Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Bài 9 htmt hedited 2018 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 21 trang )

XÂY DỰNG HỆ THỐNG MỤC TIÊU CỦA
CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP
TS. BS. Võ Thị Xuân Hạnh
ThS. BS. Trần Vĩnh Tài

MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả
năng:
1. Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của mục tiêu và
phân biệt được các loại mục tiêu của một chương
trình can thiệp
2. Giải thích được các đặc tính của một mục tiêu
3. Xây dựng được Cây mục tiêu của chương trình can
thiệp từ Cây vấn đề
4. Phát biểu đúng cách Chỉ số lượng giá mục tiêu
5. Phát biểu đúng cách mục tiêu và thiết lập được Hệ
thống mục tiêu từ Cây mục tiêu

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm về mục tiêu:
Mục tiêu là điểm đến hay tình trạng mà chúng
ta phấn đấu đạt được, trong khoảng thời gian nhất
định, thông qua những hoạt động, với nguồn lực cho
phép.


1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng mục
tiêu:
 Mục tiêu định hướng cho hành động.
“Nếu chúng ta không biết chính xác nơi mà
chúng ta cần đến, thì chúng ta có thể đi lạc mà
chúng ta cũng khơng hay biết”.


 Mục tiêu tạo động lực cho hành động.
 Mục tiêu cụ thể giúp xác định các hoạt động và
nguồn lực khả thi để đạt được.
 Là cơ sở cho việc đánh giá chương trình có đạt
thành cơng như mong đợi ban đầu khơng.

1.3. Các tiêu chí của mục tiêu
Khi xây dựng mục tiêu, ta cần nhớ mục tiêu cần
phải thoả mãn 5 tiêu chí SMART sau:
Specific

Spécifique

Cụ thể

Measurable

Mesurable

Đo lường được

Apropriate

Approprié

Thích đáng

Relevant

Réaliste


Thực tế, khả thi

Time bound

Temps limité

Có thời hạn

1. Cụ thể: mục tiêu đưa ra phải rõ ràng, mô tả rõ: Ai,
cái gì, ở mức độ nào?


2. Đo lường được: mức độ đạt của mục tiêu phải đo
được một cách khách quan
3. Thích đáng: đáng giá, có ý nghĩa, có giá trị, phù hợp
với bối cảnh, con người và tổ chức, hướng tới mục
tiêu chung ở cấp cao hơn.
4. Thực tế: có khả năng đạt được, có thể triển khai
được các hoạt động nhằm đạt mục tiêu. Mục tiêu
đưa ra phải có sự cân nhắc đến các nguồn lực sẵn
có và nguồn lực sẽ huy động được (nhân lực, vật
lực, tài lực, thời gian).
5. Có thời hạn: thời gian là nguồn lực quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu thường bị bỏ quên.
Hạn chót đạt mục tiêu tạo sức ép và tính cấp thiết
cho việc hồn thành nó.

1.4. Phân biệt mục tiêu q trình, mục tiêu can
thiệp và mục đích:

Trong mỗi một chương trình can thiệp, ta có thể
phân biệt 3 loại mục tiêu sau:
 Mục tiêu quá trình: là kết quả mà chúng ta cần
đạt được TRONG q trình thực hiện cơng
việc cụ thể, tại mỗi giai đoạn triển khai cụ thể.
 Mục tiêu chương trình: là kết quả tổng qt
của tồn bộ chương trình can thiệp mà chúng


ta cần đạt được KHI KẾT THÚC chương trình
can thiệp.
 Mục tiêu tác động (hay mục đích): kết quả mà
chính chương trình can thiệp có thể ảnh
hưởng lên vấn đề (cần can thiệp) trên phạm vi
rộng hơn và lâu dài hơn. Những mục tiêu này
thường tạo những ảnh hưởng quan trọng về
sức khoẻ cộng đồng và những tác động tích
cực về kinh tế, xã hội và mơi trường.
Ví dụ: về các loại mục tiêu trong một chương
trình can thiệp giáo dục sức khỏe về phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi:

Mục tiêu quá
trình

 Tăng 30% số cán bộ chuyên
trách về dinh dưỡng có khả
năng tư vấn dinh dưỡng trẻ em
cho các bà mẹ có con dưới 1
tuổi tại huyện A đến 30/

06/2017.
 Đảm bảo ít nhất 80% bà mẹ có
con dưới 1 tuổi được hướng
dẫn theo dõi cân nặng và dinh
dưỡng trẻ tại huyện A đến cuối
tháng 12/2017.


 Đảm bảo ít nhất 90% bà mẹ có
con dưới 1 tuổi đã tham gia
GDSK có kiến thức và kỹ năng
đúng về dinh dưỡng cho trẻ tại
huyện A vào cuối tháng
12/2017.

Mục tiêu
chương trình

Tăng từ 50% lên 70% các bà mẹ
có con dưới 1 tuổi thực hành đúng
về dinh dưỡng cho trẻ tại nhà tại
huyện A vào cuối tháng 12/2017

Mục tiêu tác
động

Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
dưới 1 tuổi tại huyện A từ 18%
vào tháng 6/2016 xuống còn 12%
vào tháng 6/2018


2. XÂY DỰNG CÂY MỤC TIÊU CHO CHƯƠNG
TRÌNH CAN THIỆP
2.1. Giới thiệu Cây mục tiêu:
Một phương pháp để xây dựng hệ thống mục
tiêu cho chương trình can thiệp (nhằm giải quyết một
vấn đề sức khỏe cụ thể) là thiết lập “cây mục tiêu”
xuất phát từ phân tích “cây vấn đề”. Cũng như cây vấn
đề, cây mục tiêu sẽ cho chúng ta một bức tranh tổng
thể về mối liên hệ nhân quả của các kết quả cần đạt


nhằm để giải quyết được vấn đề sức khỏe cụ thể mà
chúng ta đã đặt ra.
Cây mục tiêu giúp:
 Minh họa các mối quan hệ nhân quả giữa các
mục tiêu cần đạt được thông qua sơ đồ.
 Xác định các tình trạng cần đạt được của các mục
tiêu.
 Xác định các loại cấp bậc của từng mục tiêu
trong một cái nhìn tổng thể của chương trình
can thiệp.

2.2. Các bước xây dựng cây mục tiêu:
 Bước 1: Chuyển ô vấn đề thành ô mục tiêu
- Xuất phát từ cây vấn đề, chọn các vấn đề có thể
can thiệp được.
- Phát biểu mỗi ô vấn đề trong cây vấn đề thành
mục tiêu bằng cách chuyển tình trạng tiêu cực
(vấn đề) thành tình trạng tích cực mong muốn

đạt được (mục tiêu).
3 nội dung thiết yếu của ô phát biểu mục tiêu trong
cây mục tiêu gồm:
(1)- Đối tượng can thiệp
(2)- Đặc tính của đối tượng can thiệp (có thể đo lường
được một cách khách quan)


(3)- Trạng thái tích cực (được tăng lên, được giảm đi,
được cải thiện, …)
Ví dụ phát biểu ơ mục tiêu (trong cây mục tiêu):
Tỷ lệ hộ gia đình / thực hiện xử lý dụng cụ chứa
nước đúng cách / được tăng lên
 Bước 2: Hoàn chỉnh cây mục tiêu
- Xây dựng lại cây mục tiêu với thứ tự nhân quả
tương ứng với thứ tự nhân quả của cây vấn đề.
- Kiểm tra tính hợp lý mặt nhân-quả giữa các ơ
mục tiêu:
+ Nhân quả trực tiếp: bằng cách trả lời câu hỏi
“đạt được ơ mục tiêu cấp thấp có giúp làm đạt
được mục tiêu cấp cao hơn không, hay phải
thông qua một kết quả trung gian nào khác?”
Ví dụ: Có kiến thức đúng về bệnh X có thể dẫn
ngay đến việc giảm tỷ lệ bệnh X không? hay giữa
đạt kiến thức và điều trị khỏi bệnh cịn phải
thơng qua một kết quả khác, ví dụ như thực
hành tuân thủ điều trị?
Kiến thức đúng  Hành vi đúng  Dự phòng bệnh
+ Nhân quả đầy đủ: bằng cách trả lời câu hỏi
“Việc hồn thành hết các ơ của mục tiêu cấp thấp

hơn có đủ để đạt được kết quả của mục tiêu cấp
cao hơn ngay trên nó hay khơng?


Ví dụ: Có kiến thức và thái độ đúng về rửa tay có
đủ để dẫn đến hành vi rửa tay trước khi ăn
khơng, hay cịn cần có điều kiện hoặc phương
tiện gì khác nữa (ví dụ: bồn rửa, xà phịng).
Kiến thức / thái độ đúng
Điều kiện (Bồn, xà phòng)

Hành vi rửa tay đúng

=>Bổ sung các mục tiêu còn thiếu cần thiết để có được
một cây mục tiêu hồn chỉnh.
Ví dụ về xây dựng cây mục tiêu từ cây vấn đề (hình
11.1 và hình 11.2)


CHƯƠNG TRÌNH PC LAO – TTYT Q.BT
Tỷ lệ lây nhiễm cao

Tử vong do lao cao

tỉ lệ âm hóa lao
phổi AFB (+) mới giảm

BN không tuân
thủ điều trị


BN bỏ trị tại TTYT Q.
Bình Tân cao

BN khơng được
giám sát quản lý
bởi NV YT (GS.1)

Lực
lượng
GS 1 ít

Thiếu
kinh phí
cho
GSV

BN
chuyển
điều trị tại
nơi khác

BN
khơng
tin
tưởng
CSYT

Bệnh
nhân
chuyển

nhà

Người
giám sát 2
(người
thân,
người
chăm sóc)
thiếu quan
tâm, hỗ trợ

Người
giám sát
2 (người
thân,
người
chăm
sóc)
thiếu
kiến thức

Bệnh
nhân
thiếu
kiến
thức
về
TTĐT

Hình 11.1: ví dụ về cây vấn đề của CT phòng chống lao quận Bình Tân năm X


BS điều
trị
khơng
đúng
phác đồ


Cây Mục tiêu của CT PC LAO – TTYT Q.BT
Tỷ lệ lây nhiễm mới giảm

Tử vong do lao giảm

tỉ lệ âm hóa lao
phổi AFB (+) mới tăng

Tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị
giảm

BN được giám sát
quản lý bởi NV YT
(GS 1) tăng

BN điều trị
tại nơi khác
giảm

BN tuân thủ điều trị tăng

% người

giám sát 2
quan tâm hỗ
trợ BN tăng

% người
giám sát 2
có kiến
thức đúng
tăng

BN có
kiến
thức
đúng
tăng

Hình 11.2: ví dụ về cây mục tiêu của CT phịng chống lao quận Bình Tân năm X


3. XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ
3.1. Xác định chỉ số đánh giá
Một chỉ số là thang đo, biểu thị được các mức độ
kết quả đạt được, dùng để đo lường các sản phẩm của
chương trình, trong thời gian triển khai và sau khi kết
thúc chương trình.
Chỉ số đánh giá được sử dụng để đánh giá tiến độ
đạt được của chương trình, là cơng cụ cho việc triển
khai thực hiện, giám sát và đánh giá hiệu quả đạt
được của chương trình so với mục tiêu đề ra ban đầu.
Chỉ số đánh giá có thể là chỉ số định lượng (thể

hiện bằng số liệu cụ thể; ví dụ: % bệnh nhân, % cơng
tác viên, thời gian trung bình, điểm trung bình,...)
hoặc là chỉ số định tính (thể hiện bằng có được “sản
phẩm” mới, sửa đổi, cải tiến; ví dụ: bộ tài liệu, đội ngũ
cộng tác viên, phần mềm quản lý chương trình,…),
Chỉ số đánh giá gồm các thành phần sau:
- Đơn vị đo lường: số lượng, tỉ lệ phần trăm tại một
thời điểm, tỷ suất mới trong một khoảng thời gian
(định lượng) hoặc có được “sản phẩm” mới (định
tính).
- Đối tượng đo lường: là đối tượng can thiệp (chú
ý nhóm dân số ở cả tử số và mẫu số) hoặc sản phẩm
mới mong muốn tạo ra.


- Đặc tính đo lường (của đối tượng): là tính chất
hoặc tiêu chuẩn cần đạt của đối tượng.
Chú ý:
+ Đặc tính đo lường được đánh giá càng khách
quan càng tốt, nghĩa là hạn chế phụ thuộc vào người
thực hiện đo lường hoặc đối tượng được đo lường.
+ Chuyển các tính từ, bổ từ không đo được thành
các tần suất, mức độ có thể đo được. Ví dụ:
. Thường xun  số lần trong ngày/tuần/năm,
. Đúng, đủ, phù hợp  đáp ứng yêu cầu gì, theo
khuyến cáo/phác đồ nào, thời gian/liều lượng trung
bình mỗi tuần/tháng/năm,
. Vững mạnh, cập nhật, có chất lượng  thỏa các
tiêu chí trong bộ tiêu chí đánh giá chất lượng sản
phẩm.

+ Thời gian đo lường là tại một thời điểm hay
trong một khoảng thời gian.
Tóm lại, phát biểu chỉ số đánh giá gồm các thành
phần sau:
(1)- Đơn vị đo lường: số lượng, tỉ lệ, tỉ số, tỉ suất (đối
với chỉ số định lượng)


(2)- Đối tượng đo lường: chú ý ở cả tử số lẫn mẫu số
(đối với chỉ số đo lường định lượng) hay là sản phẩm
cần có (đối với chỉ số định tính)
(3) Đặc tính đo lường: tính chất hoặc tiêu chuẩn cần
đạt đo được một cách khách quan
(4) Địa điểm đo lường
(5) Thời gian đo lường: tại một thời điểm hay trong
một khoảng thời gian.
Ví dụ chỉ số đánh giá:
MỤC TIÊU
(TRONG CÂY
MỤC TIÊU)
Tỷ lệ BN bỏ trị
giảm

Tỷ lệ /bệnh nhân bỏ tái khám từ
3 kỳ trở lên (tử số) trong số BN
được thu dung điều trị lao (mẫu
số) / từ tháng 12-2018 đến tháng
12-2019/ tại TTYT quận Bình
Tân


BN tuân thủ điều Tỷ lệ /bệnh nhân thực hiện đúng
trị tăng
về tuân thủ điều trị (tử số) trong
số bệnh nhân đang được quản lý
điều trị (mẫu số) / tại thời điểm
tháng 12-2019 /tại TTYT và các
TYT quận Bình Tân


3.2. Xác định nguồn thông tin và cách thức đo
lường
Việc cân nhắc nguồn thông tin và cách thức đánh
giá là rất quan trọng, ngay khi xây dựng chỉ số đánh
giá, nhằm trả lời câu hỏi “liệu việc thu thập thông tin
có thể thực hiện được với năng lực hiện có hay
khơng?”. Nếu thơng tin cần có khơng thể dễ dàng thu
thập với năng lực hiện có, chúng ta cần thảo luận điều
này một cách kỹ càng. Liệu các thông tin cần có có thể
được thu thập thơng qua hệ thống hiện tại hoặc bằng
cách cải thiện hệ thống hiện tại? Nếu như thông tin
quan trọng chưa thu thập được, cần dự trù thêm ngân
sách và thời gian trong kế hoạch tổng thể của chương
trình can thiệp.
3.2.1. Nguồn thơng tin sơ cấp và thứ cấp:
- Các nguồn thông tin sơ cấp: thơng tin được thu
thập trực tiếp từ nhóm đánh giá qua điều tra nghiên
cứu, khảo sát hoặc thảo luận nhóm trong cộng đồng.
- Các nguồn thông tin thứ cấp: thông tin được thu
thập từ nguồn tài liệu có sẵn (ví dụ: các số liệu hành
chính, báo cáo tiến độ, tài khoản dự án, số liệu thống

kê chính thức, kết quả các nghiên cứu trước đó…).
3.2.2. Cách thức tiếp cận có thể khách quan hoặc
chủ quan:


- Đo lường chủ quan bởi đối tượng: do chính đối
tượng tự đánh giá. Ví dụ: bệnh nhân tự đánh giá tình
trạng sức khỏe hay mức độ thực hiện hành vi của
mình.
- Đo lường khách quan bởi đối tượng: đánh giá bởi
nhân viên y tế, quan sát từ bên ngoài.
- Đo lường khách quan bởi công cụ đo lường: thể
hiện ở kỹ thuật đo, bộ câu hỏi và cách thức phỏng vấn,
bộ tiêu chí đánh giá,…

3.3. Xác định ngưỡng cần đạt
Ngưỡng cần đạt được xác định bằng cách cân
nhắc kỹ lưỡng giữa nguồn lực và mong muốn của nhà
lập kế hoạch, nhằm thỏa 3 điều kiện sau:
- Tạo sự thay đổi có ý nghĩa, giúp cải thiện vấn
đề một cách đáng kể, tạo động lực hành động
- Khả thi
Phát biểu ngưỡng cần đạt: biểu hiện mức % cần
đạt (định lượng) hoặc quy ước thế nào là đạt (định
tính) cho từng chỉ số đánh giá được đề ra.
Ví dụ:
- Đảm bảo đạt >= X% (của chỉ số đánh giá)
- Giảm/tăng được X% (của chỉ số đánh giá) so với
tình trạng trước khi thực hiện chương trình can
thiệp



- … đạt các tiêu chí Trạm y tế chuẩn của Bộ y tế
ban hành ngày/tháng/năm
Chú ý: Để mục tiêu thỏa được các tiêu chí SMART,
thì chỉ số đánh giá và ngưỡng cần đạt cũng phải được
xây dựng theo tiêu chí SMART.

4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG MỤC TIÊU CHO
CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP
1.1. Phát biểu hoàn chỉnh tên của từng mục
tiêu can thiệp
Phát biểu đầy đủ tên một mục tiêu gồm các phần
sau:
(1)- Động từ chỉ sự cải thiện: đạt ít nhất, nâng cao, hạ
thấp, đảm bảo đạt, xây dựng được, thành lập được,...
(2)- Chỉ số cần đạt: gồm đơn vị đo lường (nếu là chỉ
số định lượng), đối tượng can thiệp và đặc tính cần
đạt
(3)- Ngưỡng cần đạt: mức cần đạt hoặc quy ước cần
đạt (định tính)
(4) địa điểm can thiệp
(5) thời gian phải đạt mục tiêu: tính tới thời điểm kết
thúc chương trình hay tính trong một khoảng thời
gian


Ví dụ:
- Đảm bảo ít nhất /95% /bệnh nhân lao phối AFB
(+) mới được đưa vào quản lý và điều trị so với chỉ

tiêu của quận/tại TTYT quận X /trong năm Y.
- Trước tháng 6-2018,/ soạn được /bộ tài liệu tập
huấn kỹ năng giáo dục sức khỏe về tuân thủ điều trị
/dành cho cộng tác viên y tế và có tính cập nhật theo
QĐ mới 2018 của BYT số …. /tại TP HCM.
Chú ý:
1) Thường xuyên xem xét mục tiêu mà ta đề ra có
thỏa đủ các tiêu chí SMART không.
2) Mục tiêu không phải là hoạt động hay hành động.
Mục tiêu là một tình trạng hay kết quả của một
nhóm đối tượng cụ thể, và có ngưỡng xác định mức
độ đạt.
Ví dụ: để đạt mục tiêu “Nâng cao tỷ lệ người dân có
kiến thức đúng về phương pháp tránh thai tại
phường X quận Y trong năm Z” thì cần thực hiện các
hoạt động sau:
 Tổ chức 20 buổi thông tin về phương pháp
tránh thai;
 Thực hiện một cuộc triển lãm lưu động về các
phương pháp tránh thai;


 Đưa một hệ thống video vào sử dụng 4 giờ mỗi
tuần về các phương pháp tránh thai…
Nếu chúng ta không phân biệt được mục tiêu
với hành động trong việc xây dựng hệ thống mục tiêu,
việc đánh giá kết quả sẽ chỉ là sự “đếm những hoạt
động đã làm” mà khơng biết là những hoạt động này
có đạt được kết quả mong muốn trên dân số mục tiêu
hay không.


1.2. Thiết lập hệ thống mục tiêu can thiệp
Dựa vào các cấp bậc của cây mục tiêu mà chúng ta có
thể thiết lập được hệ thống mục tiêu, gồm:
- Mục tiêu tổng qt: chọn ơ mục tiêu ưu tiên can
thiệp qua tính phổ biến, tính trầm trọng, tính khả thi
và tính hiệu quả của chương trình nếu triển khai can
thiệp. Thường mục tiêu tổng quát là mục tiêu nhằm
giải quyết (cải thiện) vấn đề sức khỏe cụ thể mà ta
đang xem xét.
- Mục tiêu trung gian: lấy từ các ô mục tiêu ở cấp độ
ngay dưới mục tiêu tổng quát và phát biểu lại một
cách hoàn chỉnh.
- Mục tiêu chuyên biệt: : lấy từ các ô mục tiêu ở cấp
độ ngay dưới mục tiêu trung gian.
Chú ý: mỗi mục tiêu ở cấp cao hơn (mục tiêu tổng
quát, mục tiêu trung gian) có ít nhất 2 mục tiêu ở cấp


thấp ngay dưới nó (mục tiêu trung gian, mục tiêu
chuyên biệt) có thể can thiệp được.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Các tiêu chí SMART trong xây dựng mục tiêu
nghĩa là:
A. Mục tiêu cần được viết một cách thông minh, sáng
suốt, cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng
B. Mục tiêu cần phải ngắn gọn, đầy đủ, thực tế, khả
thi và đo lường được
C. Mục tiêu cần chuyên biệt, đo lường được, thực tế,

khả thi và có thời hạn
D. Mục tiêu cần tạo được động lực cho hành động và
có thể lượng giá được
Câu 2: Mục tiêu tổng quát của chương trình can thiệp
là: (chọn câu đúng NHẤT)
A. Mục tiêu nhằm cải thiện vấn đề sức khỏe đang
xem xét
B. Kết quả mà chúng ta cần đạt được trong quá trình
thực hiện chương trình
C. Kết quả chung chúng ta cần đạt được ngay khi kết
thúc chương trình
D. Kết quả mà chính chương trình can thiệp có thể
ảnh hưởng lên vấn đề (cần can thiệp) trên phạm
vi rộng hơn và lâu dài hơn.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là phù hợp với ô mục
tiêu trong cây mục tiêu:


A. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện tốt về tuân thủ điều trị
tại thời điểm tháng 12/2019 trong địa bàn quận
Bình Tân
B. Tỷ lệ bệnh nhân đang được quản lý điều trị lao
thực hiện tốt về tuân thủ điều trị được nâng lên
C. Nâng cao tỷ lệ bệnh nhân đang được quản lý điều
trị lao thực hiện tốt về tuân thủ điều trị tại thời
điểm tháng 12/2019 trong địa bàn quận Bình Tân
D. Đảm bảo >= 90% bệnh nhân đang được quản lý
điều trị lao thực hiện tốt về tuân thủ điều trị tại
thời điểm tháng 12/2019 trong địa bàn quận
Bình Tân

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đầy đủ đối với một
chỉ số đánh giá:
A. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện tốt về tuân thủ điều trị
tại thời điểm tháng 12/2019 trong địa bàn quận
Bình Tân
B. Tỷ lệ bệnh nhân đang được quản lý điều trị lao
thực hiện tốt về tuân thủ điều trị được nâng lên
C. Nâng cao tỷ lệ bệnh nhân đang được quản lý điều
trị lao thực hiện tốt về tuân thủ điều trị tại thời
điểm tháng 12/2019 trong địa bàn quận Bình Tân
D. Đảm bảo >= 90% bệnh nhân đang được quản lý
điều trị lao thực hiện tốt về tuân thủ điều trị tại
thời điểm tháng 12/2019 trong địa bàn quận
Bình Tân
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là hoàn chỉnh đối với
một phát biểu mục tiêu trong hệ thống mục tiêu:


A. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện tốt về tuân thủ điều trị
tại thời điểm tháng 12/2019 trong địa bàn quận
Bình Tân
B. Tỷ lệ bệnh nhân đang được quản lý điều trị lao
thực hiện tốt về tuân thủ điều trị được nâng lên
C. Nâng cao tỷ lệ bệnh nhân đang được quản lý điều
trị lao thực hiện tốt về tuân thủ điều trị tại thời
điểm tháng 12/2019 trong địa bàn quận Bình Tân
D. Đảm bảo >= 90% bệnh nhân đang được quản lý
điều trị lao thực hiện tốt về tuân thủ điều trị tại
thời điểm tháng 12/2019 trong địa bàn quận
Bình Tân

Đáp án: 1C, 2C, 3B, 4A, 5D.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aide au Dévelopement Gembloux ASBL (2006).
Répondre à des problèmes réels. In :
Identification
et
conception
de
projets/programmes
de
dévelopement.
Gembloux. pp : 12-23.
2. Commission européenne - EuropAid (2011).
Analyse des problèmes. In: Manuel Gestion du
Cycle de Projet. Bruxelles. pp : 12-14.
3. L. Kay Bartholomew. Logic Model for needs
assement. In: Planning health promotion
programs. 2006.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×