Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 755De thi va dap an lan 2 mon tt hcm de 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.64 KB, 4 trang )

TRƯỜNG CĐKT THẮNG
KHOA GDĐC
BỘ MÔN LL CT – TD - QS
-----o0o----Tp. HCM, ngày 28 tháng12 năm 2010

ĐỀ THI HỌC KỲ III (lần 2)
Mơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
(Đối tượng: Sinh viên CĐ khóa 2009)
Thời gian làm bài 60 phút, khơng kể thời gian chép đề

Câu 1. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. (5 điểm)
Câu 2. Làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. (5 điểm)
Lưu ý: Sinh viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài
_____________________________________________________________________

TRƯỜNG CĐKT THẮNG
KHOA GDĐC
BỘ MÔN LL CT – TD - QS
-----o0o----Tp. HCM, ngày 28 tháng12 năm 2010

ĐÁP ÁN HỌC KỲ III (lần 2)
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
(Đối tượng: Sinh viên CĐ khóa 2009)
Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian chép đề

Câu 1. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. (5 điểm)
1. Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước
- Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình và quê hương yêu nước, giàu truyền thống cách
mạng. Lớn lên trong cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, tận mắt chứng kiến cuộc sống
nghèo khổ, bị áp bức bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình cũng như những thất bại của
các cuộc đấu tranh của các vị tiền bối và đương thời… Tất cả đã thơi thúc Người ra đi tìm


một con đường mới để cứu dân, cứu nước.
- Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, quê hương và gia đình, với sự nhạy bén đặc
biệt về chính trị, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra những hạn chế của những người đi trước, đã
tự định ra cho mình một hướng đi mới: phải tìm hiểu cho rõ bản chất của những từ Tự do,
Bình đẳng, Bác ái của nước Cộng hịa Pháp, phải đi ra nước ngồi, xem nước Pháp và các
nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào mình.
2. Thời kỳ từ năm 1911 – 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
- Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước. Đó là
việc làm mới mẻ, chưa có tiền lệ, khác với các vị tiền bối là đi sang các nước phương Đơng.
- Cuộc hành trình qua nhiều thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế quốc, chứng kiến cuộc sống lầm
than của nhân dân lao động những nơi đã đi qua và những bài học từ thời niên thiếu, Nguyễn


Ái Quốc không chỉ đau với nổi đau của dân tộc mà cịn xót xa trước nổi đau của các dân tộc
khác. Từ đó Nguyễn Ái Quốc đã nảy sinh ý thức về sự cần thiết phải đoàn kết những người
bị áp bức để đấu tranh cho nguyện vọng và quyền lợi chung.
- Cuộc hành trình qua nhiều nơi cũng đã rèn luyện Người trở thành một cơng dân có đấy đủ
phẩm chất, tư tưởng, tâm lý của giai cấp vô sản. Nhất là sau khi Người đọc sơ thảo lần thứ
nhất Những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương của Lênnin
đã giúp Người xác định con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc.
3. Thời kỳ 1921 – 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
- Người viết nhiều bài báo tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, đề cập đến mối quan hệ mật
thiết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc, khẳng định cách mạng
giải phóng dân tộc thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
- Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường cách
mệnh (1927), Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (1930)… là sự phát triển và tiếp tục hoàn thiện
tư tưởng cách mạng về giải phóng dân tộc. Các tác phẩm đó nổi lên mấy vấn đề sau:
+ Kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn
thế giới là chủ nghĩa thực dân.
+ Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản

và là một bộ phận của cách mạng vô sản.
+ Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vơ sản ở chính quốc có mối quan hệ
khăng khít với nhau, nhưng khơng phụ thuộc vào nhau.
+ Cách mạng thuộc địa trước hết là cuộc “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi bọn ngoại xâm, giành
độc lập, tự do.
+ Ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, bị đế
quốc, phong kiến bóc lột nặng nề. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được
thắng lợi cần phải lôi cuốn, thu phục được nông dân đi theo, cần xây dựng khối công nông
liên minh làm động lực cho cách mạng, đồng thời cần tập hợp, thu phục các giai cấp và tầng
lớp khác.
+ Cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng, Đảng Mác – Lênin lãnh đạo.
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải là việc của một vài người.
4. Thời kỳ 1930 – 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
- Sau Hội nghị thành lập Đảng tháng 2 – 1930, BCH TW lâm thời họp Hội nghị lần thứ nhất
vào tháng 10 – 1930. Tại hội nghị lần này, do ảnh hưởng cánh tả của Quốc tế Cộng sản,
BCH TW quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, ra Nghị quyết thủ
tiêu Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc thơng qua tại Hội Nghị hợp nhất vì cho rằng
đường lối của Nguyễn Ái Quốc vạch ra “chỉ lo đến việc phản đế, mà quên mất lợi ích giai
cấp tranh đấu”.


- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình về vấn đề dân tộc và vấn đề giai
cấp, về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản, chống lại những biểu
hiện tả “khuynh” và biệt phái trong Đảng.
- Thực tiễn đã chứng minh quan điểm của Người là đúng đắn. Điều này được thể hiện qua
nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935) và sự chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược của Đảng ta trong thời kỳ 1936 – 1939.
- Tại Hội nghị BCH TW lần thứ 8 (5 - 1941) dưới sự chủ trì của Người, BCH TW Đảng Cộng
sản Đơng Dương đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Những tư tưởng và đường lối đúng đắn, sáng tạo theo quan điểm của Nguyễn Ái Quốc được

đưa ra và thơng qua tại Hội nghị này có ý nghĩa quyết định đến chiều hướng phát triển của
cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng tám năm
1945 – khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 02 – 9 – 1945.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng tám là sự khẳng định, kiểm chứng tính chân lý các quan
điểm của Hồ Chí Minh thể hiện trong Cương lĩnh của Đảng; đó là thắng lợi của chủ nghĩa
Mác – Lênin được vận dụng, phát triển ngày càng sát, đúng với hoàn cảnh Việt Nam, là
thắng lợi của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh.
5. Thời kỳ 1945 – 1969: Tư tưởng Hồ Chí Mimh tiếp tục phát triển, hồn thiện
- Vừa mới ra đời, chính quyền nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đã đứng trước vơ vàn khó
khăn, thử thách, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cách
mạng Việt Nam đã vượt qua hiểm nguy, bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực
dân pháp.
- Với đường lối vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, thực hiện kháng chiến toàn dân, tồn diện,
trường kỳ, tư lực cánh sinh. Với vai trị là linh hồn của cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã cùng Đảng ta lãnh đạo nhân dân bảo vệ vững chắc thành quả của Cách mạng Tháng
tám, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp với sự giúp sức cao độ của đế
quốc Mỹ (1945 - 1954).
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là thắng lợi của tư
tưởng Hồ Chí Minh: vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, kết hợp chặt
chẽ và đúng đắn giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, vận dụng sáng tạo
nguyên lý chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt
Nam, kế tục và phát triển kinh nghiệm chống xâm lược lâu đời của cha ông…
- Sau hệp định Giơnevơ năm 1954, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, nhưng đất nước bị
chia cắt làm hai miền bởi âm mưu của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Đứng trước hồn cảnh
lịch sử đó, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã sớm xác định kẻ thù chính của cách mạng,
đề ra nhiệm vụ chiến lược cách mạng cho mỗi miền đó là: tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miềm Nam. Trong đó cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trị quyết định đối với tồn bộ sự phát triển của
cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà; còn cách mạng ở miền Nam



giữa vai trò quyết định trực tiếp nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hịa
bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
Câu 2. Làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. (5
điểm)
- Đề cập các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước
Nga và của phong trào công nhân châu Âu, Lênin nêu hai yếu tố, đó là sự kết hợp chủ nghĩa
Mác và phong trào công nhân.
- Khi đề cập đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu tố là chủ nghĩa
Mác – Lênin và phong trào công nhân, Hồ Chí Minh cịn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong
trào yêu nước. Đây là một quan điểm quan trọng của Hồ Chí Minh về sự hình thành Đảng
Cộng sản Việt Nam, là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trên cơ sở thực tiễn
cách mạng Việt Nam.
- Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với quá trình hình thành
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời Người cũng đánh giá rất cao vai trò của giai cấp
công nhân Việt Nam. Nhưng Người nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một
trong ba yếu tố kết hợp dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam là vì:
+ Phong trào yêu nước có vị trí, vai trị cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt
Nam. Là giá trị văn hoá trường tồn trong văn hoá Việt Nam.
+ Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào u nước bởi vì hai phong trào đó đếu có
mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập, xây dựng đất
nước hùng cường. Hơn nữa, phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân, phong trào
công nhân xét về nghĩa nào đó nó lại là phong trào yêu nước.
+ Phong trào nơng dân kết hợp với phong trào cơng nhân. Nói đến phong trào yêu nước Việt
Nam phải kể đến phong trào nơng dân. Do đó giữa phong trào cơng nhân và phong trào yêu
nước có mối quan hệ mật thiết với nhau.
+ Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các
yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính những người này trở thành những
yếu nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam.




×