Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

12 bệnh lý lành tính hậu môn 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.08 KB, 13 trang )

BỆNH LÝ LÀNH TÍNH HẬU MƠN – TRỰC TRÀNG
MỤC TIÊU:
Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của bệnh trĩ, áp xe và rị hậu mơn, nứt hậu mơn,
ngứa hậu mơn
Trình bày được cách chẩn đốn và phân loại bệnh.
Trình bày được nguyên tắc điều trị.

NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Những khó chịu vùng hậu mơn trực tràng rất hay gặp và thường do một số bệnh hậu
môn trực tràng chủ yếu là lành tính gây ra. Nhiều bệnh có thể được điều trị ngoại trú,
nhưng bệnh nhân lại không đến khám do ngại ngùng hay sợ bệnh ung thư, họ thường chỉ
đến khám khi đã có biểu hiện bệnh ở giai đoạn trễ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc
sống.
Bài này có mục đích hướng dẫn cách tiếp nhận, đánh giá và xử trí bệnh hậu mơn trực
tràng lành tính thơng thường và giúp xác định khi nào cần chỉ định phẫu thuật thích hợp.
Chủ đề bài bao gồm bệnh trĩ, rị hậu mơn trực tràng và áp xe, nứt hậu môn và một vài
bệnh lý khác như ngứa hậu môn…

2. BỆNH TRĨ
2.1. GIẢI PHẪU
Ống hậu môn được lót bằng đệm hậu mơn, bao gồm ba bó mạch máu dưới niêm mạc
thường nằm ở trái bên, phải sau và phải trước. Chức năng của các đệm chưa được rõ,
nhưng chúng hỗ trợ giữ kín hậu mơn và để bảo vệ ống hậu môn tránh trầy xước trong khi
đi vệ sinh.

Trang


Hình Phân bố các đệm mạch máu vùng hậu mơn
“Nguồn Surgical Treatment of Hemorrhoids”



2.2. ĐỊNH NGHĨA:
'Trĩ' là thuật ngữ chỉ sự dịch chuyển đi xuống của đệm hậu môn, trong đó gây giãn
nở các búi tĩnh mạch trĩ. Trĩ như vậy bao gồm giãn đám rối tĩnh mạch, động mạch nhỏ và
mơ đệm.

Vịng hậu mơn – trực tràng

Đám rối trĩ nội
Cơ thắt trong
Cột Morgagni
Cơ thắt ngồi
Tuyến hậu mơn

Đường lược
Ống hậu mơn
giải phẫu

Đường lược

Bờ hậu mơn
Đám rối trĩ ngoại

Bờ hậu mơn

Hình: Các mốc giải phẫu vùng hậu môn – trực tràng
“Nguồn ASCRS Textbook of Colon and Rectal Surgery”

2.3. TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ nội là chảy máu trực tràng, không đau, xảy

ra trong khi đi cầu. Bệnh nhân thường thấy máu đỏ tươi dính phân, trên bệ cầu hoặc nhà vệ
sinh.
Trĩ nội sa có thể gây ẩm ướt vùng hậu môn hoặc tiết chất nhày gây ngứa.
Đau không phải là một triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ nội trừ khi nhiễm trùng
hoặc thắt nghẹt.

2.4. PHÂN LOẠI
Trĩ được phân loại theo vị trí giải phẫu của chúng.
Trĩ ngoại nằm dưới đường răng cưa (đường lược) và được bao phủ bởi lớp da hậu
môn nhạy với cảm giác tiếp xúc, nhiệt độ và căng kéo vì chi phối bởi dây thần kinh tạng.
Đường răng cưa là đường giao nhau của ngoại bì và nội bì và do đó là một mốc quan trọng
giữa hai nguồn gốc khác biệt của tĩnh mạch và dẫn lưu bạch huyết, chi phối thần kinh và
biểu mô niêm mạc.
Trĩ nội được bao phủ bởi biểu mơ hình trụ hoặc chuyển tiếp, nằm phía trên đường
răng cưa và được phân loại dựa trên mức độ sa.

Trang


Tiêu chuẩn phân loại của bệnh trĩ nội như sau:
Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên
Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
Độ 4: búi trĩ sa ra ngồi thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử
Tuy nhiên, hầu hết bệnh trĩ là một loại kết hợp của bệnh trĩ nội và ngoại. Tiên lượng
và điều trị chủ yếu dựa trên phân loại.

Hình: Trĩ nội và trĩ ngoại

2.5. CHẨN ĐOÁN

Mặc dù bệnh trĩ nội là nguyên nhân phổ biến nhất tiêu ra máu, cần loại trừ các
nguyên nhân khác gây chảy máu.
Trĩ có thể dễ dàng khám bằng một ống soi hậu môn. Nội soi là được chọn để loại trừ
ung thư và bệnh viêm ruột. Tất cả bệnh nhân, gồm cả những người có các triệu chứng
khơng điển hình, địi hỏi phải có đánh giá hồn tồn để loại trừ bệnh đại tràng.

2.6. ĐIỀU TRỊ
Trĩ ngoại được điều trị tốt với thuốc giảm đau và ngâm nước ấm. Tuy nhiên, nếu đau
nhiều, có thể mổ rạch lấy bỏ huyết khối.
Chảy máu nhẹ và lồi trĩ có thể được điều trị bảo tồn bao gồm thực phẩm tránh táo
bón, tăng hàm lượng chất sợi và sử dụng các chất làm mềm phân. Những biện pháp này
thường có thể giải quyết các triệu chứng.
Thắt trĩ bằng dây thun, có thể được sử dụng để điều trị ngoại trú bệnh nhân trĩ độ
một và hai, cũng có hể dùng chích xơ.
Trang


Trĩ độ ba, bốn và trĩ nội – ngoại hỗn hợp cần phẫu thuật cắt trĩ.

Hình: Thủ thuật thắt trĩ bằng dây thun cao su

Trang


Hình: Phẫu thuật trĩ theo Longo

3. ÁP XE QUANH HẬU MÔN
3.1. GIẢI PHẪU
Trực tràng là đầu tận của đại tràng, dài khoảng 15cm. Ống hậu môn là phần cuối của
đường tiêu hóa, dài khoảng 4 cm. Thành trực tràng bao gồm lớp niêm mạc, dưới niêm và

hai lớp cơ hoàn chỉnh: cơ vịng bên trong và cơ dọc bên ngồi. Trong ống hậu mơn cơ
vịng trong là sự tiếp nối của lớp cơ vòng là cơ trơn bên trong. Cơ vịng bên ngồi, là tiếp
theo của lớp cơ vân dọc bên ngồi, bao gồm ba phần: dưới da, nơng và sâu. Bờ trên của cơ
vịng bên ngồi hồ với cơ mu trực tràng và tạo thành một dây nối từ xương mu đến sau
trực tràng. Khoảng gian cơ thắt, đó là khoảng giữa các cơ vịng trong và ngồi, là sự tiếp
nối của cơ trơn dọc của trực tràng. Thông thường, có khoảng sáu đến mười tuyến hậu mơn
nằm trong khoảng gian cơ thắt. Mỗi tuyến có một ống dẫn và đổ vào hậu mơn trên đường
lược. Nhiễm trùng có nguồn gốc ở các tuyến là nguyên nhân chính của áp xe quanh trực
tràng và rị hậu mơn.
Đường lược là một mốc giải phẫu quan trọng tại chỗ nối của ngoại bì phơi thai với
nội bì ruột. Đường này có thể xem như ranh giới chuyển tiếp biểu mô bên dưới và niêm
mạc trực tràng ở trên. Các cột Morgagni bắt đầu tại đường này và hướng lên. Đường lược
phân chia thần kinh, mạch máu và bạch huyết cung cấp ống hậu mơn.

Hình: Hình cắt dọc phần dưới trực tràng và ống hậu môn

3.2. TRIỆU CHỨNG
Đau là triệu chứng phổ biến nhất và sưng hiện diện trong 95% bệnh nhân. Chỉ có
12% bệnh nhân có tiết dịch hậu mơn và chỉ có 18% có sốt.
Tỷ lệ nam:nữ là khoảng 2: 1.

Trang


Lứa tuổi thường gặp là 30 – 50.

3.3. PHÂN LOẠI ÁP XE
Áp xe gian cơ thắt là hậu quả của nhiễm trùng trong các tuyến hậu môn nằm giữa
các cơ vịng trong và ngồi. Vi khuẩn thường gặp là E. coli. Khi ổ áp xe trong lớp gian cơ
thắt, nó có thể phát triển ra các hướng khác nhau.

Áp xe dưới niêm
Áp xe quanh hậu môn xảy ra khi mủ lan xuống giữa hai cơ vòng. Biểu hiện bằng
sưng nề bờ hậu mơn.
Áp xe hố ngồi trực tràng được hình thành từ sự phát triển của gian cơ thắt xuyên qua
cơ vịng bên ngồi dưới cơ mu – trực tràng. Nhiễm trùng có thể lây lan vào lớp mỡ của hố
ngồi – trực tràng và ổ áp xe có thể trở nên khá lớn.
Áp xe trên cơ nâng phát triển khi áp xe gian cơ thắt mở rộng lên trên giữa các cơ
vịng trong và ngồi.

Hình: Các vị trí thường gặp của áp xe hậu môn – trực tràng

3.4. CHẨN ĐỐN PHÂN BIỆT:
Gồm áp xe nang lơng, viêm nang lơng, viêm mủ dưới da, áp xe quanh tuyến tiền liệt, áp xe
tuyến Bartholin, nhiễm nấm và bệnh lao.
Điều trị
Đối với hầu hết bệnh nhân, đặc biệt là áp xe quanh hậu môn, rạch mủ và dẫn lưu mủ
là đủ. Vị trí ban đầu của ống tuyến hậu mơn là rất hiếm khi xác định được (tỷ lệ khoảng
34%).
Áp xe gian cơ thắt được xử lý bằng cách sử dụng ống soi hậu mơn để tìm chỗ phồng
lên và sau đó thực hiện thủ thuật cắt cơ thắt trong trên áp xe.
Áp xe trên cơ nâng được thốt lưu thơng qua khoang ngồi – trực tràng tại vị trí thích
hợp hoặc thơng vào trực tràng.
Áp xe hình móng ngựa (bao quanh trực tràng) được thốt lưu thơng qua trực tràng,
với các ống dẫn được đặt trong từng ổ áp xe.

4. RÒ HẬU MÔN

Trang



4.1. ĐỊNH NGHĨA
Rị hậu mơn là một thơng thương bất thường giữa hai bề mặt biểu mô – nội mô bên
trong. Một đường rị hậu mơn có lỗ ngồi ở da quanh hậu môn và lỗ trong ở trong ống hậu
mơn trên đường lược.

4.2. TRIỆU CHỨNG
Đau hiếm gặp trong rị hậu môn, bệnh nhân thường chỉ than phiền về ngứa quanh
hậu mơn, cảm giác châm chích và chảy dịch.
Lỗ rị hậu mơn tạo lập trong giai đoạn mãn tính của một quá trình viêm cấp bắt đầu
trong các tuyến hậu mơn ở gian cơ thắt. Như đã nói, q trình lan rộng của tình trạng viêm
cấp tính có thể dẫn đến áp xe trên cơ nâng, hố ngồi – trực tràng hoặc quanh hậu mơn. Với
viêm mạn tính, áp xe rị ra bề mặt bên ngồi, tạo thành rị trên cơ nâng xuyên cơ thắt hoặc
gian cơ thắt.
Khoảng 40% số bệnh nhân phát triển thành rị hậu mơn sau khi điều trị áp xe quanh
trực tràng.

Hình: Phân loại rị hậu mơn.
Các bệnh khác có thể gây rị hậu mơn bao gồm: Bệnh Crohn, viêm túi thừa với thủng
và rò vào đáy chậu, viêm mủ xoang lông; viêm xoang lông (pilonidal), bướu ác tính của
trực tràng thấp hoặc của ống hậu môn hoặc da quanh hậu môn, bệnh lao, nhiễm nấm.

Trang


4.3. QUY TẮC GOODSALL (HÌNH DƯỚI)

Quy tắc Goodsall của liên quan đến vị trí của các lỗ trong và ngồi của rị hậu mơn.
Nếu hậu mơn được chia cắt ngang bởi một đường qua mặt phẳng trán, một lỗ rò ngoài ở
trước đường này sẽ đi thẳng trực tiếp vào lỗ trong. Tuy nhiên, nếu lỗ ngoài sau đường
tưởng tượng này, đường rò sau tạo một đường cong để đổ vào lỗ trong ở đường giữa sau.

Một ngoại lệ là lỗ rị ngồi ở trước đường tưởng tượng này nhưng cách bờ hậu môn hơn 3
cm, trong trường hợp này, đường rị có thể tạo vịng cung ra phía sau và kết thúc ở đường
giữa sau.

4.4. Điều trị
Phương pháp điều trị là mở thơng đường rị, do đó thủ thuật cắt cơ thắt trong là điều
trị cho rò gian cơ thắt.
Rị sâu hoặc cao có thể u cầu phẫu thuật hai thì để ngừa són phân khơng kiểm sốt.
Trong giai đoạn đầu, một dây thun Seton được đặt xung quanh cơ vịng để kích thích tạo
xơ tiếp giáp với cơ vòng. Trong giai đoạn hai, thực hiện 6 – 8 tuần sau, tiến hành mở phần
đường rò gian cơ thắt.

5. MỘT SỐ BỆNH KHÁC VÙNG HẬU MÔN
5.1. VIÊM XOANG TỔ LƠNG (PILONIDAL SINUS)
Xoang tổ lơng là một xoang có chứa lơng – tóc hoặc ổ áp xe mà thường liên quan
đến da và các mô lân cận trong khu vực kẽ mông. Bệnh nhân bị đau, sưng và chảy dịch khi
các xoang bị nhiễm trùng.
Người ta cho rằng rằng tình trạng này là do lông mọc ngược vào trong, mặc dù chưa
rõ là mắc phải hoặc bẩm sinh. Bệnh xoang lơng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ
biến nhất ở lứa tuổi 20 – 40. Nhiễm khuẩn tái phát là phổ biến.
Việc điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Áp xe xoang tổ lông được điều trị tốt
nhất bằng cách rạch và thoát lưu dịch. Tuy nhiên, đối với một u nang xoang tổ lông, kết
quả điều trị vẫn khơng hồn hảo. Các phương pháp đơn giản nhất của điều trị là cắt bỏ và
dẫn lưu, nạo hoặc cắt bỏ u nang và khâu lại.

Trang


Hình: Rị xoang tổ lơng


5.2. NỨT HẬU MƠN
Nứt hậu mơn là một vết cắt hoặc rách trong lớp niêm mạc biểu mô của ống hậu môn
dưới đường răng cưa.
Nứt hậu mơn được gọi là mạn tính khi nứt khơng lành trong vịng 6 – 8 tuần. Vết nứt
mãn tính phát triển thành loét và bờ loét dày lên để lộ các sợi cơ thắt trong hậu môn ở đáy
của chỗ lt.
Thường có đi kèm một mẩu da thừa bên ngồi da và / hoặc một nhú hậu mơn phì đại
phía trong. Phần lớn các vết nứt hậu môn nằm ở đường giữa sau, trong khi 10% đến 15%
xảy ra ở đường giữa trước và dưới 1% của những vết nứt xuất hiện ở các vị trí bên.

Hình: Nứt hậu mơn ở vị trí cổ điển (giữa sau)
5.2.1. Chẩn đốn phân biệt
Nếu một vết nứt hậu môn xuất hiện tại các vị trí khơng điển hình, người ta phải xem
xét các bệnh khác. Bệnh Crohn là nguyên nhân phổ biến nhất của vết nứt hậu mơn liên
quan với các vị trí khơng điển hình, mặc dù các bệnh viêm ruột khác, bệnh giang mai, bệnh
lao, bệnh bạch cầu, ung thư và vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) cũng được biết

Trang


nguyên nhân.
5.2.2. Triệu chứng
Nứt hậu môn là nguyên nhân phổ biến nhất của đau hậu mơn trực tràng nghiêm
trọng. Có triệu chứng đặc trưng gồm đau như xé khi đại tiện và tiêu máu thường hiện diện
dưới dạng máu trên giấy vệ sinh. Bệnh nhân cũng có thể có cảm giác co thắt hậu môn đau
nhiều kéo dài trong vài giờ sau khi đi cầu.
5.2.3. Chẩn đốn
Vết nứt hậu mơn có thể được chẩn đốn thơng qua bệnh sử và khám thực thể.
Banh nhẹ hai bên mông để lộ vùng quanh hậu mơn có thể tạo điều kiện cho việc kiểm
tra. Các vết nứt có thể dễ dàng nhìn thấy trong ống hậu mơn. Một số bệnh nhân có thể cảm

thấy khó chịu trong q trình kiểm tra và có thể cần gây tê. Thăm khám bằng ngón tay
hoặc nội soi có thể tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh trong lần thăm khám đầu tiên.
5.2.4. Sinh lý bệnh
Mặc dù nguyên nhân của tình trạng chưa biết rõ, giả thuyết chính là khu vực đường
giữa sau có thể giảm lưu lượng máu do cấu trúc của các mạch máu hậu mơn. Ngồi ra, co
thắt cơ thắt trong hậu mơn có thể gây giảm hơn nữa lưu lượng máu đến ống hậu môn.
Chấn thương do các yếu tố như phân cứng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này
và sau cùng gây ra vết nứt. Khi xảy ra vết rách, nó bắt đầu một chu kỳ đau đớn, với tăng
thắt của cơ thắt trong hậu mơn, do đó lại làm tăng áp lực trong ống hậu môn, dẫn đến thiếu
máu cục bộ. Vịng xoắn này góp phần vào sự phát triển của một vết thương chưa được
chữa lành mà trở thành một vết nứt mãn tính.
Những bệnh nhân có vết nứt hậu mơn mãn tính cũng dường như đã gia tăng áp lực
nghỉ ngơi trong hậu môn mỗi đo áp lực hậu mơn.
5.2.5. Điều trị
Điều trị nội khoa có kết quả tốt với đa số các bệnh nhân nứt hậu mơn cấp tính và gần
một nửa số bệnh nhân nứt mạn tính. Điều trị tập trung vào việc phá vỡ chu kỳ đau, co thắt,
thiếu máu cục bộ và tạo sự phát triển của các vết nứt. Các biện pháp bao gồm ba thành
phần:
giảm co thắt các cơ thắt trong,
làm mềm phân
giảm đau.
Những mục tiêu này có thể được thực hiện với các thuốc làm mềm phân và ngâm hậu
môn nước ấm sau khi đại tiện để giảm co các cơ thắt.
Điều trị phẫu thuật thường được chỉ định cho các vết nứt đã thất bại điều trị nội khoa.
Phẫu thuật cắt bên cơ thắt trong là thủ thuật được lựa chọn. Mục đích của phương pháp này
là để làm giảm co thắt cơ vòng trong bằng cách cắt một phần của cơ. Thường thì khoảng
30% các sợi cơ vòng trong được cắt theo chiều ngang bằng cách sử dụng một trong hai kỹ
thuật mở hoặc đóng.
Mặc dù chữa lành vết nứt trong hơn 95% bệnh nhân, hầu hết bệnh nhân giảm đau
ngay và có sự hài lịng. Són phân khơng kiểm sốt nhẹ, thường khơng ảnh hưởng lớn đến

chất lượng cuộc sống, đã được báo cáo là xảy ra ở 1,2% đến 35%. Ngồi phẫu thuật, người
ta cịn dùng phương pháp điều trị tại chỗ với nitroglycerin.

Trang


5.3. NGỨA HẬU MƠN
Ngứa hậu mơn là triệu chứng phức tạp, khơng phải là một bệnh. Đó là một tình trạng
phổ biến nhưng gây cho bệnh nhân mắc cỡ. Từ "ngứa" có nguồn gốc từ prurire từ tiếng
Latin, đề cập đến một da cảm giác khó chịu. Vì vậy, bệnh nhân có mong muốn gãi ngứa
gần như khơng kiểm sốt được. Cọ xát hoặc gãi nhiều có thể gây nên trong trầy xước, bội
nhiễm và giảm độ dày của lớp mỡ dưới da, làm trầm trọng thêm vấn đề và dẫn đến phì đại
của lớp biểu bì và sừng hố.
Ngứa hậu môn ảnh hưởng đến 1% - 5% dân số trưởng thành, cũng thường xảy ra ở
thanh thiếu niên và người cao tuổi và phổ biến hơn ở nam giới hơn phụ nữ.
5.3.1. Ngun nhân
Ngứa hậu mơn có thể có nguyên nhân bao gồm rất nhiều các bệnh hậu môn trực
tràng, bệnh hệ thống khác, giãn cơ vòng trong tạm thời, phản xạ ức chế, vệ sinh kém, dùng
chất làm sạch quá nhiều và chất kích thích tại chỗ… Tuy nhiên, trong hơn một nửa số bệnh
nhân với ngứa là vơ căn.
5.3.2. Chẩn đốn
Một loạt các yếu tố gây bệnh có thể thách thức các bác sĩ tiếp cận chẩn đốn chính
xác và thiết lập sự quản lý thích hợp.
Hỏi bệnh sử chi tiết và thăm khám lâm sàng chặt chẽ có thể giúp xác định ngứa.
Quan sát, sờ nắn, kiểm tra nội soi nên được thực hiện đầu tiên.
Phết da để loại trừ nhiễm nấm và nấm men có thể hữu ích. Sinh thiết da quanh hậu
mơn có thể hữu ích trong tổn thương da nghi ngờ hoặc các trường hợp nghiêm trọng.
Một số tài liệu cho thấy cần nội soi đại tràng sigma hoặc đại tràng để đánh giá bệnh
viêm ruột và u đại trực tràng.
5.3.3. Điều trị

Điều trị chủ yếu là nhằm vào nguyên nhân cơ bản, do đó rất hiếm khi cần phẫu thuật.
Chăm sóc theo dõi thích hợp là cần thiết cho sự thành cơng điều trị. Mục tiêu để đạt được
thành công với những bệnh nhân khơng có ngun nhân là để duy trì làn da quanh hậu môn
sạch sẽ, khô và hơi acid. Tuy nhiên, làm sạch quá tích cực khu vực quanh hậu mơn bằng xà
phịng có tính kiềm dẫn đến ngứa mãn tính. Phần lớn các bệnh nhân ngứa hậu mơn có thể
được điều trị bằng cách bảo tồn.
Hướng dẫn cho bệnh nhân, theo Hicks và các đồng sự, là loại bỏ các chất kích thích,
cải thiện vệ sinh quanh hậu mơn, tránh gãi, mặc đồ lót mềm bằng vải cotton, điều chỉnh chế
độ ăn uống bằng cách thêm chất để tạo ra phân mềm, phân khơng gây khó chịu và hạn chế
các chất cấm, chẳng hạn như cà phê, trà, nước ngọt, bia, sô cô la và cà chua.
Thuốc mỡ Hydrocortisone 0,5-1,0% có thể cung cấp giảm triệu chứng ngứa vô căn,
nhưng không nên được sử dụng trong thời gian dài vì gây teo da. Chất che chở da như oxit
kẽm tại chỗ, cũng có thể có một số kết quả. Thuốc kháng histamin gây ngủ vào ban đêm
hoặc thuốc chống trầm cảm ba vịng có thể hữu ích.
Bệnh nhân có các triệu chứng khó trị nên được chuyển đến khám da liễu. Một vài
phương pháp điều trị khác nhau đã được sử dụng với kết quả không rõ ràng hoặc không đủ
dữ liệu để đánh giá hiệu quả, chẳng hạn như tiêm xanh methylen, phẫu thuật, xạ trị, đèn
chiếu tia cực tím, phương pháp áp lạnh và tiêm corticosteroid vào tổn thương.

6. KẾT LUẬN
Trang


Mặc dù hầu hết các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng là lành tính, tuy nhiên kiến thức
và kỹ năng can thiệp của bác sĩ là cần thiết.
Hiểu biết về sinh lý bệnh của bệnh giúp lựa chọn thích hợp phương pháp điều trị hậu
môn trực tràng, giải quyết triệu chứng một cách hiệu quả.
Khi bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng mặc dù đã điều trị bảo tồn nên cân nhắc đến
phẫu thuật.


7. TÓM TẮT BÀI
8. TỪ KHÓA: bệnh lý hậu mơn, trĩ, rị hậu mơn.
9. CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1) Bệnh trĩ và dị hậu mơn có đặc điểm:
A) Là những bệnh phổ biến ở nước ta
B) Là những bệnh ít gặp ở nước ta
C) Ít gặp ở nước ta, chủ yếu ở phương Tây
D) Là những bệnh thường gây nguy hiểm đến tính mạng
2) Về giải phẫu, trĩ bao gồm ba bó mạch máu dưới niêm mạc thường ở vị trí nào:
A) Trái trước, trái sau và phải bên.
B) Trái bên, phải sau và phải trước.
C) Trước, sau và bên
D) Sau và hai bên
3) Chức năng của các đệm của vùng hậu môn:
A) chưa được rõ
B) giữ kín hậu mơn
C) bảo vệ ống hậu mơn tránh trầy xước
D) tất cả đúng
4) Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ nội là:
A) Khối trĩ lồi ra
B) Đau nhức
C) Chảy máu hậu môn - trực tràng
D) Chảy máu hậu môn - trực tràng khi đi cầu.
5) Bệnh nhân trĩ thường thấy máu:
A) Đỏ tươi dính phân.
B) Đỏ tươi lẫn phân
C) Đỏ sậm dính phân
D) Đỏ sậm lẫn phân
6) Nguyên nhân chính của áp xe quanh trực tràng và rị hậu mơn có nguồn gốc từ:
A) Các tuyến hậu môn

B) Da quanh hậu môn
C) Các nhọt quanh hậu môn
D) Các búi trĩ bị viêm tắc
7) Một đường rò hậu mơn có lỗ ngồi ở da quanh hậu mơn và lỗ trong thường ở:
A) trong trực tràng phía trên đường lược
B) trong ống hậu môn tại đường lược
C) trong ống hậu môn phía dưới đường lược
D) bất kì chỗ nào trong ống hậu môn – trực tràng
8) Áp xe quanh hậu môn thì điều trị chủ yếu là:
A) Kháng sinh liều cao
B) Rạch và dẫn lưu mủ

Trang


C) Cắt mở rộng đường rò
D) Cắt cơ thắt
9) Sau khi điều trị áp xe quanh trực tràng thì số bệnh nhân thành rị hậu mơn chiếm
khoảng:
A) 10%
B) 40%
C) 70%
D) 90%
10) Định luật Goodsall trong bệnh dị hậu mơn được hiểu là:
A) Nếu lỡ dị ngồi nằm ở nửa sau của đường thẳng đi ngang qua lỡ hậu mơn thì có lỡ
trong nằm ở đường giữa sau
B) Nếu lỡ dị ngoài nằm ở nửa trước của đường thẳng đi ngang qua lỡ hậu mơn thì có
lỡ trong nằm ở đường giữa sau
C) Nếu lỡ dị ngồi nằm ở nửa sau của đường thẳng đi ngang qua lỡ hậu mơn thì có lỡ
trong nằm ở đường giữa trước

D) Nếu lỡ dị ngoài nằm ở nửa trước của đường thẳng đi ngang qua lỡ hậu mơn thì có
lỡ trong nằm ở đường giữa trước

Trang



×