Bài thơ làm thi tiên Lý Bạch phải bng bút
Đó là bài thơ “Hồng Hạc lâu” của Thơi Hiệu (? - 754), người Biện
Châu, (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), đậu Tiến sĩ đời Đường Huyền
Tông, làm đến chức Tư huân viên ngoại lang, đề ở Lầu Hạc Vàng.
Lầu này ở trên ghềnh đá Hoàng Hộc, huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc.
Theo truyền thuyết, Phí Văn Thư sau khi lên tiên, cưỡi hạc vàng trở về
nghỉ tại đây. Khi Lý Bạch (701 - 762) tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên
cư sĩ, người huyện Chương Minh (tỉnh Tứ Xuyên) đời Đường Huyền
Thi tiên Lý Bạch
Tông, làm chức Cung phụng trong Hàn lâm viện đi qua thấy bài thơ
của Thôi Hiệu đã phải thốt lên: “Trước mắt có cảnh nói khơng được, Thôi Hiệu đề thơ ở trên đầu”
mà không làm thơ vịnh lầu nữa.
Chúng tôi xin giới thiệu bài thơ đặc biệt đó của Thơi Hiệu với lời bình tuyệt diệu của nhà phê bình
văn chương nổi tiếng Kim Thánh Thán, người Trường Châu (tỉnh Giang Tô), không rõ sinh năm
nào, mất trong một vụ án oan khuất đời Thanh Thế Tổ (1661).
Hồng Hạc lâu
Tích nhân dĩ thừa hồng hạc khứ
Thử địa khơng dư Hồng Hạc lâu
Hồng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải khơng du du
Tình xun lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhất mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Thôi Hiệu
Dịch nghĩa
Lầu Hạc Vàng
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hạc Vàng
Hạc đã đi rồi thì khơng trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn man
mác trơi
Dịng sơng quang tạnh rực rỡ hàng cây đất Hán Dương
Cỏ thơm mọc tươi tốt trên bãi Anh Vũ
Lúc chiều tối quê nhà ở nơi đâu?
Khói sóng trên sông khiến người
buồn bã.
Bản dịch thơ của thi sĩ Tản Đà:
Lầu Hạc Vàng
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ vẫn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hồng hơn
Trên sơng khói sóng cho buồn
lịng ai…
Lời bình của Kim Thánh Thán:
(1 - 4) Tiền giải: Đây chính là bài thơ huyên truyền ngàn năm nay. Có bản chép “Tích nhân dĩ thừa
bạch vân khứ” thực là lầm lớn! Không biết rằng bài thơ này dùng bút lớn lao là tả liền ba chữ
“Hoàng Hạc lâu”, chỗ kỳ lạ là ở đó. Giả sử người xưa mà cưỡi “bạch vân” thì lầu này tại sao lại có
tên là “Hồng Hạc”? Lý này thật rõ ràng! Cịn như câu 4 chợt thêm vào “bạch vân”, diệu ở chỗ là
“có ý khơng ý, có nói khơng nói” (hữu ý vơ ý, hữu vị vô vị). Nếu thoạt tiên chưa tả “Hoàng Hạc”
mà trước đã tả “bạch vân”, thế là “hoàng hạc”, “bạch vân” đối chọi nhau; “hoàng hạc” vốn là tên
lầu, cịn “bạch vân” thì do điển nào mà ra? “Bạch vân” đã được người xưa cưỡi đi, mà đến nay hãy
cịn “du du”, trên đời này há có “thiên tải bạch vân” sao? Thực không đủ đáng một cái cười! Làm
thơ khơng nhiều mà có thể khiến Thái Bạch cơng phải gác bút, thì đúng là bậc đại trượng phu trong
rừng bút mực vậy. Hãy xem bọn nho mọn ô uế, suốt đời bịt mũi rền rĩ khổ ngâm, đến cái ngày đậy
nắp áo quan, người ta góp nhặt lại cũng được đến hơn mấy trăm ngàn vạn lời, thế nhưng khơng từng
được đến một đứa trẻ nít trong xóm làng tạm thời để mắt vào, thực đáng đau xót lắm!
Xét kỹ ra thì ơng (Thơi Hiệu) đâu có từng làm thơ, mà chỉ hướng phía trên phía dưới, phóng mắt
nhìn xa, thấy đạo lý là như vậy, liền tức thì đứng dậy, cầm bút thấm mực, tiến đến vách lầu vôi
trắng, mặc ý viết lên một hàng chữ lớn, viết xong lại ngắm xem, tuyệt nhiên không biết là có hay
khơng, mà chỉ thấy rằng sửa chẳng nên sửa, chữa chẳng nên chữa, thêm không thể thêm, bớt khơng
thể bớt, thế rồi trong lịng thỏa mãn, liền lưu lại đây, thực khơng liệu rằng sau này có người trông
thấy, lại không vượt ra khỏi cái khuôn khổ ấy; vả chăng người sau không vượt ra nổi, mà cũng chỉ
sửa chữa, thêm bớt đều chẳng ích gì, thế rồi lại giấu vào tay áo mà đi, không bảo là cả tự pháp, cú
pháp, chương pháp đều đã chiếm hết rồi, khơng cịn tranh đoạt nổi nữa.
Thái Bạch Cơng phê bình bài thơ này cũng chỉ nói rằng:
“Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”
(Trước mắt có cảnh nói khơng được
Thơi Hiệu đề thơ ở trên đầu)
Ơi, trước lầu Hồng Hạc, đá sơng hiểm trở, Hạ Khẩu nhô cao, trông miền Miện Hán, ứng tiếp xung
yếu, cảnh trạng ấy đâu chỉ tả hết trong mấy chữ “tình xuyên phương thảo, nhật mộ yên ba” của thơ
họ Thôi mà thôi đâu! Thế mà Thái Bạch Công lại khơng chịu nói nữa, cúi đầu nhún nhường ra đi,
thế khơng phải là vì cảnh đã nói hết, khơng nói được nữa mà vốn là cảnh thực khơng nói hết được,
đúng ra khơng nói được nữa. Thái Bạch Cơng thực là vì bài thơ đề của Thơi Hiệu là một bài Luật
thi, nên nay nếu muốn đề nữa thì tất yếu cũng phải làm luật thi. Nhưng ông lại tự nghĩ rằng: về luật
thi, từ trước đến nay hẳn phải là chưa đề thơ, trước hết phải mệnh ý, mệnh ý rồi thì phải lo thẩm
cách, sau khi thẩm cách lại phải bận tranh phát bút.
Cịn như về cảnh, thì chẳng qua là sau khi mệnh ý, thẩm cách, phát bút, đầy đủ ở bên rồi, chỉ còn
lặng chờ được sử dụng mà thơi. Bây giờ nếu muốn mệnh ý thì họ Thơi đã mệnh ý hết rồi, nếu muốn
thẩm cách thì họ Thôi thẩm cách đã xong rồi, nếu lại muốn tranh phát bút thì họ Thơi phát bút đã là
khơng tiền khống hậu, khơng chiếu cố đến kẻ khác; dù cho mình có cảnh đẹp đầy mắt, có thể soạn
được mấy trăm ngàn liên đi chăng nữa, thì cũng chỉ là tự nhả tâm huyết ra uổng phí thơi, chớ có đặt
tay vào đâu được, vì thế bất giác cúi mình sát đất, thổ lộ thực rằng: “Có cảnh nói khơng được”.
Có cảnh nói khơng được cũng như nói rằng tiếc thay trước mắt có vơ số cảnh đẹp, mà đến một chữ
cũng không đặt được vào bài luật thi. Than ôi! Thái Bạch Công sở dĩ hư tâm phục thiện như thế, chỉ
vì chính mình hiểu rõ luật thi cam khổ. Cịn các ơng đời sau thì bất chấp có người nào đề thơ rồi,
chẳng ngại ngần gì mà khơng tức thì lại đề tám câu.
Giải I: Thấy ơng (Thơi Hiệu) diệu ở chỗ chỉ có một câu tả “lầu”, còn ba câu kia đều là tả “người
xưa”. Ba câu kia đều là tả “người xưa” như thế là một lịng tưởng nghĩ chỉ là tưởng nghĩ “người
xưa”, đơi mắt ngóng trơng chỉ là ngóng trơng “người xưa”, thực là khơng cịn lịng nào rảnh rỗi mà
nghĩ đến lầu này, khơng cịn mắt nào rảnh rỗi mà ngó đến lầu này. Thử nghĩ xem, ơng đầy bụng có
tâm kỳ như thế nào, khắp mình có khí khái như thế nào chớ đâu từng có các chuyện thị phi đắc thất,
vinh nhục hưng táng làm nhơ bẩn nổi ngòi bút! Câu 1 là tả “người xưa”, câu 3 là nghĩ “người xưa”,
tuyệt nhiên không từng để mắt đến “lầu”.
Phàm cổ nhân mà có một lời, một hàng, một câu, một chữ đủ để bước một mình trong một thời,
chiếm cứ cả ngàn năm, thì ta cần phải tin rằng khơng có gì là khơng đều do ở đọc sách, dưỡng khí
mà ra. Như giải thơ này, ta phải tin rằng rõ ràng là do đọc sách. Các câu 1, 2: chính là ông đọc trong
thiên Thiên đạo, sách Trang Tử, lời của Ln Biện nói với Tể Hồn Cơng: “Cổ nhân chi bất khả
truyền giả tử hỹ, quận chi sở độc, nãi cổ nhân chi tao phách dĩ phù” (Cái điều khơng thể truyền lại
được của cổ nhân thì đã chết rồi, điều mà ông đọc ngày nay chỉ là cặn bã của cổ nhân mà thôi); ông
liền thuận tay sửa bớt, dùng rất thích đáng. Các câu 3,4: chính là ông đọc được câu ca Dịch thủy
trong Kinh Kha liệt truyện, sách Sử Ký:
“Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hồn”
(Gió hiu hiu hề sông Dịch lạnh lùng
Tráng sĩ một ra đi không hề trở lại)
ông liền thuận tay chuyển đổi lại, dùng được rất thích đáng.
Cịn như với cuốn sách mà ai ai cũng đọc, thế mà chỉ ơng riêng có sự sản đối cảnh liền dùng, ngay
cả chính mình rốt cuộc cũng khơng biết nữa, thế thì rõ ràng cần phải tin đó là cái sức dưỡng khí,
khơng phải là vu vậy.
Người đời sau lại có câu “Dục tùy tối Hồng Hạc lâu” (Muốn đập tan lầu Hoàng Hạc); nếu biết
rằng bài thơ này khơng hề tả đến “lầu” thì đúng là chỉ uổng công đập phá. Từ xưa đến nay đều là
lấy ngoa truyền ngoa, không đủ cung cấp một tiếng cười, đúng thay!
(5 - 8) Tiền giải tả “người xưa”, hậu giải tả “người nay” tuyệt nhiên không tả đến “lầu”. Giải này lại
diệu ở chỗ khơng dính liền gì với đoạn trên, chỉ nhất ý tựa cao trông xa, riêng thổ lộ hồi bão của
mình, mặc cho người đời sau muốn hiểu ra sao thì hiểu, thực đúng là quy mơ của bậc đại gia vậy!
Các câu 5, 6: chỉ đặt 5 chữ “hương quan hà xứ thị”, nói rằng ở nơi này cây thì “lịch lịch” (in rõ), bãi
thì “thê thê (tươi tốt)”, riêng có mắt ngóng “hương quan” là khơng biết “hà xứ” (nơi nào). Ơng chỉ
đặt ngang hai chữ “nhật mộ” lên câu đó, là liền khiến cho 28 chữ trong 4 câu tiền giải chữ nào cũng
nhất tề dao động vào, đó là bút pháp tuyệt kỳ vậy