NỘI DUNG BÁO CÁO
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MĨ
THUẬT Ở TIỂU HỌC
KẾ HOẠCH BÁO CÁO
Thời gian
báo cáo
1/3 buổi
Nội dung báo cáo
Ghi
chú
- Báo cáo viên nhận lớp, chia lớp thành các nhóm
nhỏ(tuỳ theo số lượng cụ thể mà chia nhóm 4-8,…).
- Giao nhiệm vụ và thời gian thảo luận như sau: ( 20
phút)
+ Câu 1: Dạy Mó thuật ở tiểu học thường được sử dụng
những phương pháp nào là chủ yếu? Hãy nêu những ưu
điểm, hạn chế của những phương pháp đó?
+ Câu 2: Trong quá trình dạy học môn Mó thuật từ lớp 1
đến lớp 5, thầy cô thường gặp những khó khăn (về phía
giáo viên, học sinh, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
dạy và học,…)gì? Nêu đề xuất, kiến nghị.
- Hết thời gian thảo luận, báo cáo viên yêu cầu đại diện
các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Báo cáo viên tổng kết, nhấn mạnh một số điểm cần lưu
ý chung, giải đáp những đề xuất kiến nghị (nếu trong
phạm vi có thể).
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Dạy Mó thuật ở Tiểu học thường được sử dụng phương pháp nào
là trọng tâm? Hãy nêu ưu điểm, hạn chế của phương pháp đó.
Câu 2: Trong quá trình dạy học môn Mó thuật từ lớp 1 đến lớp 5. Thầy
(cô) gặp những khó khăn gì? Nêu đề suất, kiến nghị?
1
MỤC TIÊU
Dạy học Mó thuật ở Tiểu học là tạo điều kiện cho HS tiếp xúc, làm quen
với những giá trị thẩm mó, biết vận dụng kiến thức, kó năng đã học phục vụ vào
cuộc sống học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông cần được thực
hiện:
-Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS.
-Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức
học cá nhân, với hình thức học theo nhóm, theo lớp.
-Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS.
-Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện kó năng, tăng cường thực hành,
gắn liền với nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
-Chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, tự
nghiên cứu, bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học
tập cho HS.
-Chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học được cung
cấp theo danh mục đặc biệt là các thiết bị GV tự làm.
TRẢ LỜI CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1) Những phương pháp trọng tâm thường được sử dụng trong dạy
Mó thuật và những ưu điểm, hạn chế của phương pháp đó:
1) PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT:
a) Quy trình thực hiện:
-Xác định đối tượng quan sát.
-Quan sát đối tượng từ bao quát, tổng thể đến chi tiết bộ phận để tìm hiểu
và cảm nhận đối tượng.
-Quan sát từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
-So sánh – đối chiếu.
-Cảm thụ vẻ đẹp của đối tượng.
-Tiến hành bài tập theo thứ tự.
-Ưu điểm:
+Định hướng mục đích, ý tưởng rõ ràng.
+Giúp cho nhận thức phong phú, sâu sắc và đầy đủ hơn.
+Phát triển kó năng quan sát, đối chiếu, so sánh và liên hệ với thực tế.
2
+Cảm nhận được sự đa dạng của cuộc sống.
+Thấy được sự phong phú về cái đẹp trong học Mó thuật.
+Hiểu được một số hình dạng, màu sắc đa dạng trong thiên nhiên cũng
như trong cuộc sống hàng ngày.
-Hạn chế:
+Dễ lầm tưởng với cách nhìn đơn thuần, dẫn đến hiểu đối tượng một cách
hời hợt, không tập trung, thiếu sự phân tích.
+Đối với phương pháp quan sát còn hạn chế thời gian không đủ để GV
phân tích sâu hơn và tỉ mỉ hơn.
*VD: Bài 1 : Xem tranh thiếu nhi vui chơi (lớp 1).
Sau khi giới thiệu tranh mẫu, GV yêu cầu HS quan sát nội dung các bức
tranh để nhận ra:
+Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều hoạt động khác nhau: nhảy
dây, múa hát, kéo co, chơi bi…
+Cảnh vui chơi ngày hè có nhiều hoạt động khác nhau : thả diều, tắm
biển, tham quan du lịch…..
GV tiếp tục hướng dẫn HS quan sát tranh mẫu và trả lời các câu hỏi gợi ý
để dẫn dắt HS tiếp cận với nội dung của bức tranh:
+Bức tranh vẽ những gì? Hình ảnh nào em thích nhất? Vì sao em thích
bức tranh đó?
+Trong tranh có những màu nào? Màu nào được sử dụng nhiều nhất? Hãy
nêu cảm nhận được vẻ đẹp của tranh bằng: đường nét, hình ảnh, màu sắc, tư
tưởng chủ đề.
2) PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN:
a) Quy trình thực hiện:
-Phân loại đồ dùng cho phù hợp với nội dung.
-Xác định nội dung cần trao đổi.
-Sử dụng đồ dùng minh họa.
-Phân tích trên đồ dùng trực quan.
-Hướng tới những giá trị.
-Đề nghị HS nêu ý kiến.
-Tóm tắt, khái quát nội dung bài học và đề xuất yêu cầu.
b) Ưu điểm:
-Thu hút được sự chú ý của HS.
-Truyền đạt cho nhiều người nghe cùng một lúc.
-HS được nghe, nhìn hấp dẫn tăng khả năng nhớ.
-Trình bày từ nhiều nguồn thông tin.
3
-Sử dụng được nhiều phương tiện dạy học khác nhau.
-Dễ tổ chức.
-Bao quát, hình dung được nội dung học tập
.
b) Hạn chế :
-HS có thể bắt chước bài mẫu.
-Nhiều đồ dùng dạy học có thể gây tác động tiêu cực, nội dung sơ sài,
kém chất lượng.
-Sử dụng nhiều đồ dùng dạy học trong một giờ dạy sẽ làm mất tập trung.
-Thông tin chỉ là một chiều.
*Ví dụ: Bài 16: Mẫu vẽ có hai vật mẫu (lớp 5)
Để thực hiện mục tiêu bài học GV cần chuẩn bị:
-Hình gợi ý cách vẽ ở bộ đồ dùng dạy học hoặc tự chuẩn bị.
-Một số bài vẽ mẫu có hai vật mẫu của HS lớp trước.
-Một số tranh ảnh (phiên bản) về tónh vật của học só và một số đồ dùng
trực quan như:
+Cái chai và cái bát.
+Cái bình đựng nước và cái cốc.
+Cái phích và quả (các loại quả khác nhau như cam, xoài, bưởi,…)
Như vậy, từ đó đồ dùng trực quan, GV tiến hành các hoạt động dạy học
chủ yếu sau:
*Cho HS quan sát nhận xét mẫu.
*Hướng dẫn HS cách vẽ.
*Sử dụng hình minh họa một số cách bố cục bài vẽ trên một trang giấy,
để HS nhận biết.
3) PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP.
-Quy trình thực hiện:
+Xác định vấn đề cần trao đổi phù hợp với đối tượng HS và nội dung bài
học.
+Cân nhắc, lựa chọn hệ thống câu hỏi.
+Sắp xếp câu hỏi theo trình tự nội dung bài học.
+Nắm bắt kịp thời điểm HS cần gợi mở.
+Câu hỏi gợi mở cần thực hiện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp,
từ bao quát chung đến chi tiết cụ thể .
+Đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời.
+Nêu ví dụ minh họa tương tự với tình huống.
+Gợi ý HS tìm hướng giải quyết vướng mắc.
+Động viên khích lệ HS.
4
+Coi ngôn ngữ Mó thuật là phương tiện để HS làm quen, tiếp xúc, tìm
hiểu chứ không phải để rèn luyện kó năng vẽ.
a) Ưu điểm:
-Phát triển kó năng tìm kiếm thông tin.
-Có thể mang lại giải pháp cho vấn đề .
-Thu hẹp khoảng cách giữa GV và HS.
-Tái hiện được các tình huống có thực trong cuộc sống.
-Khuyến khích HS tự giải quyết vấn đề và biểu thị ý kiến cá nhân.
-Phù hợp với tất cả đối tượng HS.
-Thực hiện dễ dàng
-Hướng dẫn HS vào trọng tâm bài học .
-Phân biệt được mức độ nhận thức của HS.
c) Hạn chế:
-Nhiều GV chưa chú ý đến tính chất của phương pháp vấn đáp – gợi mở
nên còn tình trạng gò ép HS theo ý mình. Làm giảm tính độc lập của HS.
-Một số câu hỏi còn bài bản, công thức, giảm sự hấp dẫn.
-HS còn e ngại sự góp ý, gợi mở vì sợ phải sữa chữa bài vẽ hoặc còn tâm
lý ỷ lại chờ GV hỏi mới phát biểu ý kiến.
-Nhiều HS tiếp thu gợi mở thiếu suy nghó, ít sàng lọc nên sữa chữa bài vẽ
một cách máy móc.
4) PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THỰC HÀNH.
a) Quy trình thực hiện:
-Tổ chức thực hiện sau khi truyền đạt lí thuyết và chuẩn bị tốt đồ dùng
học tập (bút chì), màu vẽ, giấy vẽ, tẩy,…)
-Nêu nhiệm vụ rõ ràng.
-Hướng dẫn cụ thể từng phần (yêu cầu từ sắp xếp bố cục, hình mảng đến
vẽ hình, thể hiện đậm, nhạt,…).
-Gợi ý HS suy nghó.
-Định hướng HS bộc lộ ý tưởng.
-Liên hệ với yêu cầu bài học.
-Động viên khích lệ HS thực hành.
-Nên tổ chức các tiết dạy thực hành như là một hoạt động sao cho tất cả
HS đều có ý thức tham gia và tham gia một cách tích cực.
-Xem tiết thực hành như là một tiết mà ở đó HS vừa chơi vừa học, chơi
nhưng mà để học có hiệu quaû.
5
b) Ưu điểm:
-Cung cấp kinh nghiệm thực hành để củng cố lí thuyết, thêm khả năng
cảm thụ, sáng tạo.
-Phát triển kó năng thực hành.
-Biết được thiếu sót của HS.
-Mọi đối tượng HS đều có cơ hội rèn luyện.
-GV phân loại đúng đối tượng HS.
c) Hạn chế:
-Đồ dùng học tập thiếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài vẽ.
-Bài thực hành thường vượt thời gian dự kiến (thường xảy ra ở những bài
vẽ tranh)
-Nhiều trường hợp quá sức với HS.
d) Ví dụ:
Bài 4: Vẽ hình tam giác (lớp 1)
Sau khi cung cấp cho HS những đặc điểm riêng của hình tam giác, GV
gợi ý HS nhận biết hình tam giác thông qua một số hình ảnh cụ thể như: cái
nón, thước êke, mái nhà.
GV đề nghị HS vẽ hình tam giác để tạo thành các hình ảnh: cánh bướm,
dãy núi, con cá,…Như vậy thông qua luyện tập thực hành, HS vẽ đúng hình tam
giác và vận dụng để tạo ra một số hình ảnh khác.
5) PHƯƠNG PHÁP HP TÁC THEO NHÓM NHỎ:
a) Quy trình thực hiện:
-Xác định hình thức học tập (giao bài thực hành hay lí thuyết theo nhóm)
-Chia nhóm.
-Đặt tên nhóm.
-Cử nhóm trưởng, thư kí, phân công việc cho các thành viên.
-Vị trí nhóm.
-Giao công việc cụ thể cho nhóm.
-Nêu nhiệm vụ nội dung công việc.
-Đề xuất thời gian thực hiện.
-Yêu cầu thực hiện.
-Chuẩn bị những nhận xét bổ sung và tổng kết đối với từng nội dung hoặc
toàn bài.
-Biểu dương nhóm hoàn thành xuất sắc công việc.
6
-Giáo viên cần gợi ý để HS tự tin vào khả năng suy nghó, tìm tòi sáng tạo
của mình; tạo điều kiện cho HS được tham gia ý kiến và tổ chức hoạt động theo
cặp, theo nhóm để các em có dịp thảo luận, học tập lẫn nhau
2) Ưu điểm:
-Tiến hành được nhiều hình thức học tập.
-Cho phép cá nhân biểu thị ý kiến cá nhân.
-Tạo điều kiện cho HS học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau.
-Giúp HS tăng khả năng biểu đạt trước đám đông.
-Xuất hiện nhiều ý tưởng mới cho bài vẽ.
-Khuyến khích sự chú ý.
-GV quan sát được sự tiến bộ của HS.
3) Hạn chế:
-HS có thể lạc đề và thảo luận chệch nội dung.
-HS lười có cơ hội trốn tránh công việc, ỷ lại vào các bạn (mặc kệ vẽ hay
không vẽ thì cũng được khen trong nhóm).
-Chất lượng làm việc theo nhóm phụ thuộc vào điều kiện chuẩn bị của
HS (không phải lúc nào HS cũng chuẩn bị tốt).
-Có thể hỗn loạn, ồn ào, mấy trật tự (gây ảnh hưởng các lớp học lân cận).
-Mục tiêu bài học có thể trở nên không rõ ràng.
-Tư thế khi vẽ có thể bị che khuất hoặc có một số đối tượng chen chúc
nhau, dành vẽ cái này, dành vẽ cái kia, không có sự phân công cụ thể.
4) Ví dụ:
Bài 21: Nặn hoặc vẽ hình dáng người (lớp 2)
-Sau khi hướng dẫn HS cách nặn, GV có thể tổ chức cho HS thực hành
theo nhóm. Mỗi nhóm nặn theo một chủ đề riêng: dáng người đang lao động;
dáng người đang vui chơi, học tập, múa hát,…và đề nghị các nhóm tự sắp xếp bố
cục để tạo thành sản phẩm chung, sinh động, có nội dung.
-GV cần uốn nắn sản phẩm của từng nhóm, nhắc nhở HS phải có tính tập
thể cao, đừng mang tính cá nhân quá, phân công các thành viên trong nhóm
(phân công nặn hoặc vẽ dáng người từ phần cơ bản đến chi tiết).
Câu 2:
Những hạn chế , khó khăn trong quá trình dạy dạy học môn mó thuật từ
lớp 1 đên lớp 5 và những đề xuất.
1) Hạn chế, khó khăn:
-Đối với lãnh đạo nhà trường: Do điều kiện thực tế một số trường chưa có
GV chuyên về dạy Mó thuật, nên còn nhiều hạn chế về sử dụng phương pháp
trực quan. (những mẫu vật hoặc những bài thường thức Mó thuật, nếu không roõ
7
về những ngôn từ trong Mó thuật thì HS sẽ khó hiểu nếu không giải thích được).
Việc dự giờ thăm lớp đối với môn Mó thuật còn gặp khó khăn trong việc nhận
xét góp ý, rút kinh nghiệm.
-Đối với Giáo viên: Một số GV chưa qua đào tạo chuyên Mó thuật, thì sẽ
gặp khó khăn những bài thường thức Mó thuật (xem tranh họa só) , phải phân
tích màu thật sâu sát với HS để HS cảm nhận được đẹp về màu sắc thì như thế
nào là đẹp, hoặc cách sử dụng màu như thế nào thì hài hòa…bên cạnh đó GV
còn gặp một số khó khăn khi hướng dẫn những đường nét cơ bản cho HS thực
hành. Ở một số trường, khi GV lên dạy từng lớp rất bất tiện, vì chưa có phòng
dạy Mó thuật, chưa tổ chức dạy buổi thứ hai trên ngày, khi dạy theo tiết học thì
GV phải di chuyển nhiều lớp.
-Đối với HS: Do điều kiện địa phương, có một số gia đình nghèo đến lớp
1 học nhưng chưa qua mẫu giáo, một số em không có điều kiện chuẩn bị đầy đủ
dụng cụ học tập… vì thế việc năng khiếu hoặc việc tập vẽ rất lúng túng.
-Đối với cơ sở vật chất – trang thiết bị:
+Bộ tranh ĐDDH ở môn Mó thuật chưa đầy đủ.
2) Đề xuất, kiến nghị:
-Đồ dùng Dạy học cần cung cấp đầy đủ số lượng cho từng bài.
-Bộ tranh ở lớp 1 chưa đáp ứng theo tình hình thực tế (vì giấy lóa) HS
nhìn thấy không rõ ràng, chập chờn, cần thay đổi giấy của tranh lớp 1.
-Nên dành một khoản kinh phí hỗ trợ cho GV chuyên tự làm ĐDDH theo
các dạng bài thì sẽ đạt hiệu quả hơn trong các hoạt động lên lớp.
8