Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Chuyên đề thực tập hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty cổ phần ô tô tmt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.69 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
(ĐCCT LẦN 2)
Tên đề tài
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN Ô TÔ TMT
Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Ths. Bùi Thị Lành

Họ và tên sinh viên

: Phạm Thị Duyên (sđt: 0988576342)

Mã Sinh Viên

: CQ503231

Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh quốc tế

Lớp

: Quản trị kinh doanh quốc tế C


Khóa

: 50

Hệ

: Chính Quy

Hà Nội, tháng 2, năm 2012


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

KHUNG LÝ THUYẾT
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
LINH KIỆN

1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm nhập khẩu
Khái niệm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
2. Nội dung hoạt động nhập khẩu
Xây dựng chiến lược hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
Nghiên cứu thị trường nhập khẩu
Lựa chọn đối tác nhập khẩu
Lập phương án kinh doanh nhập khẩu
Đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu
Tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu
Thanh lý hợp đồng nhập khẩu

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu linh kiện
1.3.1 Các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp giai đoạn 2008-2011

1.3.1.1 Mơi trường kinh tế giai đoạn 2008- 2011
1.3.1.1.1 Môi trường kinh tế thế giới
1.3.1.1.2 Mơi trường kinh tế quốc gia
1.3.1.2 Mơi trường chính trị, luật pháp
1.3.1.3 Môi trường công nghệ
1.3.1.4 Điều kiện tự nhiên
1.3.1.5 Môi trường cạnh tranh
1.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp giai đoạn 2008-2011
1.3.2.1 Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
1.3.2.2 Nguồn nhân lực của công ty
1.3.2.3 Phương tiện thông tin, máy móc, thiết bị kỹ thuật
4. Các biện pháp mà cơng ty thực hiện để hồn thiện hoạt động nhập
khẩu linh kiện giai đoạn 2008-2011
- Đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu
- Đa dạng hóa phương thức nhập khẩu
- Tăng cường huy động vốn
- Tìm kiếm đối tác nhập khẩu mới
4. Các chỉ tiêu đo lường hoạt động nhập khẩu linh kiện
* Chỉ tiêu định lượng
- Kim ngạch nhập khẩu khẩu
Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
2


Chuyên đề thực tập cuối khoá


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

+ Giá trị nhập khẩu
+ Tốc độ phát triển của kim ngạch nhập khẩu
- Số lượng thị trường nhập khẩu
- Số lượng và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
- Số lượng đối tác của cơng ty
* Chỉ tiêu định tính
- Uy tín, danh tiếng của cơng ty cổ phần ơ tơ TMT trong lĩnh vực nhập khẩu linh
kiện lắp ráp ô tơ
5. Đánh giá thực trạng hồn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của
công ty trong giai đoạn 2008 - 2011
Để đánh giá việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty trong
giai đoạn 2008- 2011 cần trả lời những câu hỏi sau:
1. Cơng ty có thực hiện thường xuyên và đầy đủ các công việc để hồn
thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện hay khơng?
2. Các biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện mà cơng ty
thực hiện có mang lại hiệu quả hay khơng?
3. Các phương thức nhập khẩu có đa dạng khơng?
4. Kim ngạch nhập khẩu linh kiện trong giai đoạn 2008-2011 có xu hướng
tăng hay giảm? Cơ cấu giá trị nhập khẩu của các mặt hàng linh kiện
trong giai đoạn 2008-2011 như thế nào?
5. Các đối tác nhập khẩu truyền thống và đối tác mới có đáp ứng được
nhu cầu của cơng ty hay khơng?
6. Biện pháp hồn thiện hoạt động nhập khẩu nào mà công ty thực hiện
đạt hiệu quả cao? Biện pháp nào công ty thực hiện đạt kết quả thấp?
- Trong các câu hỏi trên:
+ Câu hỏi nào mà công ty thực hiện tốt => nhận xét trong mục ưu điểm.
+ Câu hỏi nào mà công ty thực hiện chưa tốt => nhận xét trong mục tồn

tại.
+ Các vấn đề khác => nhận xét trong mục nguyên nhân của tồn tại.
6. Những ưu điểm trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện
của công ty Cổ phần ô tô TMT
7. Những tồn tại trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện
của công ty cổ phần ô tô TMT
8. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc hồn thiện hoạt động nhập
khẩu linh kiện của cơng ty cổ phần ơ tơ TMT
- Ngun nhân từ phía doanh nghiệp
- Nguyên nhân từ phía Nhà nước
9. Định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập
khẩu linh kiện của công ty cổ phần ô tô TMT
Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
3


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra nhiều biến động, hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chịu những tác
động không nhỏ đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là một cơ hội
cho nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như sự phát triển của ngành công
nghiệp ô tô nói riêng đồng thời cũng là một thử thách đối với nền cơng nghiệp
non trẻ này. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng phát huy những ưu

thế của mình và khắc phục những tồn tại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và
cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngồi.
Ngành cơng nghiệp ơ tơ khơng chỉ giữ một vị trí quan trọng trong việc thúc
đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao thơng vận
tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành
kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị
vượt trội. Đặc biệt với một nước nông nghiệp như Việt Nam, nhu cầu về ơ tơ tải
để vận chuyển các loại hàng hóa nơng sản và các loại hàng hóa phục vụ cho đời
sống kinh doanh của người dân là một nhu cầu hết sức quan trọng. Hình thành
từ những năm 50, tuy nhiên cho đến thời điểm này quy mô của ngành cơng
nghiệp ơ tơ Việt Nam cịn rất nhỏ bé so với các nước trong khu vực. Do hạn chế
về trình độ khoa học công nghệ, kinh nghiệm sản xuất và sản lượng không đủ
lớn để đầu tư phát triển nên hầu hết những loại linh kiện quan trọng đều được
nhập khẩu từ nước ngồi, đây cũng là một khó khăn đối với tham vọng xây dựng
ngành công nghiệp ô tô cho riêng mình. Cơng ty cổ phần ơ tơ TMT trực thuộc
tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (vinamotor) là một trong những công
ty đầu tiên tạo nên thương hiệu ô tô của Việt Nam. Công ty cổ phần ô tô TMT
nhập khẩu linh kiện và lắp ráp các loại xe ô tô phổ thông, phục vụ cho nhu cầu
vận tải hàng hố, nơng sản, trên các tuyến đường xã, liên huyện, liên xã... phục
vụ cho nhu cầu của người dân với mức sống thấp và trung bình.
Trên thực tế, các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện và lắp ráp ơ tơ gặp khá
nhiều khó khăn do mức thuế nhập khẩu linh kiện còn ở mức quá cao và những
quy định hạn chế khác đối với nhập khẩu linh kiện ơ tơ. Do đó em lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty cổ
phần ô tô TMT” với mong muốn nghiên cứu và đề ra những giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện cho công ty trong bối cảnh hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-

Mục đích nghiên cứu


Nhằm đề xuất những giải pháp hồn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của
công ty cổ phần ô tô TMT
-

Nhiệm vụ nghiên cứu

Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
4


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, trong mỗi chương của chuyên đề
sẽ có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi sau:
Chương 1 cần trả lời các câu hỏi sau:
Q trình hình thành và phát triển của cơng ty cổ phần ô tô TMT trong
giai đoạn 2008 – 2011?
Bộ máy tổ chức của công ty ra sao? Chức năng, nhiệm vụ của các chức
danh và phịng ban là gì?
-

Cơng ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào?

-


Tầm quan trọng của việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện ô tô?

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc hồn thiện hoạt động nhập khẩu
linh kiện của cơng ty và ảnh hưởng theo hướng nào trong giai đoạn 2008-2011?
Chương 2 cần trả lời các câu hỏi sau:
Những quy định pháp lý về nhập khẩu linh kiện ô tô bao gồm những quy
định gì? Nội dung cơ bản của những quy định này ra sao?
Bức tranh chung về thị trường nhập khẩu linh kiện của Việt Nam trong
giai đoạn 2008- 2011 ra sao?
Tình hình thực hiện nội dung hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty
giai đoạn 2008-2011 như thế nào?
Các biện pháp mà công ty đã thực hiện nhằm hoàn thiện hoạt động nhập
khẩu linh kiện giai đoạn 2008-2011 là gì?
Hiệu quả những biện pháp hồn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của
công ty như thế nào? Kim ngạch nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu mặt
hàng, phương thức nhập khẩu, thị trường nhập khẩu ra sao?
Những ưu điểm trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của
cơng ty giai đoạn 2008-2011 là gì?
Những tồn tại và ngun nhân của nó trong việc hồn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện của công ty cổ phần ô tô TMT trong giai đoạn 2008-2011?
Chương 3 cần trả lời các câu hỏi sau:
Giai đoạn từ 2008 tới năm 2015, những cơ hội và thách thức gì đang đặt
ra đối với hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty?
Công ty định hướng như thế nào đối với kế hoạch hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện?
Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
5



Chun đề thực tập cuối khố

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

Cơng ty cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện hoạt động nhập
khẩu linh kiện nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra tới năm 2015?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty cổ phần ô tô TMT
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động nhập khẩu linh kiện của
công ty.
+ Thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2008-2011 và tầm nhìn đến năm 2015
4. Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề sẽ đi sâu vào giải quyết những vấn đề được đặt ra trong đề tài
này thông qua 3 chương sau:
Chương 1: Tầm quan trọng và các nhân tố tác động đến hoạt động
nhập khẩu linh kiện của công ty trong giai đoạn 2008-2011.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty cổ
phần ô tô TMT giai đoạn 2008-2011
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm hồn thiện hoạt
động nhập khẩu linh kiện của cơng ty cổ phần ô tô TMT trong giai đoạn
2012-2015

Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
6



Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

CHƯƠNG 1
TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN CỦA CƠNG TY
CỔ PHẦN Ô TÔ TMT TRONG GIAI ĐOẠN 2008- 2011.
Mục tiêu đầu tiên của chương này là giới thiệu tổng quan về cơng ty cổ
phần ơ tơ TMT, tiếp đó chương này sẽ nêu lên tầm quan trọng của việc hồn
thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của cơng ty và mục tiêu cuối cùng của
chương này là phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hoạt
động nhập khẩu linh kiện của công ty trong giai đoạn 2008- 2011 để thấy được
những tác động của các yếu tố này đối với hoạt động kinh doanh nói chung và
hoạt động nhập khẩu linh kiện nói riêng.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của chương 1 là cần phải trả lời được
các câu hỏi sau: (1) Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty cổ phần ô tô
TMT? (2) Cơ cấu tổ chức của công ty ra sao? (3) Tầm quan trọng của việc hoàn
thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện ô tô? Và (4) Những nhân tố nào ảnh hưởng
và ảnh hưởng theo hướng nào đến hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty
trong giai đoạn 2008-2011.
Nội dung của chương 1 gồm 3 phần chính: (1.1) Giới thiệu tổng quan về
cơng ty cổ phần ơ tơ TMT (1.2) Vai trị của việc hồn thiện hoạt động nhập khẩu
linh kiện ô tô đối với công ty cổ phần ô tô TMT (1.3) Những nhân tố ảnh hưởng
đến việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty cổ phần ô tô
TMT trong giai đoạn 2008-2011.
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TƠ TMT
1.1.1. Q trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần ô tô TMT
Công ty cổ phần TMT là thành viên của Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt

Nam (vinamotor), doanh thu của công ty chiếm 50% tồn tổng cơng ty.
- Ngày 27/10/1976: Cơng ty Vật tư thiết bị Cơ khí Giao thơng Vận tải thuộc Cục
Cơ khí - Bộ Giao thơng Vận tải được thành lập.
- Năm 2000: Công ty bắt đầu sản xuất, lắp ráp xe gắn máy hai bánh, lắp ráp
động cơ xe gắn máy.
- Năm 2001: Công ty đã xây dựng được thương hiệu độc quyền cho xe gắn máy
hai bánh Jiulong.
- Năm 2002: Khánh thành Xưởng sản xuất bộ côn xe gắn máy tại 199B Minh
Khai - Hà Nội.
- Năm 2004: Công ty thực hiện chuyển đổi mơ hình sản xuất từ kinh doanh
thương mại và dịch vụ sang mơ hình sản xuất cơng nghiệp là chính. Ngày
29/05/2004 khánh thành Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô nông dụng Cửu Long
(nay là nhà máy ô tô Cửu Long).
Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
7


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

- Ngày 14/12/2006: Cơng ty chính thức hoạt động dưới mơ hình cơng ty cổ phần
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
- Từ khi thành lập đến nay công ty đã trải qua nhiều thay đổi trong bộ máy tổ
chức với mục định tinh giảm biên chế và sắp xếp nhân sự một cách khoa học
hiệu quả phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo từng giai
đoạn, hiện nay sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty được thiết kế theo mơ hình
trực tuyến chức năng.

Hình: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần ô tô TMT
- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phẩn ô tô TMT
Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:
- Sản xuất , lắp ráp xe ô tô tải
- Gia công, phục hồi, kinh doanh vật tư, phụ tùng, phương tiện thiết bị cơ khí,
giao thơng vận tải.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng ô tô, xe gắn máy hai bánh 
- Kinh doanh bất động sản
Hoạt động kinh doanh chính của TMT là sản xuất, lắp ráp xe gắn máy và xe ơ tơ
tải các loại, trong đó hoạt động sản xuất, lắp ráp xe ô tô chiếm hơn 90% doanh
thu. Trong đó dịng sản phẩm được ưa chuộng là xe tải trọng 2,5 tấn - 7 tấn,
thương hiệu nổi tiếng là CUULONG MOTOR, tỷ trọng dòng xe tải CUULONG
chiếm đến 80% tỷ trọng tổng doanh thu. Xe ô tô tải CUULONG được sản xuất,
lắp ráp từ cụm tổng thành - CKD. Toàn bộ: động cơ, hộp số, trục các đăng, cầu
trước và sau, khung xe ... nhập khẩu từ nước ngoài và các cụm chi tiết sản xuất
trong nước, thùng hàng, bộ nhịp, săm lốp, ắc qui, vành bánh xe. Sản phẩm được
phân phối qua hệ thống đại lý độc quyền trên 64 tỉnh thành cả nước.
1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP
KHẨU LINH KIỆN Ơ TƠ
1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc gia
Việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện mang lại những lợi ích:
- Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện => Tăng quy mô nhập khẩu =>
Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Hoạt động nhập khẩu linh kiện được hoàn thiện => Tăng hiệu quả cho q
trình sản xuất ơ tơ => Góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam => Thuận lợi trong vận tải hàng hóa => Tạo tiền đề phát triển những
ngành khác.

Sv: Phạm Thị Duyên


Lớp: QTKD quốc tế 50C
8


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

- Việc tìm kiếm nghiên cứu thị trường để phát triển về mẫu mã, chất lượng, tính
năng các mặt hàng nhập khẩu => Việt Nam tiếp thu được những thành tựu khoa
học kỹ thuật trên thế giới => Không bị tụt hậu về công nghệ so với thế giới.
- Trong khi dòng xe tải nhập khẩu nguyên chiếc với mức giá cao và đặc tính
chưa thật phù hợp với điều kiện địa hình, tự nhiên và nhu cầu vận tải nhỏ của
người dân Việt Nam, thì dịng xe tải lắp ráp trong nước lại có khả năng khắc
phục được những nhược điểm đó. Nên kinh tế đang trên đà phát triển nhu cầu
vận tải hàng hóa tăng do đó hồn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện => Cung
cấp kịp thời quá trình sản xuất => nhằm kịp thời đáp ứng được nhu cầu phương
tiện vận tải cho người dân trong giai đoạn hiện nay.
1.2.2 Đối với doanh nghiệp
- Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí cho
hoạt động nhập khẩu => Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho
công ty.
- Cung cấp kịp thời yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất => Hoạt động sản
xuất được vận hành đều đặn.
- Hoạt động nhập khẩu linh kiện mạng lại hiệu quả sản suất kinh doanh =>
Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất => Tạo công ăn việc làm nâng cao đời
sống cho công nhân viên.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TMT

GIAI ĐOẠN 2008 - 2011
Mục tiêu nghiên cứu của mục này là hệ thống những nhân tố ảnh hưởng và
phân tích tác động của chúng như thế nào tới việc hoàn thiện hoạt động nhập
khẩu linh kiện của công ty cổ phần ô tô TMT trong giai đoạn 2008-2011.
Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng được đi theo hai hướng là các nhân
tố bên trong và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Từ việc phân tích cơ chế
tác động của những nhân tố để thấy được trong giai đoạn 2008-2011, các nhân
tố này đã biến động ra sao và tác động theo hướng thuận lợi hay bất lợi đến
việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty để nhận xét về việc
tận dụng những điều kiện thuận lợi, và nhận xét về các biện pháp hạn chế bất
lợi ảnh hưởng tới việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty cổ
phần ô tô TMT giai đoạn 2008-2011.
1.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.1.1 Môi trường kinh tế giai đoạn 2008- 2011
1.3.1.1.1 Môi trường kinh tế thế giới giai đoạn 2008-2011
- Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 bắt đầu từ Mỹ ảnh hưởng tới hầu hết
các quốc gia trên thế giới, ngành công nghiệp ô tô cũng chịu những tác động
Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
9


Chun đề thực tập cuối khố

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

khơng nhỏ. Hậu quả của cuộc khủng hoảng khiến cho giá cả nhập khẩu linh kiện
tăng => Ảnh hưởng bất lợi đến hồn thiện hoạt động nhập khẩu của cơng ty.
- Kinh tế thế giới phục hồi trong năm 2010 và 2011: Hoạt động của các ngân

hàng và các nhà đầu tư dần ổn định => Ổn định nguồn vốn đầu tư cho việc nhập
khẩu linh kiện của công ty => Tác động thuận lợi .
Tóm lại ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tạo ra nhiều bất lợi cho
hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty.
1.3.1.1.2 Môi trường kinh tế quốc gia giai đoạn 2008-2011
- Tỷ giá hối đoái: Hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những
biến động của tỷ giá.
+ Tỷ giá hối đối giữa đồng Việt Nam và đơ la Mỹ biến động thất
thường trong giai đoạn 2008-2011 khiến việc xác định chi phí, dự
kiến kế hoạch nhập khẩu gặp khó khăn => Tác động bất lợi.
+ Việt Nam đồng mất giá => Ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động
nhập khẩu.
- Lãi suất: Lãi suất ngân hàng trong giai đoạn 2008 - 2011 cũng ở mức rất cao,
bình quân trên 20%, khiến cho cơng ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận
nguồn vốn đầu tư cho hoạt động nhập khẩu => Tác động bất lợi.
Tóm lại, mơi trường kinh tế trong nước giai đoạn 2008-2011 chịu ảnh
hưởng của những biến động kinh tế thế giới trong giai đoạn này dẫn đến lãi suất
ngân hàng cao các doanh nghiệp khó huy động vốn; lạm phát cao, đồng Việt
Nam mất giá so với các đồng tiền khác, khiến cho hoạt động nhập khẩu càng
khó khăn hơn.
1.3.1.2 Mơi trường chính trị, luật pháp giai đoạn 2008-2011
- Gói kích cầu tiêu dùng năm 2009 => Tăng doanh số bán hàng => thúc đầy
nhập khẩu linh kiện đầu vào => Hoạt động nhập khẩu linh kiện tăng => Tác
động thuận lợi đến việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện.
- Thông tư số 38/2009/TT-BTC về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập
khẩu ưu đãi đối với các linh kiện, phụ tùng ôtô trong Biểu thuế nhập khẩu =>
Giảm chi phí nhập khẩu linh kiện => Hoạt động nhập khẩu linh kiện được đẩy
mạnh => Tác động thuận lợi.
- Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/
2011, quy định mức thuế suất của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục

hàng chịu thuế và quy định về cách tính thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô
nhập khẩu => Giảm chi phí nhập khẩu, cải thiện quy định về việc tính thuế rõ
ràng hơn => Tác động thuận lợi đến hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện.
- Thơng báo số 199/TB-VPCP ngày 26/8/2011 của Văn phịng Chính phủ, Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân loại và tính thuế nhập khẩu ưu đãi đối
với bộ linh kiện ô tô rời đồng bộ và không đồng bộ nhập khẩu để sản xuất, lắp
ráp xe ô tô => Cải thiện quy định tính thuế nhập khẩu linh kiện rõ ràng hơn =>
Tác động thuận lợi đến hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện.
Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
10


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

=> Chính sách thuế thường xun thay đổi khiến cơng ty ln ở thế bị động.
Tóm lại, Trong giai đoạn này nhà nước liên tục đưa ra những chính sách nhằm
hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tơ. Có những chính
sách mang lại tác động tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên
việc liên tục thay đổi các chính sách cũng gây khơng ít khó khăn cho doanh
nghiệp.
1.3.1.4 Mơi trường cơng nghệ giai đoạn 2008-2011
- Năm 2011 sự kiện Thành lập Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. Với vốn điều
lệ 1000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia là tổ
chức tài chính quốc gia, hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, có chức năng
cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho các tổ
chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và

hồn thiện cơng nghệ => Tác động thuận lợi.
- Mơi trường khoa học cơng nghệ của nước ta cịn kém phát triển là nguyên
nhân khiến các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài nhằm đảm bảo
chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Sự phát triển của cơng
nghệ trong nước càng thấp thì tầm quan trọng của nhập khẩu linh kiện đối với
ngành công nghiệp ô tô lại càng cao => Tác động bất lợi.
- Mặt khác những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới trong giai đoạn
2008-2011 lại là động lực đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu
linh kiện.
+ Những loại động cơ mới tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện
với môi trường của Đức.
+ Linh kiện được sản xuất từ những hợp kim ít bị ăn mòn là
những xu hướng đang được ưa chuộng hiện nay.
=> Tác động thuận lợi.
- Giai đoạn 2008-2011 ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn còn là một
ngành công nghiệp với quy mô nhỏ bé. Do điều kiện khoa học công nghệ lạc
hậu và thiếu nguồn vốn đầu tư nên Việt Nam chưa thể tự mình sản xuất ra được
những loại linh kiện đòi hỏi kỹ thuật cao => các doanh nghiệp sản xuất và láp
ráp ô tô bắt buộc phải nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài. => sự phát triển của
ngành công nghiệp phụ trợ sẽ giảm áp lực đối với vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt
động nhập khẩu linh kiện của công ty => Tác động bất lợi.
1.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp giai đoạn 2008- 2011
1.3.2.1 Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
- Từ 500 triệu đồng vốn ban đầu, qua nhiều lần tăng vốn, nhà nước cấp vốn lưu
động từ 12,5 tỷ đồng khi tiến hành cổ phần hóa vốn điều lệ tính đến năm 2011
của TMT đã tăng lên gần 400 tỷ đồng => Tác động thuận lợi.
- Doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm trong giai đoạn 2008- 2009 do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 => Tác động bất lợi.

Sv: Phạm Thị Duyên


Lớp: QTKD quốc tế 50C
11


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

- Từ năm 2009- 2011, thị trường thế giới dần ổn định trở lại đã tháo gỡ những
khó khăn trong hoạt động nhập khẩu linh kiện của cơng ty từ đó doanh thu của
công ty cổ phần ô tô TMT tiếp tục tăng lên trong giai đoạn 2009-2011 => Về
doanh thu, công ty cổ phần ô tô TMT luôn là công ty con có doanh thu và lợi
nhuận đứng hàng cao nhất của Tổng Cơng ty Cơng nghiệp Ơ tơ Việt Nam, trong
đó doanh thu chiếm 50% tồn Tổng Cơng ty => Tác động thuận lợi.
Hình1: Biểu đồ doanh thu cơng ty cổ phần ô tô TMT giai đoạn 2008-2011
Đơn vị: tỷ đồng

(nguồn: Phịng tài chính kế tốn cơng ty cổ phần ô tô TMT)
1.3.2.2 Phương tiện thông tin, máy móc, thiết bị kỹ thuật
- Cơng ty có 2 cơ sở chính: Trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại Bình
Dương => Tác động thuận lợi.
- Nhà máy tại Hưng Yên được thiết kế và đầu tư trang thiết bị, công nghệ và
phương tiện sản xuất lắp ráp ô tô theo công nghệ tiên tiến của khu vực. Dây
chuyền hiện đại công nghệ của Hàn Quốc với công suất 15 000 xe/ năm => Tác
động thuận lợi.
- Hiện nay sản phẩm ôtô tải Cửu Long được phân phối thông qua hệ thống 63
đại lý độc quyền cấp I đạt tiêu chuẩn 4S trên toàn quốc => thuận lợi cho việc
tiêu thụ đầu ra => Thúc đẩy hoạt động nhập khẩu linh kiện đầu vào => Tác động
thuận lợi.

- Năm 2009 công ty đầu tư dây chuyền thứ 2 lắp ráp xe ô tô tải trọng 15
tấn, nâng công suất thực tế của nhà máy lên đến 20.000 xe/năm. phục vụ cho kế
hoạch nâng cấp sản phẩm và phát triển các chủng loại xe mới => Thúc đẩy sản
xuất => nhu cầu nhập khẩu tăng => Tác động thuận lợi.
Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
12


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

- Ngồi ra cán bộ cơng nhân viên cịn được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị
đảm bảo thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất => Tác động thuận lợi.
1.3.2.3 Nguồn nhân lực của công ty
Bảng1: Cơ cấu đội ngũ nhân viên công ty cổ phần ô tô TMT giai đoạn 2008-2011
Năm 2008
(%)

Năm 2009
(%)

Năm 2010
(%)

Năm 2010
(%)


Trên đại học

7

6

4

4

Đại học

14

20

30

32

Cao đẳng,
trung cấp

11

15

21

23


Cơng nhân

68

59

45

41

Trình độ

(nguồn: Phịng nhân sự cơng ty cổ phần ơ tơ TMT)
- Cơng ty có khoảng gần 4.800 công nhân viên trong lĩnh vực sản xuất và phân
phối. Đơi ngũ lao động có trình độ đại học trung bình qua các năm chiếm 17%
=> Tác động thuận lợi.
- Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ sau đại học vẫn cịn thấp => Tác
động bất lợi.
Tại nhà máy sản xuất tại Hưng Yên có khoảng 200 kỹ sư và 2000 lao động có
trình độ tay nghề và kỷ luật => Tác động thuận lợi.
Tóm lại, chương 1 đã giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần ơ tơ TMT và
phân tích những nhân tố chủ quan cũng như nhân tố khách quan ảnh hưởng
đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty trong
giai đoạn 2008-2011. Sau đây, chương 2 sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá
thực trạng vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt đông nhập khẩu linh kiện của công
ty trong giai đoạn 2008-2011.

Sv: Phạm Thị Duyên


Lớp: QTKD quốc tế 50C
13


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TMT GIAI ĐOẠN 2008- 2011
Trên cơ sở những vấn đề đã nghiên cứu của chương 1, mục tiêu của
chương 2 là đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện của công ty cổ phần ô tơ TMT giai đoạn 2008-2011, trình
bày các biện pháp mà cơng ty thực hiện để hồn thiện hoạt động nhập khẩu linh
kiện và các chỉ tiêu phản ánh kết quả việc hồn thiện hoạt động nhập khẩu của
cơng ty. Qua đó đánh giá những ưu điểm và những tồn tại trong vấn đề hoàn
thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của cơng ty trong giai đoạn 2008-2011.
Nhiệm vụ chính của chương 2 là phải trả lời được những câu hỏi sau:
(1)Những quy định pháp lý về nhập khẩu linh kiện ô tô bao gồm những quy định
gì, nội dung những quy định này ra sao? (2)Thực trạng nhập khẩu linh kiện ô tô
của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011 ra sao? (3) Tình hình thực hiện nội
dung hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty giai đoạn 2008-2011 như thế
nào? (4)Các biện pháp mà công ty đã thực hiện nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện giai đoạn 2008-2011 là gì? (5)Phân tích các chỉ tiêu phản
ánh kết quả của các biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu mà công ty đã
thực hiện? (6)Những ưu điểm trong việc hồn thiện hoạt động nhập khẩu linh
kiện của cơng ty giai đoạn 2008-2011 là gì? (7)Những tồn tại và ngun nhân
của nó trong việc hồn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty cổ phần
ô tô TMT trong giai đoạn 2008-2011?

Kết cấu của chương 2 gồm 3 phần chính: (2.1) Tổng quan tình hình nhập
khẩu linh kiện lắp ráp ô tô của Việt Nam giai đoạn 2008-2011. (2.2) Thực trạng
vấn đề hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện của công ty cổ phần ô tô TMT
giai đoạn 2008-2011. (2.3) Đánh giá việc hoàn thiện nhập khẩu linh kiện của
công ty cổ phần ô tô TMT giai đoạn 2008-2011.
2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU LINH KIỆN LẮP RÁP Ô
TÔ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008–2011
Để phân tích và đánh giá được thực trạng hồn thiện hoạt động nhập khẩu linh
kiện của công ty cổ phần ô tô TMT, trước hết mục này sẽ cung cấp cho chúng ta
tổng quan về tình hình nhập khẩu linh kiện lắp ráp ô tô trong giai đoan 20082011. Nội dung của mục này được chia làm hai phần (2.1.1) Quy định pháp lý
về nhập khẩu linh kiện ô tô (2.1.2) Thực trạng nhập khẩu linh kiện của Việt Nam
giai đoạn 2008 -2011
2.1.1 Quy định pháp lý về nhập khẩu linh kiện ơ tơ
Trong phần các nhân tố chính trị và luật pháp ảnh hưởng đến hoạt động nhập
khẩu linh kiện ở Chương1 đã nêu ra những quy định pháp lý và nêu tác động
Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
14


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

của nó đối với việc hồn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện. Mục này sẽ tiếp
tục làm rõ những quy định pháp lý đó là gì và nội dung cơ bản của quy định.
2.1.2 Thực trạng nhập khẩu linh kiện ô tô của Việt Nam giai đoạn 2008 -2011
Mục này sẽ cung cấp những thông tin về kim ngạch nhập khẩu linh kiện giai
đoạn 2008 – 2011, những thị trường nhập khẩu linh kiện chủ yếu của các doanh

nghiệp Việt Nam.
2.1.1 Quy định pháp lý về nhập khẩu linh kiện ô tô
- Trong giai đoạn này việc nhập khẩu linh kiện ô tô vẫn tuân theo những quy
định sau đây:
+ Luật Hải quan số 29/2001/QH10
+ Quy định về tỷ lệ nội địa hóa: Được quy định tại Quyết định số
28/2004/QĐ-BKHCN
+ Quyết định số 115/2004/QĐ-BCN của Bộ Công Thương: Ban hành quy
định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô
+ Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ban hành năm 2005. Quy định về
mức độ rời rạc của linh kiện nhập khẩu => Để áp thuế nhập khẩu ưu đãi
cho các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, nhằm hạn chế việc nhập xe
nguyên chiếc nhưng tháo rời về bán.
+ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11
+ Thông tư Số 19/2006/TT-BTC: Hướng dẫn thực hiện phân loại mặt
hàng linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu để áp dụng thuế suất thuế nhập
khẩu ưu đãi quy định tại Quyết định số 57/2005/QĐ-BTC.
Ngoài ra trong giai đoạn 2008-2011 nhà nước cũng ban hành những quy định và
thông tư để điểu chỉnh việc nhập khẩu linh kiện như sau:
- Thông tư số 38/2009/TT-BTC về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập
khẩu ưu đãi đối với các linh kiện, phụ tùng ôtô trong Biểu thuế nhập khẩu.
+ Nội dung: Quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các loại linh
kiện, phụ tùng ô tô như động cơ dự kiến sẽ giảm từ mức 22-23% xuống
còn 20%; các chi tiết, bộ phận động cơ dự kiến giảm từ 20% xuống 15%;
hộp số chưa lắp ráp hoàn chỉnh dự kiến giảm từ 23% xuống 20%; bộ phận
hộp số giảm từ 15% xuống còn 10%, ly hợp và bộ phận ly hợp giảm từ
25% xuống cịn 20%...
- Thơng tư 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 quy định mức thuế suất biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế
+ Nội dung:


Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
15


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

 Danh mục và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện,
phụ tùng ô tô.
 Áp dụng cho việc phân loại và tính thuế theo phụ tùng, linh kiện rời
thay thế cho việc tính thuế theo bộ linh kiện CKD, IKD quy định tại
Quyết định số 110/2005/QĐ-BTC ngày 25/07/2003 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
2.2.2 Thực trạng nhập khẩu linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2008 -2011
2.2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu linh kiện giai đoạn 2008-2011
Hình2: Biểu đồ trị giá nhập khẩu linh kiện ô tô giai đoạn 2008 - 2011
Đơn vị: tỷ USD

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty cổ phần ô tô TMT)
- Năm 2009 nhóm mặt hàng linh kiện ơ tơ nhập khẩu về Việt Nam có trị giá 1,8
tỷ USD giảm 6,04% số với con số 1,91 tỷ USD năm 2008. Nguyên nhân là do
năm 2009 vẫn còn chịu những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
diễn ra vào cuối năm 2008 khiến cho việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.
- Năm 2010 trị giá mặt hàng linh kiện nhập khẩu là 1,93 tỷ USD, chiếm 2,33%
tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá cả nước, tăng 7,22 % so với năm 2009; Đây

là kết quả từ những biện pháp kích cầu tiêu dùng => việc tiêu thụ hàng hóa thúc
đẩy hoạt động nhập khẩu tăng.
- Năm 2011 kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô các loại của cả nước
trị giá 2,07 tỷ USD, chiếm 1,94% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của
cả nước, tăng 7,25% so với năm 2010. Nhịp độ tăng trưởng được duy trì do
Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
16


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

trong giai đoạn này nền kinh tế đã đi vào ổn định từ sau hệ quả của cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 2008.
2.2.2.2 Các thị trường nhập khẩu linh kiện giai đoạn 2008- 2011
- Trong giai đoạn 2008-2011 Việt Nam có quan hệ đối tác nhập khẩu với nhiều
nước trên thế giới như: Thái lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Đức, Hà Lan, Malaysia, Tây Ban Nha, Braxin, Hoa Kỳ… Trong đó Thái Lan,
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu chính.
- Hầu hết những loại linh kiện đơn giản như cầu xe, trục xe, lazan… được nhập
khẩu từ các nước Châu Á như: Thái lan, Nhật Bản, trung Quốc. trong khi đó
nhưng loại linh kiện, phụ tùng động cơ yêu cầu về kỹ thuật cao được nhập khẩu
từ những nước như Đức, Hà lan, Nhật Bản, Thái lan.
Bảng2: Trị giá nhập khẩu linh kiện ô tô từ các thị trường
Đơn vị: Triệu USD

+




+




Thái Lan

Nhật Bản

Trung Quốc

Hàn Quốc

2008

240,76

337,54

294,64

188,15

2009

405,95


394,75

314,35

287,46

2010

425,18

399,83

285,07

341,55

2011

491,74

413,13

218,93

483,21

(nguồn: Trang thơng tin thị trường hàng hóa Việt Nam )
Năm 2008
Giá trị nhập khẩu linh kiện từ các thị trường theo thứ tự giảm dần là:
Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và cuối cùng là Hàn Quốc.

Ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản phát triển từ nhưng năm cuối thế kỷ
19 đầu thể kỷ 20. Nhờ có những chính sách hỗ trợ của chính phủ đã sớm
đưa Nhật Bản trở thành nước sản xuất linh kiện phụ tùng ơ tơ thuộc top
đầu của Châu Á. Vị trí địa lý thuận lợi, sản phẩm có chất lượng cao là lý
do thị trường Nhật Bản trỏ thành sự lựa chọn hàng đầu của các công ty
Việt Nam.
Năm 2009
Năm 2009 Thái Lan đã vượt qua Nhật Bản và Trung Quốc trở thành quốc
gia cung cấp linh kiện ô tô hàng đầu cho Việt Nam. Sở dĩ có sự thay đổi
này là do đồng Yên Nhật tăng giá đã làm cho nhập khẩu linh kiện từ Nhật
giảm đi đáng kể trong khi đó Thái Lan với ngành cơng nghiệp phụ trợ
phát triển, vị trí địa lý thuận lợi trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
Kim ngạch nhập khẩu linh kiện ôtô từ Thái Lan đạt 405,95 triệu USD,
chiếm 22,52% tổng kim ngạch; nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2009 đạt
394,75 triệu USD, chiếm 21,9%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 314,35

Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
17


Chuyên đề thực tập cuối khoá



+





+

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

triệu USD, chiếm 17,44%; từ Hàn Quốc 287,46 triệu USD, chiếm
15,95%.
Năm 2009 Việt Nam thêm 7 thị trường nhập khẩu linh kiện phụ tùng ơ tơ
so với năm 2008 đó là: Hà Lan, Ấn Độ, Malaysia, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ,
Braxin, Đức.
Năm 2010
Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là Top 4 thị trường lớn
nhất cung cấp một lượng lớn phụ tùng ô tô cho Việt Nam.
Thái lan tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong việc cung cấp linh phụ kiện cho
Việt Nam. Giá trị nhập khẩu từ Thái Lan chiếm 22% tổng kim ngạch, với
trị giá 425,18 triệu USD;
Nhà cung cấp lớn thứ 2 là Nhật Bản với 399,83 triệu USD, chiếm
20,69%; thứ 3 là Hàn Quốc với 341,55 triệu USD, chiếm 17,67%; sau đó
là Trung Quốc 285,07 triệu USD, chiếm 14,75%.
Năm 2011

 Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan là những thị trường
chủ yếu cung cấp linh kiện ô tô cho Việt Nam trong năm 2011.
 Năm 2011 nhập khẩu phụ tùng ô tô từ thị trường Thái Lan trị giá 491,74
triệu USD, chiếm 23,7% tổng kim ngạch, tăng 15,65% so với năm 2010;
Nhập từ Hàn Quốc 483,21 triệu USD, chiếm 23,29%, tăng 41,48%; nhập
từ Nhật Bản 413,13 triệu USD, chiếm 19,91%, tăng nhẹ 3,33%; nhập
khẩu từ Trung Quốc 218,93 triệu USD, chiếm 10,55%, giảm 23,2%; nhập
từ Hà Lan 141,21 triệu USD, chiếm 6,81%, tăng 44,53% so với năm

2010.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN Ô TÔ TMT GIAI ĐOẠN 2008-2011

2.2.1 Thực trạng thực hiện những nội dung hồn thiện hoạt động nhập
khẩu linh kiện của cơng ty cổ phần ô tô TMT giai đoạn 2008 -2011
2.2.1.1 Lập kế hoạch hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
Việc lập kế hoạch hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bao gồm những công việc
sau: Xác định mục tiêu nhập khẩu, thời gian thực hiện, tổ chức nhân sự, dư toán
ngân sách…
Kế hoạch hồn thiện hoạt động nhập khẩu của cơng ty cổ phần ô tô TMT được
công ty đưa ra vào đầu năm, dựa trên bản kế hoạch kinh doanh của công ty cho
từng năm hoạt động.
Việc lập kế hoạch hoàn thiện hoạt động nhập khẩu được cơng ty giao cho phịng
xuất nhập khẩu thực hiện.
Bảng3: Kế hoạch nhập khẩu một số mặt hàng linh kiện ô tô năm 2009 công ty cổ phần
ô tô TMT

Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
18


Chuyên đề thực tập cuối khoá

STT

Tên sản phẩm


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

Số lượng
(cái/bộ)

Giá trị
mua vào
(tỷ đồng)

Dự kiến số
Dự kiến
lần nhập lưu kho tối
vào
thiểu
(lần)

(cái/bộ)

1

Trục cơ

14 000

6.41

5

2 300


2

Piston

12 500

5.31

6

2 000

3

Hệ thống lái

13 000

12.76

5

2 100

4

Két làm mát

12 000


5.23

5

1 900

5

Máy khởi động

13 000

9.47

4

2 100

6

Turbo tăng áp

14 000

4.45

5

2 300


7

Cảm biến trục cơ

14 000

6.78

6

2 300

8

Xylanh côn

14 500

5.78

7

2 500

(Nguồn: Phịng xuất nhập khẩu cơng ty cổ phần ô tô TMT)
2.2.1.2 Nghiên cứu thị trường nhập khẩu
- Nghiên cứu thị trường nhập khẩu là một quá trình thu thập tài liệu và các thông
tin về thị trường nhập khẩu, so sánh và phân tích các thơng tin đó, rút ra kết luận
về xu hướng biến động của từng thị trường. Từ đó có những phướng án lựa chọn
thị trường thích hợp và có biện pháp ứng phó với những biến động của thị

trường.
- Trong giai đoạn 2008-2011, công ty đã nghiên cứu và tổng hợp được hồ sơ về
9 quốc gia sản xuất và xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ơ tơ trên tồn thế giới phục
vụ cho việc lựa chọn đối tác nhập khẩu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
của cơng ty giai đoạn sau này.
Hình 3: Sơ đồ thị trường nhập khẩu linh kiện của công ty cổ phần ô tô TMT

Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
19


Chuyên đề thực tập cuối khoá

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

(Nguồn: Phịng
TT xuất
nhậpnhập
khẩukhẩu cơng ty cổ phần ơ tơ TMT)
- Phương pháp nghiên cứu thị trường:
+ Nghiên cứu gián tiếp: Việc Nghiên cứu thị trường nhập khẩu được
Châu
Châu
giaoÁcho phòng xuất nhập Châu
khẩu Âu
chịu trách nhiệm. Thơng
quaMỹ
báo chí,

mạng internet, số liệu thứ cấp được cung cấp bởi phòng marketing…
+ Nghiên cứu trực tiếp: Khảo sát thực tế, tham gia các triễn lãm, hội chợ
Nhật được tổ chức
Hàn
Đức
Brazin
thường niên. indone
bản
sia công nghiệp hỗ trợ Việt Nam- Nhật Bản;
 NămQuốc
2008: Triển lãm
Triển lãm ô tô quốc tế Busan, Hàn Quốc 2008…
 Năm 2009: Triển
kiện
(TAPA
Thái
Trung lãm phụ tùng và linh
malay
Hà Ơtơ Thái LanHoa
2009); Triển lãm cung cầu cơng nghiệp phụ trợ malaysia 2009…
lan
Quốc
sia
Lan
kỳ
 Năm 2010: Triển lãm phụ tùng và linh kiện Ơtơ Thái Lan (TAPA
2010)…
 Năm 2011: "Taipei AMPA 2011” tại trung quốc; Triển lãm Quốc tế
trang thiết bị, phụ tùng, linh kiện và dịch vụ ngành cơng nghiệp Ơ
tơ tại Bắc Kinh, Trung Quốc…

2.2.1.3 Lựa chọn đối tác nhập khẩu
- Công ty cổ phần ô tô TMT lựa chọn đối tác dựa trên bản nghiên cứu thị trường
nhập khẩu => lựa chọn quốc gia có tập quán kinh doanh phù hợp, đồng tiền
thanh tốn ổn định, có nền cơng nghiệp ô tô phát triển => Lập danh sách những
công ty có tiềm năng và tham khảo ý kiến của đại sứ quán tại quốc gia đó cùng
với sự đánh giá của hiệp hội ngoại thương. Sau đây là bản đánh giá 2 đối tác
Hàn Quốc được trích từ bảng so sánh đánh giá lựa chọn đối tác tại thị trường
Hàn Quốc.
Bảng4 : So sánh giữa hai công ty Taeryuk và công ty Busan
Sv: Phạm Thị Duyên

Lớp: QTKD quốc tế 50C
20



×