Tải bản đầy đủ (.ppt) (59 trang)

Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 59 trang )

XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN
Người báo cáo: Khưu Đại Lợi
Phó trưởng phòng GD-ĐT Tuy Phước
Quy Nhơn, ngày 4 tháng 8 năm 2011
Chuyên
Chuyên
đề
đề


2
2
TẬP HUẤN TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
SREM
A- MỤC TIÊU
Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) có những hiểu biết cơ
bản về kế hoạch, các loại kế hoạch của tổ chuyên môn
(TCM) và qui trình, kỹ thuật xây dựng kế hoạch để vận
dụng vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ
chuyên môn và tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ
xây dựng kế hoạch chuyên môn của cá nhân, đảm bảo
các qui định hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế.
1
1
Mục tiêu chung:
2
SREM
A- MỤC TIÊU


Nắm vững các kiến thức cơ bản về xây dựng kế hoạch hoạt động trong
năm học của tổ chuyên môn: các khái niệm (kế hoạch năm học của
TCM, kế hoạch hoạt động trong năm học của giáo viên…); ý nghĩa, yêu
cầu chung nội dung và qui trình xây dựng 2 loại kế hoạch có tính pháp
quy và tính phổ biến của TCM trong năm học (kế hoạch chuyên môn
năm học, kế hoạch hoạt động cuả GV).

Vận dụng được các kiến thức trên vào xây dựng kế hoạch của TCM và
tổ chức, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của giáo viên
và các loại kế hoạch khác.

Nâng cao ý thức về vai trò của TTCM (và của giáo viên) trong việc xác
định mục tiêu và phương hướng cho các hoạt động phát triển chuyên
môn trong năm học; trên cơ sở đó, dần khắc phục thói quen làm việc
theo kinh nghiệm hoặc tùy tiện.
2
2
Mục tiêu cụ thể:
3
SREM
B- NỘI DUNG
1
1
Phần 1: Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch
tổ chuyên môn
2
2
Phần 2: Xây dựng kế hoạch năm học của tổ
chuyên môn
3

3
Phần 3: Tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ
chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học của cá nhân
4
4
Phần 4: Thực hành xây dựng kế hoạch của tổ
chuyên môn
4
SREM
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN
5
SREM
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế
hoạch tổ chuyên môn:
1.1. Các loại kế hoạch ở TCM
6

Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn;

Kế hoạch hoạt động trong năm học của GV;

Kế hoạch học kỳ;

Kế hoạch hàng tháng;

Kế hoạch cho từng loại hoạt động:
(KH thực hiện các chuyên đề cải tiến phương pháp dạy học; KH hội

giảng; kế hoạch dự giờ; KH bồi giỏi - phụ kém; KH tổ chức hoạt động
ngoại khóa; KH nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ giáo viên trong tổ …
SREM
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế
hoạch tổ chuyên môn:
1
Kế hoạch năm
học của tổ chuyên
môn
(Kế hoạch TCM)
2
Kế hoạch hoạt
động trong năm
học của giáo viên
(Kế hoạch cá nhân)
2 loại kế hoạch có tính pháp quy
Theo “Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học” – Ban hành kèm theo TT 12/2011 của Bộ GD-ĐT, 2011
7
SREM
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế
hoạch tổ chuyên môn:

Xây dựng kế hoạch

Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch năm học của tổ
chuyên môn


Kế hoạch hoạt động của giáo viên

Kế hoạch
Kế hoạch là sự thể hiện ý đồ
của chủ thể quản lý về sự phát
triển trong tương lai của đối
tượng quản lý thể hiện qua hệ
thống mục tiêu và các biện
pháp, nguồn lực để thực hiện
mục tiêu đó.
Kế hoạch (bản kế hoạch) là
“toàn bộ những điều vạch ra
một cách có hệ thống về
những công việc dự định làm
trong một thời hạn nhất định,
với mục tiêu, cách thức, trình
tự, thời hạn tiến hành” (Từ
điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ
học, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội - 1988).
1.2. Các khái niệm cơ bản:
Xây dựng kế hoạch (còn gọi
là lập kế hoạch) là xác định
các mục tiêu, các hoạt động
và nguồn lực cần thiết để đạt
tới mục tiêu một cách phù
hợp với tình hình thực tiễn
trong khoảng thời gian xác
định.

Xây dựng kế hoạch là làm rõ 4
câu hỏi quan trọng:
1.Chúng ta là ai và đang ở đâu?
2.Chúng ta muốn đi đến đâu?
3.Chúng ta làm gì? Làm thế nào?
Bằng phương tiện/công cụ gì? để
đến được vị trí mong muốn?
4.Làm thế nào để biết chúng ta tới
đích?
Kế hoạch năm học của tổ chuyên
môn (thường gọi tắt là “kế hoạch
tổ chuyên môn”) là bản dự kiến kế
hoạch triển khai tất cả các hoạt
động của TCM trong một năm học,
nhằm thực hiện những mục tiêu
phát triển của TCM và của nhà
trường.
Đặc điểm:

Là công cụ có tính pháp quy để
TTCM quản lý, chỉ đạo các hoạt động
của TCM;

Là cơ sở để xây dựng các kế hoạch
khác của TCM;

Là định hướng nhất quán cho các
hoạt động của các thành viên trong
TCM;


Là phương tiện để thực thi kế
hoạch năm học của nhà trường;

Do TTCM trực tiếp chỉ đạo xây
dựng.
Xây dựng kế hoạch TCM
trong trường trung học là sự
xác định một cách có căn cứ
khoa học những mục tiêu,
nhiệm vụ của tổ chuyên môn
và định ra những phương tiện
cơ bản để thực hiện có kết
quả những nhiệm vụ, chỉ tiêu
đó.
Bản chất của việc xây dựng
kế hoạch TCM là xác định
xem trong năm học tới, TCM
hướng đến những mục tiêu
phát triển nào; muốn thực
hiện các mục tiêu phát triển
đó cần phải làm gì, làm thế
nào, khi nào làm và ai sẽ làm.
Kế hoạch chuyên môn của
giáo viên là bản dự kiến của
giáo viên về những công việc
sẽ làm trong năm học, với
mục tiêu, cách thức, trình tự,
thời hạn tiến hành cụ thể,
nhằm thực hiện những ý đồ
phát triển của cá nhân phù

hợp với mục tiêu phát triển
của TCM và của nhà trường.
8
SREM
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế
hoạch tổ chuyên môn:
1.3 Ý nghĩa của việc xây dựng kế
hoạch tổ chuyên môn:

Đối với các thành viên trong tổ

Đối với hiệu trưởng

Đối với tổ trưởng chuyên môn

Kế hoạch TCM thể hiện tầm nhìn
của TTCM về phương hướng phát
triển các mặt hoạt động của TCM
trong năm học tới, thể hiện qua các
mục tiêu, yêu cầu, các biện pháp
và nguồn lực để thực hiện mục
tiêu đó;

Kế hoạch TCM có ý nghĩa như là
phương tiện, công cụ quản lý quan
trọng giúp TTCM tổ chức, chỉ đạo,
điều hành, kiểm tra đánh giá một
cách thống nhất các hoạt động của
tập thể TCM, cũng như của từng
thành viên trong tổ.


Kế hoạch TCM giúp TTCM chủ
động, tự tin trong công tác quản lý,
chỉ đạo các hoạt động của TCM.

Kế hoạch TCM thể hiện
thống nhất ý chí, nguyện
vọng và khả năng phấn
đấu vươn lên để phát
triển (tâm và lực) của tập
thể giáo viên trong TCM;

Kế hoạch TCM chỉ rõ
phương hướng hành động
và phối hợp cho mọi
thành viên trong tổ;

Là cơ sở có tính pháp lý
cho mỗi thành viên trong
TCM xác định kế hoạch
hoạt động trong năm học.

Kế hoạch TCM là một trong
những loại kế hoạch cơ bản và
có tầm quan trọng nhất trong
quản lý nhà trường; nó là sự
triển khai cụ thể việc thực hiện
tầm nhìn, chiến lược phát triển
và kế hoạch hoạt động trong
năm học của nhà trường;


Kế hoạch TCM có ý nghĩa như
là một phương tiện quan trọng
trong công tác quản lý, chỉ đạo
phát triển nhà trường của Hiệu
trưởng, nhất là về phương diện
chuyên môn nghiệp vụ; đồng
thời là một trong những cơ sở
cho hoạt động kiểm tra, đánh
giá của hiệu trưởng.
9
SREM
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế
hoạch tổ chuyên môn:
1.4 Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch TCM
a/ Đảm bảo tính mục đích
+ Xác định rõ các mục tiêu phát triển cần hướng tới
+ Các nhiệm vụ cần phải giải quyết
+ Các trạng thái thay đổi cần đạt được

Hệ thống mục tiêu đó của TCM không tách rời mà gắn bó mật
thiết và hướng tới mục tiêu phát triển của nhà trường


10
SREM
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế
hoạch tổ chuyên môn:
1.4 Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch TCM
b/ Đảm bảo tính khoa học

+ Dựa trên cơ sở pháp lí và khoa học
+ Phân tích tình hình một cách đầy đủ, chính xác kế họach trước
+ Nhận rõ mặt mạnh, mặt yếu
+ Chỉ rõ nguyên nhân thành công và không thành công

Nhận thức được các yếu tố rác động đến việc thực hiện kế
họach ở giai đọan mới


11
SREM
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế
hoạch tổ chuyên môn:
1.4 Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch TCM
c/ Đảm bảo tính cụ thể, đo được
+ Các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế họach phải rõ ràng, cụ thể,
có thể đo được
+ Các nguồn lực thực hiện cần được tổ chức tường minh
+ Các biện pháp cần được đề xuất một cách cụ thể để thực hiện
thuận lợi


12
SREM
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế
hoạch tổ chuyên môn:
1.4 Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch TCM
d/ Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi
+ KH TCM là hình ảnh phản chiếu tình hình thực tế của TCM,
của nhà trường, của đội ngũ GV

+ Sự phù hợp giữa kế họach TCM và thực tiễn sẽ đảm báo cho
mọi mục tiêu và nhiệm vụ có thể thực hiện và đạt kết quả
mong muốn


13
SREM
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế
hoạch tổ chuyên môn:
1.4 Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch TCM
e/ Đảm bảo tính linh họat
+ Thực tế TCM trong nhà trường có thể diễn ra không đúng với
dự kiến ban đầu, do vậy cần phải linh họat phát hiện những
điểm không phù hợp của kế họach và điều chỉnh kịp thời
về mục tiêu, nhiệm vụ và việc khai thác sử dụng nguồn lực



14
SREM
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế
hoạch tổ chuyên môn:
1.4 Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch TCM
f/ Đảm bảo tính dân chủ
+ Phải là kết quả thống nhất của trí tuệ tập thể GV trong tổ
+ Là cơ sở, liên kết tập hợp những nổ lực hành động nhằm đạt
mục tiêu chung, đồng thời làm cho mọi người tham gia kiểm
sóat và đánh giá quá trình thực hiện
+ Đảm bảo tính dân chủ sẽ tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo
của GV, tạo cơ chế công khai minh bạch




15
SREM
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế
hoạch tổ chuyên môn:
1.4 Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch TCM
g/ Đảm bảo tính hệ thống nhất quán trong t/chức n/trường
+ Xây dựng kế họach TCM cần đảm bảo mối liên hệ tương hổ
với kế họach các tổ chuyên mônvà các bộ phận khác trong
nhà trường, cùng hướng tới kế họach của nhà trường



16
SREM
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
PHẦN 2
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
17
SREM
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong
năm học của tổ chuyên môn
Phần
mở
đầu:
2.1 Nội dung của bản kế hoạch TCM
Các loại nghị quyết của Đảng các cấp

(có liên quan đến phát triển giáo dục)
Các chỉ thị của Nhà nước, của chính quyền
các cấp
Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học
của ngành (được ban hành từ các cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục
Nghị quyết Chi bộ nhà trường, kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà
trường (nếu đã có).
Lưu ý: khi đưa vào phần mở đầu của kế hoạch, chỉ nên chọn những cơ sở
pháp lý gần nhất với nhà trường để làm điểm tựa pháp lý trực tiếp cho việc
đề xuất các nội dung của kế hoạch của TCM.
18
SREM
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong
năm học của tổ chuyên môn
Phần
nội
dung:
2.1 Nội dung của bản kế hoạch TCM
Đặc điểm tình hình
Các mục tiêu, nhiệm vụ và
chỉ tiêu cơ bản (của các
nhiệm vụ)
Các biện pháp thực hiện
từng nhiệm vụ
Xác định lịch trình thực hiện và
cách thức kiểm tra, kiểm soát
việc thực hiện các nhiệm vụ, các
hoạt động chính của TCM

Những đề xuất của TCM

Nêu bối cảnh năm học: (bối
cảnh năm học (của quốc gia,
của nhà trường, của TCM),
thuận lợi và khó khăn, thời
cơ và thách thức của TCM);

Nêu tình hình thực tế của
TCM (thống kê kết quả về
tình hình thực hiện kế hoạch
năm học trước; những điểm
mạnh, điểm yếu và thuận lợi,
khó khăn cơ bản của TCM
trong năm học mới

Mục này cần trả lời rõ 2 câu
hỏi: TCM của chúng ta đang
ở đâu? TCM của chúng ta là
tổ chức như thế nào?
1. Những mục tiêu nào TCM cần đạt
được trong năm học này? (Đâu là
mục tiêu ưu tiên?)
2. Những nhiệm vụ trọng tâm TCM cần
phải thực hiện năm học này là gì?
(đâu là nhiệm vụ trọng tâm, ưu
tiên?)
3. Cần đưa ra những chỉ tiêu nào, xác
định mức độ nào để đáp ứng yêu
cầu của mục tiêu và phù hợp với

từng nhiệm vụ? Chỉ tiêu phải được
định lượng và biểu thị cụ thể bằng
những con số, tỷ lệ % ...
4. Lưu ý: việc đề ra hệ thống mục tiêu,
nhiệm vụ, chỉ tiêu cần phải dựa trên
căn cứ từ các cơ sở pháp lý nói trên
để đảm bảo sự phù hợp với kế
hoạch phát triển chung của nhà
trường, của địa phương.

Gồm các loại biện pháp
pháp lý – hành chính, biện
pháp nhận thức tư tưởng,
biện pháp tâm lý, biện pháp
huy động và hỗ trợ nguồn
lực/điều kiện, biện pháp
kiểm tra, đánh giá…

Phần này trả lời 2 câu hỏi:
cần có hành động cụ thể
nào (làm gì?) và làm như
thế nào, theo những cách
nào để thực hiện các
nhiệm vụ đã đề xuất?
Trả lời câu hỏi:
1.Lộ trình/kế hoạch thực
hiện các nhiệm vụ/hoạt
động chính trong năm học
như thế nào?
2.Kiểm tra/ kiểm soát thực

hiện kế hoạch thế nào?
Căn cứ vào mục tiêu và
nhiệm vụ đã xác định, đối
chiếu với hoàn cảnh thực
tế cụ thể của tổ, TCM đưa
ra một số đề xuất đối với
lãnh đạo nhà trường hoặc
các đơn vị, cá nhân có
liên quan đê tăng cường
sự hỗ trợ hoặc kết hợp
hành động…
19
SREM
Nội dung chính
Chủ thể lập KH ký tên
và Hiệu trưởng phê duyệt
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong
năm học của tổ chuyên môn
2.2 Hình thức trình bày bản kế hoạch TCM
2.2.1 Theo hình thức mang tính truyền thống và phổ biến
Thể thức hành chính
BAO GỒM:
a)Tên chủ thể của kế
hoạch (Trường và TCM);
b)Quốc hiệu;
c)Thời gian;
d)tên văn bản;
e)các căn cứ pháp lý.
Phần 1
Phần 2

Phần 3

Đặc điểm tình hình

Các mục tiêu, nhiệm vụ và
chỉ tiêu cơ bản (của các
nhiệm vụ)

Các biện pháp thực hiện từng
nhiệm vụ

Xác định lịch trình thực hiện
và cách thức kiểm tra, kiểm
soát việc thực hiện các
nhiệm vụ, các hoạt động
chính của TCM

Những đề xuất của TCM

PHÊ DUYỆT TỔ TRƯỞNG
(Hiệu trưởng (ký tên)
ký tên, đóng dấu)
20
TRƯỜNG THCS……………………
TỔ …………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày 9 tháng 9 năm 2011
KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2011 - 2012
- Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2011 -2012 của Bộ GD-ĐT, của Sở GD-ĐT
tỉnh (hoặc của Phòng GD-ĐT…);
- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường THCS……..
Tổ ………….... xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2011-2012 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Bối cảnh năm học
2. Thuận lợi (mạnh/thời cơ)
3. Khó khăn (yếu/thách thức)
II. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC:
Mục tiêu 1:..
III. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1. Nhiệm vụ 1:
- Các chỉ tiêu:
- Các biện pháp:
IV. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
V. NHỮNG ĐỀ XUẤT:
1. ………
2. ……….
Thời gian Nội dung công việc Người phụ trách Ghi chú
Từ…đến…


Từ…đến…


PHÊ DUYỆT



(Hiệu trưởng ký tên, đóng dấu)
TỔ TRƯỞNG
(ký tên)
21
SREM
Mục tiêu
Mục tiêu là “đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm
vụ”
(Từ điển Tiếng Việt . Viện Ngôn ngữ học. NXB KHXH – 1988).

Trong xây dựng kế hoạch, mục tiêu là tuyên bố
về những thay đổi mà một cá nhân hoặc một tổ
chức mong muốn có được khi kết thúc thời hạn
một nhiệm vụ, một hoạt động trong kế hoạch.
22
SREM
Mục tiêu
Một mục tiêu
chuẩn….
Có thể
đạt được
(vừa sức)
Đo lường
được
Cụ thể, dễ hiểu
Thực tế,
có định
hướng kết quả
Có thời
hạn

23
SREM
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu là “mức định ra để đạt tới, thường được biểu hiện bằng
con số”
- Chỉ tiêu có tính cụ thể, chính xác, định lượng được, đo lường
được, đối chiếu được.
Ví dụ: công việc này sẽ có mấy người đạt? tỷ lệ % là bao nhiêu?
thực hiện công việc đó trong thời gian bao lâu? Đến đâu thì kết
thúc? Chỉ tiêu về chất lượng học sinh năm học này cao hơn năm
học trước bao nhiêu %?
- Chỉ tiêu nằm trong mục tiêu, biểu đạt cụ thể cho mục tiêu.
- Có chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng.
24
SREM

Mục tiêu, chỉ tiêu về tiếp cận cơ hội học tập:
- Tăng tỷ lệ trẻ nhập học đúng tuổi; nâng cao
chất lượng học tập của trẻ em người dân tộc
thiểu số và trẻ em gái, tăng tỷ lệ HS học hoà
nhập.
- Đến năm 2014: 95% trẻ em xuất thân từ các
gia đình chính sách được đến trường, đặc biệt là
các em gái. Giảm tỷ lệ bỏ học xuống còn 3 %.
Đảm bảo 100 % HS có đủ SGK tất cả các môn
học
25
Ví dụ

×