Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản - Kinh nghiệm đối với Việt Namx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.73 KB, 6 trang )

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản -
Kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là một trong những hoạt
động quan trọng hàng đầu của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Nhật
Bản. Với mục đích góp phần giúp người nông dân nước ta nâng cao
thu nhập, ổn định sản xuất nông nghiệp thông qua việc nâng cao hiệu
quả tiêu thụ nông sản, nghiên cứu này xin giới thiệu hoạt động tiêu
thụ sản phẩm của HTX nông nghiệp Nhật Bản, từ đó sẽ rút ra một số
kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của HTX nông nghiệp Nhật Bản
Vai trò của HTX trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm
(1) Xác định mức giá để bảo đảm tái sản xuất và sự bình ổn giá đối với cả
2 đối tượng là người sản xuất và người tiêu dùng, được thực hiện thông
qua việc điều tiết cung (xuất hàng theo kế hoạch, điều chỉnh việc bảo quản
và lưu kho, sản xuất dựa trên kế hoạch) và điều tiết cầu (phát triển sản
phẩm mới, quảng cáo mở rộng tiêu thụ).
(2) Kiểm soát và cắt giảm chi phí dành cho lưu thông hàng hoá dựa trên
việc hợp lý hoá lưu thông. Phần chi phí đã tiết kiệm sẽ được hoàn trả lại
cho chính các xã viên tham gia tiêu thụ và đó là một vai trò quan trọng của
hoạt động hợp tác tiêu thụ sản phẩm.
(3) Cung cấp lương thực, thực phẩm chất lượng một cách ổn định cho
người tiêu dùng là một trong những nhiệm vụ của người sản xuất. Trên cơ
1
sở nâng cao chất lượng sản phẩm, nông dân có thể nâng mức giá thành
sản phẩm lên cao hơn trước, và từ đó sẽ đem lại thu nhập tốt hơn.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ngày càng có vị trí quan trọng
Nền kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ vào giữa
những năm 1960 và chững lại vào khoảng giữa những năm 1980. Tất cả
các dịch vụ của HTX nông nghiệp đều tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt dịch
vụ tín dụng và dịch vụ bảo hiểm.


Đối với công tác quản lý HTX nông nghiệp, mức độ phụ thuộc vào dịch vụ
tín dụng và dịch vụ bảo hiểm cũng tăng theo khuynh hướng phát triển của
nền kinh tế. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của các hoạt động kinh
tế khác, đặc biệt hoạt động tiêu thụ sản phẩm được coi là hoạt động quan
trọng nhất đối với HTX nông nghiệp. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm với vai
trò to lớn trong việc đem lại nguồn thu chủ yếu cho kinh tế hộ nông nghiệp,
mang lại sự hài hòa giữa các hoạt động của HTX và sự ổn định của HTX.
Các giai đoạn phát triển của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
(1) Vận chuyển tập thể: Nhằm cắt giảm chi phí vận chuyển bằng cách mở
rộng quy mô vận chuyển, HTX nông nghiệp chỉ tiến hành vận chuyển hàng
thay cho xã viên, về các vấn đề khác như phân loại sản phẩm sẽ do cá
nhân người sản xuất thực hiện. Thị trường bán buôn của Nhật Bản đối với
các loại nông sản như rau, hoa quả và cá có truyền thống bán hàng thông
qua hình thức bán đấu giá. Những người sản xuất và tổ chức của họ như
HTX nông nghiệp không cần tham gia vào việc đàm phán giá cả.
(2) Cùng hợp tác trong việc phân loại sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh
tranh thông qua việc nâng cao chất lượng hàng hóa và xây dựng thương
hiệu sản phẩm vùng qua giai đoạn hợp tác phân loại sản phẩm dựa trên
những tiêu chuẩn chung.
(3) Phối hợp trong tiêu thụ sản phẩm để thực hiện các chức năng tiêu thụ
như nơi bán hàng, thời điểm bán hàng, số lượng bán hàng.
(4) Chính sách chung trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối
cùng của hoạt động tiêu thụ. Hoạt động tiêu thụ với các chức năng, mục
đích, phương thức tiêu thụ đều được quy định thống nhất. Trong đó điều
tiết cung giữa các vùng sản xuất là hoạt động quan trọng nhất được thống
nhất trong giai đoạn này.
Phương thức hoạt động tiêu thụ sản phẩm của HTX nông nghiệp
Hoạt động tiêu thụ được thực hiện với các chức năng như thu gom, vận
chuyển, chế biến và bảo quản kho. HTX nông nghiệp của Nhật Bản đã có
một số sửa đổi về phương thức hoạt động nhằm thực hiện các hoạt động

đó. Những phương thức này chủ yếu hình thành vào thời kỳ lạm phát
những năm 1950, khi HTX nông nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
trong vấn đề tổ chức quản lý.
2
Hệ thống bán hàng ủy thác toàn bộ cho HTX trong việc tiêu thụ, tránh thất
thoát theo phương thức HTX mua rồi bán. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm
bởi HTX thực chất không phải theo phương thức mua nông sản từ người
sản xuất rồi bán cho khách hàng, mà là bán sản phẩm nông sản do người
sản xuất uỷ thác. Người sản xuất sẽ ủy thác cho HTX những điều kiện bán
hàng như thời gian bán hàng, đối tượng khách hàng, lượng hàng bán ra,
giá cả, và những điều kiện khác. HTX không thể bán được với điều kiện có
lợi nhất nếu mỗi sản phẩm lại có những điều kiện riêng.
Phương thức hạch toán bình quân sẽ khắc phục sự mất công bằng trong
trường hợp bán hàng ủy thác. Trên thực tế giá hàng hoá thay đổi rất nhiều
theo từng ngày, và tuỳ thuộc vào từng thị trường mà HTX bán nông sản do
xã viên đã uỷ thác cho HTX. Vì vậy HTX phải giữ sự công bằng cho những
xã viên đã chuyển hàng tới tại các thời điểm khác nhau theo yêu cầu của
HTX theo cách tính giá bình quân cho hàng hoá bán ra ở các mức giá khác
nhau.
Phương thức tính chi phí theo thực phí được thực hiện theo nguyên tắc:
HTX khi tiêu thụ nông sản thì không tính theo cách cộng lợi nhuận vào giá
mua mà phải tính theo cách là trừ đi những khoản chi phí cho bán hàng
trên tổng doanh thu. Những khoản chi phí cho bán hàng gồm: chi phí nhân
công, chi phí quản lý, chi phí vận chuyển, chi phí khấu hao… Các loại chi
phí được tính toán dựa trên chi phí thực tế, hay ta gọi đó là như một quy
tắc về thực phí.
Tận dụng triệt để dịch vụ của HTX là biện pháp mang tính khuyến khích,
mục tiêu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong HTX là thu gom được
lượng hàng nhiều nhất, nhằm phát triển kinh doanh, vì vậy việc tận dụng
triệt để tổ chức HTX trong kinh doanh tất cả các mặt hàng nông sản là hoạt

động có nhu cầu lớn. Vấn đề đặt ra là cần phải tránh việc chỉ nhìn thấy lợi
ích trước mắt (trong thực tế phần lớn là các trường hợp chưa có lãi) mà
bán hàng cho các thương nhân thu mua.
Mở rộng địa bàn sản xuất được coi là một trong những điều kiện của
hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Từ kế hoạch sản xuất đến mở rộng địa bàn sản xuất: Sau chiến tranh, để
kinh doanh nông sản một cách có lợi nhất, các HTX nông nghiệp Nhật Bản
đã đề cao việc xuất hàng một cách có kế hoạch, và chính điều kiện đó thúc
đẩy việc phải tiến hành sản xuất theo kế hoạch. Bắt đầu từ những năm
1960, việc hình thành vùng sản xuất được thực thi mạnh mẽ. Có 2 yếu tố
thúc đẩy sự hình thành của vùng sản xuất: Thứ nhất, lợi nhuận từ hoạt
động tiêu thụ (để bán được sản phẩm ở nhiều thị trường, cần phải vận
chuyển với chi phí thấp nhất, để đạt được và đảm bảo danh tiếng như một
địa bàn sản xuất cho một sản phẩm đặc biệt với số lượng khá lớn và sản
3
phẩm phải được vận chuyển liên tục). Thứ hai, thay đổi nhu cầu và chính
sách nông nghiệp. Vào năm 1961, chính phủ thông qua “Luật nông nghiệp
cơ bản”. Căn cứ theo luật này, các chính sách nông nghiệp đã có thay đổi
rất lớn mà nội dung chủ yếu được nêu ra là: Mở rộng một cách có chọn lọc
trong sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn việc mở rộng sản xuất theo hướng
chăn nuôi, trồng rau, trồng cây ăn quả bên cạnh việc trồng lúa nước, lúa
mạch. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của HTX nông nghiệp cũng được thực
hiện theo chính sách này, bao gồm: Mở rộng một cách có chọn lọc trong
sản xuất nông nghiệp; cải thiện cơ cấu nông nghiệp, mở rộng quy mô sản
xuất; nâng cao năng suất và mở rộng sản xuất nông nghiệp; xây dựng và
cung cầu và kế hoạch sản xuất; tăng cường chính sách về giá thành và lưu
thông; thúc đẩy hợp tác trong quá trình sản xuất.
Điều kiện để hình thành một lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi mới, bao
gồm:
Thứ nhất, phát huy ưu thế của địa phương như khí hậu, đất đai (diện tích),

chất lượng đất trồng, thuỷ lợi…
Thứ hai, cần phải đặt ra các quy định trong những điều kiện nào nông sản
của các hộ nông nghiệp trở thành hàng hóa bán trên thị trường, việc phải
vượt qua một quy mô nhất định có phải là một điều kiện không?
Thứ ba, sự phù hợp về kinh nghiệm và sở thích. Có thể nói tính thích hợp
đối với từng hộ nông dân hoặc địa phương là một điều kiện trong sản xuất.
Kinh nghiệm cũng cần được coi là một điều kiện cần thiết. Việc phát triển
những nghành nghề mới đều phải đặt giả thiết là người sản xuất không có
kinh nghiệm, vì vậy nếu HTX không vận động nông dân thử nghiệm thì
không thể phát triển ngành nghề mới và sản xuất các nông sản mới được.
ý thích (thích hoặc không thích) của từng hộ nông dân cũng vậy. Cũng có
thể có hộ nông dân thích trồng lúa nước, có hộ nông dân không thích chăn
nuôi gia cầm nhưng việc thử nghiệm là cần thiết.
Thứ tư, HTX cần quan tâm đến các vấn đề về thị trường: Về quy mô của
thị trường. HTX cũng cần phải suy nghĩ với tầm nhìn xa về nhu cầu trong
tương lai. Các HTX nông nghiệp có thể hướng dẫn xã viên bằng cách giới
thiệu sản phẩm mới hoặc tăng sản lượng nông sản có thị trường lớn.
Thứ năm, chỉ đạo trong nông nghiệp và HTX với các cơ quan nhà nước.
Để giải quyết được các vấn đề nêu trên thì khả năng chỉ đạo trong nông
nghiệp của HTX và sự liên kết chặt chẽ giữa HTX với cơ quan chức năng
phụ trách về chính sách nông nghiệp của địa phương là hết sức quan
trọng. Nền tảng là sự thay đổi của việc tiêu thụ sản phẩm của người tiêu
dùng.
Tóm lại, trong các hoạt động phục vụ sản xuất, HTX nông nghiệp Nhật Bản
không chỉ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nông dân như giống, phân
4
bón, hoá chất nông nghiệp, thức ăn, trang thiết bị sản xuất và kỹ thuật cho
sản xuất trồng trọt và chăn nuôi gia súc... mà HTX còn giúp người nông
dân thu gom, bảo quản, tiêu thụ hầu hết các sản phẩm nông nghiệp dựa
vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm đối với Việt Nam
Một là, tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm: Nghiên cứu thị trường; hợp tác với
các cơ quan Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ HTX để nắm bắt chính sách
về HTX, chính sách về phát triển nông nghiệp và nông thôn; nghiên cứu
thế mạnh, kinh nghiệm và tập quán của địa phương; từ đó định hướng các
sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân; giúp thành viên lập
kế hoạch, mở rộng địa bàn sản xuất....
Hai là, nắm vững, phát huy thế mạnh của tổ chức HTX
Không ngừng nâng cao nhận thức về thể chế hoạt động của HTX, nắm
vững những ưu thế của HTX so với các thể chế kinh tế khác và với việc
kinh doanh nhỏ lẻ của thương nhân trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp, từ đó tuyên truyền, vận động giải thích cho các thành viên.
Ba là, mở rộng quy mô HTX
Mở rộng quy mô HTX bao gồm mở rộng thành viên tham gia và tăng vốn
góp của từng thành viên. HTX càng có nhiều xã viên, quy mô vốn góp của
HTX càng lớn, tổ chức triển khai thực hiện phương án đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ nông sản của xã viên càng dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bốn là, nâng cao tinh thần hợp tác, dân chủ, công khai và cùng chia sẻ lợi
ích
Các hoạt động của HTX cần được bàn bạc dân chủ, công khai, minh bạch
hóa hoạch động tài chính nhằm tạo sự tin tưởng và gắn bó của xã viên đối
với HTX. Tạo điều kiện cho xã viên t0hường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám
sát các hoạt động của HTX. Khuyến khích tinh thần hợp tác, chia sẻ khó
khăn, lợi ích để tận dụng tối đa lợi thế nhờ quy mô của HTX nhằm đem lại
lợi ích lâu dài cho bà con nông dân.
5

×