Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

0 giao trinh y5 gmhs 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
BỘ MÔN GÂY MÊ HỒI SỨC


Giáo trình:

GÂY MÊ HỒI SỨC
(DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NĂM THỨ NĂM)

PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH

LƯU HÀNH NỘI BỘ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


MỤC LỤC
TỔ CHỨC KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC ..................................................................................... 1
TỔ CHỨC KHU PHÒNG MỔ.................................................................................................... 5
TỔ CHỨC PHÒNG HỒI TỈNH ................................................................................................ 10
ĐẠI  CƯƠNG  VỀ PHƯƠNG  PHÁP  VÔ  CẢM ........................................................................ 16
KHÁM TIỀN MÊ VÀ CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN .................................................................. 23
TRƯỚC MỔ .............................................................................................................................. 23
TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG CỦA GÂY MÊ ....................................................................... 33
SĂN  SÓC  BỆNH NHÂN SAU GÂY MÊ VÀ PHẪU THUẬT ............................................... 41
GIẢM  ĐAU  ĐA  MÔ  THỨC..................................................................................................... 49
THUỐC  MÊ  TĨNH  MẠCH ....................................................................................................... 53
THUỐC MÊ HÔ HẤP VÀ THUỐC  DÃN  CƠ ......................................................................... 59
THUỐC TÊ ............................................................................................................................... 65
THUỐC GIẢM  ĐAU  NHÓM  Á  PHIỆN .................................................................................. 70
THUỐC GIẢM  ĐAU  KHƠNG  THUỘC NHĨM Á PHIỆN .................................................... 79



DANH MỤC HÌNH
Hình  2.1  Sơ  đồ luồng  lưu  thơng  trong  khu  phịng  mổ
Hình 5.1 Tiêu chuẩn Mallampati


TỔ CHỨC KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC
MỤC TIÊU HỌC TẬP



Trình bày các nhiệm vụ của khoa Gây mê hồi sức.
Trình bày cấu trúc của khoa Gây mê hồi sức.

1. CÁC NHIỆM VỤ CỦA KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC
















Đánh  giá  trước gây mê (khám tiền mê): khám ngồi phịng mổ đối với bệnh nhân mổ
phiên.
Gây mê – tê các bệnh nhân ở các khu vực phẫu thuật khác nhau, sản khoa, nội soi, X –
quang can thiệp.
Theo dõi hồi tỉnh sau gây mê – tê  trong  các  đơn  vị chuyên biệt (phòng theo dõi sau can
thiệp).
Phối hợp theo dõi sau mổ trong các khoa ngoại.
Xử trí bệnh nhân ngoại  trong  các  đơn  vị hồi sức  và  các  đơn  vị săn  sóc  tích cực.
Xử trí  đau  cấp tính trong các khoa ngoại.
Tham gia xử trí  đau  mạn tính phối hợp cùng nghiều chuyên khoa khác.
Tham gia y học cấp cứu:  trước viện, trong viện (Khoa tiếp nhận cấp cứu) tùy theo loại
cơ  sở y tế.
Tham gia chủ động vào an toàn trang thiết bị, an toàn truyền máu, vệ sinh bệnh viện.
Tham gia chủ động vào các công việc  đánh  giá  và  lưu  trữ số liệu.
Xác lập chiến  lược quản  lý  nguy  cơ  (ghi  nhận tỷ lệ biến chứng,  định  ra  các  phác  đồ xử
trí).
Đào  tạo (lý thuyết và thực hành):
Sinh viên y khoa (gây mê, hồi sức, y học cấp cứu).
Bác  sĩ  nội  trú  chuyên  khoa  (5  năm  ở Pháp  đối với Gây mê hồi sức).
Điều  dưỡng Gây mê hồi sức.
Đào  tạo y tế sau  đại học.
Nghiên cứu:  lâm  sàng  và  cơ  bản.

2. CẤU TRÚC KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC
2.1. Khám  trước gây mê
Đây  là  cơ  sở khám tập trung, tự quản (số gian phòng khám tùy theo hoạt  động mổ phiên).
Cơng  tác  khám  trước gây mê này có sự liên hệ với các khoa sinh hóa, X-quang và các khoa lâm
sàng  khác.  Đơn  vị này có thể có hệ thống nhân sự riêng  và  ban  thư  ký  tự quản.  Ban  thư  ký  đóng  
vai trị quan trọng trong việc tổ chức và quản lý công tác khám, hồ sơ  bệnh  án  cũng  như  các  thủ
tục hành chính khác.


1


2.2. Các khu mổ
Các khu vực phòng mổ thường  được tập hợp lại trong một  địa  điểm nhất  định. Việc này
giúp  q  trình  điều hành thuận tiện  hơn  và  ít  tốn kém hơn.  Trong  khu  vực phòng mổ, bắt buộc
phải có phịng tiền mê với cấu trúc và trang thiết bị có thể khác nhau tùy theo các chuyên khoa.
Quá  trình  điều  hành  chương  trình  phẫu thuật  được thực hiện bởi một hội  đồng khu phòng
mổ phối hợp 1 phẫu thuật viên, 1 bác sĩ  gây  mê  hồi sức  và  1  điều  dưỡng  trưởng.
Khu vực phịng mổ phải  có  đầy  đủ các trang thiết bị phục vụ cho vô cảm và phẫu thuật
(theo chuẩn quốc tế).
2.3. Phòng theo dõi sau mổ (phòng hồi tỉnh)
Đây  là  đơn  vị thực  hành  lâm  sàng  được  đặt gần khu mổ và  đặt  dưới sự quản lý của khoa Gây
mê hồi sức.  Đơn  vị này có vai trị chỉ thực hiện chức  năng  hồi tỉnh cho bệnh nhân sau phẫu
thuật/thủ thuật với hệ thống nhân viên chỉ thực hiện riêng nhiệm vụ này.
Về mặt cấu  trúc,  đơn  vị này phải có từ 1-3  giường cho một phòng mổ và tối thiểu  1  điều  dưỡng
cho 4 bệnh nhân.
2.4. Đơn  vị Hồi sức ngoại khoa hoặc Nội – Ngoại khoa
Về mặt cấu  trúc,  đây  là  đơn  vị thực hành lâm sàng với tối thiểu  có  8  giường dành cho bệnh nhân
bện nặng với tỷ lệ 2  điều  dưỡng cho mỗi 5 bệnh nhân. Về thực hành lâm sàng, đây  là  đơn  vị
thường trực y tế 24/24 giờ.
Quá  trình  điều trị bệnh nhân tại  đơn  vị này có sự liên hệ mật thiết với các khoa sinh hóa, Xquang, khu mổ.
Có thể tập trung hóa cho mọi loại phẫu thuật (mổ tim, mổ thần kinh, chấn  thương  nặng  …).
Về mặt chuyên môn,  đơn  vị này  đươc  trang  bị các thiết bị y tế hiện  đại giúp chẩn  đoán,  đánh  giá  
chức  năng  sinh  lý,  điều trị các bệnh nhân trong tình trạng bệnh nặng, có thể liên  quan  đến ngoại
khoa.  Đơn  vị này cần  được  đặt gần khu mổ để thuận tiện cho việc di chuyển bệnh nhân vào và
ra khỏi khu mổ để tiến hành phẫu thuật hay can thiệp ngoại khoa khi có chỉ định.
2.5. Xử trí  đau  mạn tính (nhiều chuyên khoa)
Đây  là  đơn  vị tự chủ với  các  nhân  viên  và  ban  thư  ký  chuyên  biệt, có thể hoạt  động  độc lập với

các  đơn  vị khác.
Đơn  vị này có sự liên hệ về thực hành lâm sàng với bệnh viện  ban  ngày  để thực hiện một số
điều trị (phong bế thần  kinh)  trong  điều trị đau.
Chỉ đạo y tế cần  xác  định rõ về vai trò, chức  năng  và  nhiệm vụ của  đơn  vị này.
2.6. Các  cơ  sở hành chính
Các  đơn  vị cơ  sở hành chính cần  được  đặt tại vị trí gần khu mổ. Trong khu vực này có các phỏng
như  các  phịng  làm  việc của  bác  sĩ  và  của  điều  dưỡng  trưởng, các phịng giảng dạy và hội họp,
thư  viện có truy cập  được  Internet,  các  nơi  để lưu  trữ hồ sơ.    

2


TÓM LẠI
Việc thành lập các khoa Gây mê hồi sức tự chủ điều hành tất cả các hoạt  động gây mê
và hồi sức của  cơ  sở săn  sóc  là  việc cần thiết, nhằm góp phần  đảm bảo an tồn gây mê và nâng
cao chất  lượng cuộc mổ.

TỪ KHOÁ Gây mê hồi sức
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Nhiệm vụ của khoa Gây mê hồi sức, chọn  câu  ĐÚNG:
A.
B.
C.
D.

Đánh  giá  trước gây mê, gây mê – gây tê, theo dõi hồi tỉnh sau gây mê - tê.
Tham gia xử trí  đau  cấp tính và mạn tính.
Đào  tạo (lý thuyết và thực hành), nghiên cứu  (lâm  sàng  và  cơ  bản).
Tất cả các  ý  trên  đều  đúng.


Câu 2: Nhiệm vụ của khoa Gây mê hồi sức, chọn câu SAI:
A. Tham gia chủ động vào an toàn trang thiết bị, an toàn truyền máu, vệ sinh bệnh viện.
B. Gây mê – tê các bệnh nhân ở các khu vực phẫu thuật khác nhau, trừ nội soi và X – quang
can thiệp.
C. Tham gia y học cấp cứu.
D. Tham gia chủ động vào các công việc  đánh  giá  và  lưu  trữ số liệu.
Câu 3:  Đơn  vị Hồi sức Ngoại khoa hoặc Nội – Ngoại khoa, chọn câu SAI:
A.
B.
C.
D.

Thường trực y tế 24/24 giờ.
Tối thiểu  có  8  giường.
1  điều  dưỡng cho 4 bệnh nhân.
Liên hệ dễ dàng với các khoa sinh hóa, X-quang, khu mổ.

Câu 4: Cấu trúc khoa Gây mê hồi sức, chọn câu SAI:
A. Phòng tiền mê tùy theo các chuyên khoa.
B. Điều  hành  chương  trình  phẫu thuật bởi một hội  đồng khu mổ phối hợp 1 phẫu thuật viên,
1  bác  sĩ  gây  mê  và  1  điều  dưỡng  trưởng.
C. Phòng hồi tỉnh: Chỉ thực hiện chức  năng  hồi tỉnh.
D. 1-3  giường cho một phòng mổ,  1  điều  dưỡng cho 1 bệnh nhân.
Câu 5: Phòng theo dõi sau mổ (phòng hồi tỉnh), chọn  câu  ĐÚNG:
A.
B.
C.
D.

Gần khu mổ, là khu tự quản, không chịu sự quản lý của khoa Gây mê hồi sức.

Vừa thực hiện chức  năng  hồi tỉnh, vừa thực hiện chức  năng  hồi sức.
Nhân viên là nhân viên phòng mổ hoặc hồi sức.
1  điều  dưỡng cho 4 bệnh nhân.

Đáp  án
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: C
3


Câu 4: D
Câu 5: D

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Thục  (2009),  “Điều trị tích cực các bệnh nhân sau mổ”.  Bài giảng gây mê hồi
sức tập II,  Trường  Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, trang 381 – 389.
2. Edward   E.   George   and   Luca   M.   Bigatello   (2010),   “The   postanesthesia   care   unit”.  
Clinical Anesthesia Procedures of the Massachusetts General Hospital. Lippincott
Williams & Wilkins, pp.561 – 575.

4


TỔ CHỨC KHU PHỊNG MỔ
MỤC TIÊU HỌC TẬP





Trình bày các u cầu chung của khu phịng mổ.
Mơ tả luồng  lưu  thơng  trong  khu  phịng  mổ.
Mơ tả cách thức tổ chức của khu phịng mổ.

1. U CẦU CHUNG CỦA KHU PHỊNG MỔ
 An tồn về nhiễm trùng: khơng làm lây lan nhiễm khuẩn sang bệnh nhân và các khu vực
khác của bệnh nhân.
 An tồn về điện,  nước,  đường dẫn khí: không gây cháy nổ,  điện giật.
 Cấu  trúc  tường, sàn phải chịu  được lau rửa  thường xuyên với các chất sát trùng.
 Liên thông thuận lợi với ngân hàng máu, phòng xét nghiệm, X-quang, khu cấp cứu,
phòng Hồi sức: cung cấp nhanh các dịch vụ cho phòng mổ.
 Là  nơi  làm  việc của nhiều nhân viên y tế thuộc nhiều chuyên khoa và bệnh  nhân:  do  đó  
cần phải biết  quy  định về luồng  lưu  thơng  trong  khu  phịng mổ.

2. LUỒNG  LƯU  THƠNG  TRONG  KHU  PHỊNG  MỔ
Ngun tắc chung:
-

Hai luồng  lưu  thông  “sạch”  và  “bẩn”  không  được  đan  chéo  nhau.
Hai luồng  lưu  thông  phải  được phân biệt rõ rang theo màu sắc hay dãn nhán.
 Khu vực  “sạch”:  màu  xanh  lá  cây  hay  màu  xanh  biển.
 Khu vực  “bẩn”:  màu  trắng.

Luồng  lưu  thông  2  chiều (vào và ra): dành cho bệnh  nhân,  bác  sĩ,  điều  dưỡng, dụng cụ
sạch vào khu phịng mổ. Luồng  lưu  thơng  1  chiều từ phịng mổ ra  để chuyển dụng cụ bẩn  (đến
nơi  rửa), rác y tế,  đồ vải  dơ  đi  ra.

5



3. TỔ CHỨC KHU PHỊNG MỔ
Khu phịng mổ phải biệt lập với các khu vực thực hành lâm sàng khác. Tại khu phịng
mổ, phải có quầy tiếp nhận bệnh nhân và kiểm  soát  người ra vào. Bệnh  nhân  được bố trí ở trong
vùng sạch.
Các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu của khu phòng mổ như  xe  đẩy, dụng cụ dành cho
phòng mổ phải giữ trong phòng mổ. Các loại  xe  này  cũng  được  phân  chia  thành  xe  “sạch”  để
chở dụng cụ sạch  và  xe  “bẩn”  để chở rác y tế, dụng cụ dơ.
3.1. Khu nhân viên thay y phục
Bao gồm phòng thay quần áo, tủ áo, phòng vệ sinh, bồn rửa  tay,  gương  để kiểm soát trang phục,
bồn rửa tay/thiết bị phục vụ rửa  tay  nhanh  trước khi vào phòng.
Mọi nhân viên khi rời khu phòng mổ phải  để lại các y phục  đã  mặc trong phòng mổ để tránh lan
truyền nhiễm trùng ra khu vực ngồi.
3.2. Phịng rửa dụng cụ dơ






Mục  đích:  rửa, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y khoa của phịng mổ.
Rộng, có bồn rửa, bàn xếp, lau khô dụng cụ.
Bồn rửa  sâu  để rửa dễ dàng,  tránh  văng  nước bẩn ra ngồi.
Ống  thốt  nước thải  vào  nơi  chứa  nước thải y tế.
Có lối thơng trực tiếp ra phòng chứa  rác  để tránh rác y tế đi  qua  vùng  sạch.

6


3.3. Phòng dụng cụ sạch
 Nơi  đặt máy hấp  để tiệt khuẩn dụng cụ phẫu thuật.

 Khử khuẩn: nấu sôi, ngâm dụng cụ trong chất khử khuẩn.
 Tiệt khuẩn: hấp bằng máy hấp  hơi  nước  dưới áp suất.
3.4. Phòng chứa dụng cụ
 Các thiết bị sạch  (khăn  trải,  bô…)  và dụng cụ vơ  trùng  (găng  tay,  ống chích, gịn gạc)
phải chứa trong 2 phòng riêng.
 Phòng dụng cụ sạch  thường rộng  hơn  phòng  chứa dụng cụ tiệt khuẩn.
 Các phòng này phải  đặt  xa  nơi  có  nguy  cơ  nhiễm khuẩn  cao  như  khu  vực bồn rửa.
3.5. Phòng trữ thuốc





Thuốc  được giữ trong  nơi  khơ  ráo,  sạch, ở nhiệt  độ phịng.
Một số thuốc phải giữ trong tủ lạnh hay tủ đơng.
Phịng trữ thuốc phải có nhiệt  độ ổn  định  theo  quy  định.
Thuốc phải ghi hạn dùng và giữ với số lượng hạn chế để tránh thuốc hết hạn sử dụng.

3.6. Phòng trữ khí
 Chú ý chống cháy nổ,  xì  khí  độc.
 Bình oxygen, khí nén cần cột  vào  tường  và  đặt trên mặt bằng phẳng  để tránh  ngã  đổ.
 Dung dịch  glutaraldehyde  dùng  để tiệt khuẩn lạnh dụng cụ phải giữ trong  thùng  kín  nơi  
thống khí.
3.7. Phịng mổ
 Tường phịng mổ: khơng có lỗ hổng, xốp (joint nối hay vết  đóng  đinh),  dễ chùi.
 Đá  mài  (terrazzo  hay  granolithic)  từ sàn phòng mổ lên cao 135 cm hoặc  dùng  sơn  dầu 3
lớp từ sàn phòng mổ lên 135 cm.
 Đá  lát  ceramic  khơng  phù  hợp vì có nhiều joint nối  và  mau  hư.
 Sàn xây bằng  đá  mài  dễ chùi rửa. Không dùng sàn gỗ hay  xi  măng.
 Trần phải  đảm bảo không rớt bụi xuống,  thường  được  sơn  dầu 3 lớp.

 Cửa  được làm dạng  hai  cánh,  được bọc nhôm ở các cạnh  để bảo vệ chống  va  đập.
3.8. Bảo trì, lau chùi phịng mổ
Khu phịng mổ là  nơi  tập trung nhiều  phương  tiện dụng cụ máy móc, nhân  viên.  Do  đó  cần phải
được  thường xun bảo  trì,  lau  chùi  đúng  quy  cách.

TÓM LẠI
Chúng ta cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu và nguyên tắc chung để tổ chức một phịng mổ an
tồn và thân thiện

TỪ KHỐ Phịng mổ; luồng  khí  lưu  thơng phịng mổ

7


CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Yêu cầu chung của khu phịng mổ:
A. An tồn về nhiễm trùng: khơng làm lây lan nhiễm khuẩn sang bệnh nhân và các khu vực
khác của bệnh nhân.
B. An toàn về điện,  nước,  đường dẫn khí: khơng gây cháy nổ,  điện giật.
C. Liên thơng thuận lợi với ngân hàng máu, phòng xét nghiệm, X-quang, khu cấp cứu,
phòng Hồi sức: cung cấp nhanh các dịch vụ cho phòng mổ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Luồng  lưu  thơng  trong  khu  phịng  mổ, chọn câu SAI:
A. Gồm ba luồng  lưu  thông  “sạch”,  “bẩn”  và  “nhiễm”  không  được  đan  chéo  nhau.
B. Các luồng  lưu  thông  phải  được phân biệt rõ rang theo màu sắc hay dãn nhán.
C. Luồng  lưu  thông  2  chiều (vào và ra): dành cho bệnh  nhân,  bác  sĩ,  điều  dưỡng, dụng cụ
sạch vào khu phịng mổ.
D. Luồng  lưu  thơng  1  chiều từ phịng mổ ra  để chuyển dụng cụ bẩn  (đến  nơi  rửa), rác y tế,
đồ vải  dơ  đi  ra.
Câu 3: Tổ chức khu phòng mổ, chọn câu SAI:

A.
B.
C.
D.

Biệt lập.
Quầy tiếp nhận bệnh nhân và kiểm  soát  người ra vào.
Bệnh nhân ở trong vùng vơ khuẩn.
Xe đẩy, dụng cụ dành cho phịng mổ phải giữ trong phòng mổ.

Câu 4: Nhận  định về phòng mổ, chọn  câu  ĐÚNG:
A. Tường phòng mổ:  Đá  mài  (terrazzo  hay  granolithic)  khơng  phù  hợp vì có nhiều joint nối
và  mau  hư.
B. Cửa  được làm dạng một  cánh,  được bọc  đồng ở các cạnh  để tránh mẻ cửa.
C. Sàn xây bằng  đá  mài  hoặc  xi  măng,  dễ chùi rửa.
D. Trần phải  đảm bảo không rớt bụi xuống,  thường  được  sơn  dầu 3 lớp.
Câu 5: Nhận  định về tổ chức phòng mổ, chọn câu SAI:
A. Phòng thay quần áo, tủ áo, phòng vệ sinh, bồn rửa  tay,  gương  để kiểm soát trang phục,
rửa  tay  trước khi vào phòng.
B. Các thiết bị sạch  (khăn  trải,  bô…)  và  dụng cụ vô  trùng  (găng  tay,  ống chích, gịn gạc) có
thể chứa  trong  cùng  1  phịng  nhưng  phải tách biệt.
C. Thuốc  được giữ trong  nơi  khô  ráo,  sạch, ở nhiệt  độ phịng.
D. Bình oxygen, khí nén cần cột  vào  tường  và  đặt trên mặt bằng phẳng  để tránh  ngã  đổ.
Đáp  án
Câu 1: D
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: B


8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Thục  (2009),  “Điều trị tích cực các bệnh nhân sau mổ”.  Bài giảng gây mê hồi
sức tập II,  Trường  Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr. 381 – 389.
2. Edward   E.   George   and   Luca   M.   Bigatello   (2010),   “The   postanesthesia   care   unit”.  
Clinical Anesthesia Procedures of the Massachusetts General Hospital. Lippincott
Williams & Wilkins, pp.561 – 575.

9


TỔ CHỨC PHÒNG HỒI TỈNH
MỤC TIÊU HỌC TẬP




Nhắc lại các mục tiêu của phịng hồi tỉnh.
Trình bày các hậu quả gây mê trên các chức  năng  sinh  tồn lớn của  cơ  thể.
Trình bày các theo dõi tối thiểu ở phịng hồi tỉnh.

1. MỤC TIÊU CỦA PHÒNG HỒI TỈNH







Bảo  đảm sự phục hồi của các chức  năng  sinh  tồn lớn.
Tiện nghi và an tồn.
Giảm  đau.
Điều trị buồn nơn và nơn sau mổ.
Theo dõi phù hợp với loại phẫu thuật.

2. HẬU QUẢ CỦA GÂY MÊ TRÊN CÁC CHỨC  NĂNG  SINH  TỒN LỚN





Thông khí.
Tuần hồn.
Ý thức.
Các chức  năng  khác:  điều hịa thân nhiệt, vận  động.

2.1. Ảnh  hưởng trên hô hấp







Ức chế hô hấp (thuốc mê, thuốc phiện).
Xẹp phổi.
Rối loại nuốt (thuốc  dãn  cơ).
Ức chế phản xạ ho (thuốc phiện).
Biến chứng: phù phổi cấp, co thắt thanh quản, hít sặc…

Hậu quả làm thiếu oxy máu.

2.2. Ảnh  hưởng trên tuần hoàn






Ức chế giao cảm do thuốc (Gây mê hay gây tê).
Ức chế phản xạ áp lực.
Chảy máu, giảm thể tích tuần hồn.
Biểu hiện  trên  lâm  sàng  thường là tụt huyết áp.
Xử trí: bù dịch, thuốc co mạch, mổ lại cầm  máu…

2.3. Tăng  huyết áp
-

Thường gặp ở bệnh  nhân  có  tăng  huyết áp từ trước mổ, nhất là ở bệnh  nhân  có  tăng huyết
áp kiểm sốt kém.
Tìm  ngun  nhân  rõ  ràng:  đau,  kích  thích  do  ống nội khí quản…
Điều trị:
 Chỉ điều trị khi số đo  huyết  áp  quá  cao  và  đã  điều chỉnh thể tích tuần hoàn.
10


 Dò liều các thuốc hạ huyết áp (Nicardipine).
2.4. Tri giác
 Sự hồi phục tình trạng tri giác hồn hảo là tiêu chuẩn cần thiết  để rời phòng hồi tỉnh.
 Các rối loạn: tỉnh mê chậm; kích thích, lẫn lộn.

Đối với tình trạng lẫn lộn, nói sảng, vật vã sau mổ, chúng ta cần:
 Loại bỏ một nguyên nhân rõ ràng:
 Đau  dữ dội, cầu  bàng  quang,  dãn  cơ  tồn  dư.
 Tìm và  điều trị một nguyên nhân thực thể:
 Thiếu oxy máu.
 Tụt huyết áp.
 Rối loạn chuyển  hóa  (Natri,  đường huyết, canxi).
 Nhiễm trùng huyết.
 Thuốc.
 Tâm thần kinh mất bù (Parkinson).
 Tai biến mạch máu não.
 Sảng  rượu, hội chứng cai thuốc.
2.5. Các vấn  đề khác ở phòng hồi tỉnh
 Hạ thân nhiệt;;  sưởi ấm  thường quy.
 Buồn nơn và nơn sau mổ: xử trí bằng Ondansetron, droperidol.
 Đau:  xử trí bằng giảm  đau  cân  bằng, dị liều  morphine  TM,  morphine  PCA,  đo  mức  độ
đau  EVA  thường quy.

3. THEO DÕI TỐI THIỂU Ở PHỊNG HỒI TỈNH








Màn hình ECG.
Huyết áp không xâm lấn.
SpO2.

Tần số thở.
Thân nhiệt.
EVA hay EVS.
Máy  đo  độ dãn  cơ.

3.1. Thời gian theo dõi tối thiểu ở phịng hồi tỉnh
 1 giờ nếu bệnh nhân có dùng thuốc chống nôn.
 1 giờ 30 phút cho bệnh  nhân  đã  đặt nội khí quản.
 2 giờ sau khi chấm dứt co thắt thanh quản hay có dùng giảm  đau  bằng thuốc phiện.
3.2. Tiêu chuẩn rời phòng hồi tỉnh
3.2.1.  Điểm Aldrete
Năm tiêu chuẩn  cho  điểm tử 0  đến 2: vận  động, hô hấp, huyết áp, tri giác, màu sắc da niêm.
11


Điểm = 10: có thể rời khỏi phịng hồi tỉnh.
Bảng  điểm Aldrete:
2  điểm

1  điểm

0  điểm

Cử động tự phát hay
Cử động tứ chi
theo u cầu

Cử động 2 chi

Nằm bất  động


Hơ hấp

Khó thở, thở nông

Ngưng  thở

Biên  độ thở tốt + ho

Thay  đổi huyết áp so
20  mmHg  hay  ít  hơn
với  trước mổ

Giữa 20 và 50 mmHg

50 mmHg hay nhiều
hơn  
Không  đáp  ứng với y
lệnh  đơn  giản

Tình trạng tri giác

Tỉnh hồn tồn

Khó  đánh  thức

Màu sắc da

Bình  thường


Xanh, nổi bơng, vàng
Tím
da

3.2.2.  Điểm gây mê ngoại trú
Bảng  điểm gây mê ngoại trú theo Chung:
Tiêu chuẩn
Miêu tả
Sinh hiệu (thân nhiệt, mạch, - Thay  đổi < 20% so với  trước mổ
tần số thở)
- Thay  đổi 20 – 40% so với  trước mổ
- Thay  đổi > 40% so với  trước mổ
Đi  lại
- Đi  vững, khơng chóng mặt
- Đi  với  người giúp
- Khơng  đi  vững, chóng mặt
Buồn nơn – nơn
- Ít
- Trung bình
- Nặng
Đau
- Ít
- Trung bình
- Nhiều
Chảy máu ngoại khoa
- Ít
- Trung bình
- Nhiều

Điểm

2
1
0
2
1
0
2
1
0
2
1
0
2
1
0

Năm  tiêu  chuẩn  cho  điểm từ 0  đến 2: sinh hiệu (nhiệt  độ, mạch, tần số thở), hoạt  động và tình
trạng tâm thần,  đau,  buồn nơn và nôn sau mổ, chảy máu ngoại khoa.
Điểm = 8: có thể rời khỏi phịng hồi tỉnh.

4. THƠNG  TƯ  BỘ Y TẾ
 Tổ chức phòng hổi tỉnh:
 Chương  II:  Điều  4,  điều  6,  điều  8,  điều  10,  điều 12.

12


 Chương  IV:  Điều 14.
 Điều 4: Bệnh viện hạng II, IV phải có phịng hồi tỉnh.
 Điều 6: Tối thiểu  1  bác  sĩ  gây  mê  hồi sức,  2  điều  dưỡng cho mỗi 5 bệnh nhân và 1 hộ lý.

 Điều 8: Nhiệm vụ.
 Tiếp nhận  và  đánh  giá  tình  trạng của bệnh nhân.
 Xử trí  và  điều trị tích cực  để giúp  người bệnh mau hồi tỉnh.
 Điều trị chống  đau  sau  phẫu thuật, thủ thuật.
 Theo dõi, phát hiện, xử trí biến chứng bất  thường nếu  có  đối với  người bệnh.
 Đánh giá tình trạng  người bệnh  để chuyển về bộ phận Hồi sức ngoại khoa hoặc chuyển
đến các khoa liên quan khác.
 Điều 10: Nhiệm vụ quyền hạn của  bác  sĩ  Gây  mê  hồi sức.
 Khoản 3: Nhiệm vụ của  bác  sĩ  tại phòng hồi tỉnh.
 Tiếp nhận  và  đánh  giá  tình  trạng  người bệnh vửa chuyển  đến  để có chỉ định phù hợp.
 Thực hiện các kỹ thuật,  phương  pháp  chống  đau  cho  người bệnh.
 Theo dõi, phát hiện, xử trí biến chứng và bất  thường  đối với  người bệnh.
 Chỉ đạo  điều  dưỡng viên phòng hồi tỉnh thực hiện các y lệnh  điều trị và  chăm  sóc
người bệnh.
 Xác  định  người bệnh  đủ điều kiện  để ra quyết  định chuyển về bộ phận hồi sức ngoại
khoa, khoa nội  trú,  điều trị ngoại trú hoặc xuất viện.
 Phối hợp  cùng  các  bác  sĩ  khác  để xử trí  người bệnh nặng cần hồi sức  lưu  lại bộ phận
hồi tỉnh.
 Điều 12: Nhiệm vụ, quyền hạn của  điều  dưỡng viên Gây mê hồi sức và Hộ lý.
 Khoản  4:  Điều  dưỡng tại bộ phận Hồi tỉnh.
 Theo  dõi  người bệnh, phát hiện và xử trí  bước  đầu những biến chứng của  người bệnh
trong phạm vi cho phép, chuẩn bị đầy  đủ giường bệnh, trang thiết bị, vật  tư  tiêu  hao  
để sẵn sàng tiếp  đón  người bệnh sau phẫu thuật.
 Phụ giúp  bác  sĩ  Gây  mê  hồi sức  trong  thăm  khám  và  điều trị người bệnh tại bộ phận
hồi tỉnh.
 Đánh  giá  tình  trạng  người bệnh  theo  các  thang  điểm  quy  định.
 Theo  dõi  và  ghi  chép  đầy  đủ, chính xác, trung thực diễn biến của  người bệnh, việc
thực hiện y lệnh vào bảng theo dõi và hồ sơ  cho  điều  dưỡng viên.
 Chương  IV:  Cơ  sở vật chất, trang thiết bị của khoa Gây mê hồi sức.
 Điều 14, khoản 2:

 Bố trí liền kề với bộ phận phẫu thuật, có số giường bệnh tối thiểu bằng 1,5 lần số bàn
phẫu thuật.
 Các trang thiết bị văn  phịng.
 Các trang thiết bị y tế:
 Khí y tế (oxy, khí nén).
 Máy hút.
 Máy  theo  dõi  điện  tim  và  đo  huyết áp.
 Thiết bị theo dõi SpO2.
 Thiết bị theo dõi thân nhiệt.
 Phương  tiện  sưởi ấm  người bệnh.
 Phương  tiện làm ấm máu và dịch truyền.

13







Máy thở, dụng cụ để cấp cứu  đường thở.
Máy chống rung.
Trang thiết bị để thực hiện các biện pháp giảm  đau.
Cơ  số thuốc và vật  tư  tiêu  hao  cần thiết.

TÓM LẠI
Bệnh nhân sau gây mê/vô cảm  để thực hiện phẫu thuật/thủ thuật bắt buộc phải chuyển
vào phòng hồi tỉnh để theo dõi.
Phải kiểm tra sự hoạt  động của các thiết bị trong phòng hồi tỉnh mỗi ngày và ký nhận


TỪ KHOÁ hồi tỉnh; hậu quả gây mê; điểm Aldrete;;  điểm Chung
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Không phải là mục tiêu của phịng hồi tỉnh:
A.
B.
C.
D.

Giảm đau
Điều trị buồn nơn và nơn sau mổ.
Xử trí các bệnh nhân nặng, cần  được hồi sức.
Bảo  đảm sự phục hồi của các chức  năng  sinh  tồn lớn.

Câu 2: Hậu quả của gây mê trên các chức  năng  sinh  tồn lớn  thường gặp ở phòng hồi tỉnh:
A.
B.
C.
D.

Hơ hấp.
Tuần hồn.
Tri giác.
Tất cả các ý trên.

Câu 3: Theo dõi tối thiểu ở phòng hồi tỉnh, chọn câu SAI:
A.
B.
C.
D.


SpO2.
Huyết  áp  động mạch xâm lấn
Thước  đánh  giá  thang  điểm  đau  EVA  hay  EVS.  
Máy  đo  độ dãn  cơ.

Câu 4: Theo tiêu chuẩn của Aldrete, bệnh  nhân  đạt  bao  nhiêu  điểm thì có thể rời khỏi phịng
hồi tỉnh:
A.
B.
C.
D.

6  điểm
8  điểm
10  điểm
12  điểm

Câu 5: Thời gian theo dõi tối thiểu ở phịng hồi tỉnh:
A.
B.
C.
D.

1 giờ nếu bệnh nhân có dùng thuốc chống nơn.
2 giờ cho bệnh  nhân  đã  đặt nội khí quản.
3 giờ sau khi chấm dứt co thắt thanh quản hay có dùng giảm  đau  bằng thuốc phiện.
4 giờ đối với bệnh  nhân  được tê tủy sống.

14



Đáp  án:
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5: A

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Thục  (2009),  “Điều trị tích cực các bệnh nhân sau mổ”. Bài giảng gây mê hồi
sức tập II,  Trường  Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr. 381 – 389.
2. Edward   E.   George   and   Luca   M.   Bigatello   (2010),   “The   postanesthesia   care   unit”.  
Clinical Anesthesia Procedures of the Massachusetts General Hospital. Lippincott
Williams & Wilkins, pp.561 – 575.

15


ĐẠI  CƯƠNG  VỀ PHƯƠNG  PHÁP  VƠ  CẢM
MỤC TIÊU
 Trình bày định  nghĩa  và  phân  loại các  phương  pháp  vô  cảm
 Mơ tả vai trị của  người gây mê
 Trình bày các phương  pháp  gây mê và gây tê
 Giải thích cách lựa chọn  phương  pháp  vô  cảm

1. ĐỊNH  NGHĨA
 Vô cảm:  phương  pháp  ngăn  chặn/ cắt  đứt  các  xung  động của dẫn truyền thần  kinh  hướng
tâm làm giảm/ mất một phần/ toàn bộ cảm nhận  đau  một cách tạm thời.
 Vô cảm = mất cảm giác ± mất ý thức  +  dãn  cơ  +  an  tồn


2. PHÂN LOẠI
2.1. Vơ cảm toàn thể = Gây mê
 Tác  động ở những vùng vỏ và trung tâm cao  mất cảm giác toàn thân + mất ý thức
(tạm thời và có thể hồi phúc hồn tồn)
 Phương  tiện: thuốc  tĩnh  mạch/ hơ hấp, thôi miên
2.2. Vô cảm vùng = Gây tê:
 Chặn  đường thần kinh cảm  giác  hướng tâm từ ngoại biên  giảm/ mất cảm giác ở 1
vùng  cơ  thể
 Phương  tiện: châm tê, thuốc

3. TÁC  ĐỘNG CỦA GÂY MÊ
 Ức chế thần kinh
 Ức chế hô hấp
 Ức chế huyết  động
 Ức chế tạo nhiệt

4. VAI TRÒ CỦA  NGƯỜI GÂY MÊ
4.1. Trước mổ:
-

Khám tiền  mê,  đánh  giá  bệnh nhân

16


-

Chuẩn bị bệnh  nhân  trước mổ, thông tin cho bệnh nhân

-


Lên kế hoạch gây mê, hồi sức sau mổ

- Thăm  bệnh  nhân  trước mổ
4.2. Trong mổ:
 Chuẩn bị phương  tiện và thuốc cần thiết
 Kiểm tra lại bệnh nhân, ổn  định bệnh nhân trên bàn mổ
 Đặt  các  phương  tiện theo dõi, truyền dịch:


Điện tim: 3 hoặc 5 chuyển  đạo, theo dõi ST



SpO2



Huyết áp: không xâm lấn hay xâm lấn



Thán  đồ



Nhiệt  độ




Phân tích nồng  độ khí thở và khí mê



Đường truyền ngoại biên, trung tâm

 Tiền mê: từ lúc chuẩn bị đến khi bắt  đầu cho thuốc  mê  vào  cơ  thể


Mục  đích:  BN  an  tâm,  bớt lo lắng, giảm phản xạ bất lợi, giảm tai biến, giảm thuốc
mê sử dụng



Phương  tiện: chuẩn bị tâm lý, thuốc an thần, giảm tiết dịch dạ dày, chống nơn ói,
chống co thắt khí phế quản…

 Khởi mê: từ lúc cho thuốc mê  đến  khi  BN  đạt  độ mê thích hợp cho thủ/ phẫu thuật


Mục  đích:  BN  đạt  độ mê + giảm  đau  +  dãn  cơ  thích  hợp,  đặt  các  phương  tiên  hỗ
trợ/ kiểm sốt hô hấp



Phương  tiện: thuốc giảm  đau,  thuốc  mê,  dãn  cơ,  mặt nạ giúp thở, ống nội khí
quản, mặt nạ thanh quản, máy thở…




Thực hiện:
o Cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ, loại trừ khí  nitơ
o Tiêm giảm  đau  và  thuốc an thần gây ngủ
o Thơng khí hỗ trợ qua mặt nạ
o Dãn  cơ
o Đặt nội khí quản, mặt nạ thanh quản…  

 Giai  đoạn này BN dễ có những phản ứng bất  thường  hạn chế tối  đa  những
kích  thích,  nguy  cơ
 Ổn  định bệnh  nhân  và  đặt  tư  thế:

17




Chú  ý  các  điểm  tì  đè



Các ảnh  hưởng của  tư  thế đến hô hấp, huyết  động…



Các  nguy  cơ  do  tư  thế mổ

 Duy trì mê: từ lúc  BN  đạt  độ mê thích hợp  đến  khi  ngưng  cung  cấp thuốc mê


Mục  đích:  duy  trì  độ mê + giảm  đau  + dãn  cơ  trong  thời gian phù hợp với yêu

cầu thủ/ phẫu thuật và tình trạng BN



Phương  tiện: thuốc giảm  đau,  thuốc  mê,  dãn  cơ  có  thời gian tác dụng phù hợp

 Hồi tỉnh: từ lúc  ngưng  thuốc  mê  đến khi BN tỉnh hồn tồn


Mục  đích:  BN  hồi phục ý thức và các phản xạ một cách an toàn



Phương  tiện: giảm  đau  và  cung  cấp oxy phù hợp, theo dõi hết tác dụng của dãn
cơ,  giữ BN ở tư  thế an  toàn,  phương  tiện cấp cứu tim mạch hô hấp sẵn  sàng…



Giai  đoạn  này  cũng  dễ có những tai biến khi hồi phục  chưa  hoàn  toàn  ý  thức/
thuốc giảm  đau/  dãn  cơ,  tai  biến tim mạch  hay  nơn  ói…   cần theo dõi sát
4.3. Sau mổ:
 BN ra khỏi phòng hồi tỉnh  khi  đủ các tiêu chuẩn an toàn
 BN xuất viện trong ngày?
 BN nặng phải  lưu  lại tại phòng hồi sức sau mổ

5. GÂY MÊ
5.1. Các mức  độ mê: theo Guedel và Gillespie
 Thời kỳ I - thời kỳ giảm  đau: từ lúc bắt  đầu  gây  mê  đến khi BN mất ý thức
 Thời kỳ II – thời kỳ kích  động: từ lúc BN mất ý thức nên khơng cịn kiểm  sốt  được
các phản ứng, hơ hấp  khơng  đều, cịn phản xạ mi mắt,  đồng tử nở lớn và phản xạ ánh

sáng, cịn phản xạ nuốt  và  đóng thanh mơn, phản xạ nơn  ói…Khơng  nên  kích  thích  BN  
trong thời kỳ này sẽ gây phản ứng nguy hiểm
 Thời kỳ III – thời kỳ phẫu thuật: cuối thời kỳ kích  động BN hô hấp  đều  đặn, mất phản
xạ mi mắt, mất các phản xạ nuốt và ói. Nếu tiếp tục  tăng  nồng  độ thuốc thì hơ hấp yếu
dần  đến  ngưng  thở,  đồng tử từ co nhỏ đến dãn to và không phản xạ ánh sáng, tiết  nước
mắt giảm dần. Thời kỳ này  còn  được  chia  thành  4  độ, tuỳ theo yêu cầu thực tế của phẫu
thuật nặng nhẹ và mức  độ co kéo của phẫu thuật  mà  điều chỉnh mức  độ mê.
 Thời kỳ IV – thời kỳ ngộ độc: từ lúc  BN  ngưng  thở tự nhiên  đến khi truỵ tim mạch
hồn tồn và có thể dẫn  đến tử vong nếu không hạ độ mê kịp thời.
5.2. Gây mê hô hấp:
 Dùng thuốc mê thể khí/ thể lỏng bốc  hơi,  trộn lẫn với  dưỡng khí, cung cấp cho bệnh
nhân bằng mặt nạ kín/ mặt nạ thanh quản/ ống nội khí quản
 BN có thể tự thở/ hơ hấp hỗ trợ/ hơ hấp kiểm sốt
18


 Có thể phối hợp thuốc giảm  đau,  dãn  cơ  đường  tĩnh  mạch tuỳ nhu cầu phẫu thuật và kiểu
thở phù hợp
5.3. Gây  mê  tĩnh  mạch:
 Dùng thuốc  mê  tĩnh  mạch tiêm/ truyền  tĩnh  mạch
 BN thở với  dưỡng khí thông qua mặt nạ/ mặt nạ thanh quản/ ống nội khí quản bằng cách
tự thở/ hơ hấp hỗ trợ/ hơ hấp kiểm sốt
 Có thể phối hợp thuốc giảm  đau,  dãn  cơ  đường  tĩnh  mạch tuỳ nhu cầu phẫu thuật và kiểu
thở phù hợp
5.4. Gây mê phối hợp:
 Phối hợp thuốc mê thể khí và thuốc  mê  tĩnh  mạch theo thời  điểm thích hợp
 Có thể phối hợp thuốc giảm  đau,  dãn  cơ  đường  tĩnh  mạch tuỳ nhu cầu phẫu thuật và kiểu
thở phù hợp
 Mục  đích:  tối  ưu  hố  tác  dụng và thời gian tác dụng, giảm thiểu tác dụng phụ của các
loại thuốc.


6. GÂY TÊ
6.1. Gây tê ngoài da và niêm mạc:
 Chỉ tác dụng bề mặt mà không làm mất cảm  giác  sâu,  nên  khi  đè  ép,  lơi  kéo…  bệnh
nhân vẫn cịn cảm  giác  đau
 Thuốc  tê  dưới dạng thoa hay xịt ngoài da, dạng gel hay xịt niêm mạc,  thường nồng
độ cao
6.2. Gây tê tại chỗ, tê thấm:
 Tiêm thuốc  tê  dưới da và từng lớp vào vùng cần phẫu thuật
 Dễ thực hiện, tác dụng gây tê tốt mà không ức chế vận  động,  nhưng  chỉ gây tê vùng
tương  đối nhỏ và nông
6.3. Gây tê dây thần  kinh/  đám  rối thần kinh:
 Tiêm thuốc tê vào quanh dây thần  kinh/  vào  bao  đám  rối thần kinh, làm mất cảm
giác vùng do thần  kinh  đó  chi  phối,  thường kết hợp ức chế vận  động. Nếu thần kinh
hoặc  đám  rối nằm trong bao có thể luồn  catheter  để bơm  thuốc tê lặp lại hoặc truyền
liên tục giúp giảm  đau  sau  mổ.
 Vị trí tê: Thần  kinh  V,  đám  rối cổ,  đám rối thần kinh cánh tay (các vị trí  liên  cơ  bậc
thang,  trên  địn,  dưới  địn,  nách),  thần kinh trụ (khuỷu tay), thần kinh quay (cổ tay),
gốc ngón tay, thần  kinh  liên  sườn, thần kinh toạ, thần  kinh  đùi,  thần  kinh  chày…
 Cách tìm dây thần kinh:


Dị cảm  khi  đầu kim chạm dây thần kinh (hiện nay không khuyến cáo do dễ làm
tổn  thương  dây  thần kinh)

19





Máy kích thích thần  kinh:  tìm  đáp  ứng vận  động  tương  ứng dây thần kinh cần
tìm



Siêu âm

 Thuốc  tê  thường  pha  Epinephrine  1/200.000  để làm giảm  độc tính và kéo dài thời
gian tác dụng
6.4. Gây  tê  tĩnh  mạch vùng:
 Dùng thuốc  tê  tiêm  vào  tĩnh  mạch  chi  trên  hay  dưới  đã  được garrot với áp lực lớn
hơn  huyết áp tâm thu.
 Tác dụng nhanh sau khi tiêm thuốc và hết tác dụng nhanh sau khi xả garrot. Tuy
nhiên  nguy  cơ  lượng lớn thuốc tê hoà vào máu toàn thân gây ngộ độc
6.5. Gây  tê  trong  xương:
 Garrot gốc  chi  và  tê  vào  đầu  dưới  xương  quay  hay  xương  chày…
6.6. Gây tê tuỷ sống:
 Tiêm thuốc  tê  vào  khoang  dưới màng nhện, thuốc tê hoà tan trong dịch não tuỷ và
tác dụng lên các rễ thần kinh
 Để tránh làm tổn   thương   trực tiếp tuỷ sống, chọc dò tuỷ sống   được thực hiện từ
khoang L3-4 trở xuống
 Ức chế cảm giác + vận  động
6.7. Gây tê ngoài màng cứng:
 Bơm  thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng và tác dụng trên các rễ thần kinh trong
vùng  đó.  Vùng  cần gây tê có thể từ cổ đến  xương  cùng.
 Thường  dùng  lượng thuốc tê nhiều  hơn  tê  tuỷ sống, nên nếu thủ thuật làm thủng
màng cứng  và  bơm  thuốc  vào  dưới màng cứng sẽ gây tê tuỷ sống toàn thể
 Ức chế cảm giác, không ức chế vận  động
 Thuốc tê ngồi màng cứng và tê tuỷ sống có thể pha thêm giảm  đau  nhóm  morphine  
khơng có chất bảo quản với liều nhỏ để tăng  tác  dụng và thời gian tác dụng của thuốc

tê,  nhưng  cũng  có  thể gây suy hơ hấp.

7. LỰA CHỌN  PHƯƠNG  PHÁP  VƠ  CẢM
Dựa vào các yếu tố sau:
 Khả năng,  kinh  nghiệm của  người  gây  mê  và  người phẫu thuật
 Thuốc  và  phương  tiện kỹ thuật hiện có
 Tiền sử,  cơ  địa  người bệnh
 Tình trạng  người bệnh hiện tại
 Vùng mổ

20


 Tính chất cuộc mổ
 Thời gian dự kiến của cuộc mổ
 Tư  thế bệnh nhân khi mổ
 Sự an tồn cho bệnh nhân

TĨM LẠI
Để lựa chọn và thực hiện  các  phương  pháp  vơ  cảm,  người gây mê cần có kiến thức, khả
năng  từ cơ  bản  đến  chuyên  sâu  để đảm bảo hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân.

TỪ KHỐ phương  pháp  vơ  cảm; gây mê; gây tê
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu 1:  Tác  động của gây mê, chọn câu SAI:
A. ỨC chế thần kinh
B. Ức chế hô hấp
C. Ức chế tiêu hoá
D. Ức chế huyết  động
Câu 2:  Phương  pháp  vô  cảm, chọn câu SAI:

A. Gây  mê  tác  động ở những vùng vỏ và trung tâm cao
B. Gây mê gây mất cảm giác toàn thân và mất ý thức có hồi phục một phần
C. Gây tê chặn  đường thần kinh cảm  giác  hướng tâm từ ngoại biên
D. Gây tê làm giảm hoặc mất cảm giác ở 1  vùng  cơ  thể
Câu 3: Các mức  độ mê theo Guedel và Gillespie, chọn  câu  ĐÚNG:
A. Thời kỳ giảm  đau  từ lúc bắt  đầu  gây  mê  đến khi mất ý thức
B. Thời kỳ kích  động BN mất phản xạ mi mắt và phản xạ nuốt
C. Thời kỳ phẫu thuật  BN  đồng tử dãn  co  nhưng  còn  phản xạ ánh sáng
D. Thời kỳ ngộ độc BN hô hấp  đều  đặn  đột ngột truỵ tim mạch
Câu 4: Lựa chọn  phương  pháp  vô  cảm dựa vào:
A. Các  phương  tiện kỹ thuật hiện có và Kỹ năng  tay  nghề của BS gây mê
B. Tình trạng bệnh lý nội khoa của BN
C. Cuộc phẫu thuật
D. Tất cả các yêu tố trên

21


Câu 5: Gây tê tuỷ sống, chọn câu SAI:
A. Tiêm thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng
B. Thuốc tê tác dụng lên các rễ thần kinh
C. Chỉ gây ức chế cảm giác
D. Thực hiện từ khoang L2-3 trở xuống
Đáp  án
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: D
Câu 5: C


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Douglas R.Bacon (2014), "The evolution of anesthesiology as a clinical discipline".
Anesthesiology, McGrawHill Medical, pp.2 - 10.
2. Neal H.Cohen (2015), "Perioperative Management". Miller's Anesthesia, Elsevier Saunders,
pp.48 - 57

22


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×