Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 1
PHẦN I: VẬT LIỆU ĐIỆN
Bài mở đầu: CẤU TẠO VẬT CHẤT - PHÂN LOẠI
1. Cấu tạo nguyên tử
Mọi vật chất đều cấu tạo từ các hạt cơ bản là Proton, nơtron và điện tử. Hạt nhân
nguyên tử cấu tạo bởi Proton và nơtron mang điện tích dương và bao quanh hạt nhân là các
điện tử mang điện tích âm cân bằng với điện tích dương của hạt nhân. Thông qua các dạng
liên kết cơ bản mà hình thành nên vật chất.
Mô hình nguyên tử của Bohr.
Trong nguyên tử điện tử chỉ có thể chuyển động trên những quỹ đạo
xác định, có bán kính nhất định, khi quay trên những quỹ đạo đó năng
lượng được bảo toàn.
Mỗi quỹ đạo ứng với một mức năng lượng xác định, quỹ đạo ở gần hạt nhân có mức
Nlượng nhỏ và ngược lại.
Khi điện tử CĐ từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác thì xảy ra sự hấp thụ hoặc giải
phóng năng lượng.
Theo cơ học lượng tử: chuyển động của các điện tử được mô tả bởi một hàm sóng.
Đối với một nguyên tử biệt lập thì hàm số này có tính đối xứng cầu, do đó điện tích của điện
tử phân bố tản và tạo thành một đám mây.
2. Các dạng liên kết
a. Liên kết cộng hoá trị:
Là mối liên kết của các nguyên tử hình thành phân tử bằng cách góp chung vác điện tử.
Phân tử có trọng tâm điện tích âm và dương trùng nhau là phân tử trung tính (trung
hoà). Các chất cấu tạo từ các phân tử này gọi là chất trung tính.
Phân tử có trọng tâm điện tích âm và dương không trùng nhau là phân tử lưỡng cực
(cực tính).
Phân tử lưỡng cực được đặc trưng bởi mô men lưỡng cực: m = q.l. Được tính bằng tích
số của điện tích với khoảng cách giữa 2 trọng tâm điện tích âm và dương.
b. Liên kết ion:
Được xác lập bởi lực hút giữa các ion trái dấu: NaCl = Na
+
+ Cl
-
Vật rắn có cấu tạo ion được đặc trưng bởi tính chất khá bền vững về cơ học và nhiệt độ
nóng chảy tương đối cao.
c. Liên kết kim loại:
Dạng liên kết này tạo nên tinh thể rắn. Kim loại được xem như 1 hệ thống cấu tạo từ
các ion (+) nằm trong môi trường các điện tử tự do chung. Lực hút giữa các ion (+) và điện
tử đã tạo nên tính nguyên khối của kim loại.
Sự tồn tại các điện tử tự do làm cho kim loại có tính óng ánh và tính dẫn điện dẫn nhiệt
cao. Tính dẻo của kim loại được giải thích bằng sự dịch chuyển và trượt lên nhau giữa các
lớp ion nên kim loại dễ cán kéo thành lớp mỏng.
d. Liên kết Vanđecvan:
Dạng liên kết này yếu, được tạo nên nhờ lực hút giữa các phân tử trung hòa, mạng tinh
thể không vững chắc. Thường có ở những chất có nhiệt độ nóng chảy thấp như: Parapin
Hình 0.1: Các lớp e trong nguyên tử Si
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 2
3. Phân loại vật liệu
a. Phân loại vật chất theo lý thuyết phân vùng năng lượng trong vật rắn:
Việc nghiên cứu quang phổ phát xạ của các chất khác nhau đã chứng tỏ rằng các
nguyên tử khác nhau có những trạng thái (mức) năng lượng xác định, khác nhau. Khi
nguyên tử ở trạng thái bình thường, mỗi lớp vỏ điện tử ứng với một trạng thái năng lượng
xác định (1 số trong các mức năng lượng được các điện tử lấp đầy) còn ở các mức năng
lượng khác cao hơn điện tử chỉ có thể có mặt khi nguyên tử nhận năng lượng từ bên ngoài.
Khi mất kích thích nguyên tử trở về trạng thái ban đầu và phát ra năng lượng thừa.
Khi các nguyên tử liên kết với nhau để tạo thành mạng tinh thể của vật rắn, do sự
tương hỗ giữa chúng lamg phân chia các mức năng lượng, dẫn đến sự xuất hiện nhiều mức
năng lượng mới nắm gần nhau trong phạm vi một
lớp. Các mức năng lượng đó tạo nên các dải năng
lượng khác nhau. Trong đó người ta quan tâm đến
hai dải chính đó là “dải hóa trị” (vùng điền đầy các
điện tử) và “dải dẫn” (các điện tử được tự do ở vùng
này), giữa hai dải này được ngăn cách bởi “dải cấm”.
Người ta dựa vào chiều rộng của dải cấm, để
phân chia vật liệu.
Điện môi: Là chất có vùng cấm lớn đến mức ở điều kiện bình thường sự dẫn điện bằng
điện tử không xảy ra. Chiều rộng vùng cấm của điện môi trong khoảng từ 1,5 đến vài eV (1
eV = 1,60207.10
-19
J)
Chất bán dẫn: Là chất có vùng cấm khá nhỏ có thể khắc phục nhờ nguồn năng lượng
bên ngoài.Chiều rộng vùng cấm chất bán dẫn bé: (0,2 ÷1,5) eV
Chất dẫn điện (Vật dẫn): Là chất có vùng đầy điện tử và vùng các mức năng lượng
tự do nằm kề nhau hoặc chồng lên nhau một phần. Vì vậy chỉ cần một tác động rất nhỏ điện
tử dễ dàng chuyển trạng thái.
b. Phân loại theo từ tính: 3 loại.
Nghịch từ: Là chất có độ từ thẩm < 1 và không phụ thuộc vào cường độ từ trường
ngoài. Ví dụ: Cu, Ag, Au, H
2
, khí hiếm, đa số các hợp chất hữu cơ, …
Thuận từ: Là chất có độ từ thẩm > 1 ( 1) và không phụ thuộc vào cường độ từ
trường ngoài. VD, muối sắt, các muối Côban và Niken,kim loại kiềm
Chất dẫn từ: Là chất có độ từ thẩm >>1 và phụ thuộc vào cường độ từ trường ngoài.
Ví dụ: Fe, Ni, Coban và các hợp kim của chúng.
Hình 0.2: Mô hình dải năng lượng của nguyên tử (a),
và của vật rắn (b).
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 3
PHẦN I: VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN
0.1. ĐIỆN MÔI TRONG ĐIỆN TRƯỜNG
Khi đặt vật liệu cách điện vào trong điện trường, tuỳ theo dạng cường độ điện
trường(mạnh hay yếu, 1 chiều hay xoay chiều hay xung kích, tần số của điện trường ), thời
gian tác động của điện trường cũng như các yếu tố môi trường: độ ẩm (%), nhiệt độ (T), áp
suất (P) … mà trong điện môi xảy ra những hiện tượng với bản chất vật lý rất khác nhau.
Trong đó có hai hiện tượng cơ bản là hiện tượng dẫn điện và hiện tượng phân cực điện môi.
Hiện tượng phân cực: Là sự dịch chuyển có giới hạn của các điện tích liên kết hoặc sự
định hướng của các phân tử lưỡng cực.
Trong quá trình phân cực tạo nên dòng phân cực, và thường được đánh giá bằng hằng
số điện môi và góc tổn thất điện môi (nếu quá trình phân cực kèm theo phân tán năng
lượng sẽ làm cho điện môi nóng lên)
Do trong điện môi kỹ thuật bao giờ cũng có điện tích tự do nên dưới tác động của điện
áp trong nó sẽ xuất hiện dòng điện dẫn có trị số nhỏ chạy xuyên qua bề dày điện môi và
theo bề mặt của nó. Dòng điện rò, kết hợp với dòng phân cực tạo nên tính dẫn điện của điện
môi.
Do trong điện môi xuất hiện dòng dẫn nên gây nên tổn thất điện môi, làm cho điện
môi nóng lên. Tổn thất điện môi được đánh giá thông qua hệ số tổn thất điện môi, tg
Mỗi điện môi ứng với chiều dày nhất định chỉ chịu được một giá trị điện áp nhất định.
Khi điện áp vượt quá giá trị tới hạn đó điện môi sẽ bị đánh thủng, vật liệu mất hoàn toàn các
thuộc tính cách điện. Được đánh giá thông qua độ bền điện E
đt
Trong quá trình vận hành ngoài tác động của điện trường, điện môi còn chịu tác động
của các yếu tố môi trường và các tác động cơ, nhiệt khác… Sau một thời gian các tính chất
cơ, lí, hoá và điện của điện môi bị thay đổi (thường là kém đi) - đó là sự hoá già điện môi.
Chương 1
SỰ PHÂN CỰC ĐIỆN MÔI
1.1. SỰ PHÂN CỰC ĐIỆN MÔI VÀ HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI
1. Sự phân cực điện môi
Xét 1 điện môi đặt giữa 2 bản cực nối vào 1 mạch điện.
Dưới tác dụng của điện trường ngoài, các điện tích của điện môi
dịch chuyển về các điện cực cùng chiều hoặc ngược chiều điện
trường tuỳ theo dấu của chúng.
Các phân tử lưỡng cực (nếu có) sẽ định hướng theo hướng
điện trường.
Hình 1.1. Hiện tượng phân cực điện môi
Khi điện trường càng tăng mật độ di chuyển càng lớn, sự phân cực càng mạnh. Khi
điện trường giảm sự phân cực giảm dần cho đến khi điện trường ngoài = 0 thì các điện tích
trở về trạng thái ban đầu.
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 4
Kết quả của quá trình phân cực: tại bề mặt tiếp giáp của điện môi với các điện cực
xuất hiện các lớp điện tích trái dấu. Trong điện môi xuất hiện điện trường phụ E
’
ngược
chiều với điện trường ngoài.
Khi điện môi được đặt giữa 2 điện cực và nối vào mạch điện thì có thể xem như 1 tụ
điện và điện tích Q của tụ được xác định:
Q = C.U với C: Điện dung của tụ
U: Điện áp đặt vào tụ
Điện lượng Q ở giá trị điện áp xác định có 2 thành phần: Q = Q
0
+ Q’ (1.1)
Q
0
: Điện tích của tụ có cùng kích thước, nhưng giữa 2 điện cực là chân không.
Q’: Điện tích tạo bởi sự phân cực điện môi.
2. Hằng số điện môi
Để đánh giá mức độ phân cực của điện môi, người ta đưa ra khái niệm hằng số điện
môi tương đối, ký hiệu là , gọi tắt là “Hằng số điện môi”. Nó được dùng để đặc trưng cho
chất lượng điện môi và không phụ thuộc vào việc chọn hệ đơn vị.
00
0
0
Q
'Q
1
Q
QQ
Q
Q
(1.2)
Hằng số điện môi là tỷ số giữa điện tích của tụ chứa điện môi ấy khi có điện áp xác
định với điện tích của tụ cùng kích thước cùng điện áp nhưng giữa các cực là chân không.
1.2. CÁC CƠ CHẾ PHÂN CỰC CHÍNH CỦA ĐIỆN MÔI
1. Các dạng phân cực: Dựa vào thời gian phân cực ta có 2 dạng phân cực điện môi
*) Phân cực nhanh: Sự phân cực xảy ra tức thời, đàn hồi hoàn toàn, không phát tán
năng lượng. Trên sơ đồ thay thế được biểu diễn bằng một tụ điện.
*) Phân cực chậm: Sự phân cực không xảy ra tức thời, tăng giảm 1 cách chậm chạp và
có kèm theo sự phát tán năng lượng trong điện môi và làm cho điện môi nóng lên. Trên sơ
đồ thay thế được biểu diễn bằng một tụ điện mắc nối tiếp một điện trở.
2. Các cơ chế phân cực
Một số cơ chế phân cực có thể thấy ở nhiều điện môi khác nhau, trong một loại điện
môi có thể thấy tồn tại đồng thời nhiều cơ chế phân cực khác nhau.
a. Phân cực điện tử nhanh
Là sự chuyển dịch đàn hồi và sự biến dạng các lớp vỏ điện tử của nguyên tử hoặc ion.
Thời gian xảy ra rất nhanh (t 10
-15
s) do đó sự phân cực điện tử được coi là tức thời. Sự
phân cực điện tử có ở tất cả các loại điện môi và không gây tổn thất năng lượng.
Hệ số phân cực điện tử phụ thuộc vào bán kính phân tử R
0
: = 4..
0
R
0
3
(1.5)
b. Phân cực ion nhanh
Đặc trưng cho vật rắn có cấu tạo ion và được xác định bởi sự chuyển dịch đàn hồi của
các ion liên kết. Khi nhiệt độ tăng phân cực ion tăng. Thời gian xác lập phân cực này: t 10
-
13
s.
Hệ số phân cực: = 4..
0
(a/2)
3
(1.6)
Với a là khoảng các giữa các ion (+) và (-) khi 0E
c. Phân cực Lưỡng cực chậm
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 5
Xảy ra ở các điện môi có cấu tạo phân tử lưỡng cực. Các phân tử lưỡng cực ở trạng
thái chuyển động nhiệt hỗn loạn được định hướng 1 phần dưới tác dụng của điện trường gây
nên sự phân cực. Quá trình định hướng của các phân tử phải thắng được lực của chuyển
động nhiệt và vì vậy có kèm theo tổn hao năng lượng.
Hệ số phân cực phụ thuộc vào mômen lưỡng cực và nhiệt độ: =
KT
m
3
2
0
(1.7)
Với: m
0
- mômen lưỡng cực trung bình; K =1,38.10
-23
J/
0
K – hằng số Bônzơmal; T-
nhiệt độ tuyệt đối.
d. Phân cực ion chậm
Xảy ra trong các điện môi có cấu tạo ion mà mối liên kết ràng buộc giữa các ion
không chặt chẽ. Các ion liên kết yếu của chất trong khi chuyển động nhiệt hỗn loạn còn
nhận thêm các chuyển dịch thừa theo hướng điện trường.
Thường quan sát thấy ở thuỷ tinh vô cơ và 1 số chất vô cơ mà tinh thể ion ràng buộc
không chặt. Sau khi loại bỏ điện trường sự định hướng của các ion yếu dần theo quy luật
hàm số mũ.
Sự phân cực ion chậm tăng cùng với sự tăng của nhiệt độ.
e. Phân cực điện tử chậm
Đặc trưng cho các điện môi có hệ số khúc xạ cao, trường bên trong lớn và có tính dẫn
điện - điện tử. Nói cách khác: là các điện môi có các điện tử khuyết tật thừa hoặc các lỗ
hổng được kích thích bằng nhiệt năng.
Hằng số điện môi phụ thuộc vào nhiệt độ và có 1 vài điểm cực đại thậm chí cả khi
nhiệt độ âm.
f. Phân cực cấu kết cấu
Xảy ra trong vật rắn có cấu tạo không đồng nhất và khi có tạp chất. Sự phân cực này
biểu hiện ở tần số thấp kèm theo tổn hao năng lượng đáng kể. Nguyên nhân của sự phân cực
này là do các chất dẫn điện và bán dẫn lẫn trong điện môi kỹ thuật, sự tồn tại của các lớp có
độ dẫn điện khác nhau.
g. Phân cực tự phát
Dạng phân cực này tồn tại ở dạng điện môi đặc biệt Xenhit kèm theo khuếch tán năng
lượng đáng kể (có toả nhiệt).
của phân cực tự phát phụ thuộc không đường thẳng vào trị số cường độ điện trường
và đặc trưng bởi điểm cực đại ở 1 nhiệt độ xác định.
*)Sơ đồ đẳng trị của điện môi mà trong đó xảy ra đầy đủ các cơ chế phân cực được
chỉ ra trên hình vẽ.
Hình 1.2: Sơ đồ đẳng trị của điện môi
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 6
Trong đó: U là điện áp nguồn.
Nhánh 1: Điện dung C
0
và điện tích Q
0
của tụ khi điện môi là chân không.
Nhánh 2÷ 8: Điện dung và điện tích của các cơ chế phân cực: Phân cực điện tử, phân
cực ion, phân cực lưỡng cực chậm, phân cực ion chậm, điện tử chậm, phân cực tự phát và
phân cực cấu (kết cấu).
Nhánh 9: R
CĐ
là điện trở cách điện hay còn gọi là điện trở thật của điện môi. Nhánh
này đặc trưng cho dòng điện rò qua điện môi.
1.3. HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI CỦA CÁC ĐIỆN MÔI KHÍ – LỎNG – RẮN
1. Hằng số điện môi của điện môi khí
Các chất khí có mật độ phân tử rất nhỏ do đó sự phân cực của chất khí không đáng kể
và hằng số điện môi của chất khí =
2
1. Để xác định hằng số điện môi, ta có thể sử dụng
phương trình Claudiut-Môxôpchi:
0
.3
.
2
1
N
(1.8)
Đối với điện môi khí 1, nên (1.8)
00
.
1
.
1
TK
PN
(1.9)
Với
TK
P
N
.
là mật độ phân tử, P (at), T(
0
K), là hệ số phân cực
*Với điện môi khí trung tính:
Chỉ tồn tại cơ chế phân cực điện tử nhanh, nên =
e
=4..
0
R
0
3
Từ (1.9), ta nhận thấy bán kính phân tử càng lớn,
hằng số điện môi càng lơn.
Hằng số điện môi tỷ lệ thuận với áp suất (P), tỷ lệ
nghịch với nhiệt độ (T), hình 1.2.
Hình 1.2: Quan hệ
=f(P), khi T là hằng số và
=f(T), khi P là hằng số
Để đánh giá ảnh hưởng của vào nhiệt độ, người ta tính hệ số nhiệt của hằng số điện
môi:
dt
d1
TK
[độ
-1
] (1.10)
Với chất khí trung hòa : 0
.
)1(1
TdT
d
TK
(1.11)
*Với chất khí cực tính tồn tại hai cơ chế phân cực chính đó là cơ chế phân cực điện tử
nhanh (là chủ yếu), và cơ chế phân cực lưỡng cực chậm. Do vậy =
e
+
lc,
phương trình
(1.8)
0
2
2
0
00
.).(3
.
.
1)(1
TK
mP
TK
PN
e
lce
(1.12)
Hằng số điện môi phụ thuộc vào bán kính nguyên tử, mức độ cực tính, áp suất và nhiệt
độ.
Hệ số nhiệt của hằng số điện môi :
T.T.
TK
2
1
(độ
-1
) (1.13)
2. Hằng số điện môi của điện môi lỏng
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 7
Do đặc điểm cấu tạo phân tử, điện môi lỏng được phan thành hai nhóm: Điện môi
lỏng trung tính (Dầu máy biến áp, benzen, toluene…) và điện môi lỏng cực tính (Dầu thầu
dầu, xôvôn, xôvtôn, rượu, nước …)
*. Hằng số điện môi của điện môi lỏng trung tính
Điện môi của chất lỏng trung tính được đặc trưng bởi
phân cực điện tử nhanh
do vậy
2
2÷ 2,5 và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
mà không phụ thuộc vào áp suất và tần số.
Hình 1.3. Quan hệ giữa
của chất lỏng trung hoà với nhiệt độ và tần số
Về trị số tuyệt đối TK
của chất lỏng trung tính gần bằng hệ số giãn nở thể tích của
chất lỏng (nhưng ngược dấu).
v
TK
dT
d
TK
3
211
(độ
-1
) (1.14)
với TK
v
=
dT
dV
V
1
là hệ số nhiệt của thể tích.
*. Hằng số điện môi của chất lỏng cực tính
Chất lỏng cực tính tồn tại đồng thời phân cực điện tử và phân cực lưỡng cực chậm
(chủ yếu).
Có nhiều thuyết đưa ra để tính của điện môi cực tính, nói chung việc tính của chất
lỏng cực tính rất phức tạp. Mỗi công thức trên đều kèm giả thiết nên đều có tính chất gần
đúng. Thường dùng phương trình Clauđiút-Môxốtchi:
KT
m
N
e
332
1
2
0
0
(1.15)
Quan hệ giữa và nhiệt độ của chất lỏng lưỡng cực phức tạp hơn của chất lỏng trung
hoà. Khi nhiệt độ tăng lúc đầu biến đổi rất ít. Sau đó tăng mạnh theo đường dốc đứng đạt
cực đại rồi giảm dần. Nhiệt độ mà ở đó tăng nhanh ứng với khi đó chất lỏng có độ nhớt
giảm đột ngột phân tử lưỡng cực có khả năng tự định hướng tạo nên sự phân cực phụ của
điện môi.
Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ thì giảm do chuyển động
nhiệt của phân tử tăng lên, cản trở sự định hướng theo chiều
điện trường.
3. Hằng số điện môi của điện môi rắn
Đặc điểm của điện môi rắn là rất đa dạng về cấu trúc và
thành phần, do vậy hằng số điện môi có giá trị lớn và nằm
trong một dải rộng.
a. Hằng số điện môi của điện môi rắn trung hoà
Điện môi này cấu tạo từ các phân tử trung hoà và chỉ có phân cực điện tử: =
2
, là
loại có bé nhất. Quan hệ của theo nhiệt độ được xác định bởi sự biến đổi số phân tử
trong 1 đơn vị thể tích.
Hình 1.4:
=f(t
0
), f
1
<f
2
<f
3
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 8
Hệ số nhiệt của hằng số điện môi vẫn có thể tính theo công thức (1.14)
b. Hằng số điện môi của điện môi rắn có kết cấu tinh thể ion
Điện môi rắn là các tinh thể ion mà các hạt được ràng buộc chặt chẽ có phân cực điện
tử và ion nhanh. Có hằng số điện môi nằm trong 1 phạm vi rộng.
Khi nhiệt độ tăng không phải chỉ có mật độ của vật chất bị giảm mà còn xảy ra hiện
tượng tăng khả năng phân cực của các ion nên hệ số nhiệt độ của có thể có giá trị dương.
Điện môi rắn là các tinh thể ion có kết cấu ion không chặt
chẽ ngoài phân cực điện tử và ion nhanh còn có phân cực ion
chậm. Trong nhiều trường hợp đặc trưng bằng không cao và
hệ số nhiệt độ dương có trị số lớn.
c. Hằng số điện môi của điện môi rắn hữu cơ cực tính
Điện môi này có phân cực lưỡng cực chậm ở trạng thái rắn (Xenlulo, và các sản phẩm
của nó như: Giấy, bông vải, sợi, bìa cattong Ngoài ra còn các chất nhựa hữu cơ được
trùng hợp như: phenol focmađêhyt, golovac ) và cả nước đá. Hằng số điện môi của chúng
phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và tần số của điện áp đặt vào giống ở các chất lỏng lưỡng cực.
d. Hằng số điện môi của điện môi rắn có cấu tạo không đồng nhất
Điện môi loại này là hỗn hợp của các thành phần có hằng số điện môi khác nhau.
của điện môi phức tạp này có thể tính gần đúng theo công thức tổng quát:
x
=
1
1
x
+
2
2
x
(1.16a)
Trong đó: ,
1
,
2
là hằng số điện môi của hỗn hợp và của từng thành phần;
1
,
2
là nồng độ theo thể tích của các thành phần:
1
+
2
= 1
x là hằng số đặc trưng cho sự phân bố các thành phần, có giá trị từ 1 -1
Khi mắc song song các thành phần (các điện môi đặt song song với phương của điện
trường nghĩa là mắc nối tiếp 2 tụ): x = +1 =
1
1
+
2
2
(1.16b)
Khi mắc nối tiếp các thành phần (các điện môi đặt vuông góc với phương của điện
trường nghĩa là mắc song song 2 tụ): x = -1
2
2
1
1
1
(1.16c)
Khi các thành phần phân bố hỗn loạn: ln =
1
ln
1
+
2
ln
2
(1.16d)
Trường hợp tổng quát ta có tổ hợp cách điện gồm n chất điện môi khác nhau thì ta tính
cho từng cặp 2 chất một rồi tính tiếp cho đến n chất.
Hệ số nhiệt của của tổ hợp cách điện: TK
= TK
1
1
+ TK
2
2
(1.17)
e. Hằng số điện môi của điện môi Xenhit:
rất lớn và phụ thuộc rõ rệt vào cường độ điện trường và nhiệt độ.
Đặc điểm nổi bật của điện môi Xenhit là hiện tượng điện trễ (cảm ứng điện biến đổi
chậm sau cường độ điện trường)
Nhiệt độ mà ở đó đạt trị số cực đại gọi là điểm Quyri. Với nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ
Quyri thuộc tính Xenhit của vật liệu không còn nữa. không phụ thuộc cường độ điện
trường nữa.
Hình 1.5: Quan hệ
=f(t
0
) của sứ cách điện
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 9
Chương 2
TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA ĐIỆN MÔI
2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG
Trước khi ổn định và đạt được trạng thái cân bằng quá
trình phân cực và chuyển dịch các điện tích ràng buộc trong
vật sẽ tạo nên dòng phân cực hoặc chuyển dịch trong điện môi.
Mặt khác: trong các điện môi kỹ thuật luôn tồn tại điện tích tự
do làm xuất hiện các dòng điện rò
có trị số nhỏ.
*) Tóm lại: Khi đặt điện môi trong điện trường E, điện
áp là U, đo trị số dòng điện đi qua điện môi, ta thấy dòng biến
thiên theo thời gian và: i = i
rò
+i
pc
(2.1)
Quan hệ của dòng điện qua điện môi theo thời gian, hình 2.2
Từ đồ thị ta thấy: Khi đặt điện áp 1 chiều sau khi quá trình phân cực hoàn thành chỉ
còn dòng điện rò chạy qua điện môi. Ở điện áp xoay chiều nó tồn tại trong suốt thời gian có
điện áp.
Cần chú ý, người ta thường dựa vào trị số dòng điện dò để đánh giá chất lượng của vật
liệu cách điện
Điện trở thật của điện môi R
cđ
tính như sau: R
CĐ
=
pc
ii
U
(2.2)
i: Dòng điện đo được; U: Điện áp đặt vào
i
PC
: Tổng các dòng điện do các cơ chế phân cực chậm gây nên
Việc xác định các dòng phân cực gặp khó khăn nên điện trở của điện môi thường
được tính:
'
I
U
R
CĐ
(2.3)
Với I’ là dòng đo được sau 1 phút kể từ lúc đóng điện áp một chiều.
Độ dẫn điện của vật liệu cách điện được xác định bởi trạng thái của chất khí, lỏng,
rắn và phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ của môi trường xung quanh.
Để so sánh, đánh giá các vật liệu khác nhau ta có thể dùng điện trở suất khối
v
và
điện trở suất mặt
s
.
Về trị số điện trở suất khối
v
bằng điện trở của khối lập phương có cạnh bằng 1 cm
khi dòng điện chạy qua 2 mặt đối diện của khối đó. (cm). Với mẫu vật liệu phẳng và điện
trường đồng nhất ta có:
v v
S
R
h
(cm) (2.4)
(với: R
v
là điện trở khối của khối mẫu (), S là diện tích điện cực (cm
2
), h là chiều
dày khối mẫu (cm)). Điện dẫn suất khối
1
vv
(
-1
cm
-1
).
Hình 2.1
Hình 2.2
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 10
Về trị số điện trở suất mặt
s
bằng điện trở của 1 hình vuông trên bề mặt của vật liệu
khi dòng điện chạy qua 2 cạnh đối diện của hình vuông đó. (). Có thể tính điện trở suất
mặt
s
theo công thức:
l
d
R
ss
() (2.5)
(R
s
là điện trở bề mặt của mẫu vật liệu giữa các điện cực song song có chiều rộng d
nằm cách nhau 1 khoảng l),
1
ss
(
-1
).
2.2. TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA ĐIỆN MÔI KHÍ
Trong các chất khí luôn tồn tại các điện tử tự do, các ion dương va ion âm. Những
điện tích này được tạo nên nhờ quá trình ion hóa và kết hợp tự nhiên
Quá trình ion hóa là quá trình tách các điện tử ra khỏi phân tử hoặc ion khi phân tử
hoặc ion nhận được năng lượng tác động từ bên ngoài. (bức xạ mặt trời, các tia phóng xạ,
điện trường ). Quá trình ion hóa tự nhiên là quá trình ion hóa xảy ra dưới tác động của các
yếu tố tự nhiên.
Ngược lại, quá trình tái hợp là quá trình kết hợp các điện tích trái dấu tạo thành phân
tử trung hòa, khi đó năng lượng được giải phóng dưới dạng các photon.
Số lượng điện tích xuất hiện trong quá trình ion hóa tự nhiên là rất nhỏ, do vậy điện
dẫn của điện môi khí là rất bé, hầu hết các chất khí ở một điều kiện nào đó là những điện
môi tốt. Nếu vì l do nào đó quá trình ion hóa phát triển mạnh
thì lượng điện tích trong điện môi khí tăng nhanh và điện dẫn
cũng tăng lên đáng kể.
Đặc tính Von-Ampe (V-A) của điện môi khí được thể
hiện như hình vẽ 2.3
Ở đoạn đầu đường cong quan hệ dòng và áp là tuyến tính
Khi điện áp đạt giá trị U
1
các ion chưa kịp tái hợp đã bị
kéo về các điện cực và bị trung hoà trên các điện cực (dòng
bão hoà).
Khi điện áp đạt giá trị U
2
(giới hạn thứ hai) điện dẫn tự duy trì xuất hiện làm cho
dòng trong chất khí lại tăng.
Điều này có thể giải thích dựa trên cơ sở của hiện tượng ion hóa do va chạm khi
cường độ điện trường đặt lên điện môi có trị số lớn sẽ gây nên phóng điện tạo thành dòng
Plasma nối liền giữa 2 điện cực, chất khí trở nên dẫn điện, dòng tăng lên theo hàm số mũ.
2.3. TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA ĐIỆN MÔI LỎNG
Độ dẫn điện của điện môi lỏng có liên quan chặt chẽ với cấu tạo phân tử của chất
lỏng. Nhiệt độ, nồng độ tạp chất có ảnh hưởng đáng kể tới điện dẫn của điện môi lỏng.
Dòng điện trong chất lỏng có thể xác định được bởi sự chuyển dịch của các ion hoặc hạt
mang điện tương đối lớn ở dạng keo.
2.3.1 Điện dẫn ion của điện môi lỏng.
Hình 2.3
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 11
Khác với điện môi khí, trong điện môi lỏng các điện tích tự do xuất hiện không chỉ do
quá trình ion hóa tự nhiên mà còn do quá trình phân ly các phân tử của chính bản thân chất
lỏng và tạp chất.
Trong điện môi kỹ thuật bao giờ cũng tồn tại một số lượng tạp
chất nhất định. Thông thường các phân tử tạp chất rễ bị phân ly hơn
các phân tử của chính điện môi đó. Do vậy điện dẫn của điện môi lỏng
bao gồm điện dẫn của điện môi chính và điện dẫn của tạp chất.
Trên hình vẽ biểu diễn mối quan hệ giữa dòng và áp của điện
môi lỏng.
Đường (1): Đặc tuyến V-A của điện môi lỏng có chứa nhiều tạp
chất. Trên đồ thị ta không thấy dòng điện bão hòa, dòng điện tăng
tuyến tính với
Hình 2.4: Đặc
tính V-A của điện
môi lỏng
điện áp đến giá trị U
th
, sau đó xuất hiện quá trình ion hóa va chạm, điện tích tăng theo hàm
mũ, I tăng nhanh và dẫn tới phóng điện trong điện môi lỏng.
Đường (2): Các chất lỏng tinh khiết (Được điều chế trong phòng thí nghiệm), trên
đường đặc tuyến V-A vẫn xuất hiện một đoạn nhỏ giống như đoạn bão hòa của điện môi
khí.
Điện dẫn ion của điện môi lỏng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng,
chuyển động nhiệt của các phân tử điện môi lỏng sẽ tăng, lực liên kết giữa các phân tử
giảm, độ nhớt cũng giảm theo, mức độ phân ly của các phân tử do nhiệt sẽ tăng lên và làm
tăng điện dẫn của điện môi lỏng.
2.3.2. Điện dẫn điện di
Được tạo nên bởi sự chuyển động có hướng của các phân tử mang điện tích dưới tác
dụng của điện trường bên ngoài
Điện môi lỏng chứa các tạp chất ở dạng keo, xơ, sợi, bụi bẩn, huyền phù lơ lửng
bên trong, do quá trình chuyển động nhiệt các tạp chất này ma sát với phân tử điện môi và
chúng bị nhiễm điện. Tùy theo () của tạp chất lớn hay nhỏ so với () của điện môi lỏng mà
tạp chất có thể bị nhiễm điện tích dương hay âm.
Dưới tác dụng của điện trường các khối điện tích này sẽ chuyển động (Khối điện tích
+ sẽ chuyển động về phía bản cực – và ngược lại), chúng tạo nên dòng điện dẫn điện di.
Thực chất dòng điện này là sự chuyển động của khối mang điện tích dưới tác dụng của điện
trường. Đối với điện áp một chiều, sẽ xảy ra hiệu ứng lam sạch điện môi, với điện áp xoay
chiều thì không có.
Ngoài những yếu tố trên thì điện dẫn của điện môi lỏng còn phụ thuộc vào tính chất
cực tính của điện môi. Điện dẫn của điện môi sẽ tăng lên nếu () lớn.
Bảng 2.1: Giá trị điện trở suất khối (
v
) và hằng số điện môi (
) của một số điện môi lỏng
Chất lỏng Cấu tạo
Điện trở suất khối
v
(
cm) ở 20
0
C
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 12
Ben zen
Dầu biến thế
Dầu xăng
Trung hoà
10
13
- 10
14
10
12
- 10
15
10
12
- 10
15
2,2
2,2
2,0
Xôvôn
Thầu dầu
Cực tính yếu
10
10
- 10
12
10
10
- 10
12
4,5
4,6
Axêtôn
Rượu Êtylíc
Nước cất
Cực tính mạnh
10
6
- 10
7
10
6
- 10
7
10
5
- 10
6
22
33
82
2.4. TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA ĐIỆN MÔI RẮN
2.4.1. Điện dẫn của điện môi rắn có cấu trúc mạng lưới nguyên tử phân tử.
Trong các điện môi có mạng lưới nguyên tử hoặc phân tử tính dẫn điện chỉ tồn tại khi
có tạp chất.
Trong các chất kết tinh có mạng phân tử (lưu huỳnh, parafin ) điện dẫn xuất nhỏ và
được xác định chỉ bởi tạp chất.
Điện dẫn của các chất không định hình liên quan trước hết đến thành phần của chúng.
Các chất hữu cơ cao phân tử có điện dẫn suất phụ thuộc mạnh vào các yếu tố: thành phần
hoá học, các tạp chất, mức độ trùng hợp, mức độ lưu hoá Các thuỷ tinh vô cơ hợp thành 1
nhóm lớn các chất không kết tinh. Độ dẫn điện của nó liên quan chặt chẽ tới thành phần hoá
học, cho phép nhận được điện dẫn xuất theo yêu cầu định trước.
Nếu đưa vào thành phần của thuỷ tinh những axít kim loại kiềm sẽ làm điện dẫn suất
tăng mạnh, độ tăng phụ thuộc vào bán kính của các ion: bán kính nhỏ thì điện dẫn suất tăng
nhiều hơn. Nếu đưa vào các a xít kim loại nặng (bari, chì ) sẽ làm giảm đáng kể điện dẫn
suất của thuỷ tinh.
Điện dẫn suất của các điện môi rắn xốp khi bị hút ẩm với 1 lượng không đáng kể
cũng tăng lên rất mạnh.
Điện dẫn của nhóm điện môi này phụ thuộc nhiều vào độ ẩm không khí
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của độ ẩm không khí (
%), và nhiệt độ tới
v
của điện môi rắn
xốp
Điện trở suất khối
v
(cm)
Tên vật liệu
Độ ẩm tương đối %=0%,
t=20
o
C
%=70%, t=20
o
C %=0%, t=100
o
C
Đá hoa
10
14
10
16
10
8
10
10
10
12
10
14
Gỗ
10
13
10
14
10
8
10
9
10
12
10
13
Phíp
10
13
10
14
10
8
10
9
10
10
10
11
2.4.2. Điện dẫn của điện môi rắn có cấu trúc tinh thể ion.
Trong điện môi rắn có cấu trúc tinh thể ion độ dẫn điện được xác định chủ yếu do sự
chuyển dịch các ion đã được giải phóng bởi ảnh hưởng dao động của chuyển động nhiệt.
Ở nhiệt độ thấp các ion chuyển dịch là các ion liên kết yếu (ion của tạp chất). Ở nhiệt
độ cao cả 1 số ion của mạng tinh thể cũng được giải phóng.
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 13
Trên đây ta nghiên cứu độ dẫn điện của vật rắn khi cường độ điện trường tương đối
thấp. Khi cường độ điện trường có trị số lớn cần phải tính đến khả năng xuất hiện dòng điện
từ trong điện môi tinh thể. Dòng này sẽ tăng nhanh khi cường độ điện trường tăng.
2.4.3. Điện dẫn bề mặt của điện môi rắn
Khi điện môi rắn đăt trong môi trường khí hoặc lỏng, trên bề mặt điện môi rắn tồn tại
các điện tích của bản thân điện môi và do các bụi bẩn hay lớp nước gây nên. Các điện tích
này sẽ tạo nên dòng điện dẫn bề mặt
Điện dẫn này phụ thuộc chủ yếu vào bề dày của lớp ẩm, lượng tạp chất, tình trạng bề
mặt và bản chất của điện môi.
Trị số độ ẩm tương đối của môi trường xung quanh là yếu tố quyết định đối với điện
dẫn suất mặt của điện môi. Khi độ ẩm tương đối > 60 80% thì điện dẫn suất mặt tăng rõ
rệt.
Điện dẫn suất mặt càng thấp khi cực tính của vật liệu càng yếu, bề mặt điện môi càng
sạch và nhẵn.
Theo điện dẫn mặt có thể phân tích vật liệu thành 3 nhóm:
+ Điện môi không hoà tan trong nước: Các điện môi trung hoà và cực tính yếu không
bị nước thấm ướt (parafin, polystirol ). Các điện môi có cực tính bị nước thấm ướt (1 số
loại gốm). Loại này có điện trở suất bề mặt cao, ít phụ thuộc độ ẩm của môi trường xung
quanh (điện môi cực tính chỉ có thể có điện trở suất bề mặt cao trong môi trường ẩm nếu bề
mặt không bẩn).
+ Điện môi hoà tan 1 phần trong nước (thuỷ tinh kỹ thuật): có điện trở suất mặt thấp
hơn và phụ thuộc đáng kể vào độ ẩm.
+ Điện môi có cấu tạo xốp (sợi, chất dẻo, đá hoa ): Trong môi trường ẩm loại này có
điện dẫn suất mặt lớn.
*) Nhận xét: Muốn nâng cao điện trở suất mặt người ta dùng phương pháp làm sạch
bề mặt: Rửa bằng nước, bằng các chất hoà tan, xấy khô trong chân không (ở 600 700
0
C)
sau đó ngâm trong sơn tẩm hoặc dầu, sử dụng sơn quét hoặc tráng men, thường xuyên vệ
sinh thiết bị nếu có thể, cũng có thể đun lâu trong nước cất với những vật liệu không thấm
nước.
Chương 3
TỔN THẤT ĐIỆN MÔI
3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
*) Khái niệm: Tổn thất điện môi là phần năng lượng tản ra
trong điện môi trên 1 đơn vị thời gian làm cho điện môi nóng lên
khi có điện trường tác động.
Đối với điện áp 1 chiều tổn thất điện môi chủ yếu do dòng
điện rò: P = R.I
2
(3.1)
Đối với điện áp xuay chiều tổn thất do cả dòng điện rò và dòng phân cực gây nên
cos IUP
(3.2a)
Từ hình vẽ 3.1 ta thấy
tgCUtgIUIUIUP
CRtt
cos
2
(3.2b)
Hình 3.1
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 14
Với
1
CRI
I
tg
C
R
(3.3a)
Từ (3.2b), ta nhận thấy công suất tổn thất tỷ lệ thuận với tg, do vậy tg được gọi là
“Hệ số tổn thất công suất”
Khi điện môi có tổn thất điện môi lớn thì nhiệt độ phát nóng trong điện môi tăng, đến
một giá trị nào đó vượt mức cho phép làm cho điện môi bị phân huỷ nhiệt, và mất tính chất
cách điện, người ta gọi đó là hiện tượng phóng điện vì nhiệt
Tổn thất điện môi liên quan chặt chẽ với hằng số điện môi, thông thường nếu hằng số
điện môi lớn thì tổn thất điện môi cũng lớn.
Công thức (2.2b) có thể viết
tgCUP
0
2
(3.2c)
Ngoài ra tổn thất điện môi còn có thể được xác định thông qua “suất tổn hao”, đó là
giá trị công suất tản trong 1 đơn vị thể tích hoặc suất tổn hao.
3.2. CÁC DẠNG TỔN THẤT ĐIỆN MÔI
3.2.1. Tổn thất điện môi do điện dẫn rò.
trong điện môi kỹ thuật bao giờ cũng chứa các điện tích và điện tử tự do. Dưới tác
dụng của điện trường chúng tạo nên dòng rò. Trong điện môi rắn có dòng điện rò đi trên bề
mặt và trong khối điện môi, còn điện môi khí và lỏng chỉ có dòng điện khối. Nếu dòng rò
lớn thì tổn hao có giá trị đáng kể.
10.8,1
12
f
tg (3.4)
Tổn thất dạng này tỷ lệ nghịch với tần số của điện trường, hằng số điện môi và tăng
theo nhiệt độ theo quy luật hàm số mũ:
t
e
.
11
0
(3.5)
Với
0
là điện dẫn suất ở 25
0
C và P= 1 at, - hệ số mũ, t - Nhiệt độ (
0
C)
3.2.2. Tổn thất điện môi do phân cực.
Thấy rõ ở các chất có phân cực chậm, trong các điện môi có cấu tạo lưỡng cực và các
điện môi có cấu tạo ion ràng buộc không chặt chẽ.
Tổn thất điện môi do phân cực chậm được gây bởi sự phá huỷ chuyển động nhiệt của
các hạt dưới ảnh hưởng của cường độ điện trường. Sự phá huỷ này làm năng lượng tiêu tán
và điện môi bị nóng lên. Tổn thất phân cực chậm tăng theo tần số của điện áp đặt. (Rõ nhất
ở tần số vô tuyến và tần số siêu cao)
Quan hệ của tg=f(t
0
) của các điện môi cực tính có giá trị cực đại ở nhiệt độ nào đó,
đặc trưng cho mỗi loại.
3. Tổn thất do ion hoá.
Dạng tổn thất thấy rõ trong điện môi khí hoặc trong các điện môi lỏng và rắn nhưng
có tồn tại các bọt khí. Trong quá trình ion hóa, các phân tử khí tiếp thu năng lượng điện
trường và gây tổn thất điện môi. Khi bị ion hoá trong chất khí có thêm điện tích và điện tử
tự do làm cho điện dẫn khí tăng lên, chúng góp phần tạo nên tổn hao điện môi lớn.
Tổn hao có thể tính theo công thức: P
i
= A.f. (U - U
0
)
3
(3.6)
Với UU
0
, A - Hằng số, f - Tần số điện trường
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 15
U, U
0
: Điện áp đặt vào và điện áp ứng với điểm bắt đầu ion hoá
4. Tổn thất điện môi do tính không đồng nhất của điện môi.
Loại tổn hao này có rất nhiều trong thực tiễn, gây bởi các tạp chất ngẫu nhiên hoặc các
thành phần riêng biệt được chủ định đưa vào điện môi để làm biến đổi theo yêu cầu định
trước các thuộc tính của nó. Do đặc điểm cấu tạo nên không có công thức chung để tính tổn
thất.
VD: Giấy tẩm, chất dẻo có lớp độn, chất cách điện xốp có chứa không khí và tạp chất
ẩm
Đơn giản nhất có thể hình dung điện môi không đồng nhất dưới dạng 2 lớp nối tiếp
nhau. Sơ đồ thay thế có thể gồm 2 tụ điện mắc nối tiếp nhau. Trị số tg của điện môi nhiều
lớp khi đó có thể tính:
21
2112
CC
tgCtgC
tg
(3.7)
3.3. SƠ ĐỒ THAY THẾ VÀ TÍNH TOÁN TỔN THẤT ĐIỆN MÔI
3.3.1. Sơ đồ thay thế và đồ thị véc tơ
Bất kỳ một khối điện môi nào đều có thể thay thế bằng một tụ điện mắc nối tiếp hoặc
song song với một điện trở (hình 3.2), sao cho khi thay thế phải không làm thay đổi bản chất
vật lý của các quá trình diễn ra trong điện môi. Nghĩa là công suất tổn thất phải bằng công
suất thực và góc tổn thất không đổi.
Hình 3.2. Sơ đồ thay thế và đồ thị véc tơ
3.3.2. Cách xác định tổn thất điện môi.
*) Sơ đồ nối tiếp
1) (
.
.
1
cos
2
2
2
nn
n
n
CRtt
CR
tgCU
tg
C
ItgUIUIIUP
(3.8)
Với
nn
C
R
CR
U
U
tg
(3.9)
*) Sơ đồ song song
Từ (3.2) và (3.3a) ta có:
tgCUP
stt
2
(3.2d)
Với
1
ssC
R
CRI
I
tg (3.3b)
*) Cân bằng (3.8) với (3.2d) và (3.9) với (3.3b) ta có
1
1
1) (
1
22
tgCR
C
nn
s
và )
1
1(
2
tg
RR
ns
(3.10)
I
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 16
Công thức (3.10) cho ta mối quan hệ thông số mạch song song và nối tiếp.
3.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔN THẤT ĐIỆN MÔI
Trong thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tổn thất điện môi, trong đó có bốn yếu tố
quan trọng nhất, đó là: Nhiệt độ, tần số điện trường, độ ẩm không khí, và giá trị điện áp.
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tổn thất điện môi.
Nhiệt độ được xem là yếu tố quan trọng nhất, khi nhiệt độ thay đổi sẽ làm cho các tính
chất của điện môi thay đổi.
Đối với điện môi trung tính hoặc cực tính yếu, tổn thất điện môi chủ yếu do dòng điện
rò gây nên, hệ số tổn thất có thể tính theo công thức sau:
t
t
eA
e
tg
.
0
.
0
0
.
.
(3.11)
Với
9
0
10
.
9
.
.
4
(F/m) hằng số điện môi tuyệt đối của
chân không,
Hằng số điện môi đo ở tần số cao vô cùng,
tần số góc, và
0
- điện dẫn suất tại nhiệt độ t và tại t
0
=25
0
C, P=1 at, - hệ số mũ
Từ (3.11) ta nhận thấy, khi là hằng số, tg =f(t
0
) có dạng đường số (1) hình 3.3
Đối với điện môi cực tính mạnh nhưng có điện dẫn nhỏ, tổn thất điện môi chủ yếu do
dòng phân cực gây nên, tg có thể tính theo công thức (3.12)
22
.).(
bd
bd
tg (3.12)
Với
bđ
– Hằng số điện môi đo ở tần số thấp (một chiều),
- Thời gian tích thoát năng lượng, nó tăng tuyến tính với
thời gian và ngược lại. Do vậy tg =f(t
0
), khi là hằng số có
dạng đường số (2) hình 3.3.
Đối với điện môi cực tính mạnh và có điện dẫn cao, tổn thất điện môi do cả dòng rò
và dòng phân cực gây nên. tg=f(t
0
) khi là hằng số có dạng đường số (3)=(1)+(2), hình
3.3.
2. Ảnh hưởng của tần số điện trường tới tổn thất điện môi.
Đối với điện môi trung tính hoặc cực yếu, tổn thất điện môi chủ yếu do dòng điện rò
gây nên, tg có thể xác định theo (3.11), khi t
0
là hằng số thì cũng là hằng số, do vậy tg
=f() có dạng đường số (1) hình 3.4.
Đối với điện môi cực tính mạnh nhưng có điện dẫn nhỏ tổn thất điện môi chủ yếu do
dòng phân cực gây nên, ở miền tần số thấp các phân tử lưỡng cực được định hướng hoàn
toàn, nhưng ở miền tần số cao các phân tử lưỡng cực không kịp định hướng theo hướng điện
trường do vậy tổn thất điện môi giảm. từ (3.12) ta thấy khi t
0
là hằng số, tg =f() có dạng
đường số (2) hình 3.4.
Hình 3.4: tg
=f(
)
Hình 3.3: tg
= f(t
0
)
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 17
Đối với điện môi cực tính mạnh và có điện dẫn lớn, ở vùng tần số thấp tổn thất điện
môi chủ yếu do dòng rò gây nên, ở vùng tần số cao lại chủ yếu do
dòng phân cực, khi tần số quá cao các phân tử không kịp định
hướng nên tg giảm. tg=f() khi t
0
là hằng số có dạng đường số
(3)=(1)+(2), hình 3.4.
3. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
Khi điện môi đặt trong môi trường có độ ẩm %, sau một
thời gian điện môi sẽ bị ngấm ẩm, hoặc hấp phụ một lớp hơi nước
trên bề mặt, điều đó làm tăng điện dẫn khối và điện dẫn mặt của vật liệu và làm tổn thất điện
môi tăng khi % tăng. Mối quan hệ tg=(%) có dạng hình 3.5.
4. Ảnh hưởng của điện áp tới tổn thất điện môi.
Ở vùng điện áp thấp tổn thất điện môi gần như ít phụ thuộc
vào điện áp, nhưng khi điện áp tăng cao quá trình ion hóa trong
các chất khí nói chung và trong các điện môi lỏng và rắn có chứa
các bọt khí, sẽ phát triển mạnh làm tổn thất điện môi tăng nhanh.
Khi điện áp quá cao thì điện dẫn của chất khí tăng cao làm cho
sụt áp trên nó giảm đi, do vậy tổn thất điện môi lại giảm. Mối
quan hệ tg=f(U) có dạng hình 3.6.
3.5. TỔN THẤT ĐIỆN MÔI TRONG CHẤT KHÍ
Các chất khí ở điều kiện bình thường và trong điện trường thấp có tổn hao rất bé, vì
vậy có thể xem chất khí là điện môi l y tưởng. Nguyên nhân gây nên tổn thất điện môi khí
chủ yếu là do dòng điện dò, còn sự định hướng của các phân tử lưỡng cực ít kèm theo năng
lượng. Do vậy tg có thể xác định theo công thức (3.4)
Ở điện áp cao và điện trường không đồng nhất,khi cường độ điện trường vượt quá trị
số tới hạn các phân tử khí sẽ bị ion hóa và có thể tính theo công thức (3.6), Mối quan hệ
tg=f(U) có dạng hình 3.6.
Ở tần số cao hiện tượng ion hoá và tổn thất năng lượng trong chất khí tăng đến mức
làm cho các vật có khí cách điện bị cháy và phá huỷ nếu điện áp vượt trị số ion hoá.
3.5. TỔN THẤT TRONG ĐIỆN MÔI LỎNG
Trong các chất lỏng trung tính: tổn thất điện môi chỉ do dòng điện rò gây nên nếu như
chất lỏng không chứa tạp chất có các phân tử lưỡng cực. Điện dẫn suất của điện môi lỏng
trung tính tinh khiết vô cùng bé nên tổn thất điện môi cũng bé, tg có thể tính theo công
thức (3.4)
Các điện môi có cực tính tuỳ theo điều kiện (nhiệt độ, tần số) ngoài tổn thất do điện
dẫn còn có tổn thất do sự phân cực lưỡng cực chậm gây nên. Các điện môi dùng trong kỹ
thuật là hỗn hợp của 2 loại trên.
Ở điện môi lỏng lưỡng cực tổn thất điện môi phụ thuộc vào độ nhớt. Tổn hao trong
các chất lỏng nhớt khi điện áp xoay chiều đặc biệt là khi tần số cao lớn hơn tổn thất do điện
dẫn gây nên rất nhiều. Đó là tổn thất phân cực lưỡng cực chậm.
Tổn thất phân cực lưỡng cực chậm trong chất lỏng có độ nhớt bé và tần số thấp không
đáng kể và có thể nhỏ hơn tổn thất do điện dẫn rò. ở tần số cao tổn thất phân cực lưỡng cực
Hình 3.5: tg
=f(
%)
Hình 3.6: tg
=f(U)
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 18
chậm sẽ rất lớn so với tổn thất do điện dẫn ngay cả khi độ nhớt bé. Vì vậy chất lỏng lưỡng
cực không sử dụng trong trường hợp có tần số cao.
3.6. TỔN THẤT ĐIỆN MÔI TRONG ĐIỆN MÔI RẮN
3.6.1. Tổn thất điện môi trong điện môi có cấu tạo phân tử
Phụ thuộc vào loại phân tử:Trong các chất trung tính khi không có tạp chất thì tổn thất
điện môi nhỏ không đáng kể, chúng được dùng làm điện môi cao tần.
VD: Parafin, lưu huỳnh, các chất cao phân tử không phân cực: polietylen, chất dẻo
chứa flo
Khi điện môi cấu tạo từ những phân tử cực tính: do sự phân cực lưỡng cực chậm nên
có tổn thất lớn đặc biệt ở tần số vô tuyến. Tổn thất điện môi trong các điện môi này có liên
quan tới nhiệt độ.
VD: Các vật liệu dựa trên cơ sở xenlulo như giấy, các tông, các chất cao phân tử cực
tính, các vật liệu cao su: êbônit
Ở 1 vài trị số nhiệt độ tổn thất có giá trị cực đại và cực tiểu, sau điểm cực tiểu tổn thất
tăng lên do sự tăng của tổn thất điện dẫn.
3.6.2. Tổn thất điện môi của chất rắn có cấu tạo ion
Liên quan đến đặc điểm sắp xếp các ion trong mạng.
Các chất cấu tạo tinh thể có các ion ràng buộc chặt chẽ: khi không có tạp chất thì tổn
thất điện môi rất nhỏ. Ở nhiệt độ cao sẽ xuất hiện tổn thất do điện dẫn. Chỉ cần 1 lượng tạp
chất rất nhỏ gây biến dạng mạng lưới tinh thể cũng làm tăng tổn thất điện môi lên rất nhiều.
Loại này gồm nhiều hợp chất tinh thể có ý nghĩa to lớn trong sản xuất gốm kỹ thuật
hiện nay (bột đá mài nằm trong thành phần của sứ cao tần), hoặc là muối mỏ
Các chất cấu tạo tinh thể có các ion không ràng buộc chặt chẽ bao gồm 1 loại chất kết
tinh. Chúng được đặc trưng bởi các loại phân cực chậm làm tăng tổn thất điện môi.
Mulit trong sứ cách điện, khoáng siricon trong gốm chịu lửa
Tổn thất điện môi trong các chất không kết tinh có cấu tạo ion (thuỷ tinh vô cơ) liên
quan với hiện tượng phân cực và sự tồn tại của điện dẫn.
Yếu tố chủ yếu xác định tổn thất trong thuỷ tinh vô cơ phụ thuộc vào cách kết hợp của
các ôxit chứa trong nó, vì cách kết hợp ảnh hưởng đến cấu tạo của thuỷ tinh.
3.6.3. Tổn thất trong điện môi xenhit
Tổn thất điện môi có giá trị lớn,do đặc điểm của điện môi này là có hiện tượng phân
cực tự phát phụ thuộc rõ rệt vào nhiệt độ và có điểm cực đại ở nhiệt độ nhất định (điểm
Quyri). Sau điểm Quyri phân cực tự phát mất đi, thuộc tính Xenhit cũng mất.
Tổn thất trong điện môi xenhit ít biến đổi theo nhiệt độ ở vùng phân cực tự phát và
giảm đột ngột sau điểm Quyri.
3.6.4. Tổn thất điện môi trong chất rắn có cấu tạo không đồng nhất
Chất rắn dùng làm điện môi này gồm vật liệu mà trong thành phần của nó chứa không
ít hơn 2 chất gốc bị xáo trộn cơ học với nhau (các chất gốm)
Một vật liệu gốm bất kỳ đều là hệ phức tạp nhiều pha. Trong thành phần của gốm ta
phân biệt pha tinh thể, pha thuỷ tinh, pha thể khí (khí trong các lỗ hổng kín).
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 19
Tổn thất điện môi trong gốm phụ thuộc vào tỷ lượng của pha tinh thể và pha thuỷ tinh.
Pha thể khí trong gốm làm tăng tổn thất điện môi khi điện trường có cường độ cao hơn do
sự ion hoá tăng lên.
Tổn thất trong gốm tăng nếu nó chứa các tạp chất lẫn tính bán dẫn với tính dẫn điện
bằng điện tử. Tổn thất cũng tăng do hút ẩm khi có các lỗ xốp hở.
Ngoài ra còn có giấy tẩm, mica Hiện nay người ta dùng nhiều điện môi không đồng
nhất gồm chất dẻo với các chất độn khác nhau, chất dẻo nhiều lớp, vật liệu cao su có chất
độn khác nhau
CHƯƠNG 4
SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI
4.1. KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI
Khi cường độ điện trường đặt lên điện môi vượt quá một giới hạn nào đó sẽ xảy ra
hiện tượng phóng điện đánh thủng, khi đó điện môi mất hoàn toàn các thuộc tính cách điện.
Hiện tượng đó chính là sự phóng điện trong điện môi, hay còn gọi là hiện tượng đánh thủng
điện môi.
Trị số điện áp mà ở đó xảy ra đánh thủng điện môi được gọi là điện áp đánh thủng
(U
đt
), trị số cường độ điện trường tương ứng gọi là cường độ điện trường đánh thủng (E
đt
)
hoặc độ bền điện của điện môi.
h
U
E
đt
đt
(KV/mm) (4.1)
h là chiều dày điện môi (mm)
Vậy, độ bền điện chính là điện áp đánh thủng điện môi trên một milimét chiều dày của
điện môi.
Khi tính toán để chọn chiều dày cách điện của một thiết bị làm việc ở điện áp định
mức nào đó (U
đm
), ta cần nhân thêm với hệ số an toàn.
đt
đm
E
U
.Kh
, (mm)
Trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cường độ điện trường cách điện của
điện môi: Dạng điện trường, dạng điện áp, thời gian tác động của điện áp, điều kiện môi
trường….
Đối với điện môi khí sự đánh thủng xảy ra do hiện tượng ion hoá do va chạm và ion
hoá quang. Trong điện trường đồng nhất hiện tượng đánh thủng khí xảy ra đột ngột, trong
điện trường không đồng nhất trước khi chất khí bị đánh thủng có hiện tượng vầng quang
điện.
Đối với điện môi lỏng hiện tượng đánh thủng xảy ra do kết quả của quá trình nhiệt và
ion hoá. Một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đánh thủng chất lỏng là do
sự tồn tại của tạp chất.
Đối với điện môi rắn hiện tượng đánh thủng có thể do quá trình nhiệt hoặc quá trình
điện dưới ảnh hưởng của điện trường.
+) Hiện tượng đánh thủng về điện liên quan đến quá trình điện tử trong điện môi nó
xuất hiện ở điện trường mạnh và làm tăng mạnh mẽ, đột ngột, có tính chất cục bộ mật độ
dòng điện lúc đánh thủng.
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 20
+)Hiện tượng đánh thủng về nhiệt là hậu quả của sự giảm bớt điện trở tác dụng của
điện môi khi nó bị đốt nóng trong điện trường. Điều đó làm tăng thành phần tác dụng của
dòng điện và làm cho điện môi càng bị đốt nóng cho đến khi bị phân huỷ vì nhiệt.
+)Dưới tác dụng lâu dài của điện áp hiện tượng đánh thủng còn gây bởi các quá trình
điện hoá xảy ra trong điện môi dưới tác dụng của điện trường.
4.2. SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI KHÍ
4.2.1.Yêu cầu chung của các chất khí cách điện
+ Phải là khí trơ, nghĩa là không phản ứng hoá học với các chất cách điện khác trong
cùng kết cấu cách điện hoặc với kim loại của thiết bị điện.
+ Có cường độ cách điện cao để giảm kích thước của kết cấu cách điện và thiết bị.
+ Nhiệt độ hoá lỏng thấp để có thể sử dụng chúng ở trạng thái có áp suất cao.
+ Tản nhiệt tốt.
+ Phải rẻ tiền và dễ kiếm.
4.2.1. Điều kiện xác định khả năng ion hoá và các dạng ion hóa chất khí
Ở điều kiện bình thường, các phân tử khí chuyển động hỗn loạn dưới tác động của
năng lượng nhiệt, khi đặt trong điện trường chúng nhận thêm một năng lượng bổ xung:
UqW
bx
. (4.3)
với q- Điện tích, U
- Điện áp giáng trên đoạn đường chuyển động tự do của hạt
Nếu trong điện trường đồng nhất: U
= E. (4.4)
Với: E- Cường độ điện trường, - Khoảng cách trung bình mà hạt mang điện đã di chuyển
qua không gặp va chạm.=> W
bx
= q. E. (4.5)
Năng lượng này truyền cho các phân tử khí mà nó va chạm phải. Nếu năng lượng đủ
lớn thì phân tử bị ion hoá. Nếu năng lượng còn nhỏ, các phân tử khí chỉ bị kích thích và khi
trở về trạng thái ban đầu năng lượng sẽ được giải phóng dưới dạng các photon.
Vậy: Điều kiện để xác định khả năng ion hoá chất khí: W W
i
(4.6)
W- Bao gồm cả năng lượng của chuyển động nhiệt, W
i
- Năng lượng ion hoá, vác chất
khí khác nhau thì W
i
cũng khác nhau và thường bằng (4÷25) ev
*. Các dạng ion hoá trong chất khí
Tuỳ thuộc vào dạng năng lượng cung cấp cho chất khí trong quá trình ion hoá, có thể
có các dạng ion hoá sau:
a. Ion hoá va chạm:
Khi các phần tử đang chuyển động va chạm nhau, động năng của chúng sẽ chuyển cho
nhau và có thể xảy ra ion hoá nếu:
i
2
W
2
mv
(4.7)
m - khối lượng hạt, v - Tốc độ chuyển động của hạt.
b. Ion hoá quang:
Năng lượng cần thiết để ion hoá có thể lấy từ bức xạ sóng ngắn với điều kiện:
h.f W
i
hoặc
i
W
h.c
(4.8)
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 21
Với: - Độ dài sóng của sóng ngắn
f
C
, f - Tần số bức xạ của sóng ngắn, c - Tốc
độ ánh sáng, h= 6,63.10
-34
J.s là hằng số Planck
c. Ion hoá nhiệt:
Ở nhiệt độ cao có thể phát sinh các khả năng sau:
- Ion hoá va chạm do các phân tử, điện tử chuyển động nhiệt với tốc độ lớn.
- Ion hoá quang do các bức xạ nhiệt gây nên.
- Cả hai quá trình trên
Trên thực tế, ở bất kỳ nhiệt độ nào cũng có khả năng xảy ra ion hóa, chỉ có ít hay
nhiều. Theo Nhiệt động học, nhiệt độ cần thiết để có quá trình ion hoá được xác định theo
công thức:
i
WkT
2
3
W (4.9)
Với T - nhiệt độ tuyệt đối của chất khí, k =1,38.10
-23
J/
0
K - hằng số Boltzman.
d. Ion hoá bề mặt:
Ba dạng ion hoá trên xảy ra trong thể tích chất khí còn dạng ion hoá bề mặt thì xảy ra
ngay trên bề mặt của các điện cực.
Muốn giải phóng điện tử ra khỏi bề mặt điện cực cũng cần 1 năng lượng nhất định gọi
là "công thoát". Trị số công thoát này phụ thuộc vào loại vật liệu làm điện cực và trạng thái
bề mặt của điện cực.
4.2.3. Quá trình hình thành, phát triển thác điện tử và quá trình phóng điện
trong điện môi khí:
Quá trình ion hoá chất khí sẽ đưa đến sự hình thành thác điện tích trong khu vực giữa
2 điện cực. Nếu tiếp tục tăng điện áp thác điện tích phát triển mạnh, khi mật độ điện tích đủ
lớn sẽ gây nên sự phóng điện trong điện môi khí tạo thành dòng Plazma nối liền giữa 2 điện
cực.
Chúng ta xét quá trình ion hoá chất khí giữa hai điện
cực với nguồn điện áp một chiều như hình 4.1. Giả thiết
rằng ban đầu vì lý do nào đó có tồn tại một điện tử tự do ở
phía cực âm. Dưới tác dụng của điện trường
E
, điện tử bay
về phía cực dương. Trong quá trình chuyển động điện tử sẽ
va chạm với các phân tử khí và gây nên ion hoá với hệ số
ion hoá là . Sau mỗi lần ion hoá xuất hiện thêm điện tử tự
do và ion dương. Các điện tử tự do mới được sinh ra cũng
được gia tốc, tích luỹ năng lượng và gây nên ion hoá, đồng
thời các ion dương mới được sinh ra cũng được sinh ra sẽ chuyển động theo chiều ngược
lại bay về phía cực âm cũng có thể gây ion hoá chất khí với hệ số (thường <<)… Do đó
số lượng điện tích (ion dương và điện tử tự do) trong khoảng không gian giữa hai điện cực
tăng lên nhiều lần, chúng tập hợp thành thác điện tích; thường gọi là thác điện tử.
Trên hình 4.1a cho ta mô hình thác điện tử khi thác phát triển tới độ dài x. Do điện tử
bé và nhẹ nên tốc độ lớn và dễ khuếch tán dồn về phía đầu thác và rải trên khoảng không
Hình 4.1: Thác điện tử và sự phân
bố điện tích và điện trường
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 22
gian rộng. Còn các ion dương do có khối lượng và kích thước lớn, nên di chuyển chậm với
tốc độ chậm hơn (bằng khoảng 1/100 tốc độ của điện tử), chúng phân bố ở khu vực thân và
đuôi thác. Hình 4.1b cho sự phân bố điện tử tự do (n
e
) và ion dương (n
i
). Sự tồn tại các điện
tích của thác điện tử sẽ tạo nên điện trường phụ do các điện tử tự do (E
e
) và ion dương (E
i
)
gây nên (hình 4.1c). Chúng làm biến dạng điện trường tổng, đường biểu diễn trên hình 4.1d
Xét về sự biến dạng của trường (hình 4.1d) ta thấy phía đầu thác trường được tăng
cường nhiều, nhưng ngay sau đầu thác trường lại giảm đột ngột, cả hai nơi này đều có khả
năng bức xạ phô tôn. Ở đầu thác trường được tăng cường cao hơn điện trường E bên ngoài,
do vậy dẽ dàng gây nên ion hoá phần khí tiếp theo tạo nên các thác điện tử mới hướng về
phía điện cực đối diện. Mặt khác, do trường tăng cao làm cho các phân tử khí ở gần sẽ bị
kích thích, khi chúng trở lại trạng thái ban đầu sẽ trả lại năng lượng dưới dạng các phô tôn.
Còn ở phía sau đầu thác do trường giảm đột ngột nên xảy ra hiện tượng kết hợp và cũng trả
lại năng lượng đươi dạng phô tôn. Các phô tôn này chuyển động với tốc độ tương đương tốc
độ ánh sáng, nên trong khi thác ban đầu đang phát triển (giả thiết một đoạn là x) thì các phô
tôn dã vượt trước thác, gây ion hóa và hình thành các thác thứ cấp phía trước thác ban đầu
hoặc cũng có khả năng giải thoát các điện tử từ bề mặt điện cực góp phần tăng thêm số
lượng điện tích và để kế tiếp thác điện tử ban đầu kểt trên.
Dưới tác dụng của điện trường, thác điện tích càng được phát triển đồng thời được kéo
dài ra và khi tiếp cận với các điện cực các điện tích của thác điện tử sẽ trung hoà trên điện
cực, kết thúc quá trình hình thành và phát triển thác điện tử.
Quá trình đó chưa thể gọi là phóng điện vì chưa tạo nên dòng điện lưu thông liên tục
giữa hai điẹn cực. Như vậy để có phóng điện cần thiết phải có xuất hiện các điện tử mới để
hình thành các thác mới, trước khi thác thứ nhất kết thúc và hình thành các thác thứ cấp
ngay phía trước thác ban đầu.
Trong giai đoạn tiếp theo, các thác này đuổi kịp nhau và hình thành “dòng” hướng từ
cực âm đến cực dương. Đồng thời hình thành dòng các điện tích dương hướng ngược lại
(gọi là dòng dương). Thực tế cho ta thấy khi thác điện tích có mật độ điện tích lớn (khoảng
10
12
ion/cm
3
) và gần tiếp cận tới điện cực dương, toàn bộ điện áp giữa hai điện cực dồn đặt
lên một khe khí hẹp ở tại đó cường độ điện trường rất lớn làm bứt các ion dương từ cực
dương chuyển động theo chiều ngược lại của thác điện tử. Khi chúng hoà nhập làm một sẽ
gây nên phóng điện chọc thủng điện môi khí tạo thành dòng plazma, kết thúc bằng quá trình
phóng điện.
Thường phóng điện trong chất khí xảy ra rất nhanh gần như tức thời, nếu khe hở khí là
1 cm thì thời gian phát triển phóng điện chọc thủng khoảng 10
-8
÷10
-7
giây.
4.2.4. Các dạng phóng điện của điện môi khí
Tuỳ thuộc vào công suất nguồn, áp suất khí và dạng của điện trường, quá trình hình
thành dòng Plasma có khác nhau và đưa đến các dạng phóng điện khác nhau:
*)Phóng điện toả sáng
Xảy ra khi áp suất thấp, Plasma không thể có điện dẫn lớn vì số lượng phân tử khí quá
ít. Phóng điện toả sáng thường chiếm toàn bộ khoảng không gian giữa các điện cực và được
ứng dụng trong các ống phát sáng, đèn nêon
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 23
*)Phóng điện tia lửa
Xảy ra khi áp suất lớn, Plasma không chiếm hết toàn bộ khoảng không gian mà chỉ là
tập trung vào một khe khí hẹp nối giữa các điện cực. Mật độ ion trong dòng Plasma rất lớn
nên có thể dẫn được dòng điện lớn nhưng không lớn quá vì bị giới hạn bởi công suất nguồn,
VD: sét
*)Phóng điện hồ quang
Tương tự như phóng điện tia lửa nhưng ở đây công suất nguồn lớn và tác dụng trong
thời gian dài. Dòng điện hồ quang rất lớn, đốt nóng dòng Plasma làm cho điện dẫn của nó
tăng thêm và do đó dòng điện hồ quang càng tăng. Dòng điện sẽ tăng tới mức ổn định khi có
sự cân bằng giữa phát nóng và toả nhiệt của khe hồ quang. VD: hàn hồ quang, lò hồ
quang…
*) Phóng điện vầng quang
Chỉ tồn tại trong trường đồng nhất và xuất hiện trong khu vực xung quanh điện cực.
Dạng phóng điện này không hoàn toàn vì dòng Plasma không nối liền 2 điện cực và do đó
không thể có dòng điện lớn. Phóng điện vầng quang chưa làm mất hẳn tính chất cách điện
của khe hở nhưng cũng không nên để phát sinh vầng quang vì nó gây nhiều tác hại khác:
gây tổn thất năng lượng lớn trên đường dây truyền tải
4.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền điện của điện môi khí
a. Khái quát
Độ bền điện của điện môi khí trước hết phụ thuộc vào dạng điện trường, trong điện
trường đồng nhất độ bền điện cao hơn nhiều đối với trường không đồng nhất
Điện áp đặt vào khoảng khí càng lớn sự đánh thủng càng phát triển nhanh.
Nếu khoảng thời gian tác động của điện áp càng nhỏ thì điện áp đánh thủng sẽ phải
tăng lên.
- Độ ẩm không khí: Khi độ ẩm không khí % 70%, thường ít ảnh hưởng, nhưng khi
độ ẩm tăng cao sẽ làm giảm đáng kể độ bền điện của điện môi khí.
b. Đánh thủng chất khí trong trường đồng nhất
Trị số trường tại mọi điểm đều bằng nhau (E = const) nên quá
trình hình thành và phát triển của phóng điện không phụ thuộc vào
cực tính.
Sự đánh thủng xảy ra tức thời khi điện áp đạt đến 1 trị số nhất
định tuỳ thuộc vào nhiệt độ và áp suất của khí. Nếu nguồn áp đủ
lớn giữa các bản cực xuất hiện tia lửa rồi biến thành hồ quang.
Khi nhiệt độ và khoảng cách điện cực không đổi thì độ bền
điện phụ thuộc vào áp suất chất khí (hay mật độ phân tử), hình 4.2.
Trong trường có nhiệt độ và áp suất không đổi thì cường độ
điện trường đánh thủng chất khí phụ thuộc vào khoảng cách giữa các điện cực hình 4.3.
c. Trong điện trường không đồng nhất
Sự đánh thủng khí là hiện tượng xuất hiện phóng điện 1 phần dưới dạng phóng điện
vầng quang tại những chỗ mà ở đó cường độ điện trường đạt đến trị số tới hạn. Hiện tượng
vầng quang sẽ chuyển sang phóng điện tia lửa và hồ quang khi điện áp tăng lên.
Hình 4.2 và 4.3
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 24
Xét dạng điện cực điển hình cho trường không đồng nhất là
đôi cực mũi nhọn (kim) - cực bản (mặt phẳng):
Sự phân bố điện trường được mô tả như hình 4.4. Do sự tăng
cường độ trường ở phía điện cực có bán kính cong bé nên mọi quá
trình ion hoá, quá trình phóng điện cũng đều bắt nguồn từ đấy dù điện
cực là dương hay âm nhưng sự khác nhau về cực tính lại ảnh
hưởng rất lớn đến các giai đoạn phát triển về sau.
*)Khi mũi nhọn có cực tính dương
Mũi nhọn là khu vực có điện trường mạnh nên trước khi xuất hiện vầng quang ở đấy
đã có quá trình ion hoá và tạo nên thác điện tử. Các thác này sẽ di chuyển về phía mũi nhọn
và khi tới nơi các điện tử của thác sẽ đi vào điện cực để lại các ion dương tạo nên lớp điện
tích không gian ở khu vực mũi nhọn, trường của điện tích không gian dương E' sẽ làm biến
dạng trường tổng (hình 4.5a) và kết quả là ở bên phải nó trường được tăng cường (E' cùng
phương với trường ngoài E) tạo điều kiện cho quá trình lan truyền của điện tích từ vầng
quang đi ra điện cực đối diện, ngược lại ở phía bên trái tức là ở khu vực điện cực mũi nhọn
trường bị giảm (E' ngược phương với E) do đó hạn chế quá trình ion hoá và gây khó khăn
cho sự hình thành vầng quang. Vì thế quá trình đánh thủng trong trường này rất dễ xảy ra
khi điện áp tăng lên (hình 4.5b).
*)Khi mũi nhọn có cực tính âm:
Cường độ điện trường ngoài giảm dần từ mũi nhọn đến cực bản - đường (1).
Quá trình ion hoá và hình thành các thác điện tử cũng xảy ra ở khu vực điện cực mũi
nhọn (cực âm). Các điện tử của thác sẽ di chuyển về phía điện cực dương (cực bản) nhưng
khi bay về phía này, điện tử rơi vào khu vực trường yếu dần (phân bố của trường ngoài E
theo đường chấm trên hình 4.6a) nên ngoài 1 số bay được tới cực dương và bị hút vào đấy,
số còn lại do tốc độ bị giảm dần nên dễ bị hút vào các nguyên tử ôxy, hình thành 1 lớp điện
tích không gian âm ở lưng chừng khoảng giữa các điện cực (hình 4.6a).
Điện tích dương của thác sẽ di chuyển về phía mũi nhọn và hình thành 1 lớp điện tích
không gian dương ở khu vực này. Chúng không bị hút ngay vào cực âm vì khối lượng của
Hình 4.5: Quá trình phóng điện
vầng quang khi mũi nhọn có cực
tính dương
Hình 4.6:Quá trình phóng điện
vầng quang khi mũi nhọn có cực
tính âm
Hình 4.4
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 25
chúng quá lớn nên tốc độ di chuyển bé. Trường của các lớp điện tích không gian (E
+
- của
lớp điện tích không gian dương; E
-
của lớp điện tích không gian âm) sẽ làm biến dạng
trường chung. Do mật độ của lớp điện tích không gian âm bé hơn so với điện tích không
gian dương nên tác dụng làm biến dạng trường của nó yếu hơn và do đó cường độ trường
tổng ở khu vực mũi nhọn được tăng cường làm cho quá trình ion hoá cũng như phóng điện
vầng quang phát triển dễ dàng, cùng lúc hình thành nhiều thác điện tử mới. Thực nghiệm
cũng cho thấy: điện áp vầng quang khi mũi nhọn có cực tính dương cao hơn so với khi mũi
nhọn có cực tính âm nếu cùng 1 khoảng cách điện cực.
Nhưng ngay sau đó thì điện trường giảm mạnh có tác dụng ngăn cản điện tích lan
truyền từ vầng quang sang phía điện cực phẳng. Vì thế, sự đánh thủng là khó khăn hơn so
với trường mũi nhọn có cực tính (+) (Trị số điện áp phóng điện có thể cao hơn từ 2 đến 2,5
lần). Khi điện áp tăng lên mức độ nào đó điện trường phân bố ở phía điện cực phẳng cũng
sẽ tăng cao và ở đó cũng xuất hiện sự ion hoá tạo nên quá trình phóng điện ngược có tốc độ
phát triển rất nhanh (10
9
cm/s) hình thành dòng điện có điện dẫn lớn nối liền 2 điện cực, kết
thúc quá trình phóng điện (hình 4.6b).
*. Biện pháp để nâng cao trị số U
đt
trong trường không đồng nhất:
Một trong những biện pháp tiêu biểu là sử dụng màn chắn, màn chắn làm bằng vật liệu
cách điện mà độ bền điện của nó không quan trọng lắm, nó đặt trong khoảng giữa mũi nhọn
và mặt phẳng. Hiệu quả của màn chắn phụ thuộc vào vị trí của màn chắn và cực tính mũi
nhọn.
Hình 4.7: Tác dụng của màn chắn đối với mũi nhọn có các cực tính khác nhau
4.2.7. Phóng điện ở điện áp xung
Thực tế cách điện còn có thể phải chịu tác dụng của loại điện áp xung kích như quá
điện áp khí quyển gây bởi các phóng điện sét lên đường dây trên không hoặc khi sét đánh
gần khu vực đường dây. Phóng điện xung kích có thể tác động trực tiếp đến cách điện của
thiết bị hoặc có thể lan truyền trên đường dây đến cách điện của trạm. Cường độ và biên độ
của sét khá lớn có thể gây ra sự phóng điện giữa các đường dây, giữa đường dây với đất và
trên cách điện đầu vào của thiết bị. Có thể làm ngắn mạch hệ thống hoặc hư hại đến cách
điện bên trong của thiết bị.
Đặc điểm của dạng sóng này là có biên độ lớn, độ rốc sườn trước rất rốc, thời gian tồn
tại nhanh.
Để thử điện áp phóng điện xung kích cho cách điện
người ta dùng 1 thiết bị phát điện áp xung kích dạng sóng của máy
phát tạo ra được tiêu chuẩn trên toàn thế giới: độ dài đầu sóng
Hình 4.8: Dạng sóng xung kích tiêu chuẩn