Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Kịch bản diễn án hồ sơ hình sự 25 Ngô Đình Hoàng chống người thi hành công vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.65 KB, 24 trang )

KỊCH BẢN DIỄN ÁN
HỒ SƠ HÌNH SỰ 25:
“NGƠ ĐÌNH HỒNG CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ”

I.

THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA

Cảnh sát Tư pháp : Giải bị cáo đến ngồi ghế xếp sẵn phía sau bục khai báo và trực
tiếp bảo vệ phiên tòa.
Thư ký (ĐỨNG)

:

- Mời mọi người tham dự phiên tòa còn ở bên ngoài phòng xử án vào phòng xử án để
chuẩn bị làm việc
- Những người được Tòa án triệu tập ngồi lên hàng ghế đầu
- Đề nghị mọi người trong phòng xét xử ổn định trật tự
- Sau đây tôi sẽ kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến phiên tòa
ngày hôm nay:
Khi tôi gọi tên những người được triệu tập, đề nghị người được gọi nói “có” và mang
theo giấy báo, giấy triệu tập, giấy tờ tùy thân lên bàn Thư ký để kiểm tra.
- Bị cáo Ngơ Đình Hồng: có
- Người bào chữa cho bị cáo: Luật sư Nguyễn Thị A, Luật sư Lê Đăng H: có
- Bị hại Nguyễn Văn Minh: có
- Người bảo vệ quyền, lợi ích cho bị hại: Luật sư Võ Thanh K, Dương Quốc T
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
1. Vũ Mạnh Nam: có
2. Trần Hồi Phương: có
- Người làm chứng
1. Nguyễn Lê Linh: có


2. Phạm Hồng Long: có
- Phần kiểm tra đã xong.
Sau đây tôi sẽ phổ biến một số nội quy của phiên tòa, yêu cầu mọi người chú ý
lắng nghe:


- Để đảm bảo cho phiên tòa diễn ra nghiêm túc và đúng quy định, Tòa án Nhân dân
quận Cầu Giấy yêu cầu tất cả mọi người trong phòng xử án tuyệt đối tuân thủ nội
quy phiên tòa sau đây:
1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực
lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tịa.
Nghiêm cấm mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ
vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự
tôn nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho
công tác xét xử hoặc vũ khí, cơng cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để
làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
2. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập,
giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tịa tại bàn thư ký chậm
nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tịa và ngồi đúng vị trí trong phịng xử án
theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy
triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tịa thơng qua lực
lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tịa.
3. Người dưới 16 tuổi khơng được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án
triệu tập.
4. Mọi người trong phòng xử án phải mặc quần áo nghiêm túc; có thái độ tơn trọng
Hội đồng xét xử, giữ trật tự, khơng nói chuyện riêng và tn theo sự điều khiển của
Chủ tọa phiên tịa.
5. Khơng đội mũ, nón, đeo kính màu trong phịng xử án, trừ trường hợp có lý do
chính đáng, được Chủ tọa phiên tịa cho phép; khơng sử dụng điện thoại di động
trong phịng xử án; khơng hút thuốc, khơng ăn uống trong phịng xử án hoặc có hành

vi khác ảnh hưởng đến sự tơn nghiêm của phiên tịa.
6. Mọi người trong phịng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án
và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được phép của Chủ tọa phiên tòa.
7. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tịa trong
suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được Chủ tọa phiên tòa cho phép rời khỏi
phịng xử án khi có lý do chính đáng.
8. Chỉ những người được Hội đồng xét xử cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc phát
biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức
khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
9. Không ai được quay phim, ghi âm, chụp ảnh khi chưa được sự cho phép của chủ
tọa phiên tòa.
10. Những người vi phạm nội quy phiên tịa có thể bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo,
phạt tiền buộc rời phòng xét xử và bị xử lý theo các quy định khác của pháp luật.


Đề nghị những ai có mặt tại phòng xử án sử dụng điện thoại di động, yêu cầu phải
tắt nguồn hoặc chuyển sang chế độ im lặng kể từ thời điểm bắt đầu cho đến khi kết
thúc phiên tòa.
(TẤT CẢ ĐỨNG) Sau đây tôi mời HĐXX vào phòng xử án, đề nghị tất cả mọi
người trong phòng xử án đứng dậy để HĐXX vào làm việc.
- Kính mời HĐXX vào phịng xử án.
Chủ toạ:
Hơm nay ngày … tháng … năm ……, TAND quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội mở phiên tịa
sơ thẩm, cơng khai, xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Ngơ Đình Hồng bị VKSND
quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo khoản 1
Điều 330 Bộ luật hình sự.
Thay mặt HĐXX, tơi tun bố khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử
(TẤT CẢ VẪN ĐỨNG)
Chủ toạ: Mời mọi người trong phòng xử án ngồi, bị cáo đứng tại chỗ để nghe HĐXX
công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau đây tôi xin công bố QĐ đưa vụ án ra xét

xử:
TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN
CẦU GIẤY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

Số: …/……/QĐXXST-HS

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. Hà Nội, ngày… tháng … năm ……
QUYẾT ĐỊNH

ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ SƠ THẨM
TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
Căn cứ vào các Điều 45, 254, 255, 268 và 277 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý 53/2018/TLST-HS ngày
30/11/2018
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo:
Ngơ Đình Hồng, sinh năm 1990
Nơi cư trú: thơn Vân Thu, xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 20/09/2018
Bị Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy truy tố về tội “Chống người thi hành
công vụ” theo khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự.


Thời gian mở phiên tòa: … giờ … phút, ngày …/…/……
Địa điểm mở phiên tòa: Trụ sở Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy
Vụ án được xét xử công khai.

Điều 2.
Những người tiến hành tố tụng:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tịa: Ơng: Nguyễn Văn A
Các Hội thẩm nhân dân:
+ Bà: Nguyễn Thị X
+ Bà: Nguyễn Thị Y
+ Thư ký phiên tòa: Bà. Nguyễn Thị Z
+ Đại diện VKSND Quận Cầu Giấy tham gia phiên tòa: KSV. Nguyễn Văn B
2. Những người tham gia tố tụng:
- Bị cáo: Ngơ Đình Hoàng, sinh năm 1990
- Người bào chữa cho bị cáo: Luật sư … và luật sư … - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí
Minh
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
+ Ơng Vũ Mạnh Nam (Phó đợi trưởng Đợi CSGT sớ 7);
+ Ơng Trần Hồi Phương (Cán bộ PC45);
- Người làm chứng:
+ Nguyễn Lê Linh, sinh năm 1988;
+ Phạm Hoàng Long, sinh năm…
3. Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tịa: khơng
THẨM PHÁN - Chủ tọa phiên tịa
(đã ký)
Ơng ….
CHỦ TOẠ: Bị cáo ngồi xuống.
THƯ KÝ:
Thưa HĐXX, tôi xin báo cáo danh sách những người được Tịa án triệu tập đến phiên
tịa hơm nay gồm:
+ Bị cáo Ngơ Đình Hồng, có mặt.
+ Luật sư …, người bào chữa cho bị cáo có mặt.



+ Luật sư …., người bào chữa cho bị cáo có mặt
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
 Ơng Vũ Mạnh Nam: có mặt
 Ơng Trần Hồi Phương: có mặt
+ Người làm chứng:
 Ơng Nguyễn Lê Linh có mặt.
 Ơng Phạm Hồng Long: có mặt
Thưa HĐXX, tơi đã báo cáo xong, đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.
Chủ toạ: Để thống nhất cách xưng hô tại phiên tòa hôm nay, khi HĐXX hỏi Bị cáo phải
“THƯA HĐXX và xưng Bị Cáo”, những người tham gia tố tụng khác phải “Thưa HĐXX
và xưng TÔI”.
----------------------------------------------------------------------Sau đây HĐXX kiểm tra căn cước của bị cáo.
u cầu bị cáo Ngơ Đình Hồng đứng dậy.
Chủ toạ: Bị cáo khai rõ họ tên? Ngày tháng năm sinh? Cư trú ở đâu? Nghề Nghiệp
Bị cáo: Thưa HĐXX, bị cáo tên Ngơ Đình Hồng, sinh năm 1990, cư trú tại Thôn Vân
Thu, xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Nghề nghiệp: trước khi bị khởi tố bị cáo làm công nhân Công ty Toto Việt Nam. Sau khi
bị khởi tố thì bị cáo khơng có nghề nghiệp.
Chủ toạ: Bị cáo có nhận được Cáo trạng của VKSND và Quyết định của TA đưa
vụ án ra xét xử chưa?
Bị cáo: Thưa HĐXX, bị cáo đã nhận được quyết định và cáo trạng.
Chủ toạ: Thời gian từ khi bị cáo nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử tính
đến nay (ngày mở phiên tịa XXST) đã đủ 10 ngày hay chưa?
Bị cáo: Thưa HĐXX, đủ rồi.
Chủ toạ: Bị cáo tự đọc lại hay nhờ người khác đọc lại cho nghe?
Bị cáo: Thưa HĐXX, bị cáo có thể tự đọc được.
Chủ toạ: Sau đây thay mặt HĐXX, tơi giải thích các quyền và nghĩa vụ của bị cáo như
sau:
● Về quyền:
-


Được thơng báo, giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định;

Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đề nghị triệu tập người
làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người tham gia tố tụng
khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;


-

Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Sau khi người bào chữa trình bày lời
bào chữa,bị cáo có quyền bổ sung hoặc từ chối nội dung mà người bào chữa đã bào chữa
cho mình.
Trình bày lời khai, ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình
hoặc buộc phải nhận mình có tội;
Đề nghị chủ tọa phiên tịa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tịa nếu
được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tịa;
tịa;

Được nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án;
Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên

Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng
của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
● Về nghĩa vụ:
-


Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Chủ toạ: Bị cáo có nghe rõ quyền và nghĩa vụ của mình chưa?
Bị cáo: Thưa HĐXX, Bị cáo nghe rõ ạ
Chủ toạ: Tại phiên tịa, bị cáo có u cầu Luật sư … và Luật sư … là Luật sư bào chữa
cho bị cáo, bị cáo có đồng ý để các vị Luật sư tiếp tục bào chữa cho bị cáo không?
Bị cáo: Thưa HĐXX, bị cáo đồng ý.
Chủ tọa: Cho bị cáo ngồi
--------------------------------------------------Chủ tọa: Yêu cầu những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ơng Vũ Mạnh
Nam, ơng Trần Hồi Phương đứng lên
Chủ tọa: Ơng Nam cho biết tên, đơn vị công tác?
Vũ Mạnh Nam: Tôi là Vũ Mạnh Nam, hiện đang công tác tại Đội CSGT số 7, chức vụ
Phó đợi trưởng.
Chủ tọa: Ơng Phương cho biết tên, đơn vị cơng tác?
Trần Hồi Phương: Tơi là Trần Hồi Phương, tơi là cán bộ Đội 12, PC45, Cơng an TP.
Hà Nội
Chủ tọa: Sau đây tơi giải thích quyền và nghĩa vụ của Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan


● Về quyền:
+ Được thơng báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
+ Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
+ Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham
gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tịa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
xem biên bản phiên tịa;
+ Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
+ Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

+ Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng;
● Về nghĩa vụ:
+ Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
+ Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình;
+ Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Chủ tọa: Các ông/ bà đã nghe rõ quyền và nghĩa vụ của mình chưa?
(Tịa mời những người có quyền, nghĩa vụ liên quan ngồi)
----------------------------------------------------------------------------❖ Chủ toạ: Mời Người làm chứng ơng Nguyễn Lê Linh đứng dậy:
Chủ tọa: Ơng cho biết họ tên? Năm sinh? Địa chỉ thường trú? Nghề nghiệp?
Người làm chứng: Thưa HĐXX, tôi tên Nguyễn Lê Linh, sinh năm 1988, thường trú tại
P104, C3, Tập thể Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội; nghề nghiệp: tự do.
❖ Chủ toạ: Mời Người làm chứng ơng Phạm Hồng Long đứng dậy:
Chủ tọa: Ông cho biết họ tên? Năm sinh? Địa chỉ thường trú? Nghề nghiệp?
Người làm chứng: Thưa HĐXX, tôi tên Phạm Hồng Long, …
Chủ toạ: Sau đây tơi sẽ giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng.


Về quyền:

- Được thơng báo, giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định;
- Quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài
sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.


- Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng và được cơ quan triệu tập
thanh tốn chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.



Về nghĩa vụ:

- Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Người làm chứng từ chối
hoặc trốn tránh việc khai báo mà khơng có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm
hình sự theo Điều 308 của BLHS; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự
theo Điều 307 của BLHS.
Chủ toạ: Người làm chứng đã nghe rõ quyền và nghĩa vụ của mình chưa?
Người làm chứng: Thưa HDXX, tơi đã nghe rõ
Chủ toạ: Tại phiên tịa ngày hơm nay, Người làm chứng có cam đoan về những lời khai
của mình là hồn tồn đúng sự thật khơng?
Người làm chứng Linh: Thưa HDXX, tôi cam đoan.
Người làm chứng Long: Thưa HDXX, tôi cam đoan
Chủ toạ: Cho 2 ông ngồi.
--------------------------------------------------------------Chủ tọa: Kết thúc phiên tịa ngày hơm nay, Tịa án sẽ mã hóa tên, địa chỉ của người
tham gia tố tụng và đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tịa án nhân dân tối
cao, trừ những trường hợp khơng được công khai theo quy định. Người tham gia tố tụng
có ý kiến gì hay khơng?
Bị cáo đứng dậy - Bị cáo có ý kiến gì khơng? – Thưa HĐXX, Bị cáo khơng.
Mời những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng dậy - Các ơng bà có ý kiến gì
khơng? - Khơng
Mời người làm chứng đứng dậy: Ơng có ý kiến gì khơng? – Thưa Khơng
--------------------------------------------------------------Sau đây tơi thay mặt HĐXX giới thiệu thành phần HĐXX và người tiến hành tố tụng
khác gồm có:
Tơi là Thẩm phán Nguyễn Văn A - Chủ tọa phiên tòa
Người ngồi bên tay trái tôi là Bà Nguyễn Thị X
Người ngồi bên tay phải tôi là Bà Nguyễn Thị Y
Là hai hội thẩm nhân dân tiến hành tố tụng tại phiên tòa ngày hôm nay
Người ngồi trước mặt tôi là Bà Nguyễn Thị Z – Cán bộ Tòa án giữ nhiệm vụ thư ký

phiên tòa.
Người ngồi trước mặt phía bên tay phải tơi là Ông Nguyễn Văn B – Kiểm sát viên Viện
kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy


Sau khi nghe giới thiệu những người tiến hành tố tụng, vị đại diện Viện Kiểm sát,
bị cáo và những người tham gia tố tụng có ai có yêu cầu thay đổi ai trong số những
người tiến hành tố tụng khơng?
Chủ toạ: Mời vị Đại diện viện kiểm sát có yêu cầu thay đổi ai trong số những người
tiến hành tố tụng không?
Đại diện VKS: Thưa HĐXX tôi không yêu cầu thay đổi ai trong thành phần HĐXX, đề
nghị HĐXX tiếp tục làm việc
Chủ tọa: Yêu cầu Bị cáo Hoàng đứng dậy, bị cáo có yêu cầu thay đổi ai trong số những
người tiến hành tố tụng không?
Bị cáo: Thưa HDXX, Bị cáo khơng có u cầu thay đổi
Chủ tọa: Cho bị cáo ngồi, mời các vị luật sư bào chữa cho bị cáo
Luật sư ...: Thưa HĐXX tôi không có yêu cầu thay đổi đề nghị HĐXX tiếp tục làm
việc.
Luật sư ...: Thưa HĐXX tơi khơng có u cầu thay đổi đề nghị HĐXX tiếp tục làm
việc.
------------------------------------------------------------------Chủ tọa: Trong phiên tịa ngày hơm nay có ai có u cầu triệu tập thêm người làm
chứng hoặc yêu cầu cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới gì khơng?
Mời đại diện VKS: Thưa HĐXX, VKS không yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng
hoặc yêu cầu cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới. Đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.
Chủ tọa: Bị cáo Hồng đứng dậy, tại phiên tịa ngày hôm nay bị cáo yêu cầu triệu tập
thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không?
Bị cáo: Thưa HĐXX, Bị cáo khơng có u cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu
cầu cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới.
Các vị LS có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật
chứng, tài liệu ra xem xét hay không?

Luật sư …: Thưa HĐXX, tôi không yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu
cầu cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới yêu cầu cung cấp thêm. Đề nghị HĐXX tiếp
tục làm việc.
Luật sư …: Thưa HĐXX, tôi không yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu
cầu cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới yêu cầu cung cấp thêm. Đề nghị HĐXX tiếp
tục làm việc.
-----------------------------------------------------------------------Chủ tọa: Các vị Hợi thẩm, có ai có ý kiến gì về phần thủ tục hay khơng?
Hội thẩm 1, 2 : Tơi khơng có ý kiến gì về phần thủ tục này.


Chủ tọa
: Vị đại diện Viện kiểm sát, Vị Luật sư có ai muốn bổ sung gì về phần thủ
tục hay không?
Chủ tọa

: Vị Luật sư?

Luật sư

: Thưa không.

Chủ tọa

: Vị đại diện VKS?

Đại diện VKS: Thưa HĐXX, tôi đại diện cho VKSND quận Cầu Giấy thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tịa ngày hơm nay, xét thấy vị thẩm phán chủ tọa
phiên tòa đã thực hiện đúng các quy định tại Chương 20, 21 BLTTHS. Do vậy, tôi đề
nghị HĐXX tiếp tục làm việc.
Chủ toạ: Nếu khơng ai có ý kiến hay u cầu gì thêm thay mặt HĐXX tơi tun bố

kết thúc phần thủ tục phiên tòa để chuyển sang phần TRANH TỤNG
-----------------------------------------------II.

PHẦN XÉT HỎI

CHỦ TOẠ: Đề nghị vị đại diện VKS công bố cáo trạng. Bị cáo Hồng đứng dậy
KSV: Kính thưa HĐXX, tôi – …, KSV đại diện VKSND quận Cầu Giấy thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tịa hơm nay. Căn cứ Điều 42, 306 BLTTHS,
tôi công bố Cáo trạng số 276/CT-VKSCG ngày 14/11/2018 của VKSND quận Cầu
Giấy, TP. Hà Nội như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc
Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy
Số 276/CT-VKSC
Mê Linh, ngày 14 tháng 11 năm 2018
CÁO TRẠNG
VIỆN TRƯỞNG VKSND QUẬN CẦU GIẤY
…..
KẾT LUẬN
Khoảng 22h30’ ngày 08/10/2017, Ngô Đình Hoàng có hành vi dùng lời nói chửi bới,
dùng vũ lực đối với anh Trần Hoài Phương – là cán bộ phòng Cảnh sát hình sự – Công
an Thành phố Hà Nội (dùng tay gạt tay anh Phương, khi bị anh Phương cầm tay kéo
Hoàng ra khỏi khu vực căng dây phản quang nơi tổ công tác đang làm việc không cho
Hoàng chửi bới tổ công tác) và khi bị khống chế, Hoàng đã có hành vi dùng tay chân
chống trả lại anh Phương với mục đích để thoát khỏi sự khống chế của anh Phương tại
khu vực ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn thuộc phường Mai Dịch, quận Cầu
Giấy, Hà Nội.


Như vậy có đủ căn cứ để xác định bị can có lý lịch dưới đây đã phạm tội như sau:

Họ và tên: Ngô Đình Hoàng

- Sinh ngày: 28/12/1990;

Tên gọi khác: không;

Giới tính: Nam;

HKTT và chỗ ở: Thôn Vân Thu, xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa;
Quốc tịch: Việt Nam;

Dân tộc: Kinh;

Tôn giáo: Không.

Nghề nghiệp: không;

Trình độ học vấn: 12/12;

Con ông: Ngô Văn Hoan – sinh năm: 1962;
Con bà: Phạm Thị Lam – sinh năm: 1962;
Gia đình có 02 anh em, bị can là con thứ hai;
Tiền án tiền sự: Không;
Hiện bị can đang bị áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú.
Hành vi nêu trên của Ngô Đình Hoàng đã phạm tội “Chống người thi hành công vụ”, tội
danh và hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
1.Truy tố ra trước Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội để xét xử bị can
Ngơ Đình Hồng về tội: “Chống người thi hành cơng vụ”, theo khoản 1 Điều 330 Bộ

luật hình sự.
KT. VIỆN TRƯỞNG
Phó Viện trưởng: …
Thưa HĐXX, tơi đã cơng bố xong bản Cáo trạng, khơng thay đổi, bổ sung gì thêm. Đề
nghị HĐXX tiếp tục làm việc.
--------------------------------------------------------------------Chủ toạ: Bị cáo đã nghe rõ bản cáo trạng mà vị đại diện VKS vừa công bố hay chưa?
Bị cáo: Thưa HĐXX, Bị cáo đã nghe rõ.
Chủ toạ: Bị cáo có thấy nội dung cáo trạng mà vị đại diện VKS công bố ngày hơm nay
có giống với nội dung cáo trạng mà bị cáo đã nhận không?
Bị cáo: Thưa HĐXX, Bị cáo thấy giống ạ.
Chủ toạ: Bị cáo có đồng ý với nội dung bản cáo trạng truy tố của VKS hay
không?
Bị cáo: Thưa HĐXX, bị cáo khơng đồng ý vì bị cáo khơng hề có ý định chống người
thi hành cơng vụ.
---------------------------------------------------------


Bị cáo đứng tại chỗ, trả lời to rõ những câu hỏi sau của HĐXX:
Hỏi bị cáo:
1. Bị cáo trình bày lại sự việc xảy ra vào khoảng 22h30 ngày 8/10/2017?
….
2. Lý do bị cáo đi trên đường Phạm Văn Đồng theo hướng đi Phạm Hùng vào
khoảng 22h30 ngày 8/10/2017 là gì?
….
3. Sau khi bị cáo dừng xe theo hiệu lệnh, thành viên Tổ công tác – CA TP. Hà Nội
đã yêu cầu bị cáo làm những việc gì?
….
4. Bị cáo đã không chấp hành những việc nào?
…..
5. Lúc được thành viên Tổ cơng tác giải thích, bị cáo có hiểu rõ vì sao mình bị giữ

xe khơng?

6. Bị cáo có các hành vi nào đối với các thành viên Tổ công tác?
….
Cho bị cáo ngồi
-----------------------------------------------------------Các vị hội thẩm nhân dân có hỏi thêm gì khơng?
Hội thẩm 1: Tơi đề nghị được hỏi bị cáo
Mời bị cáo Hoàng đứng lên
1. Lý do vì sao bị cáo lại túm tóc, gạt tay anh Phương?
….
2. Bị cáo có ý định chửi bới trong bao lâu?
….
3. Bị cáo cho biết ai là lao động chính trong gia đình bị cáo?
….
Hội thẩm 1: Tơi đã hỏi xong, mời chủ tọa tiếp tục làm việc.
Chủ tọa: Cho bị cáo ngồi
Hội thẩm 2: Tôi đề nghị được hỏi anh Trần Hoài Phương?
Chủ tọa: Anh Phương đứng lên


Hội thẩm 2:
1. Anh Phương cho HĐXX biết tại sao anh lại quật ngã bị cáo Hoàng?
….
2. Trước khi quật ngã bị cáo anh đã làm gì?

3. Sau khi bị quật ngã, bị cáo đã làm gì?
….
Hội thẩm 2: Tơi đã hỏi xong.
Chủ tọa


: Anh Phương ngồi

Chủ tọa: Đề nghị vị đại diện Viện kiểm sát đặt câu hỏi đối với những người tham
gia tố tụng
. Thưa HĐXX, tôi đề nghị được hỏi bị cáo Ngơ Đình Hồng
Chủ toạ: Bị cáo Hoàng đứng dậy.
1. Bị cáo cho biết, ………………………………………….
…..
Đại diện VKS: Thưa HĐXX, tôi đã hỏi xong bị cáo, tôi đề nghị được hỏi người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Vũ Mạnh Nam.
Chủ tọa: Cho bị cáo ngồi, mời anh Vũ Mạnh Nam đứng lên.
1. Anh Nam cho biết ……………..
….
Đại diện VKS: Thưa HĐXX tôi đề nghị được hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan anh Trần Hoài Phương.
Chủ tọa: Mời anh Nam ngồi, anh Phương đứng lên
1. Anh Phương cho biết …………………………………….
…..
Đại diện VKS: Thưa HĐXX đã hỏi xong.
Chủ tọa: Mời anh Phương ngồi
---------------------------------------------------------PHẦN HỎI CỦA LUẬT SƯ
CHỦ TOẠ: Đề nghị luật sư bào chữa cho bị cáo tham gia xét hỏi
I. Thưa HĐXX, tôi đề nghị hỏi bị cáo Ngơ Đình Hồng.
CHỦ TOẠ: Bị cáo đứng lên.


Luật sư – bị cáo
1. Bị cáo có dùng vũ lực đối với thành viên Tổ công tác không?
….
2. Trước khi bị anh Trần Hoài Phương quật ngã bị cáo đã làm gì?

….
3. Trước khi quật ngã bị cáo, anh Phương có thơng báo hay cảnh cáo gì khơng?

4. Sau khi bị anh Phương quật ngã xuống đất, Hoàng cảm thấy như thế nào?
Khó thở
5. Bị cáo có bị bất ngờ trước hành vi quật ngã bị cáo của anh Phương khơng? Lúc
này bị cáo có suy nghĩ gì?
Phản xạ chứ khơng có suy nghĩ gì, muốn thốt khỏi sự khống chế
6. Có bao nhiêu đồng chí giải quyết sự việc của bị cáo?

7. Trong thời gian bị cáo to tiếng thì những đồng chí khác có tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ được không?

--------------------------------------------------------------Luật sư: Thưa HĐXX, tôi đã hỏi xong bị cáo, tơi đề nghị người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan – anh Vũ Mạnh Nam.
Chủ tọa: Cho bị cáo ngồi, mời anh Nam đứng lên
II. Hỏi anh Vũ Mạnh Nam:
Luật sư – anh Nam
1. Anh Nam cho biết việc thành lập tổ công tác làm việc tại ngã ba Phạm Văn
Đồng – Trần Quốc Hoàn tối ngày 8/10/2017 theo văn bản nào? Trong hồ sơ vụ
án chưa có.

2. Anh Nam cho biết, Tổ cơng tác do anh làm tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ tại
ngã ba Phạm Văn Đờng – Trần Q́c Hoàn tối ngày 8/10/2017 có bao nhiêu
người?

3. Có bao nhiêu đồng chí trực tiếp tham gia giải quyết sự việc của bị cáo Hoàng?
….



4. Nhiệm vụ của từng đồng chí là gì?

5. Đối với hành vi vi phạm chở 02 khách của bị cáo Hồng, sau khi dừng xe phải
thực hiện những cơng việc nào?

6. Bị cáo Hồng đã khơng chấp hành những cơng việc nào?

7. Q trình làm việc, bị cáo có đánh, xô đẩy đối với lực lượng thi hành nhiệm vụ
khơng?

8. Có lời nói đe dọa dùng vũ lực khơng?

Luật sư: Thưa HĐXX, tôi đã hỏi xong anh Nam, tiếp theo tôi đề nghị được hỏi anh
Phương.
----------------------------------------------Chủ tọa: Cho anh Nam ngồi, mời anh Phương đứng lên.
III. Hỏi người liên quan anh Trần Hoài Phương:
Luật sư – Anh Phương
1. Anh Phương cho biết, lần thứ nhất khi anh kéo tay Hồng ra khỏi khu vực căng
dây của Tổ cơng tác thì việc kiểm tra bị cáo đã xong chưa?

2. Bị cáo cịn phải thực hiện cơng việc gì?

3. Anh vui lịng mơ tả lại các động tác khi anh quật ngã bị cáo Hồng?

4. Anh mơ tả rõ hành vi chống đối của Hoàng khi anh quật ngã và khống chế
Hồng?

5. Sau khi quật ngã Hồng thì mất bao lâu để bị cáo không chống cự nữa?

Luật sư: Tôi đã hỏi xong bị hại, tôi đề nghị được hỏi người làm chứng Nguyễn Lê Linh.

--------------------------------------------------------------------------Chủ tọa: Cho anh Phương ngồi, mời anh Linh đứng dậy


IV. Hỏi Nguyễn Lê Linh:
1. Anh Linh cho biết anh đã chứng kiến bị cáo Hoàng chấp hành những hiệu lệnh
nào của thành viên Tổ công tác – CA Hà Nội?

2. Thời gian từ lúc bị cáo bắt đầu to tiếng cho đến khi hoàn toàn bị khống chế
khoảng bao lâu?

3. Anh cho biết đã chứng kiến bị cáo có những hành vi chống đối nào ngồi chửi
bới Tổ cơng tác?

4. Khi xảy ra việc chống đối của Hồng thì anh thấy tổ cơng tác có tiếp tục làm
nhiệm vụ được không?

Luật sư: Tôi đã hỏi xong anh Nguyễn Lê Linh, tơi đề nghị được hỏi anh Phạm Hồng
Long.
Mời ơng Linh ngồi, mời ơng Long đứng lên.
V. Hỏi Phạm Hồng Long
Luật sư – ơng Long
1. Anh có thấy bị cáo dùng tay gạt anh Phương khơng?

2. Anh có thấy bị cáo dùng tay chân chống trả khi anh Phương bị quật ngã
không?

3. Anh cho biết đã chứng kiến bị cáo có những hành vi chống đối nào ngồi chửi
bới Tổ công tác?

4. Thời gian từ lúc bị cáo bắt đầu to tiếng cho đến khi hoàn toàn bị khống chế

khoảng bao lâu?

5. Khi xảy ra việc chống đối của Hoàng thì anh thấy tổ cơng tác có tiếp tục làm
nhiệm vụ được không?

Luật sư: Tôi đã hỏi xong, mời HĐXX tiếp tục làm việc.
Chủ tọa: Cho ông Long ngồi.


-------------------------------------------------------Chủ toạ: Vị đại diện VKS có hỏi thêm bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng
nữa hay không?
KSV: Thưa HĐXX, VKS khơng hỏi gì thêm, đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc
Chủ toạ: Các vị LS bào chữa cho bị cáo có hỏi thêm bị cáo hoặc những người tham gia
tố tụng nữa hay không?
LS bị cáo: Thưa HĐXX, chúng tơi khơng hỏi gì thêm, đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc
Chủ tọa: Nếu khơng ai hỏi gì thêm, cũng không ai đề nghị hỏi thêm những vấn đề của
vụ án, thay mặt HĐXX, tôi tuyên bố kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần TRANH
LUẬN
Chủ toạ: Đề nghị vị đại diện VKS trình bày bản luận tội, bị cáo Hoàng đứng dậy
KSV:
BẢN LUẬN TỘI
Thưa Hội đồng xét xử,
Theo Điều 321 BLTTHS, hôm nay TAND quận Cầu Giấy mở phiên tịa sơ thẩm vụ án
Ngơ Đình Hồng bị xét xử về Tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại khoản
1 Điều 330 BLHS, tôi – Nguyễn Yên Bình - Kiểm sát viên VKSND quận Cầu Giấy,
TP. Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tịa hơm
nay. Sau đây tơi trình bày quan điểm đối với việc xử lý đối với bị cáo và giải quyết vụ
án như sau:
Trên cơ sở xem xét đánh giá một cách khách quan, tồn diện, đầy đủ các tài liệu chứng
cứ có trong hồ sơ vụ án và kết quả xét hỏi cơng khai tại phiên tịa. Xét thấy tồn bộ nội

dung diễn biến của vụ án đã được xét hỏi công khai tại phiên tịa và được tóm tắt như
sau:
Thời điểm xảy ra sự việc là vào khoảng 22h30 ngày 8/10/2017, Tổ công tác 141 Công
an TP. Hà Nội do anh Vũ Mạnh Nam làm tổ trưởng cùng với các anh Trần Hồi
Phương, Nguyễn Văn Chính, Đinh Văn Nguyện và một số đồng chí khác làm nhiệm vụ
đảm bảo trật tự an tồn giao thơng tại ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn, Mai
Dịch, Cầu Giấy, TP. Hà Nội theo Kế hoạch số 141 ngày 8/10/2017 của CA TP. Hà Nội.
Tổ cơng tác phát hiện bị cáo Ngơ Đình Hồng điều khiển xe máy lưu thơng trên đường
Phạm Văn Đồng phía sau chở hai người, thấy vậy Tổ cơng tác đã ra hiệu lệnh yêu cầu bị
cáo dừng xe và dắt xe vào trong khu vực kiểm tra hành chính đã được căng dây phản
quang để làm việc, anh Trần Hồi Phương mặc thường phục, đeo băng đỏ có chữ 141
Công an Hà Nội là người được tổ trưởng chỉ định kiểm tra hành chính đối với bị cáo,
yêu cầu xuất trình giấy tờ xe, giấy tờ cá nhân và tự bỏ các đồ vật trong người ra để Tổ
công tác kiểm tra. Tuy nhiên bị cáo đã không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào theo
yêu cầu. Vì vậy Tổ cơng tác đề nghị tạm giữ phương tiện của bị cáo. Trong q trình
thực hiện cơng vụ, Tổ công tác đã mặc trang phục đúng theo quy định, anh Trần Hoài


Phương mặc thường phục là được sự cho phép và tn theo chỉ đạo của cấp trên, do đó
Tổ cơng tác đã thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ của mình. Khi phát hiện bị cáo vi
phạm, Tổ cơng tác bao gồm anh Phương đã tiến hành nhắc nhở, giải thích nhưng bị cáo
khơng có thái độ hợp tác. Qua phần xét hỏi cơng khai tại phiên tịa hơm nay, đặc biệt là
lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – anh Trần Hoài Phương, người làm
chứng ông Nguyễn Văn Nam và ông Nguyễn Lê Linh đã cùng có lời khai thống nhất
rằng lúc diễn ra sự việc bị cáo có thái độ bực tức và có những lời nói, hành vi như sau:
-

Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ, đứng trong
khu vực căng dây của Tổ công tác và chỉ tay về phía Tổ cơng tác, tiếp tục chửi bới,
làm ảnh hưởng đến công việc của Tổ công tác.


-

Lấy ví tiền, vứt tiền ra ném xuống đất trước mặt Tổ công tác.

-

Khi anh Phương kéo tay bị cáo ra khỏi khu vực của Tổ công tác đang làm việc thì bị
cáo dùng tay phải gạt tay trái của anh Phương ra.

-

Nhận thấy bị cáo có hành vi cản trở người thi hành công vụ nên Tổ công tác đã
khống chế, quật ngã bị cáo. Khi bị anh Phương và tổ cơng tác quật ngã xuống đất thì
bị cáo chống cự, dùng hai tay túm tóc anh Phương đẩy ra.

Ngày 8/10/2017 Tổ công tác khi thực hiện nhiệm vụ chia làm 03 chốt, và khi xảy ra sự
việc thì 01 chốt bị tạm dừng trong thời gian 15p để giải quyết sự việc.
Ngày 14/11/2018, VKSND quận Cầu Giấy truy tố bị cáo theo khoản 1 Điều 330 BLHS
về Tội chống người thi hành cơng vụ, theo đó quy định rằng:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người
thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp
luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm”.
Về chủ thể và khách thể của tội phạm:
Bị cáo Ngơ Đình Hồng là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức rất
rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện, hành vi phạm tội
của bị cáo đã vi phạm trực tiếp đến khách thể được pháp luật bảo vệ là hoạt động bình
thường của các cơ quan, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý hành chính của các cơ quan,
tổ chức, cụ thể là hoạt động quản lý trật tự an toàn giao thông của Công an quận Cầu

Giấy, Công an TP. Hà Nội.
Về mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của Tội chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện cơng
vụ. Bị cáo đã có những hành vi mà tôi đã nêu ở trên: lăng mạ, chửi bới, dùng tay và
chân chống lại sự khống chế của Tổ công tác dẫn đến hậu quả là một chốt kiểm tra phải
bị tạm dừng trong 15 phút. Do đó, hành vi của bị cáo đã thỏa mãn mặt khách quan của
Tội chống người thi hành công vụ như cáo trạng mà VKS đã truy tố.


Về mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành cơng vụ nhưng vẫn cố ý thực
hiện hành vi. Tại thời điểm xảy ra hành vi, mặc dù anh Trần Hoài Phương mặc thường
phục khi thi hành nhiệm vụ tuy nhiên khi yêu cầu bị cáo dừng xe anh Phương đã giới
thiệu mình thuộc lực lượng CA 141 đang thi hành nhiệm vụ. Đồng thời trong q trình
điều tra và tại phiên tịa hôm nay, bị cáo cũng thừa nhận bị cáo biết anh Phương là người
đang thi hành nhiệm vụ mà bị cáo vẫn có hành vi cản trở và ảnh hưởng đến hoạt động
của Tổ cơng tác. Do đó, hành vi của bị cáo đã thỏa mãn mặt chủ quan của Tội chống
người thi hành công vụ như cáo trạng mà VKS đã truy tố.
Từ những phân tích trên, VKS có đủ cơ sở để kết luận bị cáo đã có hành vi dùng vũ lực
và thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ. Hành vi của
bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành Tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Khoản
1 Điều 330 BLHS. Do đó, tơi khẳng định cáo trạng của VKSND quận Cầu Giấy đã truy
tố bị cáo là có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
Về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:
Khi được anh Phương và các đồng chí trong Tổ cơng tác nhắc nhở, bị cáo biết Tổ công
tác đang thi hành công vụ và bản thân đang vi phạm luật giao thông đường bộ nhưng bị
cáo khơng chấp hành mà lại có lời nói chửi bới và hành vi gây cản trở đến Tổ công tác
thi hành công vụ. Những hành vi của bị cáo cho thấy thái độ coi thường pháp luật.
Ngoài ra hành vi của bị cáo thực hiện tại điểm giao thông trọng yếu, đông dân cư và

người qua lại, chứng kiến. Do đó, đã xâm phạm đến danh dự, uy tín của chính những
người thi hành cơng vụ, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Hành vi
của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội do đó cần xét xử bị cáo nghiêm minh theo quy định
của pháp luật hình sự, tương xứng với hành vi mà bị cáo đã thực hiện.
Về hình phạt:
Xét thấy, bị cáo khơng có tiền án, tiền sự , bị cáo thuộc trường hợp phạm tội lần đầu và
thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên đề nghị HĐXX áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho bị
cáo theo quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 51 BLHS. Bị cáo khơng có tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự, tuy nhiên sau khi phạm tội, trong quá trình điều tra và tại
phiên tịa bị cáo khơng bày tỏ thái độ thành khẩn khai báo, nhiều lần thay đổi lời khai
nhằm né tránh hành vi phạm tội của mình.
Xét thấy bị cáo có khả năng tự cải tạo và việc cải tạo không giam giữ không gây nguy
hiểm cho xã hội nên không cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội. Do đó đề nghị
HĐXX áp dụng Điều 36 BLHS, xử phạt cải tạo không giam giữ bị cáo, cho bị cáo tự cải
tạo, rèn luyện bản thân và giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú
giám sát, giáo dục đối với bị cáo để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
Trên cơ sở đánh giá toàn bộ chứng cứ của vụ án, VKSND quận Cầu Giấy đề nghị
HĐXX áp dụng khoản 1 Điều 330 BLHS xử phạt bị cáo Ngô Đình Hồng về Tội chống
người thi hành cơng vụ với mức phạt từ 18 -24 tháng cải tạo không giam giữ.


Về trách nhiệm dân sự:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không yêu cầu bị cáo bồi thường nên khơng đề
nghị HĐXX xem xét, giải quyết.
Về án phí:
Buộc bị cáo nộp án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ quan điểm của VKSND quận Cầu giấy đối với bị cáo và vụ án. Đề
nghị HĐXX xem xét, cân nhắc, quyết định.
Tôi xin hết.
--------------------------------------------------------------------CHỦ TOẠ: Bị cáo Hoàng đã nghe rõ lời luận tội của vị đại diện VKS chưa?

Bị cáo : Thưa HDXX, bị cáo đã nghe rõ.
Chủ toạ: Tại Phiên tịa này, bị cáo Ngơ Đình Hồng có mời luật sư 1 và 2 là luật sư
bào chữa cho bị cáo. Sau khi các luật sư trình bày bài bào chữa, bị cáo có quyền bổ
sung vào lời bào chữa để tự bào chữa cho mình. Bị cáo đã rõ chưa?
Bị cáo: Thưa HDXX, Bị cáo đã rõ
--------------------------------------------------------------------Chủ toạ: Cho bị cáo ngồi, mời các luật sư bào chữa cho bị cáo trình bày bài bào chữa
Luật sư:
BÀI BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO NGƠ ĐÌNH HỒNG
Kính thưa HĐXX và vị đại diện VKS,
Tôi – Nguyễn Thị X - Luật sư thuộc Cơng ty Luật TNHH Ánh Dương, Đồn Luật sư
TP. Hà Nội là người bào chữa cho bị cáo Ngô Đình Hồng bị truy tố về Tội chống
người thi hành công vụ theo khoản 1 Điều 330 BLHS 2015.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và tham gia xét hỏi tại phiên tịa hơm nay, tơi khơng
đồng ý với cáo trạng của VKSND quận Cầu Giấy và lời luận tội của vị đại diện VKS
truy tố bị cáo Ngô Đình Hồng phạm Tội chống người thi hành cơng vụ theo Khoản 1
Điều 330 BLHS 2015 và đề nghị hình phạt từ 18-24 tháng cải tạo khơng giam giữ.
Theo đó, tơi trình bày quan điểm bào chữa về các sai phạm trong thủ tục tố tụng và về
phần tội danh đối với bị cáo như sau:
1. Sai phạm trong thủ tục tố tụng:
- Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can số 334/QĐ-VKS (BL03) được
VKSND quận Cầu Giấy ban hành vào ngày 25/9/2018, tuy nhiên trước đó 01 ngày
tức ngày 24/9/2018, căn cứ Biên bản giao nhận Quyết định khởi tố bị can (BL 06),
Cơ quan CSĐT – CA quận Cầu Giấy đã tiến hành giao nhận Quyết định khởi tố bị
can cho bị cáo.



×