Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Khoá luận Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.47 KB, 97 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẨU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
1. Khái quát chung về tín dụng xuất khẩu 4
1.1 Khái niệm tín dụng xuất khẩu 4
1.2 Phân loại tín dụng xuất khẩu 5
1.2.1 Căn cứ theo thời hạn cho vay 5
1.2.2 Căn cứ theo các giai đoạn của một giao dịch xuất khẩu 6
1.2.3 Căn cứ theo chủ thể được cấp tín dụng 7
1.2.4 Căn cứ theo chủ thể cấp tín dụng 7
1.3 Rủi ro trong tín dụng xuất khẩu 9
1.3.1 Rủi ro thương mại 9
1.3.2 Rủi ro chính trị 10
1.4 Một số phương thức giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu 11
1.4.1 Bảo lãnh ngân hàng 11
1.4.2 Bao thanh toán 11
1.4.3 Tín dụng chứng từ 12
2. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 13
2.1 Khái niệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 13
2.2 Đặc điểm 13
2.2.1 Hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 13
2.2.1.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 13
2.2.1.2 Đối tượng bảo hiểm 14
2.2.1.3 Phạm vi bảo hiểm 14
2.2.1.4 Hạn mức tín dụng 14
2.2.1.5 Tỷ lệ bảo hiểm 15
2.2.1.6 Phí bảo hiểm 15
2.2.2 Nguyên tắc bảo hiểm 16
2.2.3 Quy trình chuyển giao rủi ro 17


2.2.3.1 Quy trình chuyển giao rủi ro đơn giản 17
2.2.3.2 Quy trình chuyển giao rủi ro có sự tham gia của ngân
hàng 18
2.3 Phân loại 19
2.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng 19
2.3.2 Căn cứ vào thời điểm bắt đầu và kết thúc phạm vi trách nhiệm
bảo hiểm 20
2.3.3 Căn cứ theo phạm vi bảo hiểm 20
2.3.4 Căn cứ vào hình thức tài trợ của ngân hàng cho các hoạt động
thương mại 21
2.4 Mục đích 21
3. Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 22
3.1 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu 22
3.1.1 An tâm trước các rủi ro 22
3.1.2 Tạo lợi thế cạnh tranh cho nhà xuất khẩu 22
3.1.3 Cung cấp thông tin về bên nhập khẩu 23
3.2 Đối với quốc gia xuất khẩu 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VIỆT
NAM
1. Khái quát sự ra đời và phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Việt Nam 26
1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển BHTDXK trên
thế giới 26
1.1.1 Quá trình hình thành 26
1.1.2 Sự phát triển 27
1.1.3 Tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 28
1.1.4 Một số tổ chức thúc đẩy sự phát triển BHTDXK 31
1.2 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Việt Nam 33
2. Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Việt Nam 35
2.1 Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 35

2.1.1 Về phía các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 36
2.1.2 Về phía Nhà nước 42
2.1.3 Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu 50
2.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 51
2.2.1 Về phía các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 51
2.2.2 Về phía Nhà nước 53
2.2.3 Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BHTDXK
Ở VIỆT NAM
1. Một số hệ thống BHTDXK tiêu biểu trên thế giới 56
1.1 Hệ thống BHTDXK ở Đức 56
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Euler Hermes 57
1.1.2 Mô hình BHTDXK của Euler Hermes 58
1.1.3 Các loại hình BHTDXK 58
1.1.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 59
1.2 Hệ thống BHTDXK ở Mỹ 60
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển US Eximbank 61
1.2.2 Mô hình BHTDXK của US Eximbank 63
1.2.3 Các loại hình BHTDXK 63
1.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 67
1.3 Hệ thống BHTDXK ở Nhật Bản 68
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển NEXI 70
1.3.2 Mô hình BHTDXK của NEXI 70
1.3.3 Các loại hình sản phẩm bảo hiểm NEXI 71
1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 72
2. Một số kiến nghị nâng cao vai trò của BHTDXK ở Việt Nam 74
2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 74
2.1.1 Mô hình cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 74
2.1.2 Cơ quan quản lý, giám sát hoạt động BHTDXK 76
2.1.3 Vai trò của Chính phủ trong cung cấp BHTDXK 76

2.1.4 Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý cho BHTDXK 77
2.1.5 Khuyến khích doanh nghiệp tham gia 78
2.2 Kiến nghị đối với tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 78
2.2.1 Nghiên cứu và khai thác sản phẩm BHTDXK 78
2.2.2 Xây dựng hệ thống thông tin giám sát rủi ro 79
2.2.3 Phối hợp với ngân hàng cung cấp BHTDXK 80
2.2.4 Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế khác 81
2.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất khẩu 81
2.3.1 Nâng cao kiến thức BHTDXK 81
2.3.2 Quản lý rủi ro thanh toán với BHTDXK 82
2.3.4 Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động BHTDXK 83
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ Viết Tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
BHTDXK Bảo hiểm Tín dụng Xuất khẩu
BTT Bao Thanh Toán
D/A
Documents against
Acceptance
Chấp nhận Thanh toán giao
Chứng từ
D/P Documents against Payment Thanh toán giao Chứng từ
DNBH Doanh nghiệp Bảo hiểm
ECA Export Credit Agency Tổ chức Tín dụng Xuất khẩu
ECI Export Credit Insurance Bảo hiểm Tín dụng Xuất khẩu
EXIMBANK Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ
IMF
International Moneytary

Fund
Tổ chức Tiền tệ Thế giới
L/C Letter of Credit Thư Tín Dụng
ODA
Official Development
Assistance
Hỗ trợ Phát triển Chính thức
OECD
Organisation for Economic
Co-operation and
Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
S&P Standard & Poor’s
WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1: Thời gian thành lập hệ thống BHTDXK ở một số quốc gia 28
Hình 1: Quy trình chuyển giao rủi ro đơn giản 17
Hình 2: Quy trình chuyển giao rủi ro có sự tham gia của Ngân hàng 18

LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới hơn 20 năm cho đến nay, Việt Nam
đã có những bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách sâu rộng. Trong
quá trình hội nhập đó, các hoạt động thương mại quốc tế luôn được hỗ trợ đẩy
mạnh. Doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ của chính phủ không ngừng tìm kiếm
mở rộng thị trường xuất khẩu, cũng như nâng cao sức cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
luôn gặp phải nhiều khó khăn từ việc thâm nhập vào thị trường mới, rủi ro
xảy ra đối với thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu và cả các quy định, các cam
kết mà chính phủ đã ký kết, tham gia không được dành những hỗ trợ ưu đãi

cho các doanh nghiệp như trước đây. Chính vì vậy, để tiếp tục hỗ trợ doanh
nghiệp xuất khẩu phù hợp với các quy định, cam kết quốc tế đã tham gia cũng
như cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ tự quản lý rủi ro hiệu quả thì
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một sản phẩm cần được triển khai hoạt động.
Sản phẩm bảo hiểm này không những giúp doanh nghiệp yên tâm hơn khi tiến
hành hoạt động xuất khẩu mà còn nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
với các đối thủ trong việc cấp tín dụng ưu đãi cho nhà nhập khẩu và từ đó đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân
thanh toán, tạo việc làm cho người lao động.
Trên thế giới, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển mạnh mẽ
tại Tây Âu, chiếm hơn 85%
[10]
thị phần doanh số thu phí bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu toàn thế giới. Trong đó Đức, Hà Lan, Pháp là những quốc gia sớm
đi đầu và nhanh chóng chiếm ưu thế. Tuy đến sau nhưng trong khu vực châu
Á, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ đã có hệ thống
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Ở Việt Nam, sản phẩm này vẫn đang còn mới
mẻ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và đang được thực hiện thí điểm từ
8
năm 2011 – 2013 theo quyết định 2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Với mong muốn loại hình bảo hiểm này nhanh chóng được triển khai thí điểm
và phát triển tại thị trường Việt Nam nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Vai trò
của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong việc thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu ở Việt Nam” để nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện với ba mục đích chính:
Thứ nhất, làm rõ các khái niệm về tín dụng xuất khẩu, rủi ro tín dụng
xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như các đặc điểm, vai trò của
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm đưa ra cơ sở lý luận chung về hoạt động
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Thứ hai, khái quát quá trình hình thành, phát triển bảo hiểm tín dụng

xuất khẩu trên thế giới và thực trạng hoạt động ở Việt Nam để từ đó đưa ra
nhận xét chung về thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt
Nam.
Thứ ba, nghiên cứu một số hệ thống bảo hiểm tín dụng xuất khẩu điển
hình trên thế giới là Đức, Mỹ và Nhật từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với
các tổ chức tham gia vào hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu ở Việt Nam, cùng với đó là kinh nghiệm quốc tế của một số quốc gia
hàng đầu trên thế giới, qua đó rút ra những bài học cũng như ảnh hưởng của
bối cảnh kinh tế đến cách thức, quy mô của hoạt động này trong giai đoạn
hiện nay.
Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
của Việt Nam từ năm 2006 trở lại đây và hệ thống bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu của Đức, Mỹ và Nhật.
9
Khóa luận nghiên cứu dựa trên các phương pháp: nghiên cứu tài liệu,
phân tích - thống kê, tổng hợp. Bên cạnh đó khóa luận còn sử dụng phương
pháp so sánh và hệ thống hóa để từ đó rút ra các luận cứ logic.
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và các phụ lục, nội dung khóa luận bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
CHƯƠNG 2: Thực trạng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam
CHƯƠNG 3: Một số kiến nghị nâng cao vai trò của bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu ở Việt Nam
Trong khuôn khổ có hạn của một bài khóa luận tốt nghiệp, bài viết
không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Em mong nhận được sự góp ý
của các Thầy cô giáo cũng như của các bạn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Phạm Thanh Hà
đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, 10/5/2011

Nguyễn Viết Huy
10
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
1 Khái quát chung về tín dụng xuất khẩu
1.1 Khái niệm tín dụng xuất khẩu
Trước khi bắt đầu tìm hiểu về tín dụng xuất khẩu, cần làm rõ thế nào là
hoạt động xuất khẩu.
Theo cách hiểu thông thường, xuất khẩu được xem như là một hoạt động
kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường
nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của
một quốc gia.
Với những đặc điểm vượt ra khỏi biên giới quốc gia như vậy, trong hoạt
động xuất khẩu cả nhà xuất khẩu và người nhập khẩu đều gặp những khó
khăn nhất định do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, chính trị, tập quán. Đối
với người nhập khẩu đó là việc thanh toán tiền hàng cho các hợp đồng nhập
khẩu đúng hạn như trong quy định hợp đồng. Trong khi đó, người xuất khẩu
cũng gặp những khó khăn về mặt tài chính để sản xuất, thu mua hàng hóa
phục vụ cho hợp đồng xuất khẩu đã ký. Do đó, người xuất khẩu và nhập khẩu
đều rất cần đến “tín dụng xuất khẩu” để tài trợ cho các hoạt động thanh toán
của mình.
Theo định nghĩa của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, tín
dụng xuất khẩu là tài trợ chính thức của chính phủ, hoặc của cơ quan thay mặt
chính phủ, cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả cho thuê tài
chính. Còn theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, tín dụng xuất khẩu được hiểu là một
hình thức tài trợ của chính phủ hoặc cơ quan thay mặt chính phủ, bao gồm hỗ
11
trợ tài chính trực tiếp, bảo lãnh, bảo hiểm hoặc hỗ trợ lãi suất cho việc xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ bao gồm cả cho thuê tài chính.
Như vậy, qua hai định nghĩa của tổ chức OECD và IMF, có thể hiểu rằng

tín dụng xuất khẩu là một hình thức hỗ trợ về mặt tài chính để các nhà xuất
khẩu nước sở tại đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, đồng thời giúp
các nhà nhập khẩu nước ngoài có đủ điều kiện về tài chính để nhập khẩu hàng
hóa của nước đó.
1.2 Phân loại tín dụng xuất khẩu
1.2.1 Căn cứ theo thời hạn cho vay
Tín dụng xuất khẩu thường được chia thành ngắn hạn và trung, dài hạn
bởi vì với mỗi khoản tín dụng được cấp, thời hạn thanh toán càng cao thì có
nghĩa rủi ro mà người cấp tín dụng không thu hồi được khoản nợ là càng lớn.
Do đó, việc phân loại tín dụng xuất khẩu theo thời hạn cho vay được xem là
cơ sở để các ngân hàng và các tổ chức tín dụng xác định mức lãi suất cho vay
cũng như cân đối kế hoạch nguồn vốn kinh doanh của mình trong từng giai
đoạn.
• Tín dụng xuất khẩu ngắn hạn
Là các khoản cho vay xuất khẩu có thời hạn dưới 1 năm. Tín dụng ngắn
hạn chủ yếu để nhằm phục vụ cho các nhu cầu chi trả trực tiếp cho hợp đồng
xuất khẩu như: cho vay mua nguyên liệu, cho vay trả lương công nhân, chi trả
các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh
nghiệp. Tín dụng ngắn hạn thường tồn tại dưới các hình thức: cho vay bổ
sung vốn lưu động thiếu, bảo lãnh, cho vay chiết khấu chứng từ có giá, nghiệp
vụ thấu chi.
12
• Tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn
Là các khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm, thường từ 1 đến 5 năm là
trung hạn và từ 5 năm trở lên là dài hạn. Tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn
chủ yếu nhằm để đáp ứng các nhu cầu đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây
dựng nhà xưởng, tài sản cố định phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc
đặt cọc, bảo lãnh, bảo hiểm cho những hợp đồng xuất khẩu có thời gian thực
hiện lâu dài. Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn bao gồm các hình
thức cho vay đầu tư trung và dài hạn, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất

sau đầu tư.
1.2.2 Căn cứ theo các giai đoạn của một giao dịch xuất khẩu
• Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng
Loại tín dụng này cần cho nhà xuất khẩu để đảm bảo các khoản chi phí
thực hiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trước khi giao hàng, bao gồm:
• Mua nguyên vật liệu
• Sản xuất hàng hóa xuất khẩu
• Sản xuất bao bì cho xuất khẩu
• Chi phí vận chuyển ra đến cảng, sân bay… để xuất khẩu
• Trả tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, thuế…
Lãi suất tín dụng xuất khẩu là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh
của người xuất khẩu. Vì vậy, nhiều nước đã cấp tín dụng theo lãi suất ưu đãi,
thấp hơn lãi suất thương mại để người xuất khẩu có thể bán được giá thấp có
sức cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Lãi suất càng thấp thì chi phí xuất
khẩu càng giảm và khả năng cạnh tranh của người xuất khẩu càng mạnh.
[6]
• Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng
13
Đây là loại tín dụng do ngân hàng cấp dưới hình thức mua (chiết khấu)
hối phiếu xuất khẩu hoặc bằng cách tạm ứng theo các chứng từ hàng hóa.
Loại hối phiếu này cùng với các điều kiện thanh toán do người xuất khẩu và
nhập khẩu thỏa thuận là những cơ sở quan trọng để ngân hàng cấp tín dụng
sau khi giao hàng. Tín dụng sau khi giao hàng thường được vay để trả các
khoản tín dụng trước khi giao hàng. Nó còn được vay cho các khoản tiền thuế
sẽ được hoàn lại trong tương lai cho người xuất khẩu.
[6]
1.2.3 Căn cứ theo chủ thể được cấp tín dụng
• Tín dụng người bán
Đây là khoản tín dụng được cấp cho nhà xuất khẩu để chi trả trực tiếp
cho các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, thu mua và xuất khẩu hàng

hóa. Các khoản tín dụng này có thể là ngắn hạn, trung và dài hạn tùy thuộc
vào nhu cầu thực tế, khả năng tài chính của nhà xuất khẩu và hình thức thanh
toán của hợp đồng xuất khẩu.
• Tín dụng người mua
Là khoản tín dụng mà ngân hàng và các tổ chức tài chính nước xuất khẩu
cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài để nhập khẩu hàng hóa của nước mình.
Hình thức tín dụng người mua thường phổ biến ở các nước có nền kinh tế
phát triển, có nguồn vốn dồi dào hoặc trong các trường hợp viện trợ phát triển
chính thức của chính phủ.
1.2.4 Căn cứ theo chủ thể cấp tín dụng
• Tín dụng ngân hàng
Là tín dụng do các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cung cấp. Thông
thường các tổ chức này hoạt động kinh doanh tiền tệ vì mục tiêu lợi nhuận
14
nên lãi suất và phí chịu ảnh hưởng theo cơ chế thị trường. Các ngân hàng và
tổ chức tín dụng chỉ căn cứ vào khả năng thu hồi vốn để quyết định mức cho
vay và lãi suất cho vay đối với từng khách hàng cụ thể.
• Tín dụng chính phủ
Là khoản tín dụng do các chính phủ cung cấp. Khoản tín dụng này có thể
dành cho nhà nhập khẩu nước ngoài hoặc người xuất khẩu trong nước. Nguồn
vốn cho vay này thường lấy từ ngân sách của chính phủ hoặc có thể là tín
dụng hỗ trợ phát triển chính thức ODA của chính phủ các nước phát triển hơn
dành cho các nước kém phát triển. Do nguồn ngân sách luôn hạn hẹp và
không thể dành cho việc phát triển tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế
nên nguồn tín dụng này chỉ dành cho một số ngành, mặt hàng ưu tiên trong
các chương trình phát triển của chính phủ trong từng thời kỳ khác nhau. Vì
đây là các chương trình ưu tiên đầu tư phát triển nên các khoản tín dụng này
có lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay trên thị trường. Tuy nhiên, điều kiện để
được hưởng các khoản tín dụng ưu đãi này thường chặt chẽ và phức tạp hơn
tín dụng ngân hàng.

• Tín dụng do nhà xuất khẩu cấp
Là loại tín dụng do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tín dụng xuất khẩu được cấp dưới hình thức chấp
nhận hối phiếu và mở tài khoản. Cấp tín dụng bằng chấp nhận hối phiếu (như
1 loại giấy nợ ) tức là thương nhân nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền vào hối
phiếu do người xuất khẩu ký phát để nhận bộ chứng từ hàng hóa thông qua
ngân hàng hoặc người xuất khẩu gửi trực tiếp cho họ. Thời hạn của loại tín
dụng này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên bán và mua. Tuy nhiên để
phòng tránh rủi ro luật các nước thường can thiệp bằng cách định ra thời hạn
15
cho loại tín dụng này. Thời hạn từ 30 đến 90 ngày, cao hơn là 180 ngày đến
360 ngày.
Cấp tín dụng bằng cách mở tài khoản tức là thương nhân xuất khẩu và
thương nhân nhập khẩu ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó
qui định quyền của bên bán được mở một tài khoản để ghi nợ bên mua sau
mỗi chuyến giao hàng mà bên bán đã thực hiện. Sau từng thời gian nhất định,
người mua sẽ phải thanh toán số nợ đó bằng chuyển tiền, chuyển Séc hoặc
bằng Kỳ phiếu trả tiền ngay.
• Tín dụng tổ chức phi chính phủ
Là các khoản tín dụng do các tổ chức phi chính phủ cấp thường để phát
triển các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường…Các khoản tín dụng này được
cung cấp thông qua các hiệp định giữa các tổ chức phi chính phủ với chính
phủ các nước nhận được viện trợ ODA. Các khoản tín dụng này có thời gian
cho vay dài, lãi suất thấp và thời gian ân hạn lớn.
1.3 Rủi ro trong tín dụng xuất khẩu
Khi nhà xuất khẩu cấp tín dụng cho người nhập khẩu hay ngân hàng cấp
tín dụng cho nhà xuất khẩu đều phải gặp những rủi ro dẫn đến không thu hồi
được những khoản tín dụng đã cấp. Trong tín dụng xuất khẩu, rủi ro được chia
thành hai loại. Đó là rủi ro thương mại và rủi ro chính trị.
1.3.1 Rủi ro thương mại

Là rủi ro phát sinh do người nhập khẩu mất khả năng thực hiện hợp
đồng, không thể trả nợ. Các trường hợp của rủi ro thương mại bao gồm:
• Người nhập khẩu bị tòa án tuyên bố phá sản (Formal Bankruptcy)
16
• Người nhập khẩu mất khả năng thanh toán (Informal Bankruptcy):
không thể tiếp tục kinh doanh/ đóng cửa
• Người nhập khẩu chậm thanh toán đúng hạn
• Người nhập khẩu bị ràng buộc bởi quy định của nước sở tại
• Người nhập khẩu không thể nhận hàng đúng hạn
1.3.2 Rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị là rủi ro phát sinh khi có hành động can thiệp hoặc ảnh
hưởng của chính phủ nước người nhập khẩu làm mất khả năng thanh toán cho
một hợp đồng của người nhập khẩu. Những hành động này có thể bao gồm:
• Chiến tranh, đình công, nổi loạn, bạo động, khủng bố và các rối loạn
chính trị khác ảnh hướng đến việc thực hiện hợp đồng
• Hành động của chính phủ nước nhập khẩu nhằm ngăn cản, hạn chế việc
thực hiện hợp đồng bao gồm: cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu,
hủy bỏ hoặc không cấp mới giấy phép nhập khẩu… Tịch thu, trưng
dụng, sung công và quốc hữu hóa hay kiểm soát tài sản của người xuất
khẩu
• Hành động can thiệp để cản trở việc chuyển tiền
• Rủi ro khi chuyển đổi ngoại tệ
• Hoặc việc chính phủ thực thi luật pháp hay các biện pháp nào đó
• Thảm họa thiên nhiên
Tùy thuộc vào quy định của mỗi tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mà các
rủi ro chính trị này cũng khác nhau.
1.4 Một số phương thức giảm thiểu rủi ro tín dụng xuất khẩu
1.4.1 Bảo lãnh ngân hàng
17
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng với bên có

quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng; khi khách
hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng đã nhận nợ và
hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay.
Trong kinh doanh, bảo lãnh ngân hàng luôn được xem như tấm Giấy
thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm. Việc
này không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của bạn mà các đối tác kinh
doanh cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng doanh nghiệp hơn.
Với vai trò như vậy, bảo lãnh đã trở thành loại dịch vụ kinh doanh có
nhiều tác động tích cực trong việc thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao
dịch kinh doanh không chỉ ở trong lĩnh vực tín dụng mà cả trong dự thầu,
thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm.
1.4.2 Bao thanh toán
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng thông
qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã
được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận tại hợp đồng mua bán.
Bao thanh toán là một hình thức tài trợ thương mại trong đó ngân hàng
mua lại khoản phải thu của người bán, ứng trước cho người bán một khoản
tiền nhất định dựa trên khoản phải thu và trả phần còn lại sau khi người mua
thanh toán. Như vậy, người bán vừa có thể thu hồi tiền nhanh để phục vụ sản
xuất kinh doanh vừa chủ động xác định các kế hoạch tài chính nhờ các luồng
tiền được dự tính chính xác. Đặc biệt, với dịch vụ bao thanh toán miễn truy
đòi, rủi ro này của người bán sẽ được chuyển giao cho ngân hàng, và dịch vụ
này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà xuất khẩu, do khoảng cách về địa lý
giữa các quốc gia và sự thiếu thông tin về nhà nhập khẩu. Khi sử dụng dịch
vụ bao thanh toán, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể chào hàng với điều kiện
18
thanh toán cạnh tranh hơn, cho phép người mua trả chậm, thường là 60-90
ngày, nhờ đó đẩy mạnh được hoạt động bán hàng và xuất khẩu ra nước ngoài.
Đối với nhà nhập khẩu hay người mua hàng, dịch vụ bao thanh toán tạo điều
kiện cho họ có thể mua hàng với phương thức thanh toán trả chậm (ghi sổ),

không cần phải sử dụng các nguồn tín dụng khác, do đó tránh được các thủ
tục, chi phí xin vay, bảo lãnh hay ký quỹ mở L/C nếu thanh toán quốc tế.
Ngoài ra, nhà nhập khẩu cũng có thể coi đơn vị BTT như một kênh thông tin
tham khảo quan trọng về năng lực sản xuất, cung ứng hàng hoá của người
xuất khẩu.
1.4.3 Tín dụng chứng từ
Tín dụng chứng từ là một cam kết của ngân hàng theo yêu cầu của người
nhập khẩu, trả tiền cho người xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do người
xuất khẩu ký phát trong thời gian quy định và trong phạm vi số tiền của tín
dụng, khi người xuất khẩu xuất trình chứng từ hàng hóa phù hợp với điều kiện
và điều khoản của tín dụng đó.
Tín dụng chứng từ là phương thức được dùng phổ biến trong thanh toán
mậu dịch quốc tế nhưng tín dụng chứng từ vẫn còn những rủi ro, bất lợi cho
người xuất khẩu, người nhập khẩu và ngân hàng.
Đối với người xuất khẩu, đó là việc thanh toán tiền trong giao dịch mua
bán có thể bị hoãn lại hay ngay cả bị từ chối chỉ vì các chứng từ không phù
hợp lẫn nhau theo yêu cầu của L/C. L/C có thể bị mất giá trị thương mại của
nó khi người bán không tuân theo bất cứ điều khoản nào của L/C.
2 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
2.1 Khái niệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
19
Trong hoạt động ngoại thương, khi người xuất khẩu tiến hành ký kết hợp
đồng với người nhập khẩu thì vấn đề quan trọng nhất mà người xuất khẩu
quan tâm đó là khi nào họ thu lại được tiền hàng và thu bằng cách nào. Để
thực hiện điều đó, trong thanh toán quốc tế có rất nhiều phương thức như một
số đã đề cập ở trên. Tuy nhiên dù áp dụng phương thức nào thì người xuất
khẩu cũng không tránh khỏi tất cả các rủi ro dẫn đến không thu được hoặc thu
chậm khoản thanh toán tiền hàng. Do đó, một công cụ mới được ra đời không
những giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn các khoản thanh toán tiền hàng mà
còn là công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu đó là bảo hiểm tín dụng

xuất khẩu.
Như vậy, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một loại bảo hiểm đảm bảo an
toàn tài chính cho nhà xuất khẩu (hoặc ngân hàng đại diện cho nhà xuất khẩu)
khi người nhập khẩu hoặc ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu không
thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ đã cung cấp do các rủi ro thương mại
hoặc rủi ro chính trị gây nên.
2.2 Đặc điểm
2.2.1 Hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
2.2.1.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Tùy theo từng nước mà có quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm tín
dụng khác nhau. Nhìn chung, đối tượng tham gia bảo hiểm là tất cả các doanh
nghiệp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ dưới các điều khoản cấp tín dụng ( tín
dụng mở, chấp nhận hối phiếu) hoặc có thể là ngân hàng, các tổ chức tín dụng
khác cấp tín dụng cho người nhập khẩu nước ngoài.
2.2.1.2 Đối tượng bảo hiểm
20
Đối tượng bảo hiểm của BHTDXK đó là các khoản phải thu phát sinh từ
hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Do hợp đồng được thực hiện trên các
điều khoản tín dụng cạnh tranh nên các khoản phải thu này không tránh khỏi
các rủi ro dẫn đến không thu hồi được. Khi có những rủi ro xảy ra với đối
tượng bảo hiểm khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu thì tất yếu sẽ có bảo
hiểm để bồi thường cho người xuất khẩu.
Khoản phải thu từ xuất khẩu này gồm các hình thức:
• Doanh thu từ một giao dịch duy nhất
• Doanh thu từ một khách hàng
• Doanh thu từ tất cả các khách hàng của doanh nghiệp hay doanh thu
toàn bộ
2.2.1.3 Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bảo hiểm cho những tổn thất do không
thanh toán những khoản phải thu, phát sinh trong trường hợp hàng hóa và

dịch vụ xuất khẩu được thực hiện bởi người được bảo hiểm đối với bên nhập
khẩu trong thời hạn quy định.
2.2.1.4 Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là khoản tín dụng tối đa mà người xuất khẩu sau khi
thỏa thuận với bên bảo hiểm được phép cấp cho người nhập khẩu. Tổ chức
bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường cho bất kỳ khoản tín dụng
nào vượt hạn mức cho phép. Hạn mức tín dụng mà công ty bảo hiểm chấp
thuận sẽ tự động tới một giới hạn, với điều kiện người xuất khẩu phải hành xử
một cách thận trọng. Điều này tạo điều kiện cho người xuất khẩu được tự do
giao dịch kinh doanh mà không cần thông báo cho công ty bảo hiểm. Tuy
nhiên công ty bảo hiểm tín dụng có quyền giảm hoặc hủy bỏ hạn mức tín
21
dụng của một khách hàng nào đó nếu tình hình tài chính của người đó xấu đi.
Việc điều chỉnh này chỉ áp dụng đối với các giao dịch trong tương lai; những
rủi ro trước thì vẫn được bảo hiểm.
2.2.1.5 Tỷ lệ bảo hiểm
Tỷ lệ bảo hiểm tín dụng là một tỷ lệ của tổng giá trị của hợp đồng xuất
khẩu được tổ chức bảo hiểm tín dụng chấp nhận bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra.
Thông thường, tỷ lệ này thấp hơn 100%, ở mức từ 80% đến 95%. Tỷ lệ bảo
hiểm này còn phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm mà người xuất khẩu đã đăng
ký, kinh nghiệm quản lý tín dụng của người xuất khẩu, danh mục các khoản
phải thu. Do đó, ngưới xuất khẩu cũng sẽ phải chịu một phần rủi ro nhỏ đối
với doanh thu của mình. Điều này cũng đảm bảo một phần trách nhiệm của
người xuất khẩu khi tìm kiếm, lựa chọn đối tác để cấp tín dụng an toàn.
2.2.1.6 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là khoản tiền mà nhà xuất khẩu phải trả
cho tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để được đảm bảo cho các khoản
thanh toán khi có rủi ro xảy ra hay nói cách khác đây là phí chuyển nhượng
rủi ro cho nhà bảo hiểm.
Phí bảo hiểm thường được xác định dựa trên mức độ rủi ro của khả năng

thanh toán và trị giá thực hiện hợp đồng. Mức độ rủi ro của khả năng thanh
toán sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
• Khả năng trả nợ của người nhập khẩu
• Tình hình kinh tế chính trị xã hội nước nhập khẩu
• Phương thức thanh toán: L/C, nhờ thu D/P D/A, ghi sổ… phương thức
thanh toán chứa càng nhiều rủi ro thì phí bảo hiểm tương ứng càng cao
22
• Thời hạn thanh toán: thời hạn càng ngắn chẳng hạn như hình thức bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn thì khả năng rủi ro xảy ra thấp nên
phí bảo hiểm cũng thấp
• Rủi ro chính trị: khi rủi ro được bảo hiểm bao gồm cả rủi ro chính trị
thì mức phí này cao hơn so với trường hợp chỉ bảo hiểm cho rủi ro
thương mại
Thông thường, phí bảo hiểm thường dưới 1%, từ 0,2% đến 0,8% trị giá
hợp đồng. Thông qua việc đánh gia rủi ro nhà bảo hiểm sẽ đưa ra mức phí bảo
hiểm, rủi ro càng dễ xảy ra thì phí càng cao. Trong một số trường hợp nếu
mức độ rủi ro quá lớn thì nhà bảo hiểm sẽ từ chối bảo hiểm.
2.2.2 Nguyên tắc bảo hiểm
Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được thể hiện qua
các điểm:
• Hòa vốn (dài hạn): chỉ hỗ trợ cho những đối tượng có khả năng đảm
bảo hoàn trả hợp lý
• Chia sẻ rủi ro, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu, hình
thành tập quán kinh doanh tốt
• Quá trình giải quyết khiếu nại minh bạch, công bằng, hạn chế rủi ro
thông qua hoạt động tái bảo hiểm hoặc đồng bảo hiểm
2.2.3 Quy trình chuyển giao rủi ro
2.2.3.1 Quy trình chuyển giao rủi ro đơn giản
Hình 1:
23

Người xuất khẩu
(1)
(2)
(3)
Nguồn: An overview of trade credit insurance – Euler Hermes
Với quy trình hoạt động BHTDXK đơn giản:
(1) Theo thỏa thuận trong đơn bảo hiểm mà người xuất khẩu đã ký, bên
bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người xuất khẩu khi xảy ra rủi cấp
tín dụng. Như vậy, rủi ro nếu có xảy ra gây tổn thất cho người xuất
khẩu thì rủi ro đó sẽ được chuyển giao sang cho nhà bảo hiểm và người
xuất khẩu phải trả cho nhà bảo hiểm một khoản phí trước khi cấp tín
dụng.
(2) Người xuất khẩu cấp tín dụng thương mại cho người nhập khẩu
(3) Bên bảo hiểm giám sát các rủi ro khi người xuất khẩu cấp tín dụng cho
người nhập khẩu, chẳng hạn như giám sát hạn mức tín dụng. Nếu rủi ro
xảy ra thì các bên thực hiện như trong hợp đồng và nhà bảo hiểm sau
khi bồi thường cho người xuất khẩu sẽ thế quyền để thu các khoản phải
thu từ người nhập khẩu.
2.2.3.2 Quy trình chuyển giao rủi ro có sự tham gia của ngân hàng
Khi có sự tham gia của Ngân hàng, chủ thể này cấp tín dụng cho nhà
xuất khẩu hoặc người nhập khẩu và tham gia vào hợp đồng BHTDXK
Hình 2:
(1)
24
Tổ chức bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu
Người nhập khẩu
(4) (6) (5) (7)
(2)
(3)

Nguồn: [16]
(1) Hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết
(2) Người nhập khẩu ứng trước một khoản đảm bảo
(3) Ngân hàng cho vay mua bảo hiểm tín dụng tại một tổ chức tín dụng
xuất khẩu
(4) Nhà xuất khẩu thỏa thuận các điều kiện và cam kết với ngân hàng cho
vay
(5) Thỏa thuận cho vay giữa ngân hàng cho vay và người nhập khẩu được
ký kết. Số tiền cho vay bằng giá trị lô hàng trong hợp đồng xuất nhập
khẩu
(6) Ngân hàng cho vay thanh toán cho người xuất khẩu giá trị lô hàng được
mua bán
(7) Người nhập khẩu phải trả cho ngân hàng cho vay số tiền đã vay và tiền
lãi
2.3 Phân loại
2.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
25
Người Nhập
Khẩu
Nhà Xuất
Khẩu
Khoản bảo đảm
Ngân hàng cho
vay
Tổ chức tín dụng
xuất khẩu

×