Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chuyên đề các cơ quan nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.48 KB, 2 trang )

Chuyên đề : Cơ quan NN
Các loại cơ quan nhà nước nứơc ta :
- Các cơ quan quyền lực NN (QH là cơ quan q lực cao nhất, HĐND là cơ quan
q lực nhà nước ở địa phương)
- Các cơ quan HC NN gồm : CP, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, c quan thuộc CP,
UBND các cấp và các cơ quan ch môn thuộc UBND .
- Các cơ quan xét xử (TA ND tối cao, TAND địa phương, TA quân sự, TA
quân sự, TA đặc biệt, TA khác do luật định) .
- Các cơ quan kiểm sát (VKS ND tối cao, VKS quân sự, VKSND địa hương)
CT nước là 1 chức vụ NN, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất của q
lực, hoạt động thực hiện cả 3 quyền (lập, hành, tư) nên không xếp vào cơ quan nào .
Đặc điểm của cơ quan nhà nước
- Là một tổ chức công quyền có tính độc lập tương đối với các cơ quan nhà
nước khác, một tổ chức cơ cấu bao gồm những CB,CC được giao những quyền hạn
nhất định để thực hiện nh vụ và chức năng nhà nước theo qui định của PL .
- Chỉ có cơ quan NN mới có quyền lực NN và NN thực hiện quyền lực của
nhân dân, giải quyết các vấn đề q hệ công dân . Mỗ cơ quan NN đều có thẩm quyền
do PL qui định, đó là tổng thể những quyền và nhĩa vụ mag tính quyền lực – p lý mà
NN trao để thực hiện nhiệm vụ, chức năng NN .
- Thẩm quyền của cơ quan NN có những giới hạn về không gian, về thời gian
có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động và phụ thuộc vào địa vị P lý của nó trong
bộ máy NN .
- Mỗi cơ quan NN có hình thức, phương pháp hoạt động riêng do PL qui định .
1.Quốc hội (QH) : QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực NN cao nhất của nước HXHCNVN .
Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra
theo ché độ bầu cử phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín .Là cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN. Quốc hội có chức năng sau :
- Lập hiến (làm ra HP và sửa đổi HP) . Lập pháp (là làm ra luật sửa đổi luật)
- QH quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ
KT-XH,QP-AN của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của


bộ máy NN, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
- QH thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước .
QH có quyền hạn : Xét b cáo hoạt động của Chủ tich nước, UB TVQH, CP, TA
NDTC, VKS NDTC; quy định tổ chức và hoạt đồng Chủ tich nước, CP, TA NDTC,
VKS NDTC, chính quyền ĐP; bãi bỏ các văn bản của Chủ tich nước, UB TVQH,
CP, TTCP, TA NDTC, VKS NDTC trái với Hiến pháp, p luật và NQ của QH
QH hoạt động thong qua các kỳ họp của QH, hoạt động của UB TVQH, Hội
đồng dân tộc, các UB của QH, các đoàn đại biểu QH và các đại biểu QH .
2. UBTV Quốc hội : Là cơ quan thường trực của QH, do QH bầu ra và chịu
trách nhiệm trước QH; gồm có : Chủ tịch QH, các phó CT QH và các uỷ viên do CT
QH làm chủ tịch, các phó chủ tịch QH làm PCT . Thành viên UB TVQH không thể
đồng thời là thành viên của CP, làm việc theo chế độ chuyên trách .
UBTV Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau (điều 91- H Pháp)
Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội;
-Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội;
- Giải thích HP, luật và pháp lệnh; Ra pháp lệnh về những vấn đề được QH giao;
-Giám sát việc thi hành HP, luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, NQ của UB
TVQH; giám sát hoạt động của CP, TA NDTC, VKS NDTC; đình chỉ việc thi hành
các văn bản của CP, TA NDTC, VKS NDTC trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của
QH và trình QH quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó, huỷ bỏ các văn bản của CP,
TA NDTC, VKS NDTC trái với pháp lệnh, nghị quyết của UB TVQH;
- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của HĐND; bãi bỏ các NQ sai trái của HĐND
tỉnh, TP trực thuộc TW; giải tán HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong trường
hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;
- Trong thời gian Quốc hội không họp, phê chuẩn đề nghị của TT C phủ về việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của
Chính phủ và báo cáo với QH tại kỳ họp gần nhất của QH;
- Trong thời gian QH không họp, QĐ việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước
nhà bị xâm lược và trình QH phê chuẩn quyết định đó tại kỳ họp gần nhất của QH;
- QĐ tổng động viên hoặc động viên cục bộ ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả

nước hoặc ở từng địa phương;
- Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;
-Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.''
3. Chủ tịch nước là người đứng đầu NN, thay mặt NN CHXHCNVN đối nội
và đối ngoại
Chủ tịch nước do QH bầu ra trong số đại biểu của QH . Chủ tịch nước chịu
trách nhiệm và b/ cáo công tác trước QH .
1. Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh
2. Thống lĩnh các LLVTND và giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng QP và
AN
3. Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch, TT C phủ,
C án TANDTC, V trưởng VKS NDTC
4. Căn cứ vào nghị quyết của QH hoặc của ỦBTVQH bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của
CP
5. Căn cứ vào nghị quyết của QH hoặc của ỦBTVQH, công bố QĐ tuyên bố
tình trạng chiến tranh, công bố QĐ đại xá
6. Căn cứ vào nghị quyết của ỦBTVQH, ra lệnh tổng động viên hoặc
động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa
phương
7. Đề nghị ỦBTVQH xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của ỦBTVQH
trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua; nếu
pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được ỦBTVQH biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước
vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó C án, Thẩm phán TANDTC,
Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên VKSND tối cao
9. Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang
nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp khác; quyết định tặng thưởng
huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước
10. Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại

sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước
quốc tế nhân danh Nhà nước CHXHCNVN với người đứng đầu nước khác; quyết
định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội
quyết định
11. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch
Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam
12. Quyết định đặc xá
Chủ tich nước ban hành Lệnh, quyết định
4. Chính phủ :
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao
nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, QP., AN và đối ngoại của NN; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước
từ TW đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành HP và pháp luật; phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm
ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
* CP được lập ra trong kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá QH . Trong kỳ họp này QH
bầu TT CP từ số đ biểu QH theo đè nghị của CT nước và phê ch theo đề nghị của TT
CP danh sách các phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của CP
* Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc
hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước . CP, TT CP và các thành viên CP
chịu sự giám sát của QH, UB TVQH . TT CP, các thành viên CP trả lời chấp vấn ĐB
QH trong kỳ họp QH .
* Nhiệm vụ và quyền hạn CP
1. Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính
phủ, UBND các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước
thống nhất từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra HĐND thực hiện các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để HĐND thực hiện nhiệm vụ và
quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước;

2. Bảo đảm việc thi hành HP và PL trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ
chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục HP và PL trong nhân dân;
3. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước QH và UBTVQH;
4. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển
văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công; quản lý và bảo
đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia;
5. Thi hành những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình; bảo vệ tài
sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường;
6. Củng cố và tăng cường nền QP toàn dân, AN nhân dân; bảo đảmb AN quốc
gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các LLVTND; thi hành lệnh động viên, lệnh
ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;
7. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của NN; công tác thanh tra và
kiểm tra nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí ; giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân ;
8. Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; đàm phán, ký kết điều ước quốc tế theo
thẩm quyền; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân
Việt Nam ở nước ngoài;
9. Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; thống
nhất quản lý công tác thi đua khen thưởng;
10. Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương;
11. Phối hợp với UB TW Mặt trận TQVN, Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam,
Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả.
* Cơ cấu tổ chức của Chính phủ : Các bộ và Các cơ quan ngang bộ. Quốc hội
quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ
tướng Chính phủ.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ
1. Lãnh đạo công tác của CP, các thành viên CP, Thủ trưởng cơ quan thuộc CP,
Chủ tịch UBND các cấp:
2. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;
3. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; trình QH phê
chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
và các thành viên khác của CP;
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê
chuẩn việc bầu cử các thành viên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; miễn nhiệm,
điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc TW ;
7. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định, chỉ thị của UBND và Chủ tịch
UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các
cơ quan nhà nước cấp trên;
8. Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc
TW trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, đồng
thời đề nghị UB TV QH hội bãi bỏ;
9. Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thông qua
những báo cáo của CP trước QH, trả lời của CP đối với chất vấn của đại biểu QH và
ý kiến phát biểu với cơ quan thông tin đại chúng.
Thủ tướng CP ký các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, ra quyết định, chỉ thị ,
kiểm tra việc thi hành các văn bản đó
5 .Bộ và cơ quan ngang Bộ
Bộ và cơ quan ngang Bộ do QH Q định thành lập, bãi bỏ theo đề nghị của
TT CP, thực hiện chức năng QLNN đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm
vi cả nước, QLNN các dịch vụ công theo ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở
hửu phần vốn cảu NN tại DN có vốn NN theo qui định .
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu và lãnh đạo
một bộ, cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ; chịu trách
nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong

phạm vi cả nước hoặc về công tác được giao phụ trách
6. Hội đồng nhân dân (HĐND)
HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu
trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
HĐND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của HP và PL, bảo
đảm sự lãnh đạo thống nhất của TW đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo
của địa phương.
Hội đồng nhân dân chức năng và quyền hạn chủ yếu sau:
- QĐ những chủ trương và biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa
phương, xây dựng và phát triển địa phương về KT-XH, củng cố AN,QP, nâng cao
đời sống của nhân dân ĐP, làm tròn nghĩa vụ của ĐP đối với cả nước.
- Giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND dân
cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo
pháp luật của cơ quan NN, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân
và của công dân ở địa phương.
HĐND ban hành NQ và triển khai thực hiện NQ . HĐND có quyền bãi bỏ
những NQ sai trái của HĐND cấp dưới, những QĐ, chỉ thị của UBND, CT UBND
cùng cấp .
7. ỦBND các cấp
UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan HCNN ở địa
phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà
nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp.
Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND trong việc thực hiện quản lý Nhà nước:
- Quản lý Nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật,
các văn bản của cơ quan NN cấp trên và NQ của HĐND cùng cấp trong cơ quan NN,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở đ phương;
- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện nhiệm vụ xây
dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân; quản lý hộ khẩu, hộ tịch

ở địa phương, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp khác của công dân; chống tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả
và các tệ nạn xã hội khác;
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ CB
CC , bảo hiểm xã hội;
- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phươngt;
- Tổ chức, thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của
pháp luật; phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp
thời các loại thuế và các khoản thu khác ở địa phương
8. Toà án nhân dân (TAND) : Cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN gồm:
TA ND tối cao, các TAND địa phương, các TA quân sự và các TA khác do luật
định , trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.
Tòa án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử
của các Tòa án;
- G đốc việc xét xử của các TA các cấp, TA đặc biệt và các TA khác theo qui định;
- Trình QH dự án luật và trình ỦBTV QH dự án pháp lệnh theo quy định của PL.
Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật bị kháng nghị theo quy định của PL tố tụng;
- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực PL của
TA cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của PL tố tụng.
Chánh án toà án nhân dân tối cao do QH bầy ra từ số đại biểu của QH, chịu
trách nhiệm và b/ cáo trước QH, trong trường hợp QH không họp thì báo cáo UB
TVQH và Chủ tich nước
9. Viện kiểm sát nhân dân (VKS ND) : Hệ thống VKS được tổ chức theo ba
cấp là cấp huyện, cấp tỉnh TP, cấp trung ương và các viện kiểm sát quân sự . VKS
ND tối cao là cơ quan trực thuộc CT nước. Có chức năng kiểm sát hoạt động tư
pháp và thực hành quyền công tố NN .

Viện trưởng VKSND tối cao do QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị
của Chủ tịch nước, chịu sự giám sát của QH, chịu trách nhiệm và b cáo công tác
trước QH, trong trường hợp QH không họp thì báo cáo UB TVQH và Chủ tich nước ;
trả lời chấp vấn kiến nghị yêu cầu đại biểu QH .

×