Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Soạn sinh 8 bài 14 ngắn nhất bạch cầu miễn dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.12 KB, 11 trang )

Soạn sinh 8 Bài 14 ngắn nhất: Bạch cầu Miễn dịch


Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các
câu hỏi Bài 14. Bạch cầu - Miễn dịch trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ


cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong
các đề kiểm tra.
Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:
Mục tiêu bài học
- Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể của bạch cầu khỏi các tác nhân gây nhiễm
- Trình bày được khái niệm miễn dịch

Mục lục nội dung
Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 14 ngắn gọn

Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 14 ngắn nhất

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 14 hay nhất

Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 14 tuyển chọn
Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 14 ngắn gọn
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
- Bạch cầu là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm
và các vật thể lạ trong máu.


- Có 5 loại bạch cầu:

- Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mơ nào đó của cơ thể thì các bạch cầu bảo vệ cơ thể


thơng qua hoạt động thực bào nhờ bạch cầu trung tính và bạch cầu mono.
- Kháng nguyên là những cơ thể ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể
- Kháng thể là những phân tử protein đặc hiệu do cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên.
⇒ Một kháng nguyên chỉ kết hợp với một kháng thể đặc hiệu của nó (cơ chế chìa khóa ổ khóa)


- Khi các vi khuẩn thoát ra khỏi sự thực bào gặp hoạt động của tế bào limpo B

- Khi các vi khuẩn, virut thoát khỏi limpo B, xâm nhiễm vào các tế bào khác thì bị ngăn cản bởi
tế bào limpo T

⇒ Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách: thực bào, limpo T, limpo B.
II. Miễn dịch
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc bệnh truyền nhiễm nào đó.
- Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
Miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch nhân tạo


Có được một cách ngẫu nhiên khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi
nhiễm bệnh

Có được sau khi tiêm phòng

Gồm:
Gồm:
- Miễn dịch bẩm sinh
- Miễn dịch chủ động
- Miễn dịch tập nhiễm


Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 14 ngắn nhất
Câu hỏi trang 46 Sinh 8 Bài 14 ngắn nhất:
- Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thực hiện thực bào?
- Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
- Tế bào T độc đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?
Trả lời:
- Sự thực bào là sự bảo vệ đầu tiên của bạch cầu khi các vi sinh vật xâm nhập vào mô của cơ thể.
Các loại bạch cầu thực hiện thực bào: Bạch cầu trung tính, bạch cầu mơnơ.
- Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng
nguyên.
- Tế bào T độc đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách tạo ra lỗ thủng trên
màng của tế bào đó → các prơtêin đặc hiệu tiết vào tế bào nhiễm khuẩn → tế bào nhiễm khuẩn
bị phá hủy.
Câu hỏi trang 47 Sinh 8 Bài 14 ngắn nhất:
- Miễn dịch là gì?
- Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
Trả lời:
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
Miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch nhân tạo


- Sinh ra đã có, đặc trưng cho lồi
- Do cơ thể tự tiết ra

- Cần qua quá trình sống
- Do cung cấp qua cách tiêm vào cơ thể.


Bài 1 trang 47 Sinh 8 Bài 14 ngắn nhất:
Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Trả lời:
Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là:
- Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện
- Sự tiết ra kháng thể để vơ hiệu hóa các kháng ngun do các bạch cầu limphô B thực hiện
- Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limphô T thực hiện.
Bài 2 trang 47 Sinh 8 Bài 14 ngắn nhất:
Người ta thường tiêm phịng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh nào?
Trả lời:
Người ta thường tiêm phịng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh sau: sởi, lao, ho gà, bạch
hầu, uốn ván, bại liệt.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 14 hay nhất
Câu 1: Vì sao nói: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu có đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của
nó?
Trả lời:
Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu có đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng:
+ Hồng cầu: Có chức năng vận chuyển, trao đổi khí ơxi (O2) và khí cacbơnic (CO2), góp phần
tạo áp suất thẩm thấu thể keo,điều hoà sự cân bằng axit- baza của máu, qui định nhóm máu
Hồng cầu khơng có nhân làm giảm bớt năng lượng tiêu tốn trong quá trình làm việc.
Hb (huyết sắc tổ) của hồng cầu kết hợp lỏng lẻo với ôxi (O2) và cacbônic (CO2) vừa giúp cho
quá trình vận chuyển khí, vừa giúp cho q trình trao đổi-khí diễn ra thuận lợi.


Hình đĩa lõm 2 mặt tăng bề mặt tiếp xúc giữa hồng cầu với O2 và CO2 tăng hiệu quả cho q
trình vận chuyển khí
Số lượng hồng cầu nhiều tạo thuận lợi cho q trình vận chuyển được nhiều khí, đáp ứng cho
nhu cầu cơ thể, nhất là khi lao động nặng và kéo dài.
+ Bạch cầu: Có chức năng bảo vệ cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và tế bào già.

Để thực hiện các chức năng đó bạch cầu có những đặc điểm sau:
Có khả năng hình thành chân giả bao vây và tiêu diệt vi khuẩn cùng các tế bào già bằng cách
thực bào.
Có khả năng thay đổi hình dạng để có thể di chuyển đến bất kì nơi nào của cơ thể. Một số bạch
cầu còn cỏ khả năng tiết chất kháng thể tạo khả năng đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.
+ Tiểu cầu: Có chức năng chủ yếu trong q trình đơng máu.
Có chứa men và dễ vỡ để giải phóng enzim khi cơ thể bị thương, giúp cho sự đông máu.
Khi chạm vào vết thương, tiểu cầu vỡ giải phóng Enzim của tiểu cầu cùng với biến prơtêin hòa
tan (chất sinh tơ máu) của huyết tương thành các sợi tơ máu. Các sợi tơ máu kết thành mạng lưới
ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông ngăn vết đứt mạch máu để máu không chảy ra
ngồi nữa. máu khơng chảy ra ngồi nữa.

Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 14 tuyển chọn
Câu 1: Kháng nguyên là:
A. Một loại Protein do tế bào hồng cầu tiết ra
B. Một loại protein do tế bào bạch cầu tiết ra
C. Một loại protein do tiểu cầu tiết ra
D. Những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể
Chọn đáp án: D
Câu 2: Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế:
A. Thực bào
B. Tiết kháng thể để vơ hiệu hóa kháng nguyên


C. Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm virut, vi khuẩn
D. Cả A, B, C đều đúng
Chọn đáp án: D
Câu 3: Đại thực bào là do loại bạch cầu nào phát triển thành ?
A. Bạch cầu ưa kiềm
B. Bạch cầu mơnơ

C. Bạch cầu limphơ
D. Bạch cầu trung tính
Chọn đáp án: B
Câu 4. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể ?
A. Bạch cầu mônô
B. Bạch cầu limphô B
C. Bạch cầu limphô T
D. Bạch cầu ưa axit
Chọn đáp án: B
Câu 5: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây
diễn ra theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa?
A. Kháng ngun- kháng thể
B. Kháng nguyên- kháng sinh
C. Kháng sinh- kháng thể
D. Vi khuẩn- protein độc
Chọn đáp án: A
Câu 6. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?
A. Prôtêin độc


B. Kháng thể
C. Kháng nguyên
D. Kháng sinh
Chọn đáp án: A
Câu 7: Khả năng người nào đó đã từng một lần bị bệnh nhiễm nào đó, sau đó khơng mắc lại
bệnh đó nữa được gọi là:
A. Miễn dịch bẩm sinh
B. Miễn dịch chủ động
C. Miễn dịch tập nhiễm
D. Miễn dịch bị động

Chọn đáp án: C
Câu 8: Khi được tiêm phòng vacxin thủy đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong
tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào?
A. Miễn dịch tự nhiên
B. Miễn dịch nhân tạo
C. Miễn dịch tập nhiễm
D. Miễn dịch bẩm sinh
Chọn đáp án: B
Câu 9: Trong cơ thể có 2 loại miễn dịch đó là:
A. Miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo
B. Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch tập nhiễm
C. Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch chủ động
D. Miễn dịch chủ động, miễn dịch tập nhiễm
Chọn đáp án: A


Câu 10: Trong hệ thống "hàng rao" phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut
thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của:
A. bạch cầu trung tính
B. bạch cầu lompho T
C. bạch cầu limpho B
D. bạch cầu ưa kiềm
Chọn đáp án: C
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 14. Bạch cầu - Miễn dịch trong SGK Sinh học 8.
Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội
dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao
Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 8: Bài 14. Bạch cầu - Miễn dịch




×