Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chinh phục kiến thức về biến dị cấp tế bào luyện thi THPT quốc gia phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.57 KB, 14 trang )

8 - Chinh phục kiến thức về biến dị cấp tế bào - Phần 1
Câu 1. Dùng côsixin tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, có thể tạo ra
A. thể lệch bội
B. thể bốn
C. thể dị đa bội
D. thể tự đa bội
Câu 2. Sự khác biệt quan trọng trong việc gây đột biến bằng tác nhân vật lí và tác nhân hố học là:
A. Tác nhân hóa học gây ra đột biến gen mà khơng gây đột biến NST
B. Tác nhân hố học có khả năng gây ra các đột biến có tính chọn lọc cao hơn
C. Tác nhân hóa học gây ra đột biến NST mà khơng gây đột biến gen
D. Tác nhân hóa học có thể sử dụng thuận lợi ở vật ni
Câu 3. Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa hai crômatit thuộc cùng một
cặp NST tương đồng sẽ gây ra:
1. Đột biến lặp đoạn NST
2. Đột biến chuyển đoạn NST
3. Đột biến mất đoạn NST
4. Đột biến đảo đoạn NST
Số loại đột biến có thể xảy ra là:
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 4. Một cặp gen dị hợp , mỗi alen đều dài 5100 ăngstrong. Gen A có số liên kết hydro là 3900, gen a có
hiệu số phần trăm giữa loại A với G là 20% số nu của gen . Do đột biến thể dị bội tạo ra tế bào có kiểu gen
Aaa. Số lượng nuclêôtit mỗi loại trong kiểu gen sẽ là :
A. A = T = 2700 ; G = X = 1800
B. A = T = 1800 ; G = X = 2700
C. A = T = 1500 ; G = X = 3000
D. A = T = 1650 ; G = X = 2850
Câu 5. Ở người, sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể thứ 18 ở lần phân bào 2 giảm phân ở 1 trong 2 tế
bào con sẽ tạo ra :


A. 2 tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng thừa 1 nhiễm sắc thể 18.
B.  2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng có 2 nhiễm sắc thể 18 và 1 tinh trùng khơng có nhiễm sắc thể 18.
C. 2 tinh trùng thiếu 1 nhiễm sắc thể 18 và 2 tinh trùng bình thường.
D. 1 tinh trùng bình thường, 2 tinh trùng có 2 nhiễm sắc thể 18 và 1 tinh trùng khơng có nhiễm sắc thể 18.
Câu 6. Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Có thể dự đốn số lượng nhiễm sắc thể đơn trong
một tế bào của thể ba đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là ?
A. 40
B. 37
C. 38
D. 20
Câu 7. Trong mỗi tinh trùng bình thường của một lồi chuột có 19 NST khác nhau. Số NST có trong tế
bào sinh dưỡng của thể ba kép là :
A. 40
B. 21
C. 57
D. 41
Câu 8. Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai cặp alen, cặp alen Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 3, cặp
alen Bb nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 5. Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBb thực hiện giảm phân,
cặp nhiễm sắc thể số 3 khơng phân li ở kì sau của giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể số 5 phân li bình thường.
Những loại giao tử có thể tạo thành từ tế bào sinh trứng trên là:
1. AaB và b;
2. Aab và B;
3. AAB hoặc b;
4. AaB;
5. Aab;
6. B;


7. AaBb hoặc O;
8. b;

9. aaB hoặc b;
Số nội dung có thể đúng là
A. 5.
B. 9.
C. 1.
D. 4.
Câu 9. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc
thể?
A. Lặp đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng.
D. Đảo đoạn.
Câu 10. Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 4080A0, alen B có tỉ lệ A/G = 9/7,
alen b có tỉ lệ A/G = 13/3. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào I tạo giao tử có cả 2 alen
của cặp. Số nu mỗi loại về gen này trong giao tử là
A. A = T = 975, G = X= 225.
B. A = T = 675, G = X = 525.
C. A = T = 1650, G = X =750.
D. A = T = 2325, G = X =1275.
Câu 11. Có 4 dịng ruồi giấm khác nhau với các đoạn ở NST số 2 là
Dòng 1: ABFEDCGHIK      Dòng 2: ABCDEFGHIK      Dòng 3: ABFEHGIDCK     Dòng 4:
ABFEHGCDIK
Nếu dòng 3 là dòng gốc sinh ra các dịng đột biến do đảo đoạn NST, cơ chế hình thành các dạng đó là
A. dịng 1 → dịng 2 → dòng 3 → dòng 4.
B. dòng 2 → dòng 1 → dòng 4 → dòng 3.
C. dòng 3 → dòng 4 → dòng 1 → dòng 2.
D. dòng 3 → dòng 2 → dòng 1 → dòng 4.
Câu 12. Nhận xét đúng về hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là:
A. Tất cả các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho thể đột biến. Thể
đột biến đều vô sinh và chết sớm.

B. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thì dạng đột biến mất đoạn là ít làm ảnh hưởng đến sức
sống cịn đột biến đảo đoạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống.
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường làm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen và tái cấu trúc lại các
gen trên nhiễm sắc thể nên thường gây hại cho thể đột biến.
D. Đột biến cấu trúc nhiễ sắc thể thường không làm hỏng các gen nhưng làm mất cân bằng gen và tái cấu
trúc nhiễm sắc thể nên thường gây hại cho thể đột biến.
Câu 13. Đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa với tiến hóa, vì
A. tạo ra các alen đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
B. tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa
C. tham gia vào cơ chế cách li dẫn đến hình thành lồi mới
D. tạo ra các thể đột biến có sức sống và khả năng sinh sản cao
Câu 14. Ở ruồi giấm, đột biến lặp đoạn trên NST X làm mắt lồi biến thành mắt dẹt. Nguyên nhân phát sinh
dạng đột biến này có thể do rối loạn quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo xảy ra ở ở kì đầu
A. trong lần phân bào 1 của giảm phân ở ruồi cái mắt lồi.
B. trong lần phân bào 1 của giảm phân ở ruồi đực mắt lồi
C. trong lần phân bào 2 của giảm phân ở ruồi cái mắt lồi.
D. trong lần phân bào 2 của giảm phân ở ruồi đực mắt lồi.
Câu 15. Một loài thực vật có 2n=16. Một thể đột biến xảy ra đột biến cấu trúc NST tại 3 NST thuộc 3 cặp
khác nhau. Khi thể đột biến này giảm phân nếu các cặp phân ly bình thường thì trong số các loại giao tử
tạo ra giao tử không mang đột biến chiếm tỷ lệ.
A. 87,5%.
B. 12,5%.
C. 75%.
D. 25%.


Câu 16. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong sự tiến hóa của hệ gen là
A. đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

D. đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 17. Mắt dẹt ở ruồi giấm là do đột biến lặp đoạn trên NST giới tính X. Để tạo ra ruồi giấm mắt dẹt
trước hết cần
A. gây đột biến giao tử ở ruồi cái mắt lồi
B. gây đột biến giao tử ở ruồi đực mắt lồi.
C. gây đột biến tiền phôi ở ruồi đực mắt lồi.
D. gây đột biến tiền phôi ở ruồi cái mắt lồi.
Câu 18. Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho q trình tiến hố.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của
gen có thể bị thay đổi.
C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
D. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.
Câu 19. Một NST mang các gen có chiều dài bằng nhau do chiếu xạ ADN đứt 1 đoạn ứng với 25 phân tử
mARN và chiếm 10% tổng số gen có trên NST đó. ADN bị đột biến nhân đôi 1 lần đã sử dụng 337500
nucleotit tự do của môi trường nội bào. Chiều dài của mỗi gen theo nm là
A. 510.
B. 408.
C. 306
D. 255.
Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.
B. Đột biến đảo đoạn là một cặp nhiễm sắc thể nào đó đảo ngược 180o.
C. Đột biến đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản cho cơ thể mang đột biến.
D. Đột biến đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.
Câu 21. Tế bào của lồi A có bộ NST lưỡng bội 2n = 24, do đột biến trở thành loài B trong tế bào có bộ
NST 2n = 22. Đây là dạng đột biến chuyển đoạn
A. giữa các NST tương đồng.
B. tương hỗ giữa các NST không tương đồng.
C. tương hỗ giữa 2 NST tương đồng.

D. không tương hỗ bằng sát nhập 2 NST thành một.
Câu 22. Nhận định nào sau đây đúng khi đề cập đến đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể?
A. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể là chỉ chuyển cho nhau các đoạn trong nội bộ của một nhiễm sắc thể.
B. Chuyển đoạn lớn ở nhiễm sắc thể gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật
C. Chuyển đoạn không tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang nhiễm sắc thể khác và ngược
lại.
D. Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn của nhiễm sắc thể hoặc cả một nhiễm sắc thể này sát nhập vào
nhiếm sắc thể khác.
Câu 23. Cơ thể mang đột biến nhiễm sắc thể ở dạng khảm là cơ thể
A. có bộ nhiễm sắc thể bất thường về cả số lượng lẫn cấu trúc.
B. vừa mang đột biến nhiễm sắc thể vừa mang đột biến gen.
C. mang bộ nhiễm sắc thể bất thường ở cả tế bào sinh dưỡng lẫn tế bào sinh dục.
D. có một phần cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể bất thường.
Câu 24. Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Hội chứng tiếng mèo kêu.
B. Hội chứng Tơcnơ.
C. Hội chứng Đao.
D. Hội chứng Claiphentơ.
Câu 25. Những dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi chiều dài của NST?
1. Đột biến gen.              2. Mất đoạn NST.         3. Lặp đoạn NST.


4. Đảo đoạn ngồi tâm động.           5. Chuyển đoạn khơng tương hỗ.
Phương án đúng:
A. 1, 2, 3, 5.
B. 2, 3,4, 5.
C. 2, 3, 5.
D. 2, 3, 4.
Câu 26. Một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBb. Nếu tế bào của loài tham gia giảm phân mà cặp
NST Aa không phân li ở giảm phân 1, bộ NST trong các giao tử có thể là:

A. AaB, AAB, aab,B,b.
B. Aab và b hoặc AAB và B.
C. AAB, B hoặc AaB, b.
D. AaB và b hoặc Aab và B.
Câu 27. Một cá thể ở một lồi động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của
2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I,
các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào cịn lại giảm phân bình thường. Theo lí
thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A. 1%.
B. 0,5%.
C. 0,25%.
D. 2%.
Câu 28. Một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBbDd. Nếu tế bào của loài tham gia nguyên phân mà
một NST kép của cặp Aa không phân li, bộ NST trong hai tế bào con có thể là: 1. AAaBbDd và aBbDd 2.
AAaaBbDd và BbDd 3. AaaBbDd và ABbDd 4. AaBbDd và AABbDd
A. 1,2, 3.
B. 1,4.
C. 1,3.
D. 1,3,4.
Câu 29. Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và
một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của
q trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1.
B. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1.
C. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 – 1.
D. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1.
Câu 30. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các
cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AABb, AaBB.
B. AABB, AABb.

C. aaBb, Aabb.
D. AaBb, AABb.
Câu 31. Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A, a nằm trên cặp
nhiễm sắc thể số 2, cặp gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên
đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba
được tạo ra từ phép lai trên?
A. AaaBb và AAAbb.
B. AAaBb và AaaBb.
C. Aaabb và AaaBB.
D. AAaBb và AAAbb.
Câu 32. Cà chua có bộ NST 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp trong tế bào đồng thời có thể ba kép và thể
một?
A. 1320
B. 132
C. 660
D. 726


Câu 33. Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế
bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb khơng phân li;
giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là
A. 2
B. 8
C. 4
D. 6
Câu 34. Ở một loài thực vật, khi lai hai cây có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A, a
nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2, cặp gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong
giảm phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu
gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên?
A. AaaBb và AAAbb.

B. AAaBb và AaaBb.
C. Aaabb và AaaBB.
D. AAaBb và AAAbb.
Câu 35. Trong giảm phân I ở người, 10% số tế bào sinh tinh của bố có 1 cặp NST không phân li, 30% số
tế bào sinh trứng của mẹ cũng có một cặp NST khơng phân li. Các cặp NST khác phân li bình thường,
khơng có đột biến khác xảy ra. Xác suất để sinh một người con trai chỉ duy nhất bị hội chứng Đao (không
bị các hội chứng khác) là:
A. 0,008%
B. 0,032%
C. 0,3695%
D. 0,739%
Câu 36. Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số
các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong
các tế bào con có 336 cromatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào?
A. Thể một.
B. Thể bốn.
C. Thể không.
D. Thể ba.
Câu 37. Một cá thể ở một lồi động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của
2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 khơng phân li trong giảm phân I,
các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào cịn lại giảm phân bình thường. Theo lí
thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A. 1%.
B. 0,5%.
C. 2%.
D. 0,25%.
Câu 38. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Một hợp tử của loài này sau 3 lần
nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 200. Hợp tử trên có thể phát
triển thành
A. thể bốn.

B. thể một.
C. thể ba.
D. thể không.
Câu 39. Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và
một nhiễm sắc thể của cặp sô 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của
q trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là:
1. 2n+1-1 và 2n-2-1.
2. 2n+1+1 và 2n-1+1.
3. 2n+1+1 và 2n-1-1.
4. 2n+1-1 và 2n-1+1
5. 2n+2 và 2n-2.
6. 2n+1+1 và 2n-2-1.
7. 2n+1+1 và 2n-2.


8. 2n+2 và 2n-1-1.
Số kết quả có thể đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 5.
Câu 40. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể
mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân ly bình
thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra
bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb q trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lý thuyết,
phép lai AABb × AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen.
A. 12.
B. 6.
C. 8.
D. 4.

Câu 41. Xét cấu trúc NST số 3 của 4 dòng khác nhau về nguồn gốc địa lí:
Dịng 1: DCBEIHoGFK              Dịng 2: BCDEFGoHIK
Dịng 3: BCDHoGFEIK              Dòng 4: BCDEIHoGFK
Từ 4 dòng trên, người ta rút ra các kết luận về trình tự và dạng đột biến:
1. Từ dòng 3 sang dòng 2, thuộc dạng đột biến đảo đoạn EFGoH → HoGFE.
2. Từ dòng 2 sang dòng 4, thuộc dạng đột biến đảo đoạn FGHI → IHGF.
3. Từ dòng 3 sang dòng 2 thuộc dạng đột biến đảo đoạn FGoH → HoGF.
4. Từ dòng 4 sang dòng 1, thuộc dạng đột biến đảo đoạn BCD → DCB.
5. Từ dòng 2 sang dòng 1, thuộc dạng đột biến đảo đoạn DEF → FED.
Số kết luận đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 42. Xét 1 cặp alen quy định hình dạng quả. Alen B quy định quả trịn có G = 30% và T = 414
nucleotide, alen b quy định quả khía có 2898 liên kết hidro. Ở một loài lưỡng bội, do đột biến đã tạo ra các
thể ba, thể tứ bội. Một cá thể lệch bội có kiểu gen BBb, cá thể trên được xuất hiện do cơ chế:
1. Loại giao tử bất thường BB thụ tinh với loại giao tử bình thường b.
2. Loại giao tử bất thường Bb thụ tinh với loại giao tử bình thường B.
3. Loại giao tử bất thường BBb thụ tinh với loại giao tử bất thường O.
4. Do khơng phân li NST ở kì sau 1, tạo loại giao tử bất thường Bb hoặc không phân li NST ở kì sau 2 tạo
loại giao tử bất thường BB.
Số kết luận có thể đúng là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 43. Xét phép lai giữa hai cá thể lưỡng bội có kiểu gen ♀ XBXb × ♂ XbY. Do rối loạn cơ chế phân li
NST ở kì sau giảm phân nên khi thụ tinh với giao tử bình thường đã xuất hiện hợp tử có kiểu gen bất
thường như:

1. XBXbXb.        2. YO.                3. XBXBY.               4. XBO.
5. XBXBXb.        6. XbXbY.         7. XBXbY.                8. XbXbXb.
9. XBYY.          10. XbYY.         11. XbO.
Nếu xảy ra đột biến ở mẹ, do không phân li NST ở kì sau của lần giảm phân I. Có bao nhiêu loại hợp tử có
thể được tạo ra?
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.


Câu 44. Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành
giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, cặp nhiễm sắc thể thường số 1 không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp
về nhiễm sắc thể là:
1. 2n;
2. 2n-1;
3.  2n+1;
4. 2n-2; 5. 2n-1-1;
6. 2n+1+1;
7. 2n+2; 8. 2n+1-1; 9. 2n-1+1
A. 5.
B. 7.
C. 9.
D. 4
Câu 45. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: 
(1) Có thể làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể.
(2) Có thể làm giảm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
(3) Có hai dạng là đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
(4) Thường có lợi cho thể đột biến.

Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 46. Cho các phát biểu sau về hậu quả của đột biến đảo đoạn NST:
1. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
2. Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST.
3. Làm thay đổi thành phần trong nhóm gen liên kết.
4. Làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động có thể khơng hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động.
5. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 47. Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành
giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể thường số 1 không phân li; ở một số
tế bào sinh giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể thường số 3 không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn
ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra bao nhiêu kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
1. 2n;           2. 2n-1;        3. 2n+1;          4. 2n-2;        5. 2n-1-1;
6. 2n+1+1;  7. 2n+2;        8. 2n+1-1;      9. 2n-1+1
A. 5.
B. 7.
C. 9.
D. 4.
Câu 48. Một lồi thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với
nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa
của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crơmatit. Cho
biết q trình ngun phân khơng xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa

A. giao tử (n - 1) với giao tử n.
B. giao tử n với giao tử n.
C. giao tử (n + 1) với giao tử n.
D. giao tử n với giao tử 2n.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT


Câu 1:  D
Dùng consixin tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n sẽ khiến cho thoi vơ sắc khơng hình
thành, tạo nên thể 4n
Câu 2: B
Tác nhân hóa học có tính tích lũy, và gây ra đột biến có tính chọn lọc cao hơn so với tác nhân vật lí.
Câu 3: C
Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa hai crômatit thuộc cùng một cặp NST
tương đồng làm xuất hiện 1 cromatit mất đoan và một cromatit thừa đoạn trên cùng NST nên là đột biến lặp
đoạn.
Vậy các nội dung 1, 3 đúng → chọn đáp án C.
Nội dung 2 sai vì đột biến chuyển đoạn NST giữa 2 NST chỉ xảy ra ở 2 NST không tương đồng
Nội dung 4 sai vì đảo đoạn NST chỉ xảy ra ở 1 NST.
Câu 4:   A
Tổng số nu của mỗi gen là 5100/3,4*2=3000 nu
gen A: 2A+2G=3000
2A+3G=3900 => A=600; G=900
gen a: A+G=50%
A-G=20% => A= 35%= 1050; G=15%=450
=> số lương nu mỗi loại trong kiểu gen Aaa là: A=T= 600+1050*2=2700
Câu 5: B
Sự rối loại phân li của cặp NST thứ 18 ở lần giảm phân 2. 1 tế bào giảm phân bình thường, 1 tế bào rối loại
tạo một loại giao tử thừa 1 NST số 18, 1 loại giao tử thiếu 1 NST số 18
Câu 6: C

2n=18 => n=9
thể ba có bộ NST là 2n+1
=> ở kì sau bộ NST của tb là 2(2n+1)=4n+2=4.9+2=38
Câu 7:  A
Tinh trùng có bộ NST đơn bội =19 → 2n =38.
Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba kép: 2n +1 +1 = 40
Câu 8:  D
Tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBb.
cặp nhiễm sắc thể số 3 (Aa) khơng phân li ở kì sau của giảm phân I:
Aa nhân đôi tạo AAaa, xảy ra khơng phân li ở kì sau của giảm phân I sẽ tạo 2 tế bào: 1 tế bào có thành phần
NST AAaa, 1 tế bào khơng có chiếc nào. Ở tế bào AAaa kết thúc giảm phân tạo giao tử Aa, ở tế bào khơng
có chiếc nào kết thúc q trình giảm phân tạo giao tử khơng có chiếc nào về bộ NST này.
Bb phân li bình thường tạo 2 giao tử B và b.
Sự tổ hợp của giao tử (B, b) (Aa, O) → Có thể tạo các giao tử: AaB, Aab, OB, Ob.
Vì đây là 1 tế bào sinh trứng nên khi kết thúc giảm pahan chỉ tạo ra 1 loại trứng trong số 4 loại trên.
Vậy các trường hợp 4, 5, 6, 8 đúng
Câu 9:  D
Đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể chứ không làm thay đổi số lượng gen trên
nhiễm sắc thể.
Câu 10:   C
Câu 11: C
nhìn vào đáp án thử.
từ dòng 1 xang dòng 2 được. đảo đoạn FED -> 1->2 loại B và D
từ dòng 2 xang dịng 3 khơng được=>>>>>> loại D đáp án C
Câu 12: C
câu A: sai vì đột biến đảo đoạn thường ít gây hậu quả nghiêm trọng
câu B: sai vì đột biến mất đoạn làm mất mát vật chất di truyền nên thường gây hậu quả nghiêm trọng,đột
biến đảo đoạn không làm mất mát vật chất di truyền nên ít gây hậu quả nghiêm trọng
câu C : đúng vì đột biến cấu trúc thường làm thay đổi lượng vật chất di truyền hoặc vị trí các gen nên gây
hại cho thể đột biến

câu D : sai vì đột biến mất đoạn đứt gãy rơi vào các gen sẽ làm hỏng gen đó


Câu 13: C
Ý nghĩa của đột biến NST "đối với tiến hóa" là tham gia vào cơ chế cách li dẫn đến hình thành lồi mới(hình
thành lồi mới bằng con đường đột biến lớn)
Câu 14: A
Ruồi giấm lặp đoạn trên X làm mắt lồi thành mắt dẹt do xảy trong lần phân bào 1. Lặp đoạn trên X → ở con
cái
Câu 15: B
Cứ 1 cặp NST đột biến sẽ cho 1/2 giao tử Bình thường + 1/2 giao tử bất thường
Vậy 3 cặp NST, tỉ lệ giao tử bình thường =
Lưu ý: giao tử bất thường
Câu 16: B
Lặp đoạn NST->tăng số lượng vật chất di truyền và dễ gây ra đột biến gen tạo nguyên liệu cho tiến hóa.
Câu 17: A
tạo giao tử đột biến ở ruồi cái mắt lồi thì qua thụ tinh có thể thu được ngay ruồi đực mắt dẹt
Câu 18: D
Đột biến đảo đoạn NST: sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn nhằm tạo ra nguồn ngun liệu cho q trình
tiến hóa.
Đảo đoạn NST có thể gồm 2 loại là đảo đoạn gồm tâm động và đảo đoạn ngoài tâm động.
Một số thể đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
Đảo đoạn có thể phân bố lại các gen trên NST vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi.
Câu 19:  D
Mất 1 đoạn 25 mARN = tương ứng với 25 ADN (1 ADN phiên mã cho 1 mARN)
Chiếm 10% vậy ta có thêm số ADN NST là 250 ADN
ADN đột biến tức là ADN đã bị mất 25 ADN cịn
có tổng số Nu
337500 Nu ~ tương đương 168750 cặp Nu ( chiều dài tính theo cặp chứ không theo Nu, Nu tồn tại thành
từng cặp mà )

Vậy số Nu 1 ADN
--> Chiều dài 1 Nu=
Câu 20: B
đột bién đăo đoạn là 1 NST nào đó bị đứt ra 1 đoạn,đoạn bị đứt sau đó quay ngược lại và gắn vào NST đó
Câu 21: D
Lồi A 2n=24, đột biến trở thành loài B 2n=22.
Đột biến thuộc dạng chuyển đoạn không tương hỗ bằng việc sát nhập 2 NST thành một.
Giống cơ chế của chuyển đoạn robison.
Câu 22:  B
Đột biến chuyển đoạn lớn của NST có thể gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật.
Câu 23: D
CƠ thể mang đột biến nhiễm sắc thể ở dạng khảm là cơ thể có 1 phần cơ thể mang bộ NST bất thường.
Câu 24: A
A. Hội chứng mèo kêu mất đoạn ở NST số 5
B. Hội chứng tocno: OX
C. Hội chứng Đao: 3 NST 21/
D. Hội chứng Claiphento: XXY
Câu 25: C
1.đb gen: xảy ra trong cấu trúc của gen và sự thay đổi là không đáng kể để ảnh hưởng đến NST
2. làm giảm chiều dài của NST


3. làm tăng chiều dài NST
4. không làm thay đổi chiều dài NST
5. làm tăng và giảm chiều dài của 2 NST khơng tương đồng
Câu 26:  D
Một lồi có bộ NST lưỡng bội AaBb giảm phân, mà cặp NST Aa không phân ly ở giảm phân I.
AaBb → nhân đôi → AAaaBBbb → giảm phân I Aa không phân ly → AAaaBB, bb hoặc AAaabb, BB →
giảm phân II → AaB, b hoặc Aab, B
Câu 27:  B

Giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh → có 8000 giao tử.
Có 20 tế bào có cặp số 1 khơng phân li trong giảm phân I → n -1, n+1. Tế bào có cặp NST số 1 k phân li →
tạo 40 tế bào n-1 và 40 tế bào n+1.
Bộ NSt 2n=12 → giao tử có 5 NST là giao tử n-1.
Tỷ lệ % số giao tử 5 NST là: 40 : 8000 = 5%.
Câu 28:  C
Một lồi có bộ NST lưỡng bội là AaBbDd → nguyên phân → một chiếc trong cặp Aa không phân ly → tạo
ra giao tử 1 bên có 3 alen và 1 bên có 1 alen trong cặp Aa.
Aa→ AAaa → 1 chiếc không phân ly → AAa, a và Aaa và A.
Câu 29:  D
Nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một cặp của NST số 3 và số 6 phân ly khơng bình thường.
TH1: Một chiếc của cặp số 3 và số 6 cùng phân ly về 1 cực của tế bào còn chiếc NST kia phân ly về cực còn
lại → 2n-1-1 và 2n+1+1
TH2: Một chiếc trong 1 trong hai cặp số 3(số 6) phân ly về 1 cực riêng còn chiếc ở cặp số 6 (số 3) phân ly
về cực còn lại → 2n-1+1; 2n+1-1.
Câu 30:  C
Quần thể sinh vật gen A bị đột biến → a, gen B bị đột biến → b. Gen tác động riêng rẽ và trội hoàn toàn.
Thể đột biến là những cơ thể mag đột biến biểu hiện kiểu hình ( có cặp gen aa hoặc bb).
Câu 31:  B
Lai hai cây cà tím AaBB và Aabb với nhau. A,a thuộc cặp NST số 2, B,b nằm trên cặp NST số 6.
Xảy ra đột biến → thể ba ở cặp NST số 2. Cặp NST số 2 tăng lên 1 chiếc alen A hoặc a
Loại đáp án A , C, D vì: Cặp BB × bb → khơng tạo bb.
Câu 32:  C
Số trường hợp có thể một là 12 (vì có 12 số nhóm liên kết gen)
Số trường hợp có thể ba kép là 11C2 (chọn 2 trong 11 nhóm liên kết cịn lại)
--> số th: 12.11C2=660
Câu 33:  A
"một tế bào sinh tinh" chỉ cho tối đa được 2 loại giao tử nếu k có trao đổi chéo
Câu 34:  B
Khi lai hai cây có kiểu gen AaBB và Aabb.

Cặp số 2 rối loạn còn cặp số 6 phân li bình thường. Vì vậy đời con trong kiểu gen ln có Bb.
Câu 35:  C
Hội chứng Đao là kq của sự thụ tinh giữa gt bình thường (n) của bố hoặc mẹ với giao tử khơng bình thường
mang 2 NST(n+1) của mẹ hoặc bố xảy ra ở cặp 21
Có sự khơng phân li ở 1 cặp trong số 23 cặp NST(2n = 46) →XS xảy ra ở cặp 21 = 1/23


Với 1 tế bào sinh tinh hoặc trứng: nếu GP I có 1 cặp NST khơng phân li sẽ cho 4 tế bào khơng bình thường
gồm 2 tế bào (n+1) và 2 tế bào (n-1)
Tỉ lệ giao tử khơng bình thường mang 2 NST = 2/4 = 1/2
Có 2 khả năng có thể xảy ra (vì khơng xét trường hợp xảy ra các hội chứng khác liên quan đến cặp NST
khác)
gt bình thường của bố thụ tinh với gt khơng bình thường của mẹ:
= (90%) (30%× 1/23× 1/2)
gt bình thường của mẹ thụ tinh với gt khơng bình thường của bố:
= (70%)(10%× 1/23× 1/2)
Tỷ lệ sinh ra người con trai duy nhất bị hội chứng Đao mà k bị hội chứng khác là trung bình của 2 trường
hợp trên.
1/23× 1/2× (0.1× 0.7× 0.5+0.3× 0.9× 0.5)× 100 = 0,3695%
Câu 36:  A
Một loài thực vật 2n=22 cho lai hai cây lưỡng bội với nhau → hợp tử → hợp tử nguyên phân 4 lần. Ở kì
giữa lần ngun phân I có 336 chromatide. Kì giữa lần nguyên phân 4 lúc này trải qua 3 lần NF → 8 tế bào
→ số chromatide của mỗi tế bào là: 336 : 8 = 42 chromatide.
Bộ NST của hợp tử là: 42:2 = 21, dạng 2n-1 ( thể một).
Câu 37:  B
Tổng số giao tử được tạo thành: 2000 × 4 = 8000.
1 tế bào giảm phân có 1 cặp NST số 1 khơng phân ly trong giảm phân I → 2 loại giao tử :2 giao tử n-1 và 2
giao tử n+1.
có 20 tế bào bị rối loạn → số giao tử có 5 NST (n-1) = 20 × 2 =40.
Tỷ lệ số giao tử 5 NST trong quá trình trên là: 40 : 8000 = 0,5%.

Câu 38:  C
Một lồi sinh vật có 2n=24. Một hợp tử sau 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số 200
NST đơn.
Sau 3 lần nguyên phân → 2^3 =8 tế bào.
Có 200 NST đơn → mỗi tế bào có 2n=25.
Lồi sẽ phát triển thành thể ba, 2n+1
Câu 39:  B
Cơ thể lưỡng bội (2n) thực hiện nguyên phân, quá trình nguyên phân bình thường có thể tạo ra 2 tế bào có
bộ NST 2n.
Một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp sô 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác
phân li bình thường có thể xảy ra 2 trường hợp:
+ Hai NST của cặp số 3 và số 6 cùng đi hết về một phía sẽ hình thành 2 tế bào con có dạng 2n + 1 (NST của
cặp số 3) + 1 (NST của cặp số 6) và 2n - 1 (NST của cặp số 3) - 1(NST của cặp số 6)
+ NST của cặp số 3 đi về 1 phía, NST của cặp số 6 đi về 1 phía khác sẽ hình thành 2 tế bào con có dạng 2n +
1 - 1 và 2n - 1 + 1.
Vậy trong các trường hợp của đề bài, chỉ có trường hợp 3, 4 đúng
Câu 40:  A
Những tế bào đực đực khơng phân li bình thường thì Aa sẽ cho ra 1 giao tử Aa → Khi kết hợp với kiểu gen
AA (của cơ thể cái) sẽ tạo ra tối đa 2 kiểu gen : AAa và A


Những tế bào đực giảm phân bình thường sẽ cho ra 2 giao tử A và a. Khi 2 giao tử này kết hợp với kiểu gen
AA(của cơ thể cái) sẽ tạo ra tối đa 2 loại KG ( AA, Aa)
→ P:AA × Aa → Tối đa số loại kiểu gen là: 2.2 = 4
Xét cặp gen Bb : Bb × Bb → 3 loại kiểu gen (BB , Bb, bb) (GP bình thường)
Vậy đời con có tối đa số loại kiểu gen là : 4.3 = 12
Câu 41:  B
Trong các kết luận trên:
Kết luận 1, 2, 4 đúng.
Kết luận 3 sai vì từ dịng 3 sang dịng 2 thuộc dạng đột biến đảo đoạn EFGoH → HoGFE chứ không phải

FGoH → HoGF.
Kết luận 5 sai vì từ dịng 2 sang dòng 1 thuộc dạng đột biến đảo đoạn BCD → DCB chứ không phải dạng
đảo đoạn DEF → FED.
Vậy có 3 kết luận đúng
Câu 42:  B
Xét 1 cặp gen chứa 2 alen B, b, thể lưỡng bội có kiểu gen: BB, Bb, bb
Cá thể lệch bội có kiểu gen BBb, cá thể này có thể được tạo ra từ giao tử BB kết hợp với giao tử b, hoặc giao
tử Bb kết hợp với B
Giao tử BB nếu xuất phát từ cơ thể BB ban đầu thì có thể do rối loạn giảm phân 1 hoặc giảm phân 2, còn
nếu giao tử BB xuất phát từ cơ thể Bb thì có thể do rối loạn giảm phân 2
Giao tử Bb sinh ra xuất phát từ cơ thể Bb do trong quá trình giảm phân bị rối loạn giảm phân 1.
Xét các kết luận của đề bài:
Kết luận 1: Loại giao tử bất thường BB thụ tinh với loại giao tử bình thường b → kết luận 1 đúng.
Kết luận 2: Loại giao tử bất thường Bb thụ tinh với loại giao tử bình thường B → kết luận 2 đúng.
Kết luận 3: Loại giao tử bất thường BBb thụ tinh với loại giao tử bất thường O. Ta thấy giao tử BBb không
thể tạo ra được khi cơ thể xuất phát ban đầu có kiểu gen lưỡng bội BB, Bb hoặc bb → kết luận 3 không
đúng.
Kết luận 4: Do khơng phân li NST ở kì sau 1, tạo loại giao tử bất thường Bb hoặc không phân li NST ở kì
sau 2 tạo loại giao tử bất thường BB. Kết luận này đúng vì cơ thể Bb khi bước vào giảm phân, chúng nhân
đôi tạo thành BBbb. Ở lần giảm phân 1, tại kì sau nếu giảm phân bình thường thì BB đi về 1 phía, bb đi về 1
phía, nhưng do xảy ra rối loạn nên cả BB và bb đều đi về 1 phía, 1 phía khơng có gì, kết thúc q trình giảm
phân 1, ở phía có cả BB và bb sẽ tạo 2 giao tử Bb, ở phía khơng có gì sẽ tạo giao tử O. Giao tử Bb sinh ra
kết hợp với giao tử B do giảm phân bình thường ở cơ thể còn lại sẽ tạo cá thể đột biến BBb.
Tương tự cơ thể Bb ban đầu xảy ra rối loạn phân li trong giảm phân 2: Cơ thể Bb khi bước vào giảm phân sẽ
nhân đôi tạo BBbb, kết thúc giảm phân 1 bình thường tạo 2 tế bào có kiểu gen BB, bb, ở giảm phân 2 tế bào
BB không phân li sẽ tạo giao tử BB, O, tế bào bb phân li bình thường tạo 2 giao tử b. Giao tử BB sinh ra kết
hợp với giao tử b của cơ thể đem lai còn lại sẽ tạo ra thể đột biến lệch bội BBb.
Vậy có 3 kết luận đúng là các kết luận 1, 2, 4
Câu 43:  C
Cơ thể mẹ có kiểu gen XBXb, bước vào giảm phân nhân đơi tạo XBXBXbXb. KẾt thúc kì sau giảm phân 1

bị rối loạn sẽ tạo 2 tế bào, 1 tế bào có chứa XBXBXbXb, 1 tế bào chứa ). Giảm phân 2 bình thường, tế bào
có bộ NST O giảm phân tạo giao tử O, tế bào chứa XBXBXbXb giảm phân tạo XBXb và O.
Vậy tính chung, cơ thể mẹ có kiểu gen XBXb, q trình giảm phân khơng phân li NST ở kì sau của lần giảm
phân I sẽ tạo 2 giao tử: XBXb, O
Cơ thể bố có kiểu gen XbY giảm phân bình thường sẽ tạo giao tử Xb, Y.
Xét phép lai: P: XBXb x XbY
GP: XBXb, O Xb, Y
Hợp tử F1: XBXbXb : OXb : XBXbY : OY
Vậy các trường hợp 1, 2, 7, 11 đúng → Đáp án C
Chú ý: Hợp tử OY vẫn được tạo ra nhưng sau đó mới bị chết đi. Do đó khi tính số hợp tử được tạo ra ta vẫn
phải tính OY
Câu 44:  A
Khi quần thể giao phối lưỡng bội, giả sử P: 2n x 2n
Cơ thể 2n giảm phân bình thường sẽ cho giao tử n, nếu cơ thể này bị rối loạn phân li ở 1 cặp NST thì giảm
phân sẽ tạo giao tử n + 1 và giao tử n - 1.
Theo đề bài: ở một số tế bào sinh giao tử (chứng tỏ đa số các tế bào khác vẫn giảm phân bình thường), cặp


nhiễm sắc thể thường số 1 không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường sẽ tạo các loại
giao tử n, n + 1, n - 1 ở cả bố và mẹ.
Sơ đồ lai:
P: 2n x 2n
GP: n, n+1, n-1 n, n+1, n-1
F1: 2n : 2n + 2 : 2n - 2 : 2n - 1 : 2n + 1
Vậy có 5 tổ hợp về NST có thể tạo ra → các trường hợp 1, 2, 3, 4, 7 đúng.
Chú ý các trường hợp 5, 8, 9 khơng thể xảy ra vì cả bố và mẹ đều xảy ra rối loạn ở cùng cặp NST số 1.
Câu 45:  A
Xét các phát biểu của đề bài khi nói về đột biến cấu trúc NST:
- Phát biểu 1: Có thể làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể. Phát biểu này đúng vì mất đoạn có thể làm
NST ngắn đi, lặp đoạn có thể làm NST dài ra, đảo đoạn nếu mang tâm động sẽ làm thay đổi vị trí tâm động,

từ đó làm hình thái NST có thể thay đổi. Chuyển đoạn trên 1NST có thể làm thay đổi vị trí tâm động, từ đó
làm thay đổi hình thái NST, chuyển đoạn khơng tương hỗ giữa 2 NST có thể làm 1 NST ngắn đi và 1 NST
dài ra.
- Phát biểu 2: Có thể làm giảm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. Phát biểu này đúng vì đột biến chuyển
đoạn Robertson có thể làm 2 NST sát nhập làm một. Đây chính là giả thuyết về sự hình thành lồi người có
bộ NST 2n = 46 từ lồi có bộ NST 2n = 48.
- Phát biểu 3: Có hai dạng là đột biến lệch bội và đột biến đa bội. Phát biểu này sai vì đột biến cấu trúc NST
có 4 dạng là: mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn. Còn đột biến số lượng NST mới có 2 dạng là đột
biến lệch bội và đột biến đa bội.
- Phát biểu 4: Thường có lợi cho thể đột biến. Phát biểu này sai vì NST gồm nhiều gen, do vậy đột biến cấu
trúc NST thường ảnh hưởng đến nhiều gen trong cơ thể và thường gây hại cho thể đột biến.
Vậy các phát biểu 1, 2 đúng
Câu 46:  D
Đảo đoạn NST là dạng đột biến làm cho 1 đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại. Hệ quả
của đột biến đảo đoạn là làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST. Do thay đổi vị trí gen trên NST nên
sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho 1 gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới
có thể khơng hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động.
Xét các phát biểu trên về đột biến đảo đoạn NST:
Phát biểu 1: Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.Phát biểu này đúng vì đây là hệ quả của đột
biến đảo đoạn.
Phát biểu 2: Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST. Phát biểu này sai vì đột biến đảo đoạn khơng
làm thay đổi số lượng gen trên NST, chỉ có đột biến mất đoạn, lặp đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ
mới làm thay đổi số lượng gen trên NST.
Phát biểu 3: Làm thay đổi thành phần trong nhóm gen liên kết. Phát biểu này sai vì chỉ có đột biến chuyển
đoạn giữa 2 NST mới làm thay đổi thành phần trong nhóm gen liên kết.
Phát biểu 4: Làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động có thể khơng hoạt động hoặc tăng giảm mức độ
hoạt động. Phát biểu này đúng vì đảo đoạn làm thay đổi vị trí gen trên NST nên sự hoạt động của 1 gen nào
đó có thể bị thay đổi → làm 1 gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể có thể khơng
hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động.
Phát biểu 5: Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. Phát biểu này đúng vì đột biến đảo đoạn ít

gây hậu quả nghiêm trọng đến thể đột biến, nhưng 1 số đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể bị giảm khả
năng sinh sản.
Vậy các phát biểu 1, 4, 5 đúng
Câu 47:  B
Khi quần thể giao phối lưỡng bội, giả sử P: ♀ 2n x ♂ 2n
Cơ thể 2n giảm phân bình thường sẽ cho giao tử n, nếu cơ thể này bị rối loạn phân li ở 1 cặp NST thì giảm
phân sẽ tạo giao tử n + 1 và giao tử n - 1.
Theo đề bài: ở một số tế bào sinh giao tử cái cặp nhiễm sắc thể thường số 1 không phân li (chứng tỏ đa số
các tế bào khác vẫn giảm phân bình thường sẽ tạo các loại giao tử n, n + 1, n - 1 ở mẹ.
Ở một số tế bào sinh giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể thường số 3 không phân li trong giảm phân I, giảm phân
II diễn ra bình thường (chứng tỏ đa số các tế bào khác vẫn giảm phân bình thường) sẽ tạo các loại giao tử n,
n + 1, n - 1 ở bố.Sơ đồ lai:
P: 2n x 2n


GP: n, n+1, n-1 n, n+1, n-1
F1: 2n : 2n + 1 : 2n - 1 : 2n +1+1 : 2n + 1-1 : 2n – 1 + 1 : 2n -1 - 1
Vậy có 7 tổ hợp về NST có thể tạo ra → các trường hợp 1, 2, 3, 5, 6, 8, 9 đúng → chọn đáp án B.
Chú ý: Các trường hợp 4, 7 không xảy ra vì ở bố và mẹ rối loạn giảm phân ở 2 cặp NST khác nhau.
Câu 48:  C



×