người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.


Và một số văn bản khác hướng dẫn về việc khám sức khỏe, chứng
nhận sức khỏe cho người lao động, hướng dẫn phòng ngừa, chống
các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý hình sự… đối với vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài
7
Lý do phải giám sát
-
Thực hiện Luật hoạt động giám sát của Quốc hội
-
Đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chính sách, pháp luật của
Nhà nước
-
Thu thập thông tin phục vụ công tác xây dựng pháp luật, điều chỉnh
chính sách và hoạt động chuyên môn
-
Đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cử tri và dư luận xã hội
-
Đề xuất, kiến nghị, thúc đẩy việc thực hiện pháp luật ở các cấp độ
khác nhau, góp phần giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc, khó
khăn, bất cập trong thực thi pháp luật
8
Hình thức và phương thức giám sát
-
Luật đã quy định cụ thể các loại giám sát và quy trình cụ thể: Giám
sát tối cao, giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân
tộc và các Ủy ban, Đoàn ĐBQH, Hội đồng Nhân dân…
-
Hình thức: Chất vấn, cho ý kiến về các báo cáo, văn bản có liên
quan, giám sát chuyên đề

-
Cách thức: Đa dạng (theo đoàn, theo nhóm, theo vấn đề, đi từ cơ
sở, cộng đồng….)

×