Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Thị trường chứng khoán Việt nam 5 năm trong khủng hoảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.5 KB, 22 trang )










Báo cáo quý


I/2011
TTCK VIỆT NAM 5 NĂM TRONG
KHỦNG HOẢNG






PHÒNG PHÂN TÍCH
CÔNG TY CPCHỨNG KHOÁN
NHĐT&PT VIỆT NAM (BSC)
BSC Trụ sở chính
Tầng 1, 10& 11 – Tháp BIDV
35 Hàng vôi – Hoàn Kiếm – Hà nội
Tel: 84 4 9352722 (Ext.128-108)
Fax: 84 4 22200669

Chi nhánh BSC Hồ Chí Minh


Tầng 9 – 146 Nguyễn Công Trứ
Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 84 8 3 8218885
Fax: 84 8 3 8218510

Website: www.bsc.com.vn


TTCK VIỆT NAM 5 NĂM TRONG KHỦNG HOẢNG

LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn 5 năm 2008 - 2012, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một
giai đoạn vô cùng khó khăn. Bên cạnh những ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nền kinh tế trong nước cũng dần bộc lộ
những điểm yếu kém.
Nếu như trong giai đoạn trước, nền kinh tế có những bước tiến đột phá với
tốc độ tăng trưởng tốt thì trong 5 năm vừa qua, nó lại cho thấy những hạn
chế của việc phát triển theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào tăng nguồn vốn
và lao động. Điều này đã dẫn đến một loạt những khó khăn trong những
năm gần đây như diễn biến lạm phát thất thường, thị trường bất động sản
vỡ bong bóng và đóng băng, thanh khoản hệ thống ngân hàng trong nhiều
giai đoạn căng thẳng, thị trường chứng khoán liên tục tạo kỷ lục về các
mức đáy.
Trong bối cảnh đó, TTCK cũng bộc lộ nhiều hạn chế cố hữu cần khắc
phục. Quy mô thị trường còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của
doanh nghiệp. Chất lượng hàng hóa trên thị trường không được cải thiện
nhiều. Nhà đầu tư các nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao trong giao dịch trên thị
trường dẫn đến các biến động thất thường do ảnh hưởng tâm lý. Những sai
phạm trong hoạt động của các thành viên trên thị trường còn phổ biến,
hiện tượng đầu cơ trục lợi diễn ra tràn lan gây thiệt hại lớn cho cả nhà đầu

tư và các CTCK
Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý phải xây dựng những đề án lớn để
tái cấu trúc nền kinh tế trong đó có trọng tâm củng cố và phát triển thị
trường tài chính. Các CTCK một mặt phải nâng cao năng lực để tồn tại,
mặt khác phải xây dựng những chiến lược phát triển hướng tới các mục
tiêu dài hạn hơn.
Từ cách đặt vấn đề này, Phòng Phân tích - Công ty chứng khoán BSC đã
hoàn thành chuyên đề “TTCK Việt Nam 5 năm trong khủng hoảng” với
mục tiêu cung cấp một bức tranh tổng thể của thị trường trong 5 năm qua.
Từ đó cung cấp cho các nhà đầu tư, các thành viên thị trường thông tin
đầy đủ để phục vụ cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của mình
trong thời gian tới.

I. Tổng quan nền kinh tế:
1. Kinh tế vĩ mô:
Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam từ 2007 đến 2012 đã trải qua một giai
đoạn vô cùng khó khăn. Nếu như từ năm 2000 đến 2007, nền kinh tế luôn
đạt tốc độ tăng trưởng tốt với mức tăng bình quân (CAGR) là 6,7%/năm
thì trong 5 năm gần đây, mức tăng trưởng này chỉ đạt 4,5%. GDP năm
2012 chỉ đạt mức tăng trưởng 5,03%, mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Tăng trưởng GDP giai đoạn 1999 – 2012

Bên cạnh nguyên nhân ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu nổ ra năm 2008, cơ cấu tăng trưởng kinh tế với động lực chủ yếu dựa
trên tăng trưởng vốn và lao động, thiếu đầu tư chiều sâu đã khiến cho nền
kinh tế rơi vào trạng thái quá nóng và gây nên tình trạng lạm phát cao, tạo
nên bong bóng tài sản đầu tư và có khả năng gây bất ổn trong dài hạn. Nếu
như trong giai đoạn 2000 – 2006 lạm phát tăng nhưng thường duy trì ở
mức hợp lý dưới 10% và vẫn tạo được đà tăng trưởng tốt thì từ năm 2007
đến nay, diễn biến lạm phát rất thất thường với biên độ dao động quá lớn

đã phần nào thể hiện những bất ổn về cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải có
những chính sách đột phá nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng. Chính vì
vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015, hai vấn đề
chính của nền kinh tế đã được cập và được xác định là mục tiêu cần giải
quyết: (i) ổn định kinh tế vĩ mô được đặt lên hàng đầu, và (ii) định hướng
nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
-5.00%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
4.5%
5.0%
5.5%
6.0%
6.5%
7.0%
7.5%
8.0%
8.5%
9.0%
Tăng trưởng GDP CPI YoY
Tuy nhiên, việc thay đổi về cơ cấu kinh tế đòi hòi một chiến lược dài hạn
trong khi ngắn hạn, nền kinh tế đang cần ngay những giải pháp tức thời để
bình ổn. Chính vì vậy, mục tiêu trước mắt trong giai đoạn hiện nay của
Chính phủ là phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phá băng cho thị
trường bất động sản, giải quyết nợ xấu và bình ổn thị trường tài chính,
tránh nền kinh tế rơi vào trạng thái giảm tăng trưởng và đình đốn.

2. Thị trường tài chính:
Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn vẫn là nguồn lực chính cho tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam. Thống kê cho thấy tỷ lệ tổng phương tiện
thanh toán, tổng dư nợ tín dụng, tổng dư nợ tiền gửi với GDP đều tăng
mạnh trong các năm gần đây.

Số liệu tính theo năm 2011

Tỷ lệ M2/GDP và dư nợ tín dụng/GDP ở Việt Nam ở mức cao trong so
sánh tương quan với các nền kinh tế thuộc cùng nhóm như Thái Lan,
Indonesia, Srilanka, Philipines.
Tuy nhiên, thị trường vốn vẫn phụ thuộc chủ yếu vào kênh ngân hàng bởi
TTCK còn non trẻ và quy mô nhỏ. Thị trường chứng khoán tuy đã hoạt
động được trên 10 năm nhưng việc huy động vốn trên TTCK của các
doanh nghiệp vẫn còn thấp và phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thị
trường.
Hiện nay, toàn hệ thống có 5 NHTM NN, 1 NHCSXH, 35 NHTMCP, 50
Chi nhánh NHNN, 4 Ngân hàng liên doanh, 5 NH 100% vốn NN, 49 Văn
phòng đại diện NHNN, 18 Công ty tài chính, 12 Công ty cho thuê tài
chính. Ngoài ra còn có gần 1000 quỹ tín dụng hợp tác trên khắp địa bàn
các tỉnh thành. Với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam thì số lượng các
TCTD như vậy là quá nhiều và dẫn đến tình trạng cạnh tranh mạnh mẽ và
gây nên một số hạn chế trong hệ thống như sau:
-
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00

140.00
160.00
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
M2(%GDP) Dư nợ tín dụng(%GDP)
109.44
128.27
38.74
38.11
59.80
120.86
158.97
38.54
46.18
51.84
0. 50. 100. 150. 200.
Vietnam
Thailand
Indonesia
Srilanka
Phillipines
Tổng dư nợ cho vay(%GDP) M2(%GDP)
a. Thanh khoản kém
Trước nhu cầu huy động vốn tăng cao để đáp ứng đòi hỏi tăng trưởng
chung của toàn bộ nền kinh tế, trong giai đoạn 2005-2007, NHNN đã chấp
nhận cho phép 13 ngân hàng được chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên
thành thị. Các ngân hàng này trước khi chuyển đổi, vốn điều lệ chỉ có
khoảng vài chục đến vài trăm tỉ đồng. Tuy nhiên, theo yêu cầu vốn điều lệ
tối thiểu 3.000 tỉ vào năm 2011, các NHTM này đã buộc phải tăng vốn
chủ sở hữu lên 10-20 lần chỉ trong vòng chỉ 5 năm.
Trong các năm gần đây, tỷ lệ cho vay trên huy động luôn ở mức cao và

điều này dẫn đến rủi ro lớn cho hệ thống. Nhiều NHTMCP do mới chuyển
đổi từ các NH nông thông nên chưa đủ năng lực cạnh tranh, trong bối cảnh
khó khăn phải đẩy lãi suất huy động lên cao để thu hút khách hàng nhưng
vẫn không đảm bảo thanh khoản. Nhiều TCTD quá phụ thuộc vào thị
trường 2 dẫn tới sự kém hiệu quả trong quá trình luân chuyển dòng vốn
trên thị trường.
b. Cơ cấu nguồn vốn không hợp lý
Cơ cấu nguồn vốn không hợp lý một phần bắt nguồn từ chính sách tiền tệ
nới lỏng các năm trước. Trong giai đoạn 5 năm vừa qua, tăng trưởng tín
dụng đều ở mức rất cao trong đó có những năm đột biến như 2008 tăng
trên 27%, 2009 tăng trên 45%, năm 2010 tăng trên 31%. Khi những đồng
tiền giá rẻ có sẵn trên thị trường, các doanh nghiệp sẽ kỳ vọng vào tương
lai tiếp tục “tươi đẹp”. Vì thế, các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư mạnh
phát triển các dự án trong lĩnh vực bất động sản, khu công nghiệp, v.v…
Mặt khác, do rất nhiều ngân hàng thực chất là “sân sau” của các doanh
nghiệp kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng, nên việc cho vay
bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng chiếm tỉ trọng rất lớn ở các ngân
hàng này. Cơ cấu nguồn vốn vì vậy bị phân bổ không hợp lý giữa cho vay
ngắn hạn và cho vay dài hạn; giữa cho vay đầu tư trong lĩnh vực bất động
sản và cho vay đầu tư các ngành sản xuất khác.
c. Tỷ lệ nợ xấu cao
Suốt trong giai đoạn 5 năm vừa qua, ngành ngân hàng vẫn được đánh giá
là có hiệu quả tương đối so với các ngành sản xuất kinh doanh khác. Tuy
nhiên, đến năm 2012, hiệu quả hoạt động của các NH đã bắt đầu bị ảnh
hưởng. Đặc biệt là nhiều NH không trích lập dự phòng đầy đủ với các
khoản nợ xấu cũng như các khoản đầu tư ngoài ngành. Các khoản trích lập
dự phòng, tỷ lệ nợ xấu trên báo cáo tài chính của các NH chưa phản ánh
đúng thực chất tình hình khó khăn hiện tại. Đến cuối quý II, Thống đốc
công bố nợ xấu thực tế của hệ thống NHTM có thể lên đến 10%, thay vì
mức 3% như các ngân hàng báo cáo. Con số này cũng tương đương với

nhận định của nhiều tổ chức tài chính và Ngân hàng Nước ngoài.
d. Cơ cấu sở hữu chồng chéo giữa các ngân hàng
Do trình độ quản trị của nhiều ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ không
theo kịp với đà tăng tài sản nên dẫn đến việc chất lượng tín dụng của các
ngân hàng này kém. Một lý do khác khiến cho chất lượng tín dụng ở các
ngân hàng này kém là vì chúng thường là “sân sau” của các tập đoàn, cả
nhà nước lẫn tư nhân, vì để tăng vốn chủ sở hữu lớn như vậy các ngân
hàng này buộc phải dựa vào vốn đóng góp của chính các tập đoàn này.
Một vấn đề khác nảy sinh khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu quá nhanh của
nhóm ngân hàng này là chính các tập đoàn đằng sau các ngân hàng này
cũng phải vay vốn từ các ngân hàng khác để đáp ứng yêu cầu. Hệ quả là
vốn vay của các tập đoàn bị sử dụng sai mục đích. Đây là một trong những
nguyên nhân chủ chốt khiến cho nợ xấu, nợ quá hạn dắt dây trong toàn bộ
hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam.
Những bất cập này đã khiến các chính sách điều hành của Chính phủ trong
thời gian gần đây phải hướng tới việc tái cơ cấu thị trường tài chính, minh
bạch và lành mạnh hóa để giải quyết thực trạng ứ động vốn trên thị
trường.
II. Thị trường chứng khoán:
1. Các diễn biến chính:

0
20
40
60
80
100
120
140
0

100
200
300
400
500
600
700
800
900
01/08
04/08
07/08
10/08
01/09
04/09
07/09
10/09
01/10
04/10
07/10
10/10
01/11
04/11
07/11
10/11
01/12
04/12
07/12
10/12
GTGD 2 sàn VN-Index HNX-Index

Có thể nói, giai đoạn 2008 - 2012 là một thời kỳ đầy biến động của TTCK
Việt Nam. Sau khi tăng nóng và đạt mức đỉnh điểm vào năm 2007, các chỉ
số chứng khoán đã cho thấy giá cổ phiếu có dấu hiệu bong bóng và do đó
nhanh chóng sụt giảm mạnh vào năm 2008.
Chỉ số VN-Index từ mức kỷ lục trên 1.100 điểm vào cuối tháng 05/2007
đã giảm mạnh chỉ còn 235 điểm vào cuối tháng 02/2009. Sau đó, thị
trường vẫn liên tục có các biến động lớn, tùy thuộc vào chính sách vĩ mô,
đặc biệt là chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá thị trường qua chỉ số chính là VN-Index thì
không thể phản ánh hết được vận động của thị trường. Trong các năm tiếp
theo, VN-Index vẫn duy trì ở mức cao hơn so với đáy khủng hoảng của thị
trường vào tháng 3/2009. Tuy nhiên, có thể nói giai đoạn khó khăn nhất
của thị trường là năm 2012. Nếu như trên sàn HSX, việc các mã cổ phiếu
blue chips được khối đầu tư nước ngoài quan tâm mua vào đã khiến cho
giá các cổ phiếu này được duy trì ổn định hơn và giúp cho chỉ số VN-
Index không sụt giảm nhiều thì ngược lại, trên sàn HNX, chỉ số HNX-
Index liên tục lập các mức thấp kỷ lục trong năm qua. Bên cạnh đó, giá trị
giao dịch cũng liên tục sụt giảm xuốn mức thấp, đặc biệt là tháng 2/2012
với mức giao dịch bình quân chỉ đạt hơn 382 tỷ đồng/phiên và tháng
11/2012 là 397 tỷ đồng/phiên. Đây là các mức giao dịch thấp nhất kể từ
tháng 6/2008 mặc dù thị trường đã mở rộng quy mô hơn nhiều nếu tính về
số lượng công ty niêm yết.
Trong khi đó, trước tình hình khó khăn chung, hoạt động của nhiều doanh
nghiệp niêm yết cũng không thuận lợi dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ.
Trong hoàn cảnh khó khăn, những sai phạm trong hoạt động kinh tế cũng
dần lộ diện và gây ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến của thị trường
chứng khoán. Cuối tháng 08/2012, sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên
phó chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB và sau đó một số nhân vật
trong Ban điều hành Ngân hàng này đã tạo nên những chấn động trên thị
trường. Mặc dù đây chỉ là một sự kiện liên quan đến 1 doanh nghiệp niêm

yết nhưng nó lại gây nên những ảnh hưởng vô cùng lớn và có tính lan tỏa
trên thị trường tài chính.
2. Thành tựu đạt được:
Tuy giai đoạn 5 năm vừa qua, thị trường chứng khoán đã trải qua những
bước thăng trầm đầy biến động nhưng cũng đã đạt được nhiều thành tựu
bước đầu.
TTCK đã giúp cho TTTC phát triển khá mạnh cả về chiều rộng và chiều
sâu. Phát triển mạnh từ năm 2006 nhưng 5 năm gần đây chính là giai đoạn
phát triển bùng nổ nhất.
Từ chỗ chỉ có 14 công ty chứng khoán hoạt động ở năm 2005 thì sau năm
2009, số lượng công ty chứng khoán ổn định ở con số 105 công ty. Số
lượng tài khoản của nhà đầu tư cũng tăng vọt sau năm 2009 và tiếp tục
tăng trong các năm tiếp theo.
Nếu như năm 2005, mới chỉ có 41 mã cổ phiếu niêm yết trên thị trường thì
cuối năm 2012 con số này đã là 705 mã và nhờ đó giá trị vốn hóa thị
trường nhìn chung cũng được mở rộng.
Đối với thị trường trái phiếu, phần lớn TPCP và trái phiếu được Chính phủ
bảo lãnh đã được niêm yết trên thị trường TPCP chuyên biệt tại HNX (502
mã trái phiếu tại thời điểm 31/12/2011) với tổng giá trị theo mệnh giá là
279.000 tỷ đồng. Điều này đã góp phần tạo thuận lợi cho nhiều định chế
tài chính tham gia vào thị trường trái phiếu như một kênh đầu tư với tính
thanh khoản cao đồng thời cũng là một cung cụ phòng ngừa rủi ro hữu
dụng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đã tận dụng kênh phát hành trái
phiếu để huy động vốn, đặc biệt là trong các giai đoạn thanh khoản trên hệ
thống không đảm bảo dẫn đến khó huy động thông qua kênh truyền thống
là vay của các TCTD.







40
221.2
491
225
620
741.3
556.7
797.6
0.0
0.1
0.3
0.4
0.8
1.0
1.2
1.2
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
0
100
200
300

400
500
600
700
800
900
1000
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
GTVH
Triệu TK
Giá trị vốn hóa (nghìn tỷ đồng) Số lượng TK
14
55
78
98
105 105 105 105
41
193
253
238
455
649
698
705
0
100
200
300
400
500

600
700
800
0
20
40
60
80
100
120
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Số lượng CTCK Số công ty niêm yết
Diễn biến tổng dư nợ trái phiéu và dư nợ trái phiếu doanh nghiệp

Tuy phần lớn nhu cầu vốn của nền kinh tế vẫn chủ yếu được đáp ứng
thông qua hệ thống các TCTD nhưng trong 5 năm qua, TTCK cũng đã góp
phần giúp nhiều doanh nghiệp giải quyết bài toàn vốn của mình, thậm chí
với chi phí thấp hơn so với việc vay vốn ngân hàng, đặc biệt là trong năm
2010.
3. Những hạn chế:
3.1. Thị trường cổ phiếu:
a. Chất lượng của hàng hóa trên thị trường:
Đến cuối năm 2012, có 705 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đã niêm yết
trên hai sàn HSX và HNX (có 21 mã bị hủy niêm yết trong năm 2012).
Tuy nhiên, thị trường mất cân đối lớn khi chỉ có 65 công ty có quy mô vốn
hóa thị trường trên 1.000 tỷ đồng (chiếm chưa tới 10%), trong khi có tới
341 công ty có quy mô nhỏ với vốn điều lệ và vốn hóa < 100 tỷ đồng
(chiếm tới 50%), tổng vốn hóa thị trường của 20 doanh nghiệp hàng đầu
chiếm hơn 74% vốn hóa thị trường của 2 sàn giao dịch.
Đến cuối năm 2012, chỉ có 20 công ty có vốn hóa thị trường trên 5.000 tỷ

đồng, trong đó có tới 10 công ty mà tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước
ngoài đã gần chạm ngưỡng tối đa. Việc quá ít room cho nhà đầu tư nước
ngoài gây nên khó khăn trong việc thu hút vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, có quá nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ với cổ phần tập
trung ở một số ít các cổ đông tạo điều kiện cho việc thao túng, làm giá cổ
phiếu gây nên rủi ro cao cho thị trường. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình
trạng thua lỗ và cho thấy giá trị cơ bản kém hấp dẫn dù là doanh nghiệp đã
0
1
2
3
4
5
6
7
0
5
10
15
20
25
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng dư nợ TP (%GDP) Dư nợ TPDN (%GDP)
đạt tiêu chuẩn để niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung. Trong 9
tháng đầu năm 2012, số doanh nghiệp niêm yết có lỗ lũy kế là 143, tăng
gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, còn có 438 công ty có lợi
nhuận sụt giảm, tăng 12%. Bình quân lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE) chỉ đạt 8%, trong khi năm 2011 đạt 12,3%. Lợi nhuận kinh doanh
sụt giảm, thua lỗ là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu xuống rất thấp
và nhiều doanh nghiệp phải hủy niêm yết. Đến cuối năm 2012, đang có

khoảng 435 cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá trên tổng số 705 cổ phiếu
niêm yết trên 2 sàn giao dịch chính, chiếm tới gần 60%, một con số kỷ lục.
Năm 2012 cũng đã đánh dấu việc có tới 21 công ty bị hủy niêm yết do kết
quả kinh doanh không đảm bảo tiêu chuẩn niêm yết hoặc vi phạm công bố
thông tin.
b. Thị trường có dấu hiệu thừa các CTCK, các công ty quản lý quỹ
năng lực kém:
Kể từ năm 2009, sau giai đoạn phát triển mạnh về chiều rộng, số lượng
các công ty chứng khoán đã ổn định ở mức 105 Công ty. Đây là số lượng
công ty quá nhiều so với một thị trường có quy mô nhỏ như Việt Nam. So
sánh với TTCK Thái Lan, tuy giá trị vốn hóa gấp khoảng 8 lần TTCK Việt
Nam nhưng số CTCK chỉ khoảng trên 40 Công ty.
Thị phần và quy mô vốn cũng cho thấy sự mất cân đối. 10 CTCK hàng
đầu chiếm hơn 50% doanh thu toàn thị trường, hơn 90 Công ty còn lại
cạnh tranh khốc liệt. Vốn điều lệ của 20 công ty lớn nhất chiếm 58,96%
tổng vốn điều lệ của các CTCK, 27/105 công ty có vốn điều lệ dưới 100
tỷ đồng, công ty lớn nhất có vốn điều lệ là 3.526 tỷ đồng, bằng 176 lần
vốn điều lệ của công ty nhỏ nhất.
Sự mất cân đối này khiến cho nhiều CTCK nhỏ không có khả năng cạnh
tranh. Trong năm 2012, nhiều CTCK sau giai đoạn khó khăn kéo dài đã có
dấu hiệu không thể duy trì hoạt động, 11 CTCK bị đưa vào diện kiểm soát
đặc biệt trong đó có 3 công ty bị đình chỉ hoạt động, một số công ty đã xin
rút bớt nghiệp vụ. Ngay cả một số CTCK niêm yết cũng có ý định muốn
rút niêm yết. Thống kê kết quả kinh doanh của các CTCK cho thấy, có
trên 50% công ty bị lỗ trong năm 2012 và trên 70% công ty có lỗ lũy kế.
Hiện nay, thị trường chứng khoán có khoảng gần 50 công ty quản lý quỹ.
Phần lớn (80%) các công ty quản lý quỹ có vốn điều lệ chỉ từ 25 đến 50 tỷ
đồng, chỉ có 6 công ty có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng, công ty có vốn điều
lệ lớn nhất chỉ là 500 tỷ đồng. Trong 3 năm gần đây, các công ty quản lý
quỹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ cả nhà đầu tư trong

nước cũng như nước ngoài. Phần lớn các quỹ đã giải ngân gần hết vốn huy
động. Các chứng chỉ quỹ bị chiết khấu từ 29% đến 45% trên cả thị trường
quốc tế và thị trường trong nước cũng làm nhà đầu tư chùn bước khi quyết
định góp thêm vốn vào công ty quản lý quỹ.
Hoạt động kinh doanh của các công ty quản lý quỹ đang có sự phân hóa rõ
rệt. Những công ty nhỏ do các công ty phi tài chính thành lập chỉ hoạt
động cầm chừng. Những công ty do các định chế tài chính lớn thành lập
được sự hỗ trợ vốn của công ty mẹ nên có lãi hoặc thua lỗ không đáng kể
nên có thể trụ lại. Xu hướng hình thành quỹ mở là tất yếu và phần lớn quỹ
đại chúng sẵn sàng chuyển đổi mô hình từ quỹ đóng sang quỹ mở Do thị
trường chứng khoán đi xuống nên việc huy động vốn thành lập quỹ càng
khó khăn.
c. Tính minh bạch của thị trường không cao, quyền lợi nhà đầu tư
nhỏ chưa được đảm bảo
Trong những năm vừa qua, thị trường chứng khoán có dấu hiệu phát triển
quá nhanh về chiều rộng nhưng không đi đôi với chất lượng. Nhiều doanh
nghiệp khi niêm yết được định giá quá cao nên sau khi niêm yết giá sụt
giảm mạnh, gây ảnh hưởng tâm lý đến thị trường.
Theo HSX có đến 60% công ty niêm yết không đạt được kế hoạch doanh
thu và lợi nhuận đặt ra. Một số doanh nghiệp bị thua lỗ trong nhiều năm,
không trích lập dự phòng đầy đủ, định giá tài sản quá cao. Các cổ phiếu
này vẫn được đầu cơ, thao túng giá cả và lôi kéo nhiều nhà đầu tư tham
gia nhằm mục đích giúp cổ đông lớn thoái vốn.
Các Sở giao dịch không được linh hoạt quyết định tiêu chuẩn duy trì niêm
yết. Những quy định về hủy niêm yết đối với công ty niêm yết trên sàn
còn đóng, chưa có sự linh hoạt, chưa đủ bao trùm các tình huống có thể
xảy ra. Việc vi phạm công bố thông tin cũng rất phổ biến. Các nhà đầu tư
cá nhân đa số không tiếp cận được thông tin đầy đủ về doanh nghiệp, dẫn
đến sự thiệt thòi, mất mát trong đầu tư.
Trong khi đó, vai trò tạo lập thị trường của nhà đầu tư tổ chức còn hết sức

nhỏ bé nên thị trường thiếu ổn định, dễ biến động mạnh theo tâm lý đám
đông. Luồng vốn đổ vào thị trường chủ yếu là ngắn hạn và nhà đầu tư cá
nhân. Theo báo cáo của HSX, đối với giao dịch của nhà đầu tư trong nước,
giao dịch tự doanh của CTCK, nhà đầu tư tổ chức trong nước chỉ chiếm
khoảng dưới 20% còn nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm tới gần 70%
giá trị giao dịch toàn thị trường. 10% còn lại là giao dịch của các nhà đầu
tư nước ngoài. Mặc dù chiếm tỷ trọng chi phối song các nhà đầu tư cá
nhân thường giao dịch theo kiểu lướt sóng kiếm lời nhanh làm thị trường
có thể hứng chịu những cú “shock” với biến động rất lớn về giá cổ phiếu
cũng như giá trị và khối lượng giao dịch khi nhà đầu tư tranh mua hoặc
tranh bán cổ phiếu.
d. Cơ chế giao dịch chưa thực sự thuận lợi cho nhà đầu tư:
TTCK đã phát triển được hơn 10 năm nhưng phương thức giao dịch vẫn
chưa có nhiều cải thiện. Đến 4/9/2012, thời hạn thanh toán bù trừ mới
được rút ngắn xuống T+3 (trước đó là T+3 nhưng thực chất là T+4 chứng
khoán mới có thể giao dịch). Phương thức giao dịch này là rào cản lớn
nhất đối với thanh khoản, gây rủi ro cho các nhà đầu tư khi không thể bán
cổ phiếu sớm để cắt lỗ, hạn chế rủi ro. Không chỉ các nhà đầu tư cá nhân
mà ngay cả các quỹ đầu tư, các CTCK cũng đòi hỏi được bán sớm cổ
phiếu, thậm chí là giao dịch trong ngày để hạn chế rủi ro giảm giá. Việc cơ
quan quản lý đưa ra những khó khăn về kỹ thuật để trì hoãn việc áp dụng
T+2 là không thỏa đáng khi mà theo các quỹ đầu tư, CTCK thì phần lớn
các thị trường chứng khoán trên thế giới cho phép mua bán cổ phiếu trong
cùng ngày. Đồng thời theo các nhà đầu tư tổ chức thì việc cho phép mua
bán cổ phiếu trong cùng ngày là một trong những điều kiện cần thiết để
triển khai các sản phẩm phái sinh. Thị trường chứng khoán ra đời đã trên
10 năm nhưng nhà đầu tư không được sử dụng các sản phẩm phái sinh như
quyền chọn mua, quyền chọn bán, bán khống, hợp đồng tương lai, đầu tư
chỉ số. Những trở ngại này làm giảm đáng kể tính thanh khoản của thị
trường chứng khoán do nhà đầu tư không được sử dụng các công cụ để

phòng ngừa rủi ro biến động giá chứng khoán.
3.2. Thị trường trái phiếu
a. Quy mô thị trường còn nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền
kinh tế:
Theo số liệu cuối năm 2011, Tổng dư nợ trái phiếu của Việt Nam chỉ
chiếm gần 18% GDP, thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Phần lớn TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã được niêm yết
trên thị trường TPCP chuyên biệt tại HNX (502 mã trái phiếu tại thời điểm
31/12/2011) với tổng giá trị theo mệnh giá là 279.000 tỷ đồng. Trong đó,
105 mã trái phiếu (21%) có khối lượng niêm yết dưới 100 tỷ đồng.

Việc có quá nhiều mã trái phiếu niêm yết và khối lượng niêm yết nhỏ dẫn
đến tình trạng phân mảnh trên thị trường với rất nhiều mã thanh khoản
thấp và thậm chí không có giao dịch. Điều này cũng gây khó khăn cho
việc xây dựng đường cong lãi suất chuẩn
b. Trái phiếu doanh nghiệp phát hành sụt giảm mạnh, tiềm ẩn nhiều
rủi ro
Tuy từ năm 2008 đến nay, trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành một kênh
huy động vốn không thể thiếu của các doanh nghiệp, tuy nhiên, quy mô
huy động vốn đang giảm sút kể từ năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm
sút này là trong năm 2011 lạm phát cao, nhiều ngân hàng gặp khó khăn về
thanh khoản, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp giảm sút, nợ xấu
gia tăng nên TPDN trở thành một tài sản có độ rủi ro cao. Thực chất phần
lớn TPDN phát hành trong năm 2011 là các khoản tín dụng của ngân hàng
cho doanh nghiệp để tránh quy định về hạn mức cho vay phi sản xuất dưới
16% tổng dư nợ hoặc được sử dụng để đảo nợ cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, đa số trái phiếu lại do các công ty BĐS hay CTCK phát
hành nên tiềm ẩn rủi ro cao. Ước tính có đến 51% giá trị TPDN do công ty
BĐS phát hành và 40% trái phiếu do các CTCK phát hành trong khi chỉ có
9% do doanh nghiệp sản xuất phát hành. Mặc dù trái phiếu do các CTCK

và BĐS phát hành có rủi ro cao nhưng nhiều trái phiếu loại này vẫn có lãi
suất thấp chỉ tương đương với lãi suất tiền gửi từ 13,5%/năm đến
18,0%/năm. Điều này cho thấy sự hỗ trợ phi thị trường của ngân hàng đối
với TPDN. Nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan quản lý, ngân hàng
thường ủy thác cho một ngân hàng bạn hoặc TCKT khác mua TPDN.
TPDN có rủi ro cao hơn khoản cho vay của ngân hàng do khó kiểm soát
các doanh nghiệp sử dụng vốn có đúng mục đích hay không. Vốn huy
0
20
40
60
80
100
120
Việt Nam Philipines Trung
Quốc
Thái Lan Singapore Hàn Quốc
Tổng dư nợ TP (%GDP)
động từ trái phiếu phần lớn được chuyển thẳng cho tổ chức phát hành để
đơn vị chủ động sử dụng mà không bị giám sát bởi bên thứ ba. Toàn bộ nợ
gốc chỉ phải thanh toán một lần khi trái phiếu đáo hạn nên thay vì trả nợ
định kỳ như các khoản vay ngân hàng, doanh nghiệp có thể quay vòng vốn
đầu tư vào các lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao. Lạm phát cao, môi trường
kinh doanh đầy khó khăn thì nguy cơ TPDN trở thành các khoản nợ quá
hạn hoặc mất khả năng thanh toán càng trở nên rõ nét khi hàng loạt công
ty bị thua lỗ, phá sản.
Từ sau ngày 20/10/2011 khi Thông tư 28 của NHNN quy định đầu tư
TPDN được tính vào tổng mức dư nợ tín dụng thì việc phát hành TPDN
gần như chấm dứt.
c. Chưa có cơ quan đánh giá tín nhiệm tổ chức phát hành trái phiếu

cũng như xếp hạng trái phiếu.
Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các tổ chức đánh giá định
mức tín nhiệm là một loại hình định chế có vai trò rất quan trọng. Đối với
các nhà đầu tư, tổ chức định mức tín nhiệm thực hiện cung cấp thông tin
có chất lượng về tình hình tài chính của các tổ chức phát hành để nhà đầu
tư có thể tiếp cận và ra quyết định đầu tư với chi phí thấp. Đối với cơ quan
quản lý, hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho phép đánh giá tình hình rủi ro
trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, cho đến nay, trên thị trường vốn Việt
Nam vẫn chưa có tổ chức định mức tín nhiệm nào được cấp phép hoạt
động.
Việc chưa có cơ quan đánh giá tín nhiệm tổ chức phát hành trái phiếu
cũng như xếp hạng trái phiếu làm tăng rủi ro cho người mua TPDN trên cả
thị trường thứ cấp cũng như thị trường sơ cấp khi thiếu khả năng đánh giá
rủi ro của trái phiếu cũng như tổ chức phát hành, lệ thuộc vào tổ chức tư
vấn phát hành hay tổ chức môi giới giao dịch trái phiếu.
4. Hoạt động của các công ty chứng khoán:
4.1. Phân tích cấu trúc ngành:
Cùng với sự bùng nổ của TTCK, tuy việc thành lập một CTCK cũng đã có
các rào cản pháp lý nhưng điều này là không đủ để ngăn cản sự phát triển
về số lượng các CTCK. Sau năm 2007, số lượng các CTCK tăng nhanh và
chỉ thể hiện sự bão hòa sau khi thị trường rơi vào giai đoạn khó khăn.
Từ sau năm 2009, thị trường chứng khoán ổn định với 105 CTCK. Trong
số này hiện nay có 27 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng
khoán. Như vậy, có thể thấy mức độ cạnh tranh trên thị trường là rất cao
và điều này khiến cho cạnh tranh về giá là rất khốc liệt. Các mức phí dịch
vụ tuy có khác nhau giữa các CTCK phụ thuộc vào chất lượng phục vụ
nhưng nhìn chung đều đẩy xuống mức thấp khiến cho nhiều công ty không
đủ bù cho chi phí. Điều này khiến cho đa số các CTCK trong giai đoạn thị
trường sôi động đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, trong 5 năm
khủng hoảng, thị trường không thuận lợi đã khiến nhiều doanh nghiệp bị

thua lỗ nặng và rơi vào tình trạng phá sản.
Trong khi 10 CTCK hàng đầu đã chiếm tới trên 50% thị phần môi giới thì
sự cạnh tranh ở hơn 90 công ty còn lại là cuộc chiến để tồn tại. Điều này
dẫn tới việc trong năm 2012, có 11 công ty bị đặt vào tình trạng kiểm soát
đặc biệt trong đó 3 công ty đã bị đình chỉ hoạt động, một số khác bị rút
nghiệp vụ môi giới mà trên thực tế là rút giấy phép hoạt động, chỉ còn tồn
tại pháp nhân để xử lý các khoản nợ.
4.2. Hoạt động của các CTCK dẫn đầu:
Doanh thu các hoạt động chính của các CTCK
(mẫu 15 công ty có BCTC từ Q4/2009)


a. Hoạt động môi giới:
Hiện nay, hoạt động môi giới vẫn là hoạt động chính và là nguồn thu chủ
yếu của các CTCK. Nếu tính trong quý III/2012, top 10 CTCK dẫn đầu
chiếm tới gần 60% thị phần giao dịch trên HSX và 56% thị phần tại HNX.
Điều này cho thấy thị trường có độ tập trung rất cao. Top 5 CTCK hàng
đầu thường duy trì thị phần khá ổn định và sự thay đổi thị phần chỉ xảy ra
ở tốp dưới. Tính theo số liệu của 9 tháng đầu năm 2012 thì top 5 CTCK có
doanh thu môi giới cao nhất là HSC, SSI, VNDS, ACBS, BVS.
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
400,000
450,000

500,000
Trieu VND
Doanh thu môi giới Doanh thu tư vấn TC DT bảo lãnh
Tuy nắm phần lớn thị phần nhưng sự cạnh tranh của tốp đầu cũng không
thực sự dễ dàng. Thực tế đã cho thấy nhiều CTCK đã từng có hoạt động
môi giới rất mạnh như CK Thăng Long trước đây (nay là MBS) hay SBS
nhưng đã mất vị trí dẫn đầu trong 2 năm gần đây do đã theo đuổi chiến
lược phát triển theo chiều rộng. Trong khi đó, những công ty có truyền
thống như SSI, VNDS, BVS, ACBS vẫn duy trì hoạt động môi giới khá
tốt. Đặc biệt là HSC tuy thành lập muộn hơn nhưng nhờ có mô hình quản
lý chuyên nghiệp đã dần chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong hoạt động này.
b. Hoạt động tư vấn tài chính, bảo lãnh phát hành:
Mặc dù đây là một hoạt động chuyên môn quan trọng của các CTCK
nhưng doanh thu của hoạt động này nhìn chung ở mức thấp trong tổng
doanh thu, hầu hết tập trung vào một số công ty lớn, có tên tuổi. Mức
độ chênh lệnh giữa các Công ty dẫn đầu với Công ty còn lại là rất cao.
Doanh thu hoạt động tư vấn tài chính 9 tháng đầu năm 2012 của Các công
ty cũng có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2011 ngoại trừ VCSC, BSI,
AGR. Đáng lưu ý là doanh thu của VCSC (CK Bản Việt) tăng vọt.
Ngoài việc Công ty có nhiều hợp đồng giá trị lớn, đặc biệt là các
hợp đồng phát hành hoặc M&A mà còn do doanh thu đại lý phát hành
chứng khoán tăng vọt (56 tỷ đồng). VCSC đang dẫn đầu về thị phần
tư vấn đầu tư và bảo lãnh phát hành, đặc biệt là các hoạt động mua
bán, thâu tóm doanh nghiệp.
Đến Năm 2012, hoạt động tư vấn tài chính của các CTCK gặp nhiều
khó khăn. Các giao dịch lớn có thể đem phí cho các CTCK chủ yếu là từ
thu xếp các thương vụ lớn của ngân hàng mẹ và các định chế. Đối với
nhóm các Công ty kiểm toán có chứng năng tư vấn tài chính, doanh thu
chủ yếu đến từ hoạt động tư vấn các hợp đồng tái cấu trúc nhỏ cho các
doanh nghiệp, tuy nhiên phần doanh thu này không đáng kể (khoảng 100-

200 triệu/năm). Trong năm 2012, ngoài một số thương vụ mua bán lớn,
chủ yếu là một số đợt thu xếp vốn phát hành trái phiếu của một vài ngân
hàng lớn và ngân hàng nhóm II, còn lại, hoạt động tư vấn niêm yết, tăng
vốn gần như đóng băng.
c. Hoạt động bảo lãnh phát hành:
Đây là một trong những hoạt động hấp dẫn, đem lại doanh thu “dễ dàng”
cho các CTCK trong những năm trước, nhưng nay khá “èo uột”. Quy định
pháp luật yêu cầu CTCK phải có 165 tỷ đồng vốn pháp định mới được
phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, mức lớn
nhất trong 4 nghiệp vụ. Trong 9 tháng đầu năm 2012, có rất ít CTCK có
doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành, chỉ có AGR là có doanh thu từ
hoạt động này gần bằng so với năm trước. SSI, SBS, và CTS 9 tháng đầu
năm nay không có doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành mặc dù
doanh thu từ hoạt động này năm ngoái của các công ty trên là khá cao.
d. Hoạt động đầu tư:
Nếu như trong các năm trước, hoạt động đầu tư tài chính mang lại doanh
thu chủ đạo cho nhiều CTCK thì quy mô của hoạt động này sụt giảm
mạnh trong năm 2012. Với tình trạng khó khăn của thị trường, các CTCK
có xu hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư tài chính khi thị trường có diễn biến
không tốt. Nhiều công ty đã đẩy mạnh việc thoái vốn và rút dần nghiệp vụ
đầu tư. Điển hình là các công ty như CTCK AGR dẫn đầu với 866 tỷ đồng
thoái vốn, tương đương 22% so với số dư cuối năm 2011. Tiếp đến là
CTCK Bảo Việt với 274 tỷ đồng thoái vốn, tỷ lệ gần 20%. Chỉ có
SSI với số dư đầu tư lớn nhất thị trường lại hầu như không có thay
đổi về quy mô hoạt động ĐTTC.
e. Doanh thu khác:
Không được ghi nhận vào các nghiệp vụ chính, nhưng khoản mục doanh
thu khác của các CTCK lại là lớn nhất trong tổng doanh thu. Bởi lẽ, đây là
khoản “lãi nhất” của các CTCK khi cung cấp các dịch vụ tài chính
cho NĐT như cầm cố, ứng trước, margin… Dẫn đầu là AGR với

115,91 tỷ đồng, chiếm 11,79% toàn thị trường. Tuy nhiên, cũng cần
đánh giá rằng đây là một trong những hoạt động mang lại rủi ro cho thị
trường. Nhiều CTCK mải chạy theo lợi nhuận đã không coi trọng quy
trình quản trị rủi ro. Khi thị trường có diễn biến xấu, hoạt động này gây
nên những khoản lỗ cho nhiều nhà đầu tư và dẫn tới thiệt hại cho cả
CTCK. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư đã lợi dụng hoạt động
cầm cố để thổi giá cổ phiếu và thoái vốn, để lại những khoản cầm cố cổ
phiếu gây lỗ cho CTCK.
f. Kết quả hoạt động chung:
Nhìn chung, kết quả hoạt động của các CTCK trong các năm vừa qua là
không khả quan, đặc biệt là vào năm 2012.




Kết quả hoạt động các CTCK niêm yết
(mẫu 15 công ty có BCTC từ Q4/2009)

Thống kê kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán cho thấy có
trên 50% bị lỗ riêng trong năm 2012 và trên 70% công ty có lỗ lũy kế. Hầu
hết mọi hoạt động của các CTCK đều phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến
thị trường. Trong khi đó, nhiều CTCK vẫn phải duy trì sàn giao dịch,
lượng nhân viên lớn gây gánh nặng chi phí. Lỗ từ hoạt động đầu tư cũng là
một khoản mục gây nên tình trạng khó khăn cho nhiều công ty.
4.3. Phân tích xu hướng phát triển:
Trước tình hình khó khăn hiện tại, có thể nói xu hướng tất yếu của thị
trường là thu hẹp dần về số lượng các CTCK. Một số nghiên cứu gần đây
cũng đã cho thấy nếu các CTCK không duy trì được doanh thu môi giới
trên 1% thì sẽ không thể duy trì hoạt động trong ngắn hạn, đặc biệt là với
bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng. Mục tiêu cạnh tranh để lọt vào

Top 10 đã được nhiều CTCK đặt ra để cố gắng tồn tại.
Theo đánh giá của các cơ quan quản lý thì nhiều khả năng số lượng các
CTCK sẽ chỉ còn lại 1 nửa so với hiện tại trong một vài năm tới. Hiện nay,
UBCKNN cũng đã có thêm nhiều biện pháp để tái cơ cấu TTCK trong đó
có việc nâng cao năng lực của các CTCK để đảm bảo cho thị trường phát
triển lành mạnh. Từ cuối năm 2012, UBCK Nhà nước đã phát đi những
thông điệp cho thấy cơ quan này sẽ ngày càng áp dụng các biện pháp
mạnh mẽ hơn, trong việc kiểm soát các công ty chứng khoán. Sau khi
thông tư 226 về tỷ lệ an toàn tài chính được ban hành, thông tư 156 có
hiệu lực từ 1/12/2012 sẽ rút ngắn thời gian kiểm soát đặc biệt của các
-1.50%
-1.00%
-0.50%
0.00%
0.50%
1.00%
1.50%
2.00%
-3.0%
-2.0%
-1.0%
0.0%
1.0%
2.0%
3.0%
4.0%
ROE ROA
CTCK bị kiểm soát đặc biệt từ 6 tháng xuống 4 tháng và lần đầu tiên
áp dụng chế tài tạm dừng hoạt động đối với CTCK nào không khắc
phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt có lỗ lũy kế dưới 50% vốn

điều lệ. Năm 2013 sẽ là năm UBCK xử lý mạnh tay đối vối các công ty
chứng khoán đang hoạt động cầm chừng.
Điều này sẽ buộc các CTCK phải kiện toàn bộ máy hoạt động, nâng cao
năng lực để tồn tại. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh
tranh và dành thị phần, các CTCK cũng sẽ phải tính đến bài toán tiết kiệm
tối đa chi phí để có thể tồn tại nếu bối cảnh thị trường tiếp tục không khả
quan. Ngoài ra, các CTCK cũng sẽ cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động có
giá trị gia tăng cao cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp như các hoạt động
tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp, đánh giá xếp hạng doanh
nghiệp, tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Việc thực hiện song
song 2 giải pháp, vừa cắt giảm chi phí, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ
là một bài toán khó mà các CTCK phải giải đáp trong các năm tiếp theo.
Như vậy, quy mô thị trường có thể thu hẹp nhưng mức độ cạnh tranh sẽ
vẫn duy trì áp lực lớn. Chiến lược phát triển của các CTCK sẽ cần được
xem xét và xây dựng dựa trên mục tiêu dài hạn thay vì các kế hoạch chạy
theo mục tiêu ngắn hạn như nhiều công ty đã thực hiện trong thời gian
qua.
III. Kết luận và các đề xuất:
Để giải quyết những khó khăn của thị trường, rõ ràng cần phải có các giải
pháp đồng bộ của cơ quan quản lý cũng như những nỗ lực của các thành
viên trên thị trường. Trong phạm vi của bài này, chúng tôi đề xuất một số
giải pháp chính như sau:
1. Các giải pháp từ phía cơ quan quản lý:
Thứ nhất, để nâng cao chất lượng hàng hóa kết hợp với việc đa dạng hóa
các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán, các cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn
thiện khung pháp lý, tăng cường giám sát hoạt động đối với các thành viên
thị trường, nâng cao tiêu chuẩn đối với các doanh nghiệp chất lượng quản
trị DN, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành; bảo đảm tính công khai,
minh bạch; từng bước áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực và thông lệ
quốc tế.

Thứ hai, thu hẹp số lượng tổ chức tài chính trung gian; kiện toàn mô hình
hoạt động các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo thông lệ quốc tế. Đặc
biệt trong lĩnh vực chứng khoán, cần tiếp tục giám sát chặt chẽ hơn hoạt
động của các CTCK, mạnh tay loại bỏ các CTCK không đảm bảo chất
lượng dịch vụ, giúp cho thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn và cũng giúp
cho các CTCK có chất lượng tốt có điều kiện tăng thị phần để đảm bảo
hoạt động.
Thứ ba, tiếp tục tuyên truyền và phổ cập hóa kênh đầu tư trên thị trường
vốn, thu hút thêm các nhà đầu tư mới, phát triển hệ thống NĐT tổ chức;
khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn, đồng
thời tăng cường công tác quản lý, giám sát, có giải pháp phù hợp, kịp thời
để chủ động đối phó với biến động của dòng vốn này.

Thứ tư, tái cấu trúc tổ chức thị trường, các Sở GDCK theo các mục tiêu
phát triển dài hạn của TTCK Việt Nam, bảo đảm thị trường hoạt động lành
mạnh, ổn định, vững chắc, được quản lý, giám sát chặt chẽ; cơ cấu quản trị
điều hành minh bạch, chuyên nghiệp; cơ cấu sản phẩm đa dạng, hoàn
chỉnh; hoạt động thanh toán bù trừ an toàn.
2. Các giải pháp của các thành viên thị trường (chủ yếu là các
CTCK):
Thứ nhất, để đảm bảo duy trì khả năng hoạt động, trước mắt, các CTCK
cần kiện toàn bộ máy hoạt động, tiết kiệm chi phí để đảm bảo tốt khả năng
an toàn vốn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài
Thứ hai, cần xây dựng chính sách khách hàng rõ ràng, tạo khác biệt hóa
sản phẩm để tập trung vào các phân khúc khách hàng phù hợp. Trong giai
đoạn vừa qua, nhiều CTCK vẫn phát triển theo chiều rộng, cạnh tranh tập
chung vào chiến lược chi phí thấp nhưng không mang lại hiệu quả, càng
tạo thêm áp lực chung cho hoạt động của ngành.
Thứ 3, các CTCK cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hơn
nữa để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư không chỉ trong hiện tại mà còn

phải chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới khi thị trường phát triển ở cấp độ cao
hơn. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ có thể được xác định bởi một số
chiến lược như:
- Đào tạo nguồn nhân lực: Hiện nay, tuy thị trường đã phát triển
trong hơn 10 năm nhưng nhìn chung trình độ của nguồn nhân lực đã
không được phát triển tương ứng. Nhiều CTCK vẫn còn để cho các nhân
viên không đủ tiêu chuẩn, không đủ tư cách đạo đực nghề nghiệp phục vụ
khách hàng. Điều này dẫn đến tình trạng tranh chấp, xung đột lợi ích với
khách hàng, gây nên những sai phạm trong hoạt động. Trong thời gian tới,
các CTCK cần tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân
viên, xây dựng đội ngũ nhân viên với chất lượng cao thay vì chỉ phát triển
về số lượng như hiện nay.
- Nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật: Vấn đề về cơ sở vật chất kỹ
thuật cho hoạt động của CTCK cũng còn nhiều bất cập. Nhiều CTCK đã
hoạt động lâu năm nhưng hệ thống phần mềm giao dịch vẫn không đáp
ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Những sản phẩm giao dịch mới, nghiệp
vụ mới được UBCKNN áp dụng vẫn gặp khó khăn, chậm trễ do hạ tầng
của nhiều CTCK không đạt yêu cầu. Do đó, việc đầu tư cho công nghệ là
một xu hướng tất yêu cho các CTCK nếu xác định mục tiêu phát triển lâu
dài trên thị trường.





KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG


Bản báo cáo này của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), chỉ cung
cấp những phân tích đánh giá về thông tin chuyên đề. Báo cáo này không được xây dựng để cung cấp theo yêu cầu

của bất kỳ tổ chức hay cá nhân riêng lẻ nào hoặc các quyết định mua bán, nắm giữ chứng khoán. Nhà đầu tư chỉ
nên sử dụng các thông tin, phân tích, bình luận của Bản báo cáo như là nguồn tham khảo trước khi đưa ra những
quyết định đầu tư cho riêng mình. Mọi thông tin, nhận định và dự báo và quan điểm trong báo cáo này được dựa
trên những nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam (BSC) không đảm bảo rằng các nguồn thông tin này là hoàn toàn chính xác và không chịu bất kỳ một
trách nhiệm nào đối với tính chính xác của những thông tin được đề cập đến trong báo cáo này, cũng như không
chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay một phần nội dung của bản báo cáo này. Mọi
quan điểm cũng như nhận định được đề cập trong báo cáo này dựa trên sự cân nhắc cẩn trọng, công minh và hợp
lý nhất trong hiện tại. Tuy nhiên những quan điểm, nhận định này có thể thay đổi mà không cần báo trước. Bản
báo cáo này có bản quyền và là tài sản của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BSC). Mọi hành vi sao chép, sửa đổi, in ấn mà không có sự đồng ý của BSC đều trái luật

PHÒNG PHÂN TÍCH – CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NHĐT&PTVN


Tống Minh Tuấn
Phụ trách phòng


Nguyễn Thị Thu Trang
Phân tích vĩ mô


Nguyễn Hoàng Việt
Phân tích vĩ mô


Hoàng Anh Tuấ
n
Phân tích thị trường



Trần Hữu Quang
Phân tích thị trường




THÔNG TIN LIÊN HỆ


BSC Trụ sở chính
Tầng 10& 11 – Tháp BIDV
35 Hàng vôi – Hoàn Kiếm – Hà nội
Tel: 84 4 9352722
Fax: 84 4 22200669
Website: www.bsc.com.vn

Chi nhánh BSC Hồ Chí Minh
Tầng 9 – 146 Nguyễn Công Trứ
Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 84 8 3 8218885
Fax: 84 8 3 8218510
Bản quyền của Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), 2009.
Công ty cổ phầnChứng khoán BIDV (BSC)
Bất kỳ nội dung nào của tài liệu này cũng không được (i) sao chụp hay nhân bản ở bất kỳ hình thức hay phương thức nào hoặc được
cung cấp nếu không được sự chấp thuận của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC)

×