BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Hà nội, tháng 7/2013
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGYỄN THÚY HỒNG - PHAN THỊ LẠC - ĐỖ HƯƠNG TRÀ
HOÀNG THỊ KIM THÚY - NGUYỄN NGỌC ÂN
BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
2
LỜI NÓI ĐẦU
Việc cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học là nhiệm vụ của giáo viên
các trường phổ thơng nói chung và giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên nói
riêng. Khác với giảng viên các trường đại học, giáo viên phổ thông và trung tâm giáo dục
thưịng xun khơng có quy định cụ thể về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Thay vào đó,
hàng năm họ phải đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn, vận dụng, phổ biến cho đồng
nghiệp và được gọi là sáng kiến kinh nghiệm. Thực tế cho thấy, phần lớn các sản phẩm
sáng kiến kinh nghiệm thời gian qua tính ứng dụng không cao mà chủ yếu là phục vụ mục
đích xét thi đua. Chính vì thế, rất cần có một hướng dẫn cụ thể để đúc rút những kinh
nghiệm của việc triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giáo viên phổ thơng và
giáo dục thưịng xun để nâng cao chất lượng ứng dụng khoa học vào thực tiễn giáo dục
ở các cấp bậc học một cách hiệu quả.
Năm 2007, được sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án Việt Bỉ đã
tổ chức tiếp cận và phổ biến cách thức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học mang tính
ứng dụng cao trên cơ sở lý thuyết ACTION RESEARCH do Tiến sỹ KrisTan – chuyên
gia giáo dục, quốc tịch Hồng Kông và nhóm chuyên gia giáo dục trong nước soạn thảo.
Đây là phương pháp nghiên cứu với mục đích cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục và
dạy học phù hợp với các cấp học phổ thơng và hiện đã có giáo viên của rất nhiều nước
trên thế giới và trong khu vực áp dụng hiệu quả.
Từ năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo phổ biến lý thuyết này đến tất cả giáo viên
các cấp học phổ thơng trong đó có giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên với tên
gọi Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD). Trong thời gian tới, với yêu
cầu phát triển nghề nghiệp liên tục, việc thực hiện các NCKHSPƯD sẽ trở thành quy định
đối với giáo viên các cấp bậc học. Nó có thể thay thế cho các sáng kiến kinh nghiệm đã
và đang thực hiện bởi tính ứng dụng, tính quy chuẩn và đặc biệt là việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong nghiên cứu và phổ biến của các nghiên cứu này. Khi thực hiện
NCKHSP ƯD người giáo viên sẽ thấy rõ:
- Khả năng ứng dụng cao của một nghiên cứu khoa học trong lớp học, trong trung tâm
giáo dục thường xuyên cấp huyện, cấp tỉnh.
- Những ưu điểm nổi trội của cách làm này với các nghiên cứu khoa học giáo dục
truyền thống đang được phổ biến, đặc biệt đối với giáo viên các trung tâm giáo dục
thường xuyên trong điều kiện họ thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục người học là chủ
yếu, khơng có các quy định cứng về nghiên cứu khoa học.
- Giáo viên khi thực hiện các nghiên cứu mang tính ứng dụng thực tiễn này, họ có
thể tham khảo các kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp và phổ biến kết quả của mình
trong phạm vi lớp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, cấp tỉnh, vùng, trên cả nước
và phạm vi quốc tế.
Thực hiện Kế hoạch số 683/KH-BGDĐT ngày 30/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tổ chức biên soạn bài
3
giảng tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho cán bộ quản lý
và giáo viên trung tâm giáo dục thưòng xuyên năm 2013.
Tài liệu gồm các nội dung sau:
Bài 1. Giới thiệu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
Bài 2. Xác định đề tài nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu;
Bài 3. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu;
Bài 4. Thu thập dữ liệu phục vụ cho việc NCKHSPƯD;
Bài 5. Phân tích kết quả nghiên cứu
Bài 6. Cách trình bày báo cáo và lập kế hoạch nghiên cứu đề tài NCKHSPƯD
Trong quá trình biên soạn, với kinh nghiệm xây dựng tài liệu và trực tiếp tập huấn
trong thời gian qua, các tác giả đã thiết kế bài giảng phương pháp NCKHSPƯD với các
hoạt động cụ thể, phù hợp trong một khóa tập huấn cho đối tượng là CBQLGD và giáo
viên các trung tâm giáo dục thường xuyên. Các hoạt động được thiết kế trong tài liệu
nhằm giúp CBQL và giáo viên giáo dục thường xuyên gặp thuận lợi khi tiếp cận và sử
dụng, phổ biến lý thuyết NCKHSPƯD cho đồng nghiệp. Phần thơng tin phản hồi trong
mỗi hoạt động có sử dụng tài liệu chính thức của dự án Việt Bỉ - Nhà xuất bản Đại học sư
phạm (2009) và tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nhà xuất bản Đại học quốc gia
(2011). Hy vọng rằng, tập bài giảng này sẽ giúp cho các thầy cô hiểu, tự tin và chủ động
tiến hành các NCKHSPƯD phục vụ cho cơng việc của mình, góp phần từng bước nâng
cao chất lượng dạy học và giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên.
Trong quá trình triển khai tại địa phương, nếu cần thông tin thêm hoặc sự hỗ trợ, xin
liên hệ với Ban soạn thảo qua địa chỉ:
Đ/c Hoàng Thị Kim Thúy - Cục NG&CBQLCSGD - ĐT: 04.36230502 – DĐ:
0913280991 Email:
Rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ phía các thầy, cơ.
Trân trọng cảm ơn.
Ban soạn thảo
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tran
g
Phần một: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
4
Bài mở đầu ………………………………………………………………………………………………
7
Bài 1. Giới thiệu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
10
…………………………...
Bài 2. Xác định đề tài nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu ……………….
17
Bài 3. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………..
28
Bài 4. Thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu
khoa học sư phạm ứng dựng …………………………………............................................
36
Bài 5. Phân tích kết quả nghiên cứu……………………………………………………………...
46
Bài 6. Cách trình bày báo cáo và lập kế hoạch nghiên cứu đề tài nghiên cứu
khoa học sư phạm ứng dựng …............................................................................................
63
Phần hai: Phụ lục tham khảo
Phụ lục 1: Hướng dẫn cách sử dụng các cơng thức
tính toán trên phần mềm excel ……………………………………………………...
75
Phụ lục 2: Mẫu báo cáo………………………………………………………………………………
83
Phụ lục 3: Mẫu kế hoạch NCKHSPUD…………………………………………………………
84
Phụ lục 4: Mẫu phiếu đánh giá đề tài NCKHSPUD…………………………………………
85
Phụ lục 5: Một số đề tài minh họa………………………………………………………………...
87
5
DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT
GDTX
Giáo dục thường xuyên
GV
Giáo viên
HV
Học viên
KHGD
Khoa học giáo dục
NCKHSPƯD
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
NXB
Nhà xuất bản
PP
Phương pháp
PPDH
Phương pháp dạy học
SGK
Sách giáo khoa
THPT
Trung học phổ thông
6
BÀI MỞ ĐẦU
Mục tiêu:
- Tạo khơng khí thân thiện cho lớp tập huấn.
- Chia sẻ suy nghĩ, nhu cầu và mong đợi về khóa tập huấn.
- Xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp tập huấn.
- Thống nhất nội quy khóa tập huấn
Thời gian thực hiện: 30 phút
Nội dung:
1. Giới thiệu, làm quen
2. Mong đợi của học viên
3. Giới thiệu mục tiêu, phương pháp và nội dung tập huấn
4. Xây dựng nội quy lớp tập huấn
5. Kiện toàn tổ chức lớp học.
Tài liệu và phương tiện:
- Bài giảng phương pháp NCKHSƯD
- Máy chiếu Projector
- Bút dạ, giấy Ao, băng keo.
Hoạt động: Giới thiệu làm quen và tổ chức lớp học
Mục tiêu:
- Giảng viên và học viên làm quen để hiểu rõ đối tượng, từ đó có cách tổ chức tập
huấn hiệu quả.
7
- Tạo khơng khí thân mật, cởi mở trong lớp học.
- Học viên hiểu mục tiêu, nội dung và phương pháp tập huấn của lớp tập huấn.
- Ổn định tổ chức lớp tập huấn.
Các bước tiến hành:
Bước 1. Giảng viên chào mừng các học viên tham gia tập huấn. Giảng viên, trợ
giảng và học viên tự giới thiệu về bản thân mình.
Bước 2. Học viên ngồi theo nhóm, thảo luận, nêu ra những mong đợi của nhóm
mình tại khóa tập huấn.
Bước 3. Giảng viên chiếu Powerpoint và giới thiệu về mục tiêu, nội dung của khóa
tập huấn, các phương pháp được sử dụng tại lớp tập huấn.
Bước 4. Xây dựng nội quy lớp tập huấn. Để lớp tập huấn đạt hiệu quả như mong
đợi, mỗi nhóm trao đổi và đề xuất 3 điều nên làm và 3 điều không nên làm tại lớp tập
huấn. Giảng viên ghi cụ thể và coi đó là nội quy do học viên tự thống nhất và đảm bảo
thực hiện trong suốt quá trình tham gia tập huấn. Nội quy này được ghi lên giấy Ao và
treo tại lớp học. Tất cả học viên đều có nhiệm vụ thực hiện, điều chỉnh, bổ sung.
Bước 5. Cử học viên làm cán bộ lớp để điều hành và hỗ trợ giảng viên trong suốt
q trình tập huấn.
THƠNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG
1. Mục tiêu khóa tập huấn:
Sau khi học viên hồn thành khóa tập huấn sẽ:
- Hiểu rõ bản chất của phương pháp NCKHSPƯD, biết quy trình và cách thức tiến
hành một NCKHSPƯD.
- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nghiên cứu khoa
học/sáng kiến kinh nghiệm hiện vẫn đang thực hiện tại các trung tâm giáo dục thường
xuyên với NCKHSPƯD.
- Có kỹ năng thực hiện được các NCKHSPƯD tại các trung tâm giáo dục thường
xuyên.
- Có kỹ năng tập huấn lại cho đồng nghiệp và hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện các
NCKHSPƯD.
- Có ý thức phổ biến và tổ chức triển khai NCKHSPƯD trong trung tâm GDTX.
8
2. Nội dung tập huấn
Bài 1. Giới thiệu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Bài 2. Xác định đề tài nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Bài 3. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
Bài 4. Thu thập dữ liệu phục vụ cho NCKHSPƯD
Bài 5. Phân tích kết quả nghiên cứu
Bài 6. Cách trình bày báo cáo và lập kế hoạch nghiên cứu đề tài NCKHSPƯD
3. Phương pháp tập huấn:
- Cùng tham gia, hợp tác và chia sẻ trách nhiệm: Học viên tự nghiên cứu tài liệu,
trao đổi, thảo luận nhóm; giảng viên thuyết trình,hướng dẫn, giải thích các vấn đề liên
quan.
9
Bài 1.
GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
MỤC TIÊU
Tham gia tập huấn nội dung này, học viên sẽ:
- Hiểu thế nào là NCKHSPƯD, lý do mà giáo viên tại các TT GDTX phải thực hiện
NCKHSPƯD trong q trình hoạt động nghề nghiệp của mình.
- Phân tích được sự khác nhau cơ bản giữa nghiên cứu khoa học giáo dục truyền
thống, sáng kiến kinh nghiệm đã từng thực hiện với NCKHSPƯD.
- Có ý thức tự tiến hành NCKHSPƯD và phổ biến, giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện
các NCKHSPƯD trong quá trình dạy học và giáo dục học viên.
Phương tiện/ đồ dùng/tài liệu:
Tập bài giảng phương pháp NCKHSPƯD
Bút, giấy A4/giấy màu.
CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
Hoạt động 1. Tìm hiểu về NCKHSPƯD.
Mục tiêu:
Học viên trả lời được câu hỏi: NCKHSPƯD là gì? Tại sao người giáo viên phải
thực hiện những NCKHSPƯD trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình?
Các bước thực hiện
Bước 1. (15 phút) Cá nhân tự nghiên cứu thông tin nguồn cho hoạt động 1 để trả
lời các câu hỏi:
1. NCKHSPƯD là gì? Ví dụ.
2. Tại sao giáo viên và CBQLGD các trung tâm giáo dục thường xuyên phải thực
hiện các NCKHSPƯD trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình?
10
Bước 2. (15 phút) Học viên trao đổi, thảo luận trong nhóm và ghi kết quả thảo luận
ra giấy A4.
Bước 3. (30 phút)
- Các nhóm chia sẻ thơng tin.
- Giảng viên bổ sung và kết luận
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 11
1. NCKHSPƯD là gì?
NCKHSPƯD là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục. Nghiên cứu để thực hiện
và đánh giá một tác động/can thiệp sư phạm. Tác động/can thiệp đó có thể là việc kiểm
chứng tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học khác, sử dụng sách giáo khoa
theo kiểu riêng, áp dụng phương pháp quản lý khác, triển khai chính sách mới, sử dụng
cơng cụ mới vv… do giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện. Người thực hiện NCKHSPƯD
vừa phải tiến hành thực nghiệm, đồng thời kiểm chứng kết quả và đánh giá ảnh hưởng
của tác động/can thiệp đó một cách khoa học để quyết định xem có nên sử dụng và phổ
biến can thiệp/tác động đó hay khơng.
NCKHSPUD là một cơng cụ để từng bước nâng cao chất lượng dạy học và giáo
dục học sinh trong mỗi nhà trường, đảm bảo hiệu quả, ứng dụng được các thành tựu của
công nghệ thông tin, khoa học máy tính, dễ thực hiện, được giáo viên, cán bộ quản lý giáo
dục của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã và đang thực hiện.
Ở Việt Nam, lý thuyết này được Dự án Việt Bỉ tiếp cận, Bộ Giáo dục và Đào tạo
phổ biến từ năm 2009. Kết quả cho thấy: Đây là một cách làm mới, thú vị, hấp dẫn, phù
hợp với giáo viên và cán bộ quản lý các cấp học phổ thông. Giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục coi đây là hành trang cần thiết của mình. Nó giúp cho giáo viên cải tiến, nâng
cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh của mình một cách thường xun. Nó giúp cho
cán bộ quản lý giáo dục nâng cao chất lượng quản lý nhà trường.
Xu hướng hiện nay trên thế giới, NCKHSPƯD là một phần trong phát triển chuyên
môn của giáo viên trong thế kỷ 21. Khi thực hiện NCKHSPƯD, giáo viên sẽ lĩnh hội các kỹ
năng mới về tìm hiểu thơng tin, giải quyết vấn đề, nhìn lại q trình, giao tiếp và hợp tác.
“Nghiên cứu tác động (NCKHSPƯD) là cách tốt nhất để xác định và điều tra những
vấn đề giáo dục tại chính nơi mà vấn đề đó xuất hiện: tại lớp học - tại trường học. Thông qua
1 Tài liệu của dự án Việt Bỉ - Bộ Giáo dục và Đào tạo
11
việc tích hợp nghiên cứu tác động (NCKHSPƯD) vào các bối cảnh này và để những người
đang hoạt động trong mơi trường đó tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, các phát hiện sẽ
được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn” (Guskey, 2000).
NCKHSPƯD khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ đem đến rất nhiều
lợi ích, vì:
a) Tạo cho giáo viên biết cách tư duy mang tính hệ thống nhằm giải quyết những
vấn đề trong hoạt động chuyên môn và quản lý để hướng tới sự phát triển của nhà trường;
b) Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra những quyết định chuyên
môn;
c) Hỗ trợ giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá;
d) Hình thành, phát huy ý thức tiến bộ về nghề nghiệp của mỗi giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục, đồng thời, giúp họ vững tin để cam kết sự tiến bộ trong suốt q trình
thực hiện các cơng việc nghề nghiệp của mình;
đ) Tác động trực tiếp lên việc dạy - học và quản lý;
g) Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên. Giáo viên tiến hành
NCKHSPƯD sẽ tự tin khi tiếp nhận các lý thuyết mới, ln có ý thức sáng tạo và đảm
bảo việc dạy học theo chương trình với thái độ tích cực
NCKHSPƯD gắn với một tác động hoặc can thiệp. Trong rất nhiều tình huống,
người thực hiện NCKHSPƯD sẽ đánh giá hiệu quả của một hành động hoặc can thiệp
được thực hiện trong lớp học hoặc trường học. Khi giáo viên, cán bộ quản lý tiến hành
nghiên cứu hệ thống để đánh giá và đưa ra các kết luận chính xác về kết quả của các hoạt
động này, nó được gọi là NCKHSPƯD. NCKHSPƯD là việc thực hiện các nghiên cứu
nhỏ, dễ thực hiện, dễ kiểm chứng và có thể thực hiện liên tiếp trong một khoảng thời gian
ngắn, nhiều kết quả nhỏ sẽ đưa đến hiệu quả lớn. Các nghiên cứu tác động quy mô nhỏ
này đang dần chiếm ưu thế trong các trường học để tăng cường hiệu quả của việc dạy học
và quản lý.
Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong các trung tâm giáo dục thường xuyên quá
trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, dạy học và giáo dục của mình ln đứng trước những tình
huống, những vấn đề cần phải giải quyết.
Ví dụ:
- Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học viên tại các trung tâm
GDTX?
- Vì sao học viên thường xuyên đi học muộn?
- Vì sao học viên khó tiếp thu bài giảng ở một số phần học trong chương trình?
12
- Vì sao kết quả học tập của học viên không cao?
- Tại sao nội dung của một số phần trong chương trình khơng thực sự phù hợp với
học viên vùng địa lý mà ta đang đảm nhận vv…
Đứng trước những hiện tượng, tình huống, vấn đề đó, giáo viên có trách nhiệm và
ý thức là người phải ln trăn trở, suy nghĩ tìm cách tháo gỡ khó khăn, cải thiện, làm tốt
hoặc tốt hơn nữa các hiện trạng đó. Việc suy nghĩ và đưa ra cách làm/biện pháp mới thay
thế cho các cách làm/biện pháp cũ chính là việc thiết kế các can thiệp, các tác động sư
phạm nhằm cải thiện hiện trạng. Việc tiếp theo là tiến hành thử nghiệm cách làm mới đó
xem có hiệu quả khơng và hiệu quả ở mức độ nào. Kết quả của thử nghiệm trả lời câu hỏi:
Cách làm mới có tốt không? nên hay không nên sử dụng cách làm mới thay thế cho cách
làm cũ?
Việc suy nghĩ cải thiện chất lượng dạy học và giáo dục không phải là công việc chỉ
được thực hiện trong một thời gian xác định nào đó và
khơng phải chỉ nhằm để báo cáo thành tích phục vụ cho
việc thi đua khen thưởng. Nó được thực hiện liên tục trong
suốt quá trình lao động nghề nghiệp của mỗi giáo viên,
làm cho chất lượng dạy học và giáo dục được nâng cao
mỗi ngày. Đó là một quy trình khép kín và liên tục. Kết
thúc một nghiên cứu này là sự bắt đầu cho một nghiên cứu
mới. Quy trình đó bắt đầu từ việc suy nghĩ về thực trạng
đang diễn ra, thử nghiệm cách làm mới thay thế cho cách
làm cũ và kiểm chứng xem kết quả thế nào, việc suy nghĩ
để tiếp tục cải thiện thực trạng lại được tiếp tục.
2. Tại sao giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các trung tâm giáo dục thường
xuyên cần phải thực hiện NCKHSPƯD trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của
mình?
1. Điều 23 trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường
xuyên ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định rõ nhiệm vụ của giáo viên trung tâm giáo dục thường
xuyên có nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và
hiệu quả giảng dạy. NCKHSPƯD sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra trong
Điều 23 này.
2. Thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học
và sáng tạo" mỗi giáo viên luôn phải sáng tạo trong công tác dạy học và giáo dục học
13
viên. Những sáng tạo đó phải đảm bảo tính ứng dụng trong thực tiễn và được kiểm chứng
một cách khoa học, được đồng nghiệp công nhận. NCKHSPƯD là công cụ tin cậy giúp
giáo viên, CBQLGD tự tin khi thực hiện cuộc vận động.
3. Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường
xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định mỗi giáo viên khi tham gia thi giáo
viên dạy giỏi các cấp đều phải có sáng kiến kinh nghiệm hoặc NCKHSPƯD đã được áp
dụng hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh. Vì vậy, giáo
viên và CBQLGD phải biết, hiểu và thực hiện được công việc NCKHSPƯD, dần thay thế
cho sáng kiến kình nghiệm vốn mang nhiều tính chủ quan và thiếu tính ứng dụng.
Nhằm từng bước cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học viên và
công tác QLGD, hàng năm, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên GDTX được tổ chức
viết và phổ biến đề tài (sáng kiến kinh nghiệm) để báo cáo, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm
trong phạm vi trung tâm, trên địa bàn huyện, tỉnh/thành phố. Để các nghiên cứu có tính
ứng dụng thực tế cao, Bộ GD&ĐT triển khai đến CBQLGD và GV GDTX Phương pháp
NCKHSPUD. Đây là công việc đòi hỏi có mộṭ nhận thức mới về công việc của CBQLGD
và giáo viên trong bối cảnh giáo dục hiện nay. NCKHSPƯD là quy trình nghiên cứu, triển
khai, tác động sư phạm nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học
viên, tăng cường năng lực đội ngũ nhà giáo. NCKHSPƯD cũng là cơ hội để giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục tận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật áp dụng vào cơng tác quản
lý và giảng dạy của mình. NCKHSPƯD sẽ dần trở thành công việc thường xuyên, hàng
ngày của mỗi giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Họ thường xuyên đưa ra cách thức xử
lý vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đưa ra giải pháp nhằm cải thiện tình hình, nâng cao
tính hiệu quả của công tác dạy học, giáo dục người học ở các trung tâm GDTX phù hợp
với yêu cầu đổi mới của giáo dục và sự vận động của xã hội.
Quy trình và kết quả của các nghiên cứu đều được lượng hóa cụ thể và được kiểm
chứng bằng những công cụ tin cậy, khoa học. Kết qủa nghiên cứu đảm bảo tính ứng dụng
thực tiễn. Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các trung tâm GDTX có thể trao đổi,
chia sẻ các kết quả của NCKHSPƯD trên phạm vi trường, q̣n, hụn, tỉnh, q́c gia và
q́c tế.
Hoạt động 2. Tìm hiểu những điểm giống và khác nhau của nghiên cứu khoa
học giáo dục (hoặc sáng kiến kinh nghiệm) vẫn thường thực hiện với NCKHSPƯD
Mục tiêu:
Học viên hiểu và phân tích được những điểm giống và khác nhau của nghiên cứu khoa
14
học giáo dục (hoặc sáng kiến kinh nghiệm) vẫn thường thực hiện với NCKHSPƯD
Các bước tiến hành:
Bước 1. (15 phút) Cá nhân tự nghiên cứu thông tin nguồn cho hoạt động 2 để hiểu
rõ về những điểm giống và khác nhau giữa nghiên cứu khoa học (sáng kiến kinh nghiệm)
vẫn thường thực hiện từ trước tới nay ở các trung tâm GDTX và NCKHSPƯD. Có thể lấy
ví dụ minh họa.
Bước 2. (15 phút) Học viên trao đổi, thảo luận trong nhóm và ghi kết quả thảo luận
ra giấy A4.
Bước 3. (30 phút)
- Các nhóm chia sẻ thơng tin.
- Giảng viên bổ sung, kết luận
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 22
Những điểm khác nhau của nghiên cứu khoa học truyền thống và
NCKHSPƯD
Trước đây, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các trung tâm GDTX thường
viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc tiến hành thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trên
cơ sở lý thuyết về nghiên cứu khoa học đã được học tại các trường sư phạm. Phương pháp
nghiên cứu khoa học này về cơ bản đã giúp cho giáo viên có được cơ sở lý luận trong q
trình thực hiện các cơng việc ở trung tâm GDTX . Các lý thuyết của phương pháp nghiên
cứu khoa học mà giáo viên đã từng thực hiện trước đây đòi hỏi người nghiên cứu đầu tư
rất nhiều về mặt thời gian, trình độ lý luận, mang tính nghiên cứu chun nghiệp, cho nên
tính ứng dụng khơng cao. Trong khi đó, do những địi hỏi cấp bách của cơng tác dạy học
và giáo dục người học trong tình hình mới, giáo viên phải ln đối mặt với các tình
huống phát sinh từ phía người học, đảm nhận những nhiệm vụ mới do đặc tính vận động
và phát triển của nghề nghiệp. Do vậy, yêu cầu tất yếu đối với giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục ở các trung tâm GDTX là phải được trang bị công cụ phù hợp hơn, tiện lợi hơn,
mang tính thực nghiệm và đảm bảo tính ứng dụng.NCKHSPƯD giải quyết tốt u cầu
này.
Chúng ta có thể xem xét những điểm khác nhau cơ bản của phương pháp nghiên
2 Tài liệu dự án Việt Bỉ - Bộ Giáo dục và Đào tạo
15
cứu khoa học trước đây đã từng thực hiện với NCKHSPƯD trong bảng sau:3
Sáng kiến kinh nghiệm
NCKHSPƯD
Mục đích
Cải tiến/ tạo ra cái mới nhằm thay Cải tiến/ tạo ra cái mới nhằm thay
đổi hiện trạng, mang lại hiệu quả đổi hiện trạng, mang lại hiệu quả cao
cao
Căn cứ
Xuất phát từ thực tiễn, được lí Xuất phát từ thực tiễn, được lí giải
giải bằng lí lẽ mang tính chủ quan bằng lí lẽ mang tính khoa học
cá nhân
Quy trình
Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của Quy trình đơn giản mang tính khoa
mỗi cá nhân
học, tính phổ biến quốc tế, áp dụng
cho mọi giáo viên, cán bộ quản lý
Phân tích
Thống kê mang tính suy luận
Thống kê mang tính mơ tả
Kết quả
Mang tính định tính chủ quan
Mang tính định tính, định lượng
khách quan
3 Nguồn: Dự án Việt Bỉ
16
Bài 2.
XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU
Mục tiêu:
Sau khi được tập huấn nội dung này, học viên sẽ:
Quan tâm, suy ngẫm, nhìn lại các vấn đề dạy học/giáo dục ở trung tâm GDTX
/lớp học mà mình phụ trách, xác định được nguyên nhân và tìm giải pháp thay thế
để cải thiện tình hình.
Biết cách xác định tên đề tài nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu
Biết cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Có ý thức thực hiện các NCKHSPƯD để cải thiện chất lượng giáo dục và dạy học
ở trung tâm GDTX .
Phương tiện/ đồ dùng/ tài liệu
- Tập bài giảng phương pháp NCKHSPƯD
- Bút, giấy A4
- Bút dạ, Giấy Ao
CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
Hoạt động 1. Trao đổi, thảo luận về cách xác định đề tài nghiên cứu
Mục tiêu:
Học viên biết cách thực hiện các bước để xác định đề tài nghiên cứu
Các bước tiến hành:
Bước 1. (15 phút) Cá nhân nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu hỏi:
1. Việc dạy học/giáo dục ở lớp, trung tâm GDTX bạn hoặc bộ môn của bạn hiện
nay đã tốt chưa? Nếu chưa tốt thì vì sao?
2. Bạn có giải pháp nào thay thế giải pháp cũ để cải thiện tình hình?
17
3. Thế nào là vấn đề nghiên cứu? Thế nào là giả thuyết nghiên cứu?
Bước 2. (20 phút) Giảng viên trình chiếu Powerpoint và giảng giải cho học viên
hiểu rõ 3 vấn đề mà học viên vừa nghiên cứu.
Bước 3. (15 phút) Mời một số học viên lên trình bày lại 3 vấn đề trên và giải thích
sơ đồ về giả thuyết nghiên cứu.
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1
1. Hiện trạng dạy học/giáo dục đưa đến cho bạn suy nghĩ về việc sẽ cải thiện
hiện trạng ấy
Trong thực tế, công tác dạy học và giáo dục của giáo viên cũng như công tác quản
lý của cán bộ quản lý giáo dục ở các trung tâm GDTX luôn đứng trước những tình huống
cần phải thay đổi làm cho tốt hơn. Có những thực trạng tiêu cực đang diễn ra hàng ngày
hàng giờ khiến cho ta phải suy nghĩ phải thay đổi nó. Có những thực trạng dù đã được cải
thiện nhưng kết quả chưa cao cũng thôi thúc ta cải tiến để cho tốt hơn nữa. Cơng việc chỉ
có thể tiến triển khi chúng ta ln tìm cách cải thiện chúng. Là giáo viên và cán bộ quản
lý giáo dục ở các trung tâm GDTX , một trong những yêu cầu đặt ra là ln phải nhìn lại
q trình làm việc của mình để từ đó tìm cách cải tiến làm cho công việc ngày càng tốt
hơn.
Với giáo viên, các vấn đề thường xảy ra có thể là:
- Học viên khơng hấp dẫn với nội dung bài giảng này? Tại sao?
- Tại sao học viên thường không đạt kết quả cao khi học tập nội dung này?
- Tại sao giáo viên không hứng thú khi dạy học viên nội dung này?
- Làm thế nào để thu hút các đối tượng người học khơng có điều kiện học ở các
trường chính quy vào học trong các trung tâm GDTX?
- Liệu phương pháp dạy học này có giúp học viên khắc sâu kiến thức, thành thạo
kỹ năng làm việc không? …
Những suy ngẫm này được coi là bước đầu tiên khi thực hiện một NCKHSPƯD.
2. Giải pháp thay thế và việc thực hiện giải pháp thay thế
Từ các câu hỏi suy ngẫm trên, giáo viên tập trung vào việc suy nghĩ để tìm ra cách
18
làm mới thay thế cho cách làm cũ không hoặc chưa đạt hiệu quả như mong muốn cho
từng vấn đề cụ thể. Việc suy nghĩ và tìm giải pháp thay thế là bước tiếp theo khi thực hiện
một NCKHSPƯD.
Câu hỏi đặt ra là: tìm giải pháp thay thế ở đâu?
Câu trả lời là:
- Tìm hiểu xem thực trạng mà mình muốn cải thiện đã từng xảy ra ở đâu, các trung
tâm GDTX khác có thực trạng này khơng? Họ đã xử lý chưa và xử lý như thế nào? Ta có
thể học tập cách xử lý của họ khơng?
- Học tập giải pháp của nơi khác và vận dụng sao cho phù hợp với thực trạng ở trung
tâm GDTX của mình.
- Có thể nguồn tài liệu trong thư viện, trên mạng internet cũng đã viết về những
thực trạng tương tự và cách giải quyết nó. Ta có thể đọc và tìm cách vận dụng phù hợp
với điều kiện của mình.
- Khơng ai khác, giáo viên chính là người nghĩ ra cách thức cải tiến hiện trạng.
Trong quá trình tìm kiếm giải pháp thay thế để cải thiện hiện trạng, giáo viên nên
tìm hiểu sâu về tính phổ biến của tình hình này ở các địa bàn khác có cùng hồn cảnh.
Tìm hiểu xem vấn đề được giải quyết thế nào? Điều này rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho
giáo viên hiểu kỹ về lý thuyết được kiểm chứng qua thực tiễn. Từ đó việc triển khai giải
pháp mới thay thế có cơ sở vững chắc.
3. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
3.1. Vấn đề nghiên cứu
Khi đã nghiên cứu kỹ giải pháp thay thế để cải thiện thực trạng, giáo viên cần đặt
ra câu hỏi: Liệu giải pháp thay thế này có làm thay đổi tốt lên hay kém đi thực trạng đang
diễn ra hay không? Đây là vấn đề nghiên cứu và việc xác định nghiên cứu là bước thứ ba
của một NCKHSPƯD. Vấn đề nghiên cứu thường đặt ở dạng câu hỏi.
Trong NCKHSPƯD, người ta khuyến cáo vấn đề nghiên cứu không nên đưa ra
đánh giá về giá trị và vấn đề đó, khi tiến hành thực nghiệm, có thể kiểm chứng bằng dữ
liệu.
Ví dụ:
19
- Vấn đề nghiên cứu đưa ra nhận định về giá trị:
i) Phương pháp nào là phương pháp tốt nhất để dạy học môn Tiếng Anh ở trung
tâm giáo dục thường xuyên?
Đây là vấn đề không thể nghiên cứu được vì từ tốt nhất là một nhận định về giá
trị. Ở đây ta có thể dựa vào tiêu chí nào để đánh đánh giá đó là phương pháp “tốt nhất”.
Trong thực tế, không thể kiểm chứng được phương pháp nào là phương pháp tốt nhất để
dạy tiếng Anh trong trung tâm giáo dục thường xun.
ii) Có nên sử dụng mơ hình để dạy kiến thức về cấu tạo phân tử (mơn Hóa học 10) cho học
viên khơng?
Đây là vấn đề khơng thể nghiên cứu được vì từ “nên” biểu hiện sự chủ quan mang
tính cá nhân khi đưa ra nhận định.
- Vấn đề nghiên cứu không đưa ra nhận định về giá trị:
i) Dạy phụ đạo cho học viên kém có giúp họ học tốt hơn khơng?
Đây là vấn đề có thể nghiên cứu được vì việc kiểm chứng kết quả kiểm tra học
viên khi học phụ đạo so với kết quả kiểm tra học viên không học phụ đạo sẽ là câu trả lời
cụ thể.
Các ví dụ tiếp dưới đây sẽ đưa ra các vấn đề nghiên cứu có và khơng có đánh giá
về giá trị.4
Ví dụ 1
Phương pháp dạy học mơn lịch sử tốt nhất là gì?
Phân tích
Vấn đề KHƠNG nghiên cứu được vì từ “tốt nhất” hàm chứa việc đánh giá
về mặt giá trị của người nghiên cứu.
Ví dụ 2
Sử dụng Át lát trong dạy học Địa lí lớp 12 có cải thiện kết quả học tập
mơn Địa lí của học viên trung tâm GDTX x…khơng?
Phân tích
Vấn đề nghiên cứu được vì “cải thiện kết quả học tập” mang ý nghĩa
trung tính. Kết quả được đo đạc công nhận khách quan mà không phụ
thuộc vào niềm tin hay sở thích của người nghiên cứu
Người nghiên cứu nên tránh sử dụng các từ ngữ hàm chỉ việc đánh giá cá nhân khi
4 Tài liệu dự án Việt Bỉ
20
hình thành các vấn đề nghiên cứu. Một số từ như vậy bao gồm “phải”, “tốt nhất”, “nên”,
“bắt buộc”, “duy nhất”, “tuyệt đối”…
Một khía cạnh quan trọng của vấn đề nghiên cứu nữa là khả năng kiểm chứng bằng
dữ liệu. Người nghiên cứu cần suy nghĩ xem cần thu thập loại dữ liệu nào (dữ liệu về kiến
thức/ dữ liệu về kỹ năng/ dữ liệu về hành vi/ dữ liệu về thái độ…) và tính khả thi của việc
thu thập những dữ liệu đó.
Các dữ liệu có thể là bài kiểm tra thường xuyên trên lớp của học viên hoặc các bài
kiểm tra đặc biệt do giáo viên thiết kế để phục vụ riêng cho mục đích nghiên cứu.
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Khi xây dựng vấn đề nghiên cứu, giáo viên, người thực hiện nhiệm vụ
NCKHSPUD phải lập ra các giả thuyết tương ứng. Giả thuyết nghiên cứu là một câu trả
lời giả định cho vấn đề nghiên cứu và sẽ được chứng minh bằng dữ liệu. Có hai dạng giả
thuyết được đề cập trong NCKHSPƯD:
Giả thuyết khơng có nghĩa
Dự đốn hoạt động thực nghiệm sẽ khơng mang lại hiệu
quả (khơng xuất hiện sự khác biệt).
Giả thuyết có nghĩa
Dự đốn hoạt động thực nghiệm sẽ mang lại hiệu quả
(có sự khác biệt sau khi tiến hành NCKHSPƯD).
Giả thuyết có nghĩa được phân làm 2 loại: Giả thuyết có nghĩa có định hướng và
giả thuyết có nghĩa khơng có định hướng.
Giả thuyết có nghĩa có định hướng: chỉ ra sự thay đổi tăng lên hoặc giảm đi một
cách rõ ràng.
Ví dụ:
i) Đề tài: Rèn kĩ năng sử dụng Át lát địa lí Việt Nam để nâng cao kết quả học địa lí
lớp 12 ở trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau.
Vấn đề nghiên cứu: Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Át lát địa lí Việt Nam có nâng
kết qủa dạy và học địa lí Việt Nam ở trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau khơng?
Giả thuyết: Có, việc rèn kĩ năng sử dụng Át lát địa lí Việt Nam có nâng kết qủa
học địa lí Việt Nam ở trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau.
ii) Đề tài: Sử dụng biện pháp liên lạc thường xuyên bằng điện thoại với cha mẹ học
sinh nhằm làm giảm tỉ lệ học sinh đi học muộn ở trung tâm GDTX huyện X tỉnh Y.
Vấn đề nghiên cứu: Việc liên lạc thường xuyên bằng điện thoại với cha mẹ của học
viên có làm giảm tỷ lệ học viên đi học muộn ở trung tâm GDTX huyện X tỉnh Y khơng?
Giả thuyết: Có, việc liên lạc thường xun bằng điện thoại với cha mẹ của học
21
viên sẽ làm giảm tỷ lệ học viên đi học muộn ở trung tâm GDTX huyện X tỉnh Y.
Giả thuyết có nghĩa khơng định hướng; chỉ ra sự thay đổi nhưng không xác định
việc tăng lên hay giảm xuống một cách cụ thể.
Ví dụ:
Vấn đề nghiên cứu: Việc rèn kĩ năng sử dụng Át lát địa lí Việt Nam có làm thay
đổi kết qủa học địa lí Việt Nam ở trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau khơng?
Giả thuyết: Có, việc rèn kĩ năng sử dụng Át lát địa lí Việt Nam sẽ làm thay đổi kết
qủa học địa lí Việt Nam ở trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau (không chỉ ra rằng tăng lên hay
giảm đi).
Vấn đề nghiên cứu: Việc liên lạc thường xuyên bằng điện thoại với cha mẹ của học
viên có làm thay đổi tỷ lệ học viên đi học muộn ở trung tâm GDTX huyện … tỉnh …
khơng?
Giả thuyết: Có, việc liên lạc thường xun bằng điện thoại với cha mẹ của học sinh
sẽ làm thay đổi tỷ lệ học sinh đi học muộn ở trung tâm GDTX huyện … tỉnh … (không
chỉ ra rằng tăng lên hay giảm đi).
Đây là giả thuyết có nghĩa và khơng có định hướng.
Lưu ý: Đây là phần quan trọng, giáo viên cần phải ghi nhớ vì việc xác định giả
thuyết có nghĩa và có định hướng hay khơng có định hướng trong một nghiên cứu sẽ liên
quan đến việc phân tích dữ liệu ở phần sau.
Tóm lại:
Từ thực trạng xuất hiện ý tưởng cải thiện, tiếp đó là việc tìm giải pháp mới để thay
thế giải pháp cũ. Khi suy nghĩ về giải pháp thay thế, câu hỏi đặt ra là giải pháp thay thế có
làm thay đổi thực trạng đang diễn ra hay không. Câu hỏi đặt ra như vậy được gọi là vấn
đề nghiên cứu. Mục đích hướng tới sau khi tiến hành thay thế giải pháp mới là câu trả lời
cho vấn đề nghiên cứu. Câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu được gọi là giả thuyết nghiên
cứu.
Đến đây, giáo viên - người nghiên cứu đã có thể xác định tên đề tài nghiên cứu
một cách sơ bộ:
Ví dụ:
Tên đề tài: Rèn kĩ năng sử dụng Át lát địa lí Việt Nam để nâng cao kết quả học Địa
lí lớp 12 ở trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau.
Tên đề tài nghiên cứu có thể thay đổi trong quá trình triển khai nghiên cứu.
Để hiểu thêm về vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, giáo viên nghiên cứu
22
kỹ hơn ở sơ đồ sau đây:5
Hoạt động 2. Thực hành xác định đề tài nghiên cứu và xây dựng giả thuyết
nghiên cứu
Mục tiêu:
Học viên liên hệ được thực tế để hình dung cụ thể các cơng việc phải làm khi tiến
hành một NCKHSPƯD.
Học viên tự xác định được thực trạng, tìm nguyên nhân và giải pháp thay thế, xác
định vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu phù hợp, viết tên đề tài nghiên cứu.
Các bước tiến hành
Bước 1. (10 phút) Chia nhóm theo cấu trúc:
- Nhóm lãnh đạo cấp sở.
- Nhóm chuyên viên cấp sở.
- Nhóm Giám đốc/ Phó Giám đốc.
- Nhóm giáo viên.
Lưu ý:
- Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng điều hành, 1 thư ký ghi chép kết quả làm việc
5 Tài liệu của dự án Việt Bỉ
23
chung, 1 người chịu trách nhiệm báo cáo, 1 người theo dõi giờ giấc, một người quản lý
trật tự.
- Những nhóm học viên này ổn định cho đến hết khóa tập huấn và cùng thực hiện
tất cả các nội dung còn lại.
Bước 2. (40 phút) Dưới sự điều hành của nhóm trưởng, các nhóm thảo luận, thống
nhất và hồn thành các công việc sau:
1. Đưa ra một hiện trạng đang cần thiết được cải thiện trong công tác dạy học, giáo
dục trong phạm vi mình phụ trách
2. Xác định các nguyên nhân gây nên hiện trạng đó,
3. Chọn một nguyên nhân để tác động nhằm cải thiện hiện trạng,
4. Đề xuất giải pháp mới thay thế các giải pháp đã, đang thực hiện,
5. Xác định vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6. Bước đầu xác định tên đề tài nghiên cứu.
Thư ký ghi kết quả làm việc của nhóm lên giấy A0.
Bước 3. (60 phút) Các nhóm trình bày kết quả làm việc. Các học viên trong lớp có
nhiệm vụ trao đổi, đặt câu hỏi đề nghị giải đáp về 6 vấn đề mà mỗi nhóm đã trình bày.
Bước 4. (60 phút) Giảng viên kết luận về kết quả làm việc của các nhóm, đưa ra các
điều chỉnh cần thiết về 6 vấn đề trên để mỗi nhóm có căn cứ hồn thành các cơng việc tiếp
theo.
THƠNG TIN PHẢN HỒI CHO HOẠT ĐỘNG 2
1. Giáo viên, người nghiên cứu suy nghĩ về một thực trạng đang diễn ra trong lớp,
trong trung tâm GDTX mình đang dạy. Các thực trạng này liên quan trực tiếp đến kết quả
công việc mình đảm nhiệm và nằm trong phạm vi và khả năng can thiệp của mình.
Ví dụ:
- Học viên khơng làm bài tập ở nhà;
24
- Học viên đi học không chuyên cần, đi học muộn;
- Học viên chưa tập trung học tập, nói chuyện riêng trong lớp;
- Học viên học yếu mơn Hóa học hoặc một chương nào đó của mơn học, vv…
2. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thực trạng đó. Có nguyên nhân chủ quan từ
phía trung tâm, giáo viên, nghiệp vụ sư phạm, cách thức giáo dục vv…; Có những nguyên
nhân khách quan, từ các yếu tố không do trung tâm, giáo viên đem lại. Giáo viên – người
nghiên cứu lần lượt liệt kê các nguyên nhân. Việc lần lượt liệt kê các nguyên nhân gây ra
thực trạng đó giúp cho giáo viên – người nghiên cứu hiểu rõ bản chất của thực trạng và
xác định được khả năng can thiệp của mình để cải thiện thực trạng.
3. Xác định nguyên nhân để giáo viên can thiệp. Nguyên nhân này phải là một
trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên thực trạng đó. Đồng thời, nguyên nhân này phải
là nguyên nhân mà giáo viên – người nghiên cứu hoàn toàn có điều kiện và khả năng can
thiệp được để cải thiện thực trạng.
4. Đề xuất giải pháp thay thế cho giải pháp đã và đang thực hiện nhằm cải thiện
hiện trạng đó. Lúc này giáo viên – người nghiên cứu phải rà soát các tài liệu liên quan để
trả lời các câu hỏi:
- Hiện trạng này có xuất hiện ở những nơi khác khơng?
- Đã có nơi nào (ai) khắc phục được hiện trạng này chưa?
- Giải pháp của họ đưa ra là gì?
- Mình có thể áp dụng giải pháp đó được khơng?
Nếu chưa có ai đưa ra giải pháp cải thiện hiện trạng này, giáo viên – người nghiên
cứu tự mình nghĩ ra giải pháp. Giải pháp này cần phải đảm bảo tính khả thi khi thực
nghiệm.
5. Xác định vấn đề nghiên cứu bằng câu hỏi cụ thể. Nên khu trú một hoặc hai vấn
đề nghiên cứu để đơn giản nhất cho việc thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu sau này.
Thơng thường giáo viên - người nghiên cứu đưa ra giả thuyết có nghĩa và định
hướng cho nghiên cứu của mình.
6. Bước đầu xác định tên đề tài nghiên cứu
25