Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Tình hình tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.34 KB, 66 trang )

Tình hình tội chống người thi hành cơng vụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 được coi là: “Đại hội đổi mới tư
duy”(1), tạo nền thuận lợi cho các kỳ đại hội sau này, đã đề ra đường lối đổi mới đất
nước một cách toàn diện, sâu sắc. Đại hội xác định xoá bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch
hoá tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Nhờ đó mà trong những năm tiếp theo
đất nước ta không ngừng phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hố
xã hội…
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, không chỉ thủ đơ Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh….mà cịn khơng ngừng phấn đấu phát triển để trở thành những trung tâm
kinh tế, văn hóa của đất nước, trong đó có tỉnh Hải Dương.
Hải Dương nằm trong khu vực đồng bằng sông hồng, với diện tích 1648,4km2, dân
số 1.711.400 người. Là nơi có nền kinh tế đang phát triển, nơi giao lưu của những
trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phịng nên Hải Dương có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển các mặt của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng kéo theo những tiêu cực
đáng kể. Đó là sự thiếu kinh nghiệm, kém ổn định của trật tự kỷ cương xã hội. Đây
chính là điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm phát sinh, phát triển, gây cản trở
cho sự phát triển của đất nước, trong đó phải kể đến nhóm các tội xâm phạm trật tự
quản lý hành chính. Điển hình trong nhóm tội phạm này là tội chống người thi hành
công vụ. Loại tội phạm này đang diễn ra với quy mô rộng ở khắp nơi trên tồn
quốc.Trong đó có tỉnh Hải Dương.


Tại địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây, diễn biến của loại tội phạm
này hết sức phức tạp, tính chất và mức độ của tội phạm ngày càng nghiêm trọng,
gây nguy hại to lớn cho ổn định trật tự xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động bình
thường của các cơ quan nhà nước, trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, của
nhân viên cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu tội chống người thi hành công vụ được rất
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: Tác giả Hoàng Yến với đề tài luận văn thạc sĩ
“tội chống người thi hành công vụ, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp” năm 1997;
tác giả Lê Thế Tiêm với đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học “đấu tranh phịng chống
tội phạm chống người thi hành cơng vụ” năm 1994; tác giả Trần Thu Hường với đề
tài khoá luận tốt nghiêp đại học “tội chống người thi hành cơng vụ theo Bộ Luật
hình sự 1999 và đấu tranh phòng chống tội phạm này trên địa bàn Hà Nội” năm
2001….
Tội chống người thi hành công vụ cũng được đề cập trong các văn bản quan trọng
của nhà nước như: Bộ luật hình sự 1985; Bộ luật hình sự 1999; Nghị quyết
04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng
dẫn áp dụng một số quy định của phần các tội phạm của Bộ luật hình sự 1985, báo
cáo tổng kết ngành tồ án.
Ngồi ra, tội chống người thi hành cơng vụ cịn được đề cập trong giáo trình giảng
dạy luật hình sự của các trường Đại học: Đại học Luật Hà Nội, Khoa luật Đại học
Quốc Gia Hà Nội và trong các bài viết của tác giả được đăng trên các tạp chí khoa
học chun ngành: Tạp chí luật học, Tạp chí tồ án nhân dân, Tạp chí Viện kiểm sát
nhân dân…
Các cơng trình nghiên cứu trên đã có nhiều đóng góp cho việc làm sáng rõ dấu hiệu
pháp lý của tội chống người thi hành cơng vụ, tình hình tội phạm này trên đia bàn


tồn quốc nói chung và ở thủ đơ Hà Nội nói riêng. Là sinh viên chun ngành hình
sự, em cũng muốn được tìm hiểu, nghiên cứu về tội chống người thi hành cơng vụ,
cụ thể ở khía cạnh dấu hiệu pháp lý của tội chống người thi hành công vụ theo pháp
luật hiện hành, thực trạng, nguyên nhân, điều kiện và giải pháp đấu tranh phòng
chống tội này trên địa bàn tỉnh Hải Dương, với mong muốn được đóng góp vốn
kiến thức nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu nghiên cứu tội chống người thi hành
công vụ. Bởi vậy em chọn đề tài “Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật

hình sự 1999 và đấu tranh phịng, chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hải Dương’’
làm đề tài khố luận tốt nghiệp đại học của mình.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ dấu hiệu pháp lý của tội chống người
thi hành cơng vụ, tìm ra những điểm khác biệt với một số hành vi cùng loại là dấu
hiệu của một số tội danh khác, phân biệt giữa tội tội chống người thi hành công vụ
và một số tội phạm có liên quan.
Đồng thời đề tài đi vào phân tích thực trạng, lý giải nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương gắn liền với
những đặc thù kinh tế, chính trị, xã hội ở đây. Từ đó đưa ra một số giải pháp phịng
ngừa và chống tội phạm.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là dấu hiệu pháp lý của tội chống người thi hành
cơng vụ theo quy định của Bộ luật hình sự 1999; thực trạng, nguyên nhân và điều
kiện của tội chống người thi hành cơng vụ; một số giải pháp phịng chống loại tội
phạm này trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tội chống người thi hành công vụ của đề tài là tội
chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 và một số dấu hiệu của


tội phạm này được quy định tại điều 93, Điều 104 Bộ luật hình sự 1999, hoạt động
của tội phạm trên địa bàn thành phố Hải Dương và đấu tranh phòng chống tội phạm
này từ năm 2002 đến nay.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả khố luận tốt nghiệp đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp thống kê hình sự, phương
pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích các luận cứ
khoa học để làm sáng tỏ vấn đề được nghiên cứu.
5. Kết cấu của khố luận
Ngồi lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn khoá luận

được chia thành 3 chương:
- Chương I: Dấu hiệu pháp lý của tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật
hình sự 1999
- Chương II: Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm chống người thi
hành công vụ.
- Chương III: Một số giải pháp đấu tranh phịng chống tội phạm chống người thi
hành cơng vụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
CHƯƠNG I
TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ VÀ DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA
TỘI NÀY THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
1. Khái niệm tội chống người thi hành công vụ


Trong Bộ luật hình đầu tiên của nước ta năm 1985, tội chống người thi hành công
vụ được quy định tại chương VIII: Các tội xâm phạm an toàn trật tự cơng cộng và
trật tự quản lý hành chính, mục C, Điều 205 như sau:
“Người nào dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực chống người thi hành công vụ
cũng như dùng mọi thủ đoạn ép họ thực hiện những hành vi trái pháp luật, nếu
không thuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và điều 109, hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác…”
Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự 1999 đã quy
định tội chống ngư¬ời thi hành công vụ tại Điều 257, chương XX: Các tội xâm
phạm trật tự quản lý hành chính. Bộ luật hình sự 1999 quy định nhóm các tội xâm
phạm trật tự quản lý hành chính thành một chương riêng là sửa đổi mang tính tích
cực so với Bộ luật hình sự 1985. Việc quy định như vậy đã cụ thể hơn, rõ ràng hơn,
thể hiện đầy đủ tính chất nguy hiểm của các tội phạm này, từ đó đề ra đường lối xử
lý phù hợp hơn, tương ứng với tính chất của nhóm tội phạm.
Điều 257 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
1. “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở
người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi

trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm”…
Qua đó, có thể hiểu tội chống ng¬ười thi hành cơng vụ là hành vi dùng vũ lực, đe
doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ
thực hiện công vụ của họ cũng như ép buộc họ phải thực hiện hành vi trái pháp luật,
gây trở ngại cho hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã
hội.


Từ khi Bộ luật hình sự 1999 được ra đời đến nay chưa có văn bản ban hành kèm
theo nào hướng dẫn áp dụng tội chống ngư¬¬ời thi hành cơng vụ. Vì vậy, việc
hướng dẫn áp dụng tội phạm này vẫn theo quy định của Nghị quyết 04/ HĐTP ngày
29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng
một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự 1985.
Nội dung của Nghị quyết 04/HĐTP quy định:
“Công vụ là công việc mà cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một
người thực hiện”.

“Người thi hành công vụ là người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là cơng dân
được làm nhiệm vụ tuần tra canh gác… theo kế hoạch của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phục vụ lợi ích chung của nhà nước và xã hội như cán bộ thuế, cảnh
sát, đội viên, dân phòng…”
Hướng dẫn của nghị quyết đã chỉ ra dấu hiệu để xác định một người đang thi hành
cơng vụ bao gồm:
- Có chức năng và quyền hạn hoặc do cơ quan nhà nước trao cho quyền hạn.
- Công việc đang thực hiện phải là công việc phục vụ lợi ích chung của nhà nước và
xã hội.
- Đang thi hành công vụ
Trên thực tế chúng ta có thể nhận biết được một người đang thi hành công vụ căn

cứ vào các dấu hiệu rõ ràng về đồng phục đặc trưng của công vụ, giấy tờ hợp pháp,
đeo phù hiệu hoặc thẻ nghề nghiệp… trong trường hợp khơng có những dấu hiệu đó


thì người đang thi hành cơng vụ phải được mọi người hoặc ít nhất là người thực
hiện hành vi phạm tội hoặc người phạm tội biết rõ tư cách của mình. Do vậy nghị
quyết cịn hướng dẫn “Người đang thi hành cơng vụ vì nghĩa vụ cơng dân (như đuổi
bắt kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải người thi hành công vụ nhưng nếu
do công vụ mà bị giết thì họ có thể được hưởng các chính sách xã hội như đối với
người thi hành công vụ”.
Nghiên cứu về tội chống người thi hành cơng vụ, có một vấn đề cần được chú ý
đến, cần được làm rõ. Đó là có những trường hợp hành vi chống người thi hành
công vụ không cấu thành tội chống người thi hành cơng vụ mà có thể cấu thành tội
khác hoặc chỉ bị xử lý vi phạm hành chính, nhưng cũng có thể khơng bị truy cứu
trách nhiệm hình sự hay xử lý về mặt hành chính. ở đây việc làm rõ khi nào hành vi
chống người thi hành công vụ không cấu thành tội chống người thi hành công vụ có
ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đường lối xử lý đối với người có hành vi
này.
Trên thực tế, có những trường hợp một người tuy được giao thực hiện cơng vụ, có
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhưng đã vượt quá giới hạn được giao
dẫn đến việc xâm phạm từ phía người khác. Cũng có trường hợp người thi hành
công vụ đã không thực hiện đúng, không thực hiện đầy đủ công việc được giao,
thậm chí họ cịn làm trái cơng vụ đó, lợi dụng tính chất cơng quyền của cơng vụ để
sử dụng vào mục đích tư lợi, gây phương hại đến quyền lợi của người khác, dẫn đến
ự phản ứng trở lại từ phía người đó và hậu quả là người được giao nhiệm vụ khơng
hồn thành được cơng vụ. Trong trường hợp đó thi thành vi gọi là chống người thi
hành cơng vụ có thể khơng cấu thành tội chống người thi hành công vụ theo quy
định tại Điều 257 Bộ luật hình sự 1999.
2. Dấu hiệu pháp lý của tội chống người thi hành cơng vụ theo bộ luật hình sự 1999
2.1. Khách thể của tội chống người thi hành công vụ



Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại.
Tội chống người thi hành công vụ là một trong những tội xâm phạm đến hoạt động
bình thường của nhà nước và xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
Do vậy, nhóm các quan hệ xã hội bị hành vi chống người thi hành công vụ xâm hại
là các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính. Đó có thể là các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt
động chấp hành, điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nhưng
cũng có thể là các quan hệ hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây
dựng và củng cố chức năng, nhiệm vụ của mình, hay các quan hệ phát sinh trong
quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động
quản lý hành chính nhà nước trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.
Ví dụ: quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giữ gìn trật tự đường phố trên địa bàn các
xã, phường mà nhà nước trao cho các đội quản lý trật tự, tổ dân phòng quản lý.
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể bị hành vi phạm tội tác
động của tội chống người thi hành công vụ là người thi hành công vụ. Trong thực
tiễn, tội phạm thường có hành vi chống người thi hành cơng vụ là cán bộ thuế vụ,
cảnh sát giao thông, đội viên dân phịng, cán bộ cơng an, kiểm sát, tồ án và các cán
bộ chính quyền địa phương khác.
2.2. Mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ
Mặt khách quan của tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc
tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Thơng qua những biểu hiện đó mà con người
có thể trực tiếp nhận biết được tội phạm. Đó là:
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.


- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (Thời gian, địa

điểm…) và công cụ, phương tiện, thủ đoạn…
Theo Điều 257 Bộ luật hình sự 1999, hành vi chống người thi hành công vụ được
biểu hiện tập trung ở những dạng hành vi sau:
* Hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ
Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là hành vi dùng sức mạnh vật chất tấn
công người đang thi hành công vụ nhằm cản trở người thi hành công vụ. Hành vi
dùng vũ lực có thể bằng chân, tay để đấm, đá, trói hoặc cũng có thể thơng qua công
cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội như:Con dao, cây gậy… Ví dụ:
Khoảng 23 giờ ngày 6/3/2003 Nguyễn Quang Hà, Trần Việt Hùng, Nguyễn Cơng
Hồng, Vũ Đức Hồi đang tiêm chích ma t tại nhà Hồi. Thấy cơng an đẩy cửa
xơng vào hơ bắt. Hồng đã lấy cây gậy ở góc nhà quật vào người một đồng chí cơng
an rồi đẩy đồng chí này ngã rồi định bỏ chạy nhưng đã bị đồng chí đó túm chân lại
và bị bắt giữ.
Qua diễn biến các tình tiết vụ án trên có thể thấy việc truy cứu trách nhiệm hình sự
Hồng về tội chống người thi hành cơng vụ là có căn cứ. Xem xét những biểu hiện
chống đối của Hồng, có thể thấy hành vi của y đã dùng vũ lực chống lại người
đang thi hành công vụ. Hồng biết rõ cơng an huyện đang thực hiện việc bắt quả
tang đối với mình nhưng vẫn có hành vi chống đối: Dùng gậy quật vào người và
đẩy ngã một đồng chí cơng an để chạy trốn.
*Hành vi đe doạ dùng vũ lực chống lại người đang thi hành công vụ
“Hành vi đe doạ dùng vũ lực chống lại người thi hành cơng vụ là việc dùng cử chỉ,
lời nói có tính răn đe, uy hiếp tinh thần khiến cho người thi hành công vụ sợ hãi


phải chấm dứt việc thi hành công vụ….sự đe doạ là thực tế và có cơ sở để người bị
đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực”(1)
Ví dụ: Sáng ngày 3/4/2004, Đỗ Văn Quang sau khi trộm cắp được một bọc áo tại 1
quầy hàng bán quần áo tại chợ Sen, Chí Linh, Hải Dương. Anh Ngơ Qn Bình cán
bộ quản lý kiêm bảo vệ chợ Sen có mặt tại đó đã đề nghị Quang về trụ sở công an
huyện để giải quyết. Quang rút dao ra tiến lại gần anh Bình. Anh Bình bỏ chạy,

Quang đuổi theo và doạ sẽ đâm anh Bình nếu cịn quay lại. Được sự giúp đỡ của
đông đảo mọi người ở chợ, anh Bình khơng bị Quang đuổi tiếp, y đã bị mọi người
giữ lại và lấy được con dao(2).
Qua vụ án trên cho thấy việc Quang cầm dao đuổi theo và doạ đâm anh Bình khiến
anh Bình hồn tồn có căn cứ để tin rằng việc đe doạ trên sẽ trở thành hiện thực, sự
chống đối của Quang mang tính chất quyết liệt khiến cho anh Bình đã khơng thực
hiện được nhiệm vụ của mình là bảo vệ trật tự trong chợ.
Trong tội chống người thi hành công vụ, hành vi đe doạ dùng vũ lực có thể ngay tức
khắc (như rút dao dí vào cổ cán bộ chiến sĩ công an và yêu cầu nếu mọi người khác
không tránh ra cho người đó chạy thì người đó sẽ đâm chiến sĩ cơng an này) nhưng
cũng có thể có khảng cách về mặt thời gian như ví dụ trích từ bản án số 1210 ngày
20/11/2004 của TAND TP Hải Dương. ở ví dụ này, sức mãnh liệt của sự đe doạ
chưa đến mức làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị đe doạ. Người bị đe doạ cịn
có điều kiện để suy nghĩ cân nhắc và quyết định hành động.
* Hành vi ép buộc người thi hành công vụ phải thực hiện hành vi trái pháp luật
ép buộc người thi hành công vụ phải thực hiện hành vi trái pháp luật là hành vi
chống chế người thi hành công vụ phải làm những việc trái với chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của họ (như: buộc phải trả lại tang vật phạm pháp, huỷ hoá đơn xử
phạt) hoặc không làm những việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ
(như: Để xe chở hàng lậu đi qua trạm gác…)


Trên thực tế, biểu hiện của hành vi ép buộc này thường là sử dụng những thơng tin
có ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người thi hành cơng vụ như bí
mật đời tư hoặc có thể là hành vi vi phạm pháp luật của người đang thi hành nhiệm
vụ…nếu như người bị đe doạ (người thi hành công vụ) không thoả mãn yêu cầu của
người kia đưa ra nhằm giúp cho người đó thực hiện hành vi trái pháp luật như:
không thực hiện việc xử lý vi phạm, xử lý các hành vi vi phạm ở mức độ thấp,
không thực hiện nghĩa vụ mà người thi hành cơng vụ phải thực hiện và có điều kiện
để thực hiện.

Ví dụ: Chiều ngày 2/8/2005 sau khi phát hiện một xe chở gỗ trái phép, hai đồng chí
cán bộ kiểm lâm Hải Dương đã kịp thời đuổi theo và ngăn lại, yêu cầu đưa xe về trụ
sở cơ quan Kiểm lâm làm việc để kiểm tra và xử lý. Chủ hàng là Hoàng Văn Tuấn
rút tiền ra mua chuộc nhưng khơng được. Sau đó Tuấn rút tiền trong cặp ra một tấm
ảnh trong đó có ảnh hai đồng chí cán bộ kiểm lâm này và đồng chí cán bộ kiểm lâm
khác đang có những hành động khơng đẹp mắt với mấy cô tiếp viên trong một nhà
hàng Karaoke và nói “nếu khơng để xe đi thì tập ảnh này sẽ được công bố trên báo
của thành phố”. Trước lời đe doạ đó, hai đồng chí cán bộ kiểm lâm đã giải quyết
cho xe chở gỗ của Tuấn đi và nhận lại tập ảnh.
* Dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ
Qua nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh các dạng hành vi chống người thi hành
công vụ hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn khác nhau. Bởi vậy mà một điều luật
trong phạm vi giới hạn của nó khơng thể liệt kê được đầy đủ tất cả thủ đoạn đó. Tuy
nhiên, để đảm bảo việc xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật, đặc biệt là hành
vi phạm tội thì cần phải được quy định trong Bộ luật hình sự và các văn bản hướng
dẫn thi hành. Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự vận động
không ngừng của thế giới vật chất nói chung cũng như sự vận động của tội phạm
nói riêng, các nhà làm luật đã đưa ra quy định chung có thể coi là một dạng của
hành vi chống người thi hành công vụ: “Thủ đoạn khác cản trở người thi hành công


vụ thực hiện công vụ”, để đáp ứng yêu cầu xử lý tội phạm trong thực tiễn. Đây là
điểm mới bổ sung so với Bộ luật hình sự 1985 về cầu thành tội phạm nhằm mô tả
bao quát đầy đủ hơn các dạng hành vi phạm tội trong thực tế. “Dùng thủ đoạn khác
như các dạng hành vi đã phân tích ở trên nhưng khơng phải là nh
ững hành vi đó. Ví dụ như: bơi nhọ, vu khống… (cởi bỏ quần áo trước người đang
thi hành công vụ, vu khống cán bộ địi hối lộ hay quan hệ tình dục, tự gây thương
tích hoặc giả gây thương tích để vu khống cho cán bộ hành hung… hoặc sử dụng
súc vật để cản trở việc thi hành công vụ như việc đuổi chó ra cắn chiến sĩ cơng an
đến bắt người…) Ví dụ:

Khoảng 17 giờ ngày 16/5/2005, sau khi nhận được điện báo có vụ tiêm chích ma
t tại nhà Nguyễn Thị Mai, xã X huyện Kim thành – Hải Dương, đồng chí Đỗ Văn
Long trưởng cơng an huyện cùng ba đồng chí khác tiến hành bao vây bắt quả tang.
Ba đồng chí kia ở ngồi canh trừng cửa trước, cửa sau, cịn đồng chí Long vào
trong. Thấy vậy, Mai chốt ngay cửa lại, tự cởi bỏ quần áo ôm chặt anh Long. Thị đã
bị anh Long đẩy ngã, lập tức thị giở trị kêu la “có người cưỡng bức tơi”… Anh
Long hô các chiến sĩ vào vây bắt. Nhân lúc đó bọn tiêm chích lẻn qua cửa sau chạy
trốn.Nhưng sau khi bị đuổi đến cuối xã thì chúng bị bắt.
Như ví dụ trên, ta có thể thấy rằng hành vi tự cởi bỏ quần áo trước mặt chiến sĩ
công an đang thi hành nhiệm vụ (bắt quả tang ổ tiêm chích mà t) và ơm chặt
chiến sĩ cơng an của Nguyễn Thị Mai đã khiến cho việc thi hành công vụ của các
chiến sĩ cơng an gặp khó khăn.
Qua thực tế, chúng ta có thể thấy thủ đoạn mà người thực hiện hành vi phạm tội rất
phức tạp, đa dạng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng những thủ đoạn đó phải thực sự
làm cho người thi hành cơng vụ khó có khả năng thực hiện và hồn thành được
nhiệm vụ của mình, tránh trường hợp người phạm tội có những hành vi tác động
nhưng không đủ khả năng cản trở người thi hành công vụ. Người thi hành công vụ
vẫn khắc phục được tình trạng đó để hồn thành cơng vụ. Nhưng họ đã lợi dụng sự
việc đó để khơng thi hành đúng cơng vụ dẫn đến khơng hồn thành được nhiệm vụ


được giao, thì cần xem xét để xử lý hành vi đó của người thi hành cơng vụ. Nếu gây
ra hậu quả nghiêm trọng (như thiệt hại về tài sản hoặc làm cho uy tín của cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội bị giảm sút) có thể bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng (Điều 185 BLHS)
Tóm lại, các dạng hành vi khách quan của tội chống người thi hành công vụ biểu
hiện rất phức tạp trên thực tế. Việc xem xét để đánh giá đúng mức độ để truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng các biện pháp xử lý khác nhiều khi rất khó khăn.
Theo quy định tại Điều 257 khoản 1 Bộ luật hình sự tội phạm được coi là hoàn
thành kể từ khi người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi kể trên.

2.3. Mặt chủ quan của tội chống người thi hành công vụ
Xét về mặt lý luận thì tội phạm là một thể thống nhất giữa mặt chủ quan và khách
quan. Mặt khách quan là biểu hiện bên ngồi của tội phạm mà ta có thể nhận biết
được. Mặt chủ quan là biểu hiện tâm lý bên trong của người phạm tội. Với ý nghĩa
là một mặt của hiện tượng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm khơng tồn tại độc
lập mà nó ln gắn liền với măt khách quan của tội phạm. Thông qua mặt khách
quan ta có thể đánh giá nhận biết được thái độ chủ quan của người phạm tội. Những
hoạt động tâm lý đó bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Lý trí và ý chí của người phạm tội đối với những biểu hiện bên ngoài của tội phạm
như thế nào (lỗi)
- Điều gì thúc đẩy người đó thực hiện hành vi phạm tội (động cơ)
- Người phạm tội nhằm đạt được điều gì qua việc thực hiện hành vi gây nguy hiểm
cho xã hội (mục đích)
Trong các nội dung biểu hiện của mặt chủ quan thì lỗi là biểu hiện cơ bản được
phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Nó có ý nghĩa quyết định trong việc


xác định trách nhiệm hình sự của một người. Mục đích và động cơ tuy là dấu hiệu
của mặt chủ quan nhưng không phải là dấu hiệu của mặt chủ quan nhưng khơng
phải ln có ý nghĩa quyết định đối với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm. ở tội chống người thi hành công vụ, động cơ và mục đích là dấu hiệu để
phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác.
*Lỗi của người phạm tội
Lỗi là trạng thái tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và hậu quả do hành vi đó gây ra, và được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý
hoặc vô ý.
Đối với tội chống người thi hành công vụ, lỗi được xác định trong măt chủ quan của
cấu thành tội phạm là cố ý trực tiếp. Nghĩa là người phạm tội nhận thức được đầy
đủ hành vi trái pháp luật của mình là đang chống lại người thi hành công vụ và
mong muốn thực hiện việc chống lại này khiến cho người đang thi hành cơng vụ

khơng hồn thành công vụ được giao.
Trong trường hợp người phạm tội không biết hoặc có nghi ngờ về tính hợp pháp của
người đang thi hành cơng vụ thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định người đó
có lỗi khơng. Tuy nhiên, việc xem xét nhận thức của người phạm tội trong những
trường hợp này cần phải cẩn trọng. Bởi nhiều trường hợp người phạm tội tuy nhận
thức được rõ ràng là người thi hành cơng vụ nhưng vẫn cố tình thể hiện là mình
khơng biết. Ví dụ:
Ngày 3/3/2005, sau khi nhận được lệnh bắt Trần Thanh Bình vì tội nhận hối lộ, ba
đồng chí cơng an huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương thi hành lệnh bắt và mời công an
xã chứng kiến. Khi đến nhà Bình đồng chí Nguyễn Văn Thịnh giới thiệu thành phần
người có mặt thi hành lệnh bắt giam. Lúc đó Trương Thị Hải – vợ Bình chạy ra
hô:“ối làng nước ơi công an bắt người vô cớ”. Ngay lúc đó bảy người hàng xóm
chạy sang nhà Bình. Em trai Bình là Trần Thanh Trung địi kiểm tra giấy tờ. Sau đó


trung vị nát tập giấy tờ trong tay và nói “cơng an bắt người vơ cớ, khơng có bằng
chứng lại cịn làm lệnh giả nữa, mọi người trói chúng lại đánh cho một trận”.
Qua ví dụ trên, có thể thấy rõ ràng Hải, Trung nhận thức được đó là những người
đang thi hành cơng vụ nhưng vấn cố tình giả vờ như không biết và thực hiện việc
cản trở người thi hành công vụ, khiến cho các thời đã gây ra một dư luận xấu và gây
mất trật tự trị an xã hội.
*Động cơ và mục đích của người phạm tội
Động cơ của người phạm tội rất phong phú da dạng nhưng thường mang tính chất
cá nhân, tư lợi, lợi ích có thể là vật chất cụ thể hoặc uy tín ảnh hưởng của cá nhân
họ trước một bộ phận quần chúng, có thể cũng qua đó mà có được lợi ích vật chất.
Người thực hiện hành vi phạm tội nhằm chống lại người đang thi hành công vụ để
cản trở hoặc ép buộc người đó khơng thực hiện cơng vụ thì người này có thể khơng
bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành cơng vụ mà bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội khác. Ví dụ như dùng gậy đập vào đầu của người đang
thi hành cơng vụ nhằm cướp tài sản, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp

tài sản. Hoặc trường hợp người thực hiện tội phạm có hành vi chống lại nhân viên
nhà nước, cán bộ chính quyền đang thi hành cơng vụ nhưng nhằm mục đích chống
lại chính quyền nhân dân thì có thể phạm tội khủng bố hoặc tội phá rối an ninh.
Như vậy, trong tội chống người thi hành công vụ, dấu hiệu mục đích trong mặt chủ
quan của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc để phân biệt tội này một số tội khác.
2.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật
hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo
luật định. Chủ thể của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.


Tội chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 257 bộ luật hình sự có mức cao
nhất của khung hình phạt tại khoản 1 là đến 3 năm tù. (Tội ít nghiêm trọng). Như
vậy chủ thể của tội chống người thi hành công vụ là người từ đủ 16 tuổi trở lên có
NLTNHS và đã thực hiện hành vi quy định tại Điều 257 (hành vi chống người thi
hành công vụ. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi khơng phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội này.
Theo nguyên tắc lãnh thổ quy định tại Điều 5 BLHS: “Bộ luật hình sự áp dụng đối
với mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Do vậy khi người phạm tội không là công dân Việt Nam nhưng đã thực hiện hành
vi chống người thi hành công vụ trên lãnh thổ Việt Nam thì phải chịu trách nhiệm
hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam. Trong trường hợp người nước ngồi phạm
tội mà họ được hưởng các quyền miễn trừ tư pháp theo luật quốc tế thì vấn đề trách
nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo con đường ngoại giao.
3. Những tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 2 Điều 257 BLHS
Bộ luật hình sự 1999 Điều 257 đã kế thừa tình tiết tăng nặng định khung “gây hậu
quả nghiêm trọng” của Điều 205 Bộ luật hình sự 1985, đồng thời quy định thêm
một số tình tiết tăng nặng định khung: “Phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần, xúi
dục, lơi kéo, kích động người khác phạm tội; tái phạm nguy hiểm”, nhằm quy định
một cách đầy đủ hơn tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, từ đó đề ra mức hình

phạt tương ứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội mà người phạm tội thực hiện.
3.1. Phạm tội có tổ chức
Phạm tội có tổ chức là trường hợp phạm tội trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa
những người cùng phạm tội. Sự cấu kết ở đây thể hiện sự liên kết chặt chẽ về mặt
chủ quan, sự phân hoá vai trò về mặt khách quan của những người phạm tội. Thậm
chí ở đây cịn có sự điều khiển chung thống nhất cho phép người phạm tội có điều


kiện chuẩn bị tốt hơn về mọi mặt, có khả năng thực hiện tội phạm liên tục, lâu dài,
cản trở triệt để hơn việc thi hành công vụ của người đang thi hành cơng vụ. Ví dụ:
Ngày 16/7/2003, cơng an thành phố Hải Dương đã truy bắt được một nhóm tội
phạm gồm 7 tên, do Nguyễn Văn Khang cầm đầu. Theo kết quả điều tra của công
an thành phố và lời khai của Khang: Nhóm tội phạm này được thành lập vào cuối
năm 2002, tiến hành cướp tài sản 16 lần trong và ngoài tỉnh Hải Dương. Trước khi
tiến hành cướp, bọn chúng đều vạch kế hoạch chu đáo, chuẩn bị kĩ lưỡng về công
cụ, phương tiện phạm tội, thời gian thực hiện tội phạm, có tới 4 lần bị công an, tổ
trưởng tổ dân phố phát hiện kịp thời và tiến hành đuổi bắt. Nhưng do có sự thống
nhất của chúng là nếu cơng an đuổi thì cứ phân tán chạy chốn, nếu bị cản thì đâm
thẳng, nên lần thứ 4 này mới bị bắt. Trong 3 lần trước, khi bị công an đuổi bắt, chặn
đường, chúng đã lao xe thẳng vào 2 đồng chí cơng an, dùng cơn quật 1 đồng chí bị
chấn thương sọ não và sau đó đã chết….
Như vậy, với sự câu kết chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo về phương thức chạy chốn….
Nhóm tội phạm này đã 4 lần tấn công, cản trở người thi hành công vụ, đến lần thứ 4
mới bị bắt.
3.2. Phạm tội nhiều lần
Đây là trường hợp phạm tội mà trướ đó người này đã phạm tội đó ít nhất 1 lần
nhưng chưa bị xét xử.
Trong trường hợp phạm tội chống người thi hành công vụ nhiều lần, người phạm tội
đã thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ từ 2 lần trở lên và chưa bị xét
xử. Mỗi lần thực hiện hành vi phạm tội đó đều thoả mãn đầy đủ những dấu hiệu của

cấu thành tội phạm.


Trở lại với ví dụ phần 1.3.1, ta nhận thấy rằng hành vi chống người thi hành công
vụ xảy ra 4 lần và mỗi lần đều thoả mãn đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm
nhưng chưa bị xét xử lần nào.
Như vậy, nhóm tội phạm này đã phạm tội chống người thi hành công vụ theo điểm
b khoản 2 Điều 257 Bộ luật Hình sự.
3.3. Xúi giục, lơi kéo, kích động người khác phạm tội
Khác với trường hợp phạm tội có tổ chức, các vụ án này xảy ra khơng có tổ chức,
phân cơng nhiệm vụ phạm tội. Những người phạm tội do thiếu hiểu biết, ý thức
chấp hành pháp luật còn kém nên đã bị người khác xúi giục, kích động, lơi kéo và
đã nảy sinh hành vi chống lại cán bộ và nhân viên thừa hành nhiệm vụ.
Trong trường hợp này người phạm tội đã có những hành vi xúi giục, kích động đến
người khác khiến người này phạm tội. Người phạm tội có thể xúi giục, nghĩ ra việc
phạm tội, thúc đẩy cho tội phạm đó được thực hiện thơng qua người khác nhằm
thực hiện ý định phạm tội đã có. Sự xúi giục này được thực hiện bằng nhiều thủ
đoạn như lơi kéo, kích động, cưỡng ép, lừa dối. Việc xúi giục, kích động, lơi kéo có
mức độ nghiêm trọng khác, tuỳ thuộc và một hoặc một số người nhất định và tuỳ và
từng trường hợp.
Ví dụ: Nguyễn Việt Thắng là chủ một xưởng gỗ tại xã B, huyện Nam Sách, Hải
Dương. Xưởng gỗ đi vào hoạt động hơn 1 năm mà chưa có giấy phép hoạt động.
Thắng đã thuê những thanh niên trong cùng thơn, xã làm việc cho mình. Ngày
17.6.2004, hai đồng chí cán bộ cơng an huyện Nam Sách đến đề nghị Thắng về trụ
sở công an giải quyết. Thắng cho người gọi hàng xóm, người nhà của những người
làm việc tại xưởng đến bảo là: “đã nộp đầy đủ thuế rồi mà cơng an cịn địi tiền
thêm, đuổi đánh cơn an đi”… Những người này do bị kích động, bị thắng lừa dói là
“cơng an đến địi tiền vơ lý” nên đã đuổi đánh hai đồng chí cơng an huyện. Họ



tưởng rằng việc “địi tiền vơ lí đó” nhằm làm cho xưởng gỗ hoạt động khó khăn,
con em họ thất nghiệp, cậy quyền áp bức dân….
Hành vi kích động, lừa dối của Thắng không chỉ xâm hại đến hoạt động bình
thường của cơ quan nhà nước, hoạt động cơng vụ của các chiến sĩ cơng an nhân dân
mà cịn xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người thi hành cơng vụ. Hành vi đó
đã gây ra dư luận xấu, mất niềm tin vào pháp luật của quần chúng nhân dân, gây
mất trật tự trị an xã hội.
3.4. Gây hậu quả nghiêm trọng
Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29.11.1986 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối
cao hướng dẫn: “Hậu quả nghiêm trọng có thể là người thi hành cơng vụ khơng
hồn thành được nhiệm vụ, việc chấp hành pháp luật ở địa phương hoặc khu vực trở
nên lỏng lẻo, kẻ xấu lợi dụng cơ hội reo rắc dư luận ảnh hưởng xấu”.
Ví dụ: Lê Ngọc Duy sau khi trộm cắp tài sản nhà chịNguyễn Thị Thu đã bị phát
hiện và báo công an. Khi bị công an huyện Thanh Hà đuổi bắt, Duy đã chốn vào
nhà chị gái là Lê Thị Minh. Minh mở cổng sau cho Duy chạy thốt và cịn thả chó
ngăn khơng cho các chiến sĩ công an vây bắt Duy. Đến 3 hôm sau Duy đã bị bắt.
Như vậy, Minh đã biết hành vi giúp đỡ người phạm tội chạy chốn của mình là trái
pháp luật, việc này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là người phạm tộ (Duy) đã chạy
thoát, tới 3 ngày sau mới bị bắt, cơng an huyện đã khơng hồn thành được nhiệm vụ
của mình. Bị cáo Lê Thị Minh bị kết án về tội chống người thi hành công vụ theo
khoản 2 điểm b Điều 257 Bộ luật Hình sự.
3.5. Tái phạm nguy hiểm
Điều 49 khoản 2 Bộ luật Hình sự 1999 quy định:


“Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm”.
a. Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được
xố án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
b. Đã tái phạm, chưa được xố án tích mà lại phạm tội do ý.
Theo qui định Khoản 2 Điều 257 Bộ luật Hình sự thì mức độ cao nhất của khung

hình phạt trong trường hợp này chỉ là 7 năm tù (tội nghiêm trọng). Do đó việc xem
xét có phải là tái phạm nguy hiểm tại điểm a khoản 2 Điều 49 sẽ không đặt ra.
Như vậy, trường hợp phạm tội chống người thi hành cơng vụ với tình tiết tái phạm
nguy hiểm có nghĩa là người phạm tội đã tái phạm về bất cứ tội gì, chưa được xố
án tích mà lại phạm tội chống người thi hành công vụ.
4. Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với một số tội khác
Khi nghiên cứu phần các tội phạm trong Bộ luật Hình sự 1999, ta có thể nhận thấy
có một số tình tiết tăng nặng định khung ở một số tội có qui định đối tượng tác động
của tội phạm là người thi hành công vụ như: Tội giết người (Điều 93), tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104).
Do vậy, ta có thể so sánh tội chống người thi hành công vụ (Điều 257) với các tội
trên để làm sáng tỏ dấu hiệu pháp lí của những tội này, thấy được vai trị vơ cùng
quan trọng của người thi hành cơng vụ vì lợi ích nhà nước, xã hội, giải quyết đúng
đắn vụ án hình sự.
4.1 Phân biệt tội chống người thi hành công vụ và tội giết người qui định tại điểm d
khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự
4.1.1. Về khái niệm


Theo nghiên cứu ở mục 1.1 về khái niệm tội chống người thi hành công vụ, tội
chống người thi hành công vụ được hiểu là “hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ
lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ hoặc
ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật”.
Điều 93 Bộ luật Hình sự khơng mơ tả dấu hiệu cụ thể của tội giết người mà chỉ
định danh. Tuy nhiên qua nghiên cứu và thực tiễn xét xử có thể định nghĩa “giết
người là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật” và
trong trường hợp được quy định tại khoản 1 điểm d thì đối tượng tác động của tội
phạm là người đang thi hành cơng vụ.
4.1.2. Về dấu hiện pháp lí
+ Khách thể:

Như đã phân tích ở phần 2.1 khách thể của tội chống người thi hành công vụ là xâm
phạm đến trật tự quản lý hành chính nhà nước. Cịn khách thể tội giết người quy
định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự là xâm phạm đến quyền được sống, quyền được
tơn trọng và bảo vệ về tính mạng con người. Đối tượng của tội phạm là người đang
sống, đang tồn tại trong thể giới khách quan.
Như vậy, khách thể và đối tượng tác động của tội giết người và tội chống người thi
hành cơng vụ khác. Nhưng cũng có trường hợp người phạm tội không chỉ xâm
phạm đến trật tự quản lý hành chính nhà nước mà cịn xâm phạm đến tính mạng,
sức khoẻ của người thi hành cơng vụ.
Như vậy, chỉ với hành vi chống người thi hành công vụ, người phạm tội cùng một
lúc đã xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Nếu người
phạm tội giết người thi hành công vụ nhằm cản trở việc thi hành cơng vụ thì họ sẽ


bị xử lí theo qui định tại Điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự , Vì như vậy mới
phản ánh được đầy đủ bản chất và tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
+ Mặt khách quan:
Khi nghiên cứu mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ, ta thấy hành
vi khách quan của tội này rất phong phú và phức tạp, có thể là dùng vũ lực như
đánh, đấm, bắt trói, hoặc đe doạ dùng vũ lực, thủ đoạn khác tác động đến người thi
hành cơng vụ, thậm chí ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật với những cơng
cụ phương tiện phạm tội khác nhau như vũ khí, tài liệu, ảnh, giấy tờ….
Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt tính mạng của người
khác một cách trái pháp luật gây ra cái chết cho con người với tư cách thực thể đang
sống, đang tồn tại. Hành vi tước đoạt tính mạng có thể là dạng hành động như: đâm,
chém, bắn… hoặc không hành động như: bác sĩ đã cố tình khơng cho bệnh nhân
uống thuốc đã dã đến hậu quả là người bệnh tử vong.
Nếu như ở tội chống người thi hành công vụ, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt
buộc, tức là người thi hành cơng vụ khơng hồn thành cơng việc mà mình được
giao; thì ở tội giết người, hậu quả chết người là dấu hiện bắt buộc. Trường hợp

không gây ra hậu quả chết người thì việc xác định tội danh sẽ tuỳ thuộc vào lỗi của
người phạm tội trong mặt chủ quan của tội phạm và mức độ nghiêm trọng của hậu
quả.
+ Mặt chủ quan
ở cả tội giết người và tội chống người thi hành công vụ, người phạm tội đều có lỗi
cố ý. ở tội chống người thi hành công vụ, lỗi được xác định là cố ý trực tiếp. Đối
với tội giết người, lỗi cố ý ở đây có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi hậu quả chết
người xảy ra ở tội giết người, việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp khơng có
ý nghĩa trong việc định tội. Nhưng nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì việc xác


định lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội. Nếu là
lỗi cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người
chưa đạt. Cịn nếu là lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội cố ý gây thương tích (nếu thương tích xảy ra thoả mãn đòi hỏi của
cấu thành tội phạm này).
Như vậy, khi người phạm tội giết người thi hành công vụ nhưng hậu quả chết người
khơng xảy ra thì việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp cũng tương tự như
trên đã phân tích.
+ Về chủ thể
Trong tội chống người thi hành công vụ, chủ thể của tội phạm là người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định, tức là từ đủ 16 tuổi trở lên.Còn trong
tội giết người: chủ thể của tội phạm là người từ đủ 14 tuổi trở lên.
Nhìn chung khi so sánh mức hình phạt của tội chống người thi hành công vụ và tội
giết người cho ta thấy rằng mức hình phạt đối với tội giết người cao hơn so với tội
chống người thi hành công vụ (tội giết người mức cao nhất là tử hình, tội chống
người thi hành công vụ mức cao nhất là 7 năm tù) phù hợp với tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm.
4.2. Phân biệt tội chống người thi hành công vụ và tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác qui định tại điểm k khoản 1 Điều 104 Bộ

luật Hình sự
4.2.1. Về khái niệm
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi
cố ý gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn
thương khác.


Tội chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc
các thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ hoặc ép buộc họ phải thực
hiện hành vi trái pháp luật, gây trở ngại cho hoạt động bình thường của cơ quan nhà
nước và tổ chức xã hội.
4.2.2. Về dấu hiệu pháp lí
+ Khách thể:
Khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khoẻ. Theo giải thích của tổ chức y
tế thế giới (WHO): Sức khoẻ là “tình trạng thoải mái của con người về thể lực, tinh
thần và xã hội”. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác được hiểu là làm biến đổi tình trạng thoải mái đó theo chiều hướng tiêu cực.
Khách thể của tội chống người thi hành công vụ là trật tự quản lí hành chính Nhà
nước. Có thể phân biệt rõ khách thể của hai tội phạm này. Tuy nhiên có trường hợp
mỗi tội phạm này khơng chỉ xâm hại đến một quan hệ xã hội với tư cách là
kháchthể trực tiếp của tội phạm mà cịn có thể xâm hại đến những quan hệ xã hội
khác. Ví dụ: Bằng hành vi chống người thi hành công vụ, người phạm tội đã gây
thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người thi hành công vụ… Người phạm
tội đã khơng chỉ xâm hại đến trật tự quả lí hành chính Nhà nước mà cịn xâm phạm
đến quyền cơ bản của con người.
+ Mặt khách quan:
Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích là hành vi có khả năng gây thương
tích hoặc tổn thương khác làm tổn hại đến sức khoẻ của người khác. Người phạm
tội có thể sử dụng dao, súng… Khi xâm phạm đến thân thể của người khác, người

phạm tội có thể gây ra những vết thương ở phần mềm, gãy xương hoặc làm mất một


phần cơ thể. Có trường hợp khi xâm phạm đến thân thể của nạn nhân, người phạm
tội không gây ra thương tích nhưng để lại tổn hại cho sức khoẻ của họ.
Ở tội chống người thi hành công vụ, hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện
dưới dạng: Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; Đe doạ dùng vũ lực chống
người thi hành công vụ; ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp
luật; Thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ.
Qua nghiên cứu cho thấy hành vi dùng vũ lực trong tội chống người thi hành công
vụ cũng là một dạng của hành vi khách quan trong tội cố ý gây thương tích, bởi
hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động đến người thi hành công vụ cũng chứa
đựng khả năng gây tổn hại cho sức khoẻ của người đó. Trường hợp gây thương tật
cho người thi hành công vụ thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm quy định
tại Điều 104 Bộ luật Hình sự, người phạm tội sẽ bị xử lí theo tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Về mặt hậu quả: Cũng như tội giết người, hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là dấu hiệu bắt buộc, còn trong tội chống
người thi hành cơng vụ thì hậu quả khơng phải là dấu hiệu bắt buộc.
+ Mặt chủ quan.
Lỗi của người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
và lỗi của người chống người thi hành công vụ đều được xác định là lỗi cố ý.
+ Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm là người không thuộc những trường hợp được quy định tại
Điều 13 Bộ luật Hình sự, và đạt độ tuổi nhất định.


×