Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Soạn sinh 8 bài 19 ngắn nhất thực hành sơ cứu cầm máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.26 KB, 8 trang )

Soạn sinh 8 Bài 19 ngắn nhất: Thực hành. Sơ
cứu cầm máu


Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các
câu hỏi Bài 19. Thực hành. Sơ cứu cầm máu trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng


thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập
trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.
Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:
Mục tiêu bài học
- Học sinh phân biệt được chảy máu động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
- Biết cách sơ cứu và băng cầm máu cho chảy máu mao mạch, tĩnh mạch, động mạch

Mục lục nội dung
Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 19 ngắn gọn

Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 19 ngắn nhất
Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 19 ngắn gọn
I. Nội dung tiến hành thí nghiệm.
1. Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch
Tập băng vết thương ở lòng bàn tay
- Các bước tiến hành:
+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút (cho tới khi thấy máu không
chảy ra nữa)
+ Sát trùng vết thương bằng cồn iôt
+ Khi vết thương nhỏ, có thể dùng băng dán (có bán phổ biến ở các cừa hàng thuốc)


+ Khi vết thương lớn, cho ít bơng vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và


dùng băng buộc chặt lại
- Lưu ý: sau khi băng, nếu vết thương vẫn chảy máu, cần đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu
2. Chảy máu ở động mạch: tập băng vết thương ở cổ tay


- Dùng ngón tay cái dị tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp
mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút
- Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết
thương (về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu.- Sát trùng vết thương (nếu có điều kiện), đặt
gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
- Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu
Lưu ý:
+ Chỉ các vết thương chảy máu động mạch ở tay (chân) mới sử dụng biện pháp buộc dây garô.
+ Cứ sau 15 phút lại nới dây garô ra và buộc lại vì các mơ dưới vết buộc có thể chết do thiếu
O2 và các chất dinh dưỡng
+ Vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác, chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần
vết thương, nhưng về phía tim

Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 19 ngắn nhất


BÀI THU HOẠCH
1. Kiến thức:
* Chảy máu tĩnh mạch và động mạch có gì khác nhau về biểu hiện và cách xử lí?
Trả lời:
+ Chảy máu ở tĩnh mạch: Chảy chậm, ít. Có thể sơ cứu tại chỗ bằng băng dán hay gạc (nếu vết
thương sâu thì nên đến bệnh viện).
+ Chảy máu ở động mạch: Chảy mạnh do vẫn tốc máu trong mạch lớn, chảy thành tia gây nguy
hiểm, cần sơ cứu tạm thời và đưa ngay đến bệnh viện.
* Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garơ là gì? Vì sao chỉ những vết thương chảy

máu động mạch ở tay hoặc chân mới dùng biện pháp buộc dây garô?
Trả lời:
+ Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô:
Trước khi đặt garo nên dùng vải quấn quanh da vùng định thắt để tránh xoắn và kẹt da phía dưới
dây thắt.
Khi đặt vịng garo đầu tiên phải chặt nhất sau đó lực thắt giảm dần. Các vòng garo nằm cạnh
nhau sao cho ko bị xoắn kẹp, đầu dây garo phải được cố định lại.
Trường hợp đặt garo đúng máu nhanh chóng ngừng chảy, chỉ trắng nhợt, phía dưới chỗ đặt garo
mạch ko cịn đập.
Nếu thắt garơ q chặt có thể gây dập nát tổ chức phần mềm, và cũng là nguyên nhân gây liệt
chi.
Nếu đặt garo ko đủ chặt máu tiếp tục chảy, đồng thời ứ tắc tĩnh mạch (chi có thể tím thẫm).
Ko được phép để garo lâu quá 1,5 - 2h, nếu lâu quá phần dưới garo sẽ bị hoại tử. Vì vậy khi đặt
garo nhất thiết phải ghi giờ vào 1 tờ giấy và đặt tờ giấy vào chỗ đặt garo, cứ 1h nới lỏng garo 1
lần, nới từ từ mỗi lần khoảng 30 giây.
Chuyển bệnh nhân tới bệnh viện nhanh nhất có thể.
+ Những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc ở chân mới dùng biện pháp buộc day garơ
vì tay và chân là những mơ đặc nên biện pháp buộc dây garơ mới có hiệu quả cầm máu.
* Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay (chân) phải xử lí thế nào?


Trả lời:
+ Ở những vị trí khác, biện pháp garơ vừa khơng có hiệu quả cầm máu (Ví dụ: Vết thương ở bẹn,
ở bụng) do buộc garô sẽ không chắc chắn, vừa có thể gây ra nguy hiểm tính mạng (ví dụ: Vết
thương ở đầu, mặt, cổ). Do não sẽ bị thiếu O2 mà não chỉ cần thiếu O2 khoảng ¾ phút đã có thể
bị tổn thương tới mức khơng thể hồi phục.
+ Nếu người sơ cứu có kiến thức cấp cứu vết thương thì một mặt cho băng chặt vết thương, mặt
khác lấy ngón tay ấn chặn vào phía trên đường đi của động mạch (phía trên vết thương đó).
+ Nếu người sơ cứu khơng biết nghiệp vụ cấp cứu vết thương thì cần băng chặt vết thương để
cầm máu tạm thời sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

2. Kĩ năng:
Bảng 19. Các kỹ năng sơ cứu vết thương chảy máu
Các kĩ năng được
học

Các thao tác

Ghi chú

- Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết
thương tới khi máu ngừng chảy.
1. Sơ cứu vết
thương chảy máu
mao mạch và tĩnh
mạch

- Sát trùng vết thương bằng cồn.
- Băng kín vết thương (có thể dùng băng
dán với vết thương nhỏ và gạc với vết
thương lớn).

Sau khi băng nếu thấy vẫn
chảy máu, cần đưa đến bệnh
viện cấp cứu.

- Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết
thương (về phía gần tim).

2. Sơ cứu vết
thương chảy máu

động mạch

- Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm
máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân
có thể dùng biện pháp buộc dây garơ ở
phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới
dây garô).

Trên khăn buộc garô cần ghi
chú thời gian bắt đầu buộc
garô và những khoảng cách
thời gian nới garô trên đường
đến bệnh viện.

- Sát trùng vết thương. Băng kín vết
thương.
- Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 19. Thực hành. Sơ cứu cầm máu trong SGK Sinh
học 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi
trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt
kết quả cao


Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 8: Bài 19. Thực hành. Sơ cứu cầm máu



×