Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Vun trồng một tương lai no đủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 52 trang )

b i
www.oxfam.org/grow
Vun trồng
một tương lai
no đủ
Cải thiện quyền, tiếng nói và lựa chọn ca người nông dân sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam
ii 01
Tác giả: Bert Maerten và Lê Nguyệt Minh
Lời cảm ơn
Báo cáo quốc gia “Vun trồng một tương lai no đủ” của tổ chức
Oxfam tại Việt Nam được hoàn thành với nỗ lực chung và dựa
trên các ý kiến đóng góp của nhiều đồng nghiệp và đối tác.
Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt tới những chuyên gia
sau: ông Đào Thế Anh, ông Đặng Kim Sơn, ông Đặng Hùng
Võ, ông Steven Jaee, ông Vũ Quốc Huy, và ông Trương Quốc
Cần. Nhiều đồng nghiệp có tên sau đây của Tổ chức Oxfam
đã có những đóng góp cụ thể trong suốt quá trình xây dựng
các bản thảo và hoàn thiện báo cáo: Mark Fried, Đặng Bảo
Nguyệt, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phạm Giang Linh, Lương Đình
Lân, Vũ Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thanh
Hà, Teresa Cavero, Andy Baker, Ingrid van de Velpen, Robin aus
der Beek và Anna Coryndon. Ông James Painter đã tham gia
viết một số nội dung trong báo cáo.
Chịu trách nhiệm về thiết kế và in ấn báo cáo: Nguyễn Thị
Phương Dung.
Hiệu đính báo cáo tiếng Việt: Nguyễn Thị Hoàng Yến.
Chịu trách nhiệm biên tập: Lê Nguyệt Minh và Đặng Bảo
Nguyệt.
© Oxfam, tháng 10 năm 2012
Thông tin liên quan về chiến dịch GROW và về báo cáo có thể
tham khảo tại: www.oxfam.org/grow.


Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 17 tổ chức cùng phối
hợp hoạt động tại 92 quốc gia trên thế giới. Chúng tôi là một
phần của phong trào toàn cầu nhằm đem lại tác động lớn
hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình
đẳng. Tại Việt Nam, Oxfam là một trong những tổ chức phi
chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong các lĩnh vực
phát triển nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu rủi ro
thiên tai, xã hội dân sự, dân tộc thiểu số và nâng cao vị thế
phụ nữ. www.oxfam.org/vietnam
01
Vun trồng một tương lai no đủ
Chương 1: Lời giới thiệu
ii 01
Vun trồng
một tương lai
no đủ
Cải thiện quyền, tiếng nói và lựa chọn ca người nông dân sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam
www.oxfam.org/grow
02
Mc lc
Lời cảm ơn ii
Danh mục biểu đồ và hộp thông tin 02
Các thuật ngữ và từ viết tắt 02
Lời nói đầu 05
1 Lời giới thiệu 07
2 Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải . 11
2.1. Thời kỳ của những bất trắc và thách thức đang chờ ở
phía trước 12
2.2. Thách thức trong sản xuất nông nghiệp bền vững 14
Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt và canh

tác không bền vững 14
Thay đổi trọng tâm đầu tư trong
nông nghiệp 15
An ninh lương thực và mục tiêu sản xuất lúa gạo 17
Tiếp cận thị trường 17
2.3. Thách thức về công bằng 19
“Bê bối” về đói nghèo 19
Sự thịnh vượng không đồng đều – mối đe dọa
đối với tăng trưởng vì người nghèo 19
2.4. Thách thức về khả năng phục hồi 22
Khí hậu càng khắc nghiệt, tương lai càng mong manh 22
Giá cả leo thang 23
2.5. Đến lúc phải gây dựng lại 25
3 Sự thịnh vượng mới 27
3.1. Phát huy tối đa tiềm năng của nông nghiệp 28
Vai trò của nông hộ sản xuất quy mô nhỏ trong tiến
trình hiện đại hóa 30
Đầu tư cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ 31
3.2. Xây dựng một nền nông nghiệp mới
cho tương lai no đủ. 32
Thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp và
phi nông nghiệp 32
Tăng cường sức mạnh thị trường cho nông dân sản
xuất quy mô nhỏ 33
3.3. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái mới cho tương lai
no đủ 34
Đầu tư cho nền nông nghiệp quy mô nhỏ, bền vững 34
Thích ứng ở cấp cộng đồng 36
3.4. Đảm bảo quá trình chuyển đổi công bằng 37
Cải thiện quyền của phụ nữ 37

Công bằng trong tiếp cận và kiểm soát đất đai 38
Cải thiện việc lựa chọn đối tượng và xác định mục
tiêu trong các chiến lược giảm nghèo 38
Bảo trợ xã hội 38
3.5. Nâng cao tiếng nói và quyền đại diện 39
Các cơ chế tham vấn, giám sát và điều chỉnh 39
Các tổ chức và sáng kiến dựa vào cộng đồng 40
4 Kết luận và đề xuất 43
Tài liệu tham khảo 46
Ảnh và chú thích 48
Danh mục biểu đồ và hộp thông tin
Biểu đồ 1: Tăng trưởng thu nhập theo đầu người phân theo
nhóm đối tượng, giai đoạn 2004 – 2010 21
Hộp 1: “Xin đừng cấy lúa trên lưng nông dân chúng tôi” 12
Hộp 2: Bốn ngộ nhận về nông dân sản xuất quy mô nhỏ 29
Hộp 3: Thêm lựa chọn để tạo ra thu nhập tốt hơn 30
Hộp 4: Hộ gia đình tích lũy dần nhờ chăn nuôi 33
Hộp 5: Có hỗ trợ, có thể thực hiện! 34
Hộp 6: Nông dân chủ động sáng tạo và thích ứng
– Nhiều hơn từ ít hơn 35
Hộp 7: Nỗ lực Quản lý Rủi ro Thảm họa dựa vào Cộng đồng
(CBDRM) 36
Hộp 8: Cải thiện khả năng làm chủ kinh tế của phụ nữ 37
Hộp 9: Hỗ trợ tiền mặt cho phát triển 38
Hộp 10: Quỹ Phát triển Cộng đồng 40
Hộp 11: Lên tiếng 40
Các thuật ngữ và từ viết tắt
BKH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BLĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

CBDRM Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng
CIDA Tổ chức Hợp tác Quốc tế Canada
CPVN Chính phủ Việt Nam
ĐTMSHGĐ Điều tra mức sống hộ gia đình
FAO Tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc
FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GROW Chiến dịch toàn cầu của Oxfam để đảm bảo
tất cả mọi người đều đủ ăn và có cuộc sống
no đủ
IRC Công ty Tư vấn và Nghiên cứu Đông Dương
KHPTKT-XH Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
MCD Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát
triển Cộng đồng
NHTG Ngân hàng Thế giới
NQ Nghị quyết
PPP Sức mua của người dân
QPTCĐ Quỹ phát triển cộng đồng
SRI Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI
TW Trung ương
TCTK Tổng Cục Thống Kê
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
UNIFEM Qũy phát triển của Liên hợp quốc dành cho
Phụ nữ
UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
VCS&CLPTNNNT Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển
Nông nghiệp Nông thôn
VINACHEM Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
VINAFOOD 1 Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc
VINAFOOD 2 Tổng Công ty Lương thực Miền Nam


03
Vun trồng một tương lai no đủ
Chương 1: Lời giới thiệu
04
05
Vun trồng một tương lai no đủ
Lời ni đu
Lời nói đầu
Dựa trên những phân tích và những câu chuyện có thật, báo
cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” của Tổ chức Oxfam đã
phác họa một cách đầy đủ và sinh động cả thành công và
khiếm khuyết trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam. Báo cáo đã vang lên tiếng nói bảo vệ những cộng
đồng yếu thế, đặc biệt là người nghèo, nông dân sản xuất quy
mô nhỏ, phụ nữ và người dân tộc thiểu số.
Bằng những cố gắng chung của toàn dân, các cấp chính quyền
và các tổ chức phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành
tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những thành
tựu này có được nhờ mô hình phát triển theo chiều rộng: dựa
vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và cần đầu tư nhiều sức
người, sức của. Hiện nay, đất nước đã bước sang thời kỳ tăng
trưởng mới, đòi hỏi phải phát triển theo chiều sâu, hướng đến
bền vững và hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là
lí do Việt Nam đang đặt ra cho mình nhiệm vụ đổi mới mô hình
tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.
Báo cáo được xuất bản vào một thời khắc quan trọng khi Việt
Nam đang trong thời điểm chuyển đổi có tính quyết định về
định hướng phát triển đất nước với nhiều biến động kinh tế vĩ
mô trong nước. Trong lúc đó, suy thoái kinh tế toàn cầu đã đặt

ra nhiều thách thức và ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của
nhiều người vốn đã dễ bị tổn thương.
Báo cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” đã chỉ ra hàng loạt
những khó khăn mà những lớp người yếu thế tại Việt Nam
đang phải đối mặt, như: cạn kiệt tài nguyên nhiên nhiên,
thiếu thốn đất đai, tiếp cận thị trường kém, thu nhập gia
đình thấp, suy dinh dưỡng, thời tiết khắc nghiệt, giá cả leo
thang. Phần lớn những khó khăn này là hệ quả của một thời
kỳ tăng trưởng nhanh nhưng ẩn chứa nhiều bất bình đẳng, ít
bền vững và thất bại trong việc tăng khả năng thích ứng của
người dân. Trong bối cảnh đó, người dân tộc thiểu số, phụ nữ
và người dân nông thôn là những đối tượng phải chịu nhiều
thiệt thòi.
Để nắm bắt được những cơ hội mà tăng trưởng kinh tế đã
đem lại, Việt Nam phải đối mặt với một loạt các thách thức
mà quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, thị trường hóa và
toàn cầu hóa đem lại. Thêm vào đó, người nghèo, đặc biệt là
nông dân sản xuất quy mô nhỏ còn phải đương đầu với hàng
loạt khó khăn thường trực như dịch bệnh cây trồng, vật nuôi
ngày càng diễn biến phức tạp, rừng và tài nguyên thiên nhiên
bị tàn phá nặng nề, mức độ đa dạng sinh học giảm sút nhanh
chóng. Hệ quả là các biện pháp giải cứu và điều chỉnh chính
sách của Chính phủ ít tới được tay - thậm chí còn gây tác
động bất lợi cho một số nhóm người khó khăn.
Báo cáo đã chỉ ra tiềm năng to lớn của nông nghiệp, vai trò
quan trọng của nông dân, nhất là nông dân sản xuất nhỏ
trong công cuộc phát triển đất nước. Nông dân Việt Nam có
thể đóng góp tốt hơn cho sự thịnh vượng của đất nước nếu
họ được hỗ trợ để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái
và nếu tâm tư và nguyện vọng của họ được quan tâm trong

quá trình xây dựng chính sách. Đây cũng chính là tinh thần cơ
bản của Nghị quyết Tam nông của Đảng và định hướng xây
dựng chiến lược phát triển một nền nông nghiệp có giá trị gia
tăng cao của Chính phủ.
Trong thời gian qua, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sử
dụng ít đầu vào, thân thiện với môi trường trong khi vẫn tăng
năng suất đã được sáng tạo và thử nghiệm thành công tại
nhiều địa phương. Ví dụ mô hình thử nghiệm phát triển nông
nghiệp sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long: hình thành
những cánh đồng “ba giảm - ba tăng”, “ruộng lúa - bờ hoa”…
Hay những mô hình nhằm tăng sự công bằng cho nông dân
sản xuất nhỏ như cuộc vận động “dồn điền-đổi thửa”, “cánh
đồng mẫu lớn”. Những mô hình này đã tạo cơ hội để hộ nông
dân sản xuất quy mô nhỏ tham gia vào quá trình sản xuất lớn,
đã được áp dụng và nhân rộng ở nhiều địa phương. Những
điểm sáng thành công trong thực tế và những bài học thiết
thực về chính sách, giải pháp đổi mới tổ chức mà báo cáo đã
đưa ra chứng tỏ rằng có thể thay đổi tình hình bằng chính nội
lực của đất nước và người dân.
Trong những thời khắc khó khăn về kinh tế, Chính phủ đã có
những chú ý và điều chỉnh về chính sách và các chương trình
phát triển nhằm mở ra cơ hội cho các lớp người yếu thế tham
gia vào và được hưởng lợi từ quá trình phát triển chung của
đất nước. Như: bảo vệ và hỗ trợ chăn nuôi quy mô nhỏ trong
khi quy hoạch phát triển các vùng chăn nuôi tập trung Tuy
nhiên, chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển quan trọng,
nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức đang chờ phía trước. Báo
cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” đã đưa ra năm đề xuất
thay đổi chính sách:

• Chấm dứt đói nghèo, suy dinh dưỡng và giải quyết căn bản
các nguyên nhân gây mất an ninh lương thực;
• Đưa người dân vào tiến trình phát triển và chấm dứt mọi
hình thức loại trừ, gạt bỏ;
• Tăng đầu tư cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ;
• Cải thiện chính sách đất đai; và
• Tăng cường sức mạnh và sự tham gia của nông dân thông
qua các tổ nhóm nông dân
Những đề xuất chính sách này là những yêu cầu bức bách
của thực tế cuộc sống và cũng hoàn toàn phù hợp với định
hướng phát triển chung. Để thực thi được những kiến nghị
đó cần phải huy động nỗ lực to lớn của tất cả các bên tham
gia với sự cam kết mạnh mẽ.
Báo cáo này chứng tỏ sự chủ động, sáng tạo và quyết tâm hỗ
trợ quá trình đổi mới ở Việt Nam của Oxfam và các tổ chức
phát triển. Thế mạnh và sự nhiệt tình của các tổ chức phát
triển như Oxfam sẽ là chìa khóa quan trọng trong việc hình
thành nên các mô hình mang tính bền vững về đổi mới chính
sách và tổ chức thể chế tại địa phương. Các tổ chức phát triển
cũng có thể tạo ra cầu nối thông tin, cho phép phản ánh
tiếng nói của nhân dân với Chính phủ và các tổ chức quốc tế
và tạo ra các dịch vụ hỗ trợ quá trình đổi mới cho cả Chính
phủ và Nhân dân.
Xin chúc mừng Oxfam với báo cáo “Vun trồng một tương lai
no đủ” và xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Đặng Kim Sơn
Viện trưởng
Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn
06

07
Vun trồng một tương lai no đủ
Chương 1: Lời giới thiệu
1
lời giới thiệu
08
Cuộc sống của gia đình chị Hòa ở tỉnh Hà Tĩnh đã dần được
cải thiện nhờ vào nỗ lực đa dạng hóa sinh kế trong suốt mười
năm qua. Chuyển tới sinh sống ở xã Đức Hương vào năm
2003, chị và anh Nghĩa, chồng chị, gần như hoàn toàn trắng
tay vì cả hai bên nội ngoại đều nghèo. Họ là gia đình cuối
cùng được mắc điện ở Đức Hương vì nhà nghèo quá không
có tiền mua dây kéo điện vào đến nhà. Ruộng cấy một năm
gia đình vẫn thiếu ăn bốn tháng. Năm mẹ con chị Hòa sáng
nhịn, trưa về mới ăn, chịu khổ mãi cũng quen. Tuy nhiên, mọi
chuyện cũng dần thay đổi. Vào năm 2010, nhiều cơ hội mới
đã đến với gia đình chị. Anh Nghĩa xoay xở tìm được công
việc phụ hồ; anh chị đã xây được nhà với một phần kinh phí
được hỗ trợ từ chương trình làm nhà ở cho hộ nghèo 167 của
Chính phủ; vườn cam anh chị trồng từ khi mới chuyển đến
bắt đầu cho thu hoạch; và diện tích ruộng trồng lúa của gia
đình đã tăng lên do chủ trương dồn điền đổi thửa. Giờ đây
gia đình họ có thể sống bằng nguồn thu từ trồng lúa, cam,
chanh, chăn nuôi bò, nuôi chó, nuôi gà và từ tiền công của
anh Nghĩa (xem ảnh dưới).
Câu chuyện của gia đình chị Hòa về đời sống khấm khá hơn
trong thời gian qua có thể thấy ở nhiều hộ gia đình trên khắp
cả nước. Đó là kết quả của một thời kỳ được nhiều người nhắc
đến vì họ có nhiều cơ hội và điều kiện làm ăn tốt hơn, và cũng
là thành quả có được do lao động cực nhọc trên đồng ruộng,

trong nhà máy nóng nực và ồn ào, trong những căn phòng
nhỏ kín mít hay buôn bán rau quả ở chợ cóc, vỉa hè. Theo kết
quả khảo sát, người Việt Nam luôn thể hiện niềm khát vọng
của mình và họ được đánh giá là nhóm những người lạc quan
nhất trong khu vực và trên thế giới ngay trong thời kỳ mà
khủng hoảng toàn cầu gây lo lắng tại nhiều quốc gia
1
.
Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng ngưỡng mộ về xóa đói
giảm nghèo trong 20 năm qua. Từ năm 1993 đến 2010, tỷ lệ
nghèo đã giảm được hơn một nửa theo chuẩn nghèo của
Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới (TCTK và NHTG).
Mô hình tăng trưởng của Việt Nam từ trước tới nay luôn
hướng đến người nghèo: từ năm 1993 đến 2008 mỗi năm
tăng trưởng đạt bình quân 6,1% trong khi tỷ lệ nghèo giảm
bình quân 2,9%. Trong những năm gần đây, mặc dù tốc độ
giảm nghèo đã chậm lại nhưng kết quả đạt được vẫn đáng
ghi nhận. Theo chuẩn nghèo trên, hiện cứ năm người thì vẫn
có một người sống trong cảnh nghèo đói
2
.
Có thể nói, cuộc chiến chống nghèo đói - bao gồm cả việc
chấm dứt tình trạng thiếu lương thực và bất bình đẳng giới
cho những gia đình như nhà chị Hòa - vẫn chưa đến hồi kết.
Ở nhiều khía cạnh, cuộc chiến này thậm chí còn trở nên khó
khăn hơn.
1 LeParisien.fr, Người Việt Nam lạc quan nhất thế giới(ngày 3 tháng 1 năm
2011)
2 Dựa trên chuẩn nghèo mới theo đề xuất của TCTK và NHTG là 653.000
đồng/người/tháng (tương đương với 2,24 Đô la Mỹ/người/ngày theo PPP

năm 2005) và Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2010 (ĐTMSHGĐ),
tỷ lệ nghèo ởViệt Nam là 20,7% năm 2010 – 27% và 6% tương ứng ở khu
vực nông thôn và thành thị; xem Ngân hàng Thế giới, 2012a
09
Vun trồng một tương lai no đủ
Chương 1: Lời giới thiệu
Cũng như nhiều người khác, anh Nghĩa và chị Hòa chưa tin
rằng họ đã hoàn toàn thoát khỏi nghèo đói.Hiện nay gia
đình anh chị vẫn thuộc danh sách hộ nghèo do đó vẫn được
hưởng lợi một số chính sách hỗ trợ và ưu tiên cho người
nghèo. Khi thu nhập gia đình tăng lên, họ sẽ được đưa ra khỏi
danh sách hộ nghèo, điều này cũng có nghĩa họ sẽ mất đi
các khoản trợ cấp của chính phủ như bảo hiểm y tế và trợ giá
điện. Gia đình chị Hòa luôn có nguy cơ trở lại cảnh nghèo đói.
Tiền đóng học cho con là nỗi lo lớn nhất của gia đình nhưng
anh chị vẫn phải cố gắng hết sức. Hơn nữa thu nhập của gia
đình không phải lúc nào cũng ổn định. Nếu mưa quá nhiều
cam dễ bị mất mùa, chăn nuôi thì luôn có rủi ro dịch bệnh. Để
được trả công 100.000 đồng một ngày, anh Nghĩa phải đi làm
xa, cứ 20 - 30 ngày anh mới được về nhà một lần. Vì vậy chị
Hòa phải một mình chăm lo cho con cái và đảm đương mọi
công việc khác. 
Vẫn chưa thật sự công bằng khi cuộc sống của hàng triệu hộ
gia đình nông dân vẫn bấp bênh, mặc dù nông dân là chủ
lực cho sự phát triển của ngành nông nghiệp, đưa Việt Nam
thành một trong số những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng
đầu trên thế giới. Công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế giúp
người nông dân có thêm cơ hội việc làm và thu nhập, nhưng
cũng chính điều này lại khiến họ trở nên dễ bị tổn thương
trước hàng loạt rủi ro và sức ép, đặc biệt đối với những người

phụ thuộc vào khu vực không chính thức. Bất bình đẳng
trong thu nhập và cơ hội – kể cả một số hiện tượng bất bình
đẳng bị coi là bất hợp pháp – đang tăng lên. Vấn đề này còn
có thể trở nên trầm trọng hơn do tình trạng bất bình đẳng
dai dẳng trong phát triển con người giữa khu vực thành thị và
nông thôn, cũng như những chênh lệch ngày càng lớn ngay
trong nội bộ khu vực nông thôn và giữa tất cả các nhóm kinh
tế xã hội khác nhau.
Việc trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình đòi
hỏi Việt Nam cần có những cách tiếp cận mới trongchiến
lược giảm nghèo để có thể xây dựng một tương lai mới. Khi
chính phủ đang tìm cách tái cơ cấu ngành nông nghiệp,
điều hết sức quan trọng là những người nông dân nghèo và
những đối tượng đang bị tách khỏi quá trình phát triển được
đặt vào trọng tâm của quá trình ra quyết định để bảo đảm
tăng trưởng có tính bền vững, bình đẳng và có khả năng
phục hồi.
Vun trồng một tương lai no đủ
Thách thức đối với Việt Nam hiện nay là làm thế nào để nắm
bắt cơ hội thay đổi và con đường hướng đến sự thịnh vượng
mới, nơi mỗi người và mọi người dân đều được hưởng quyền
lợi và có nguồn lực cần thiết để có cuộc sống đàng hoàng, có
nhiều cơ hội và đầy đủ điều kiện.
‘…Chúng ta cần giải quyết vấn đề nghèo đói
trên toàn cầu, không phải chỉ riêng vấn đề
sản xuất, mà cả tình trạng bị gạt ra ngoài lề
xã hội, bất bình đẳng ngày càng gia tăng, và
bất công trong xã hội. Chúng ta đang sống
trong một thế giới nơi chúng ta chưa bao
giờ sản xuất ra nhiều lương thực đến thế

nhưng cũng chưa bao giờ lại nhiều nghèo
đói như vậy ’

Olivier de Schutter, Báo cáo viên Đặc biệt về Quyền Lương thực
tại Hội nghị của FAO, tháng 11 năm 2009.
Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và bất công rất đa dạng,
nhưng thường gắn với việc người dân không có khả năng
tiếp cận và nắm bắt cơ hội và định hướng, cũng như được
hưởng lợi từ chính sách công. Để vượt qua những thách thức
dai dẳng và mới phát sinh trong tiến trình phát triển, cần có
kiến thức rộng hơn và quyết tâm cao hơn nữa để đánh bật
nghèo đói và đạt được công bằng xã hội ở Việt Nam.
Để hiện thực hóa được hết tiềm năng và tham vọng của quốc
gia, người dân nhất thiết phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn,
các chiến lược và trọng tâm giảm nghèo cần được cân nhắc
một cách thận trọng, với mục tiêu rõ ràng. Để xóa bỏ chu kỳ
nghèo đói kinh niên, cần thiết phải có được mối quan hệ có
sự tham gia đầy đủ của các bên có liên quan và có sự tương
tác giữa khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và người dân.
Báo cáo này sẽ nêu bật ba thách thức nền tảng: sản xuất bền
vững, công bằng và khả năng phục hồi. Tổ chức Oxfam tin
rằng vượt qua những thách thứcnày là một nhiệm vụ sống
còn để sự thịnh vượng mới của Việt Nam trở thành hiện thực
bền vững cho tất cả mọi người, kể cả những người cho tới
nay vẫn chưa hề được hưởng những thành quả mà Việt Nam
đã đạt được. Chúng tôi tin tưởng rằng, cùng nhau làm, chúng
ta có thể vun đắp một tương lai tốt đẹp hơn.
10
photo
11

Vun trồng một tương lai no đủ
Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải
2
một hệ thống
nông nghiệp
đang chạm
ngưỡng quá tải
12
Cho dù Việt Nam có những công bố đầy ấn tượng về năng
suất và quy mô thương mại kỷ lục, những người nông dân
như ông Lam (Xem Hộp 1) vẫn khắc khoải lo âu về kinh
doanh nông nghiệp và về tương lai.
Hộp 1: “Xin đừng cấy lúa trên lưng
nông dân chúng tôi”
“…Canh tác nông nghiệp không ổn định. Người nông dân
luôn phải lao đao với những thay đổi trong cơ cấu sản xuất
cây trồng, khi thì đào ao nuôi cá, lúc thì bỏ ruộng trồng
bắp… nhưng hầu như không mang lại hiệu quả Do hầu
hết chi phí sản xuất đều phải vay nợ nên nông dân không
thể trữ lúa chờ giá tăng. Chúng tôi phải vay nợ kinh niên.
Thay vì trả nợ, chúng tôi chỉ có thể gia hạn khoản vay để
chuẩn bị cho vụ mùa năm sau. Tâm trạng chúng tôi hiện giờ
như đứa trẻ đứng trước mâm cỗ mà không được ăn ”
Trích thư của nông dân Lê Văn Lam gửi Thủ tướng
Chính phủ
3
.
3 Giang, M.,2008
Đất trồng thoái hóa, nhiều sâu hại và bệnh dịch hơn, giá cả
thị trường biến động, rủi ro thời tiết bất lợi gia tăng do biến

đổi khí hậu, và bị thu hồi đất mà không được bồi thường một
cách tương xứng là những vấn đề gây thêm nhiều sức ép đối
với những người mà sinh kế của họ vốn đã bấp bênh. Tiếp
cận về đất đai, nguồn nước và rừng ngày càng trở nên căng
thẳng và lợi ích thu được từ những nguồn lực này thường
không được chia sẻ công bằng. Đối với nhiều người, chỉ cần
thêm một chút sức ép là họ sẽ rơi vào cảnh nghèo đói và
thậm chí cùng cực.
Tăng trưởng kinh tế không còn tác động nhiều lên giảm
nghèo như những giai đoạn trước. Nhiều gia đình ở ngưỡng
cận nghèo thường xuyên trong tình trạng thoát nghèo rồi
lại tái nghèo. Số liệu thống kê chính thức năm 2010 cho thấy
cả nước có 2,5 triệu hộ nghèo và khoảng 1,5 triệu hộ cận
nghèo
4
. Hiện nay, các chương trình đầu tư và hỗ trợ khó có
thể tiếp cận được đến nhiều người nghèo và những người
nghèo đang phải đối mặt với thách thức khắc nghiệt là bị cô
lập, bị tách ra khỏi tiến trình phát triển về mặt kinh tế và xã
hội, không có nhiều tài sản, và gặp khó khăn trong tiếp cận
tín dụng và thị trường, có trình độ giáo dục thấp và tình trạng
sức khỏe kém.
4 Nghèo: 2.580.885 hộ gia đình, và cận nghèo: 1.530.295 hộ gia đình. Phê
duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2011, Bộ Lao
Động - Thương Binh và Xã Hội (BLĐTBXH), 2011; hộ gia đình cận nghèo
là những hộ gia đình có thu nhập hàng tháng theo đầu người từ 401.000
đồng – 520.000 đồng đối với hộ gia đình ở nông thôn và 501.000 đồng –
650.000 đồng đối với hộ gia đình ở thành phố. Chính phủ Việt Nam, 2010
2.1. Thời kỳ
của những

bất trắc và
thách thức
đang chờ ở
phía trước
13
Vun trồng một tương lai no đủ
Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải
Nghèo đói vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn – có đến 90%
người nghèo sống ở khu vực này
5
. Năm 2010, tỷ lệ nghèo
ở nông thôn là 27% so với 6% ở khu vực thành thị. Có một
nghịch lý là ở nông thôn, người dân có đầy đủ các phương
tiện để sản xuất lương thực, nhưng bản thân họ lại là những
người thiếu ăn.
5 Nguyễn, T.K.N., 2012
“…Nông nghiệp phát triển còn kém bền
vững, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát
triển sản xuất môi trường ngày càng ô
nhiễm, năng lực thích ứng và đối phó với
thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật
chất và tinh thần của người dân nông thôn
còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng
đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh
lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành
thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều
vấn đề xã hội bức xúc…”
6



Nguồn: Nghị quyết 26-NQ/TW, tr.1
6 Nghị quyết số 26-NQ/TW hay còn gọi là Nghị quyết Tam Nông về Nông
nghiệp, Nông dân và Nông thôn của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X, ngày 05/08/2008 . Nghị quyết này khẳng định
tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, và nông thôn trong tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững kinh tế-xã hội của
Việt Nam
14
Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang
cạn kiệt và canh tác không bền vững
Ẩn sau câu chuyện thành công của Việt Nam là tình trạng khai
thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, thể hiện ở việc tăng
diện tích và mật độ canh tác và sử dụng ngày càng nhiều đầu
vào sản xuất. Hay nói cách khác, đầu ra “nhiều hơn” chính là
nhờ sử dụng đầu vào “ngày càng nhiều hơn”
7
. Phương châm
“nhiều hơn là tốt hơn” này đã dẫn tới tình trạng lạm dụng
giống cây trồng, phân bón, hóa chất nông nghiệp và tài
nguyên nước.
Việt Nam (sau Ấn độ và Bra-xin) là quốc gia nhập khẩu phân
lân nhiều thứ ba trên thế giới
8
, và lượng tiêu thụ phân bón
trong nước đã tăng đột biến trong những năm gần đây. Việt
Nam sử dụng gần 9 triệu tấn phân bón năm 2010, gần như
gấp đôi khối lượng phân bón được sử dụng 5 năm trước đó,
trong đó, phân bón dùng cho sản xuất lúa gạo chiếm tỷ trọng
lớn nhất
9

. Mức sử dụng phân bón bình quân trong sản xuất
lúa gạo tại Việt Nam là rất cao so với những quốc gia Đông
Nam Á khác, ví dụ gấp đôi so với mức sử dụng ở Inđônêxia
10
.
7 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (BNN&PTNT), 2012, tr. 1
8 Viện phân bón, số liệu thống kê
9 VINACHEM, 2010
10 Gregory và cộng sự, 2010 trích dẫn trong báo cáo của Ngân hàng Thế
giới, 2012b, tr.50
Do tình trạng lạm dụng quá mức này, tài nguyên đất, nước
và rừng của Việt Nam ngày càng chịu nhiều áp lực. Điều này
gây ra nhiều tổn thất đối với xã hội, đồng thời đe dọa sự bền
vững của tăng trưởng kinh tế. Tài nguyên biển cũng đang suy
giảm do bị khai thác và đánh bắt quá mức, đa dạng sinh học
mất đi, quy hoạch biển yếu kém và tình trạng ô nhiễm gia
tăng. Nguồn cung cấp nước – được coi là dòng huyết mạch
cho sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long,
đang ngày càng trở nên khan hiếm. Khoảng một nửa trong
số 16 lưu vực sông lớn của Việt Nam từng trải qua tình trạng
thiếu nước
11
. Chương trình tái sinh rừng kéo dài gần hai thập
kỷ qua, nhìn chung đã thay đổi được phần nào sự suy giảm tỷ
lệ che phủ rừng. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái rừng tự nhiên
vẫn tiếp tục diễn ra, chủ yếu do nạn phá rừng lấy gỗ và xâm
canh nông nghiệp.
Những phương pháp canh tác kém bền vững tăng thêm
gánh nặng cho người nông dân vốn đã phải chịu ảnh hưởng
của việc sử dụng nhiều vật tư đầu vào hơn trong khi năng

suất đã chững lại. Hơn nữa, dân số tăng làm tăng thêm sức
ép cho ruộng đất vốn đã quá manh mún. Do vậy, cần phải
xem xét lại quá trình chuyển dịch đất đai. Quá trình chuyển
dịch nhanh chóng từ đất nông nghiệp sang mục đích
công nghiệp và đô thị hóa đã dẫn tới tình trạng mỗi năm
có khoảng 100.000 héc-ta đất nông nghiệp bị mất đi kể từ
năm 2001. Báo cáo của Tạp chí Cộng sản năm 2011 cho biết
chuyển dịch đất đai trong 5 năm qua ảnh hưởng tới khoảng
ba triệu người Việt Nam, buộc họ phải di dời hoặc có cuộc
sống bị đảo lộn
12
.
11 Ngân hàng Thế giới, 2010b, tr. 55
12 Phan, S.M & Ha, H.N., 2011
2.2. Thách
thức trong
sản xuất
nông nghiệp
bền vững
15
Vun trồng một tương lai no đủ
Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải
Thay đổi trọng tâm đầu tư trong
nông nghiệp
Đây là những vấn đề ảnh hưởng đến một bộ phận lớn dân
số Việt Nam, vì sản xuất nông nghiệp Việt Nam có đặc trưng
chủ yếu là quy mô nhỏ. Hơn 9 triệu hộ nông dân sở hữu bình
quân chưa đến nửa héc-ta mỗi hộ, gộp lại từ nhiều mảnh
ruộng khác nhau. Phần lớn họ sống tập trung ở các tỉnh miền
Bắc, chiếm 85% số nông hộ sản xuất quy mô nhỏ của Việt

Nam. Tuy nhiên, kể cả ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi
sản xuất hơn một nửa sản lượng gạo của cả nước, phần lớn
các hộ nông dân có chưa đến 2 héc-ta đất
13
. Cùng với những
lý do khác, tình trạng manh mún về đất đai (đặc biệt ở các
tỉnh miền Bắc) là yếu tố chính khiến cho thu nhập của nông
dân còn thấp. Tăng thu nhập cho hộ nông dân trong tương
lai có thể đòi hỏi phải dồn điền, đổi thửa để tăng năng suất,
nhưng khi thực hiện nhiệm vụ này phải đảm bảo được sự
công bằng. Những quy định chặt chẽ về hạn điền, thời hạn
sử dụng và hình thức sử dụng các loại đất đã thu hẹp phạm
vi lựa chọn của người nông dân và không khích lệ họ đầu tư
lâu dài.
Tranh chấp đất đai, một vấn đề gần đây thu hút sự quan tâm
của người dân cả nước, là yếu tố làm xói mòn sự ổn định của
xã hội và gây nghi ngại về trách nhiệm giải trình của chính
phủ hơn bất cứ sự chuyển biến về xã hội nào khác mà Việt
Nam hiện đang trải qua. Số liệu chính thức cho thấy mức độ
nghiêm trọng của vấn đề: trong sáu tháng đầu năm 2012,
90% trong tổng số 5.326 đơn thư khiếu nại mà chính quyền
nhận được có liên quan đến vấn đề đất đai
14
. Do vậy, làm cho
quá trình “chuyển dịch đất đai“ trở nên minh bạch và công
bằng hơn có tầm quan trọng đặc biệt, cần phải nhận thức và
đánh giá đầy đủ sự cấp thiết của thách thức này.
13 Jaee, 2012
14 VnEconomy, 2012
Bên cạnh những thách thức liên quan đến tài nguyên thiên

nhiên và sở hữu đất đai, chính sách của chính phủ đôi khi còn
tạo thêm những rào cản cho xóa đói giảm nghèo. Đầu tư vào
nông nghiệp vẫn ở mức chưa thỏa đáng. Tỷ trọng đầu tư từ
ngân sách nhà nước phân bổ cho nông nghiệp giảm từ 13,8%
năm 2000 xuống chỉ còn 6,3% năm 2010. Hơn nữa, khoản
ngân sách rất nhỏ này chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng
hệ thống thủy lợi và tiêu thoát nước hơn là tăng cường năng
lực cũng như khả năng thích ứng và phục hồi cho người
nông dân. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp
cũng hạn chế và tiếp tục giảm. Tỷ lệ đầu tư cho ngành nông
nghiệp từ nguồn vốn FDI trên cả nước giảm từ 8% năm 2001
xuống còn 1% năm 2010
15
. Quy hoạch phát triển, chính sách
và phân bổ ngân sách của chính phủ thường hỗ trợ nông
dân sản xuất quy mô lớn và doanh nghiệp, phần lớn là doanh
nghiệp nhà nước. Mặc dù người nông dân sản xuất quy mô
nhỏ không hẳn đã bị bỏ quên trong các chính sách của chính
phủ, trên thực tế vẫn có tình trạng thiên vị đối với những mô
hình sản xuất lớn hơn, ở vùng đồng bằng và sử dụng nhiều
đầu vào. Chính quyền địa phương, với mong muốn sớm đạt
được kết quả và được vinh danh, cũng có xu hướng thiên vị
những dự án quy mô lớn. Điều này đồng nghĩa với việc hộ
nông dân sản xuất quy mô nhỏ vẫn có ít khả năng tiếp cận
với những tư liệu sản xuất cơ bản như tín dụng, công nghệ và
thông tin thị trường; vẫn có những quan điểm không rõ ràng
về sự tồn tại của các tổ chức không chính thức của người
nông dân.
15 Bộ NN&PTNT, 2012, tr. 6-7
16

17
Vun trồng một tương lai no đủ
Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải
An ninh lương thực và mục tiêu sản
xuất lúa gạo
Khi nói tới an ninh lương thực, có đủ lương thực và mua được
lương thực với giá cả phù hợp là hai vấn đề quan trọng nhất.
Năm 2011, cứ năm trẻ em Việt Nam lại có một trẻ còi cọc do
suy dinh dưỡng – vốn là một cái bẫy đói nghèo luẩn quẩn từ
thế hệ này sang thế hệ khác
16
. Do vậy, một yêu cầu bức thiết
đối với Việt Nam là chấm dứt tình trạng suy dinh dưỡng và
mất an ninh lương thực, và nên tập trung theo đuổi mục tiêu
ưu tiên này với quyết tâm như khi bắt đầu triển khai Chương
trình Xóa đói Giảm nghèo vào năm 1998.
Trong nhiều năm, việc mở rộng sản xuất lúa gạo của Việt Nam
đã góp phần giảm nghèo và suy dinh dưỡng cho người dân,
nhưng xu hướng này không còn rõ ràng nữa. Trên thực tế,
ngày càng ít nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long có thể
kiếm đủ sống nếu chỉ sản xuất lúa gạo. Hiện trạng này đặt ra
câu hỏi đối với mục tiêu sản xuất lúa gạo của chính phủ trên
một diện tích cố định 3,8 triệu héc-ta đất trồng lúa. Nhiều
nghiên cứu đã tiến hành cũng cho thấy Việt Nam không còn
cần một mục tiêu như vậy để đảm bảo thặng dư lúa gạo và
thực tế là nhiều người nông dân trồng lúa sẵn sàng chuyển
sang những loại cây trồng khác nếu họ không buộc phải
trồng lúa
17
.

Việc tập trung sản xuất lúa gạo bằng các phương pháp thâm
canh hiện đại để đạt mục tiêu đã đề ra khiến ngành nông
nghiệp phải đầu tư nhiều và liên tục tăng tốc nhưng cỗ máy
đang chững lại. Việc gia tăng sử dụng tưới tiêu và phân bón
cũng chỉ có thể đưa năng suất đến mức nhất định trong khi
Việt Nam cũng đã gần đạt được mức tiềm năng tối đa về
năng suất. Khả năng để tăng thêm năng suất lúa gạo ở vùng
trũng nhờ thủy lợi là khá hạn chế, trong khi việc tăng sử dụng
phân bón sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận mà lại gây hậu
quả nghiêm trọng về môi trường.
40 -50% chi phí sản xuất gạo xuất khẩu đang gắn với vật tư
đầu vào nhập khẩu
18
. Ở cấp hộ gia đình, chi phí cho phần lớn
vật tư đầu vào luôn gây căng thẳng đối với khả năng kinh tế
và thu nhập của nông dân, đặc biệt trong bối cảnh giá cả biến
động mạnh trong 5 năm qua
19
.
Khi phải đối mặt với các ngưỡng tài nguyên và các áp lực về
môi trường, Việt Nam nên cân nhắc thay đổi mục tiêu sản
xuất lúa gạo và tìm cách đạt được an ninh lương thực đồng
thời cải thiện thu nhập cho từng hộ gia đình bằng nhiều biện
pháp thay thế khác.
16 UNICEF, 2011, tr.6
17 Jaee, 2011 và Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến
lược Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn (VCS&CLPTNNNT), Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn (BNN&PTNT); Phát biểu tại Hội nghị của
VCS&CLPTNNNT về chính sách an ninh lương thực và sự thịnh vượng, Hà
Nội ngày 28/06/2012

18 Ngân hàng Thế giới, 2012b, tr.17
19 Hồng, 2012; Viet Nam News, 2012; Đào T.A., 2011
Tiếp cận thị trường
Nông dân sản xuất quy mô nhỏ đã rất vất vả để theo đuổi
mô hình tăng trưởng sử dụng nhiều vật tư đầu vào theo định
hướng của nhà nước. Đây là mô hình cho phép các doanh
nghiệp nhà nước chiếm ưu thế nguồn cung vật tư đầu vào,
chế biến sau thu hoạch và tiếp thị ở một vài lĩnh vực, trong khi
thương lái tư nhân gần như độc quyền cung cấp vật tư đầu
vào và tiêu thụ đầu ra ở nhiều vùng sâu, vùng xa. Điều này
góp phần gây ra hiện tượng giá vật tư đầu vào cao trong khi
giá lúa gạo đầu ra thì tương đối thấp ở nhiều vùng.
“…Cũng muốn giữ thóc lại lúc giá cao thì
bán nhưng phải bán đi để trả nợ phân giống
vay gạo. Vừa thu hoạch xong trưởng bản
đã hô hào bà con phải trả nợ hết tiền phân,
trả muộn còn phải chịu lãi phạt của ngân
hàng…”

Thảo luận với nhóm nam người Thái nghèo ở bản Pá Đông,
Điện Biên
20
.
Trong thời kỳ khủng hoảng giá lương thực năm2007-2008,
hiện tượng tích trữ và đầu cơ diễn ra rất phổ biến. Nông dân
sản xuất lúa gạo quy mô nhỏ hầu như không được hưởng lợi
gì từ tăng giá. Vào đỉnh điểm, mức giá gạo quốc tế cao gấp ba
lần mức giá thực tế mà người nông dân nhận được. Thương
lái và công ty xuất khẩu (đặc biệt là hai Tổng Công ty Lương
thực của nhà nước, Vinafood I và II) được hưởng lợi hơn nhiều

so với nông dân
21
.
Trong những năm gần đây, kinh doanh nông nghiệp đã được
mở rộng nhanh chóng ở Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010,
khoảng 340 dự án FDI với tổng giá trị 2,27 tỷ Đô la Mỹ đã được
đầu tư vào kinh doanh nông nghiệp. Những dự án đầu tư
này tập trung vào trang trại, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
và chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng Cục
Thống Kê năm 2008, số doanh nghiệp nông nghiệp lại giảm
đi. Điều này cho thấy hiện tượng tập trung thị trường đang
diễn ra, đặc biệt do tiến trình cải tổ doanh nghiệp nhà nước
22
.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh doanh nông nghiệp đã góp
phần vào tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy
nhiên, điều khoản và điều kiện cho giao dịch thường do các
doanh nghiệp nông nghiệp đặt ra. Do vậy, điều này có thể
dẫn tới những giao dịch không công bằng đối với người nông
dân
23
. Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng (hay hợp đồng
nông nghiệp) đã đem lại nhiều kết quả lẫn lộn, phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau, kể cả loại hàng hóa được sản xuất ra.
Điều tệ nhất là những nông hộ nghèo nhất thường bị gạt ra
ngoài lề, không được tham gia và không được hưởng lợi từ
những cơ hội mới
24
.

20 Oxfam & ActionAid, 2008
21 Ngân hàng Thế giới, 2011c; Vũ & Glewwe, 2011, tr.6
22 Oxfam, 2011c, tr. 4
23 Oxfam, 2011c
24 Nhâm và cộng sự, 2012
18
19
Vun trồng một tương lai no đủ
Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải
2.3. Thách thức
về công bằng
“Bê bối” về đói nghèo
Việt Nam từng là quốc gia phải nhập khẩu gạo trong những
năm 80 của thế kỷ trước, và một nửa số trẻ em Việt Nam bị còi
cọc do suy dinh dưỡng
25
vào năm 1993. Quả là một thay đổi
ngoạn mục khi giờ đây Việt Nam đứng trong hàng ngũ các
quốc gia hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu nông sản, như
gạo và cà phê. Việt Nam đã góp phần đem lại an ninh lương
thực cho nhiều quốc gia khác với thặng dư lớn về lúa gạo (40
triệu tấn năm 2010) và xuất khẩu (7 triệu tấn), tuy nhiên quá
nhiều người Việt Nam vẫn tiếp tục chịu tác động từ đói nghèo
và suy dinh dưỡng. Những con số thống kê có thể không
hoàn toàn đáng tin cậy, nhưng ước tính có khoảng 8,7% số
hộ gia đình ở khu vực nông thôn không được đảm bảo về
an ninh lương thực năm 2010
26
. Năm 2011, theo báo cáo của
Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), cứ năm trẻ em thì có

một trẻ bị suy dinh dưỡng
27
. Vẫn còn nhiều bộ phận dân cư
dễ bị tổn thương do tình trạng thiếu an ninh lương thực như
người dân tộc thiểu số, lao động di cư, những người làm nghề
chài lưới nhỏ, những người không có đất đai và những người
sống ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng thường xuyên chịu ảnh
hưởng của thiên tai.
Tuy nhiên, để giảm được tình trạng suy dinh dưỡng thì không
chỉ cần sản xuất đủ lương thực. Đồng bằng sông Cửu Long
nổi danh là vựa lúa của Việt Nam và có nền kinh tế nông
nghiệp đa dạng nhất trong cả nước. Trong thập kỷ qua, trong
khi sản xuất lúa gạo ở đây tăng trưởng 6% thì vùng này lại
đứng thứ 7 trong số 8 vùng của Việt Nam về kết quả giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Vì vậy, để đảm bảo an ninh lương
thực, không chỉ cần sản xuất đủ lương thực, mà còn phải giải
quyết các vấn đề về quyền tiếp cận tới lương thực, vấn đề giá
thực phẩm tăng mạnh, tạm thời mất thu nhập hoặc sinh kế
và trong một số trường hợp là nghèo đói kinh niên
28
. Ngoài ra,
việc thúc đẩy sản xuất một số loại cây hàng hóa có thể khiến
các hộ gia đình nông thôn trở nên dễ bị tổn thương hơn và ít
được đảm bảo về an ninh lương thực. Ví dụ người nông dân
H’Mông ở khu vực miền núi phía Bắc đã bị thiếu lương thực
khi chuyển sang trồng đại trà giống ngô hàng hóa chỉ dùng
cho chăn nuôi thay vì trồng ngô bản địa là cây lương thực
chính của họ
29
.

25 Shenggen, F., 2010, tr.9
26 Đào, T.A., 2010c
27 UNICEF, 2011, tr.6
28 Ngân hàng Thế giới, 2012b, tr.19
29 Đào, T.A, Trịnh, V.T& Hoàng, X.T., 2010
Sự thịnh vượng không đồng đều –
mối đe dọa đối với tăng trưởng vì
người nghèo
Tình trạng mất an ninh lương thực là một chỉ số quan trọng
thể hiện thực trạng nhiều bộ phận dân cư trong xã hội chưa
được hưởng lợi từ những cơ hội mới và sự thịnh vượng mà
Việt Nam đã đạt được. Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau,
họ bị gạt ra bên lề những lợi ích đó. Hãy xem xét sâu hơn
cuộc sống của người dân tộc thiểu số, phụ nữ và lao động di
cư mà đối với họ nghèo đói có thể là kinh niên và thường dai
dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
a) Người dân tộc thiểu số tiếp tục bị tụt hậu. Tới năm 2010,
các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,5% dân số cả nước nhưng
họ lại chiếm gần một nửa số người nghèo của Việt Nam. Với
tỷ lệ nghèo 66,3%, tỷ lệ nghèo của dân tộc thiểu số cao gấp 5
lần so với tỷ lệ nghèo của người Kinh
30
. Đây không đơn giản là
câu chuyện phát triển của một vùng bị tụt hậu. Tây Nguyên,
nơi tập trung đông đảo cộng đồng các dân tộc thiểu số, có
mức tăng trưởng nông nghiệp và tăng trưởng chung cao gần
gấp đôi mức tăng trưởng bình quân trên toàn quốc.
Cũng phải nhớ rằng các dân tộc thiểu số không phải là một
nhóm đồng nhất và tỷ lệ nghèo cũng khác biệt đáng kể giữa
các nhóm dân tộc thiểu số sống ngay trong cùng một địa

bàn. Ngay trong từng nhóm dân tộc cũng không đồng nhất
và thường có chênh lệch đáng kể về tỷ lệ nghèo giữa các
thôn bản ngay trong một xã.
Trong thập kỷ vừa qua, nhiều cải thiện rõ ràng đã diễn ra ở
vùng sâu vùng xa và miền núi, nơi sinh sống của phần lớn
đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân tộc thiểu số, cũng
không khác so với người Kinh, đã chủ động trong việc lựa
chọn con đường phát triển và cách thức thoát nghèo cho
riêng họ
31
. Việc canh tác hoa màu và tiếp cận thị trường đã
giúp người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên tận dụng tối đa
được các cơ hội phát triển. Nhiều cộng đồng dân tộc thiểu
số đã có thể phát huy tối đa lợi thế của các cơ hội, bác lại
quan điểm cho rằng họ kém sáng tạo hay thiếu hiểu biết về
thị trường. Tuy nhiên, thực tế là tiếp cận đất đai và dịch vụ
công của người dân tộc thiểu số thường kém hơn. Cụ thể,
những hạn chế về tiếp cận đất rừng vẫn tiếp tục có tác động
rất lớn đối với một số cộng đồng dân tộc thiểu số. Một số
chính sách của nhà nước ở những vùng nghèo còn khiến tình
trạng bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn, vì nhiều chính
sách và khoản đầu tư có vẻ mang lại lợi ích cho cộng đồng
người Kinh di cư nhiều hơn. Hơn nữa, trong quan hệ với chính
quyền và xã hội nói chung, người dân tộc thiểu số phải đối
mặt với các rào cản và tình trạng phân biệt đối xử. Họ thường
bị cô lập và bị mô tả chung là “lạc hậu”
32
.
30 Ngân hàng Thế giới, 2012a; IRC, 2011, tr.16-17
31 Well-Dangs, A., 2012

32 Ngân hàng Thế giới, 2010; IRC, 2011; Baulch và cộng sự, 2010
20
Cho dù tình trạng nghèo đói của các dân tộc thiểu số được
nhìn nhận rõ ràng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này lại
chưa được hiểu rõ. Nguyên nhân và yếu tố tác động đến mức
độ của tình trạng nghèo đói rất đa dạng, phức tạp và mang
đặc thù riêng theo địa phương và bối cảnh, như khả năng tiếp
cận đất đai có giá trị và trình độ giáo dục, đều đóng vai trò
quan trọng. Tuy nhiên, vẫn có thể quan sát thấy sự khác biệt
lớn giữa các nhóm dân tộc thiểu số và nhóm người Kinh về lợi
nhuận đem lại nếu họ có cùng hoàn cảnh và giá trị tài sản
33
.
Do vậy, để đảm bảo hiệu quả của các chính sách công và giúp
các can thiệp của chính phủ có nhiều sức ảnh hưởng, nhất
thiết phải có được một hiểu biết rộng và rõ ràng về nguồn
gốc của tình trạng bất bình đẳng này, kể cả tình trạng gạt bỏ
ra ngoài lề xã hội, phân biệt đối xử và định kiến.
b) Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng
trong việc thu hẹp khoảng cách về bình đẳng giới, vẫn tồn
tại thách thức cơ bản. Vai trò giới truyền thống, tư tưởng
trọng nam khinh nữ vẫn còn phổ biến. Tiền lương của phụ nữ
thường chỉ bằng khoảng 75% của tiền lương nam giới. Cơ chế
ra quyết định ở tất cả các cấp vẫn phụ thuộc vào nam giới.
Bạo lực gia đình và bạo lực giới vẫn còn rất phổ biến ở tất cả
các tầng lớp trong xã hội và cả hai vấn đề này đều chưa được
thống kê đầy đủ trong số liệu của chính phủ
34
.
33 Ngân hàng Thế giới, 2012a

34 Ngân hàng Thế giới, 2011, tr.9-10 và tr.38-40
64% phụ nữ trong độ tuổi lao động ở nông thôn làm nông
nghiệp, nhiều hơn so với tỉ lệ 53% ở nam giới. Tuy nhiên, so
với nam giới, phụ nữ có ít cơ hội học tập và cơ hội việc làm
hơn, cả trong nông nghiệp và phi nông nghiệp
35
. Phụ nữ
cũng khó tiếp cận hơn đối với các khoản tín dụng và khoản
vay
36
. Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra ở khu vực đô thị.
Phụ nữ thường phải làm những công việc không chính thức,
trong môi trường dễ bị tổn thương hơn với mức lương thấp
hơn và điều kiện làm việc kém hơn.
Phụ nữ di cư, góa phụ, phụ nữ có tuổi, người dân tộc thiểu
số, và phụ nữ khuyết tật là những đối tượng đặc biệt gặp bất
lợi
37
. Chẳng hạn, mặc dù giờ làm việc rất giống nhau, lao động
di cư nữ có thu nhập kém đồng nghiệp nam khoảng 45%. Kể
cả sau khi đã tính đến cả những yếu tố khác như tuổi tác, giáo
dục, và nghề nghiệp, những chênh lệch này vẫn tồn tại
38
.
Giải quyết được tình trạng phân biệt đối xử có tính chất hệ
thống và bất lợi đối với phụ nữ vẫn là một thách thức chính
đối với phát triển.
35 Hoàng, 2009
36 UNIFEM & CIDA, 2009
37 Ngân hàng Thế giới, 2011, tr.10 -11

38 Ngân hàng Thế giới, 2011, tr.69
21
Vun trồng một tương lai no đủ
Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải
Đồng (thời giá tháng 1 năm 2010)
Tăng trưởng hàng năm
Thu nhập nông thôn
Tăng trưởng hàng năm 2004 - 20102004 2010
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
45000
40000
35000
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
Biểu đồ 1: Tăng trưởng thu nhập theo đầu người phân theo nhóm đối tượng, giai đoạn 2004 – 2010

Nguồn: Ngân hàng thế giới (2012a). Khởi đầu tốt nhưng chưa kết thúc: Những thành tựu đáng ghi nhận của Việt Nam
về giảm nghèo và những thách thức đang đề ra. Hà Nội: Ngân hàng Thế giới, tháng 6 năm 2012. tr. 22
c) Việt Nam đang đô thị hóa một cách nhanh chóng. Theo
thống kê, mỗi năm có thêm khoảng một triệu cư dân đô thị.
Tới năm 2020, ước tính 40% dân số Việt Nam sẽ sống ở khu
vực thành thị
39
. Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 cho
thấy có 6,6 triệu người (chiếm 7,7% dân số) là người di cư.
Con số này chưa tính hết số người ở các dạng di cư khác,
chẳng hạn như di cư ngắn hạn
40
. Hàng năm có hàng ngàn
người nông dân đã gia nhập làn sóng di cư tới khu vực thành
thị nhưng họ phải đối mặt với một tương lai bấp bênh. Kỹ
năng và kiến thức nông nghiệp phong phú của người nông
dân không đủ để giúp họ tồn tại. Lao động di cư rất ít có khả
năng được hưởng những dịch vụ cơ bản, nơi ở ổn định và
đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi đến. Các nhà hoạch định
chính sách và chính quyền cũng thường nhìn nhận và đối xử
với lao động di cư như một gánh nặng thay vì coi họ là một
trong những lực lượng lao động năng động, bền bỉ và dám
mạo hiểm nhất trong nền kinh tế. Người lao động di cư cũng
phải chịu nhiều định kiến của xã hội. Người dân địa phương
thường đối xử với lao động di cư một cách thiếu tin tưởng và
khó chịu. Nếu nhìn nhận những đóng góp của lao động di cư
đối với xã hội, trong các nhà máy, trong các công trường xây
dựng, giúp việc và giữ trẻ, thì đây là một sự gạt bỏ và phân
biệt đối xử mà họ không đáng phải chịu.
39 Ngân hàng Thế giới, 2009

40 BKH&ĐT, 2011
Có một thách thức lớn nữa đang rõ dần. Nghị quyết Tam
Nông đặt mục tiêu giảm dân số nông nghiệp còn một nửa
vào năm 2030. Như vậy, sẽ có khoảng 5 triệu hộ gia đình
nông thôn sẽ phải dịch chuyển khỏi khu vựcnông nghiệp.
Tương lai sẽ như thế nào đối với những người từng là nông
dân nhưng lại không thể gia nhập làn sóng di cư? Để đạt
được mục tiêu thay đổi này một cách bền vững đòi hỏi phải
có một sự chuyển hướng cơ bản từ các cách tiếp cận, thực thi,
sắp xếp và tổ chức thể chế hiện tại đang làm cơ sở cho các
chính sách về di cư và bảo trợ xã hội của chính phủ
41
.
Việt Nam thường được ca ngợi về thành quả tăng trưởng
toàn diện, nhưng trên thực tế, những hộ gia đình khá giả có
xu hướng được hưởng lợi nhiều hơn từ tốc độ tăng trưởng
thu nhập
42
. Kể từ năm 2004, thu nhập của những hộ gia đình
giàu nhất đã tăng hơn gấp đôi những hộ gia đình nghèo nhất
– tương ứng ở mức 9% và 4%. Trong giai đoạn từ 2004 đến
2010, 5% dân số giàu nhất chiếm 20,5% tổng thu nhập quốc
nội và chi tiêu của họ chiếm 21,3% trong tổng chi tiêu quốc
gia
43
. Nói một cách khác, tăng trưởng thu nhập thiên vị những
hộ gia đình khá giả hơn (Xem Biểu đồ 1).
41 Dương và cộng sự, 2011
42 Ngân hàng Thế giới, 2012a
43 Ngân hàng Thế giới, 2012a, tr.122

Mặc dù tình trạng thiếu đói nói chung đã giảm đi, vẫn có
quan ngại về mức độ dễ bị tổn thương ngày càng gia tăng
của những hộ nghèo nhất. Báo cáo “Theo dõi nghèo nông
thôn có sự tham gia” của Tổ chức Oxfam và ActionAid ở 9 tỉnh
từ năm 2007 đến 2011 cho thấy số gia đình thường xuyên
thiếu lương thực đã giảm đi. Tuy nhiên có một xu hướng
đáng lo ngại là số gia đình vẫn còn chịu cảnh thiếu đói lại bị
đói lâu hơn. Năm 2007, 23% số gia đình trong diện khảo sát bị
thiếu lương thực trung bình 3,3 tháng, đến năm 2011, chỉ còn
16% số gia đình bị thiếu lương thực, nhưng số tháng thiếu đói
trung bình của các hộ này tăng lên 4,9 tháng.
22
2.4. Thách thức
về khả năng
phục hồi
Biến đổi khí hậu khiến cho cuộc sống của người nông dân
lại càng thêm bấp bênh, bởi nó đem đến rủi ro thời tiết bất
lợi. Việt Nam đứng thứ sáu trong số những quốc gia bị ảnh
hưởng nhiều nhất của thiên tai và rủi ro liên quan đến biến
đổi khí hậu trong hai thập kỷ qua
44
.
Ngoài những vấn đề như suy thoái hệ sinh thái, tăng trưởng
dân số, biến động giá cả thị trường và cạnh tranh về đất đai
do mở rộng kinh doanh nông nghiệp, thì công nghiệp và đô
thị hóa lại bổ sung thêm tầng tầng lớp lớp những rủi ro và
sức ép khác đối với người nông dân. Tình trạng này sẽ trở nên
trầm trọng hơn trong những thập kỷ tới. Những người nông
dân nghèo và sản xuất quy mô nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều
nhất, đặc biệt là những người phải phụ thuộc nhiều vào tài

nguyên môi trường như nước sạch, đất đai màu mỡ, rừng và
đa dạng sinh học.
Khí hậu càng khắc nghiệt, tương lai
càng mong manh
Ước tính ít nhất cứ 7 trong số 10 người Việt Nam sẽ phải chịu
rủi ro thiên tai như bão, lụt, và hạn hán
45
. Cũng theo ước tính,
hàng năm thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 1,8 tỷ Đô la Mỹ
cho Việt Nam
46
. Những rủi ro khác nhau liên quan đến khí hậu
như mực nước biển dâng, lụt lội và hạn hán có mức độ tác
động khác nhau đến những vùng khác nhau của Việt Nam.
44 Khắc, K., 2012
45 UNDP, 2011a
46 Harmeling, 2012, tr. 6
Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến sản lượng lúa gạo.
Các nhà khoa học ước tính rằng sản lượng lúa gạo có thể
giảm từ 7 đến 10% nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1°C. Nếu
mực nước biển tăng cao thêm một mét, trên 7% diện tích
đất lúa sẽ bị ngập và tổng sản lượng lúa gạo sẽ giảm 12%.
Điều này có thể khiến chúng ta mất trắng năm triệu tấn lúa
gạo hàng năm – một lượng đủ để cung cấp lương thực cho
khoảng 22 triệu người châu Á trong một năm.
Tiếp theo, biến đổi khí hậu đồng nghĩa với sự gia tăng về tần
suất và mức độ nghiêm trọng của những hiện tượng thời tiết
cực đoan như các đợt nắng nóng, hạn hán và lũ lụt có thể xóa
sạch mùa màng. Chỉ một trận lụt là có thể gây ra tình trạng
thiếu lương thực, như thực tế người nông dân ở tỉnh Thanh

Hóa và Hà Tĩnh đã trải qua vào năm 2011. Trong khi đó, những
biến đổi diễn ra âm thầm, từ từ không theo quy luật ví dụ như
mùa khô kéo dài hơn, nóng hơn, mùa gieo trồng ngắn đi, và
lượng mưa khó dự đoán đang khiến người nông dân bối rối,
và khiến họ ngày càng khó xác định thời điểm tốt nhất để
gieo trồng, cày cấy, và thu hoạch mùa màng
47
.
Khí hậu thất thường sẽ gây ảnh hưởng nhiều hơn cho những
hộ gia đình nghèo ở vùng nông thôn. Lý do là họ phải phụ
thuộc nhiều hơn vào tài nguyên thiên nhiên và những hoạt
động sinh kế vốn nhạy cảm với thời tiết để có thu nhập, trong
khi họ lại ít có khả năng ứng phó.
47 FAO, 2004
23
Vun trồng một tương lai no đủ
Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải
Đối với những người không có nguồn thu nhập ổn định,
không có tiền tiết kiệm, không được tiếp cận bảo hiểm y tế
hay bảo hiểm xã hội, những biến động do thiên tai hoặc sự
thay đổi các mùa trong năm thường khiến họ rơi vào tình
trạng thiếu đói, phải bán tài sản và cả tài sản liên quan đến
sản xuất, hoặc phải cho con cái nghỉ học. Những giải pháp đối
phó tạm thời có thể gây hậu quả lâu dài, làm họ mắc sâu vào
cái vòng xoáy đói nghèo và càng dễ bị tổn thương hơn nữa
48
.
Giá cả leo thang
Thời tiết khắc nghiệt gây nguy hiểm đối với an ninh lương
thực. Những trận mưa lớn, gây mất mùa tháng 10 năm 2011

đã đẩy giá gạo của Việt Nam tăng thêm 30%, thị trường hỗn
đoạn, và chi phí vận tải tăng cao
49
. Đáng lo ngại hơn là tác
động tổng thể của biến đổi khí hậu đối với giá lương thực
trong tương lai lại chưa được đánh giá đúng mức. Giá lương
thực leo thang sẽ còn tệ hại hơn vì thời tiết khắc nghiệt do
biến đổi khí hậu gây ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc
sản xuất lương thực
50
.
Giá gạo tăng năm 2008 làm thu nhập của phần lớn dân số bị
ảnh hưởng vì có đến 55% hộ ở nông thôn và 92% hộ ở thành
thị phải mua gạo ăn
51
. Người nông dân sản xuất lúa gạo cũng
48 Oxfam, 2008
49 FAO, 2011
50 Oxfam, 2012c
51 Oxfam & ActionAid, 2008
bị ảnh hưởng với sức mua sút giảm do chi phí đầu vào tăng
lên đã ngốn hoàn toàn phần lợi nhuận từ tăng giá. Năm 2011,
khi lạm phát đạt đỉnh tình trạng tương tự cũng xảy ra.
Giá tăng làm giảm sức mua, giảm chất lượng cuộc sống và
làm trầm trọng hơn những khó khăn tiềm ẩn của nhóm người
nghèo, nhóm có thu nhập thấp và cố định. Đối với người
nghèo, giá cả tăng lên cũng đồng nghĩa với việc họ không
có lựa chọn nào khác ngoài việc ăn ít đi và ăn thức ăn có chất
lượng thấp hơn và điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, năng
suất lao động, và thu nhập

52
. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm
lại như hiện nay ở Việt Nam khiến cho cuộc sống của nhiều
người càng thêm phần khó khăn.
“…Mỗi người một cảnh, một nỗi khổ riêng,
nay giá tăng chỉ biết bớt mồm bớt miệng
chứ làm không ra ”

Thảo luận với phụ nữ nghèo ở phường Lâm Hà, Hải Phòng
53
.
52 Oxfam & ActionAid, 2008, 2011b; United Nations, 2008
53 Oxfam & ActionAid, 2008, tr.59

×