Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Suc ep nang gia dong nhan dan te cua Trung Quoc.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.83 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
-------***-------
TIỂU LUẬN
Đề tài:
SỨC ÉP NÂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ
CỦA TRUNG QUỐC
Giáo viên hướng dẫn: PGS, TS. Đặng Thị Nhàn
Nhóm thực hiện : Nhóm III
Lớp : Cao học KTTG 17B

Hà Nội – Tháng 5/2011
1
MỤC LỤC
Lời mở đầu……………………………………………………………………….................... 3
Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NÂNG GIÁ TIỀN TỆ…..……………….................... 4
Phần II: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ VẤN ĐỀ NÂNG
GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ …………………………………………………………………..
6
2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến cán cân
thương mại của Trung Quốc với Mỹ, EU và Nhật Bản..........................................................
6
2.2. Sức ép của các nước đối với việc nâng giá đồng nhân dân tệ và phản ứng của
Trung Quốc...............................................................................................................................
10
2.3. Phản ứng của Trung Quốc....................................................................................... 12
Phần III: TÁC ĐỘNG CỦA NÂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
………………….............................................................................................................
13
Kết luận…………………………………………………………………….. 15
Tài liệu tham khảo……………………………………………….. 16


2
LỜI MỞ ĐẦU
(Lưu ý: Trong phần này, Mai ghi luôn danh sách các thành viên trong nhóm
nhé, ở cuối phần ”Nhóm thực hiện” ý)
3
Phần I
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NÂNG GIÁ TIỀN TỆ
1.1. Nâng giá tiền tệ là gì?
Nâng giá tiền tệ là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, cao hơn sức mua
thực tế của nó. Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, người ta dùng thuật ngữ “revaluation of a
currency” hay “Currency Revaluation”; Còn trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, người ta dùng thuật
ngữ “Appreciation of a currency” hay “Currency appreciation”. Thuật ngữ này trái ngược với “Phá giá
tiền tệ” (Currency Devaluation)
Một quốc gia nâng giá tiền tệ do:
1. Áp lực của nước khác;
2. Để tránh phải tiếp nhận những đồng đôla bị mất giá từ Anh và Mỹ chạy vào nước mình;
3. Để hạ nhiệt nền kinh tế đang phát triển quá nóng (do giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào trong
nước);
4. Để xây dựng sự ảnh hưởng của nước mình ở ra bên ngoài (tăng cường đầu tư và xuất khẩu
vốn ra bên ngoài).
1.2. Tác động của nâng giá tiền tệ đối với cán cân thương mại của 1 quốc gia
Với khái niệm là nâng cao sức mua của đồng tiền so với giá trị thực của nó, việc nâng giá tiền
tệ nhìn chung khiến tỷ giá danh nghĩa tách rời rất xa tỷ giá thực, bóp méo cơ chế vận hành tỷ giá hối
đoái và thường mang lại tác động xấu đến ngoại thương của một quốc gia. Nâng giá tiền tệ khiến nhập
khẩu trở nên rẻ bất ngờ trong khi xuất khẩu giảm sút. Nâng giá tiền tệ còn làm cho chi phí đầu vào
tăng nhanh hơn doanh thu đầu ra, làm tăng giá thành sản phẩm, thu hẹp lãi cận biên, khiến các doanh
nghiệp xuất khẩu rất khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường ngoại quốc. Trong lịch sử phát triển
ngoại thương đến nay, chưa một quốc gia nào lại sử dụng công cụ “nâng giá tiền tệ” để thúc đẩy hoạt
động ngoại thương, đa số đều tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế và thay thế dần nhập khẩu.
Chính vì vậy tác động của nâng giá tiền tệ lên hoạt động ngoại thương mới chỉ dừng lại ở những kết

luận có tính chất định tính và hiếm khi tìm thấy được một mô hình kinh tế lượng nghiên cứu sâu sắc
về tác động của nâng giá tiền tệ lên hoạt động xuất nhập khẩu.
Mặc dù nâng giá tiền tệ tác động trực tiếp đến hoạt động ngoại thương song mức độ tác động
thường có một độ trễ nhất định. Do đường cầu nhập khẩu được bắt nguồn từ đường cung-cầu hàng
hóa của mỗi nước trong khi đường cầu hàng hóa của một nước thường không co giãn trong ngắn hạn
nên cầu nhập khẩu trong ngắn hạn có độ co giãn thấp hơn cầu nhập khẩu trong dài hạn. Vì vậy sau khi
đồng tiền tăng giá, người tiêu dùng trong nước vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm nội địa do chưa điều
chỉnh được toàn bộ ý thức về hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn hàng hóa sản xuất trong nước; bên
cạnh đó, các nhà nhập khẩu cần phải có một thời gian nhất định trong việc tìm kiếm được nguồn hàng
cung cấp ngoại quốc. Kết quả là phải sau một thời gian nhất định, xuất khẩu mới giảm, nhập khẩu mới
tăng, đây cũng là kết luận của hiệu ứng tuyến J được đề cập một cách sâu sắc từ cuối những năm 80
thế kỉ trước.
4
Hình 1: Tuyến J trong trường hợp nâng giá nội tệ
0

Nguồn: Niên giám thống kê 2002; Nhà xuất bản thống kê
Hình 1 cho thấy sự vận động của cán cân thương mại trong đó có xuất khẩu, nhập khẩu khi
đồng nội tệ bị nâng giá. Giai đoạn ngắn hạn, cán cân thương mại vẫn thặng dư do giá trị xuất khẩu
giảm ít hơn so với giá trị nhập khẩu, số người biết đến và tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu do lợi thế về
giá đang trong diện hẹp; giai đoạn dài hạn, xuất-nhập khẩu trở nên co giãn hơn, tốc độ tăng giá trị
nhập khẩu nhanh hơn so với tốc độ giảm giá, số người tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu tăng lên trên
diện rộng dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt.
Nâng giá tiền tệ nói tóm lại thường mang lại hậu quả xấu cho hoạt động ngoại thương, gây
thâm hụt cán cân thương mại và thường là miếng mồi béo bở cho các nhà đầu cơ. Vì thế, trong các
danh mục các giải pháp thúc đẩy ngoại thương của đa số các quốc gia trên thế giới thường không có
giải pháp về “nâng giá tiền tệ”
5
Thặng dư
(+)

Thâm hụt
(-)
Dài hạn
Ngắn hạn
Thời gian
Cán cân thương mại
Phần II
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC
VÀ VẤN ĐỀ NÂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ
2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến cán cân thương mại
của Trung Quốc với Mỹ, EU và Nhật Bản
2.1.1. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc
Kể từ khi thành lập, chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc có thể chia làm ba giai đoạn sử dụng
các chính sách khác nhau:
- Giai đoạn kế hoạch hóa tập trung (1949-1978): Chỉ có Ngân hàng Trung Quốc mới được
phép mua bán ngoại tệ, mọi khoản ngoại tệ đều được Chính phủ quản lý. Trung Quốc hầu như
không vay nước ngoài và cũng không cho phép đầu tư nước ngoài vào trong nước.
- Giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế (1979 -1993): Chính phủ thiết lập Vụ quản lý ngoại hối
trực thuộc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc và thành lập Trung tâm hoán đổi ngoại hối. Các doanh
nghiệp được phép giữ lại một tỷ lệ nhất định ngoại tệ trong các hoạt động ngoại thương. Đồng thời,
Chính phủ cũng cho phép các định chế tài chính mua bán ngoại tệ cũng như khuyến khích dòng kiều
hối chảy vào trong nước. Điều quan trọng nhất là chế độ tỷ giá của đồng nhân dân tệ được thiết lập
chính thức.
- Giai đoạn từ năm 1994 cho đến nay: Năm 1994 Trung Quốc chính thức cho phép chuyển đổi
đồng CNY trên tài khoản vãng lai và áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Bên cạnh đó, thị
trường liên ngân hàng về ngoại tệ cũng được thiết lập.
Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc được thực hiện có tính nhất quán gắn trực tiếp với
lợi thế thương mại về hàng giá rẻ và khối lượng lớn. Chính sách tỷ giá hối đoái này đã hỗ trợ hữu hiệu
cho mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc.
2.1.2. Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đến cán cân thương mại của

Trung Quốc với Mỹ, EU và Nhật Bản
Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở định giá thấp giá trị thực tế của
đồng CNY so với các ngoại tệ khác đặc biệt với đồng USD để tạo lợi thế thương mại trong ngắn hạn.
Có thể thấy trong thương mại quốc tế, nếu để lợi thế so sánh tự nó phát huy tác dụng theo đúng quy
luật sẽ chậm hơn rất nhiều so với lợi thế có sự tác động của chính phủ để nhanh chóng tận dụng cơ
hội thương mại thường xuyên xuất hiện và mất đi.
Hình 2 cho thấy động thái điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân tệ với đồng đô la Mỹ
trong khoảng thời gian 1980-2010.
Vào những năm 1980, tỷ giá giữa đồng CNY và USD đứng ở tỷ lệ 1 USD= 2 CNY. Năm
1994, Trung Quốc đã phá giá mạnh đồng CNY để đạt tới tỷ giá 1 USD = 8.5 CNY và tỷ giá mới này
được giữ gần như cố định trong giai đoạn 1995-2005. Một điều có thể dễ nhận thấy là việc áp dụng tỷ
giá hối đoái cố định thường đồng nghĩa với việc định giá thấp đồng tiền trong nước. Trong lĩnh vực
tiền tệ, việc phá giá đồng tiền thường được gọi là chính sách của “người thu lợi từ người khác” cho
nên thường bị các nước phản đối song Trung Quốc vẫn áp dụng và đã thu được những ảnh hưởng
quan trọng.
6

×