Tải bản đầy đủ (.pptx) (38 trang)

đồng nhân dân tệ - viễn cảnh trở thành đồng tiền quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.66 KB, 38 trang )

ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ - VIỄN CẢNH TRỞ
THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ?
GVHD: TS. Trương Quang Thông
Nhóm 4

Lê Như Thanh Hải

Phạm Chí Hiếu

Trần Vinh Hiển

Tạ Thị Lê Na

Lê Thị Huỳnh Phương

Trần Thị Kim Thanh

Mai Hoàng Thịnh

Nguyễn Thị Tâm Thương

Bùi Thị Thuý Vân
Nội dung

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ TRUNG
QUỐC VÀ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ

CHƯƠNG 2: VIỄN CẢNH ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ
TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ

KẾT LUẬN


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH
TẾ TRUNG QUỐC VÀ ĐỒNG NHÂN
DÂN TỆ
1.1 Những tiêu chí xác định một đồng tiền quốc tế

Phương tiện trao đổi: ở cấp độ tư, đồng tiền quốc tế được sử dụng
để thanh toán các giao dịch kinh tế quốc tế, ở cấp độ công, nó
đóng vai trò như một đồng tiền can thiệp của thị trường ngoại hối.

Đơn vị đo lường: ở cấp độ tư, nó được sử dụng trong các giao dịch
kinh tế quốc tế hoặc là cái neo để các chính phủ neo đồng tiền của
mình vào khi ở cấp độ công.

Nơi lưu trữ giá trị: đối với tư nhân, họ sử dụng đồng tiền quốc tế
như tài sản dùng để đầu tư hay đối với chính phủ, họ sử dụng như
đồng tiền dự trữ.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH
TẾ TRUNG QUỐC VÀ ĐỒNG NHÂN
DÂN TỆ
=> Số lượng đồng tiền quốc tế có thể thực hiện được tất
cả các chức năng này rất hiếm. Hiện nay chỉ có duy nhất
đồng đô la Mỹ là đảm nhận được những chức năng đó và
đóng vai trò là đồng tiền quốc tế chủ chốt trong nền kinh
tế thế giới.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH
TẾ TRUNG QUỐC VÀ ĐỒNG NHÂN
DÂN TỆ

Để một đồng tiền giành được vị trí quốc tế, cần phải có nhu cầu lớn từ các nhà giao
dịch thương mại thế giới, các nhà đầu tư và các ngân hàng trung ương, coi nó là công

cụ trung gian giao dịch thanh toán thương mại với nước ngoài, là đơn vị trả giá chủ
đạo trong ngành tài chính quốc tế.

Ngoài sức mạnh kinh tế, quốc gia sở hữu tiền tệ quốc tế còn cần phải mở cửa và phải
có nơi giao dịch tiên tiến, cung cấp cho các nhà giao dịch nước ngoài nhiều sản phẩm
tài chính kinh doanh các loại tiền tệ. Đồng thời nước này cũng phải thi hành giám sát
bảo vệ nền kinh tế vĩ mô, nhằm hạ thấp rủi ro liên quan đến biến động tiền tệ và tỷ giá
hối đoái ở mức nhỏ nhất.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH
TẾ TRUNG QUỐC VÀ ĐỒNG NHÂN
DÂN TỆ

Để một đồng tiền giành được vị trí quốc tế, cần phải có nhu cầu lớn từ các nhà giao
dịch thương mại thế giới, các nhà đầu tư và các ngân hàng trung ương, coi nó là công
cụ trung gian giao dịch thanh toán thương mại với nước ngoài, là đơn vị trả giá chủ
đạo trong ngành tài chính quốc tế.

Ngoài sức mạnh kinh tế, quốc gia sở hữu tiền tệ quốc tế còn cần phải mở cửa và phải
có nơi giao dịch tiên tiến, cung cấp cho các nhà giao dịch nước ngoài nhiều sản phẩm
tài chính kinh doanh các loại tiền tệ. Đồng thời nước này cũng phải thi hành giám sát
bảo vệ nền kinh tế vĩ mô, nhằm hạ thấp rủi ro liên quan đến biến động tiền tệ và tỷ giá
hối đoái ở mức nhỏ nhất.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH
TẾ TRUNG QUỐC VÀ ĐỒNG NHÂN
DÂN TỆ
1.2 Giới thiệu nền kinh tế Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ
1.2.1 Nền kinh tế Trung Quốc
1.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng GDP của năm 2013 là 7,7% giảm so với năm 2012


Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng CPI tăng 2,6%

Tổng thu ngân sách trong năm đạt 12.914,3 tỷ NDT, tăng 10,1% với số tăng
1.188,9 tỷ NDT

Dự trữ ngoại tệ vào cuối năm 2013 đạt 3.821,3 tỷ USD, tăng 509,7 tỷ USD
so với cùng kỳ năm 2012. Tỷ giá ngoại hối là 6,0969 NDT/USD, tăng 3,1%
so với cuối năm 2012.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH
TẾ TRUNG QUỐC VÀ ĐỒNG NHÂN
DÂN TỆ
1.2.1.2 Các ngành sản xuất

Nông nghiệp

Diện tích gieo trồng lương thực là 111,95 triệu ha, tăng 750 ngàn ha so
với năm 2012.

Tổng sản lượng lương thực năm 2013 là 601,94 triệu tấn, tăng 12,36 triệu
tấn với mức tăng 2,1%.

Sản lượng thịt 85,36 triệu tấn, giảm 7,7%

Sản lượng trứng đạt 28,76 triệu tấn, sữa là 35,31 triệu tấn. Thủy sản đạt
sản lượng 61,72 triệu tấn, tăng 4,5%,
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH
TẾ TRUNG QUỐC VÀ ĐỒNG NHÂN
DÂN TỆ
1.2.1.2 Các ngành sản xuất


Công nghiệp

Sản xuất công nghiệp tăng 7,6%. Sản lượng của một số mặt hàng công nghiệp như
sau: sợi 32 triệu tấn; vải 88,27 tỷ mét; sợi hóa học 41,219 triệu mét; đường 15,897
triệu tấn; TV màu 127,761 triệu bộ; TV LCD 122,903 bộ; tủ lạnh 92,61 triệu chiếc;
than 3.68 triệu tấn; dầu thô 209 triệu tấn; khí ga tự nhiên 117,05 triệu m3; điện
5.397,59 triệu kwh; thép thô 779,041 triệu tấn; thép cuộn 1.067,622 triệu tấn; xi
măng 242 triệu tấn: phân bón hóa chất 70,37 triệu tấn; ô tô 21,667 triệu chiếc.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH
TẾ TRUNG QUỐC VÀ ĐỒNG NHÂN
DÂN TỆ
1.2.1.2 Các ngành sản xuất

Thương mại nội địa

Tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng năm 2013 là 23.781,0 tỷ NDT, tăng
13,1% so với năm 2012. Trong đó, doanh số hàng tiêu dùng khu vực thành
phố tăng 12,9%; doanh số hàng tiêu dùng khu vực nông thôn tăng 14,6%.
Doanh số phân theo khu vực bán lẻ tăng 13,6% và hàng công nghiệp tăng
9,0%.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH
TẾ TRUNG QUỐC VÀ ĐỒNG NHÂN
DÂN TỆ
1.2.1.2 Kinh tế đối ngoại

Xuất nhập khẩu

Năm 2013, Trung Quốc xuất khẩu 2.209,6 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2012. Nhập
khẩu đạt 1.950,4 tỷ USD, tăng 7,3%. Tổng xuất khẩu và nhập khẩu đạt 4.160 tỷ USD,

tăng 7,6% so với năm 2012. Xuất siêu là 259,2 tỷ USD, tăng 28,9 tỷ USD so với mức
của năm 2012.

Đầu tư nước ngoài

Theo Bộ thương mại Trung Quốc, FDI vào nước này năm 2013 đạt 117,6 tỷ USD, tăng
5,3% so với năm 2012. Tổng số dự án được cấp phép mới là 22.773, giảm 8,6%.FDI từ
một số nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á chiếm vai trò rất quan trọng cả về tổng vốn,
lĩnh vực và công nghệ đầu tư.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH
TẾ TRUNG QUỐC VÀ ĐỒNG NHÂN
DÂN TỆ
1.2.2 Đồng nhân dân tệ

Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho ra đời đồng NDT từ tháng 12/1948.
Đồng NDT được định giá ở mức 2,42 NDT ăn 1 USD suốt giai đoạn 1953 -
1972. Mức 8,28 NDT đổi 1 USD được áp dụng từ 1996. Từ 21/7/2005,
Ngân hàng trung ương Trung Quốc chính thức thông báo tỷ giá hối đoái của
đồng NDT đã được điều chỉnh ở mức 8,11 NDT đổi 1 USD.

Đồng NDT được nâng giá 2,1% so với đồng đôla Mỹ chỉ là một bước nhỏ
của Trung Quốc và với mong đợi của Mỹ, nhưng lại là một bước lớn đối
với thế giới.

Do sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ Trung Quốc, nhân dân tệ là một
trong những đồng tiền ít biến động nhất tại khu vực châu Á.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH
TẾ TRUNG QUỐC VÀ ĐỒNG NHÂN
DÂN TỆ
1.2.2 Đồng nhân dân tệ


Sau khi nền kinh tế Trung Quốc vươn lên vị trí lớn thứ 2 thế giới từ năm
2010, đồng NDT đã đứng ở vị trí tương ứng với nền kinh tế. Theo Hiệp hội
Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), thị phần của NDT trong các
giao dịch tài chính truyền thống đạt 8,66% vào tháng 10/2013, vượt đồng
Euro (6,64%), trong khi giao dịch bằng USD vẫn thống trị thị trường với tỷ
lệ 81,08%.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH
TẾ TRUNG QUỐC VÀ ĐỒNG NHÂN
DÂN TỆ
1.2.2 Đồng nhân dân tệ

Những năm gần đây, Trung Quốc đang từng bước tiến hành quốc tế hóa đồng
tiền của mình. Việc đầu tiên là quốc gia này đã cho phép niêm yết một số
giao dịch bằng NDT, tiếp theo là thành lập các khối thị trường chung sử
dụng đồng tiền này mà ưu tiên là khu vực Hong Kong.

Trung Quốc cũng không ngừng ký kết các hiệp ước thương mại song phương
với các nước châu Á, Nam Mỹ và gần đây nhất là thỏa thuận giữa Ngân hàng
Nhân dân Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương châu Âu được ký kết hồi
tháng 10/2013.
CHƯƠNG 2: VIỄN CẢNH ĐỒNG
NHÂN DÂN TỆ TRỞ THÀNH ĐỒNG
TIỀN QUỐC TẾ
2.1 Vị thế của đồng Nhân dân tệ

Trong thời gian gần đây, vị thế quốc tế của đồng NDT đang ngày càng được
khẳng định khi có nhiều ngân hàng lớn trên thế giới khuyến khích các khách
hàng là công ty sử dụng đồng NDT thay vì đồng USD trong giao dịch
thương mại với các đối tác Trung Quốc.


Trong nửa đầu năm 2013, thương mại xuyên biên giới dùng đồng NDT đã
đạt 70,6 tỷ (tương đương 10 tỷ USD), tăng gấp 20 lần so với sáu tháng trước
đó.

Đồng Nhân dân tệ có thể trở thành đồng tiền dự trữ lớn nhất tại Nam Phi
CHƯƠNG 2: VIỄN CẢNH ĐỒNG
NHÂN DÂN TỆ TRỞ THÀNH ĐỒNG
TIỀN QUỐC TẾ
2.1 Vị thế của đồng Nhân dân tệ

Ðến nay, một loạt các ngân hàng trung ương châu Phi đang xây dựng chiến lược dựa vào
đồng NDT. Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho rằng, trong vòng năm
năm tới, lượng dự trữ đồng NDT của các ngân hàng trung ương của châu Phi sẽ trên mức
20%.

Đồng NDT đã vượt qua đồng EUR và trở thành ngoại tệ phổ biến thứ hai trong các giao
dịch ngoại thương.

Trải qua tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 -2009, trung tâm tài
chính của Mỹ và châu Âu tuy vẫn duy trì được ưu thế truyền thống, ở vị trí chủ đạo,
nhưng họ đang chịu sự thách thức đến từ trung tâm tài chính của các nước thị trường mới
nổi như Trung Quốc.
CHƯƠNG 2: VIỄN CẢNH ĐỒNG
NHÂN DÂN TỆ TRỞ THÀNH ĐỒNG
TIỀN QUỐC TẾ
2.2 Những điều kiện để quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ và những rào cản
2.2.1 Những điều kiện để quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ và những rào cản
2.2.1.1 Điều kiện kinh tế


Theo các chuyên gia kinh tế, có ba “trụ cột” để hỗ trợ quốc tế hóa một đơn vị
tiền tệ: Một là, quy mô kinh tế và kim ngạch thương mai của nước này; Hai là
độ rộng, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường vốn nước này; Ba là tính ổn
định và khả năng trao đổi của đơn vị tiền tệ này.
CHƯƠNG 2: VIỄN CẢNH ĐỒNG
NHÂN DÂN TỆ TRỞ THÀNH ĐỒNG
TIỀN QUỐC TẾ

Quy mô kinh tế và kim ngạch thương mại

Quy mô kinh tế và kim ngạch thương mại được đo bằng chỉ số GDP.

Trung Quốc đã vượt qua Đức về chỉ số GDP trở thành nền kinh tế lớn thứ 3
thế giới nhưng để đồng Nhân dân tệ được quốc tế hóa, quy mô kinh tế và
kim ngạch thương mại cần phải tương đương với Mỹ và EU.

Hơn nữa, mặc dù tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mang đến những dự đoán
lạc quan trong tương lai, nhưng kinh tế của nước này vẫn bị lo sợ về sự mất
cân bằng và nguy cơ rủi ro trung hạn cao.
CHƯƠNG 2: VIỄN CẢNH ĐỒNG
NHÂN DÂN TỆ TRỞ THÀNH ĐỒNG
TIỀN QUỐC TẾ

Độ sâu, độ rộng và tính thanh khoản của thị trường

So sánh thị trường vốn của các nước phát triển khác, thị trường vốn của Trung
Quốc vẫn ở giai đoạn sơ khai, hơn nữa muốn phát triển sẽ mất khoảng 10 – 20
năm nữa. Ngoài ra, do sự giám sát đã hạn chế sự bơm vốn vào thị trường vốn
trong nước, sự trao đổi giữa Trung Quốc với thị trường nước ngoài và mức độ
mở cửa với thế giới vẫn rất hạn chế.


Các nhân tố như hiệu quả thấp, chi phí giao dịch cao, cơ cấu quản lý giám sát
yếu ớt cũng trở thành trở ngại cho việc thị trường vốn Trung Quốc hội nhập
vào hệ thống tài chính quốc tế.
CHƯƠNG 2: VIỄN CẢNH ĐỒNG
NHÂN DÂN TỆ TRỞ THÀNH ĐỒNG
TIỀN QUỐC TẾ

Quy mô giao dịch, tính ổn định và khả năng thanh toán của Nhân dân tệ

Hiện tại, Trung Quốc mới đáp ứng được điều kiện tiên quyết đầu tiên là quy
mô sử dụng đồng NDT.

Khi Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng
sau Mỹ, quy mô sử dụng đồng NDT là khá lớn. Nhưng điều đó chưa đủ, dẫn
chứng về trường hợp kinh tế Mỹ năm 1913, khi đó đã là nền kinh tế lớn nhất
tế giới nhưng đồng USD vẫn chưa đủ mạnh để đánh bật đồng Bảng Anh, để
được chọn là đồng tiền thanh toán quốc tế.
CHƯƠNG 2: VIỄN CẢNH ĐỒNG
NHÂN DÂN TỆ TRỞ THÀNH ĐỒNG
TIỀN QUỐC TẾ
2.2.1.2 Điều kiện chính trị

Hoạt động chính trị có thể ảnh hưởng đến quá trình quốc tế hóa tiền tệ thông qua
cả hai con đường trực tiếp và gián tiếp.

Gián tiếp, chính trị ảnh hưởng đến việc sử dụng đồng tiền quốc tế bằng cách tác
động lên các nhân tố kính tế quyết định vị thế quốc tế của đồng tiền như đã thảo
luận ở trên.


Trực tiếp, chính trị ngay lập tức ảnh hưởng đến việc sử dụng tiền tệ mà không
cần quan tâm đến nhân tố kinh tế quyết định.
CHƯƠNG 2: VIỄN CẢNH ĐỒNG
NHÂN DÂN TỆ TRỞ THÀNH ĐỒNG
TIỀN QUỐC TẾ
2.2.1.2 Điều kiện chính trị

Quyền lực chính trị quốc tế là một nhân tố hệ thống quan trọng

Gián tiếp, quyền lực chính trị quốc tế của quốc gia phát hành đồng tiền quốc tế
được công nhận rộng rãi. Nếu tình hình an ninh của quốc gia phát hành bị đe
doạ nghiêm trọng thì động lực để các nước khác sử dụng đồng tiền của quốc gia
đó, đặc biệt nhằm lưu trữ giá trị sẽ giảm đáng kể.
CHƯƠNG 2: VIỄN CẢNH ĐỒNG
NHÂN DÂN TỆ TRỞ THÀNH ĐỒNG
TIỀN QUỐC TẾ

Quyền lực chính trị quốc tế của một quốc gia cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
việc sử dụng đổng tiền của quốc gia đó trên phạm vi quốc tế theo ba cách khác
nhau.

Thứ nhất, quyền lực chính trị quốc tế gia tăng của quốc gia phát hành sẽ nâng
cao khả năng của quốc gia đó trong việc khuyến khích các nước khác tích cực
sử dụng đồng tiền của mình thông qua các biện pháp như hỗ trợ về quân sự,
ngoại giao, kinh tế và thậm chí là ép buộc.

Thứ hai, quyền lực chính trị quốc tế của quốc gia phát hành tiền cũng như khả
năng đẩy mạnh việc sử dụng đồng tiền quốc gia đó trên phạm vi quốc tế thông
qua việc tăng cường quyền lực cơ cấu.


Cuối cùng, quyền lực chính trị quốc tế của quốc gia phát hành tiền cũng có thể
tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng đồng tiền trên phạm vi quốc tế thông
qua cơ chế quyền lực mềm.
CHƯƠNG 2: VIỄN CẢNH ĐỒNG
NHÂN DÂN TỆ TRỞ THÀNH ĐỒNG
TIỀN QUỐC TẾ

Mỹ dường như vẫn nắm quyền lực chính trị quốc tế lớn hơn Trung Quốc, mặc dù
nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong các thập niên gần đây. Và
trong bối cảnh toàn cầu, đồng đô la có nhiều lợi thế hơn so với đồng NDT, bởi
những lực hướng tâm lớn đảm bảo tiếp tục sử dụng đồng đô la có thể phát huy ở
cấp độ này.

×