Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bai toan kinh dien da sua sorry

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.05 KB, 1 trang )

Mong các thầy cô chỉ giáo!
Cùng trao đổi cách giải một bài tốn quen thuộc
“Để m gam sắt ngồi khơng khí sau một thời gian thu được 12g chất rắn gồm sắt và 3 oxit (hh
A). Cho A tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,1mol NO.
a) Hãy tìm giá trị của m
b) Tính thể tích dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,15M cần để hoà tan hết A.
* Chúng ta cùng nhau trao đổi cách giải quyết câu a)
- Bài toán này đã trở nên quen thuộc và có thể nói là kinh điển khi chúng ta giải bằng pp bảo
toàn e.
+ Để HS định hướng được xin nêu ra 1 số chú ý, mong được chỉ giáo thêm: đó là bài tốn
thường hỏi lượng đầu hoặc cuối và thoạt nhìn tưởng như bài tốn này sẽ có rất nhiều ẩn.
+ Để giải được, cần xác định đúng chất nhường e, chất nhận e (không cần quan tâm tới giai
đoạn trung gian)
- Nếu sử dụng pp đại số bằng việc giải hệ PT thì sao (1 HS của tơi đã giải được trong vịng 2,5
phút. Đó đúng là 1 kỉ lục)
+ Gọi số mol của Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 lần lượt là x,y,z,t
Ta có: mA = 56x+72y+232z+160t =12 (1)
nFe = x+y+3z+2t=m/56 (2)
nO = y+4z+3t=(12-m)/16 (3)
nNO = x+y/3+z/3=0,1 (4)
+(Ở đây theo tơi có ít nhất 2 cách có thể nhóm được hệ PT này rất nhanh)
- Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng: m(A) + m(HNO3) = ........ (n(H2O)=1/2n(HNO3)
- Sử dụng pp quy đổi (theo tôi sẽ rất tốt để giải quyết câu b)
+ Có thể quy đổi hh A về 2 hỗn hợp gồm 2 chất bất kì (theo tơi đơn giản nhất là quy đổi về Fe
và Fe2O3.
+ Có thể quy đổi về 1 oxit là FexOy sau đó dựa vào quan hệ : FexOy -----> NO để tìm ra tỉ lệ
x/y=3/2 và sử dụng công thức quy đổi Fe3O2
- Dùng pp .....
+ Gs tất cả lượng sắt bị biến thành Fe2O3 (để khơng có sự tạo khí) --->n(Fe2O3)=m/2*56
lượng oxi bị thiếu hụt là bao nhiêu? Như thế bài toán được giải quyết nhờ việc giả sử.
b) Để giải quyết câu b. Thú thực khi đọc và làm bài toán này tơi hơi bị “chống”, ban đầu cứ


ngỡ là thiếu dữ kiện, bởi vì hh A tác dụng với axit gồm cả sắt, sắt (II) và sắt (III) mà tỉ lệ của
chúng không biết thế nào --> tỉ lệ các axit là khó khăn vơ cùng.
+ Sau đó tơi chợt nhận ra nếu dùng pp quy đổi như trên thì sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.
+ Tất nhiên theo tôi giải bằng pp nhóm các PT đại số thì cũng có thể ra được kết quả.
+ Hiện tại tơi đang tìm cách khác để giải quyết nó nhanh hơn.
* Nếu quý thầy cơ nào có hứng thú thì mong được chỉ giáo thêm.
- Xin liên hệ qua nick: doahongcodon294.
* Nhân đây mong q thầy cơ giúp tơi giải bài tốn quen thuộc sau (có lẽ tơi ngộ nhận điều gì
đó nên giải suốt 2 năm rồi mà vẫn thấy vơ lí). Xin cảm ơn trước!
“Cho 13g Zn tác dụng vừa đủ với H2SO4 đặc thì lượng axit cần tiêu tốn là 6,533g. Hỏi sản
phẩm tạo ra là gì trong số: S, SO2, H2S” (vừa rồi có 1 thầy lí luận là vì nZn >n(H2SO4) nên loại,
tôi chưa rõ lắm)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×