Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.25 KB, 35 trang )

Bài thuyết trình nhóm 5
Đề bài: Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp. Lấy một ví dụ về một doanh nghiệp
cụ thể ở Việt Nam.
Danh sách thành viên
 Nguyễn Đức Trung ( nhóm trưởng)
 Văn Minh Ngọc
 Nguyễn Văn Đại
Mục lục
 Khái niệm
 Tiền mặt
 Dòng tiền
 Quản trị dòng tiền
 Đánh giá dòng tiền trong doanh nghiệp
 Động cơ quản lý lợi nhuận
 Phân tích báo cáo dòng tiền trong doanh nghiệp
 Quản trị dòng tiền vào và ra
 Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
 Các quyết định đầu tư
 Các chỉ số dùng trong phân tích dòng tiền
 Giải pháp điều chỉnh dòng tiền trong doanh nghiệp
 Thực trạng quản trị dòng tiền tại công ty cổ phần tập đoàn kỹ nghệ gỗ
Trường Thành
1. Khái niệm
1.1 Tiền mặt ( Cash)
Được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở
ngân hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố
định , trả tiền thuế, trả nợ
1.2 Dòng tiền (cash flow)
Là một khái niệm chỉ sự di chuyển vào/ ra của tiền trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp ở một giai đoạn cụ thể.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng thông tin mà dòng tiền có thể được chia thành hai


loại:
• Dòng tiền quá khứ: Dòng tiền này là dòng tiền đã thực sự xảy ra. Dòng tiền
này được thể hiện trên Báo cáo tài chính định kỳ (tháng, quý, năm), cụ thể là Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ.
• Dòng tiền dự báo: Dòng tiền này chưa thực sự xảy ra. Dòng tiền trên báo
cáo này chưa thực sự xảy ra, mọi con số chỉ là dự đoán. Dòng tiền này thường
được thể hiện trong các dự án đầu tư. Dòng tiền thu của dự án chủ yếu là đến từ
doanh thu bán sản phẩm của dự án. Đối với dòng chi, tùy từng trường hợp cụ thể
mà chiếm tỷ lệ lớn có thể làm chi mua đất, chi mua máy móc thiết bị, chi tiền
lương, phục vụ cho dự án. Hiệu số của dòng tiền chi và dòng tiền thu của dự án
được gọi là dòng tiền ròng (NCF).
1.3 Quản trị dòng tiền
Quản trị dòng tiền, nói một cách có phần đơn giản, là hoạt động làm cho
dòng tiền (ra, vào) của doanh nghiệp luôn luôn được cân đối trong thực tiễn và đáp
ứng được sự phát triển của doanh nghiệp. Sự cân đối đó biểu hiện ở hai mặt:
- Một mặt, cân đối tức là ở mỗi thời điểm, doanh nghiệp cần chi (ra) một số tiền
nhất định, thì trước đó doanh nghiệp phải tích luỹ được một khoản tiền (vào) với số
lượng tương ứng để doanh nghiệp không bao giờ bị mất khả năng thanh toán tại
những thời điểm cần thiết.
- Mặt khác, cân đối tức là không chênh lệch quá nhiều, nói khác đi, tiền vào doanh
nghiệp không quá lớn đến nỗi chi phí tài chính (chi phí sử dụng vốn, bao gồm lãi
vay và chi phí cơ hội của người chủ sở hữu) trở thành một gánh nặng mà trong đó
có phần là không cần thiết.
Muốn cân đối như vậy, việc đầu tiên cần làm là phân tích dòng tiền để xét xem các
“tiểu dòng” của tiền vào và tiền ra tại các thời điểm khác nhau trong chu trình sản
xuất - tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đã thoả đáng chưa hoặc có còn thoả
đáng nữa không.
Ví dụ, khi phân tích dòng tiền vào, ta thấy rằng: với phương thức bán hàng thụ
động (giao hàng trước, trả tiền sau, nhà buôn bán hết hàng mới trả tiền) thông
thường, doanh nghiệp nhận được tiền vào sau 1 - 2 tháng. Nhưng trong tình hình

lạm phát hiện nay, nhiều nhà buôn có xu hướng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp
nên thanh toán rất chậm (4 - 5 tháng, có khi trở thành nợ khó đòi) làm doanh
nghiệp điêu đứng, có khi vì thế mà phá sản. Như vậy, “tiểu dòng” tiền vào này
không còn thoả đáng nữa, muốn thay đổi, tốt nhất là thay đổi phương thức bán
hàng (từ thụ động chuyển sang chủ động).
Một ví dụ khác: trong điều kiện bình thường, “tiểu dòng” tiền ra để trả cho các
hàng hoá, dịch vụ mua ngoài, doanh nghiệp có thể thanh toán chậm cho các nhà
cung ứng từ 2 - 3 tháng và được gối đầu có khi lên đến hàng tỷ đồng mà không
phải chịu lãi. Nhưng trong lạm phát, các nhà cung ứng đều đòi hỏi trả tiền ngay,
nếu nợ lại có thể phải chịu lãi bằng hoặc cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Trong
tình hình đó, nếu nợ gối đầu quá lớn rõ ràng là một sự lãng phí không đáng có,
doanh nghiệp phải tìm cách xây dựng lại kế hoạch sản xuất - kinh doanh để có
được cơ cấu vốn hợp lý.
.
2. Đánh giá dòng tiền trong doanh nghiệp
Nhiều nhà đầu tư trên thị trường liên tục rơi vào các cạm bẫy của nghệ thuật kế
toán của doanh nghiệp. Họ thường chú trọng vào lợi nhuận của doanh nghiệp
công bố hơn là dòng tiền mà doanh nghiệp đó tạo ra cho chính mình.
Lợi nhuận là bút toán
2.1 Động cơ quản lý lợi nhuận
Để tạo ra lợi nhuận thật dễ dàng đối với một người làm kế toán nhưng để tạo ra
tiền thì quả thật khó khăn. Lợi nhuận thường bị quản lý bởi các nhà quản trị trong
công ty. Việc quản lý lợi nhuận là “sự can thiệp có mục đích bởi việc quản lý trong
tiến trình xác định lợi nhuận, thường là để thỏa mãn các mục đích cá nhân”. Quản
lý lợi nhuận nhằm tô điểm thêm các kỳ vọng của thị trường, nó không tạo ra thêm
giá trị của dòng tiền. Có thể thấy, có nhiều động cơ quản lý lợi nhuận như:
(1). Động cơ vì các hợp đồng kinh doanh. Nhiều hợp đồng kinh doanh sử dụng các
số liệu của kế toán chẳng hạn như các hợp đồng dự thầu, các hợp đồng tiền lương,
thưởng của ban giám đốc và hội đồng quản trị được tính trên những số liệu kế toán
này. Các giao kèo tiền lương, thưởng được xác lập trong một giới hạn dựa trên

mức lợi nhuận mà công ty đạt được. Nếu không quản lý lợi nhuận trong các giới
hạn này sẽ là một tổn thất lớn trong thu nhập của các nhà quản trị. Mặt khác các
điều khoản nợ thường dựa trên những số liệu kế toán như thu nhập. Những xung
đột của các điều khoản nợ sẽ là tốn kém cho các nhà quản trị công ty, chính vì vậy
họ phải quản lý lợi nhuận nhằm giảm đi những tốn kém đó.
(2) Động cơ làm giá chứng khoán. Một động cơ khác tác động tiềm tàng đến giá
chứng khoán. Chẳng hạn, một nhà quản trị có thể tăng lợi nhuận để tạm thời đẩy
giá chứng khoán lên cho những mục đích “sang sạp” của mình hay vì mục đích
phát hành chứng khoán…
Từ những bất cập của phương pháp kế toán phát sinh đã đưa đến nhiều chiến lược
quản lý thu nhập khác nhau nhằm thực hiện được các mục tiêu của người quản lý.
Tuy nhiên, bằng việc phân tích báo cáo dòng tiền sẽ giúp cho nhà đầu tư loại bỏ
được một số nhược điểm này.
2.2 Báo cáo dòng tiền trong doanh nghiệp
Dòng tiền là vua
Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá giá trị thực của cổ phiếu đó chính là
dòng tiền mà một doanh nghiệp tạo ra. Báo cáo dòng tiền cung cấp nguồn gốc
dòng tiền của một doanh nghiệp, dòng tiền của một doanh nghiệp là cái có thực và
là một khái niệm dễ hiểu, chúng không bị tác động bởi các nguyên tắc của hạch
toán kế toán. Tuy nhiên, dòng tiền không thể đo lường giá trị tăng thêm trong ngắn
hạn. Chẳng hạn, nếu một công ty gia tăng dòng tiền bằng việc cắt giảm đầu tư thì
đó là một điều tồi tệ trong tương lai.
Như vậy, dòng tiền sẽ chịu tác động rất nhiều đối với các giai đoạn phát triển của
doanh nghiệp. Tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển mà nhu cầu đầu tư của doanh
nghiệp cũng khác nhau, khả năng tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng
khác nhau…, đối với ngành nghề mà doanh nghiệp đó hoạt động cũng như triển
vọng tăng trưởng của doanh nghiệp đó trong tương lai…
Chính vì vậy, một số chỉ tiêu tài chính khi phân tích báo cáo dòng tiền của doanh
nghiệp thường được đề cập đến là dòng tiền hoạt động, dòng tiền tự do, sự kết hợp
giữa các dòng tiền trong doanh nghiệp… nhìn vào báo cáo dòng tiền nhà đầu tư có

thể đánh giá được chất lượng của thu nhập mà công ty tạo ra. Nó sẽ giúp cho nhà
đầu tư loại bỏ những hoài nghi về việc sử dụng các phương pháp kế toán để tạo ra
lợi nhuận.
Báo cáo luân chuyển tiền tệ
Một trong những tài liệu trong bộ báo cáo tài chính mà một doanh nghiệp cung cấp
đến thị trường là bảng báo cáo luân chuyển tiền tệ. Báo cáo luân chuyển tiền tệ
được phân thành ba dòng tiền khác nhau dựa trên ba hoạt động của một doanh
nghiệp: Dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh; dòng tiền hoạt động đầu tư;
dòng tiền hoạt động tài trợ (thường được đề cập là dòng tiền hoạt động tài chính).
Nói một cách dễ hiểu, hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp tạo
nên dòng tiền hoạt động. Dòng tiền này chính là thực lực của doanh nghiệp, là
thành phần quan trọng tạo nên giá trị nội tại của cổ phiếu đó (xem bảng 1)
Bảng 1:
Tóm tắt báo cáo dòng tiền của công ty (đơn vị tính: tỷ đồng)
Một cách tổng quát, dù năm 2007 công ty tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng dòng tiền
thu về từ hoạt động kinh doanh này lại thâm hụt một cách trầm trọng. Nói cách
khác, (1) Lợi nhuận của công ty không phải đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh
chính, chủ yếu từ hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động thanh lý tài sản… (2) Việc
tạo ra lợi nhuận chẳng qua chỉ là một nghệ thuật kế toán chuyển từ hàng tồn kho
sang các khoản phải thu. Nghĩa là công ty ghi nhận trước doanh thu bán hàng của
mình. (3) Việc bán hàng đã thực hiện quá mức mà công ty không đánh giá được
những rủi ro từ khả năng thanh toán của mình. Việc mở rộng quá mức chính sách
bán hàng sẽ là mối nguy trong thanh toán. Nói cách khác công ty đã quá chú trọng
vào việc bán hàng mà không xem xét đến khả năng thu nợ. Nếu các khách hàng
gặp vấn đề trong thanh toán sẽ là một thiệt hại lớn đến dòng tiền công ty. (4) Việc
có được lợi nhuận cũng có thể đến từ những bút toán định giá lại hàng tồn kho
bằng cách bán hàng rồi sau đó mua lại hàng đã bán. Điều này giúp cho doanh
nghiệp đạt được mục tiêu doanh số và lợi nhuận, nhưng khoản lợi nhuận này chính
là do công ty định giá lại hàng tồn kho. Nhất là trong điều kiện lạm phát như VN
thời gian qua, một công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, sau khi mua hàng, giá vật

liệu tiếp tục tăng, điều đó cho thấy công ty có lợi nhuận nhiều nhưng công ty lại
không bán ra lô hàng này mà tiếp tục gim giữ trong kho. Trong khi đó, báo cáo cần
phải được lập, lợi nhuận cần được công bố, công ty thực hiện bút toán bán hàng
cho một đối tác sau đó mua lại từ đối tác này lô hàng này với giá đã bán. Cả đối tác
và công ty không bị thiệt hại gì ngoại trừ những hóa đơn bán hàng. Điều đáng lưu
ý là công ty không thực sự bán hàng, chỉ bán trên chứng từ kế toán. Không chỉ
dừng lại ở đó, dù giá hàng hóa không tăng, các nhà quản lý cũng có thể thực hiện
được. Điều này cho thấy, có nhiều mối hoài nghi để yêu cầu một nhà đầu tư cần
phân tích chi tiết báo cáo dòng tiền để tìm ra chất lượng thu nhập.
Một công ty trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng có thể chấp nhận một sự thâm
hụt trong dòng tiền hoạt động, họ cần chi ra nhiều tiền để có được doanh thu như
tiền quảng cáo, tiếp thị, hậu mãi, chính sách bán hàng ưu đãi hơn so với đối thủ…
Nếu một sự thâm hụt này không đi liền với giai đoạn này sẽ đẩy công ty đến bờ
vực phá sản. Một nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu của những công ty này vì
thực lực của công ty đang suy yếu. Một công ty được xem là cổ máy tạo ra tiền cho
nhà đầu tư khi dòng tiền hoạt động thặng dư và gia tăng đủ khả năng đáp ứng nhu
cầu đầu tư cần thiết cho việc phát triển của mình. Nói cách khác công ty này đang
có dòng tiền tự do dương. Khi dòng tiền này thặng dư thì doanh nghiệp mới dùng
tiền để chi trả cho các cổ đông của mình dưới nhiều hình thức như chi trả cổ tức
bằng tiền.
Nhiều doanh nghiệp của VN thời gian qua cho thấy tại sao lợi nhuận tạo ra nhiều
nhưng công ty không chi trả cổ tức bằng tiền hoặc có nhưng rất thấp bởi một lý do
đơn giản là công ty không có tiền để chia. Nhìn vào bảng 1, dù năm 2007 công ty
có mức tăng trưởng lợi nhuận đến 277,4% nhưng dòng tiền hoạt động lại thâm hụt
trầm trọng, việc thâm hụt này kết hợp với nhu cầu đầu tư đã đẩy công ty đến việc
gia tăng huy động vốn từ bên ngoài. Dòng tiền tài trợ bên ngoài đã gia tăng đáng
kể. Nếu công ty không thể vay nợ trong tình hình thắt chặt chính sách tín dụng của
ngân hàng nhà nước thì liệu rằng công ty có mức tăng lợi nhuận được không?
Trong điều kiện TTCK ảm đạm, công ty có phát hành thêm cổ phiếu để bù đáp cho
thâm hụt không? Khi không có những nguồn tài trợ này công ty có tồn tại được

không trước những khoản nợ khó đòi,… Tiền công ty chắc chắn thiếu hụt bởi mối
đe dọa này. Khi không đủ tiền đáp ứng nhu cầu kinh doanh thì việc sụt giảm lợi
nhuận trong năm 2008 và trong tương lai là chuyện đương nhiên. Vậy, một nhà
đầu tư có nên mạo hiểm cho kế hoạch đầu tư của mình vào công ty này không?
Đầu tư còn được xem là một cuộc đánh cược, nhưng một nhà đầu tư theo giá trị họ
sẽ không mạo hiểm số tiền của mình trước cuộc chơi này.
Phân tích báo cáo dòng tiền
Một trong những vấn đề thường vấp phải khi phân tích, các nhà đầu tư bị ánh hào
quang lợi nhuận của công ty che lấp nên sẵn sàng trả giá cao cho cổ phiếu này. Ở
đây, nhà đầu tư cần bình tĩnh để trả lời những hoài nghi từ quá trình phân tích: Tại
sao lợi nhuận năm 2007 tăng cao hơn rất nhiều năm 2006 nhưng dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh trở nên thâm hụt trầm trọng. Chính bản thân dòng tiền âm là một
ẩn số lớn của giá cổ phiếu công ty này. Dòng tiền hoạt động âm cho thấy nội tại
doanh nghiệp có vấn đề, lợi nhuận cao nhưng dòng tiền thì không có.
Bảng 2: Chi tiết báo cáo dòng tiền hoạt động của công ty (đvt: tỷ đồng)
Như vậy, nhìn vào báo cáo dòng tiền của công ty này đã cho thấy việc thâm hụt
chủ yếu đến từ việc gia tăng các khoản phải thu, công ty đã mạnh tay mở rộng
chính sách tín dụng mà không biết khả năng trả nợ của khách hàng… Những đánh
giá của nhà đầu tư đến vấn đề tín dụng của doanh nghiệp là rất cần thiết cho việc
tìm ra chất lượng thu nhập. Nếu có rủi ro trong thanh toán sẽ đẩy công ty đến một
sự thiệt hại rất lớn cho các cổ đông. Những rủi ro có thể xảy ra cho các khoản phải
thu (nợ xấu) sẽ làm thất thoát tài sản của công ty và lẽ dĩ nhiên là thất thoát tiền
của các cổ đông nên giá cổ phiếu sẽ sụt giảm. khoản mục thứ 2 cần quan tâm chính
là việc đầu tư vào hàng tồn kho nhiều đã tiêu tốn nhiều tiền của công ty, làm trầm
trọng thêm cho việc thâm hụt hày.
Vấn đề thứ 2 chính là khi dòng tiền hoạt động không đủ tài trợ cho các hoạt động
đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty thì công ty lệ thuộc vào các nguồn
tài trợ bên ngoài. Điều này cho thấy, việc gia tăng tài trợ bên ngoài rất mạnh để tài
trợ cho việc đầu tư vào các khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty. Một sự
thất thoát các khoản phải thu và hàng tồn kho sẽ đe dọa đến nghĩa vụ của các chủ

thể tài trợ. Nói cách khác việc có được lợi nhuận là nhờ vào việc tài trợ bên ngoài.
Lúc này, nhà đầu tư cần phải phân tích các thành phần tài trợ đó.
Một điều cho thấy rằng, trong năm 2007 công ty phát hành thêm cổ phiếu để huy
động và vay vốn ngắn hạn cũng như dài hạn từ ngân hàng (xem bảng 3). Như vậy,
phải chăng lợi nhuận có được có nguồn gốc từ sự đóng góp vốn của chính các cổ
đông? Lợi nhuận này có còn tiếp tục trong năm 2008 khi mà TTCK không khả
quan? Việc phát hành cổ phiếu không thuận lợi? Chắc chắng một nhà đầu tư không
muốn mình bỏ tiền vào công ty để có được lợi nhuận. Đồng thời một tác nhân quan
trọng chính là nợ vay. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay cho việc tăng
trưởng lợi nhuận của công ty trong năm 2007 có tiếp diễn trong năm 2008 khi mà
lãi suất trên thị trường liên tục gia tăng. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của nền
kinh tế có giúp cho công ty dễ dàng vay nợ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh
doanh và có được lợi nhuận không? đến đây, nhà đầu tư đã phần nào nhận ra chất
lượng lợi nhuận mà công ty công bố. Việc gia tăng lợi nhuận này đã làm tổn hại
đến các nhà đầu tư về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Dòng tiền hoạt
động càng trở nên thâm hụt hơn khi nghĩa vụ nộp thuế càng cao. Với tư cách là
một nhà quản trị, họ phải giảm thiểu số tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để gia
tăng dòng tiền cho các cổ đông của mình. Thế nhưng công ty này không làm được
điều này, và trong tương lai, công ty không thể cho các cổ đông của mình những
dòng tiền đích thực.
Khi nhà đầu tư bình tĩnh trả lời những vấn đề cơ bản trên sẽ giúp xác định được
đâu là nguồn gốc của lợi nhuận. Điều này cũng đồng nghĩa với việc xác định giá trị
cổ phiếu trong tương lai khi các yếu tố trên trở nên bất lợi.
Bảng 3: Báo cáo dòng tiền tài trợ (đơn vị tính: tỷ đồng)
Chính dòng tiền từ nội tại của quá trình kinh doanh của mình bị thâm hụt hoặc
không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh sẽ là nguy cơ
lớn trong tương lai, đe dọa đến khả năng tăng lợi nhuận trong năm và những năm
tới. Sự phát triển công ty phụ thuộc chủ yếu các nguồn tài trợ bên ngoài sẽ làm gia
tăng rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Chính những yếu tố này tạo nên nhiều cú sốc về
giá cổ phiếu của công ty khi các yếu tố cơ bản của nền kinh tế không thuận lợi.

Một điểm đáng lưu ý nữa chính là các thành phần của dòng tiền hoạt động đầu tư.
Dòng tiền hoạt động đầu tư có thể được phân chia thành hai nhóm. (1) Đầu tư tài
sản cố định (hay còn gọi là chi tiêu vốn), dòng tiền này sẽ giúp cho công ty tăng
trưởng trong tương lai, công ty sẽ gia tăng được dòng tiền hoạt động vì khả năng
mở rộng thị trường của mình. Dòng tiền chi ra này rất cần thiết cho sự phát triển và
cạnh tranh lại các đối thủ của công ty. Việc thâm hụt này trở nên có vấn đề khi
công ty đầu tư sang lĩnh vực khác. Vì đầu tư sang lĩnh vực mới sẽ làm khuyếch đại
thêm rủi ro và khả năng quản trị rủi ro kém sẽ dẫn đến sự phá sản. (2) dòng tiền
đầu tư tài chính. Dòng tiền này bao gồm đầu tư chứng khoán vì mục đích thương
mại và đầu tư góp vốn vào công ty con, đầu tư dài hạn khác. Việc gia tăng dòng
tiền này một mặc sẽ gia tăng rủi ro và đồng thời nếu quản trị tốt chỉ làm gia tăng
dòng tiền đầu tư. Nó ít tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên nếu đầu tư vào những công ty con để phát triển thành một tổ
hợp khép kín sẽ cần thiết với một chiến lược kinh doanh phát triển thành tập đoàn.
Nhưng một sự đầu tư góp vốn vào lĩnh vực khác sẽ là điều đáng lo ngại cho các cổ
đông. Việc chuyển nhượng những phần vốn góp này không dễ dàng khi hoạt động
kinh doanh cần tiền để duy trì sự hoạt động.
Việc phân tích báo cáo dòng tiền sẽ giúp cho nhà đầu tư đánh giá được chất lượng
thu nhập trong tương lai làm nền tảng cho việc xác định giá trị thực để đầu tư. Việc
phân tích báo cáo dòng tiền của công ty sẽ giúp nhà đầu tư tìm thấy được nhiều ẩn
số dưới những tảng băng lợi nhuận mà công ty công bố. Không nên rơi vào những
cạm bẫy lợi nhuận của công ty để rồi trả giá cao cho cổ phiếu của họ
3. Quản trị dòng tiền vào và ra
3.1 Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
3.1.1 Dài hạn
a. Vay dài hạn ngân hàng
Khái niệm: Là hình thức doanh nghiệp huy động vốn bằng cách đi vay Ngân hàng
dưới dạng một hợp đồng tín dụng và doanh nghiệp phải hoàn trả khoản tiền vay
theo lịch trình đã thoả thuận


Đặc điểm: Vay dài hạn được hoàn trả vào những thời hạn định kỳ với những khoản
tiền bằng nhau - sự hoàn trả dần khoản tiền vay bao gồm cả gốc và lãi.

Lãi suất tuỳ thuộc vào thỏa thuận giữa người vay và ngân hàng: lãi
suất cố định hoặc lãi suất thả nổi.

ưu điểm: - linh hoạt người vay có thể thiết lập lịch trình trả nợ phù hợp với dòng
tiền thu nhập của mình

- chi phí sử dụng thấp và được tính chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
b. Cổ phiếu thường

Đặc trưng: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cho phép người nắm
giữ nó được hưởng những quyền lợi thông thường trong công ty

Cổ phiếu được phát hành bởi công ty cổ phần, nó là phương tiện để hình thành vốn
chủ sở hữu ban đầu và huy động tăng thêm vốn chủ sở hữu của công ty trong quá
trình hoạt động.

Các quyền của cổ đông trong công ty

- Quyền đối với tài sản và phân chia thu nhập của công ty nhưng ở vị trí sau cùng

- Quyền tham gia kiểm soát và điều khiển các công việc của công ty thông qua đại
diện của họ là hội đồng quản trị

- Quyền kiểm tra sổ sách kế toán

- Quyền ưu tiên mua cổ phần mới


Để phát hành cổ phiếu thường có 03 hình thức phát hành:

- Dành quyền ưu tiên đặt mua cho cổ đông

- Chào bán cổ phiếu cho người thứ 3

- Phát hành rộng rãi ra công chúng

Lợi thế huy động bằng cổ phiếu

- Tăng vốn đtư dai hạn mà không phải trả phí sử dụng vốn và có thể không phân
chia lợi nhuận nếu lỗ hoặc lãi ít

- Không phải hoàn trả gốc theo kỳ hạn cố định.

- Tăng vốn chủ sở hữu làm hệ số nợ giảm

Bất lợi huy động bằng cổ phiếu

- Phân chia quyền bỏ phiếu và kiểm soát công ty cho những cổ đông mới

- Chia sẻ quyền phân phối lợi nhuận cho cổ đông mới

- Lợi tức cổ phần không được trừ vào thu nhập chịu thuế

Quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới của cổ đông

Quyền này nhằm bảo vệ:

Quyền kiểm soát của cổ đông hiện hành


Tránh sự thiệt hại về sụt giá cổ phiếu trên thị trường phát hành.

Một số công thức khi phát hành cổ phiếu mới theo quyền này

Số lượng cp mới cần ph hành = số tiền cần huy động/ giá ghi bán một cp

Số chứng quyền = Số cp cũ/số cp mới

Trị giá cp sau phhành(theo lý thuyết) = Tổng giá trị tt của tbộ cp/Số lượng cp trên
tt

Gtrị một chứng quyền = (trị giá cp sau phhành – Giá bán ưu đãi 1 cp)/Số cp cũ cần
thiết để mua cổ phiếu mới

c. Cổ phiếu ưu đãi
Đặc trưng: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, có những
đặc điểm giống như cổ phần thường ngoài ra nó còn được hưởng một số quỳên lợi
sau:

- Ưu tiến về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty

- Tích luỹ cổ tức

- Lỗ được chuyển sang năm tiếp theo

- Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn không trả được cổ tức thì các cổ
đông của cổ phiếu ưu tiên có thể được quyền bỏ phiếu.

Cố phiếu ưu đãi là loại chứng khoán trung tính, vừa có đặc tính giống cp thường và

trái phiếu:

Giống cổ phiếu thường:

Cùng thể hiện quyền sở hữu đối với cty

Không có thời gian đáo hạn

Lợi tức cổ phần ưu đãi không được giảm trừ tính thuế thu nhập

Lợi tức cổ phiếu được trả hàng năm trong nhiều năm

Giống trái phiếu:

Lợi tức ưu đãi được trả theo một mức cố định

Về cơ bản thì cổ đông không có quyền biểu quyết.

Có mệnh giá và lợi tức cổ phần là tỉ lệ phần trăm so với mệnh giá

Lợi tức cổ phần được ưu tiên nhận trước cổ phần thường nhưng sau trái phiếu

Lợi thế khi huy động

- Bắt buộc phải trả cổ tức nhưng không nhất thiết phải trả đúng hạn

- Tăng được vốn chủ sở hữu nhưng khi bị san sẻ quyền lãnh đạo

Bất lợi khi huy động


- Lợi tức thường cao hơn trái phiếu

- Lợi tức cổ phiếu ưu đãi không được trừ vào thu nhập chịu thuế
Trái phiếu Công ty
Trái phiếu cty là chứng chỉ vay vốn do cty phát hành, thể hiện nghĩa vụ và sự cam
kết của Công ty thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời điểm xác định cho
trái chủ.

Lợi thế của trái phiếu công ty

- Lợi tức cố định xác định được trước

- Chi phí phát hành thấp

- Mức độ rủi ro thấp

- Không bị phân chia quyền kiểm soát khi huy động thêm vốn

- Doanh nghiệp có thể chủ động điều hành vốn linh hoạt

Trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu trong một số điều kiện nhất định

Bất lợi của trái phiếu công ty

- Phải trả cổ tức cố định và đúng kỳ hạn

- Làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp

Sự khác biết chủ yếu giữa cổ phiếu và trái phiếu







Cổ phiếu


Trái phiếu


1
.


Phát hành tăng vốn chủ
sở hữu


Tăng vốn vay dài hạn


2
.


Không được rút vốn chỉ
chuyển nhượng



Có thời gian xác định
trả gốc


3
.


Cổ tức phụ thuộc vào
kết quả KD


Lợi tức không phụ
thuộc vào KQKD


4
.


Cổ đông là chủ sở hữu
Cty có quyền quản lý,
chịu rủi ro


Trái chủ là người cho
vay, không tham giá
quản lý, không chịu rủi
ro



5

Cty cổ phần

Cty cổ phần, Cty
.


TNHH, DN nhà nước
được quyền phát hành



d. Thuê tài sản

Thuê tài sản là một hợp đồng thoả thuận giữa hai bên, trong đó người thuê được
quyền sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê theo thời hạn hai bên thoả thuận; người
cho thuê là người sở hữu và nhận được tiền thuê.

Có hai phương thức giao dịch: Thuê vận hành và thuê tài chính.

Thuê vận hành

Có 03 đặc trương chủ yếu:

Thời hạn thuê ngắn so với đời sống hữu ích của tài sản

Người cho thuê chịu trách nhiệm bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản và mọi rủi ro thiệt
hại về tài sản


Thường thì người thuê có quyền huỷ ngang hợp đồng

Chi phí thuê thấp hơn nhiều tổng giá trị tài sản do đó khi kết thúc hợp đồng, chủ sở
hữu có thế bán hoạc gia hạn cho thuê tài sản đó.

Thuê tài chính

Để phân biệt thuê tài chính:

Theo IASC có 4 tiêu chuẩn:

Quyền sở hữu được chuyển giao cho người thuê khi kết thúc hợp đồng

Hợp đồng có quy định quyền chọn mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng với giá
thấp hơn giá trị tài sản thuê tại thời điểm kết thúc hợp đồng

Thời gian của HĐ thuê chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản

Giá trị hiện tại của toàn bộ tiền thuê tối thiểu do người thuê trả phải lớn hơn hoặc
bằng giá trị thị trường của tài sản thời điểm hợp đồng

Theo Việt nam có 4 điều kiện:

Chuyển quyền sở hữu tài sản khi kết thúc hợp đồng hoặc tiếp tục thuê

Trong HĐ có quy định bên thuê được quyền mua theo giá danh nghĩa thấp hơn giá
trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại

Thời hạn cho thuê một tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu

hao tài sản thuê

Tổng số tiền thuê tài sản phải tương đương giá trị tài sản thuê tại thời điểm ký hợp
đồng

Khác biệt giữa thuê vận hành và thuê tài chính:

Điểm lợi sử dụng thuê tài chính

Không phải tập trung tức thời một lượng vốn lớn để mua tài sản

Sử dụng hình thức bán và tái thuê giúp DN có thêm vốn lưu động KD

Điểm bất lợi: Chi phí sử dụng vốn ở mức độ tương đối cao so với tín dụng thông
thường

Khi quyết định thuê tài chính doanh nghiệp cần tính NPV và IRR của dự án và lựa
chọn phương án nà có NPV lớn nhất(tiêu chuẩn có tính ưu tiên nhất) đồng thời
IRR nếu IRR lớn hơn không thì dự án được chọn.

3.1.2 Ngắn hạn
a. Tín dụng thương mại

Khái niệm: TDTM tài trợ thông qua việc bán trả chậm của nhà cung cấp để có vật
tư hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh

Công cụ để thực hiện là: là kỳ phiếu và hối phiếu

ưu điểm: - Giúp doanh nghiệp giải quyết tình trạng thiếu vốn ngắn hạn


- Thuận lợi với doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên với nhà
cung cấp

- Người cho vay có thể dễ dàng mang chứng từ này đến chiết khấu
tại ngân hàng khi chưa đến hạn thanh toán
Bất lợi: - khi ngân hàng gặp khó khăn về tài chính hay thanh toán thì cty phải hoàn
trả hay không vay được

Thoả thuận tín dụng tuần hoàn: tương tự như hạn mức tín dụng và doanh nghiệp
có nghĩa vụ phải trả chi phí từ sử dụng vốn trên toàn bộ hạn mức tín dụng đã thoả
thuận với Ngân hàng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sử dụng vốn.

Tín dụng thư: áp dụng với các đơn vị nhập khẩu hàng hoá. Khi mua hàng NNK
không có tiền trên tài khoản thì có thể đề nghị ngân hàng cung cấp tín dụng để mua
hàng từ một nhà xuất khẩu nước ngoài dưới hình mở thư tín dụng như là một bản
cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ bên bán. Khi mở
thư tín dụng nhà NK phải ký quỹ một số tiền tại Ngân hàng.

Sau khi số tiền theo thư tín dụng được ngân hàng phục vụ bên NK thanh toán hoàn
tất nó sẽ trở thành một khoản nợ do ngân hàng tài trợ cho nhà nhập khẩu

b. Nguồn tài trợ ngắn hạn có bảo đảm

Vay thế chấp bằng khoản phải thu: Công ty có thể đem các hoá đơn thu tiền để làm
vật bảo đảm khoản vay. Tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro của các hoá đơn nhưng thông
thường ngân hàng cho vay khoảng từ 30-90% giá trị danh nghĩa của hoá đơn thu

Mua nợ: công ty có thể tăng vốn ngắn hạn bằng các khoản nợ của mình. Sau khi
mua nợ thì công ty mua nợ phải thu hồi khoản nợ và chịu rủi ro. Giá mua được xác
định tuỳ thuộc vào tính chất mức độ khó đòi


Thế chấp bằng hàng hoá: Giá trị của khoản vay phụ thuộc vào giá trị thực tế của
hàng hoá, khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng hoá và tính ổn định giá cả của
hàng hoá đó.

Chiết khấu thương phiếu: Chiết khấu là nghiệp vụ trong đó ngân hàng dành cho
KH được quyền sử dụng cho đến kỳ hạn của thương phiếu một khoản tiền của
thương phiếu sau khi đã trừ đi lãi phải thu tức tiền chiết khấu và các khoản chi phí
chiết khấu

Phân biệt giữa nguồn tài trợ dài hạn và ngắn hạn



Tiêu thức


Ngắn hạn


Dài hạn


Thời gian hoàn
trả


< 1năm



>1 năm


Lãi suất


Thấp hơn


Cao hơn


Nguồn tài trợ
nhận được


Vay nợ


Vay nợ+vốn cổ
phần


Khả năng trao
đổi


Trên thị trường
tiền tệ



Trên thị trường
vốn

3.2 Các quyết định đầu tư
Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến:
Quyết định đầu tư tài sản lưu thông bao gồm: Quyến định tồn quỹ, quyết định tồn
kho, quyết định chính sách bán chịu hàng hóa , quyết định đầu tư tài chính ngắn
hạn.
Quyết định đầu tư tài sản cố định bao gồm: Quyết định mua sắm tài sản cố định
mới, quyết định thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu từ dự án, quyết định
đầu từ tài chính dài hạn.
Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu thông và tài sản cố định, bao
gồm : Quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hòa vốn.
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định tài
chính doanh nghiệp vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư
đúng sẽ góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó gia tăng giá trị tài sản
cho chủ sở hữu. Ngược lại, một quyết định đầu tư sai sẽ là tổn thất giá trị doanh
nghiệp, do đó sẽ làm thiệt hại tài sản cho chủ doanh nghiệp.
4. Các chỉ số dùng trong phân tích
4.1 Nhóm chỉ sổ khả năng hoạt động
*Hàng tồn kho:
- Vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân
-Vòng quay hàng tồn kho= Doanh thu thuần/ Hàng tồn kho bình quân
-Số ngày tồn kho bq(DOH)= 360(365)/ vòng quay hàng tồn kho
Ý nghĩa: kiểm tra mức độ hiệu quả của việc quản lý hàng tồn kho.
*Khoản phải thu
-Vòng quay khoản phải thu= Doanh thu thuần/ khoản phải thu bình quân
-Kỳ thu tiền bình quân(DSO)= 360(365)/ Vòng quay khoản phải thu
Ý nghĩa: Đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu hay là

khả năng của doanh nghiệp thu hồi nợ từ khách hàng.
*Khoản phải trả
-Vòng quay khoản phải trả= Mua hàng trong kỳ/ Khoản phải trả bình quân
-Kỳ trả tiền bình quân(DPO)= 360(365)/ VÒng quay khoản phải trả
Ý nghĩa: thời gian trung bình mà công ty có được để thanh toán khoản phải trả.
4.2 Nhóm tỷ số khả năng thanh toán
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành:
-Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành= Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: cho biết dnghiep có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để đảm
bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh:
- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh= (TSNH- Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán ngay
-Tỷ số khả năng thanh toán ngay= Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn
hạn
Hệ số số ngày thanh toán ước tính
Hệ số số ngày thanh toán ước tính= (Tiền+ CKNH+ Phải thu)/ Chi phí trung bình
một ngày
Ý nghĩa: cho biết số ngày trung bình mà tài sản có tính thanh khoản cao của công
ty có thể tài trợ cho chi phí hàng ngày.
5. Giải pháp điều chỉnh dòng tiền trong doanh nghiệp
5.1 Chọn đúng khách hàng và đối tác
Một điều khá phổ biến hiện nay là nhiều công ty đang mắc kẹt với những món nợ
xấu khó đòi do khách hàng gây ra. Lý do là họ đã làm ăn với những công ty không
đủ năng lực thanh toán, điều mà lẽ ra họ nên cân nhắc kĩ trước khi tham gia hợp
đồng. Đây là thời điểm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, khách hàng là tài sản
lớn nhất nhưng cũng phải lưu ý rằng nhiều khả năng họ sẽ trở thành tiêu sản của
bạn. Đây là một việc làm khó nhưng hãy lựa chọn khách hàng đủ năng lực kinh
doanh và có khả năng chi trả đúng hạn. Đừng vội kí hợp đồng với bất kì khách
hàng nào đến với bạn. Vì lý do gì mà bạn phải làm ăn với n hững người mà bạn

không chắc là họ sẽ thanh toán đúng hạn hoặc sẽ không bao giờ thanh toán? Để
xác định được điều này bạn nên đánh giá năng lực kinh doanh của đối tượng, môi
trường kinh doanh của lĩnh vực đó ra sao, đối thủ cạnh tranh là ai, nhu cầu khách
hàng như thế nào. Quan trọng hơn hết là họ đang làm gì? Thông tin luôn là vũ khí
hiệu quả giúp bạn bảo vệ công việc kinh doanh một cách hữu dụng.
Bạn cũng nên thiết lập và quy chuẩn hóa các quy định thanh toán khi mua bán, gắn
liền với quy định pháp luật để ràng buộc khách hàng. Đây là biện pháp phòng vệ
quan trọng không phải chỉ để bảo vệ ưu thế trước pháp luật khi chuyện xấu xảy ra
mà quan trọng nó là 'lời nhắc nhở' đối với các đối tác khi tham gia vào hợp đồng,
nếu họ không thực sự đủ năng lực thanh toán, sẽ ít khả năng họ muốn dính líu đến
pháp luật. Chọn đúng đối tác sẽ là công việc cần thời gian so với các hợp đồng
chóng vánh được 'nhắm mắt' kí. Nhưng sự kiên nhẫn đó sẽ được đền đáp thỏa
đáng.
5.2 Tối ưu quy trình quản lý hàng hóa thành phẩm và hàng tồn kho để giải
phóng dòng tiền
Vấn đề giải phòng hàng tồn kho luôn khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu. Giải
quyết được vấn đề này nguồn tiền sẽ không bị ứ đọng. Vô cùng cần thiết trước khi
sản suất bạn phải dự đoán nhu cầu của trị trường, dự đoán số lượng hàng hóa mà
công ty có thể bán ra, chính vì khả năng dự báo của chúng ta còn chưa đủ chính
xác để biết sản xuất bao nhiêu là vừa, cộng thêm sự thiếu am hiểu về thị trường
tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh cũng là nguyên nhân cho việc sản xuất dư thừa. Việc
dự báo cần phải có đạt được độ chính xác tương đối. Thị trường có nhiều biến
động thay đổi thì việc dự báo cần phải thường xuyên hơn và liên tục hơn. Như vậy
mới kịp thời điều chỉnh sản lượng. Giảm thiểu số lượng hàng sản xuất dư thừa có
thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí như nguyên nhiên liệu, nhân công và
kho bãi. Một cách khác được các công ty tiên tiến áp dụng như sử dụng hệ thống
quản lý sản phẩm hoàn thiện như just-in-time inventory management (JIT) để quản
lý kho bãi hiệu hiệu quả hơn. Cũng là một cách hiệu quả để giảm chi phí và giải
phóng dòng tiền.
5.3 Dự đoán dòng tiền một cách chính xác

Cần dự đoán dòng tiền một cách thường xuyên liên tục để kiểm soát và cân đối
giữa dòng tiền vào ra. Kiểm tra và giám sát chi phí, các khoản nợ, các hợp đồng
chờ thanh toán. Là giám đốc tài chính dự đoán dòng tiền cũng có nghĩa là phải đảm
bảo một cách sát sao sự vào ra của các nguồn tiền một cách hợp lý, hạn chế sự
thiếu hụt hay nhàn rỗi của nguồn tiền. Quan trọng là đủ tiền để doanh nghiệp có
thể vận hành các hoạt động cơ bản. Cần đặt biệt chú trọng đến các khoản vay nợ từ
ngân hàng. Nếu không tính toán thời gian thu lại vốn đầu tư để chi trả cho ngân
hàng đúng hạn, hậu quả tất cả chúng ta đều biết. Ngày nay với sự hỗ trợ của công
nghệ các CFO có thể dự đoán các dòng tiền bằng cách chạy các tình huống giả
định để xác định mức độ ảnh hưởng lên doanh nghiệp từ sự biến đổi giá, tỉ giá và
lãi suất. Ngoài ra giám sát nguồn tiền đổ vào các dự án cũng cần được giám sát
chặt chẽ vì đây là kẽ hở của chi phí. Chỉ cần lên kế hoạch một cánh thiếu chi tiết có
thể dẫn đến những chi phí phát sinh ngoài tưởng tượng. Vì thế cần phải có một kế
hoạch tài chính riêng cho các dự án. Càng chi tiết thì càng dễ đánh giá đúng năng
lực để đầu tư có hiệu quả.
5.4 Tính toán và dự đoán kỹ lưỡng các dòng tiền trong tương lai
Lập các Dự báo về dòng tiền cho năm tới, quý tới và thậm chí cho tuần tới nếu
công ty đang trong tình trạng khó khăn về khả năng thanh toán. Dự báo chính xác
về dòng tiền sẽ giúp công ty nhận thức được những khó khăn về tiền trước khi nó
xảy ra.
Cẩn phải hiểu rằng dự báo về dòng tiền không phải là cái nhìn thoáng qua về tương
lai. Dự báo về dòng tiền phải là những dự đoán có căn cứ, dựa trên cân đối giữa
nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: việc thanh toán của khách hàng trong quá khứ,
dựa trên tính toán kỹ lưỡng về những khoản sắp phải chi, và khả năng yêu cầu
thanh toán của nhà cung cấp. Các dự đoán được dựa trên giả định rằng khách hàng
sẽ thanh toán trong cũng một khoảng thời gian giống như những lần thanh toán
trước đó, nhà cung cấp sẽ cho phép gia hạn thanh toán tương tự như những lần
nhập hàng trước đó. Và các khoản chi thường bao gồm chi đầu tư nâng cấp tài sản,
chi lãi vay, các khoản chi cần thiết khác, và các khoản doanh thu thường được dự
kiến dựa theo tính chất mùa vụ.

Hãy bắt đầu việc dự đoán dòng tiền bằng việc cộng số dư tiền tại thời điểm đầu kỳ
với các khoản tiền dự kiến thu được từ các nguồn khác nhau. Để làm việc đó, bạn
sẽ thu thập các thông tin từ phòng kinh doanh, đại diện bán hàng, kế toán công nợ
và từ phòng tài chính. Đối với tất cả các thông tin này, bạn sẽ đặt ra cùng một câu
hỏi: Bao nhiêu tiền sẽ thu được từ khách hàng, từ lãi tiền gửi, phí dịch vụ, một
phần từ các khoản nợ khó đòi, và từ các nguồn khác, và khi nào thì thu được?
Bước thứ hai để dự báo chính xác dòng tiền là những hiểu biết về số tiền phải chi
và thời điểm chi. Điều đó không chỉ có nghĩa là khi nào phải chi mà còn là chi cho
cái gì? Hãy liệt kê các khoản phải chi, bao gồm chi phí thuê, nhập hàng, tiền lương
và thuế phải trả hoặc các khoản phải trả khác như chi phúc lợi, mua dụng cụ, thuê
tư vấn, đồ dùng văn phòng, trả nợ, quảng cáo, sửa chữa tài sản, nhiên liệu và chi
lợi tức,…
5.5 Cải thiện các khoản thu
Nếu công ty được khách hàng thanh toán ngay sau khi giao hàng, công ty sẽ không
bao giờ gặp vấn đề về dòng tiền. Nhưng thật không may, điều đó khó có thể xảy ra,
do vậy công ty cần cải thiện các khoản thu thông qua việc kiểm soát tốt các khoản
công nợ phải thu khách hàng. Vấn đề cơ bản là cải thiện được tốc độ từ đưa vật tư,
nguyên liệu vào sản xuất hàng hoá, cải thiện tốc độ bán hàng, và tốc độ thu tiền.
Sau đây là một số gợi ý cụ thể về việc này:
• Cung cấp các khoản triết khấu thanh toán cho khách hàng, để khuyến khích họ
thanh toán sớm tiền hàng;
• Yêu cầu khách hàng trả trước một phần tiền hàng tại thời điểm đặt hàng;
• Yêu cầu séc tín dụng đối với tất cả các khách hàng mua chịu;
• Tìm mọi cách thanh lý hàng tồn đọng lâu ngày;
• Phát hành hoá đơn kịp thời và đốc thúc thanh toán nếu khách hàng chậm trễ;
• Theo dõi các đối tượng khách hàng nợ để phát hiện và tránh những khoản nợ tồn
đọng;
• Thiết lập chính sách tín dụng thay vì từ chối giao dịch với các khách hàng chậm
thanh toán.
5.6 Quản lý các khoản công nợ phải trả

Tăng trưởng doanh thu có thể che đậy rất nhiều vấn đề, thậm chí là những vấn đề
nghiêm trọng. Khi bạn quản lý một công ty đang phát triển, bạn phải kiểm soát các
khoản chi một cách thận trọng. Đừng bao giờ tự mãn chỉ với doanh thu tăng. Vào
bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ nơi nào bạn nhận thấy chi phí tăng nhanh hơn tốc độ
tăng doanh thu, hãy kiểm tra kỹ lưỡng các khoản chi phí để có thể cắt giảm hoặc
kiểm soát tốt hơn. Sau đây là một số gợi ý để sử dụng tiền một cách hợp lý:
• Tận dụng hết lợi thế từ những điều khoản mua chịu. Nếu nhà cung cấp yêu cầu
thanh toán trong vòng 30 ngày, thì không nên trả trong vòng 15 ngày.
• Nên sử dụng chuyển khoản vào ngày cuối cùng của thời hạn phải thanh toán.
Công ty có thể vẫn đáp ứng được yêu cầu của nhà cung cấp đồng thời vẫn có thể sử
dụng được khoản tiền đó lâu nhất có thể;
• Đàm phán với nhà cung cấp khi họ không thấy được tình hình tài chính của công
ty. Nếu công ty cần trì hoãn thanh toán, cần phải có được sự tin tưởng và thông
cảm từ phía nhà cung cấp;
• Xem xét kỹ lưỡng khi chấp nhận thanh toán sớm để được hưởng chiết khấu của
nhà cung cấp. Nó có thể có lợi cho công ty nhưng cũng có thể là một thiệt thòi cho
công ty khi thanh toán sớm. Cần xem xét chi tiết các điều khoản;
• Không nên luôn luôn lựa chọn những nhà cung cấp có giá thấp nhất. Nhiều khi
điều khoản thanh toán mềm dẻo có thể góp phần cải thiện dòng tiền của công ty
hơn là mặc cả được giá rẻ.
6. Thực trạng quản trị dòng tiền tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ
Trường Thành
1.Giới thiệu chung khái quát Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường
Thành
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1993: Thành lập nhà máy đầu tiên tại Dak Lak, với chỉ 30 công nhân
Năm 2000: Mua lại nhà máy VINAPRIMART của doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài đầu tiên của tỉnh Bình Dương, chuyên sản xuất đũa gỗ, để chuyển thành nhà
máy chế biến ván sàn và đồ gia dụng nội – ngoại thất bằng gỗ cho thị trường xuất
khẩu.

Năm 2002: Thành lập nhà máy thứ ba tại Thủ Đức, TPHCM để gia tăng công suất
đáp ứng đơn hàng ngày mỗi nhiều
Năm 2003: Chuyển từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần với
chương trình ưu đãi cho một số cán bộ chủ chốt mua cổ phần với giá bằng mệnh
giá nhằm thu hút và “giữ chân” nhân tài.
Năm 2006: Sau gần 10 tháng tìm hiểu, thẩm định kết quả kinh doanh cũng như
đánh giá tiềm năng phát triển của TTF, Quỹ Aureos Đông Nam Á (ASEAF) đã trở
thành cổ đông nước ngoài đầu tiên của Công ty vào ngày 31/12/2006, đánh dấu
một bước ngoặc quan trọng cho sự phát triển của TTF. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn
cho ra đời thêm 1 nhà máy nữa tại Dak Lak.
Năm 2007: Công ty tiếp tục thu hút vốn từ các nguồn cổ đông trong và ngoài
nước, tăng vốn điều lệ lên thành 150 tỷ đồng cùng với thặng dư vốn trên 470 tỷ
đồng. Các cổ đông chiến lược và các cổ đông lớn bao gồm Aureos South East Asia
Managers Ltd, VOF Investment Limited, Công ty CK Bảo Việt, Tong Yang,
KITMC, Vietnam Emerging Equities Fund, Vietnam Holding, Vietnam Investment
Fund Đồng thời, TTF thành lập các công ty trồng rừng tại Dak Lak và Phú Yên
với quy mô 100.000ha tại Việt Nam
Năm 2008: Tiếp tục thành lập 2 nhà máy tại Phú Yên và 1 nhà máy hiện đại nhất
Việt Nam tại Bình Dương. Ngoài ra, TTF còn là một trong 30 doanh nghiệp đầu

×