Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Soạn sinh 8 bài 6 ngắn nhất phản xạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.14 KB, 11 trang )

Soạn sinh 8 Bài 6 ngắn nhất: Phản xạ


Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các
câu hỏi Bài 6. Phản xạ trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham
khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.
Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:
Mục tiêu bài học
- Trình bày được cấu tạo của một nơ ron điển hình
- Phân biệt được các loại nơ ron
- trình bày được khái niệm phản xạ, so sánh chỉ ra sự khác biệt của phản xạ và cảm ứng
- Trình bày được các thành phần của một cung phản xạ
- Lấy được ví dụ minh họa và phân tích ví dụ về một cung phản xạ điển hình

Mục lục nội dung
Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 6 ngắn gọn

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 6 hay nhất

Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 6 tuyển chọn
Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 6 ngắn gọn
I. Cấu tạo và chức năng của noron
1. Cấu tạo


- Mơ thần kinh có cấu tạo gồm các tế bào (nơron) thần kinh

- Cấu tạo noron: Mỗi nơron đều gồm phấn thân, sợi trục, đuôi gai ( tua ngắn hay sợi nhánh)
+ Thân: chứa nhân, xung quanh là các sợi nhánh (tua ngắn)
+ Sợi trục: có bao myelin, nơi tiếp nối noron gọi là xinap.
+ Đuôi gai: nằm xung quanh nhân




2. Chức năng
- Cảm ứng: Nơron có khả nàng phát sinh xung thần kinh khi có kích thích Kích thích —> Nơron
—> Xung thần kinh
- Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiểu nhất định: Từ sợi nhánh —> Thân nơron -> Sợi trục.
3. Phân loại
Các loại
noron

Vị trí

Chức năng


Noron hướng
tâm (nơron
cảm giác)
Thân nằm ngoài trung ương thần kinh

Chức năng truyền xung
thần kinh về trung ương
thần kinh.

Nơron trung
gian (noron
liên lạc)

Nằm trong trung ương thần kinh


Đảm bảo liên hệ giữa
các nơron

Nơron li tâm
(nơron vận
động)

Thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ờ
hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ
quan phản ứng (cơ, tuyến)

Truyền xung thần kinh
tới các cơ quan phản
ứng.

II. Cung phản xạ
1. Phản xạ
Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ mơi trường bên trong hay bên ngồi cơ
thể thơng qua hệ thần kinh.
2. Cung phản xạ
- Thành phần một cung phản xạ gồm:
+ Cơ quan thụ cảm.
+ 3 nơron (hướng tâm, trung gian, li tâm).
+ Cơ quan trả lời (còn gọi là cơ quan phản ứng).
- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần
kinh đến cơ quan phản ứng.


3. Vòng phản xạ
- Vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi (xung thần kinh

hướng tâm ngược từ cơ quan thụ cảm và cơ quan phản ứng về trung ương thần kinh)
- Vịng phản xạ điều chỉnh phản xạ nhờ luồng thơng tin ngược


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 6 hay nhất
Câu 1: Hãy phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ?
Trả lời:
Đặc điểm phân biệt


Khái niệm



Con đường đi

Cung phản xạ
– Là con đường mà xung thần
kinh truyền từ cơ quan thụ cảm
qua trung ương thần kinh đến cơ
quan phản ứng.


Số lượng nơron
tham gia



Ngắn hơn -ít




Độ chính xác



ít chính xác



Mức độ



Đơn giản



Thời gian thực hiện



Nhanh hơn

Vòng phản xạ

Là luồng thần kinh
bao gồm cung phản xạ và
đường phản hồi.



Dài



Nhiều



Chính xác hơn



Phức tạp hom



Lâu hơn

Câu 2: Nêu cấu tạo và chức năng của một nơron điển hình. So sánh các loại noron về chức
năng?


Trả lời:
* Cấu tạo: Một nơron điển hình gồm có:
+ Thân nơron: Chưa có nhân, các bào quan.
+ Nhiều sợi nhánh: Phân nhánh, xuất phát từ thân nơron, có chức năng dẫn truyền và nhận thông
tin từ các nơron khác + Sợi trục: có thể có hoặc khơng có bao miêlin, tận cùng có các cúc xinap,
truyền tín hiệu đến các nơron khác.
* Chức năng cơ bản của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

+ Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức
phát sinh xung thần kinh.
+ Dần truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ
nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền dọc theo sợi trục
* Các loại noron: Căn cứ vào chức năng nơron được phân thành 3 loại:
+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngồi trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức
năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm liên hệ giữa các
nơron
+ Nơron li tâm (nơron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở các hạch thần
kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng.

Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 6 tuyển chọn
Câu 1: Cảm ứng là gì:
A. Là khả năng phân tích thơng tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh
B. Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới khu phân tích
C. Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh
D. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh thần kinh
Chọn đáp án: D
Câu 2: Hai chức năng cơ bản của tế bào thần kinh là:


A. Cảm ứng và vận động
B. Vận động và bài tiết
C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
D. Bài tiết và dẫn truyền xung thần kinh
Chọn đáp án: C
Câu 3: Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì ?
A. Cảm ứng và phân tích các thơng tin
B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin

C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
D. Tiếp nhận và trả lời kích thích
Chọn đáp án: C
Câu 4: Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh ?
A. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động
B. Nơron cảm giác và nơron vận động
C. N ron liên lạc và nơron cảm giác
D. Nơron liên lạc và nơron vận động
Chọn đáp án: D
Câu 5: Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các noron thành 3 loại: noron hướng tâm, noron
trung gian và noron li tâm?
A. Hình thái
B. Tuổi thọ
C. Chức năng
D. Cấu tạo
Chọn đáp án: C


Câu 6: Nhóm nào dưới đây gồm những noron có thân nằm trong trung ương thần kinh?
A. Noron cảm giác, noron liên lạc và noron vận động
B. Noron cảm giác và noron vận động
C. Noron liên lạc và noron cảm giác
D. Noron liên lạc và noron vận động
Chọn đáp án: D
Câu 7: Một cung phản xạ được xây dựng từ bao nhiêu yếu tố ?
A. 5 yếu tố
B. 4 yếu tố
C. 3 yếu tố
D. 6 yếu tố
Chọn đáp án: A

Câu 8: Phản xạ là:
A. Phản ứng của cơ thể động vật trước sự tác động của môi trường
B. Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể
C. Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ mơi trường bên ngồi hay bên trong cơ thể thông
qua hệ thần kinh
D. Những hành động tự nhiên mà cơ thể đáp trả lại các kích thích tác động
Chọn đáp án: C
Câu 9: Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu ?
A. Bán cầu đại não
B. Tủy sống
C. Tiểu não
D. Trụ giữa


Chọn đáp án: B
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là chính xác ?
A. Vịng phản xạ được xây dựng từ 4 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, nơron hướng
tâm và cơ quan phản ứng.
B. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.
C. Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược.
D. Cung phản xạ được xây dựng từ 3 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian và cơ quan phản
ứng.
Chọn đáp án: B
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 6. Phản xạ trong SGK Sinh học 8. Mong rằng bài
viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học
dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao
Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 8: Bài 6. Phản xạ




×