Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

phân tích danh mục đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 31 trang )


I. PHÂN TÍCH VĨ MƠ
1.1 Phân tích chính trị

Chính sách tài khóa
Cân đối thu - chi ngân sách nhà nước



Về đầu tư, vốn FDI giải ngân đạt 2,55 tỷ USD, giảm 4,85% so với cùng kỳ nhưng vẫn tương đương so với giai đoạn 2019-2021. Điểm đáng chú ý trong
số liệu FDI là FDI đăng kí mới đạt 1,76 tỷ USD, tăng 180% so với cùng kỳ với 2 dự án nổi bật đến từ Bắc Giang, bao gồm dự án sản xuất linh kiện của
Ingrasys (621 triệu USD – cơng ty thành viên của tập đồn Foxconn) và dự án sản xuất tấm năng lượng mặt trời từ Hainan LONGi (140 triệu USD).
Về đầu tư công, số liệu từ Bộ kế hoạch đầu tư cho thấy ước giải ngân đầu tư công năm 2022 đạt 93,5% kế hoạch Thủ tướng (số tuyệt đối: 541 nghìn
tỷ). Số liệu ước tính từ TCTK cũng cho thấy giải ngân vốn NSNN trong 2 tháng đầu năm tăng 18,3% so với cùng kỳ, với sự góp sức từ Bộ Giao Thơng và
Vận Tải (tăng 91,7% so ới cùng kỳ). Năm 2023, Việt Nam có nhiều dư địa để thúc đẩy nhu cầu trong nước thơng qua các biện pháp kích thích tài khóa
nhờ cơ cấu nợ cơng vẫn đang được kiểm sốt ở mức hợp. Trong đó, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế vẫn là điểm khác biệt của Việt Nam
so với phần còn lại của thế giới, và là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2023.
TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ CẤU PHẦN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

CÁN CÂN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TĂNG TRƯỞNG CÁC KHOẢN CHI CHÍNH

TĂNG TRƯỞNG CÁC KHOẢN THU CHÍNH

Chính sách tiền tệ
Tăng trưởng tín dụng
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy tính đến ngày 24/2, tín
dụng tồn nền kinh tế tăng 0,77%, huy động vốn tăng 0,05% so với cuối
năm 2022. Tín dụng tăng chậm giúp thanh khoản hệ thống trong ngắn
hạn vẫn khá ổn định. NHNN chủ yếu hút rịng thơng qua nghiệp vụ thị
trường mở trong 2 tháng đầu năm (197 nghìn tỷ) nhằm duy trì mặt bằng


lãi suất liên ngân hàng ở mức hợp lý, giảm áp lực lên tỷ giá. Tỷ giá
USD/VND chỉ tăng 0,7% so với cuối 2022, thấp hơn so với các quốc gia
trong khu vực trong bối cảnh đồng USD tăng 1,3%. Tuy nhiên, rủi ro về
thanh khoản trong thời gian tới vẫn khá lớn, trong bối cảnh các vấn đề
trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa được giải quyết.
Tỷ giá
Về tỷ giá, USD/VND nhanh chóng hạ nhiệt trong tháng 12 và tính đến ngày
30/12, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng đã giảm xuống mức 23.730 VND
(chỉ mất giá +3,5% so với đầu năm). Chúng tôi cho rằng áp lực đối với
USDVND đã tạm thời hạ nhiệt, khi yếu tố về dòng tiền cũng như tâm lý đã
được cải thiện. Với việc NHNN sẽ ưu tiên yếu tố ổn định thanh khoản trong
năm 2023, biến động của tiền Đồng được kỳ vọng sẽ khơng cịn mạnh mẽ
như trong năm 2022, đặc biệt trong bối cảnh đồng USD được kỳ vọng đã
lập đỉnh vào cuối năm 2022 cũng như Fed dự kiến sẽ kết thúc chu kỳ tăng
lãi suất vào giữa năm 2023.


I. PHÂN TÍCH VĨ MƠ
HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ

Thị trường trái phiếu Chính Phủ





Sau khi NHNN cắt giảm lãi suất điều hành mới đây, thanh khoản
hệ thống ngân hàng được duy trì ổn định và lãi suất liên ngân hàng
nhìn chung giảm mạnh. Đáng chú ý, lãi suất VND bình quân liên ngân
hàng qua đêm giảm xuống chỉ còn 1,20%/năm. Đây là mức thấp nhất

kể từ giữa tháng 7 năm 2022 và là 220 điểm cơ bản kể từ cuối tuần
trước. Mặc dù chênh lệch lãi suất VND-USD duy trì ở mức âm trong
một đêm, áp lực tỷ giá hiện đã giảm bớt nhờ đồng USD yếu hơn và
nguồn cung ngoại hối ổn định.
Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày được cải thiện (tăng
3,6% so với tuần trước) nhưng vẫn thấp hơn 30% so với mức giao
dịch cao nhất vào cuối năm 2022. Nghiệp vụ thị trường mở được sử
dụng ở một mức độ rất hạn chế trong suốt cả tuần, và các ngân hàng
quốc doanh vẫn tiếp tục làm như vậy. Chúng tơi sẽ phát hành một
hóa đơn mới. Hoạt động trên kênh kỳ hạn cũng khá trầm lắng, NHNN
chỉ trúng thầu 215,5 tỷ đồng sau khi đấu thầu 25 nghìn tỷ đồng kỳ
hạn 28 ngày với lãi suất 5,5%. Tổng cộng, hệ thống mạng của NHNN
đã hút được 1,9 nghìn tỷ đồng. Khối lượng phát hành của kênh Tín
phiếu là 110,7 nghìn tỷ đồng và kênh Cầm cố chỉ là 1,2 nghìn tỷ đồng.
Lãi suất trên Thị trường 1 tiếp tục giảm do thanh khoản dồi dào
và phản ứng cắt giảm lãi suất điều hành của một số ngân hàng quốc
doanh. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trên 6 tháng
lại được chia thành nhóm NHTMNN và NHTMCP. Lãi suất 12 tháng
dao động trong khoảng 7,2% đến 8,2%. Nhóm ngân hàng giảm
khoảng 150-200 điểm cơ bản từ cuối năm 2022, dao động trong
khoảng 8,0-8,9% đối với nhóm ngân hàng cịn lại. Trong ngắn hạn,
chúng tôi kỳ vọng xu hướng giảm lãi suất huy động sẽ tiếp tục, nhưng
áp lực trung hạn vẫn là khả năng phục hồi các khoản cho vay và tỷ lệ
cho vay ngắn hạn trên trung hạn sẽ được điều chỉnh giảm vào tháng
10.

Lợi suất TPCP giảm mạnh trên cả 2 thị trường sơ cấp và thứ cấp
Tỷ lệ trúng thầu TPCP trên thị trường sơ cấp duy trì ở mức cao trong tuần trước, khi toàn bộ khối lương gọi thầu ở kỳ hạn 10Y và 15Y được phát
hành thành cơng, trong đó kỳ hạn 5Y huy động đc 93% (700 tỷ đồng) và kỳ hạn 30 năm huy động được 2,1 nghìn tỷ đồng. Lợi suất trúng thầu giảm
mạnh ở tất cả các kỳ hạn, ở mức 3,3% (giảm 40 điểm cơ bản) cho kỳ hạn 5 năm và 3,6% (giảm 42 đcb) cho kỳ hạn 10 năm và 3,8% (giảm 36 điểm cơ

bản). Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, KBNN đã huy động thành công 94 nghìn tỷ đồng, hồn thành 81% kế hoạch phát hành Quý 1 và 23,5% kế
hoạch năm.
Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn sau động thái hạ lãi suất điều hành của NHNN cũng như tương đồng với
lợi suất TPCP trong khu vực. Kết tuần đóng cửa như sau: 1 năm (3,38%, -22 bps), 3 năm (3,40%; -24 bps); 5 năm (3,40%, -26 bps); 10 năm (3,48%, 43 bps); 15Y (3,67%, -37 bps); 20Y (4,28%, -39 bps) và 30Y (4,36%, -42 bps). Giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt
trung bình 7,0 nghìn tỷ đồng/phiên (+43,5%), cải thiện so với tuần trước đó nhờ sự hồi phục của giao dịch Repos (190%). Khối ngoại mua rịng tích
cực sau động thái của NHNN, và kết tuần mua ròng 725 tỷ đồng.


I. PHÂN TÍCH VĨ MƠ
1.2 Phân tích tình hình kinh tế
Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Lạm phát bình quân trong 2 tháng đầu năm ghi nhận ở mức 4,6% so
với cùng kỳ, (cao hơn mục tiêu 4,5% của Chính phủ). Dữ liệu theo tháng
cho thấy chỉ số CPI đã bắt đầu tăng tốc mạnh từ quý 3/2022 với các yếu
tố tác động tăng dịch chuyển dần từ nhóm năng lượng sang nhóm hàng
hóa liên quan đến giáo dục (10,4%) và nhà ở (7,88%). Ngồi ra, các
nhóm du lịch, ăn uống, đồ uống và thuốc lá cũng có sự tăng trưởng khá
tốt. Bên cạnh đó, nhóm giao thơng (-0,18%), viễn thơng (-0,26%), có
phần giảm đáng kể. Điều này cũng khiến cho lạm phát cơ bản tăng
mạnh hơn lạm phát chung, và áp lực lạm phát sẽ lớn dần hơn trong nửa
đầu năm 2023. Lạm phát cơ bản vẫn là yếu tố cần được quan sát cẩn
trọng trong thời gian tới, khi ghi nhận mức tăng 5,1% so với cùng kỳ.
Trên thực tế, mặc dù chỉ số CPI theo tháng đã phần nào có dấu hiệu hạ
nhiệt ở cả lạm phát chung và lạm phát cơ bản, chúng tôi cho rằng rủi ro
vẫn còn hiện hữu, khi giá các mặt hàng thuộc quản lý của Chính phủ
(giá điện) vẫn chưa được điều chỉnh tăng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp
Hoạt động sản xuất và chế biến tạo động lực chính cho tăng trưởng kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2023. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 6,32% so
với cùng kỳ, trong đó nhiều ngành thành phần đều bị thu hẹp như chế biến chế tạo (-6,9%), khai khoáng (-3,8%) hay sản xuất và phân phối điện (-5,2%). Nhu

cầu trong và ngoài nước giảm là nguyên nhân dẫn đến sản lượng sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng, như sản lượng quần áo may mặc (-14,8% so với cùng
kỳ), điện thoại (-9,6%) hay sản xuất ô tô giảm -18,3%. Một yếu tố đặc biệt trong giai đoạn này là chỉ số quản trị mua hàng (PMI) trái ngược, tăng từ 47,4 trong
tháng 1 lên 51,2 điểm trong tháng 2. Tuy nhiên, đây là con số đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ và trên thực tế, số liệu chưa điều chỉnh PMI tháng 2 ghi nhận ở
mức 49 điểm – không có nhiều sự khác biệt với tháng 1 (48,3 điểm). Đáng chú ý, Tổng cục thống kê cho biết số lượng lao động trong ngành chế biến chế tạo
giảm 1,1% so với cùng kỳ (ước tính vào khoảng gần 80 nghìn người). Đây cũng là một tín hiệu khơng mấy tích cực cho ngành sản xuất, khi các doanh nghiệp
phải thu hẹp lại quy mô sản xuất và cắt giảm lao động.

Chỉ số tăng trưởng GDP
TĂNG TRƯỜNG GDP VÀ DỊCH VỤ TRONG QUÝ 4 NĂM 2022
Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt trong Q4 2022 (+8,12% so với cùng kỳ) với sự hồi phục từ khối du lịch (dịch vụ lưu trú và ăn uống
+37,6%) và bán bn/bán lẻ (+6,83%). Trong đó, lượng khách du lịch đã có sự cải thiện đáng kể trong những tháng cuối cùng của năm, với mức tăng trung
bình đạt khoảng 20% so với tháng trước, và cơ cấu khách du lịch cũng đa dạng hơn. Tuy nhiên, lượng khách du lịch trong năm 2022 hiện chỉ mới đạt khoảng
20% so với thời điểm trước đại dịch Covid-19 (2019), và khiến cho quy mơ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 chỉ đạt 82,5%
quy mơ của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường khơng xảy ra dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay.


I. PHÂN TÍCH VĨ MƠ
Chỉ số thương mại
Về tình hình xuất khẩu
• Xuất khẩu trong tháng 2 gần đây giảm 10% so với cùng kỳ. Tăng trưởng xuất khẩu giảm, chủ yếu do thủy sản (-29%), dệt may (-19,6%), và linh kiện
máy tính (-10,9%). Bên cạnh đó, vẫn có những điểm sáng tăng trưởng tốt về xuất khẩu có thể kể đến như nhóm hàng rau quả (12,4%), sắn và các
sản phẩm từ sắn (25,9%), điện thoại các loại và linh kiện (5,2%), và phương tiện vận tải và phụ tùng (5,9%).
• Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đều sụt giảm khá mạnh như Mỹ (-21,2%), EU (-6%), hay Trung Quốc (-5,7%). Nhập khẩu giảm -16,7% so
với cùng kỳ, trong đó nhập khẩu linh kiện trung gian giảm mạnh do các đơn hàng mới ở mức yếu. Do đó, thặng dư thương mại tăng lên 2,8 tỷ USD
trong 2 tháng đầu năm.

Chỉ số tài chính
Trong vịng 1 năm qua, VN Index của Việt Nam đã giảm hơn 30% từ vùng 1490 điểm năm 2021 và đang có xu hướng đi lên vùng kháng cự quan trọng là
đường xu hướng Giảm hình thành từ vùng đỉnh tháng 1 năm 2023 (quanh vùng 1.065 – 1.070 điểm). Trong trường hợp vượt cản thành công, chỉ số sẽ mở
rộng biên độ hồi phục lên vùng 1.074 – 1.082 điểm. Ở chiều ngược lại, nếu không kiểm định cản thành công, trạng thái rung lắc, giằng co có thể sẽ quay

lại với thị trường.
Chứng khoán trong nước hiện nay dù giảm so với cùng kỳ nhưng vẫn đang trên đà hồi phục tích cực nhờ thơng tin NHNN hạ lãi suất điều hành cùng
diễn biến khả quan của TTCK Mỹ. Theo đó, VNIndex đóng cửa tăng hơn 22 điểm, tương đương 2,12%, lên ngưỡng 1.062,19 điểm. Sắc xanh chiếm áp đảo
trở lại với 380 mã trên sàn HOSE và 27 mã thuộc rổ VN30.
Gần như tất cả nhóm ngành đều đi xuống trong cùng kỳ năm nay. Cụ thể, các nhóm trụ Tài chính (-32,2%), bất động sản (-52,9%), nhóm cơng nghiệp
(-48,7%), và nhóm vật liệu (-47,8) có xu hướng giảm mạnh mẽ… Trong sắc đỏ tràn ngập thị trường, vẫn có những nhóm ngành ổn định hơn so với thị
trường như nhóm cơng nghệ thơng tin, y tế, và tiện ích là ít biến động. Thanh khoản trong nước giảm dần do những tác động xấu từ nền kinh tế trong và
ngoài nước, và thị trường. Tuy vậy, các nhà đầu tư nước ngồi chủ động mua rịng với khối lượng thanh khoản cao là điểm sáng của thị trường. Nhìn
chung so với các thị trường tài chính quốc tế như S&P500, Shanghai Comp, ... thì thị trường chứng khốn Việt Nam ít bị biến động hơn do các chính sách
kiểm sốt lạm phát, bình ổn kinh tế tốt từ NHNN Việt Nam.

Thị trường cổ phiếu


I. PHÂN TÍCH VĨ MƠ
1.3.Văn hóa - Xã hội
Sau đại dịch Covid-19, người dân quan tâm nhiều hơn đến chăm sóc sức khỏe cá nhân so với trước kia với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhờ vậy
lượng tiêu thụ thuốc cũng như các thực phẩm chức năng cũng tăng lên đáng kể, đây là dấu hiệu tích cực đối với sự phát triển của ngành dược phẩm. Bên
cạnh đó, xu hướng lối sống xanh và lành mạnh ngày càng phổ biến, đây sẽ là thách thức cho các ngành phẩm, đặc biệt là các cơ sở sản xuất các loại bánh
kẹo, nước giải khác vì nó chứa q nhiều đường gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp tìm ra các sản phẩm mới với các
nguyên liệu ít đường, ít béo... tốt cho sức khỏe và phù hợp với lối sống lành mạnh hiện nay.
1.4. Công nghệ
Môi trường công nghệ Việt Nam đang ngày càng phát triển hiện đại, kết hợp cùng với sự diễn ra nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã
làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, chu kỳ sống của công nghệ cũng bị rút ngắn lại, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải
tiến các yếu tố công nghệ để không ngừng thu hút khách hàng cũng như khơng bị tuột lại phía sau. Sự tiến bộ khoa học công nghệ đã đem lại nhiều thành
tựu công nghệ mới áp dụng cho đời sống xã hội, tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đang thực hiện các công
tác đổi mới, tăng đầu tư cho khoa học - cơng nghệ, áp dụng các chính sách cơng nghệ hiệu quả, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển thuận lợi và
tăng thêm tính cạnh tranh. Phát triển cơng nghệ đã đem lại nhiều cơ hội tốt cho nhiều ngành đặc biệt là ngành thực phẩm, các nhà máy, doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh đã áp dụng nhiều kỹ thuật cơng nghệ hiện đại, máy móc thiết bị cũng như dây chuyền sản xuất mới, tạo ra các sản phẩm có chất lượng ngày
càng tăng, đảm bảo đúng vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng hiệu suất, giảm giá thành sản phẩm. Không những thế sự phát triển này cịn là bước đệm cho sự

tiến bộ trong cơng nghệ sản xuất thuốc, tiến gần hơn với các kỹ thuật bào chế thuốc mới, tăng sự tin tưởng của người dân đối với thị trường ngành dược
phẩm trong nước.

1.5 Môi trường tự nhiên:
LNST CỦA MỘT SỐ CÔNG TY THUỶ ĐIỆN GIAI ĐOẠN LA NINA

Đối với ngành thủy điện:
Diễn biến thời tiết có tác động lớn đến hoạt động của nhóm ngành
thủy điện, đặc biệt là hiện tượng khô hạn kéo dài do hiện tượng El Nino
gây ra trong các năm 2015–2016 khiến mực nước hồ giảm và sản lượng
thủy điện sản xuất cũng giảm theo. Tuy nhiên, trước một diễn biến thời
tiết bất thường khác là La Nina, nhóm doanh nghiệp này được dự báo
sẽ thu lợi nhuận từ những biến động thời tiết trong kỳ. Kể từ khi hiện
tượng La Nina bắt đầu vào năm 2018, lượng nước dồi dào buộc các hồ
thủy điện phải thường xuyên xả lũ. Vì vậy, dự kiến sản lượng thủy điện
năm nay sẽ tăng, trong khi sản lượng nhiệt điện không đổi nhưng sẽ
giảm tỷ trọng so với thủy điện.
Tuy nhiên, báo cáo của Cơng ty Chứng khốn Bảo Việt (BVSC) chỉ ra
rằng tác động của El Nino và La Nina đối với các doanh nghiệp lớn là
không nhất quán. Chẳng hạn, hiện tượng El Nino làm sản lượng điện
sụt giảm nhiều hơn đối với các doanh nghiệp miền Trung và miền Nam
như so với các doanh nghiệp phía Bắc. Và ngược lại, khi La Nina đến sẽ
mang lại lợi ích lớn nhất cho các doanh nghiệp ở các tỉnh duyên hải
miền Trung và miền Nam, trong khi các doanh nghiệp phía Bắc sẽ bị
thiệt hại.

TĂNG TRƯỞNG LNG

Nhờ có La nina, các doanh nghiệp có nguồn
nước dồi dào và ít nhất đủ dùng trong bối cảnh

nhu cầu tiêu thụ điện ngày một tăng

Vùng
Bắc
Trung

Nam

Khu vực bị thiên tai

Các mối nguy về thiên tai

Đồng bằng sơng Hồng

Lụt, bão, sóng dâng cao

Các tỉnh dun hải miền
Trung

Bão, sóng dâng cao, hạn
hán, xâm nhập mặn

Đồng bằng sơng Cửu Long

Lụt, bão, sóng dâng cao,
xâm nhập mặn

Đối với ngành thủy sản:
Ngành thủy sản nước ta hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều thách
thức về môi trường tự nhiên như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và

nước biển dâng, kết hợp với biến động giảm nguồn nước ngọt đầu
nguồn sơng Mekong dẫn đến tình trạng hạn hán, nước mặn xâm nhập
sâu vào nội địa.
Hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá mức độ tổn thương của ngành
khai thác thủy sản ở Việt Nam trước biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khu
vực miền Trung và ĐBSCL đã có một số nghiên cứu về tác động của biến
đổi khí hậu đối với ni trồng thủy sản. Nếu khơng có chiến lược thích
ứng, thu nhập của hộ ni cá tra có thể giảm 3 tỷ đồng/ha vào năm
2020, hộ ni tơm có thể giảm 130 triệu đồng/ha vào năm 2020 và lên
tới 950 triệu đồng/ha vào năm 2050.
Đối với ngành sản xuất đường mía:
Cũng do ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn, sản lượng và chất
lượng mía tại khu vực miền Trung - Tây nguyên và miền Nam bị ảnh
hưởng nặng nề nhất năm 2015-2016. Do đặc tính giữ nước kém của
mình nên những năm qua biến đổi khí hậu đã tác động khơng nhỏ đến
các vùng ngun liệu mía. Vì vậy, muốn phát triển và phục hồi vùng
nguyên liệu mía, ngành đường Việt Nam cần có các giải pháp cụ thể
nhằm ổn định vùng nguyên liệu mía trong điều kiện biến đổi khí hậu.


II. PHÂN TÍCH NGÀNH
A. NGÀNH THỰC PHẨM
1. Thực trạng ngành
Ngành cơng nghiệp thực phẩm (CNTP) của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao,
chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu. Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), CNTP là một trong những ngành có tiềm năng phát triển rất
lớn tại Việt Nam, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm.
1.1 Trước dịch Covid -19

NGÀNH BIA RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT


NGÀNH THUỶ SẢN

Trong khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, ngành cơng nghiệp này phải
đứng trước với nhiều khó khăn và thách thức. Kết quả sản xuất, kinh doanh và
lao động của ngành này năm 2020 từ Tổng cục Thống kê cho thấy, có sự suy
giảm đáng kể so với năm 2019. Doanh thu toàn ngành nước giải khát năm 2020
giảm mạnh tới 17% so với năm 2019; trong đó, doanh thu của khu vực doanh
nghiệp ngoài nhà nước giảm 19%. Về lợi nhuận, so với năm 2019, lợi nhuận năm
2020 trung bình của ngành nước giải khát giảm 94,96% . Ảnh hưởng của dịch
Covid-19 cũng tác động đáng kể tới việc làm của người lao động trong ngành sản
xuất và kinh doanh nước giải khát khi số lượng lao động giảm 4%, trong đó, riêng
khu vực doanh nghiệp ngồi nhà nước đã cắt giảm 7% số lượng lao động. Cùng
trong năm 2020, mức giảm về thu nhập trung bình của lao động trong ngành
nước giải khát là 7% so với năm 2019. Đến năm 2022, ngành đồ uống lại phải
chịu sự ảnh hưởng đến từ hậu quả của cuộc chiến tranh Nga - Ukraine khiến cho
giá nguyên liệu đầu vào tăng “phi mã”, lạm phát vật giá tăng cao. Vì vậy bức
tranh tồn cảnh ngành cơng nghiệp này vẫn tương đối ảm đạm.

Trong giai đoạn 2015 - 2019, ngành thủy sản nước ta gặp khá nhiều
khó khăn về tình hình kinh tế lẫn điều kiện về mơi trường/thời tiết như:
giá xuất khẩu giảm, ứng dụng KHCN chưa phát huy rõ rệt trong chất
lượng sản phẩm, xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL, ô nhiễm nguồn
nước, bão lớn gây lũ lụt,... Năm 2019, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các
nước xuất khẩu thủy sản như Ấn Độ và Ecuador cộng với hàng tồn kho
không xuất khẩu được của năm 2018 khi thủy sản Việt Nam bị Ủy ban
Châu u cảnh báo “thẻ vàng” vào ngày 23/10/2017, càng làm việc xuất
khẩu trong giai đoạn này lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.

1.2. Sau dịch Covid -19
NGÀNH BIA RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT


NGÀNH THUỶ SẢN

Trong khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, ngành cơng nghiệp này
phải đứng trước với nhiều khó khăn và thách thức. Kết quả sản xuất, kinh
doanh và lao động của ngành này năm 2020 từ Tổng cục Thống kê cho thấy, có
sự suy giảm đáng kể so với năm 2019. Doanh thu toàn ngành nước giải khát
năm 2020 giảm mạnh tới 17% so với năm 2019; trong đó, doanh thu của khu
vực doanh nghiệp ngồi nhà nước giảm 19%. Về lợi nhuận, so với năm 2019, lợi
nhuận năm 2020 trung bình của ngành nước giải khát giảm 94,96% . Ảnh hưởng
của dịch Covid-19 cũng tác động đáng kể tới việc làm của người lao động trong
ngành sản xuất và kinh doanh nước giải khát khi số lượng lao động giảm 4%,
trong đó, riêng khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đã cắt giảm 7% số lượng
lao động. Cùng trong năm 2020, mức giảm về thu nhập trung bình của lao động
trong ngành nước giải khát là 7% so với năm 2019. Đến năm 2022, ngành đồ
uống lại phải chịu sự ảnh hưởng đến từ hậu quả của cuộc chiến tranh Nga Ukraine khiến cho giá nguyên liệu đầu vào tăng “phi mã”, lạm phát vật giá
tăng cao. Vì vậy bức tranh tồn cảnh ngành cơng nghiệp này vẫn tương đối ảm
đạm.

Cuối năm 2019 đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên
toàn thế giới làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kim ngạch xuất nhập
khẩu của các nước, trong đó có Việt Nam. Giai đoạn 2020 - 2021, ngành
chế biến và xuất khẩu cá tra sụt giảm mạnh. Nguyên nhân dẫn đến sự
sụt giảm đáng kể là do ảnh hưởng của Covid-19 khi toàn bộ các thị
trường xuất khẩu chủ lực thực hiện chính sách Zero - Covid, đóng cửa
xuất nhập khẩu, kéo tồn bộ ngành sụt giảm đến 26% so với các năm
trước đó.
Tuy nhiên, do có lợi thế về các Hiệp định Thương mại FTA và EVFTA,
Việt Nam luôn giữ được tỷ lệ tăng trưởng tốt trong sản xuất và chế biến
thủy sản. Bỏ qua những khó khăn như chiến tranh xung đột Nga Ukraine hay giá nguyên vật liệu tăng cao thì năm 2022 là một năm rực

rỡ đối với xuất khẩu thủy sản khi tổng giá trị xuất khẩu đã cán mốc 11
tỷ USD, đạt mức cao lịch sử trong mấy năm qua. Đặc biệt là, cuối năm
2021 đầu năm 2022 thị trường Mỹ đã có sự phục hồi mạnh mẽ từ Covid19, nhu cầu cá tra ở nước này tăng nên các nhà nhập khẩu cá tra ở Mỹ
đã nhập một lượng lớn hàng tồn kho, lý giải cho doanh thu xuất khẩu
cá tra tăng mạnh ở năm 2022.

CHỈ SỐ SẢN XUẤT THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG

THỊ TRƯỜNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

2. Triển vọng / Thách thức trong ngành:
Nguồn: Euromonitor, PHFM tổng hợp
2.1. Triển vọng:
ĐỒ UỐNG CÓ CỒN KỲ VỌNG CĨ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI TRONG DÀI HẠN
• Ngành bia có thể mất đến hai năm để phục hồi về mức trước Covid-19 và trước Nghị định 100. Đến năm 2024, chi cho đồ uống có cồn có
thể đạt 299,010 tỷ đồng, với CAGR trong giai đoạn 2020-2024 đạt 9.5%
• Bia sẽ được hưởng lợi và tiếp tục thống trị lĩnh vực đồ uống có cồn, chiếm phần lớn sản lượng tiêu thụ.
• Ngành bia đang thu hút cả các nhà sản xuất bia trong nước và quốc tế. Tiêu thụ rượu vang và rượu mạnh được đặt ở mức trung bình
7.7% và 9.2% hàng năm trong trung hạn


II. PHÂN TÍCH NGÀNH
A. NGÀNH THỰC PHẨM
NƯỚC GIẢI KHÁT GIÀU TIỀM NĂNG TRÊN NHIỀU PHÂN KHÚC NHỎ
• Nước đóng chai: Thị trường nước đóng chai Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức hai con số trong ngắn và trung hạn, với quy mơ thị trường là 17,5
nghìn tỷ đồng vào năm 2021, theo Masan. Nguyên nhân là do chất lượng nguồn nước ở một số khu vực ngày càng suy giảm, dẫn đến nhu cầu sử dụng
nước uống sạch, an toàn tăng cao. Hơn nữa, do tốc độ tăng dân số và đơ thị hóa nhanh nên một bộ phận lớn dân cư vẫn thiếu nước sạch. Đây là những
tín hiệu kỳ vọng về tăng trưởng thị trường nước đóng chai

• Dịng sản phẩm dinh dưỡng: Tiêu chuẩn của người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có thành phần tốt cho sức khỏe như nước ép trái cây,
thức uống bổ dưỡng (ví dụ: Nước yến…). Dòng sản phẩm này được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong trung và dài hạn do thu nhập của người tiêu dùng cải
thiện.
• Nước giải khát: Các dịng sản phẩm liên quan đến việc phát triển chuỗi thức ăn nhanh và phát triển các dịch vụ vui chơi - giải trí (ví dụ: xem phim...).
Nestlé Việt Nam cạnh tranh với Pepsi và Coca bằng dòng sản phẩm Milo để phân phối tại các kênh này. Nó nói lên sự đa dạng hóa của ngành cơng
nghiệp

LƯỢNG TIÊU THỤ NƯỚC GIẢI KHÁT ĐANG NGÀY CÀNG TĂNG
• Doanh thu tiêu thụ nước giải khát được dự báo tăng trưởng giai đoạn 2022-2024 trong khoảng 4.3% – 4.8%, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, các cửa
hàng được mở lại, việc tiêu thụ diễn ra bình thường.
b. Thách thức:
LƯỢNG CẦU CHO MỘT SỐ LOẠI SẢN PHẨM THỨC UỐNG GIẢM
Một khảo sát nhanh do Vietnam Report mới tiến hành cuối năm 2020 cho thấy, trước sức ép của dịch COVID-19, 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn
cho các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng như các thực phẩm sạch, lành mạnh... Trong khi đó, 63,7% khách hàng lại cắt giảm
chi tiêu cho rượu, bia. Nguyên nhân là vì sau đợi dịch Covid-19, người tiêu dùng bắt đầu chú ý đến sức khoẻ của bản thân hơn và cắt bớt chi tiêu cho các đồ
uống có cồn, thậm chí là các thức uống có ga. Chính vì thực tiễn ấy, các doanh nghiệp ở ngành này đang phải điều chỉnh công suất hoạt động cho phù hợp.
CHI PHÍ BÁN HÀNG LEO THANG TỪ XUNG ĐỘT GIỮA NGA - UKRAINE
Đã có nhiều nét phác sáng sủa cho khả năng phục hồi và tăng trưởng của bức tranh thị trường đồ uống trong năm 2022. Tuy nhiên, gam màu chủ đạo vẫn
ảm đạm, trong bối cảnh chiến tranh Nga – Ukraine căng thẳng, lạm phát và vật giá leo thang. Theo khảo sát thực tế, giá bia rượu và nước giải khát đã tăng
lên đáng kể từ khi thị trường mở cửa trở lại sau thời gian phong tỏa vì đại dịch. Theo các chuyên gia, việc giá cả thị trường tăng cao là điều tất yếu khi giá
nguyên vật liệu đầu vào đều leo thang. Chi phí sản xuất tăng, chi phí nhân cơng, vận hành cũng phải tăng… dẫn đến tình trạng chung của tồn thị trường.

3. Phân tích chỉ số ngành
SO SÁNH MỘT SỐ CƠNG TY VỚI CHỈ SỐ TRUNG BÌNH NGÀNH
Chỉ số ngành
P/E

Ngành thực phẩm

SAB


SCD

ANV

22.37

19,46

-2.75

11.45

7,361.95

8576,27

-5,742.75

4,686.07

ROA

15.87%

16,03%

-10.05%

21.63%


ROE

22.09%

22,37%

-36.92%

11.33%

EPS (VNĐ)

ĐỐI VỚI SAB
Đối với SAB, P/E của SAB thấp hơn 15% so với trung bình ngành cho thấy giá cổ phiếu công ty đang được định giá thấp hơn so với thị trường. Vì vậy, có
thể nhận thấy kỳ vọng tăng trưởng của cơng ty vào tương lai là hồn tồn có khả năng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khơng cao vì vị thế SAB hiện nay đã rất
cao. EPS của SAB lớn hơn so với thị trường. EPS cao và đặc biệt cao hơn đối với trung bình ngành cho thấy cơng ty vẫn đang kinh doanh có lời. Với SAB, bỏ ra
1 đồng vốn để đầu tư vào sản ta có thể thu lời về 16,03 đồng lợi nhuận sau thuế (so với ngành thực phẩm chỉ thu về 15,87 đồng lợi nhuận sau thuế). Từ các
chỉ số ROE, ROA, EPS đều cao khá ấn tượng cho thấy dấu hiệu sinh lời của SAB khá tốt so với các cơng ty cùng ngành.

ĐỐI VỚI SCD





P/E của CDBECO thấp hơn lần so với trung bình ngành cho thấy giá cổ phiếu công ty đang được định giá thấp hơn so với thị trường. Vì vậy đậy là dấu hiệu
kỳ vọng tăng trưởng của công ty vào tương lại, khi cơng ty đang dần khắc phục những khó khăn của mình.
EPS của CDBECO thấp hơn so với thị trường. EPS thấp như vậy cho thấy công ty đang gặp lỗ, vì vậy những hành động của cơng ty ra sức giúp khắc phục
tình trạng này kỳ vọng trong tương lai sẽ tăng trưởng trở lại.

Bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư cho CDBECO hiện tại sẽ phải chịu lỗ -10.05 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư cho ngành ta có thể thu về
15.87 đồng lợi nhuận sau thuế, điều là có thể hiểu được do tình trạng chung, chi phí tài sản tăng nhiều so với các năm trước.
Với CDBECO, 1 đồng vốn chủ sở hữu đem lại 36.92 đồng lỗ sau thuế và đối với thị trường ngành sản xuất đồ uống, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu
được 22.09 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân tất yếu là vì cơng ty đang phải chịu nhiều biến động, kể từ đợt dịch Covid-19 bùng phát cho đến xung
đột Ukraine, dấn đến chi phí bỏ ra tăng rất nhiều, gây khó khăn cho cơng ty

ĐỐI VỚI ANV




Chỉ số P/E của ANV đạt 0.12 được đánh giá khá thấp chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ANV tốt hơn so với trung bình ngành là 0.17. Điều này dễ hiểu vì
EPS của cơng ty ở mức cao với 0.36 đồng lợi nhuận trên một cổ phiếu, đẩy tỷ số P/E của cơng ty xuống mức thấp. Qua đó có thể thấy hiệu quả hoạt
động của ANV vượt trội hơn so với ngành.
Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, do ANV đầu tư nhiều vào tài sản và đang trong q trình lấy lại vốn nên ROA của cơng ty 21.63% thấp hơn so với trung
bình ngành.
ROE của ANV cũng thấp hơn khoảng 2% so với ngành. Mặc dù vậy, theo Nhóm đánh giá thì cổ phiếu ANV vẫn là cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi bền vững


II. PHÂN TÍCH NGÀNH
B. NGÀNH DƯỢC PHẨM
1.1. Thực trạng ngành

Thị trường ngành dược phẩm vẫn luôn là ngành tiềm năng và nhận được nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, nhận thức về vấn đề
sức khỏe của người dân cũng được nâng cao, cùng với mức sống đang tăng lên đã tạo điều kiện cho chi tiêu chăm sóc sức khỏe cũng như lượng tiêu thụ
dược phẩm cũng được nâng lên. Nhờ sự phát triển ngày càng được nâng cao kết hợp với các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, thị trường ngành dược ở
nước ta đã đạt nhiều thành tựu, các doanh nghiệp ngành dược tăng trưởng thuận lợi, tạo điều kiện cho việc khai thác tiềm năng mở rộng thị trường.
Năm 2020, thị trường chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đạt 16,2 tỷ USD, chiếm 6% GDP. Từ 2017 - 2020, tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16,1 tỷ USD lên
đến hơn 20 tỷ USD. Năm 2021, doanh thu cho ngành dược phẩm đã tăng đến hơn 6,6 tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều khía cạnh sau đại dịch đã dần ổn định
nhưng suy thối kinh tế vẫn có thể làm đình trệ chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, làm tăng trưởng của ngành sẽ hạn chế, lợi nhuận của ngành có thể sẽ ở

mức thấp hơn trước khi khá dần hơn.
Các cơ sở bán thuốc đang ngày càng gia tăng và phân bố rộng rãi trên cả nước. Kênh ETC (đấu thầu thuốc bán cho bệnh viện) chiếm khoảng 70% thị
trường thuốc, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Kênh OTC (thuốc không kê đơn – phân phối qua các cơ sở bán lẻ
thuốc) chiếm 30% thị trường thuốc. Tổng số cơ sở bán lẻ thuốc là 62.000 (số liệu đến hết năm 2019).
THÀNH TỰU
Thị trường dược phẩm được duy trì ổn định, số lượng thuốc ln được đảm
bảo cung ứng đủ, phục vụ cho nhu cầu khám chữa và phịng bệnh. Mức độ tiêu
thụ thuốc theo giá trị bình quân đầu người trong giai đoạn 2015-2019 tăng
12%/năm.
Theo tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát Vietnam Report, có 64,3%
doanh nghiệp đang nỗ lực nghiên cứu sản xuất ra các loại thuốc phù hợp với
nhu cầu người dân, nâng cao quy mơ và vai trị thị trường trong nước. Hiện nay,
thị trường Việt Nam đã có có 222 nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP -WHO.
Ngoài ra nhiều doanh nghiệp cũng cải tiến kỹ thuật, đầu tư sản xuất chất lượng
đầu ra tốt và khả năng cạnh tranh cao, với 85,7% doanh nghiệp gia tăng chi phí
cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, 57,1% doanh nghiệp đầu tư máy móc
đạt chuẩn quốc tế, 42,9% doanh nghiệp đầu tư xây dựng phịng thí nghiệm
phục vụ nghiên cứu thuốc và chuyển giao cơng nghệ.
Bên cạnh đó, đã có nhiều hoạt động lâm sàng được thể chế hóa, kết quả đạt
được bước đầu đã được ghi nhận. Các công tác kiểm soát chất lượng thuốc đã
được quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm với các trường hợp bán thuốc không đạt
chất lượng và đảm bảo toàn diện từ khâu sản xuất đến các sản phẩm hoàn thiện
được phân phối trên thị trường.

HẠN CHẾ / THÁCH THỨC
Việc sản xuất thuốc tại thị trường trong nước có tính cạnh tranh kém
và ít bền vững so với các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài. Các
cơ sở sản xuất thuốc chủ yếu đầu tư dây chuyền sản xuất ở dạng đơn
giản, sản xuất thuốc có giá trị thấp, chủ yếu tập trung ở các loại thông
thường.

Tiềm năng về dược liệu và nền y học cổ truyền nhằm tăng khả năng
đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp dược Việt Nam vẫn chưa được
khai thác và phát triển hết thế mạnh.
Nguồn nhân lực ở các lĩnh vực như lâm sàng, quản lý chất lượng,
nghiên cứu phát triển thuốc mới vẫn còn đang thiếu hụt, chưa đáp ứng
đủ cho nhu cầu phát triển.
Thực trạng sử dụng thuốc quá mức cần thiết cũng như chưa phù hợp,
hiệu quả cũng đang tăng lên. Nhiều người dân đã tự mua thuốc mà
khơng có đơn thuốc, điều này dẫn đến nhiều vấn đề hơn về sức khỏe.

1.2. Triển vọng/ Nguy cơ trong ngành

Dân số Việt Nam hiện đang già đi với tốc độ rất nhanh, việc thay đổi nhân
khẩu học sẽ thúc đẩy nhanh sự phát triển đối với ngành chăm sóc sức khỏe.
Việt Nam chỉ mất 18 năm để dân số trên 65 tuổi tăng từ 7% lên 14% dân số,
ngắn hơn so với các nước khác như Thái Lan, Nhật Bản, Pháp, Úc. Theo GSO,
Việt Nam vào năm 2038 sẽ trở thành nước có dân số già với số dân trên độ
tuổi 60 chiếm hơn 20% dân số.
Bên cạnh đó, Việt Nam có tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm khá
cao so với các nước khác và đang có xu hướng tăng lên trong nhiều năm qua.
Cùng với đó là sự ơ nhiễm mơi trường, thói quen ăn uống và lối sống không
lành mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính và truyền nhiễm
khiến cho nhu cầu dược phẩm điều trị các loại bệnh này ngày càng gia tăng
cao.
Các đầu tư cho ngành chăm sóc sức khỏe cũng được dự báo sẽ tăng trong
những năm tới đây. Dự kiến chi đầu tư cho y tế đạt 23.3 tỷ vào năm 2025 và
đạt hơn 33,8 tỷ vào năm 2030 với tốc độ CAGR (2020 - 2030) ở mức 7,6%.
Ngoài ra, sự gia tăng các bệnh viện tư nhân góp phần cho sự tăng trưởng của
ngành dược phẩm. Doanh thu dược phẩm dự kiến sẽ đạt khoảng 7,51 tỷ USD
(chiếm 1,78% GDP) vào năm 2025 và 32,2% chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe.


DỰ BÁO CHI TIÊU CHO Y TẾ
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các thuốc thay thế và các thực phẩm bổ
sung đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà sản xuất mới gia nhập thị
trường và tăng tính cạnh tranh trong ngành. Đồng thời, dược phẩm có
nguồn gốc từ thiên nhiên, chiết xuất từ thực vật đang được chú trọng phát
triển và sản xuất nhằm hướng đến các loại thuốc mới an toàn hơn cho sức
khỏe con người, thân thiện với môi trường và giảm bớt tác dụng phụ không
mong muốn của thuốc.

1.3. Phân tích chỉ số ngành

SO SÁNH CTCP DƯỢC PHẨM OPC VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH
Chỉ số
ngành

Ngành dược
phẩm

OPC (trung bình 5 năm
từ 2018-2022)

Nhận xét

13,03

27,95

Chỉ số P/E của OPC cao gấp 2 lần so với trung bình ngành, giá cổ phiếu OPC đang được
đánh giá cao. Nhà đầu tư phải bỏ ra 27,95 đồng để thu được 1 đồng lợi nhuận.


EPS (VNĐ)

5.177,11

1.781,92

Với mỗi cổ phiếu phát ra thì OPC thu được 1.781 đồng, thấp hơn 3 lần so với trung bình
ngành dược phẩm.

ROE

16,77%

15,65%

ROE của OPC thấp hơn so với trung bình ngành dược phẩm nhưng khơng đáng kể. Với 1
đồng vốn bỏ ra thì OPC thu được 15,65 đồng lợi nhuận sau thuế.

ROA

13,1%

9,47%

ROA của doanh nghiệp thấp hơn 3,63% so với trung bình ngành. Với 1 đồng vốn đầu tư
vào OPC thu được 9,47 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư cho
ngành dược phẩm ta có thể thu về 13,1 đồng lợi nhuận sau thuế.

P/E



II. PHÂN TÍCH NGÀNH
C. NGÀNH THỦY ĐIỆN
1.1. Thực trạng ngành
Ngành thủy điện năm 2022 rất khả quan, với cơ cấu công suất và phát điện chỉ đứng sau nhiệt điện với tỷ trọng lần lượt là 28% và 35%. Do đặc thù thu
nhập chủ yếu từ phát điện, nguồn nguyên liệu hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nguồn nước tự nhiên… Ngành thủy điện có thể nói đã “đầy”
trong những năm gần đây. Do hiệu ứng Nina, mưa lớn đã đổ xuống hồ chứa.
Nhìn chung, năm 2022 sẽ là một năm thành cơng đối với nhóm các công ty thủy điện niêm yết. Thu nhập đạt mức cao nhất trong nửa đầu năm, nhưng
sau đó có dấu hiệu chậm lại và khơng có gì lạ khi các công ty báo cáo thu nhập giảm ngay cả trong quý cuối cùng của năm. Tuy nhiên, ngành thủy điện đã
kết thúc một năm ấn tượng với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh.

THÀNH TỰU
KQKD 9T.2022 của nhóm doanh nghiệp thủy điện có
mức tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ do: (1) Hiện tượng
Lanina giúp tình hình thủy văn thuận lợi, lượng nước về hồ
lớn thúc đẩy gia tăng sản lượng; (2) Giá bán trên thị trường
điện tăng mạnh giúp cải thiện biên lợi nhuận. Một số doanh
nghiệp có KQKD ấm\n tượng như:
VSH (LNST 9T tăng gấp 4,5 lần cùng kỳ nhờ đóng góp từ
nhà máy Thượng Kon Tum vận hành từ cuối Q2.2021). Sản
lượng huy động 10T.2022 đạt 82,24 tỷ kWh (chiếm 36,5%
sản lượng điện toàn hệ thống). Thủy điện hiện có cơng suất
khoảng 22.345 MW, chiếm 28,2% tổng cơng suất.

SẢN LƯỢNG ĐIỆN 2022

CƠNG SUẤT ĐIỆN 2022

1.2. Triển vọng/ Nguy cơ trong ngành

Từ tháng 9 năm 2021, Việt Nam đã tích cực phát triển ngành thủy điện và đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng nhằm tăng cơng suất lắp đặt. Đất nước này có
nguồn nước dồi dào, nhiều sông suối khiến thủy điện trở thành nguồn năng lượng tái tạo hấp dẫn.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đầu tư đáng kể vào các dự án thủy điện, bao gồm các đập quy mô lớn và các nhà máy thủy điện nhỏ. Theo Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng công suất thủy điện của cả nước đạt 21.650 MW vào năm 2020, chiếm khoảng 38% tổng công suất lắp đặt của cả nước.
Triển vọng của ngành thủy điện ở Việt Nam sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chính sách của chính phủ, tiến bộ cơng nghệ và khả năng tài chính.
Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng tổng công suất thủy điện của đất nước lên 27.000 MW vào năm 2025, điều này sẽ đòi hỏi đầu tư đáng kể vào các dự
án mới.
Tuy nhiên, ngành thủy điện Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức. Chúng bao gồm những lo ngại về môi trường liên quan đến việc xây dựng
đập và hồ chứa, cũng như tác động của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước. Ngoài ra, thủy điện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các
nguồn năng lượng tái tạo khác, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, vốn đã trở nên hiệu quả hơn về mặt chi phí trong những năm gần đây.
Giai đoạn La Nina được dự báo sẽ kết thúc sớm vào đầu năm 2023 và thay thế bằng El Nino trong giai đoạn 2023-2024 với xác suất liên tục tăng nhanh, do
đó; thủy điện được dự báo sẽ có kết quả kinh doanh kém khả quan.
Thủy điện khơng cịn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, tiềm năng thủy điện vừa và lớn tại Việt Nam
khoảng 75-80 tỷ kWh, tương đương 20.000 MW công suất đặt. Các dự án thủy điện nhỏ (<30 MW), có tiềm năng khoảng 6.000 MW. Tổng công suất thủy điện
tiềm năng ở Việt Nam (bao gồm cả thủy điện lớn, vừa và nhỏ) khoảng 26.000 MW. Tính đến hiện tại, thủy điện gần như đã khai thác hết tiềm năng.

1.3. Phân tích chỉ số ngành
SO SÁNH CTCP THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN - SÔNG HINH, CTCP SƠNG BA VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH
Chỉ số
ngành

Ngành
Điện lực

SBA

VSH

Nhận xét


P/E

9.58

8.58

16.72

Chỉ số P/E của SBA và VSH đều thấp hơn so với trung bình
ngành cho thấy triển vọng trong tương lai của các công ty
không được đánh giá quá cao, công ty bị định giá thấp hơn
thị trường.

EPS

2,810.32

4,055.52

5,354.04

EPS của VSH và SBA đều cao hơn gần gấp đơi trung bình
ngành cho thấy lợi nhuận lại cho nhà đầu tư của 2 công ty
khả quan.

ROE

ROA

20.48%


13.84%

15,94%

10.04%

9.91%

ROE của VSH và SBA cao hơn trung bình ngành, nổi bật là
SBA cao hơn 4.34% so với thị trường. Từ đó cho thấy các nhà
đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận tốt từ số tiền góp vốn thơng
qua hình thức sở hữu cổ phiếu của cơng ty.

4.10%

SBA có tỷ lệ ROA cao hơn trung bình ngành 2.89%, trong khi
VSH có tỷ lệ thấp hơn trung bình ngành 2.06%. ROA lớn hơn
trung bình ngành tức là doanh nghiệp đang sử dụng tài sản
khá hiệu quả so với các đối thủ.


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
A. CƠNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SAB)
1. Tổng quan:
Người Việt Nam từ lâu nay hầu như ai cũng đều khá quen với thương hiệu Bia Sài Gòn của Tổng Công ty Cổ phần Bia
Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco. Năm 2020, SABECO đã trải qua 145 năm lịch sử nguồn gốc, 43 năm xây dựng và
phát triển thương hiệu. Từ cột mốc 145 năm, dòng chảy vàng óng của Bia đã và sẽ ln được nỗ lực gìn giữ để tiếp nối
dài đến tương lai, luôn tồn tại trong cảm xúc của những người dân Việt tự hào về sản phẩm Việt.
Hương vị đặc trưng của Bia Sài Gịn là sự hồ quyền sản vật của vùng đất phương Nam trù phú và tinh thần hào sảng

phóng khống của người Sài Gịn, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống vui buồn hàng ngày. Trải qua 145
năm xây dựng và phát tiển, với biết bao gian nan và thách thức, hiện nay, dù trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều
thương hiệu bia nổi tiếng, nhưng Bia Sài Gòn và đặc biệt là Bia 333 vẫn đang là thương hiệu top đầu thị trường bia Việt
Nam và đang trên hành trình chinh phục các thị trường khó tính trên thế giới như Đức, Nhật, Hoa Kỳ, Hà Lan.

Các sản phẩm và dịch vụ
Với 2 loại bia chai Larue dung tích 610 ml và bia chai 33
dung tích 330 ml thời kỳ đầu tiếp quản, đến nay, SABECO đã
phát triển 10 dòng sản phẩm là bia chai Saigon Lager 450, bia
chai Saigon Export, bia chai Saigon Special, bia chai Saigon
Lager 355, bia chai 333 Premium, bia chai Lạc Việt, bia lon
333, bia lon Saigon Special, bia lon Saigon Lager, bia lon Lạc
Việt góp mặt đầy đủ trên thương trường.

1.3. So sánh công ty cùng ngành
Heineken: Với sản lượng bia hàng năm là 241300000 hectolitres vào năm 2019 và
doanh thu toàn cầu là 23 tỷ euro vào năm 2019, Heineken N.V. là nhà sản xuất bia
số một ở châu Âu và là một trong những nhà sản xuất bia lớn nhất theo khối lượng
trên thế giới. Kể từ khi sáp nhập giữa hai đế chế sản xuất bia lớn nhất thế giới,
Anheuser-Busch InBev và SABMiller, vào tháng 10 năm 2016, Heineken đã trở
thành nhà sản xuất bia lớn thứ hai trên thế giới.
Habeco: Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội là công ty bia
lớn thứ ba tại Việt Nam, là chủ sở hữu Bia Hà Nội và Bia Trúc Bạch. Nó thuộc
quyền sở hữu của Bộ Cơng Thương và có quan hệ đối tác chiến lược với Tập đồn
Carlsberg. Habeco sản xuất 422,4 triệu lít bia và tiêu thụ 413,5 triệu lít trong năm
2011, tăng 4% và 2,3% so với năm 2010.
Carlsberg: là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống có cồn.
Sau khi sáp nhập với Orkla ASA, một tập đoàn Na Uy, công ty được xếp hạng thứ 6
trong danh sách các tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới vào năm 2001. Đến
năm 2009, Carlsberg đã vươn lên vị trí thứ tư trong nhóm sản xuất bia lớn nhất thế

giới.

1.1. Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Năm 1875: Ơng Victor Larue (người Pháp) đã lập một xưởng bia
nhỏ tại Sài Gịn
Năm 1977: Nhà máy Bia Sài Gịn chính thức ra đời
Năm 1989: Bia lon 333 Chính thức được ra mắt
Năm 1992: Ra mắt bia chai Saigon Lager
Năm 2003: Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn
(Sabeco) được thành lập
Năm 2016: Chính thức niêm yết cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM với
mã chứng khoán SAB
Năm 2017: Sanbeco cho ra mắt sản phẩm bia lon Saigon Gold với
dung tích 330ml
Tháng 8/2019: Sabeco tái ra mắt thương hiệu Bia Saigon Special và
333

Sapporo: Sapporo là thương hiệu bia lâu đời nhất ở Nhật Bản. Các thương hiệu
chính là Sapporo Draft (Premium ở Bắc Mỹ); Yebisu; và Sleeman Cream Ale.
Sapporo Premium là loại bia châu Á bán chạy số 1 tại Hoa Kỳ kể từ khi Sapporo
U.S.A., Inc. được thành lập lần đầu tiên vào năm 1984.
SABECO VÀ HEINEKEN ÁP ĐẢO THỊ PHẦN BIA

1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty
SABECO trong năm 2022 có được sự tiết giảm khá tốt giá
đầu vào, với giá vốn hàng bán chỉ tăng 29%, thấp hơn so với
tốc độ tăng doanh thu. Nhờ yếu tố này, lợi nhuận gộp trong
năm 2022 của SAB đã có tốc độ tăng trưởng lên tới hơn 40%,
cao hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu, giá trị tuyệt đối
năm 2022 đạt 10.771 tỷ đồng.

Trong năm 2022, công ty cũng vẫn tiếp tục duy trì doanh
thu hoạt động tài chính khá cao với mức 1.091 tỷ đồng. Theo
đó, một số khoản chi phí cơ bản như chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp… tuy có tăng trong năm 2022, nhưng
công ty vẫn đạt được lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh lên tới 6.830 tỷ đồng, tăng tới 43% so với năm trước,
qua đó đóng góp vào tăng trưởng tốt của kết quả lợi nhuận
ròng cả năm.
Kết quả tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của SABECO
trong năm 2022 một phần nhờ nền so sánh thấp của năm
2021 do năm trước có giai đoạn hoạt động kinh doanh gián
đoạn do giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Tuy
nhiên, đây cũng vẫn là một bước tiến khá vững chắc của
SABECO bởi lợi nhuận vẫn có tăng trưởng cao hơn giai đoạn
chưa xảy ra dịch Covid-19.

1.4. Phân tích tiềm năng
Xu hướng chung của cổ phiếu SAB trong 1 năm gần đây là tăng, tuy có nhiều
đợt biến động giảm sâu nhưng sau đó dần trở về tương đương mức cũ. Tháng
2/2022, cổ phiếu SAB ở mức 165.88, đến tháng 2.2023 mức giá đã lên tới 186.6, tức
là tăng khoảng hơn 12%. Sự biến động giá của mã cổ phiếu này trong năm vừa
qua cũng khá ấn tượng. Ngay đầu tháng 3, SAB đột ngột giảm giá từ 165.69 xuống
còn 153.38.
Theo các chuyên gia nghiên cứu kinh tế thì năm 2023 là năm hồi phục kinh tế
sau Covid, khi các quán ăn, mở cửa hoạt động và du lịch trở lại rầm rộ. Đi kèm với
đó là nhu cầu sử dụng bia, rượu, nước giải khát tăng cao làm cho doanh thu được
dự đoán là sẽ tăng trưởng mạnh và bứt phá. Bên cạnh đó, giá các nguyên liệu
chính là lúa mạch và nhơm (2 ngun liệu cực kỳ cần thiết trong chế biến bia và
vỏ lon) giảm cũng làm cho biên lợi nhuận được cải thiện. Việc hưởng lợi từ cả đầu
vào lẫn đầu ra thì cổ phiếu SAB được cho là sẽ có nhiều diễn biến tốt và đáng

mong đợi nhất trong năm 2023.


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
A. CƠNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SAB)
2. Phân tích tài chính
2.1. Chỉ tiêu khả năng sinh lời

• Biên lợi nhuận rịng
Tương tự thì khơng có sự chênh lệch quá lớn giữa biên lợi
nhuận hoạt động và biên lợi nhuận rịng. Chỉ có chỉ số của
biên lợi nhuận rịng thấp hơn biên lợi nhuận hoạt động vì
có thêm khoản thuế. Tuy vậy, con số này càng tăng cho
thấy 1 tín hiệu tốt về khả năng sinh lời. Chỉ số này tăng
28,33% trong 5 năm, có sự chênh lệch nhỏ so với biên lợi
nhuận hoạt động chứng tỏ giai đoạn này cơng ty đang có
mức sinh lời khá tốt. Khi cơng ty tạo ra 1 đồng doanh thu
thì thu về 15,72 đồng lợi nhuận sau thuế (năm 2022).

• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của cơng ty. Một trong những
tiêu chí đánh giá cơng ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế, thì chỉ số ROA phải
đạt mức tối thiểu 7,5% + ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Cơng ty càng tốt.
Với kết quả phân tích, ta thấy ROA của Sabeco có xu hướng giảm dần trong 5 năm vào
năm 2018 chỉ có 19,68%, đến năm 2019 tăng lên 19,92% nhưng lại giảm 19,52% vào năm
2022 với mức ROA là 16,03%. ROA của SAB vẫn ở mức khá cao cho thấy sự hiệu quả của
quá trình sử dụng tài sản doanh nghiệp (1 đồng vốn đầu tư tài sản bỏ ra thu lại 16,03
đồng lợi nhuận sau thuế).
• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. Một trong

những tiêu chí đánh giá cơng ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế, là chỉ số
ROE phải đạt mức tối thiểu = 15% + ROE ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm. Thì mới
kết luận rằng Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đơng tốt.
Với kết quả phân tích, ta thấy ROE của Sabeco có mức giảm tỷ lệ theo ROA từ năm 2018 –
2022 (từ 27,33% - 22,37%). Tuy vậy, ROE của công ty vẫn tốt so với nhiều công ty khác
cùng ngành với mức ROE lớn hơn 15%. Với mức ROE trên, vào năm 2022 ta có thể nói
rằng 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu về 22,37 đồng lợi nhuận sau thuế.
• Biên lợi nhuận hoạt động
Theo kết quả phân tích cho thấy, biên lợi nhuận hoạt động bán hàng và dịch vụ của
Sabeco có sự tăng trưởng trong 5 năm từ 14,99% năm 2018 đến 19,48% năm 2022. Khi
doanh nghiệp tạo ra 1 đồng doanh thu thì thu về 19,48 đồng lợi nhuận trước thuế (năm
2022). Chỉ số này tăng 30% cho thấy mức độ hiệu quả trong quản lý tạo ra doanh thu từ
các hoạt động sản xuất kinh doanh lớn.

• Vịng quay tài sản
Vịng quay tài sản trong 5 năm có xu hướng giảm. Chỉ số vòng quay
tài sản năm 2022 là 1,02 tức là đầu tư cho mỗi đồng tài sản thì thu về
1,02 đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng
tài sản nhằm tăng trưởng doanh thu của Sabeco cao.
• Vịng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho cho ta biết khả năng quản trị tồn
kho của doanh nghiệp đến mức nào. Nếu hệ số vòng quay hàng tồn
kho càng lớn nghĩa là hàng tồn kho ít, doanh nghiệp bán hàng
nhanh, và ngược lại. Trong 5 năm từ 2018-2022, vòng quay hàng tồn
kho giảm liên tục, đến năm 2022 vòng quay hàng tồn kho chỉ còn
11,04. Chỉ số này càng giảm cho thấy đang tiêu thụ chậm, tồn kho
nhiều. Tuy vậy vòng quay trên 10 cũng cho thấy được doanh nghiệp
bán hàng nhanh hơn so với các đối thủ cùng ngành.
• Vịng quay khoản phải trả
Chỉ số tài chính này thể hiện mức độ thanh tốn cơng nợ đối với nhà

cung cấp. Nó còn phản ánh khả năng chiếm dụng vốn đối với nhà
cung cấp, biểu hiện tiềm lực tài chính để chi trả nợ ngắn hạn của
một doanh nghiệp cho các nhà đầu tư của họ trong một khoảng thời
gian nhất định. Chỉ số này của SAB không quá cao và thấp. Về điểm
này, nhà đầu tư phải xem xét lại vì chỉ số này giảm xuống thì cũng có
thể doanh nghiệp có cơ hội chiếm dụng vốn hay SAB có vị thế tốt khi
đàm phán về vay nợ với nhà cung cấp.

2.3. Chỉ số về cấu trúc vốn/ Đòn bẩy tài chính

2.2. Chỉ tiêu phản ánh hoạt động

• Vịng quay khoản phải thu
Chỉ số này thể hiện trong năm 2022 các khoản phải thu phải quay 103,53
vịng thì mới đạt được mức doanh thu của năm 2022. Chỉ số này của
Sabeco có xu hướng giảm từ năm 2018 đến 2022. Đây khơng hẳn là một
tín hiệu xấu vì nếu chỉ số này cao quá thì doanh nghiệp sẽ bị giảm sức
cạnh tranh dẫn đến phải giảm doanh thu.
• Vịng quay vốn lưu chuyển hoạt động
Vòng quay vốn lưu chuyển hoạt động được dùng để đo lường mức độ hiệu
quả sử dụng vốn lưu động để hỗ trợ bán hàng và tăng trưởng. Chỉ số này
của công ty giảm 2,07 lần trong 5 năm. Con số 1,98 cho thấy 1 đồng vốn
lưu động bỏ ra sẽ thu về 1,98 đồng doanh thu. Tỷ lệ này thấp dần thể hiện
công ty đang đầu tư nhiều hơn cho hàng tồn kho và khoản phải thu để hỗ
trợ việc bán hàng.

• Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản
Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản của
Sabeco từ năm 2018 2022 của SAB có sự thay
đổi khơng đáng kể. Chỉ số

này chỉ đạt 0,29 đến năm
2022 cho thấy công ty có
29% tài sản của doanh
nghiệp được tài trợ bằng
các khoản nợ. Chỉ số này
thấp thể hiện rủi ro về nợ
của Sabeco khá thấp.
Cơng ty có khả năng trả
nợ cho các nghĩa vụ nợ
hiện tại cao và số tiền đầu
tư của cơng ty ở mức khá.

• Tỷ lệ nợ/ vốn CSH
Tỷ lệ nợ/ vốn CSH của Sabeco từ
năm 2018 là 0.39 và đến năm
2022 là 0,4. Con số nhích lên một
tí vào năm 2022 cho thấy thời
điểm này cơng ty không sử dụng
nợ vay nhiều, tài sản được tài trợ
chủ yếu bởi vốn chủ sở hữu. Cơng
ty có sử dụng địn bẩy tài chính
rất thấp vì SAB là doanh nghiệp
đầu ngành, doanh thu và lợi
nhuận luôn ở mức cao, lượng tiền
mặt nhiều nên khi covid xuất hiện
vào năm 2021, hay khi kinh tế gặp
khó khăn năm 2022 thì SAB việc
tăng quy mơ sản xuất để duy trì
nguồn sống cho cơng ty là khơng
cần thiết.


• Tỷ lệ tài sản/ vốn CSH
Tỷ lệ tài sản/ vốn CSH của
SAB từ năm 2018 đến năm
2022 vẫn là 1,39. Chỉ số
này không tăng giảm
chứng tỏ qua các năm
cơng ty khơng có sự thay
đổi nguồn vốn và tài sản
công ty được tài trợ chủ
yếu từ vốn chủ sở hữu của
các cổ đông.


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
A. CƠNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SAB)
2.4. Chỉ số phản ánh tính thanh khoản



• Tỷ số thanh tốn nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh của
SAB tăng 1,22 lần cho thấy
khả năng huy động các tài sản
tiền mặt để chi trả cho nợ
ngắn hạn mà không phải bán
hàng tồn kho tăng lên. SAB có
chỉ số thanh tốn nhanh lớn
hơn 1 sẽ có nhiều khả năng
hồn trả các khoản nợ ngắn

hạn và có khả năng khơng bị
phụ thuộc nhiều vào hàng tồn
kho.

Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số thanh toán hiện hành của SAB tăng từ 2,48 vào năm 2018 lên còn 2,92 vào năm 2022. Chỉ số này tăng 1,18
lần cho thấy khả năng công ty luôn sẵn sàng để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Tuy vậy, từ chỉ số vịng quay
hàng tồn kho giảm, ta có thể nhận thấy tỷ số thanh toán hiện hành cao vì tồn kho nhiều. Vì vậy, tỷ số thanh tốn
này chỉ phản ánh được tài chính của SAB tại một thời điểm một lúc nào đó.

• Tỷ số thanh tốn tiền mặt
Tỷ số thanh toán tiền mặt của
SAB giảm 41,33% trong 5 năm. Tỷ
số thanh toán tiền mặt cho biết
một cơng ty có thể trả được các
khoản nợ của mình nhanh đến
đâu bằng các khoản tiền và
tương đương tiền vì đây là những
tài sản có tính thanh khoản cao
nhất. Tỷ số này của SAB giảm cho
thấy lượng tiền mặt bị giảm dần
qua thời gian nhưng không hẳn
đây là điều xấu vì có thể cơng ty
đang sử dụng tài sản hiệu quả.

• Tỷ số dịng tiền hoạt động
Tỷ số dịng tiền hoạt động của SAB trong 5 năm có xu hướng giảm dần (giảm 36,84%) và tỷ số này luôn bé hơn 1. Chỉ số này phản ánh chính xác
hơn về khả năng quản lý công nợ của Sabeco. Đôi khi cần phải sử dụng chỉ số này vì các khoản phải thu ít và giới hạn vịng quay hàng tồn kho có
thể làm cho thơng tin các chỉ số thanh tốn hiện hành, và thanh tốn nhanh khơng thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng. Đối với SAB, dần về sau,

khoản tiền mặt thu được từ hoạt động kinh doanh không đủ đáp ứng được nghĩa vụ nợ ngắn hạn, khi đó, SAB rất dễ phụ thuộc vào các khoản
vay nợ mới để bù đắp được dòng tiền.

2.5. Chỉ số giá trị thị trường
Các chỉ tiêu
Chỉ số giá trị thị trường
Giá trị sổ sách của 1 cổ
phần (nghìn VNĐ)
Tỷ suất cổ tức (DY) (VNĐ)
Lợi nhuận trên mỗi cổ
phần (EPS) (VNĐ)
Chỉ số P/E

2018

2019

2020

2021

2022

23.639,65

29.837,85

31.334,40

33.517,46


36.652,95

0,50

0,35

0,35

0,35

0,35

6865,55
38,96

8374,09
27,23

7698,41
25,33

6127,27
24,64

8576,27
19,46

• Tỷ suất cổ tức
Tỷ suất cổ tức của SAB tăng đều trong

4 năm từ 2029 đến 2022. Chỉ số này
càng cao cho thấy nhà đầu tư càng có
lợi khi đầu tư vào các cơng ty tăng
trưởng trong dài hạn như SAB. Chỉ số
này đều đặn theo thời gian cho thấy
cơng ty làm ăn có lời và tăng trưởng
đều đặn. Thêm vào đó, cơng ty khơng
có ý định mở rộng sản xuất kinh doanh
hay đánh chiếm thêm thị phần nên lợi
nhuận chia cho cổ đông nhiều. Ứng với
mức cổ tức 35%, khi sở hữu cổ phiếu
SAB, cổ đông sẽ nhận được 3.500
đồng/ một cổ phiếu.

Giá trị số sách trên 1 cổ phần (đơn
vị: nghìn VNĐ)
Chỉ số này được dùng để so sánh giá trị
cổ phiếu trên thị trường với giá trị thực
sự của công ty. Giá trị sổ sách trên 1 cổ
phần của Sabeco có xu hướng liên tục
tăng qua các năm, từ 23.640 năm 2018
đến 36.652 (VNĐ) năm 2022. Trong
trường hợp này, chỉ số giá trị sổ sách
cao vì cơng ty sở hữu giá trị tài sản lớn. Ý
nghĩa của con số 36.652 này là khi công
ty bị thanh lý, cổ đông sẽ nhận được
36.652 đồng/mỗi cổ phiếu.


• Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS)

EPS là một trong những chỉ số quan trọng nhất vì
nó phản ánh chính xác khả năng tạo ra lợi nhuận
của doanh nghiệp. EPS là khoản lợi nhuận sau
thuế mà nhà đầu tư nhận được trên mỗi cổ phiếu.
EPS trên mỗi cổ phần của SAB tăng từ 6866 năm
2018 lên đến 8577 năm 2022. Chỉ số này tăng 1,25
lần và EPS công ty luôn lớn hơn 1 cho thấy khả
năng sinh lời trên 1 cổ phần là rất lớn và có xu
hướng tăng dần.

• Chỉ số P/E
Chỉ số P/E của SAB có xu hướng giảm dần trong 5 năm, từ năm 2018
là 38,96 xuống còn 19,46 vào năm 2022. Chỉ số này giảm 2 lần cho
thấy cổ phiếu bắt đầu định giá rẻ hơn so với trước đó, nhà đầu tư có
thể kỳ vọng cổ phiếu SAB sẽ tăng trưởng tốt hơn trong tương lai.
Thêm vào đó, P/E thấp cịn thể hiện rằng SAB đang có lợi nhuận đột
biến. Chỉ số P/E thấp dần cịn cho thấy rủi ro của cơng ty đang giảm
đi vì lợi nhuận và EPS năm 2022 của cơng ty đang tăng lên. Kết hợp
với các chỉ số ROA, ROE của công ty hiện nay luôn trên 15% và tỷ lệ
địn bẩy ln ở vùng an tồn cho thấy Sabeco là một công ty rất tốt
để đầu tư dài hạn.


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
B. CƠNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT CHƯƠNG DƯƠNG (SCD)
1. Tổng quan:

1.1. Sơ lược về CTCP Nước Giải Khát Chương Dương
Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT CHƯƠNG DƯƠNG
Tên tiếng anh: CHUONG DUONG BEVERAGES JOINT STOCK COMPANY

Mã cổ phiếu: SDC
Vốn điều lệ: 85,000,000,000 đồng
Địa chỉ: Số 606, Võ Văn Kiệt, Phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: +84 83 83 67518 Fax: +84 83 83 67176 Website: www.cdbeco.com.vn

Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Cơng ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương nguyên trước đây là Nhà
máy sản xuất nước ngọt, được xây dựng từ năm 1952 của Hãng BGI –
Pháp.
Tháng 6/1977 được thành lập với tên gọi: Nhà máy Nước ngọt Chương
Dương.
Tháng 9/1993 được đổi tên Công ty Nước giải khát Chương Dương trực
thuộc Tổng Công ty Rượu Bia – Nước giải khát Việt Nam (VINABECO).
Ngày 30 tháng 12 năm 2003 theo Quyết định số 242/2003/QĐ-BCN của
Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp chuyển Công ty NGK Chương Dương thành
Công ty Cổ phần NGK Chương Dương, hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp ngày 1/7/2004.
Năm 2006: Ngày 25/12/2006, cổ phiếu CDBECO niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán TP.HCM, số cổ phiếu niêm yết 8.500.000 cổ phiếu.
Công ty được Chủ tịch Nước CHXNCN Việt Nam tặng Huân Chương Lao
động hạng Nhất về thành tích xuất sắc trong lao động (2002 – 2006).
Cơng ty được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam Chất Lượng Cao
trong suốt 24 năm (1997 – 2020).
Cơng ty có 2 chi nhánh:

Khu cơng nghiệp Nhơn Trạch 3: Đường Nguyễn Ái Quốc, Thị trấn
Hiệp Phước, Tỉnh Đồng Nai.

Khu cơng nghiệp Mỹ Phước 3, Bình Dương: Xã Hịa Lợi, Thị xã Bến
Cát, Tỉnh Bình Dương.


NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CƠNG TY

SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG: sản xuất ngun vật liệu,
bao bì, thiết bị cơng nghệ ngành sản xuất đồ uống.
Kinh doanh ngun vật liệu bao bì, thiết bị cơng nghệ n
gành sản xuất đồ uống.

Mua bán đồ uống.

Kinh doanh nhà.

Mơi giới bất động sản.

Vận tải hàng hố bằng đường bộ.

Với mục tiêu phát triển bền vững, công ty luôn hướng đến
sản xuất và cung cấp sản phẩm chất lượng đáp ứng toàn
bộ các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe.

1.2. Hoạt động của công ty (năm 2021)

BÁN HÀNG
CDEBCO ghi nhận 132 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 19% và lỗ ròng 35,6 tỷ đồng (năm liền trước vẫn lãi dương 3,4 tỷ). Đây chính là khoản lỗ rịng lớn
nhất mà Chương Dương phải ghi nhận trong hàng chục năm kinh doanh gần đây. Mặc dù chính sách bán hàng năm 2021 được áp dụng nhất quán. Tuy nhiên,
do nhu cầu tiêu thụ giảm, áp lực cạnh tranh cao và khách hàng đòi hỏi giảm giá nên giải pháp linh động với tình huống là cần thiết.
HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI (RTM)
Đại dịch đã ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối và phạm vi phân phối của Kênh truyền thống (GT) nhiều nhất. Một số khu vực bị gián đoạn phân phối
do khách hàng ngừng kinh doanh đã được khôi phục lại vào cuối năm 2021, tuy nhiên sản lượng vẫn phải tiếp tục được phục hồi qua các nhà phân phối mới.
Trong khi đó, Kênh hiện đại (MT) có nhiều cải thiện. Mức tăng trưởng của Kênh MT (2021 so với 2020) như sau: Số lượng khách hàng tăng 20%, số lượng điểm

bán tăng 15%. Ngoài ra, Công ty cũng gặt hái một số kết quả ở Kênh xuất khẩu và Kênh thương mại điện tử.
MARKETING
Trọng tâm của năm 2021 là tiếp tục xây dựng lại thương hiệu Sá xị Chương Dương và mở rộng danh mục sản phẩm. Tuy nhiên, công tác này đã bị gián đoạn
và trì hỗn do đại dịch Covid. Việc đầu tư quảng bá thương hiệu chỉ thực hiện được vào các mùa lễ, Tết cao điểm ở đầu và cuối năm 2021. Chi phí đầu tư tập
trung vào các chương trình khuyến mãi mùa lễ-Tết, bao bì Tết, các chương trình trưng bày sản phẩm tại Kênh GT & MT và các hoạt động giới thiệu sản phẩm.
Để duy trì tương tác với người tiêu dùng trong và sau đại dịch, Công ty đã tăng cường sử dụng kênh truyền thông mạng xã hội. 20 Một trong những điểm sáng
của năm 2021 là việc ra mắt Sá xị Zero vào cuối tháng 10/2021 qua các chương trình khuyến mãi, trưng bày và dùng thử tại Kênh MT cũng như kênh truyền
thông mạng xã hội.
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT & KHO VẬN
Sản xuất: Hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng bởi các lệnh hạn chế trong giai đoạn dịch Covid và do thiếu hụt nhân lực. Mặc dù năng lực sản xuất hạn chế và bị
dịch Covid gây gián đoạn, đội ngũ sản xuất đã xuất sắc đáp ứng được các yêu cầu về số lượng thành phẩm.
Kho vận: Trong năm 2021, hoạt động kho vận nhiều lần bị gián đoạn do các hạn chế và yêu cầu kiểm soát liên quan đến dịch Covid. Sau nhiều nỗ lực xin
giấy phép đi đường và triển khai các thủ tục cần thiết, Công ty đã có thể tiếp tục lưu trữ thành phẩm tại các kho và công tác giao hàng được thực hiện thông
qua: - Các nhà phân phối lớn tự vận chuyển - Giao hàng bằng đội xe tải của Công ty - Sử dụng dịch vụ của bên thứ ba
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Nhà máy mới tại Nhơn Trạch 3: Nhà máy được tiến hành di dời vào Quý 1 năm 2021. Mặc dù dịch Covid tái bùng phát, đội ngũ CDBECO đã vượt qua mọi khó
khăn và tổ chức sản xuất lại theo đúng kế hoạch vào Quý 2. Hiện CDBECO đang rà soát và làm việc với cơ quan hữu quan về các khu đất: - Tại số 606 Võ Văn
Kiệt, Phường Cầu Kho, Quận 1, TP. HCM
- Tại KCN Mỹ Phước III, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương: Thay đổi mục đích sử dụng đất và phát triển thương mại
- Tại số 101 Đường 19, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
- Tại số 193 Kinh Dương Vương, Phường 12, Quận 6
- Văn phòng và Phòng trưng bày tại số 280 Gò Dầu, Quận Tân Phú, TP. HCM


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
B. CƠNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT CHƯƠNG DƯƠNG (SCD)
BIỂU ĐỒ THỊ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT TẠI VIỆT NAM
(Đơn vị: %)
10.5%


Các cơ sở nhỏ lẻ khác
41.3%

25.5%

Tân Hiệp Phát
PepsicCo
Coca Cola

22.7%

Nguồn: vuaphache.net

2. Phân tích tài chính
2.1. Chỉ tiêu khả năng sinh lời
KHẢ NĂNG SINH LỜI

1.3. So sánh đối thủ cạnh tranh trong ngành

ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH HÀNG SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG
Hiện tại, thị phần nước giải khát của Chương Dương tại Việt Nam chỉ xấp
xỉ 1%. Cịn xét riêng về nước uống có gas, mặc dù đứng thứ 3 tại Việt Nam
nhưng thị phần của Chương Dương chỉ là con số hết sức khiêm tốn, gần 3%
bởi đây là mảnh đất thống trị của Coca Cola và Pepsi.
So với các đối thủ cạnh tranh trong ngành như Tân Hiệp Phát, Coca
Cola,…thì “gã khổng lồ” một thời Chương Dương thực sự thất thế. Cụ thể,
nếu như doanh thu mỗi năm của Chương Dương chỉ quanh ngưỡng 350 tỷ
đồng thì riêng năm 2014, doanh thu Tân Hiệp Phát vào khoảng 7.000 tỷ
đồng, Coca Cola Việt Nam, URC Việt Nam đạt khoảng 5.500 tỷ đồng.
Hay như Masan, dù chỉ mới bước chân vào lĩnh vực đồ uống vài năm

nhưng doanh nghiệp này đã đạt doanh thu gần 3.400 tỷ đồng trong năm
2015, gấp 10 lần doanh thu Chương Dương.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Với kết quả phân tích, ta thấy ROA của CDBECO có mức tăng trưởng không mấy
tốt đẹp và khá biến động, khi từ năm 2018 chỉ có 1.18% tăng lên 6.69% năm 2019,
sau đó bắt đầu giảm sâu xuống cịn -17.48% năm 2021 và đang có dấu hiệu tăng
lên khi đạt -11.18% . Chỉ số này dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng
tài sản của công ty. Qua đó, ta có thể thấy được hoạt động sản xuất của CDBECO
đang tăng trưởng khơng ổn định, thậm chí là cịn bị lỗ, ngun nhân có thể đến từ
những khó khăn thách thức chung của ngành sản xuất đồ uống sau đợt dịch
Covid-19. Đồng thời, cũng là dấu hiệu cho thấy công ty cần phải nâng cao hiệu
quả sử dụng tài sản hơn để tăng khả năng sinh lời, giúp nhanh chóng phục hồi.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Từ kết quả phân tích trên, ta thấy ROE của CDBECO có mức biến động tương tự
như ROA, cũng tăng từ 2.77% năm 2018 lên 8.43% năm 2019, rồi lại giảm đột ngột
xuống tận -45.28% vào năm 2022. Về cơ bản, chỉ số này dùng để đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. Điều này cho thấy CDBECO
đã phải đi vay nợ nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh của công ty, phần lớn để
bù đắp, phục hồi từ đợt dịch Covid-19 cùng những khó khăn của nó ảnh hướng tới
ngành sản xuất đồ uống nói chung và CDBECO nói riêng.

Biên lợi nhuận hoạt động bán hàng và dịch vụ của CDBECO chiếm tỷ lệ từ 2% năm 2018 đến 8% năm 2019, sau đó chỉ số này giảm 4.4 lần xuống -27.5%
vào năm 2022 cho thấy công ty làm ăn đang bị lỗ. Do đó tạo động lực để cơng ty ra sức phục hồi sau biến cố.
Biên lợi nhuận ròng cũng tương tự như biên lợi nhuận hoạt động bán hàng và dịch vụ, khơng có sự chênh lệch q lớn giữa hai giá trị này. Chỉ có chỉ số của
biên lợi nhuận ròng thấp hơn biên lợi nhuận hoạt động vì có thêm khoản thuế. Và ý nghĩa cũng tương tự như trên.

2.2. Chỉ tiêu phản ánh thính thanh khoản
TÍNH THANH KHOẢN
10


5

0

-5

Tỷ số thanh tốn hiện hành
Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán tiền mặt

Tỷ số thanh toán hiện hành của CDBECO tăng nhẹ từ 4.23 năm 2018 lên 4.89
năm 2019, sau đó đột ngột giảm xuống cịn 0.51 vào năm 2022. Chỉ số này giảm
0.87 lần cho thấy khả năng dùng các tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn
kho, hay khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn đang dần bị cắt
bớt. Chỉ số này càng thấp cho thấy công ty khơng có nhiều khả năng sẽ hồn trả
được hết các khoản nợ của mình khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này khơng có
nghĩa là cơng ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt
khác, chỉ số này thấp cũng là 1 dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài
sản hiệu quả.
Tỷ số thanh toán nhanh của CDBECO tăng từ 3.75 năm 2018 lên 4.48 năm
2019, sau cũng lại giảm xuống còn 0.28 vào năm 2022. Chỉ số này giảm 0.92 lần
cho thấy khả năng các tài sản ngắn hạn chi trả cho nợ ngắn hạn mà không phải
bán hàng tồn kho giảm xuống. Một cơng ty có chỉ số thanh tốn nhanh nhỏ hơn
1 sẽ khó có khả năng hồn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn
thận. Ngoài ra, chỉ số này (0.28) nhỏ hơn một nửa so với chỉ số thanh tốn hiện
hành (0.51) thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc
quá nhiều vào hàng tồn kho.

Tỷ số thanh tốn tiền mặt của CDBECO nhìn chung khá biến động, khi từ 1.42 năm 2018 tăng lên 1.84 năm 2020 và rồi giảm xuống còn 0.14 vào năm
2022.Tỷ số thanh tốn tiền mặt cho biết một cơng ty có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu bằng các khoản tiền và tương đương tiền vì đây

là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Tỷ số này của CDBECO hiện giảm xuống thành 1 mức rất thấp là 0.14 cho thấy khả năng thanh tốn tiền mặt
hơi hạn chế nhưng khơng hẳn đây là điều xấu vì cơng ty đang sử dụng tài sản hiệu quả.
Tỷ số dòng tiền hoạt động của CDBECO trong 4 năm vẫn luôn dao động quanh mức 0. Đôi khi cần phải sử dụng chỉ số này vì các khoản phải thu ít và giới
hạn vịng quay hàng tồn kho có thể làm cho thơng tin nhà các chỉ số thanh tốn hiện hành, và thanh tốn nhanh khơng thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng.
Đối với CDBECO, khoản tiền mặt thu được từ hoạt động kinh doanh khơng thể đáp ứng được nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của CDBECO.


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
B. CƠNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT CHƯƠNG DƯƠNG (SCD)
2.3. Chỉ tiêu phản ánh hoạt động
Vịng quay tài sản của CDBECO gần như khơng đổi qua các năm. Chỉ số vòng
quay tài sản đạt 0.01 năm 2018 và kết thúc ở mức 0 vào năm 2022, tức là đầu tư
cho mỗi đồng tài sản hiện tại thì thu về 0 đồng doanh thu. Chỉ số này càng thấp
Vòng quay tài sản
Vòng quay hàng tồn kho
cho thấy khả năng tăng trưởng doanh thu của SCD đang gặp vấn đề.
Vòng quay khoản phải trả
Vòng quay hàng tồn kho cho ta biết khả năng quản trị hàng tồn kho của
Vòng quay khoản phải thu
0.5
Vòng quay vốn luân chuyển hoạt động
doanh nghiệp tốt đến mức nào. Trong 5 năm, vòng quay hàng tồn kho của
CDBECO dao động quanh mức -0.06. Chỉ số này âm cho thấy hậu quả từ cơn đại
dịch, doanh nghiệp phải tích trữ nhiều hàng tồn kho để phân phối cho nhiều
nơi phục vụ thị trường.
0.0
Vòng quay khoản phải trả dùng để thanh tốn cơng nợ đối với nhà cung
cấp. Nó cịn phản ánh khả năng chiếm dụng vốn đối với nhà cung cấp. Tỷ lệ
vòng quay khoản phải trả biểu hiện tiềm lực tài chính để chi trả nợ ngắn hạn
của một doanh nghiệp cho các nhà đầu tư của họ trong một khoảng thời gian

-0.5
Vòng quay vốn luân chuyển hoạt động giảm dần qua các năm, từ 0.02 nhất định. Trong 5 năm, vòng quay khoản phải trả của CDBECO đã tăng từ -0.1
năm 2018 xuống -0.02 trong năm 2022. Điều nay cho thấy 1 đồng vốn lưu năm 2018 lên -0.01 năm 2022 cho thấy CDBECO có tiềm năng khi đang dần cải
động bỏ ra thì doanh thu sẽ bị lỗ 0.02 đồng. Qua đó thể hiện khả năng sử thiện tốt về chi trả các khoản nợ ngắn hạn nhanh chóng.
dụng vốn đầu tư và nợ ngắn hạn để hỗ trợ cho các hoạt động và khả năng
bán hàng của công ty đang trong tình cảnh khó khăn chung tồn ngành
nên cơng ty đang ra sức khắc phục.
2.4. Chỉ tiêu phản ánh câu trúc vốn / Địn bấy tài chính

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Tỷ lệ nợ / tổng tài sản của CDBECO từ năm 2018 - 2022 của CDBECO có xu
hướng tăng nhanh, cụ thể từ 0.20 năm 2018 lên 1.13 năm 2022 cho thấy công ty
tập trung cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư hơn là để tiền nhàn rỗi, tuy nhiên
đó là dấu hiện rủi ro của cơng ty cao, khi mức nợ vượt quá tài sản của công ty.
Tỷ lệ nợ / vốn CSH của CDBECO tăng đáng kể từ năm 2018 là 0.25 và đến năm
2022 là 4.56. Con số này tăng lên hơn gấp 16 lần vào năm 2022 cho thấy thời điểm
này CDBECO vay nợ nhiều hơn, giá trị của các khoản nợ đã vượt quá giá trị của vốn
chủ sở hữu cho thấy dấu hiệu rủi ro cao. Cơng ty có sử dụng địn bẩy tài chính
trong thời gian này nhưng vì sau thời điểm dịch Covid-19 là thời điểm tốt cho
ngành sản xuất đồ uống nên CDBECO sẵn sàng chấp nhận rủi ro để sản xuất nhiều
hơn phục vụ người dùng.
Tỷ lệ tài sản / vốn CSH của CDBECO từ năm 2018 là 1.25 và đến năm 2022 là
4.05. Trong 4 năm đầu, chỉ số này thay đổi không đáng kể và tài sản công ty được
tài trợ chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu của các cổ đơng. Trong khi đó, đến năm
2022 con số này tăng lên 3.24 lần cho thấy tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu
bởi nguồn nợ vay bên ngoài.

2.5. Chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường


GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG
4000
2000
0
2018

2019

2020

2021

2022

-4000
-6000

-8000

5.00
4.50
4.00
3.50
3.00
2.50
2.00
1.50
1.00
0.50
0.00

2018

2019

Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản

Chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường
Giá trị sổ sách của 1 cổ phần (nghìn VNĐ)
Tỷ suất cổ tức (VNĐ)
Lợi nhuận trên mỗi cổ phần
Chỉ số P/E

-2000

ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

Lợi nhuận trên mỗi cổ phần

Chỉ số P/E

2018
22,41
618,1
618,1
53,1

2019
23,20
1955,7
1955,7

15,62

2020

2021

Tỷ lệ nợ/vốn CSH

2020
22,82
404,6
404,6
59,5

2021
18,43
-4198,1
-4198,1
-5,05

2022

Tỷ lệ tài sản/ vốn CSH

2022
12,68
-5742,2
-5742,2
-2.750


Giá trị sổ sách trên 1 cổ phần của CDBECO có xu hướng biến động qua các
năm, tăng từ 22.41 năm 2018 lên 23.20 năm 2019, sau đó lại liên tục giảm xuống
cịn 12.68 năm 2022. Việc giá trị sổ sách trên 1 cổ phần giảm như trên cho thấy
công ty đang muốn mời gọi nhiều nhà đầu tư hơn, cho thấy quyết tâm phục hồi trở
lại của công ty.
Tỷ suất cổ tức của CDBECO giống với Lợi nhuận trên mỗi cổ phần của công ty,
điều đó cho thấy cơng ty chi trả 100% lợi nhuận sau thuế của mình cho các cổ
đơng, chứng tỏ cơng ty đang hoạt động chủ yếu vì cổ đơng.
Lợi nhuận trên mỗi cổ phần của CDBECO tăng từ 618.10 năm 2018 lên đến
1955.73 năm 2019, sau đó đột ngột giảm xuống mức âm và đạt -5742.16 năm 2022.
Việc chỉ số này giảm sâu như vậy cho thấy khả năng sinh lời trên 1 cổ phần không
nhiều, nguyên nhân là do CDBECO đang gặp khó khăn trong việc đối phó với chi
phí kinh doanh tăng trong giai đoạn này.

Chỉ số P/E của CDBECO có xu hướng biến động trong 5 năm, từ năm 2018 là 53.1 xuống còn 15.62 vào năm 2019, sau đó lại tăng trở lại 59.5 năm 2020, rồi
giảm đột ngột xuống -2750. Chỉ số này giảm hơn 52 lần cho thấy cổ phiếu đang bị định giá rẻ hơn so với trước đó, nguyên nhân cũng tương tự như trên,
nhưng đây cũng là dấu hiệu cho nhà đầu tư có thể kỳ vọng cổ phiếu CDBECO sẽ tăng trưởng tốt hơn trong tương lai khi công ty khắc phục được khó khăn.


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
C. CƠNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT (ANV)
1. Tổng quan:

1.1. Sơ lược về CTCP Nam Việt:
Tên công ty: Công ty Cổ phần Nam Việt
Tên thương mại: Navico
Mã cổ phiếu: ANV
Vốn điều lệ: 1,275,400,000,000 đồng.
Địa chỉ: Số 19D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quý,
Thành phố Long Xuyên , Tỉnh An Giang, Việt Nam

Thành lập: Năm 1993

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CƠNG TY

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Cơng ty Cổ phần Nam Việt (ANV) là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 trên
thế giới được thành lập vào năm 1993 với lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng dân dụng và
cơng nghiệp. Năm 2000, Công ty mở rộng đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản, bắt đầu là việc
xây dựng các Xí nghiệp đơng lạnh thuỷ sản Mỹ Q, chun chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa
đông lạnh. Đồng thời xây dựng vùng nuôi để chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào.
Từ năm 2001 đến năm 2004, Nam Việt đã đầu tư thêm hai nhà máy sản xuất thuỷ sản đông lạnh
là Nhà máy Nam Việt (được đổi tên từ Xí nghiệp đơng lạnh thuỷ sản Mỹ Quý) và Nhà máy Thái
Bình Dương.
Năm 2007, CTCP Nam Việt niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE với mã ANV.
Năm 2012, nhằm tạo ra vịng trịn khép kín trong trong quy trình sản xuất, Navico khai
trương nhà máy thức ăn thủy sản.
Năm 2013, để đảm bảo nguồn cung ra thị trường không bị gián đoạn, Navico mở rộng vùng
nuôi.
Năm 2014, thành lập trung tâm cá giống để đảm bảo chất lượng đầu ra . Tính đến hiện hiện
tại, Navico đã 100% tự chủ nguồn thức ăn cho việc nuôi trồng và cá nguyên liệu cho các nhà
máy chế biến.
Năm 2018, Navico đầu tư khu nông nghiệp với những ứng dụng cơng nghệ cao trong ni
trồng thủy sản Nam Việt Bình Phú với diện tích 600ha.
Tháng 3/2020, Navico góp vốn thành lập Công ty TNHH Amicogen Nam Việt, với vốn điều lệ
là 46 tỷ 480 triệu đồng; % góp vốn là 50%; Ngành nghề: sản xuất collagen và gelatin với công
suất 780 tấn/năm.

-


Nuôi trồng thủy sản;
Sản xuất chế biến thức ăn thủy sản;
Sản xuất bao bì;
Chế biến bảo quản thủy sản & các sản phẩm từ thủy
sản;
Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật;
Sản xuất phân bón hữu cơ;
Sản xuất điện năng lượng mặt trời;
Sản xuất collagen và gelatin;
Sản xuất phân bón hữu cơ.

ĐỊA BÀN KINH DOANH

Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu
thế giới đến hơn 100 Quốc gia trên khắp thế giới.
- Châu Á: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài
Loan, Singapore, Ấn Độ...
- Châu Âu: Anh, Pháp, Bỉ, Italya, Hà Lan, Tây Ban
Nha, Thụy Điển, Hy Lạp, Rumamia, Ukraine....
- Châu Mỹ: Mexico, Brazil, Colombia, Chi le,
Argentina, Costa Rica, Canada…
- Trung Đơng: Ả Rập Saudi, Kuwait, UAE...

1.2. Phân tích yếu tố đầu ra, sản phẩm, dịch vụ công ty
Công ty cổ phần Nam Việt (Navico) là doanh nghiệp duy nhất sở hữu chuỗi giá trị cá tra khép kín với khả năng tự chủ 100% về con giống. Navico tự tin
sản xuất và chế biến ra những sản phẩm chất lượng nhất nhờ vào: kỹ thuật ươm giống, áp dụng cơng nghệ sản xuất cao, diện tích ni trồng lớn và nhiều
nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO, Global Gap,... Cụ thể là, Navico sở hữu 20.000 cặp cá bố mẹ có khả năng sinh sản ra 14 tỷ cá giống cùng với công
nghệ chọn lọc gen từ Na-uy đảm bảo cho con giống có tỷ lệ sống sót tối ưu. Navico cịn sở hữu 250ha vùng ni truyền thống (cung cấp 120,000 tấn cá
nguyên liệu mỗi năm), 600ha vùng nuôi công nghệ cao (cung cấp 250.000 tấn cá nguyên liệu mỗi năm) và các kế hoạch mở rộng vùng nuôi đang được
tiến hành trong tương lai.


Tỷ trọng sản phẩm

CƠ CẤU DOANH THU THEO SẢN PHẨM CỦA ANV

Là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn thứ hai thế giới
nên nguồn doanh thu của Navico chủ yếu đến từ chế biến và xuất
khẩu sản phẩm đông lạnh. Tỷ trọng sản phẩm hàng đông lạnh (đặc
biệt là cá tra) chiếm nhiều nhất trong tổng doanh thu của Navico.
Chỉ có duy nhất năm 2020, tỷ trọng sản phẩm đơng lạnh giảm cịn
64% do dịch bệnh Covid-19 gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế
biến xuất khẩu, Navico phải tiến hành phân bổ sang các sản phẩm
khác để cải thiện doanh thu của mình.

Nguồn: Shinhan Securities Vietnam


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
C. CƠNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT (ANV)
Tỷ trọng thị trường

1.3. So sánh với công ty cùng ngành

Những năm gần đây, Navico xuất khẩu mặt hàng cá tra đơng lạnh cho
hơn 100 nước trên tồn thế giới. Các thị trường chính phải kể đến như
Trung Quốc, các nước Trung Đơng,... Trong đó, năm 2018 Trung Quốc
chiếm thị phần cao nhất với 20%, theo sau là các nước Đông Nam Á (14%)
và Châu Âu (13%). Mặc dù được hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do
Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) giảm thuế xuất khẩu từ 9% xuống cịn 0%, tình
hình xuất khẩu cá tra ở thị trường EU cũng không mấy khả quan do yêu cầu

về chất lượng sản phẩm quá cao. Cuối năm 2022, Navico quay trở lại thị
trường Mỹ và đem về cho mình khoản doanh thu 1,9 triệu USD. Hiện nay,
Navico đang tập trung xuất khẩu cá tra vào thị trường Trung Quốc. Một
phần là do Trung Quốc đã gỡ bỏ chính sách Zero-Covid, mặt khác đối tác
Shanghai Feinglei International Trading đã ký hợp đồng phân phối cá tra
kéo dài 10 năm - điều kiện thuận lợi cho Navico đẩy mạnh tiêu thụ ở thị
trường này. Ngoài ra, ở Việt Nam Navico cũng là một trong những doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra chiếm thị phần nổi bật (khoảng 5 - 6%
trong giai đoạn từ 2018 - 2022).

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 8
tháng đầu năm 2022, có tới 37% thị phần kim ngạch xuất khẩu cá tra của
Việt Nam thuộc về 5 doanh nghiệp gồm Vĩnh Hồn, Navico, IDI, Biển Đơng
Seafood và Vạn Đức - Tiền Giang.
• CTCP Vĩnh Hồn (VHC) là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá
tra hàng đầu Việt Nam, với doanh thu xuất khẩu chiếm 80% và tự chủ
về nguyên liệu lên tới 70%. Vĩnh Hoàn hướng tới xây dựng một mơ
hình kinh tế hồn chỉnh với phương châm “Zero Waste” để tạo ra sản
phẩm từ mọi bộ phận của con cá tra, giúp giảm giá thành và nâng cao
tỷ suất lợi nhuận của cơng ty.
• TCP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia (IDI): xuất khẩu các mặt hàng liên
quan đến cá cho hơn 100 khách hàng thuộc 45 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên Thế giới. Trong đó, thị trường Trung Quốc – Hồng Kông chiếm
tỷ lệ hơn 40% và thị trường Mexico chiếm hơn 24% tổng doanh thu
xuất khẩu trong 02 năm gần nhất. Hiện tại, cơng ty đang có những
chiến lược nhằm phát triển doanh nghiệp trong dài hạn và củng cố vị
thế trên thị trường xuất khẩu cá.

10 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LỚN NHẤT CỦA NAM VIỆT


2. Phân tích tài chính
2.1. Chỉ tiêu khả năng sinh lời

KHẢ NĂNG SINH LỜI

TOP 5 DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ TRA Ở VIỆT NAM 8
THÁNG ĐẦU NĂM 2022

Nguồn: VASEP
Đơn vị: Triệu Đơ

• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số của ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của cơng
ty. ROA của ANV có sự biến động khi giảm sâu từ 18,63% năm 2019 xuống
còn 4,51 % năm 2020 và tăng trở lại 13,01% vào năm 2022. Qua đó, ta có
thể thấy được hoạt động sản xuất của cơng ty đã bị gián đoạn. Ngun
nhân có thể đến từ những thách thức chung của nền kinh tế toàn cầu là
dịch bệnh Covid-19.
• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy tỷ số ROE của ANV có cùng mức biến động tương
tự như ROA, giảm sâu từ 33,25% năm 2019 xuống còn 8,57% năm 2020 và
tăng trở lại 25,82% vào năm 2022. Về cơ bản, chỉ số này dùng để đo lường
khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. Điều này cho
thấy khả năng sinh lợi của ANV khá tốt so với các công ty cùng ngành sau
đại dịch Covid-19.

• Biên lợi nhuận hoạt động
Do sở hữu quy trình khép kín, tự chủ 100% chi phí con giống nên khả năng sinh lợi của Navico cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành. Nổi bật
nhất là tỷ số biên lợi nhuận gộp của Navico trong năm 2022 đạt 27,83% (tăng 11,74% so với năm 2021), ở mức lớn nhất so với các công ty niêm yết cùng
ngành. Qua đó có thể thấy mặc dù Navico khơng phải là doanh nghiệp có quy mơ lớn nhất nhưng là doanh nghiệp phục hồi nhanh nhất sau sự ảnh hưởng

của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
C. CƠNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT (ANV)
2. Phân tích tài chính
2.2. Chỉ tiêu phản ánh thính thanh khoản
Tỷ số thanh tốn hiện hành của ANV có sự biến động nhẹ nhưng
khơng đáng kể. Chỉ số này tăng từ 1,33 năm 2018 đến 1,56 năm 2019
nhưng sau 3 năm lại quay trở về với mức ban đầu 1,33. Tỷ số thanh toán
hiện hành cho thấy khả năng dùng các tài sản lưu động như tiền mặt,
hàng tồn kho, hay khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn
đang dần bị cắt bớt. Chỉ số này càng thấp cho thấy cơng ty khơng có
nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ của mình khi đáo hạn.
Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là cơng ty sẽ phá sản bởi vì có rất
nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, chỉ số này thấp cũng là 1
dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả.
Tỷ số thanh toán nhanh giảm từ 0,56 năm 2018 xuống 0,42 năm
2022. Chỉ số này giảm 0.14 cho thấy khả năng các tài sản ngắn hạn chi trả
cho nợ ngắn hạn mà không phải bán hàng tồn kho giảm xuống. Một công
ty có chỉ số thanh tốn nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hồn trả các
khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận.

TÍNH THANH KHOẢN

Báo cáo tài chính của Navico cho thấy tính thanh khoản của công ty
khá thấp. Mặc dù qua các năm, hệ số thanh tốn hiện hành của cơng ty
đều lớn hơn 1 nhưng không đáng kể; trong khi tỷ lệ tiền mặt cũng như tỷ
số thanh toán nhanh của Navico chưa bao giờ trên 1, điều này có thể gây
nên rủi ro cho khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty.


2.3. Chỉ tiêu phản ánh hoạt động
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Vòng quay tài sản CTCP Nam Việt giảm dần qua các năm. Chỉ số vòng quay
tài sản đạt 1,34 năm 2018 và kết thúc ở mức 0,95 vào năm 2022. Chỉ số vòng
quay tài sản thể hiện tức là đầu tư cho mỗi đồng tài sản hiện tại thì thu về bao
nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng thấp cho thấy sự đầu tư của công ty
chưa thực sự tạo ra nhiều doanh thu, chưa có nhiều thúc đẩy để mang lại dòng
tiền.
Vòng quay hàng tồn kho cho ta biết khả năng quản trị hàng tồn kho của
doanh nghiệp. Trong 5 năm, vòng quay hàng tồn kho của ANV có xu hướng
giảm từ 3,55 năm 2018 giảm một nửa cịn 1,73 năm 2022. Ta có thể thấy Navico
dự trữ hàng tồn kho nhiều, cụ thể là lượng hàng tồn kho từ 1783,5 tỷ đồng trong
năm 2021 lên 2342,1 tỷ đồng trong năm 2022. Vì Navico là doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra nên tăng lượng hàng tồn kho đánh dấu sự tăng trưởng sắp tới
nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro như làm tăng chi phí lưu kho.
Vịng quay khoản phải trả/thu Nếu bỏ qua 2 năm bị ảnh hưởng dịch Covid19 thì nhìn chung Navico quản lý tốt các khoản phải thu và khoản phải trả cho
nhà cung cấp. Giai đoạn 2018 - 2021, tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
giảm từ 1,34 còn 0,72 do trong thời gian này Navico đầu tư mở rộng nhà máy và
thị trường, tốc độ lấy lại vốn khá chậm do tình hình kinh tế thế giới trì trệ.

2.4. Chỉ tiêu phản ánh câu trúc vốn / Địn bấy tài chính
Tỷ lệ nợ / tổng tài sản của ANV từ năm 2018 - 2022 ít biến động và ở
mức thấp dưới 0,5. Tỷ lệ này nhỏ hơn 1 cho thấy tổng tài sản của doanh
nghiệp đang sở hữu lớn hơn tổng nợ và Công ty vẫn đang duy trì có khả
năng thanh tốn được bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có của mình.
Tỷ lệ nợ / vốn CSH của ANV tăng giảm không đều, năm 2019 tỷ số này
tăng từ 0,73 lên 1,07 và 1,09 ở năm 2021 sau đó lại giảm xuống cịn 0,9 ở
năm 2022. Nguyên nhân lớn nhất là Navico bị ảnh hưởng bởi chính sách

đóng cửa xuất khẩu, chi phí vận chuyển tăng cao nên phải mượn nợ
thêm để duy trì hoạt động. Nhưng so với các đối thủ cùng ngành như thì
tỷ lệ nợ của Navico vẫn ở mức thấp.
Tỷ lệ tài sản / vốn CSH của ANV tăng nhẹ và biến đơng đều từ năm
2018 là 1,85 sau đó tăng 2,09 năm 2021 và đến năm 2022 là 1,9. Năm
2020-2021 vì dịch bệnh tồn cầu nên, con số này tăng cho thấy tài sản
của công ty được tài trợ chủ yếu bởi nguồn nợ vay bên ngồi. Sau đó chỉ
số này giảm bởi sự hồi phục nhanh chóng của công ty với tài sản công ty
được tài trợ chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu của các cổ đơng

ĐỊN BẨY TÀI CHÍNH


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
C. CƠNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT (ANV)
2.5. Chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường

CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG

Giá trị sổ sách trên 1 cổ phần của ANV có xu hướng tăng ổn
định qua các năm từ 12,2 năm 2018 đến 16,41 năm 2020 và 19,9
năm 2022. Giá trị sổ sách của cổ phiếu có ý nghĩa rất lớn đối với
nhà đầu tư. BVPS chính là yếu tố cấu thành nên chỉ số P/B . Đây là
hệ số giá trị sổ sách được dùng để so sánh giá trị cổ phiếu trên thị
trường với giá trị đích thực của doanh nghiệp. Vì vậy giá trị sổ
sách của 1 cổ phần càng cao thì tỷ số P/B càng bé. Chứng tỏ Cổ
phiếu ANV đang được định giá ổn định, không bị thổi phồng quá
mức
Tỷ suất cổ tức của ANV có sự biến động lớn qua các năm từ
463,7 năm 2019 giảm sâu xuống 183,8 năm 2021 và tăng trở lại

308,1 năm 2022. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do yếu tố khách
quan nhưng vào năm 2022 ANV đã tăng tỷ suất cổ tức. Điều này
thể hiện cổ phiếu ANV phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn.

CHỈ SỐ P/E

Chỉ số P/E của Navico cao hơn so đối thủ cùng ngành cho thấy
các nhà đầu tư kỳ vọng cao vào sự phát triển của Navico trong
tương lai hơn các doanh nghiệp cùng ngành. So với năm 2020 và
2021, P/E năm 2022 của Navico đang ở mức thấp do lợi nhuận suy
giảm trên mức nền cao do năm 2020 và 2021 xuất khẩu thủy sản
sang Mỹ, châu Âu, Trung Quốc tăng cao, giá bán cũng tăng cao.
Hiện tại giá thị trường cổ phiếu Navico đã điều chỉnh về đúng triển
vọng hiện tại của doanh nghiệp nên P/E 2022 thấp.


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
D. CƠNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM (OPC)
1. Tổng quan:

1.1. Sơ lược về CTCP Dược phẩm OPC:

Tên công ty: Công ty Cổ phần Dược Phẩm OPC
Tên tiếng anh: OPC Pharmaceutical Joint Stock Company
Mã cổ phiếu: OPC
Vốn điều lệ: 640,51 tỷ đồng.
Địa chỉ: 1017 - Hồng Bàng, Phường 12, Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh.
Thành lập: ngày 24/10/1977 theo quyết định số 1176/ BYT-QĐ của Bộ Y tế.
Ngày 08/02/2002, theo quyết định số 138/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính
phủ, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 26 – OPC được chuyển thành Cơng

ty Cổ phần Dược phẩm OPC.

Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
Thành lập: ngày 24/10/1977 theo quyết định số 1176/ BYT-QĐ của Bộ Y tế. Ngày 08/02/2002, theo quyết định số 138/QĐ-TTG
của Thủ tướng Chính phủ, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 26 – OPC được chuyển thành Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC.
OPC là một trong các công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm có nguồn gốc từ dược
liệu, là đơn vị sản xuất thuốc có nguồn gốc dược liệu đầu tiên được Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế VN cấp giấy chứng nhận GMP,
GLP, GSP. Sản phẩm được bào chế trên nền tảng y lý phương Đông, kết hợp với công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm đa dạng, tối
ưu hóa chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. OPC là doanh nghiệp đông dược lớn thứ 2
Việt Nam hiện nay (sau Traphaco), và đang sở hữu Nhà máy Dược phẩm OPC Bình Dương - máy sản xuất thuốc từ dược liệu với
quy mô ngang tầm khu vực, là một trong những nhà máy Đông dược hiện đại và lớn nhất Việt Nam. Sau hơn 40 năm hình thành
và phát triển, OPC đã tạo được uy tín và vị thế của mình trên thị trường với nhiều hệ thống bán hàng phân bổ rộng rãi trong
nước.
1.2. Các sản phẩm và dịch vụ






LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Trồng và chế biến các dược liệu;
Sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vật tư, máy móc, trang thiết bị y tế, hóa chất, mỹ phẩm;
Sản xuất, mua bán nước uống có cồn, nước uống có ga…
MỘT SỐ NHÃN HIỆU PHỔ BIẾN CỦA OPC TRÊN THỊ TRƯỜNG
Dầu khuynh diệp “Mẹ bồng con", thuốc trợ tim Cortonyl, thuốc điều kinh Cao Ích Mẫu,
viên an thần Mimosa, thuốc trị sỏi thận Kim Tiền Thảo hiệu "Ông già", siro HoAstex…
Các loại viên sủi bọt vitamin, cồn nguyên liệu dược hay các chế phẩm từ cồn...

➔ Sản phẩm OPC cơ bản đáp ứng được bảng phân nhóm trị liệu của danh mục thuốc thiết yếu và mơ hình bệnh tật tại Việt

Nam. Dịng sản phẩm chủ lực của OPC chủ yếu được bào chế từ thảo dược, trên nền tảng bài thuốc cổ truyền phương Đông và
lưu truyền qua nhiều thế hệ, kết hợp với công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm tối ưu hóa chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, thuận
tiện trong sử dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. Sản phẩm của OPC đa phần có nguồn gốc
thiên nhiên, ln gần gũi với cuộc sống hằng ngày, thân thiện với môi trường tự nhiên.
1.3. So sánh với công ty cùng ngành
Các loại thuốc nhập khẩu từ nước ngoài chiếm phần lớn thị trường dược
phẩm trong nước, gây ra sức cạnh tranh lớn đối với các hãng dược phẩm nội địa.
Một vài doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của OPC và chiếm thị phần khá cao
có thể kể đến như: CTCP Dược Hậu Giang (3,2%), CTCP Pymepharco (1,7%),
CTCP Traphaco (1,5%), CTCP Dược phẩm Imexpharm (1,2%)
• CTCP Dược Hậu Giang (DHG): DHG có mạng lưới phân phối lớn nhất
Việt Nam, có thế mạnh về sản xuất các loại thuốc kháng sinh, giảm đau
và hạ sốt. Tuy nhiên, doanh thu từ kênh bệnh viện khá thấp do công
nghệ sản xuất chưa được hiện đại, phần lớn thuốc của DHG vẫn sản
xuất bằng dây chuyền WHO-GMP – 1 tiêu chuẩn thơng thường.
• CTCP Traphaco (TRA): giống như DHG, OPC có hệ thống phân phối
thuốc lớn thứ 2, thương hiệu nổi tiếng với các loại Đông Dược. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp chưa có thế mạnh về thuốc Tân dược. Tuy
nhiên, những năm gần đây TRA đã bắt đầu nhận chuyển giao các loại
thuốc tân dược đặc trị từ Hàn Quốc, và tuyển dụng nhân sự cho các bộ
phận chuyên trách kênh bệnh viện.

Nguồn: CafeF

Thị phần ngành dược năm 2020


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
D. CƠNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM (OPC)
2. Phân tích tài chính

2.1. Khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Từ kết quả phân tích, có
KHẢ NĂNG SINH LỜI
thể kết luận rằng OPC đang ở mức tăng trưởng ổn định, ROA trong 5 năm
45%
(2018 - 2022) dao động trong khoảng 8,47% - 11,43% và khơng có sự thay
đổi q nhiều. So với mức 8,47% năm 2018, ROA của OPC chỉ tăng nhẹ
42.13%
2,95% ở năm 2022. Tuy nhiên, tổng tài sản dài hạn của doanh nghiệp có
38.90%
giảm nhẹ, cho thấy trong giai đoạn này, OPC tập trung đầu tư cho các tài
sản ngắn hạn thay vì các tài sản dài hạn. Cụ thể, tổng tài sản dài hạn năm
25%
2022 ở mức 335 tỷ đồng, thấp so với mức 497 tỷ đồng năm 2018. Trong khi
đó, tổng tài sản ngắn hạn năm 2022 đạt mức 911 tỷ đồng, tăng so với năm
16.60%
14.48%
2018 (693 tỷ đồng), điều này chủ yếu đến từ sự gia tăng các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ (ROE): ROE trong giai đoạn từ 2018 8.93%
5%
2022 nằm ở mức tốt nhưng khơng có sự thay đổi quá nhiều. Năm 2018, ROE
2018
2019
2020
2021
2022
của OPC đạt 16,1% gần như không chênh lệch so với mức 16,33% năm
2022. Tuy nhiên, mức ROE vào 2 năm 2019 và 2020 lần ở mức lần lượt là

ROE (Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ)
14,72% và 14,48%, bị giảm nhẹ so với các năm còn lại trong giai đoạn khảo
ROA (Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản)
sát 5 năm (giao động quanh mức 16%). ROE giảm xuống ở 2 năm trên là do
vốn chủ sở hữu tăng lên, khả năng doanh nghiệp đang hoạt động kinh
doanh hiệu quả và việc bổ sung thêm vốn góp để giúp mở rộng quy mơ
kinh doanh của OPC.
Tỷ suất biên lợi nhuận gộp: Nhìn chung từ 2018 - 2022, tỷ suất giảm từ 43% xuống còn 41,38%, mức giảm khơng q đáng kể, có thể thấy
được khả năng điều hành sản xuất và kiểm soát tốt chi phí của cơng ty. Đặc biệt năm 2020, tỷ suất biên lợi nhuận gộp cũng bị giảm xuống ở mức
38,9% không giảm quá nhiều so với những năm khác, điều này không quá tiêu cực đối với OPC trước tác động nặng nề từ dịch Covid-19.
Biên lợi nhuận ròng và lợi nhuận hoạt động: Cả 2 chỉ số này đều được duy trì ở mức tốt và có sự gia tăng qua năm kể từ năm 2018 đến nay.
Biên lợi nhuận ròng năm 2018 tăng từ mức 10,05% lên mức 12,15% vào năm 2022. Đồng thời, biên lợi nhuận hoạt động cũng được tăng lên mức
14,67% vào năm 2022 so với mức 12,99% năm 2018. Doanh thu thuần về bán hàng trong giai đoạn này giảm ở 2 năm 2019 và 2020 tuy nhiên lợi
nhuận sau thuế vẫn có mức tăng, cho thấy ngồi hoạt động kinh doanh chính, lợi nhuận của OPC còn đến từ các hoạt động khác.
➔ ROE giữ ổn định 1 phần là nhờ tỷ lệ biên lợi nhuận và sử dụng đòn bẩy tài chính tăng lên, doanh nghiệp cũng đang dần mở rộng
quy mô trên thị trường cũng như đang phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, thể hiện rõ nhất qua sự gia tăng vốn góp của chủ sở hữu
trong những năm gần đây.

2.2. Tính thanh khoản
Tỷ số thanh tốn hiện hành: có xu hướng tăng qua các năm từ năm
2018 - 2022 và luôn ở mức trên 1. Năm 2022, tỷ số này đạt mức 2,47 cao hơn
khoảng 2 lần so với mức 1,24 vào năm 2018. Tỷ số thanh toán hiện hành qua
các năm từ 2018-2022 của doanh nghiệp luôn duy trì ở mức từ 1 đến 2, điều
đó có nghĩa là cơng ty sẽ có khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn,
không quá lo ngại về khả năng thanh khoản trong ngắn hạn.
Tỷ số thanh toán nhanh: có xu hướng tăng từ mức 0,44 năm 2018 lên
mức 1,32 năm 2022. Tỷ số này trong các năm từ 2018 đến 2021 đều ở mức
dưới 1, cho thấy doanh nghiệp khó có khả năng thanh tốn các khoản nợ
ngắn hạn nếu khơng tính đến hàng tồn kho. Tuy nhiên, năm 2022, tỷ số này
đạt mức cao hơn 1, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy hiệu quả kinh doanh

của công ty đang ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó, tỷ số thanh tốn nhanh
thấp hơn so với tỷ số thanh toán hiện hành chứng tỏ tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho và doanh nghiệp cần
phải cân nhắc xem xét một cách thận trọng.
Tỷ số thanh tốn tiền mặt: của cơng ty giữ ổn định trong mức 0,13 - 0,4
trong 5 năm từ năm 2018-2022. Năm 2018 tỷ số này ở mức 0,17 và tăng lên
mức 0,4 vào năm 2021 nhưng lại giảm xuống 0,23 vào năm 2022. Tỷ số này
khá thấp cho thấy doanh nghiệp có nguy cơ khơng đảm bảo tiền cho thanh
tốn, cơng ty cũng nên cân nhắc chú ý cải thiện vốn bằng tiền để đáp ứng
đủ khả năng thanh tốn.

TÍNH THANH KHOẢN
Tỷ số thanh tốn hiện hành
Tỷ số thanh toán tiền mặt

Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số dòng tiền hoạt động

2.50
2.00
1.81

1.50
1.00
0.50
0.00
2018

0.39
2019


2020

2021

2022

Tỷ số dòng tiền hoạt động: khơng ổn định và duy trì ở mức dưới 0,5, cụ thể là dao động từ 0 - 0,39 trong giai đoạn từ 2018 - 2022. Tỷ suất dòng
tiền của OPC luôn nằm ở mức thấp là do thời hạn phải thu của công ty nhiều hơn thời hạn phải trả, do vậy các khoản thu từ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp không thể theo kịp các khoản chi trả cho các chi phí. Năm 2018, tỷ số dịng tiền hoạt động là 0 tuy nhiên đến năm 2022 tỷ số này
đã được tăng lên 0,1. Tỷ số dòng tiền hoạt động khơng có sự thay đổi q đáng kể nhưng đây cũng là dấu hiệu tích cực đối với doanh nghiệp.


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
D. CƠNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM (OPC)
2.3. Chỉ tiêu phản ánh hoạt động

Vòng quay tài sản của OPC ổn định và có mức tăng trưởng chậm
trong 5 năm từ 2018 - 2022, vòng quay năm 2022 đạt 0,94 vịng khơng
chênh lệch nhiều so với mức 0,84 vòng vào năm 2018. Trong 3 năm từ
năm 2018 - 2020, vòng quay tài sản giữ nguyên ở mức 0,84 vòng, cho thấy
giai đoạn này OPC đang sử dụng tài sản ở mức ổn định. Những năm gần
đây, vòng quay tăng lên có thể thấy tài sản của OPC đang tăng trưởng
theo thời gian.
Vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay trong giai đoạn khảo sát vẫn
giữ ổn định trong mức 1,1-1,67 vòng, số vòng quay giảm nhẹ ở 2 năm
2019-2020, nhưng sau đó đã tăng ổn định trở lại. Năm 2022, vòng quay
hàng tồn kho đạt mức 1,67 vòng tăng nhẹ 0,36 vòng so với năm 2018. Số
vòng quay ở 2 năm 2019 - 2020 giảm đến từ sự gia tăng hàng tồn kho, do
vậy số ngày lưu kho trong thời gian này cũng tăng lên đạt mức trên 300

ngày so với những năm còn lại trong giai đoạn khảo sát.
Vòng quay khoản phải thu trong 5 năm (2018 - 2022) giao động trong
mức 5,71 - 7,03 vòng. So với năm 2018, số vịng quay năm 2022 có giảm
nhẹ từ mức 6,25 vòng xuống còn 6,07 vòng, tuy nhiên sự giảm xuống này
khơng q đáng kể. Số vịng quay năm 2021 tăng lên mức 7,03 vòng cao
hơn so với các năm cịn lại, kỳ thu tiền bình qn cũng giảm xuống còn
51,9 ngày, điều này đến từ số tiền phải thu khách hàng ngắn hạn giảm
xuống và doanh thu bán hàng tăng lên. Có thể thấy trong năm này doanh
nghiệp giảm thời gian bán chịu cho khách hàng, đồng thời việc sử dụng
nguồn vốn cũng trở nên có hiệu quả hơn.

KHẢ NĂNG SINH LỜI
20
17.13
15

13.29
9.62

10
5.71
5

1.67

0
2018

2019


2020

2022

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay khoản phải trả

Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay vốn luân chuyển hoạt động

Vòng quay vốn luân chuyển hoạt động của OPC giảm dần trong 5
năm (2018-2022), từ mức 7,41 xuống mức 2,16 vào năm 2022. Có thể
thấy những năm gần đây, khoản tiền mặt thu được từ hoạt động kinh
doanh không đáp ứng được hết việc chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn,
OPC bị phụ thuộc vào các khoản vay nợ mới để bù đắp cho dòng tiền.

2.4. Hệ số địn bẩy - cấu trúc vốn

HỆ SỐ ĐỊN BẨY

Tỷ lệ nợ / Tổng tài sản: Tỷ lệ này của OPC có xu hướng giảm nhưng
khơng q rõ rệt và luôn ở mức dưới 0,5 trong giai đoạn khảo sát, cho thấy
khả năng rủi ro của công ty đang ở mức thấp, cơng ty có khả năng thanh
tốn những khoản nợ bằng những tài sản của mình. Tỷ lệ này đạt mức 0,47
vào năm 2018 nhưng sau đó giảm xuống mức 0,3 trong năm 2022.
Tỷ lệ nợ / Vốn chủ sở hữu của OPC luôn ở mức dưới 1 và có xu hướng
giảm xuống trong giai đoạn 2018 - 2022. Năm 2018 tỷ lệ này đạt mức 0,9
nhưng đến năm 2022 giảm xuống còn 0,43. Điều này chứng tỏ rủi ro của

công ty đang ở mức thấp, công ty có khả năng tự chủ cao.
Tỷ lệ tài sản / Vốn chủ sở hữu luôn ở mức trên 1, và tỷ lệ này khơng có
sự thay đổi q đáng kể. Năm 2022 tỷ lệ này ở mức 1,43 giảm nhẹ so với
mức 1,9 vào năm 2018. Tỷ lệ tài sản / vốn chủ giảm xuống chủ yếu là do sự
gia tăng vốn chủ, có thể thấy cơng ty đang được tài trợ phần lớn bởi vốn
chủ.

2.0

1.62

1.6

1.67

1.2
0.8

0.67

0.62

0.4
0.0
2018

2019

0.38


0.40

2020

2021

Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản

2022

Tỷ lệ nợ/vốn CSH

Tỷ lệ tài sản/ vốn CSH

2.5. Chỉ số giá trị thị trường
CHỈ SỐ GIÁ THỊ TRƯỜNG
Chỉ số giá trị thị trường
Giá trị sổ sách của 1 cổ phần
(nghìn VNĐ)

2018

2019

CHỈ SỐ P/E
2020

2021

2022


40

8,533

9,513

9,887

10,412

12,442

Tỷ suất cổ tức (DY) (VNĐ)

1,532

1,576

1,652

1,973

2,223

Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (VNĐ)

1,573

1,581


1,607

1,926

2,223

32

29

37

30

12

Chỉ số P/E

2021

Vòng quay tài sản

Giá trị sổ sách của 1 cổ phần có xu hướng tăng trong giai đoạn 5 năm từ 2018 - 2022, từ
mức 8.533 nghìn VNĐ vào năm 2018 lên mức 12.442 nghìn VNĐ vào năm 2022. Điều này thể
hiện giá trị tài sản của OPC đủ tin cậy để nhà đầu tư yên tâm trong trường hợp có rủi ro xảy
ra.
Tỷ suất cổ tức có xu hướng tăng trong giai đoạn 2018-2022, năm 2022 tăng 670 VNĐ so
với mức 1.532 VNĐ ở năm 2018. Giai đoạn 2018-2020, tỷ suất cổ tức tăng chậm tuy nhiên,
những năm gần đây, tỷ suất này đột ngột tăng mạnh.

Lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần nhìn chung tăng qua từng năm, từ 1.573 VNĐ
năm 2018 lên 2.223 VNĐ năm 2022. ĐIều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty là
rất tốt, đây là 1 dấu hiệu quan trọng trong việc đánh giá giá trị mà OPC mang lại khi đầu tư
vào.
Chỉ số P/E biến động nhiều, nhìn chung có xu hướng giảm. Năm 2018 chỉ số đạt mức 32
và giảm xuống mức 27,95 vào năm 2022. Năm 2020, chỉ số P/E của doanh nghiệp đạt đỉnh
trong giai đoạn khảo sát, tuy nhiên chỉ số này có dấu hiệu giảm xuống trong những năm
gần đây. Chỉ số này giảm xuống cho thấy OPC đang được đánh giá thấp hơn giá trị thị
trường, nhưng nhìn chung so với trung bình ngành, chỉ số P/E của OPC vẫn khá tích cực.

35
30

37

25
20
15

12

10
2018

2019

2020

2021


2022

TỶ SUẤT CỔ TỨC
2,300
2,200
2,100
2,000
1,900
1,800
1,700
1,600
1,500
2018

2019

2020

2021

2022


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
E. CƠNG TY CỔ PHẦN THUỶ ĐIỆN VĨNH SƠN – SÔNG HINH (VHS)
1. Tổng quan:

1.1. Sơ lược về CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH)
Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN - SÔNG HINH
Tên tiếng anh: VINH SON – SONG HINH HYDROPOWER JOINT STOCK COMPANY

Mã cổ phiếu: VSH
Vốn điều lệ: 2.362.412.460.000 VNĐ
Địa chỉ: 21 Nguyễn Huệ, Phường Hải Cảng, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.
Số điện thoại: (84.0256) 3892.792 Fax: (84.0256) 3891.97 Website: www.vshpc.evn.com.vn

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh tiền thân là Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn trực thuộc Công ty Điện
Lực III, được khởi công xây dựng vào ngày 15/9/1991. Nhà máy chính thức đưa vào sản xuất và hoà lưới điện quốc
gia vào ngày 04/12/1994. Với công suất 66MW và sản lượng điện hàng năm theo thiết kế 300 triệu KWh. Nhà máy Thuỷ
điện Vĩnh Sơn là nhà máy thuỷ điện có quy mơ lớn đầu tiên ở miền Trung và Tây Nguyên, góp phần giải quyết nhu cầu
về điện cho vùng lõm và ổn định chất lượng điện cho hệ thống điện Quốc gia.
Tháng 11 năm 2003, theo Quyết định 219/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Phương án tổng thể sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn 2003 2005 và Quyết định số 2992/QĐ-TCCB của Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hoá Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông
Hinh, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh có nhiệm vụ thực hiện cổ phần hố trong năm 2004. Ngày 02/12/2004,
Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 151/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh thành
Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh và ngày 04/05/2005 Nhà máy chính thức chuyển sang hoạt động dưới
hình thức cơng ty cổ phần với tên gọi mới Công ty Cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh. Đây là một bước chuyển
quan trọng trong q trình hình thành và phát triển của Cơng ty.

Nhà máy Thủy điện
Thượng Kon Tum

CÁC MỐC LỊCH SỬ LỚN CỦA CƠNG TY

Ngày 15/9/1991 Khởi cơng xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn;
Ngày 04/12/1994 khánh thành Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn và hoà lưới điện Quốc Gia;
Ngày 23/11/1995 khởi công Nhà máy Thuỷ điện Sông Hinh;
Ngày 23/10/1999 Tiếp nhận, quản lý, vận hành Nhà máy Thuỷ điện Sông Hinh;
Ngày 03/7/2000 Đổi tên Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn thành Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh;

Ngày 31/3/2001 khánh thành kết thúc quá trình xây dựng Nhà máy Thủy điện Sông Hinh;
Ngày 04/05/2005 chuyển đổi thành Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh theo Quyết định số 151/2004/QĐBCN ngày 02/12/2004 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương);
Ngày 27/9/2009 Khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum;
Ngày 01/4/2021 Thủy điện Thượng Kon Tum phát điện hòa lưới điện Quốc gia.
Đến nay, Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sơng Hinh sở hữu 03 nhà máy thủy điện:
• Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn
• Nhà máy Thủy điện Sơng Hinh
• Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum
Các nhà máy đang hoạt động ổn định với tổng công suất là 356 MW, cung cấp sản lượng điện khoảng 1,8 tỷ kWh/năm
vào lưới điện Quốc gia. Ngoài chức năng sản xuất điện, các nhà máy còn đảm nhiệm việc cấp nước cho hạ du vào mùa
kiệt, đặc biệt là Nhà máy Thủy điện Sông Hinh cấp nước tưới cho hơn 20.000 ha.

Nhà máy Thủy điện Sông Hinh

Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn

CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ

Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần – mã số doanh nghiệp: 4100562786, đăng ký lần đầu ngày 04/05/2005; Đăng ký thay đổi lần
thứ 7 ngày 26/02/2021, do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp, ngành, nghề kinh doanh của Cơng ty gồm:
• Sản xuất điện năng. Đầu tư xây dựng các dự án điện.
• Kinh doanh điện năng. Dịch vụ quản lý vận hành, bảo dưỡng các nhà máy điện.
• Tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công các dự án nhà máy thuỷ điện. Tư vấn thiết kế cơng trình thủy lợi, giao thơng và thủy điện; Tư vấn giám sát thi
cơng xây dựng cơng trình thủy lợi và giao thơng.
• Thí nghiệm điện. Thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận, chỉ định hiệu chỉnh: Vật tư thiết bị điện, thiết bị môi trường, thiết bị và dụng cụ đo lường, thiết bị
và dụng cụ an toàn; Thử nghiệm, kiểm định, tính tốn trị số bảo vệ và cài đặt rơ le.
• Kinh doanh vật tư, thiết bị trong lĩnh vực thuỷ điện.
• Kinh doanh bất động sản.

SẢN PHẨM CHÍNH: điện thương mại

THỊ TRƯỜNG: cung cấp điện cho EVN để hòa vào lưới điện quốc gia, cung cấp điện cho toàn dân cư. Thị trường tiêu thụ là khá ổn định vì ngành điện có cầu
lớn hơn cung, các nhà máy sản xuất điện hoạt động hết công suất vẫn chưa đủ đáp ứng cầu. Hiện nay VSH đang chiếm khoảng 0.46% tổng công suất phát
điện của EVN và 1.58% tổng công suất phát điện của tổng quốc gia (về thủy điện). Song với tiềm lực tài chính mạnh (phần lớn trích từ nguồn khấu hao), đội
ngũ quản lý có trình độ kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm, có mối quan hệ rộng rãi và chặt chẽ trong ngành điện, cơng ty có đủ khả năng tham gia đầu tư xây
dựng và vận hành một số nhà máy thủy điện có cơng suất lớn. Thực tế, cơng ty cũng đang mở rộng quy mô sản xuất bằng cách thực hiện các dự án thủy điện
Thượng Kon Tum với công suất thiết kế 220 MW, nâng cấp hồ chứa C Vĩnh Sơn, các dự án Thủy điện Vĩnh Sơn 2, 3, 4 và 5 nâng tổng công suất của toàn nhà
máy lên 514 MW. Nhu cầu điện của Việt Nam đang vượt quá khả năng cung ứng của các nhà máy phát điện, cộng thêm VSH đang đầu tư vào nhiều dự án
trọng điểm của quốc gia, mở rộng quy mơ sản xuất. Do đó, nhà đầu tư có quyền hy vọng về triển vọng phát triển của ngành điện trong dài hạn.


III. PHÂN TÍCH CƠNG TY
E. CƠNG TY CỔ PHẦN THUỶ ĐIỆN VĨNH SƠN – SÔNG HINH (VHS)
2. So sánh với các cơng ty cùng ngành:

DIỄN BIẾN VỐN HỐ NHĨM THUỶ ĐIỆN TỪ ĐẦU
NĂM 2022 ĐẾN NAY

Ngành thủy điện hầu như sản xuất điện phụ thuộc hồn tồn vào tình
hình thời tiết, nguồn nước thiên nhiên... Do đó từ việc hưởng lợi từ hiệu ứng
La Nina, nhóm thủy điện được dự phóng sẽ tiếp tục hưởng lợi và tích trữ
nước tốt trong năm nay, đặc biệt là nhóm thủy điện từ khu vực miền Trung
trở vào Nam.
Số liệu của SSI Research cho thấy, đến ngày 21/6/2022, vốn hóa của
nhóm cơng ty thủy điện tăng trung bình 29% (gồm REE, VSH, CHP, SBA,
SBH, SHP, SJD, TBC, TMP).
Trong khi các doanh nghiệp khác như SHP, SBA, SJD có biến động vốn
hố khơng nhiều thì riêng Cơng ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã REE) và Công
ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sơng Hinh (mã VSH) có mức tăng trưởng
mạnh và có mức đóng góp lớn nhất trong nhóm thủy điện nêu trên.


Nguồn: Bloomberg, SSIRS tổng hợp.

2. Phân tích tài chính
2.1. Chỉ tiêu khả năng sinh lời
Chỉ số phân tích

2018

2019

2020

2021

2022

ROE

10.23

5.05

5.65

9.65

18.97

ROA


3.85

1.76

1.95

3.86

9.10

Tỷ lệ lợi nhuận gộp biên

0.62

0.49

0.40

0.51

0.66

KHẢ NĂNG SINH LỜI

2.2. Chỉ tiêu phản ánh tính thanh khoản:
TÍNH THANH KHOẢN

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Từ bảng dữ liệu, ta thấy VSH có sự giảm nhẹ trong giai đoạn đầu năm 2018 - 2019.
Bắt đầu từ năm 2020, ROA tăng dần từ 1.95% lên 3.86% và tăng vượt trội vào năm

ngoái với 9.1%. Điều này cho thấy công ty đưa nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum
vào vận hành thương mại từ tháng 4/2021 khá hiệu quả.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ (ROE):
ROE của VSH giảm khá mạnh từ 10.23% xuống 5.05% từ năm 2018 đến năm 2019
do doanh nghiệp vẫn chưa huy động được nguồn vốn từ kênh trái phiếu để tài trợ cho
Dự án Thủy điện Thượng Kon Tum và EVNGenco có kế hoạch thối vốn tại VSH. Đến
năm 2020 ROE tăng nhẹ lên 5.65% và sau đó tăng mạnh mẽ trong 2 năm tiếp theo với
9.65% trong năm 2021 và nổi bật là 18.97% trong năm 2022.
Tỷ suất lợi nhuận gộp biên
Từ kết quả phân tích, ta thấy tỷ suất biên lợi nhuận gộp của VSH không biến động
quá mạnh trong giai đoạn 2018 - 2022. Từ năm 2018 đến 2020, tỷ suất giảm dần từ
61.98% xuống 40.31%. CTCP Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) đã công bố BCTC
hợp nhất quý 2/2020 với doanh thu giảm 50% về 55 tỷ đồng, khấu trừ giá vốn, VSH chỉ
còn vỏn vẹn chưa đến 5 tỷ lợi nhuận gộp, trong khi cùng kỳ năm 2019 đạt hơn 46 tỷ
cũng như dự án Thượng Kon Tum chậm trễ thi công do nhiều nguyên nhân, địa chất
xấu không lường trước, nhà thầu không hợp tác… Trong 2 năm tiếp theo tỷ suất lợi
nhuận gộp biên đã tăng phục hồi trở lại với 65.56% trong năm 2022 khá khả quan do
hiện tượng La nina và dự án Thượng Kon Tum đã đi vào hoạt động.
Tỷ số thanh toán hiện hành:
Chênh lệch tỷ số thanh toán hiện hành của VSH giữa năm 2018 và năm 2022 không
quá khác biệt với 1.86 vào năm 2018 và 1.89 vào năm 2022. Tuy nhiên giai đoạn 20192021, tỷ số này giảm khá sâu và nổi bật ở năm 2020 xuống còn 0.27 rồi mới tăng trở lại
0.79 vào năm 2021, cho thấy trong thời gian này VSH không đủ vốn để đáp ứng các
khoản nợ ngắn hạn vì cơng ty có tỷ lệ nợ phải trả lớn hơn so với giá trị tài sản lưu động
của công ty.
Tỷ số thanh toán nhanh:
Biến động khá tương tự với tỷ số thanh toán hiện hành, giai đoạn 2018-2021 ta thấy
tỷ số thanh toán nhanh đều bé hơn 1 và thấp nhất vào năm 2020 với 0.19. Đến năm
2022, tỷ số này mới tăng phục hồi trở lại 1.71 chứng tỏ khả năng thanh toán của VSH
đã ổn trở lại và không cần phải lo lắng phải thanh lý hàng tồn kho, để kịp thời thanh
toán kịp các khoản nợ đến hạn.

Tỷ số thanh toán tiền mặt:
Trong giai đoạn 2018 - 2022, tỷ số thanh toán tiền mặt của VSH khá thấp, năm 2020,
tỷ số thanh toán tiền mặt gần như bằng 0 và đến năm 2022 tăng nhẹ lên 0.23. Điều
này cho thấy cơng ty khơng có khả năng thanh toán tiền mặt các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ số dòng tiền hoạt động:
Tỷ số dòng tiền hoạt động của VSH biến động liên tục trong 5 năm vừa qua, thấp
nhất vào năm 2021 với 0.28 và cao nhất vào năm 2020 với 0.69.


×