Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Thành lập bản đồ địa chất biển đông và các vùng kế cận tỷ lệ 1 1 000 000 thành lập bản đồ địa chất tầng nông biển đông và các vùng kế cận tỷ lệ 1 1 000 000 (phần từ ranh giới đẳng sâu 30m đến lòng chảo đại dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.55 KB, 29 trang )

Bộ Khoa học và Công nghệ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
Chơng trình KC. 09 Liên đoàn Địa chất Biển

Đề tài
Thành lập bản đồ địa chất Biển Đông và các vùng
kế cận tỷ lệ 1/1.000.000


Chuyên đề

thành lập bản đồ địa chất tầng nông
biển đông và các vùng kế cận tỷ lệ
1/1.000.000 (phần từ ranh giới đẳng sâu
30m đến lòng chảo đại dơng)

tác giả: GS.TS. Trần Nghi
TS. Hoàng Văn Thức
ThS. Đinh Xuân Thành





6439-10
30/7/2007

Hà Nội, 2006
mục lục

Trang
Mở đầu


1
1. Nguyên tắc thành lập và hệ thống chú giải bản đồ
2
1.1. Nguyên tắc thành lập 2
1.2. Hệ thống chú giải bản đồ 3
2. Đặc điểm trầm tích Pliocen - Đệ tứ
6
2.1. Nguyên tắc phân chia địa tầng Pliocen - Đệ tứ và biểu diễn trên bản đồ
6
2.2. Mô tả địa tầng trầm tích Pliocen - Đệ tứ 6
1/ Trầm tích Pliocen - Đệ tứ 6
2/ Hệ Đệ tứ - Thống Pleistocen 7
3/ Thống Holocen 16
4/ Các đảo và quần đảo san hô 18
Kết luận
22
Tài liệu tham khảo
23


1

Mở đầu
Cho đến nay thế giới và Việt Nam vẫn cha có quy phạm hớng dẫn về thành
lập bản đồ địa chất tầng nông dới biển. Do đó, bản đồ địa chất tầng nông biển Đông
Việt nam và vùng kế cận lần đầu tiên ở Việt Nam đã đợc tập thể tác giả đề xuất
phơng pháp và nguyên tắc đo vẽ trên cơ sở phơng pháp luận tiếp cận hệ thống.
Trong đó, nghiên cứu các thành tạo địa chất tầng nông chính là nghiên cứu những sự
kiện quan trọng đánh dấu sự phát triển lịch sử địa chất trong một thời gian lâu dài từ
khoảng 5 triệu năm trở lại đây. Những sự kiện này đợc phát hiện và khôi phục lại

dựa trên sự minh giải các tài liệu nh địa vật lý, thành phần trầm tích, khoáng vật, cổ
sinh, địa tầng trầm tích, tuổi tuyệt đối từ mẫu C14 thực vật và vỏ sò lấy từ trầm tích
tầng mặt, mẫu lỗ khoan, ống phóng trọng lực, rạn san hô Trên sơ sở đó giúp xác
định đặc điểm và quy luật phân bố các thành tạo trầm tích Đệ tứ vùng biển Việt Nam
và kế cận theo không gian đáy biển và theo mặt cắt địa chất.
Trong những năm gần đây, quá trình nghiên cứu và khảo sát, lấy mẫu trên đáy
biển Việt Nam đợc tiến hành khá quy mô, góp phần rất lớn vào việc làm sáng tỏ về
nguồn gốc và tuổi các thành tạo địa chất này. Đó chính là các kết quả khảo sát của tàu
Ponaga (Pháp) năm 1995-1997, tàu Sonne (Đức) năm 1996-1997, tàu nhiên cứu hải
sản (Nhật) năm 1998, các lỗ khoan của chơng trình khoan đại dơng hợp tác giữa Mỹ
và Trung Quốc Những kết quả khảo sát này đã bổ sung các điểm khảo sát quan
trọng có tính tổng quát ở các độ sâu thay đổi từ 50m đến 4500m nớc. Đặc biệt, đới
biển ven bờ 0-50m nớc đã đợc nghiên cứu rất chi tiết do Liên đoàn Địa chất Biển
thực hiện từ năm 1991-2003. Đây là nguồn tài liệu có tính hệ thống và đồng bộ nhất
mà tác giả đề tài đã tham gia nghiên cứu các đề án lớn và chủ trì các chuyên đề về
trầm tích đáy biển, trầm tích Đệ tứ, tớng đá - cổ địa lý Ngoài ra, tác giả còn chủ trì
nhiều đề tài nghiên cứu về địa chất biển Đông Việt Nam và trầm tích luận các thành
tạo Đệ tứ phần đất liền từ năm 1985 đến nay. Đây chính là những thuận lợi căn bản
để có một cách nhìn toàn diện phơng pháp luận đúng đắn khi chọn lọc và xử lý số liệu
tiêu biểu và có ý nghĩa nhất để hoàn thành bản đồ địa chất tầng nông Biển Đông và kế
cận có sự liên hệ đối sánh với địa chất Pliocen - Đệ tứ phần đất liền.


2

1. nguyên tắc thành lập và hệ thống chú giải bản đồ
1.1. nguyên tắc thành lập
Bản đồ các thành tạo địa chất tầng nông đợc thành lập theo nguyên tắc tuổi
và nguồn gốc của trầm tích. Các đơn vị địa chất đợc thể hiện trên bản đồ là các tổ hợp
giao diện theo phơng thẳng đứng của diện phân bố các đơn vị địa tầng cơ bản nằm

dới sâu. Do đó, bản đồ các thành tạo địa chất tầng nông vùng biển Việt Nam là tích
hợp các bản đồ địa chất từ cổ đến trẻ (tức từ dới lên trên) và những sự kiện quan
trọng trong Pliocen - Đệ tứ. Bản đồ các thành tạo Pliocen - Đệ tứ chứa đựng một nội
dung hết sức phong phú phản ánh những đặc trng về tuổi, thành phần thạch học, cổ
sinh vật và môi trờng, thủy động lực cũng nh đặc trng địa hoá môi trờng, sự vận
chuyển và lắng đọng trầm tích, diện phân bố vùng xâm thực phong hoá và các sản
phẩm phong hoá hệ thống đờng bờ cổ, hình thái, quy mô của bồn trũng lắng đọng
trầm tích v.v.
Để thành lập đợc bản đồ các thành tạo địa chất Pliocen Đệ tứ cần làm sáng tỏ
mối quan hệ nhân - quả giữa 3 yếu tố: thành phần vật chất, sự thay đổi mực nớc biển
và chuyển động kiến tạo.
Sự thay đổi mực nớc biển trong Pliocen - Đệ tứ mang tính toàn cầu là nguyên
nhân trực tiếp còn chuyển động kiến tạo là nguyên nhân sâu xa điều tiết thành phần
trầm tích. Cả hai yếu tố đó xảy ra đồng thời và có tính chu kỳ (tính pha). Mở đầu các
chu kỳ trầm tích cơ bản là đợc đánh dấu bởi tập trầm tích hạt thô (cuội, sạn, cát hạt
lớn) phản ánh địa hình phân cắt đứng rất rõ nét do chuyển động kiến tạo mạnh mẽ
vùng xâm thực bóc mòn nâng cao (vùng ven rìa đồng bằng, đồi núi ven biển) tạo thành
thềm sông và thềm biển. Ngợc lại ở trung tâm các bồn trũng Kainozoi thì chuyển
động sụt lún xảy ra theo từng giai đoạn (chu kỳ) và thống nhất đối với tất cả bồn trũng
cả trên lãnh thổ và dới lãnh hải nớc ta. Bởi vậy, tập hạt thô lót đáy các chu kỳ trầm
tích là phản ánh năng lợng dòng chảy mạnh, chuyển động nâng kiến tạo ở vùng ven
rìa có u thế trội hơn chuyển động hạ lún ở các bồn trũng. Đồng pha với thời kỳ băng
hà là biển thoái toàn cầu làm cho diện tích lục địa mở rộng, diện tích phần ngập biển
bị thu hẹp. Vì vậy, diện phân bố tớng proluvi, aluvi chiếm u thế.
Khi biển tiến toàn cầu, khí hậu ấm lên, năng lợng dòng chảy lục địa giảm
thiểu, phơng thức phong hoá hoá học chiếm u thế hơn phong hoá vật lý. Đó là
nguyên nhân trầm tích hạt mịn lại chứa hàm lợng sản phẩm phong hoá hoá học trong
trầm tích (sét và trầm tích sinh hoá) cao hơn vật liệu vụn cơ học. Nóc của tập trầm tích
hạt mịn đặc trng cho môi trờng biển nông, châu thổ, vũng vịnh đợc lấy làm ranh
giới trên mỗi chu kỳ và tơng đơng với giai đoạn biển tiến cực đại.

Chuyển động kiến tạo đã kiến lập nên bình đồ kiến trúc của đáy biển, phát
triển kế thừa trên bình đồ kiến trúc của Đệ Tam là kết quả tiến hoá của 7 pha kiến tạo
trong Kainozoi và tạo nên 7 chu kỳ trầm tích nh phần trên đã đề cập (từ 38 32 triệu
năm, 32 26 triệu năm, 26 21 triệu năm, 21 16 triệu năm, 16 11 triệu năm, 11
5 triệu năm và từ 5 triệu năm đến nay).
Đối tợng nghiên cứu của địa chất bao gồm các thực thể trầm tích trong Pliocen
- Đệ tứ. Do đó đây cũng là chu kỳ trầm tích thứ 7 với một bậc kiến trúc riêng nằm bất
chỉnh hợp trên bình đồ Miocen. Nh vậy bình đồ kiến trúc trớc Pliocen - Đệ tứ là nền

3
móng cơ bản ban đầu cho một quá trình địa chất nội - ngoại sinh diễn ra lại bị ảnh
hởng của biển thoái và biển tiến tức quá trình đóng băng và gian băng trong Đệ tứ.
Các thời kỳ băng hà tơng ứng với các pha biển thoái còn các thời kỳ gian băng
tơng ứng với các pha biển tiến. Ngoài ra ở Việt Nam cũng tơng đồng với hai sự kiện
xảy ra có tính toàn cầu là biển tiến Flandrian xảy ra từ 18.000 - 5.000 năm (Q
1
3b
Q
2
1-
2
), biển lùi từ 5.000 - 1.000 năm và biển tiến hiện đại từ 1.000 năm đến nay.
Trong điều kiện tài liệu cổ sinh không đầy đủ và chính xác để đối sánh địa tầng
và đánh giá các sự kiện cổ địa lý tài liệu trầm tích sẽ trở thành cơ sở quan trọng nhất
để luận giải. Nh trên đã nói trầm tích và sự dao động mực nớc biển có quan hệ nhân
- quả với nhau. Vì vậy phân tích tớng trong mối quan hệ với băng hà và gian băng
nghiên cứu tớng đá - cổ địa lý là cách tiếp cận hết sức đúng đắn. Tớng đá là nhân
chứng soi sáng cho các sự kiện cổ địa lý. Ngợc lại các chỉ số về cổ địa lý là tiêu chí để
tổng hợp và phân loại tớng. Cuối cùng tớng đá - cổ địa lý là cơ sở quan trọng nhất để
khoanh vẽ các thành tạo địa chất Pliocen - Đệ tứ trên diện tích đáy biển Bởi vậy không

thể tách rời vấn đề tớng đá ra khỏi cổ địa lý một khi muốn giải quyết vấn đề tiến hoá
trầm tích. Đó cũng là t tởng và phơng pháp luận chủ đạo trong định hớng nghiên
cứu, trong luận giải và rút ra các quy luật về địa chất học trên thềm lục địa Việt Nam.
1.2. Hệ thống chú giải bản đồ
1.2.1. Khái quát
Nh trên đã nói, cho đến nay trên thế giới cũng nh ở Việt Nam vẫn cha có
một quy phạm thành lập bản đồ địa chất cũng nh địa chất Pliocen - Đệ tứ dới đáy
biển. Do đó, trong đề tài KC 09 23 chúng tôi đề xuất nguyên tắc thành lập bản đồ và
hệ thống chú giải của bản đồ địa chất Pliocen - Đệ tứ khác với nguyên tắc đo vẽ bản đồ
địa chất Đệ tứ trên lục địa đã đợc Hoàng Ngọc Kỷ, 1973; Nguyễn Đức Tâm, Đỗ Tuyết,
1995; Ngô Quang Toàn, 2001; Nguyễn Ngọc Hoa, Hoàng Phơng, 1998, 2002 tiến
hành. Khi xây dựng bản đồ, chúng tôi đặt mục tiêu ứng dụng lên hàng đầu vì vậy nội
dung bản đồ buộc phải thể hiện đợc các thành tạo địa chất dới sâu các thế hệ đờng
bờ cổ, mối quan hệ giữa chu kỳ trầm tích và các chu kỳ biển thoái biển tiến do ảnh
hởng của băng hà và gian băng. Từ trớc đến nay, theo kinh nghiệm của tác giả trong
quá trình thành lập các bản đồ trầm tích Pliocen Đệ tứ và tớng đá - cổ địa lý thềm lục
địa Việt Nam và kế cận thì hệ thống chú giải của bản đồ chủ yếu đợc phân chia và
dựa theo các chu kỳ trầm tích trong đó yếu tố giao động mực nớc biển khống chế toàn
bộ các cấu trúc và thành phần trầm tích. Do đó, các thực thể trầm tích cũng đợc xem
xét theo thành phần, nguồn gốc và tuổi thành tạo. Tuổi thành tạo của các thực thể
trầm tích đợc xem xét và dựa vào các đới đờng bờ cổ từ Pliocen đến Holocen. Do đó,
thực chất của việc xây dựng bản đồ các thành tạo địa chất Pliocen Đệ tứ trên thềm lục
địa Việt Nam là dựa vào việc phân chia và nhận diện các t
ớng trầm tích kết hợp với
các pha biển thoái biển tiến.
1.2.2. Hệ thống chú giải bản đồ địa chất tầng nông Biển Đông và các vùng kế
cận tỷ lệ 1/1.000.000
Các thành tạo địa chất
Hệ thống chú giải của bản đồ các thành tạo địa chất Đệ tứ vùng biển Việt Nam
và kế cận đợc xây dựng gồm có 25 tớng trầm tích đợc thành tạo trong các giai đoạn

từ cổ đến trẻ nh sau:

4
1/ Trầm tích của giai đoạn biển thoái ứng với thời kỳ băng hà Dunai
- Trầm tích sạn, cát sạn, cát bùn châu thổ (fans) cổ (TfN
2
-Q
1
1
) (ở đây T là
turbidit, f là trầm tích tớng nón quạt (fans)
Trầm tích của giai đoạn biển tiến ứng với thời kỳ gian băng Dunai - Gunz
- Trầm tích bùn, sét, bột cát biển cổ (mN
2
-Q)
- Trầm tích bùn núi lửa biển sâu (mDN
2
-Q) (ở đây mD là biển sâu m: marine, D:
deep)
- Trầm tích sạn, cát lẫn bùn núi lửa cấu tạo turbidit (mTfN
2
-Q)
- Trầm tích bùn, tro, bom núi lửa cấu tạo turbidit (mPfN
2
-Q) (ở đây P là vụn núi
lửa Piroclastic)
2/ Trầm tích hình thành trong giai đoạn biển thoái ứng với thời kỳ băng hà
Gunz đợc đặc trng bởi tớng sạn, cát sạn, cát bùn nón quạt turbidit (TfQ
1
1

)
- Trầm tích giai đoạn biển tiến ứng với thời kỳ gian băng Gunz Mindel bao
gồm tớng bùn sét, bột cát biển nông, biển sâu (mQ
1
1
).
3/ Trầm tích tơng ứng với giai đoạn biển thoái thời kỳ băng hà Mindel là
tớng sạn, cát sạn, cát bùn nón quạt turbidit (fans) cổ (TfQ
1
2a
)
- Trầm tích tơng ứng với giai đoạn gian băng Mindel - Riss chủ yếu là tớng
cát, cát bột bùn sét biển nông ven bờ cổ (mQ
1
2a
)
4/ Giai đoạn biển thoái ứng với thời kỳ băng hà Riss bao gồm tớng cát sạn, cát
bùn nón quạt cửa sông (fans) cổ (amQ
1
2b
).
- Tớng cát, cát bột, bùn sét biển nông ven bờ tơng ứng với giai đoạn gian băng
Riss Wurm1 (mQ
1
2b
)
5/ Tớng cát sạn - bột - sét châu thổ (fans) cổ của thời kỳ biển thoái ứng với thời
kỳ băng hà Wurm 1 (amQ
1
3a

)
- Tớng cát bột bùn sét biển nông ven bờ cổ của giai đoạn gian băng Wurm 1 -
Wurm 2 (mQ
1
3a
)
6/ Trầm tích hình thành trong giai đoạn biển thoái ứng với thời kỳ băng hà
Wurm 2: tớng cát, bột, sét lẫn sạn lòng sông cổ (aQ
1
3b
-
2
1
), tớng cát bột sét châu thổ
(fans) cổ (amQ
1
3b
) và tớng bùn sét đầm lầy ven biển cổ (bmQ
1
3b
).
Giai đoạn biển tiến Flandrian thành tạo nên các tớng trầm tích cát bùn sét
biển nông (mQ
1
3b
-
2
1
), tớng đê cát, cát sạn bãi triều cổ (msQ
1

3b
-
2
1
)
Biển tiến Flandrian tơng ứng với đới đờng bờ cổ ở độ sâu 25

30m lúc biển
dừng lần thứ hai là thành tạo tớng trầm tích bùn sét, than bùn đầm lầy ven biển cổ
(bmQ
2
1-2
), tớng bùn sét, cát bột biển nông cổ (mQ
2
1-2
) và tớng cát, cát sạn đê cát ven
biển cổ (msQ
2
1-2
).
Đến giai đoạn biển thoái sau biển tiến Flandrian và biển tiến hiện đại vùng
biển Việt Nam gồm tớng trầm tích bùn sét vũng vịnh hiện đại (mQ
2
3
), tớng cát bùn
sét biển nông (mQ
2
3
), tớng bùn sét, than bùn đầm lầy ven biển (mbQ
2

3
) và tớng cát
bột, bột sét tiền châu thổ (amQ
2
3
).
Mỗi chu kỳ trầm tích đều đợc cấu thành bởi hai thành phần trầm tích tiêu
biểu: phần đầu bao gồm các tớng aluvi, lạch triều và châu thổ còn phần cuối thì bao
gồm các tớng châu thổ, biển nông,vũng vịnh. Hai phần trầm tích đó đợc hình thành
trong mối quan hệ với 1 chu kỳ băng hà và gian băng. Nh vậy, trong Pliocen Đệ tứ,
vùng biển Việt Nam và kế cận có 6 chu kỳ trầm tích tơng ứng với các chu kỳ băng hà
và gian băng trong Đệ tứ và thành tạo Pliocen nằm dới cha rõ chu kỳ. Ngoài ra, trên
bản đồ thành tạo địa chất Đệ tứ vùng biển Việt Nam và kế cận còn thể hiện các đới

5
đờng bờ cổ trong các giai đoạn biển thoái và hai đới đờng bờ cổ đợc thành tạo do
biển tiến Flandrian (50 -60 m và 25 30m). Các thành tạo phun trào bazan Pliocen -
Đệ tứ, các đảo san hô ven bờ Hoàng Sa và Trờng Sa là những thể địa chất độc đáo góp
phần làm đa dạng hóa bản đồ địa chất.
Hệ thống đờng bờ cổ
Đới đờng bờ cổ là đới hoạt động của đờng bờ dừng lại lâu nhất của mực nớc
biển trong quá trình biển tiến hay biển thoái. Chúng đợc nhận biết bởi các dấu hiệu
sau đây: thềm mài mòn - tích tụ, nón quạt cửa sông, các tớng đê cát ven bờ, tớng sét
lagoon cổ hoặc trầm tích hạt thô bãi triều cổ. Trên mặt cắt địa chấn đó là các cấu trúc
nón quạt tăng trởng (fans), ranh giới điểm uốn giữa nhiều tập sang ít tập. Trên cơ sở
phân tích và chọn lọc các tài liệu địa vật lý, kết quả phân tích mẫu trầm tích, dấu hiệu về địa
hình, địa mạo có thể thấy 8 đới đờng bờ cổ trên thềm lục địa Việt Nam và kế cận gồm:
- Đới đờng bờ cổ của giai đoạn biển thoái trong Pliocen của giai đoạn băng hà
Dunai ở độ sâu -3000 -3500m.
- Đới đờng bờ biển cổ của giai đoạn biển thoái Pleistocen sớm của băng hà

Gunz (-2000 -2500m).
- Đờng bờ biển thoái Pleistocen giữa ở độ sâu -1000 -1500m ứng với băng hà
Mindel.
- Đờng bờ biển thoái cuối Pleistocen giữa ở độ sâu -400 -500m ứng với băng
hà Riss.
- Đờng bờ biển thoái đầu Pleistocen muộn ở độ sâu -200 -300m ứng với băng
hà Wurm 1.
- Đờng bờ biển thoái Pleistocen muộn phần muộn ở độ sâu -100 -120m ứng
với băng hà Wurm 2.
- Đờng bờ biển tiến Flandrian Pleistocen muộn - Holocen sớm ở độ sâu -50 -60m.
- Đờng bờ biển tiến Flandrian Holocen sớm - giữa ở độ sâu -25 -30m nớc.
Sự dao động về độ sâu của các đới đờng bờ cổ trong Pliocen - Đệ tứ thềm lục
địa Việt Nam và kế cận là dao động theo nguyên lý con lắc đơn có nghĩa là đờng bờ
càng gần với đờng bờ hiện đại thì càng trẻ và càng ra xa đờng bờ hiện đại thì càng cổ
và đ
ờng bờ hiện đại chính là điểm dừng tơng đối của con lắc đơn sau một chu kỳ
dao động lớn và là đới cân bằng đợc cấu thành bởi trầm tích tuổi Holocen muộn. Trên
thực tế, trong quá trình thành lập bản đồ các thành tạo địa chất Pliocen - Đệ tứ đáy biển
Việt Nam và kế cận, tập thể tác giả đã coi hệ thống đờng bờ cổ là yếu tố trung tâm dẫn
dắt cho quá trình xây dựng các ranh giới tuổi địa chất và tớng trầm tích của các thành
tạo dới đáy biển.
Chú giải bản đồ:
1/ Các đơn vị địa chất cơ bản:
Q
1
1
, Q
1
2a
, Q

1
2b
, Q
1
3a
, Q
1
3b
-Q
2
1-2
, Q
2
3

2/ Các đơn vị địa chất đợc biểu diễn trên bản đồ
- Q
1
1
Q
2
3

- Q
1
2a
Q
2
3


- Q
1
2b
Q
2
3

- Q
1
3a
Q
2
3

- Q
1
3b
Q
2
3

3/ Các ký hiệu khác

6

2. Địa tầng trầm tích Pliocen - Đệ tứ
2.1. Nguyên tắc phân chia địa tầng pliocen - đệ tứ (N
2
Q) và
biểu diễn trên bản đồ

Bản đồ các thành tạo địa chất Pliocen Đệ tứ vùng biển Việt Nam và kế cận đợc
thành lập dựa trên nguyên tắc tổ hợp giao diện các đơn vị địa tầng theo phơng thẳng
đứng. Theo nguyên tắc này chúng ta có thể biểu diễn đợc toàn bộ các thành tạo địa
chất có tuổi khác nhau bị che phủ dới sâu lên một bình đồ.
Để có thể khoanh vẽ diện phân bố các đơn vị địa chất trên bản đồ cần tiến hành
theo các bớc sau:
1/ Phân chia chu kỳ trầm tích và tuổi địa tầng
2/ Khoanh vẽ diện phân bố mỗi chu kỳ trầm tích lên bản đồ nền
3/ Khoanh vẽ các giao diện chu kỳ trầm tích (các đơn vị địa tầng cơ bản) lên bản
đồ. Mỗi một tổ hợp giao diện là một đơn vị địa chất và đợc ký hiệu một màu riêng
biệt.
Mỗi đơn vị địa chất trên bản đồ đều hàm chứa một tổ hợp cộng sinh, thành
phần vật chất và các tổ hợp cộng sinh tớng trầm tích. Đó là kết quả của một chuỗi các
mối quan hệ nhân quả hai chiều hay nhiều chiều diễn ra liên tục, đồng thời nó cũng
phản ánh đợc các mối quan hệ trong quá trình phong hoá, vận chuyển và tích tụ trầm
tích. Trong đó, mỗi kiểu trầm tích đều có những đặc trng riêng về thành phần độ hạt,
thành phần khoáng vật, thành phần hoá học, chỉ tiêu địa hoá môi trờng và đặc điểm
hình thái hạt vụn. Dựa vào các thông số này cho phép xác lập, phân chia và phân biệt
thành phần thạch học và môi trờng trầm tích.
2.2. Mô tả địa tầng trầm tích Pliocen - Đệ tứ (N
2
Q)
1/ Trầm tích Pliocen - Đệ tứ không phân chia
Tớng trầm tích sạn, cát sạn, cát bùn, nón quạt cửa sông (Tf, amN
2
-Q
1
1
)
và bột sét biển nông (mN

2
-Q
1
1
)
- Trên đáy biển Việt Nam và kế cân tớng trầm tích này lộ ra phân bố tại độ
sâu 3000-3500m ở mép sờn ngoài. Trầm tích bao gồm sạn, cát sạn, cát bùn có cấu tạo
kiểu turbidit. Thành phần gồm lục nguyên đợc mang ra từ hệ thống sông cổ xen lẫn
với mảnh vụn hỗn độn do trợt lở từ sờn xuống trộn lẫn với bùn núi lửa tại chỗ tạo
nên các quạt ngầm turbidite, có kí hiệu Tf (turbidite fans).
- Trên phạm vi thềm lục địa Việt Nam phát triển các bồn trũng Kainozoi trong
mặt cắt địa chấn thấy rõ trầm tích Pliocen Pleistocen sớm tạo thành một bậc kiến
trúc riêng biệt phủ bất chỉnh hợp trên mặt bào mòn của bậc kiến trúc Miocen trên
(N
1
3
). Các cấu tạo nêm tăng trởng, xíchma tăng trởng thuộc môi trờng prodelta, bắt
gặp ở phần rìa nam của bể Sông Hồng, bể Phú Khánh và bể Nam Côn Sơn (hình 2,3).
Còn cấu tạo phân lớp ngang song song thuộc môi trờng biển nông gặp rất phổ biến
trong mặt cắt khu vực trung tâm TB bể Sông Hồng, bể Cửu Long, Mã Lay Thổ Chu.
Tớng trầm tích bùn sét, bột cát biển sâu (mN
2
-Q
1
1
)
Trầm tích lộ ra trên đáy biển phân bố từ độ sâu 2000-2500m đến độ sâu 3000-

7
3500m phân bố ở sờn trong lục địa hiện đại. Thành phần trầm tích chủ yếu bùn sét

màu xám xanh, xám nâu chứa kết hạch mangan xen ít lớp trầm tích hỗn hợp cát sạn
bùn lẫn foraminifera. Vùng thềm lục địa bị phủ thành phần trầm tích thay đổi do môi
trờng và điều kiện lắng đọng trầm tích thay đổi, chủ yếu là bột sét và sét vôi xám xanh.
Trong các lớp bột, sét có nhiều Foraminifera, Nanofosill, đợc thành tạo vào thời kỳ biển
tiến cực đại.
Tớng trầm tích bùn núi lửa biển sâu (mDN
2
-Q)
Tớng trầm tích này phân bố ở trung tâm Biển Đông, độ sâu trên 4000m.
Thành phần là bùn sét đồng nhất chứa mangan lẫn tro núi lứa thành tạo từ Pliocen
đến nay.
Tớng trầm tích sạn, cát lẫn bùn núi lửa cấu tạo turbidit (mTfN
2
-Q) và
bùn, tro, bom núi lửa cấu tạo turbidit (mPfN
2
-Q)
Tớng trầm tích sạn, cát lẫn bùn núi lửa cấu tạo turbidit phân bố thành dải
hẹp kéo dài ở độ sâu 3500-4000m trên sờn lục địa ngoài có độ dốc lớn. Trầm tích chủ
yếu là sạn, cát, bùn lục nguyên lẫn các mảnh vụn, tro bùn núi lửa đôi nơi có kết hạch
mangan, cấu tạo rối kiểu turbidite. Trong đó thành phần lục nguyên chiếm đa số.
Cũng với độ sâu tơng tự, nhng tớng trầm tích bùn tro bom núi lửa lại phân bố bao
quanh các đảo bazan ngầm nổi cao giữa trũng Biển Đông. Trầm tích có cấu tạo kiểu
turbidite nhng thành phần hoàn toàn là sản phẩm của hoạt động núi lửa ngầm dới
đáy biển.
Tớng san hô ám tiêu phát triển ở quần đảo Hoàng Sa, Trờng Sa và bao
quanh các đảo ven bờ.
2/ Hệ Đệ tứ - Thống Pleistocen
Thống Pleistocen - Phụ thống hạ (Q
1

1
) (chu kỳ trầm tích thứ nhất)
Tớng trầm tích cuội cát sạn lòng sông biển thoái (aQ
1
1
)
Trầm tích sông Pleistocen sớm thành tạo vào giai đoạn biển thoái ứng với băng
hà Gunz khi đờng bờ ở độ sâu 2000-2500m. Tuy nhiên tầng trầm tích này không thể
hiện đợc trên bản đồ vì chúng bị phủ hoàn toàn bởi các trầm tích có tuổi trẻ hơn mà
chỉ bắt gặp trên các mặt cắt địa chấn và các lỗ khoan bãi triều.
Đáy biển thềm lục địa Việt Nam có thể bắt gặp tầng trầm tích này ở cả ba vùng
Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ (hình 3). Chúng phân bố lấp đầy các rãnh xâm thực sâu
trên bề mặt bào mòn của trầm tích Neogen.
Vùng biển nông ven bờ chỉ bắt gặp trầm tích này tại Hà Tĩnh qua các lỗ khoan
biển Hà Tĩnh. Các lỗ khoan: LK30: 55,5-61,1m; LK31: 45-58,6m; LK33: 39-57,9m.
Trầm tích chủ yếu là cuội sạn cát màu xám vàng, xám đen độ mài tròn tốt, chọn lọc
trung bình đến kém. Thành phần cát sạn đa khoáng, giàu mảnh đá granit, phun trào.
Tớng trầm tích sạn, cát sạn, cát bùn nón quạt cửa sông biển thoái (TfQ
1
1
)
- Tớng trầm tích này lộ ra dọc theo đờng bờ biển thoái Pleistocen sớm ở độ
sâu 2000 2500m, tơng ứng với băng hà Gunz. Chúng là các nón quạt của thềm
ngoài, vật liệu mang tới do các hệ thống sông cổ chảy theo các canhion. Thành phần
bao gồm sạn, cát lẫn bùn. Thành phần hạt thô là trầm tích lục nguyên tàn d, thành
phần hạt mịn một phần là lục nguyên song chủ yếu là bùn magan. Trên lát cắt địa
chấn, sóng phản xạ lộn xộn, đứt đoạn xen kẽ song song.
ở phần sờn lục địa bề dày trầm tích này chiếm phần lớn trong cột địa tầng
trầm tích tuổi Pleistocen sớm và có cấu tạo dạng xich ma tăng trởng đặc trng.
Tớng trầm tích cát bùn châu thổ (amQ

1
1
)

8
- ở vùng thềm lục địa và biển nông tầng trầm tích này bắt gặp không liên tục
trong các băng địa chấn. Trong các lỗ khoan biển và bãi triều tớng trầm tích này ở
phần trên của địa tầng đánh dấu quá trình trầm tích đồng thời với pha biển tiến do
ảnh hởng của gian băng Gunz - Mindel.
- ở vùng thềm lục địa Bắc Bộ, tớng trầm tích này gặp ở độ sâu 280-320m trên
mặt cắt địa chấn (độ sâu đáy biển 50m nớc) và nâng cao dần khi vào gần bờ ở độ sâu
70-120m (độ sâu đáy biển 0-10m nớc). Tơng tự nh ở vùng thềm lục địa miền Trung,
tầng trầm tích này phân bố từ độ sâu 250m (tại độ sâu đáy biển 60m) đến độ sâu 50m
(tại đờng bờ hiện tại). Trong các lỗ khoan máy bãi triều gặp tại lỗ khoan 96-1 (độ sâu
75-100m) trầm tích có phần đáy là cát bột và kết thúc là sét bột loang lổ màu vàng
nâu, xám nâu chứa nhiều hạt laterit.
- ở vùng biển Trung Bộ, mặt cắt trầm tích của tầng từ dới lên gồm các lớp cuội
sạn cát xen các lớp bột sét màu xám phân lớp xiên chéo kiểu châu thổ gặp ở độ sâu
82,8 - 74,3m (LK HU8). Trong trầm tích chứa bào tử phấn hoa: Polypodium, Cyathea,
Pteris, Sequoia, Taxodium, Carya tuổi Pleistocen sớm (Q
1
1
), hệ số địa hoá Kt = 0,71,
pH = 6,8 - 7,63 tơng ứng với môi trờng cửa sông ven biển, bề dày thay đổi từ 10-30m.
- ở vùng biển Nam Bộ, Trầm tích sông biển Pleistocen sớm gặp trong lỗ khoan
LK2000-1- Cầu Muôn thuộc xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông Tỉnh Tiền Giang, độ
sâu 166,6 - 159,1m. Thành phần trầm tích từ dới lên thay đổi từ: sạn, cát màu xám
vàng lẫn ít bột sét, độ chọn lọc trung bình đến kém, mài tròn trung bình (Md = 2,2 -
4,5, So = 1,7 - 3,37, Sk = 0,45 - 1,2) đến cát bột màu xám đen giàu mùn thực vật thân
gỗ hoá than màu đen. Trong lớp thực vật thân gỗ hoá than gặp một số dạng bào tử

phấn hoa của thực vật ngập mặn và lợ (môi trờng cửa sông ven biển là chủ yếu) cho
tuổi Pleistocen sớm (Q
1
1
) gồm các dạng: Rhizophora sp., Myrica sp., Lygodium sp.,
Polypodium sp Chiều dày của phân vị thay đổi từ 5-30m.
- ở vùng biển Tây Nam từ Cà Mau đến Hà Tiên trầm tích sông biển Pleistocen
hạ chủ yếu phân bố ở vùng biển Rạch Giá cho tới quần đảo Nam Du. Chúng thờng
nằm phủ trực tiếp trên bề mặt đá gốc của các hệ tầng Phú Quốc, Hòn Chông, Hà Tiên,
Hòn Ngang, Hòn Nghệ Thành phần trầm tích gồm chủ yếu là cuội sạn sỏi, cát lẫn với
bột sét phong hoá màu vàng, màu nâu, xám vàng, chiều dày 10-25m.
Tớng trầm tích cát bột sét châu thổ (amQ
1
1
) biển nông biển tiến (mQ
1
1
)
Trầm tích biển nông Pleistocen sớm phân bố ở độ sâu hiện tại từ 1000-1500m
đến 2000-2500m nớc. Diện phân bố mở rộng bao quanh các đảo san hô Hoàng Sa,
Trờng Sa, bãi ngầm Macclesfied và bãi Cỏ Rong, thu hẹp ở sờn lục địa phía đông đảo
Hải Nam - Trung Quốc, sờn lục địa Miền Trung - Việt Nam. Trong các mặt cắt địa
chấn tầng trầm tích này đợc đặc trng bở sóng phản xạ song song rõ nét, thành phần
thạch học là bùn sét mịn.
Theo dõi trên các băng địa chấn theo hớng vuông góc với đờng bờ, tầng trầm
tích này phân bố một cách liên tục, bề dày đạt cực đại ở trung tâm các bể Kainozoi, cực
tiểu ở sờn lục địa, nhìn chung thay đổi từ 15 100m.
ở vùng biển nông ven bờ trầm tích này bắt gặp trong hầu hết các lỗ khoan máy
bãi triều. Vùng biển Bắc Bộ thành phần trầm tích là cát hạt trung hạt lớn màu xám
chuyển lên là các lớp bùn sét xen cát màu xám xanh chứa mảnh vụn Mollusca. ở một

số nơi phần trên của tầng sét xám xanh bị phong hoá loang lổ. ở vùng biển Miền
Trung gặp tầng trầm tích này ở Quảng Bình và Huế. Thành phần trầm tích gồm các
lớp cát màu xám sáng xen các lớp bùn sét màu xám xanh chứa vật liệu vôi, phân lớp
ngang. Chiều dày thay đổi từ 10-70m. ở vùng biển Đông Nam Bộ trầm tích biển phân

9
bố trên diện rộng độ sâu đáy biển từ 150m trở ra. Tại độ sâu 130 - 126m của LK2000-1
thành phần trầm tích bắt gặp nh sau: phía dới là cát bột lẫn sạn màu tím, vàng,
nâu, (sạn = 2,8%, cát= 59,1%, bột= 12,6%, sét 25,3%; Md = 0,28, So = 7,6, Sk = 0,07). ở
độ sâu 126,7-126,9m gặp cây thân gỗ màu nâu khá cứng chắc, phía trên là bột sét
loang lổ màu vàng, đỏ, tím gặp nhiều mảnh felspat sắc cạnh, thuỷ tinh, tro bụi núi lửa
(kích thớc 0,2-0,5mm). ở độ sâu 157,8 và 153m (LK2000-1) gặp tập hợp hoá thạch tảo
vôi đặc trng cho môi trờng biển nông ven bờ tuổi Pleistocen sớm gồm các loài:
Pseudoenailiania huxley (Kamptner), Gephyrocapsa caribleania Boudrean. ở độ sâu
119,0 - 121,5m; 128,9 - 130,9m của LK 98-2 gặp phong phú các phức hệ Foraminifera:
Discobir sp., Ammorotalia sp., Spiroloculina sp., Operculina complanata,
Gloligerinoides đợc Ma Văn Lạc xác định tuổi Pliocen muộn - Pleistocen sớm (N
2
-Q
1
1
).
Bề dày thay đổi từ 20-70m. Vùng biển Cà Mau - Hà Tiên tầng trầm tích biển
Pleistocen hạ gồm các lớp cát xen với bùn sét phân lớp mỏng màu xám xanh chứa di
tích thực vật ngặp mặn dạng lá. ở độ sâu 86 - 71,1m của LK95-4 Rạch Giá trầm tích
chủ yếu là bột sét xen cát chứa mùn thực vật, màu xám xanh, xám nâu, cấu tạo phân
lớp ngang, độ chọn lọc bị kém (So = 2,44 - 3,8). Trong tập trầm tích này có chứa phong
phú phấn hoa thực vật ngập mặn: Rhizophora sp., Brigirina sp., Polypodium,
Sonneratia sp., Bề dày của tầng thay đổi từ 10-90m.
Thống Pleistocen - Phụ thống trung - phần dới (Q

1
2a
) (chu kỳ trầm tích thứ
2)
Tớng trầm tích sạn, cát sạn lòng sông (a Q
1
2a
), cát bùn nón quạt cửa sông
(Tf,amQ
1
2a
) biển thoái
Trầm tích sông biển Pleistocen giữa phần sớm phân bố rải rác trên đáy biển ở
độ sâu 1000-1500m là các châu thổ tàn d, thành phần là sạn, cát sạn, cát bùn, bùn
cát. Các châu thổ cổ này thể hiện rất rõ nét trên bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn, đặc
biệt là khu vực miền trung. Tầng trầm tích này có bề dày lớn nhất ở mép thềm lục địa,
đặc biệt là khu vực rìa bồn trũng Nam Côn Sơn, bồn Phú Khánh có nơi đạt 500-600m.
Trên băng địa chấn phổ biến các dạng nêm tăng trởng (xem hình 4.4, 4.7, 4.20- trong
báo cáo tổng hợp) là dấu hiệu của tớng sờn châu thổ (prodelta).
- ở vùng biển Bắc Bộ: mặt cắt trầm tích bao gồm hai phần: phần dới là cuội
sạn sỏi, cát ít khoáng tới đa khoáng; phần trên là cát bột xám xanh, sét bột xám nâu
tới xám tối, bị phong hóa loang lổ màu vàng, xám vàng lớp trên cùng. Trong lỗ khoan
LK96-1 (cửa Lạch Giang) gặp một số dạng hoá thạch của Foraminifera: Pseudorotalia
sp., Amphistegina sp., Operculina, Asterototalia pulchella, Celanthus craticulatus
tuổi Pleistocen giữa - muộn. Ngoài ra trong trầm tích của tầng còn chứa phong phú tập
hợp bào tử phấn của thực vật a mặn: Microlepia sp., Cyathea sp., Lygodium sp.,
Rhizophora sp., Poaesa gen. indet., Quercus sp., Chiều dày của tầng thay đổi 5-20m.
- ở vùng biển miền Trung: Trầm tích sông biển Pleistocen giữa (amQ
1
2

) gặp
đợc trong các lỗ khoan bãi triều và khoan biển vùng Huế Quảng Trị. Thành phần
trầm tích gồm phía dới là sạn sỏi màu xám vàng, phía trên là sét bột phong hoá loang
lổ đỏ. Chiều dày thay đổi từ 5-15m.
- ở vùng biển Đông Nam Bộ mặt cắt trầm tích gồm: cát, cuội sạn chứa vụn thực
vật hoá than, phần dới chuyển lên phía trên là cát xen sét màu xám, xám xanh, xám
nâu.
Tớng trầm tích cát, cát bột châu thổ (amQ
1
2a
), bùn sét biển nông ven bờ
biẻn tiến (mQ
1
2a
)
Trầm tích biển (mQ
1
2a
) có diện phân bố hẹp ở độ sâu từ 400-500m đến 1000-

10
1500m. Nơi hẹp nhất là sờn lục địa Trung Bộ, có nơi chỉ rộng hơn 1km. Thành phần
trầm tích là cát, cát bột, bùn sét có nơi lẫn vụn san hô nh khu vực bãi Phúc Nguyên
và Huyền Trân. Tớng trầm tích biển nông ven bờ nhng hiện tại lại phân bố ở biển
sâu. Điều đó chứng tỏ biên độ sụt lún kiến tạo đã làm gia tăng độ sâu hiện tại.
Tại vùng thềm trong và thềm giữa tầng trầm tích biển Pleistocen trung đặc
trng bằng trờng sóng phản xạ dải ngang, phủ trên các hố đào khoét đợc lấp đầy
bằng trầm tích hạt thô (hình 4.6-4.10 xem Báo cáo tổng hợp). Thành phần thạch học
có sự phân biệt rất rõ: phần đáy là hạt thô, phần nóc bao gồm bột sét bị phong hoá
loang lổ, chiều dày thay đổi 50-180m.

ở vùng thềm lục địa và biển nông ven bờ trầm tích biển gặp hầu hết trong các
băng địa chấn cũng nh các lỗ khoan máy bãi triều.
- ở vùng biển Bắc Bộ trầm tích phía dới là cát trung thô chuyển lên phía trên
là bột sét, bùn sét màu xám, xám xanh. ở độ sâu từ 100-79,6m (LK96-3): Trầm tích
gồm chủ yếu là cát hạt thô màu xám xanh, xám sáng xen các lớp mỏng bột sét màu
xám xanh.
- ở vùng biển miền Trung trầm tích của tầng gồm cát, sét màu xám trắng loang
lổ, sét màu xám xanh xen các ổ lớp than bùn giàu bào tử phấn hoa.
- ở vùng biển Đông Nam Bộ: Tầng trầm tích biển Pleistocen trung chủ yếu là
tầng hạt mịn: bột sét, sét xen ít lớp cát mỏng màu xám xanh phong hoá loang lổ chứa
kết vón laterit, gặp đợc các hoá thạch của Foraminifera, Nanoplanton, Diatomea.
Thành phần cát của trầm tích mQ
1
2a
chủ yếu là loại đơn khoáng đến ít khoáng: thạch
anh 80- 90%, felspat 5- 10% (gồm 2 loại felspat kali và plagioclas), mảnh đá 5- 10%
(chủ yếu là quarzit, silic), ngoài ra còn gặp các khoáng vật amfibol, turmalin, epidot,
limonit.
- ở vùng biển Tây Nam: Trầm tích của tầng chủ yếu là bột, sét, cát phân lớp
màu xám, xám xanh, chứa Foraminifera, Diatomea.
Thống Pleistocen - Phụ thống trung - phần trên (Q
1
2b
) (chu kỳ trầm tích thứ
3)
Tớng trầm tích cát sạn lòng sông (aQ
1
2b
), cát bùn nón quạt cửa sông biển
thoái (amQ

1
2b
)
Trầm tích lộ ra trên đáy biển ở độ sâu 400-500m nớc, thành phần bao gồm cát
sạn, cát bùn. Do phân bố trên đới sờn dốc nên diện phân bố rất hẹp và bề dày cũng
chỉ đạt đến tối đa 15m. Trên các băng địa chấn nông thể hiện rõ các tập và mặt ranh
giới gồm các thấu kính có phản xạ xiên chéo và xích ma tăng trởng điển hình là từ
mép thềm lục địa trở vào.
Vùng thềm lục địa tầng trầm tích này gặp khá phổ biến.
- Vùng biển Bắc Bộ: trầm tích gồm 2 phần, phía dới là cát, cát sạn, sạn sỏi
màu xám xanh, xám vàng, phía trên là bột sét xám xánh, xám đen.
- Vùng biển Trung Bộ: trầm tích có thành phần hỗn tạp: cát thô - trung, cát sạn
màu xám vàng, xám xanh đến xám sáng dày 5-15m.
- Vùng biển Nam Bộ: phân bố hạn chế ở khu vực biển Vũng Tàu- Hồ Tràm,
trầm tích gồm cuội sạn, cát sạn, cát xen bột màu xám vàng. Bề dày 5-15m.
Tớng trầm tích bột sét châu thổ (amQ
1
2b
), sét bột đầm lầy ven biển trớc
biển tiến (mbQ
1
2b
)
Trầm tích này không lộ trên bề mặt mà chỉ phát hiện ở vịnh Bắc Bộ, biển Đông

11
Nam Bộ và Tây Nam Bộ qua các lỗ khoan bãi triều, khoan biển.
- Vùng biển Bắc Bộ: trầm tích là bột sét, sét bột, xen ít cát mịn màu xám đen,
xám xanh giàu mùn thực vật, chứa ở lớp than bùn mỏng. Dày 5-15m.
- Vùng biển Nam Bộ: trầm tích của tầng gặp trong LK99-II thuộc ấp Cà Cối xã

Long Vĩnh - Trà Cú - Trà Vinh. Độ sâu 58,9 - 52m, thành phần trầm tích gồm: sét màu
xám tới xám nâu xen các lớp mùn thực vật màu đen chuyển xuống dới là cát xám
xanh. Thành tạo trong điều kiện bãi triều châu thổ bị đầm lầy hoá (phát triển nhiều
rừng ngập mặn). Bề dày của tầng thay đổi từ 10 - 15m.
Tớng trầm tích cát, bột sét châu thổ (amQ
1
2b
), bùn sét biển nông kiểu biển
tiến (mQ
1
2b
)
Trầm tích biển am,mQ
1
2b
phân bố ở độ sâu từ 200-300 đến độ sâu 400-500m
trên đáy biển thềm lục địa vì vậy chúng có diện phân bố hẹp, đặc biệt là khu vực biển
Nam Trung Bộ Việt Nam đến Đảo Pa La Van. Đợc thành tạo trong pha biển tiến ứng
với gian băng Riss-Wurm1. Trầm tích là cát, cát bột, bùn sét phía trên có biểu hiện
phong hóa. Trên băng địa chấn dễ dàng phát hiện nhờ đặc trng sóng địa chấn song
song, ranh giới trên rõ nét bởi các rãnh bào mòn, xâm thực.
Vùng thềm lục địa và biển nông tầng trầm tích này bắt gặp trong các băng địa
chấn và một số lỗ khoan biển và bãi triều:
- Vùng biển Trung Bộ: trầm tích gồm các lớp cát bột mịn, sét bột xám xanh bị
loang lổ nhẹ. Tại LK71, trầm tích có thành phần là: phía dới là sét bột xám xanh,
xám sẫm, phớt xanh dẻo mịn, chuyển lên phía trên là sét loang lổ, vàng, nâu đỏ lẫn các
ổ sạn thạch anh.
- Vùng biển Đông Nam Bộ: trầm tích gồm các lớp cát xen bột, bột sét màu xám
xanh chứa kết hạch vôi sét.
- Vùng biển Tây Nam: trầm tích là sét sạn, sét xen bột cấu tạo phân lớp màu

xám, xám xanh. Tại LK98-I Rạch Tàu (Mũi Cà Mau) đã gặp tầng trầm tích này ở độ
sâu: 55,5 - 64,5m, trầm tích gồm chủ yếu là cát lẫn bột sét màu xám sáng, xám phớt
xanh, bột sét thờng phân lớp mỏng xen kẽ trong cát chuyển lên trên là các lớp sét, sét
bột, cát mịn đan xen đều đặn trong mẫu.
Thống Pleistocen - Phụ thống thợng, phần dới (Q
1
3a
) (chu kỳ trầm tích thứ
4)
Tớng trầm tích cát sạn lòng sông (aQ
1
3a
), bột sét nón quạt cửa sông kiểu
biển thoái (amQ
1
3a
)
Trên đáy biển trầm tích a,amQ
1
3a
phân bố ở độ sâu 200-300m nớc ở trên mép
thềm lục địa. Đợc thành tạo khi biển thoái cực đại ứng với băng hà wurm1, trầm tích
là cát sạn, cát lẫn bột sét, phía trên bị loang lổ nhẹ. Trên băng địa chấn đặc trng là
cấu tạo phân lớp xiên chéo và kiểu xichma tăng trởng.
ở vùng biển thềm lục địa trầm tích này chủ yếu gặp trong các lỗ khoan máy bãi
triều, lỗ khoan biển, liên quan tới các cửa sông lớn đổ ra biển nh sông Hồng, sông
Lam, hệ thống sông Cửu Long.
- Vùng biển Bắc Bộ: trầm tích gồm 2 phần, phía dới là sạn sỏi, cuội sạn,
chuyển lên trên là bột sét loang lổ màu xám vàng, hoặc là bùn cát, bột cát, màu nâu
hồng phớt tím. Mặt cắt của tầng ở LK96-II độ sâu 66 - 100m (Cồn Vành) chủ yếu là

bùn cát, bột sét, màu xám nâu (nâu hồng phớt tím); 95 -100m gặp ít mùn thực vật, lá
cây, ít mảnh sò ốc kích thớc nhỏ (5-7mm). Thành phần cấp hạt chung của tầng: cát =
15-23%, bột = 21 - 60,2%, sét = 23,9 - 58%. Hệ số độ hạt So = 2,36 - 3,25, Sk = 0,93 -
1,88, Md = 0,16 - 0,029, Eh = 86 - 37, pH = 6,9 - 7,5, Kt = 0,82 - 0,96.

12
- Vùng biển Trung Bộ: tại lỗ khoan LK93-3 Thuận An, độ sâu 39 - 48,6m từ dới
lên gồm:
+ 48,6 - 44,0m: phía trên là cát hạt trung thô lẫn sạn sỏi, bột sét phía dới là
sạn sỏi cuội (kích thớc 1 x 2cm) màu xám vàng, màu đen, chọn lọc kém, đa khoáng.
Thành phần cấp hạt: sạn = 33,6 - 49,5%, cát 33,9 - 56,7%, bột = 1,6 - 9,2%, sét = 7,4 -
8,1%. Hệ số độ hạt: Md = 0,53 - 0,96, So = 2,63 - 4,9, SK = 1,32 - 2,6.
+ 44 - 39m: phía trên là lớp sét bột phong hoá loang lổ chuyển xuống dới là cát
hạt mịn màu trắng xám, trắng sữa, chọn lọc và mài tròn tốt, cát= 70,4%, bột =16,7%,
sét = 133,9%, Md = 0,2, So = 1,79, Sk = 0,43.
- Vùng biển Đông Nam Bộ: trầm tích gặp đợc trong một số lỗ khoan bãi triều
và trong các băng địa chấn nông độ phân giải cao. Mặt cắt đặc trng của tầng trong
LK2000 Cầu Muôn độ sâu 59,7 - 46,3m thành phần gồm: cuội sỏi sạn, cát thô trung
màu xám vàng, xám sáng phía trên lẫn ít sét màu xám vàng, xám sáng.
- Vùng biển Tây Nam: trầm tích của tầng chứa chủ yếu là hạt thô cuội sạn, cát.
Dày 5-10m.
Tớng trầm tích cát bộtchâu thổ (amQ
1
3a
) bùn sét biển nông ven bờ kiểu
biển tiến (mQ
1
3a
)
Trên đáy biển thềm lục địa trầm tích châu thổ và biển nông Q

1
3a
phân bố phổ
biến ở hai đới độ sâu khác nhau: từ 100-120 đến 200-300m nớc trầm tích phân bố liền
một dải từ biển đông Trung Hoa đến Malayxia, đới thứ hai phân bố dạng da báo nổi
lên ở độ sâu từ 20-60m nớc, phổ biến nhất là vùng tiền châu thổ Sông Hồng, tiền châu
thổ sông Cửu Long và vùng biển Tây Nam (hình 4.16 xem Báo cáo tổng hợp). Trong
khi đới phía trong bề mặt có màu loang lổ xám vàng, nâu đỏ chứa kết vón laterit do bị
phơi ra trong không khí trong pha biển thoái ứng với băng hà cuối cùng (wurm2) thì
đới phía ngoài vẫn còn giữ nguyên đợc màu sắc nguyên thủy là xám xanh, xám sẫm
của trầm tích biển nông.
Tại vùng biển nông tầng trầm tích này bắt gặp hầu hết trong các lỗ khoan máy
bãi triều và khoan biển.
- Vùng tiền biển Bắc Bộ tại lỗ khoan LK96-1, trầm tích của tầng gặp ở độ sâu từ
52,5-27m, từ dới lên gồm.
+ 52,5 - 29,0m: bùn sét, bột sét màu xám xanh, xám sáng xen lớp mỏng bột sét
xám nâu. Thành phần trầm tích gồm cát = 25,5%, bột = 45,6%, sét = 28,79%, So = 2,05
- 3,33, Sk = 0,86 - 1,5, Md = 0,014 - 0,028, trong trầm tích chứa phong phú hỗn hợp
Foraminifera sống trong môi trờng biển nông: Ammonia annecten, Amphistegina sp.,
Elphidium sp., Pseudorotalia sp., tuổi Pleistocen muộn.
+ Từ 29,0 - 27m: bùn cát chứa sạn sỏi laterit, màu xám sáng phong hoá loang lổ
xám vàng. Các chỉ tiêu hoá môi trờng cho kết quả trầm tích đợc thành tạo trong môi
trờng biển (Eh = 130, pH = 8,17, Kt = 1,44). Chiều dày của tập 25,5m.
- Vùng biển Trung Bộ, trong các lỗ khoan LK12, 22, 18, 23, 30 vùng biển Hà
Tĩnh, đã có 7 mẫu phân tích C
14
tại Viện Khảo cổ học Hà Nội, kết quả cho tuổi dao
động từ 21960 50 đến 31150 50 năm. Hầu hết các mẫu này đều đợc lấy vào tầng
trầm tích bùn sét, sét cát màu xám xanh đến xám đen giàu mùn và vụn thực vật hoá
than.

- Vùng tiền châu thổ sông Cửu Long mặt cắt đặc trng của tầng gặp trong
LK2000-1 Cầu Muôn, độ sâu 46,3 - 14,7m. Tầng trầm tích đợc thành tạo trong môi
trờng biển (pH = 7,5 8, Eh = 15,6 16,5, Kt = 1 1,23). Trong tầng loang lổ Al
2
0
3

tăng cao 14,6%, Fe
2
0
3
6,46%. Trong tầng trầm tích hạt mịn gặp phong phú
Foraminifera, Nannofossil, bào tử phấn hoa, tảo Diatome nớc độ bảo tồn trung bình.

13
- Vùng biển Tây Nam: trầm tích gặp ở lỗ khoan LK95- 4, độ sâu từ 19- 42,8m.
Thành phần cấp hạt: sét bột= 85- 97%, cát= 2,93- 14,7%, So=1,64- 3,93%; S
k
= 1,05-
4,16%, Md= 0,01- 0,008. Thành phần khoáng vật sét: có hàm lợng monmorilonit cao.
Trong tầng đã gặp đợc tập hợp Foraminifera: Operculina, Amphistegina, Operculina
complanata, O. Ammonoides, Gypsima, Pseudorotalia, Cellanthus craticulatus-
Quinqueloculina tuổi xác định Pleistocen muộn. Ngoài ra trong tầng còn gặp khá giàu
tảo Diatome: gồm các loài Coscinodiscus radiatus, C. marginatus, Cyclotella stylorum
tuổi xác định là Pleistocen muộn. Chiều dày 21,8m.
Thống Pleistocen - phụ thống thợng - thống Holocen Phụ thống hạ - trung
(Q
1
3b
-Q

2
1-2
) (chu kỳ trầm tích thứ 5)
Tớng trầm tích cát - bột - sét lẫn sạn lòng sông cổ (aQ
1
3b
)
Trầm tích sông (aQ
1
3b
) phân bố từ 0m nớc đến 100 120m nớc song bị phủ
bởi trầm tích Holocen theo hớng vuông góc với đờng đẳng sâu bao gồm trầm tích cát
lấp đầy các rãnh đào khoét lòng sông cổ và bột sét bãi bồi - châu thổ. Diện lộ trầm tích
này bắt gặp phổ biển ở khu vực Bắc Trung Bộ, tiền châu thổ sông Cửu Long và vùng
biển Tây Nam. Trầm tích là cát, bột sét lẫn sạn đợc thành tạo trong giai đoạn biển
thoái ứng với băng hà wurm2. Dấu hiệu đào khoét của các lòng sông cổ trên các tầng
sét biển tiến Vĩnh Phúc bị phong hóa loang lổ tuổi Pleistocen muộn thể hiện rất rõ nét
trong các băng địa chấn (hình 4.18, 4.19, 4.20 xem Báo cáo tổng hợp). Đặc biệt tại
thềm lục địa Trung Bộ dấu hiệu đào khoét của lòng sông cổ còn để lại trên bề mặt địa
hình. Ngoài ra tầng trầm tích này còn gặp trong các lỗ khoan biển và bãi triều vùng
biển Hà Tĩnh. Tại LK30 - Cửa Hội độ sâu 15m nớc trầm tích của tầng ở độ sâu 21,5 -
24,5m (tính từ đáy biển) gồm phía trên là cát sạn đa khoáng (cát = 80 - 90%, sạn = 10 -
15%) lẫn ít mảnh vụn thực vật, màu xám xanh, xám vàng chuyển xuống sạn sỏi cát, cuội
sạn tăng lên (kích thớc 2 cm) độ mài tròn tốt, chọn lọc trung bình. Thành phần cuội sạn
đa khoáng, gặp nhiều cuội đá granit, quăczit, phun trào.
Tớng trầm tích cát - bột - sét châu thổ kiểu biển thoái (amQ
1
3b
)
Trầm tích phân bố phổ biến trên đáy biển ở độ sâu 100-120m nớc. Đây là thế

hệ nón quạt cửa sông có diện tích phân bố lớn nhất trên đáy biển Việt Nam và kế cận,
chủ yếu tập trung ở trớc hai châu thổ Sông Hồng và sông Cửu Long. Thành phần
trầm tích là cát bột pha sét màu xám, xám nâu. Trên các mặt cắt địa chất minh giải từ
băng địa chấn, tớng trầm tích này chỉ phát hiện phổ biến ở mép thềm lục địa với cấu
tạo xíchma tăng trởng đặc trng.
Tớng trầm tích cát bùn châu thổ (amQ
1
3b
Q
2
1
) và tớng đê cát ven bờ và
bùn sét lagun kiểu biển tiến (m,msQ
2
1
) (từ 100 - 60 m nớc)
Trầm tích cát bùn châu thổ và châu thổ bị đầm lầy hóa phát triển ở thềm lục
địa vịnh Bắc Bộ và thềm lục địa phía nam, tớng sét lagun-đê cát ven bờ cổ, thờng
phân bố phía trên vùng thềm lục địa miền Trung. Thành phần là bùn sét màu xám,
xám đen chứa than bùn, có nguồn gốc bãi triều châu thổ và lagun, bắt gặp phổ biển
trong các ống phóng trọng lực. Tớng đê cát ven bờ tombolo và lagun rất phổ biến ở độ
sâu 50 60m. Cát có độ chọn lọc tốt chứa nhiều vụn vỏ sinh vật mài tròn cạnh.
Tớng trầm tích cát bùn sét biển nông (mQ
1
3b
-Q
2
1
)
Trầm tích biển nông (mQ

1
3b
-Q
2
1-2
) đợc phân chia chi tiết thành 2 tớng đặc
trng cho chế độ thủy thạch động lực khác nhau. Tớng cát bùn sét biển nông và tớng
cát, bùn sét, bãi triều cổ.
Tớng trầm tích cát bùn sét biển nông (mQ
1
3b
-Q
2
1-2
) phân bố trên đáy biển ở độ
sâu từ 25-30m đến 100-120m nớc, có thể nhận rõ chúng với kiểu phản xạ địa chấn
song song. Trên bản đồ ranh giới giữa Q
2
1
và Q
2
2
đợc giả định trùng với đới đờng bờ

14
cổ ở độ sâu 50-60m nớc. Tầng trầm tích này phủ trực tiếp trên tầng sét biển loang lổ
có tuổi Q
1
3a
. Thành phần trầm tích là cát, cát bột màu xám xanh chứa vụn vỏ sinh vật.

Kết quả phân tích tuổi tuyệt đối C
14
trong cột ống phóng SO-140-21 (độ sâu đáy biển
155m) trong chuyến khảo sát Sonne 140, 1999 (Đức) cho kết quả nh sau: tại độ sâu
2,1m cho tuổi 12.160 năm; độ sâu 2,3m cho tuổi 24.330 năm (hình 4.29, 4.30 xem Báo
cáo tổng hợp).
Tớng cát bãi triều phân bố ở đờng bờ 50-60m nớc, dạng kéo dài song song
với đờng đẳng sâu có địa hình nghiêng thoải. Trầm tích là cát hạt trung đến thô, cát
sạn lẫn vụn vỏ sinh vật chọn lọc, mài tròn tốt. Thành phần cát chủ yếu là thạch anh
(>85%), sạn chủ yếu là các hạt laterit mài tròn tốt màu nâu đen mài tròn rất tốt.
Tớng trầm tích bùn sét, than bùn đầm lầy ven biển cổ kiểu biển tiến
(mbQ
2
1-2
) (từ 60 m nớc trở vào)
Là tầng trầm tích tơng đối phổ biến trong vùng biển ven bờ Việt Nam, có thể
gặp chúng qua các lỗ khoan bãi triều, khoan biển và ống phóng trọng lực ngoài khơi.
- ở vùng biển Bắc Bộ trầm tích bắt gặp trong các ống phóng trọng lực. Thành
phần trầm tích gồm: bùn cát, bùn, bùn sét màu xám tối chứa mùn thực vật, bã hữu cơ
màu nâu đen. Trầm tích có cấu tạo dải, cứ một lớp bùn, sét màu xám tro dày 3 - 5cm
xen với một lớp bột lẫn cát màu xám nhạt chứa mùn bã thực vật mỏng vài mm. Trầm
tích của tầng có chứa nhiều bào tử phấn hoa của thực vật ngập mặn và thực vật nớc
ngọt nh các loài: Rhizophora sp., osmunda sp., Cyathea sp., Polypodium sp., Pinus
sp., tuổi Holocen. Chiều dày 2-10m.
- ở vùng biển Trung Bộ trầm tích biển đầm lầy bắt gặp trong lỗ khoan biển
vùng Hà Tĩnh. có 2 giá trị tuổi đồng vị C
14
có tuổi giao động 9720 50 đến 11450 50
năm do Viện Khảo cổ học Hà Nội phân tích. Các mẫu này đợc lấy trong tầng bùn sét
giàu mùn thực vật hoá than nằm trên bề mặt sét loang lổ.

- ở vùng tiền châu thổ sông Cửu Long gặp trong các lỗ khoan máy bãi triều,
thành phần trầm tích là bùn, bùn sét, bùn sét màu xám, xám đen giàu mùn thực vật
hoá than. Dày 5-20m.
- ở vùng biển Tây Nam: phân bố thành các diện tơng đối rộng ở vùng biển Cà
Mau - Hà Tiên, chúng thờng đợc hình thành trong các lạch triều cổ có hớng đổ ra
Vịnh Thái Lan. Trầm tích gồm bùn sét bùn cát, giàu mùn bã thực vật màu xám đen
chứa các lớp, vỉa than bùn. Trong LK95-4 Rạch Sỏi, ở độ sâu 14,0 12,8m gặp trầm
tích là bột sét chứa cát, bột sét chứa mùn thực vật màu đen giàu bào tử phấn hoa thực
vật ngập mặn Rhizophora sp., Bruguiera sp., Sonneratia sp., Pinus sp., Quercus. Dày
2-20m.
Tớng cát sạn đê cát ven bờ cổ kiểu biển tiến (msQ
2
1-2
).
Đó là một trong các minh chứng thuyết phục nhất đới bờ cổ ở vùng biển ven bờ
Việt Nam.
- Vùng biển Bắc Bộ: chúng phân bố độ sâu từ 19,20,25,30m nớc ôm theo bờ
cong vịnh Bắc Bộ. Trầm tích chủ yếu là cát, cát sạn màu xám vàng. Trầm tích thành
tạo nên các bãi cạn, cồn ngầm này chủ yếu là cát, cát lẫn sạn hoặc cát sạn màu xám,
xám vàng, thờng có độ chọn lọc và độ mài tròn tốt, đơn khoáng (thạch anh >90%).
Chiều dày thay đổi từ 2- 10m.
- Vùng biển Trung Bộ: phân bố ở độ sâu 19-25m nớc tạo thành đê cát ngầm,
cồn ngầm (bãi cạn Cửa Việt, bãi cạn Thuận An, bãi cạn Hội An, bãi cạn Qui Nhơn và
từ Cà Ná tới Vũng Tàu). Thành phần trầm tích gồm cát, cát sạn, cát lẫn sạn màu xám
vàng, độ chọn lọc và mài tròn rất tốt. Thành phần cấp hạt trung bình: cát = 99,06%,

15
bùn = 0,77%; trầm tích cát có kích thớc hạt thô: Md = 0,301mm, So = 1,24, Sk = 1,05,
Ro = 0,7- 0,9. Thành phần khoáng vật vụn cơ học, thạch anh= 95- 96%, mảnh đá 2- 3%,
felspat = 2%, ngoài ra còn gặp một số khoáng vật nặng nh ilmenit, zircon, rutin,

turmalin. Chiều dày đạt từ 5- 10m.
- Vùng tiền châu thổ sông Cửu Long: gặp ở trớc cửa sông Hậu (bãi cạn Hậu
Giang) khu vực quanh Côn Đảo (cồn ngầm tây Côn Đảo). Thành phần trầm tích gồm
chủ yếu là cát mịn màu xám vàng. Dày 5-15m.
Tớng bùn sét, cát bột biển nông kiểu biển tiến (mQ
2
1-2
)
Tớng trầm tích này lộ ra dới đáy biển ở độ sâu 25-30m đến 50-60m nớc trên
toàn vùng biển nông Việt Nam và kế cận. Ngoài ra còn gặp phổ biến trong các băng địa
chấn và các lỗ khoan máy biển và bãi triều.
- Vùng biển Bắc Bộ: thành phần trầm tích bao gồm phía dới là cát sạn bùn, cát
bùn, cát sạn màu xám đến xám xanh, giàu vụn sinh vật và vi cổ sinh, phía trên là bùn
cát, bùn sét màu xám xanh.
Trong lỗ khoan LK96- 3: độ sâu từ 54- 35m từ dới lên gồm các lớp:
+ 54- 45,5m: trầm tích gồm các lớp cát bùn, cát sét, bùn cát màu xám xi măng
đến xám xanh chứa ít vụn sinh vật.
+ 45,5- 35,0m: sét, bùn dẻo màu xám xi măng đến xám xanh chứa mùn thực
vật, cát = 2,61- 4,17%, bùn, sét = 95,7- 97,8%, Md = 0,15- 0,02mm, So = 2,16- 2,65, Sk
= 0,85- 1,06; pH = 8,3- 8,6, Kt = 1,27- 1,52.
Trong trầm tích chứa phong phú Foraminifera cho tuổi Holocen sớm giữa:
Ammonia annectens, Elphidium sp., Bigeneria sp., Quinqueloculina sp., Chiều dày
19,0m.
Các trầm tích mQ
2
1-2
phủ trên bề mặt bóc mòn của các trầm tích sét loang lổ
tuổi Q
1
3a

hoặc trên các thành tạo a,mbQ
2
1-2
ở phía dới, phía trên bị phủ bởi các thành
tạo Holocen muộn (hình 3.26). Dày 0,5-25m.
- Vùng biển Trung Bộ: trầm tích gồm phía dới là cát trắng chuyển lên là cát
bùn, bùn cát, bùn sét màu xám xanh, giàu vụn sinh vật biển. Phần lộ ra trên đáy biển
chủ yếu là tầng hạt mịn gồm bùn cát, bùn sét. Thành phần cấp hạt trung bình: cát =
50,05%, bùn = 49,56%, Md = 0,095mm, So = 2,41, Sk = 0,84. Thành phần khoáng vật
sét (trung bình): monmorilonit = 7%, clorit = 11,31%, kaolinit = 28,05%, hydromica =
49,16%. Trong trầm tích của tầng cũng đã gặp khá phong phú tập hợp cổ sinh:
Foraminifera, Diatome, Bào tử phấn hoa, Nannofossil tuổi Holocen sớm giữa. Chiều
dày 5-25m.
- Vùng tiền châu thổ Sông Cửu Long thành phần trầm tích: phía dới là cát, cát
sạn, cát bùn sạn màu xám xám xi măng, chuyển lên trên là cát bùn, bùn cát, bùn sét
màu xám xanh, giàu vụn sinh vật.
ở ven bờ trầm tích mQ
2
1-2
gặp đợc hầu hết trong các lỗ khoan bãi triều, mặt
cắt chung đợc mô tả qua lỗ khoan LK99-II Cà Cối độ sâu 19,1 - 8,4m: từ dới lên gồm
các lớp:
+ 19,1 - 11,6m: sét dẻo mịn màu xám xanh tới xám phớt xanh xen các lớp bột
mỏng (1 - 5mm) hoặc các lớp, ổ vụn vỏ sinh vật thờng tập trung ở phần đáy.
+ 11,6 - 8,4m: sét dẻo mịn màu xám phớt xanh, thành phần đồng nhất.
Thành phần khoáng vật sét trung bình của tầng: monmorilonit 8,69%, clorit =
10,14%, kaolinit = 17,52%, hydromica = 19,95%. Các chỉ số hoá môi trờng trầm tích
Eh = 106, pH = 8,24, Kt = 1,15. Trong lỗ khoan này cũng đã gặp đa dạng tập hợp
Foraminifera: Elphidium sp., E. advernum, Pseudrotalia sp., P. schroeteriana,


16
Ammonia annecten
Các nhà khoa học Nga đã phân tích 4 mẫu san hô, 5 mẫu vỏ sò bằng phơng
pháp đồng vị C
14
và đã cho tuổi từ 4830 60 đến 6800 100 năm

(A.M.Korovky và
n.n.k, 1995). Chiều dày của tầng 0,5-20m.
- Vùng biển Tây Nam: phân bố độ sâu ngoài 10m nớc, thành phần trầm tích
phía dới là cát sạn, cát bùn sạn, cát bùn màu xám xanh, xám xi măng, phía trên là
bùn cát, bùn sét màu xám, xám xanh. Thành phần cấp hạt trung bình: sạn = 26,53 %, cát
= 51,61%, bùn = 21,41%, Md = 0,43mm, So = 2,92, Sk = 1,45. Sạn sỏi chủ yếu là sạn laterit
sản phẩm phong hoá của tầng sét loang lổ Q
1
3a
, độ mài tròn trung bình còn các khu vực có
bề mặt sét loang lổ chìm sâu hơn nh khu vực tây nam Mũi Cà Mau hoặc các vùng có hệ
thống dòng chảy cổ phát triển (trũng Rạch Giá - An Thới) thì tầng trầm tích mQ
2
1-2
có độ
hạt mịn hơn. Thành phần chủ yếu là cát bùn, bùn cát (cát = 43,67%, bột = 36,07%, sét =
21%).
Trong các trầm tích mịn có sự tăng cao của hàm lợng sét monmorilonit 9,36%,
clorit = 10,92%, kaolinit = 16,1, hydromica = 19,11%. Các chỉ số về hoá môi trờng: Eh
= 0,4, pH = 7,72, Kt = 1,54 carbonat tổng 15,93%.
3/ Thống Holocen - Phụ thống thợng (Q
2
3

) (chu kỳ thứ 6)
Tớng trầm tích cát bùn sét biển nông (mQ
2
3
)
Tớng trầm tích này lộ trên đáy biển vùng nghiên cứu ở độ sâu từ 0-25m nớc.
- Vùng tiền châu thổ Sông Hồng thành phần trầm tích chủ yếu là cát, cát bùn,
bùn cát, bùn sét màu xám xanh (vịnh Hạ Long). Trầm tích thờng khá giàu vụn sinh
vật có nơi đạt tới 50 - 80%. Hệ số độ hạt Md= 0,02 - 0,82, So = 1,18 - 3,8, Sk = 0,34 -
2,0, cát thông thờng đa khoáng.
Thành phần khoáng vật sét: monmorilonit 5 - 8%, clorit = 10%, kaolinit = 20%,
hydromica = 25%. Trong trầm tích đã gặp đợc tập hợp Foraminifera: Amonia
becearia, A. japonica, Quinqueloculina oblonga. Diatomea: Cyclotella stylorum,
Paralia sulcata. tuổi Holocen muộn. Chiều dày của tầng 0,5 - 12m.
- Vùng biển Trung Bộ: phân bố ở độ sâu 0-15m nớc. Trầm tích chủ yếu là cát,
cát lẫn sạn màu xám vàng, xám sáng, cát bùn, bùn sét màu xám, xám phớt xanh.
Mặt cắt đặc trng của tầng gặp trong lỗ khoan biển vùng Bình Thuận LK80 độ
sâu 0 - 4,5m (tính từ đáy biển) từ dới lên gồm các lớp:
+ 4,5 - 3,0m: cát sạn bùn chứa cuội màu xám xanh.
+ 3,0 - 1,5m: cát vụn sinh vật giàu mảnh đá màu đen, độ chọn lọc mài tròn
trung bình.
+ 1,5 - 0m: sét cát màu xám xanh lẫn ít vụn sinh vật và sạn mảnh đá phun
trào.
Trong trầm tích của tầng cũng đã gặp phong phú các dạng cổ sinh tuổi Holocen
muộn. Bề dày theo mặt cắt là 4,5m.
- Vùng tiền châu thổ sông Cửu Long: trầm tích gồm cát hạt từ mịn đến thô lẫn
sạn màu xám đến xám trắng rất giàu vụn sinh vật đặc biệt là san hô (20 50%), có nơi
nh Hòn Bảy Cạnh chiếm tới 80 90% lợng mẫu. Cát có thành phần đơn khoáng
(thạch anh 90%, mảnh đá 5- 10%, felspat 5%) độ mài tròn tơng đối tốt.
Tại Hòn Bảy Cạnh có 2 giá trị tuổi tuyệt đối đợc xác định theo mẫu phân tích

đồng vị C14. Một mẫu ở độ sâu 1m trong rạn san hô cho giá trị tuổi tuyệt đối 1260 40
năm một mẫu ở bãi triều (0m nớc), trong tảng kết san hô có giá trị tuổi tuyệt đối 3900
70 năm. Bề dày của tầng thay đổi từ 1 - 5m.

17
- Vùng biển Tây Nam: trầm tích mQ
2
3
phân bố xung quanh đảo Phú Quốc và
khu vực sông Đốc - U Minh. Khu vực đảo Phú Quốc phân bố độ sâu 0 -10m nớc, trầm
tích chủ yếu là cát trung thô ở phía dới, chuyển lên trên là cát trung mịn màu xám
sáng, xám vàng. Thành phần cát đơn khoáng thạch anh (99 - 100%) độ chọn lọc và mài
tròn tốt: Md = 0,29 - 0,32mm, So = 1,14 - 1,25, Sk = 0,98 - 1,0. Chiều dày 5 -14m.
Tớng trầm tích cát bột, bột sét tiền châu thổ (amQ
2
3
)
Đây là tầng trầm tích đợc thành tạo trớc cửa sông lớn nh hệ thống sông
Hồng- vịnh Bắc Bộ và hệ thống sông Cửu Long- biển Nam Bộ.
- Vùng biển Bắc Bộ: trầm tích tạo thành dải rộng 0 - 20 m nớc kéo dài từ đảo
Cát Bà đến Sầm Sơn (Thanh Hoá). Trầm tích đợc cung cấp bởi hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình là chính, trầm tích gồm cát, cát bùn, bùn cát, bùn sét phù sa màu nâu,
xám nâu tới hồng phớt tím. Dày từ 5 - 46m. Khu vực cửa Ba Lạt và cửa Đáy trầm tích
gồm chủ yếu là cát hạt mịn màu xám đến xám nâu (cát thờng chiếm tỷ lệ 90,2 - 99%,
bột 1 - 10%), cát có độ chọn lọc và mài tròn rất tốt (So= 1- 1,2, Sk= 0,9-1,0, Md = 0,15 -
0,2mm) cát có thành phần đa khoáng (thạch anh 65- 80%, mica= 10 - 15%, mảnh đá =
5 - 10%).
Trong tập trầm tích này chứa các Foraminifera vùng cửa sông ven biển:
Ammonia japonica, Abeceariri, Spiroloculina, Quingueloculina seminula.
Mặt cắt đặc trng của tầng ở ven bờ theo LK96-2 Cồn Vành, độ sâu 0 - 46m từ

dới lên gồm các lớp:
+ 46,0 - 10m: sét, bột lẫn ít cát màu xám nâu phớt hồng, hồng phớt tím (phù
sa). Trầm tích có sự phân lớp mỏng giữa các lớp sét và các dải bột. Thành phần cấp hạt
cát = 0,52 - 7,02, bột sét = 92,96 - 99,54, Md = 0,013 - 0,024mm, So: 2,02-2,61. Trong
tầng trầm tích này chứa phong phú bào tử phấn hoa và Foraminifera.
+ 10-2,5m: cát sét, cát bùn, cát bột màu xám nâu, nâu chứa bào tử phấn hoa:
Lygophium sp., Microlepia sp., Phizophorra sp., Taxodium sp.,
+ 2,5-0m: Cát hạt mịn màu xám, xám nâu chọn lọc và mài tròn tốt, thành phần
đa khoáng.
- Vùng tiền châu thổ sông Cửu Long: trầm tích amQ
2
3
phân bố với diện rộng kéo
dài từ Vũng Tàu cho đến Cà Mau và vợt qua mũi Cà Mau sang biển Tây Nam (vùng
cửa Bẩy Hạp), độ sâu từ 0-20m nớc.
Từ Vũng Tàu đến Bạc Liêu, trầm tích có sự phân dị ngang rõ rệt từ bờ ra biển
với cấp hạt giảm dần từ cát mịn cát bột bột bùn ngoài cùng là sét. Có thể chia
làm hai đới (0-10m nớc) trầm tích chủ yếu là cát, cát bùn, cát bột, đới 10-20m nớc
trầm tích chủ yếu là bùn, bùn sét và sét. Trầm tích có màu xám đến xám nâu. Trầm
tích cát thờng là cát mịn có độ chọn lọc và mài tròn tốt, thành phần đa khoáng.
Chúng thờng đợc thành tạo trong các cồn nổi giữa sông hoặc chắn ngoài cửa sông
tạo nhiều bãi cạn: bãi cạn Mỹ Thanh trớc cửa Trần Đề, trớc cửa Cung Hầu, Hàm
Luông, Cửa Đại. Chính các cồn cát ngầm, cát nổi này làm cho địa hình đáy biển của
các cửa sông rất phức tạp và chúng cũng luôn biến động theo chế độ thuỷ động lực và
mùa nớc trong vùng.
Tớng trầm tích bùn sét, than bùn đầm lầy ven biển (bmQ
2
3
)
Phân bố ở các vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, vùng biển Tây Nam

phát triển rừng ngập mặn và các vịnh biển, đầm phá hiện đại Trung Bộ.
- Vùng biển Bắc Bộ: trầm tích biển - đầm lầy gặp ở các vùng bãi triều. Thành
phần trầm tích gồm bùn cát, cát bùn, bùn sét màu xám tới xám tối, giàu mùn thực vật,
rễ cây, thân cây phân huỷ kém. Trong tập trầm tích này gặp tập hợp bào tử phấn hoa
của thực vật ngập mặn: Polypodium sp., Morus sp., Cyathea sp., Rhizophora sp.,

18
Sonneratia sp Chiều dày từ 1-5m.
- Vùng biển Đông Nam Bộ: Trầm tích bmQ
2
3
gặp ở các vùng bãi triều lầy thuộc
các cửa sông Soài Rạp, cửa Ba Lai, Cồn Lợi, cửa Tiểu, Cù Lao Dung, chủ yếu là bùn
sét, bùn cát màu xám tới xám đen, giàu mùn thực vật, rễ cây đang phân huỷ tạo mùn.
Trong tập trầm tích này cũng gặp nhiều phấn hoa của thực vật ngập mặn: Rhizophorra
sp., Sonneratia sp., Actichum sp., Microlepia sp., tuổi Holocen muộn. Chiều dày trầm tích
2-5m.
- Vùng biển Tây Nam: trầm tích bmQ
2
3
phân bố ở vùng bãi triều vịnh Cây
Dơng, Rạch Giá, U Minh, vùng cửa Bảy Hạp tới Mũi Cà Mau, gồm bùn, sét, bùn cát
giàu mùn bã thực vật màu xám đen cấp hạt từ bột đến sét Md = 0,002 - 0,03, So = 2,2 -
2,6, pH = 7,6 - 7,9, hệ số cation trao đổi <1. Trong tập trầm tích này rất phong phú
phấn hoa của thực vật ngập mặn: Rizophona sp., Castanopsis sp., acrostichum sp.,
Chiều dày của tầng 3 - 5m. Trầm tích này tơng ứng với tầng than bùn ở vùng U Minh
với bề dày và trữ lợng lớn.
- Vùng biển Trung Bộ: phân bố trong đầm phá Tam Giang- Cầu, trầm tích gồm
cát, cát bùn, bùn cát, bùn sét màu xám đến xám đen, xám nâu chứa mùn thực vật, vật
chất hữu cơ. Dày từ 3-15m. Trầm tích phân bố trong các vũng vịnh kín (vịnh Văn

Phong, Bến Gội, Cam Ranh). Thành phần trầm tích gồm cát, cát bùn màu xám xanh,
xám sáng, giàu vụn sinh vật, san hô. Phần trên là bùn sét, bùn cát, màu xám đến xám
tối. Dày 2-10m.
Tớng bùn sét vũng vịnh hiện đại (mQ
2
3
) bao gồm trầm tích bùn sét, bùn sét
pha bùn cacbonat đợc thành tạo trong môi trờng giàu vật chất hữu cơ, kiềm mạnh
(pH 9).
4/ Các đảo và quần đảo san hô
Rạn san hô là một thực thể địa sinh học đặc trng của vùng biển nhiệt đới. Sự
hình thành và phát triển của những thực thể này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự
nhiên khu vực, trong đó mọi biến động và thay đổi của môi trờng đều ảnh hởng trực
tiếp đến sự phát triển và tàn lụi của san hô. Do đó, sự hình thành và phát triển của
rạn san hô phụ thuộc vào mối tơng tác nhân quả với điều kiện tự nhiên mà chủ yếu là
nền móng rạn, động lực môi trờng và đặc tính phát triển của các quần thể san hô này.
Ngoài ra, sự sống của san hô còn phụ thuộc rất lớn vào sự thay đổi khí hậu, trong đó sự
thay đổi xen kẽ những thời kỳ nóng lạnh đã tạo ra tính phân nhịp. Thời kỳ nóng ẩm
tơng đơng với thời kỳ biển tiến san hô thờng phát triển mạnh. Xen kẽ với thời kỳ
nóng ẩm là thời kỳ khô lạnh xảy ra đồng thời với giai đoạn biển lùi thì các rạn san hô
sẽ bị phá huỷ và tàn lụi.
Dọc theo đới ven biển Việt Nam có rất nhiều rạn san hô đợc hình thành theo
các giai đoạn khác nhau mà thể hiện rõ nhất là các thành tạo san hô tuổi Holocen.
Điển hình cho những thành tạo san hô này là ở khu vực vịnh Bắc Bộ, ven bờ biển Nam
Trung Bộ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trờng Sa ở phía Bắc và phía Nam Biển Đông.
Các rạn san hô ở đới ven biển
Dọc đới ven biển Việt Nam, các rạn san hô có quá trình phát triển lâu dài cùng
với các kiểu trầm tích khác nhau.
ở khu vực vịnh Bắc Bộ, hầu hết các rạn san hô cổ đều bị phá huỷ trong quá
trình biển lùi và tạo ra các thềm san hô ngổn ngang cuội tảng trên bề mặt. Trong số đó

nhiều nơi đang phát triển san hô hiện đại bám trên thềm san hô đã chết. Các thềm san
hô phổ biến nhất là bao quanh các đảo ở Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Cô Tô, Bạch Long Vĩ
và các quần đảo Vĩnh Thực, Cái Bầu.

19
Vùng biển Nam Trung Bộ đợc biết đến nh một thiên đờng của các thành tạo
cát và các rạn san hô dới đáy biển cũng nh trên đất liền dới dạng các thềm biển cổ.
Đặc biệt trong vùng biển Cam Ranh Pha Rí còn phát hiện đợc hai khu vực nghiên
cứu phát triển các bãi san hô ngầm đặc biệt là khu vực phía Bắc vịnh Phan Rí. Trong
đó, các trờng san hô rạn quy mô nhỏ phân bố rải rác ven bờ khu vực Vĩnh Hải, Hòn
Đỏ, và xuất hiện một trờng san hô đặc biệt lớn phân bố ngoài khơi Tuy Phong từ độ
sâu 15-40m. San hô bắt gặp trong vùng biển nghiên cứu thờng có kích thớc tảng và
cuội sạn màu xám trắng, nâu đỏ và nâu đen còn sống hoặc đã chết. Trong mẫu còn có
lẫn ít vụn vỏ sinh vật và cát hạt thô. Vùng Tuy Hoà - Cam Ranh xuất hiện ở ba khu
vực phát triển san hô dới dạng bãi san hô ngầm đó là khu vực Hòn Nhọn, Hòn Ngang
và ngoài khơi Vĩnh Triều. Khi cuốc lấy mẫu khi thả xuống khu vực này chỉ lấy đợc
vụn san hô với kích thớc khác nhau thay đổi từ 2-10cm hoàn toàn vắng mặt trầm tích
lục nguyên.
Dựa vào độ sâu và độ cao phân bố của các thực thể san hô này có thể khái quát
các giai đoạn phát triển san hô vùng ven biển Việt Nam nh sau: Cuối giai đoạn biển
tiến Pleistocen giữa muộn hình thành các rạn san hô mà ngày nay còn lộ ra ở khu vực
ven bờ Hòn Đỏ Ninh Thuận, hình thành cùng giai đoạn với trầm tích phần thấp của
Tombolo bán đảo Cam Ranh. Tiếp theo là giai đoạn biển lùi, san hô bị bào mòn và rửa
trôi tạo nên dạng địa hình karst. Đến giai đoạn biển tiến tơng ứng với giai đoạn gian
băng W1-W2 ở giai đoạn đầu tạo nên đê cát ven bờ thế hệ hai phủ lên trầm tích Q
1
2-3

tombolo ở và phủ lên cả bề mặt bào mòn của rạn san hô lộ ra ở vùng biển Hòn Đỏ
Ninh Thuận. Đến giai đoạn biển tiến Flandrian thì hình thành nên thềm dan hô phân

bố ở độ sâu 20-25m, thực chất đây là dấu ấn của một đới bờ cổ do mực nớc biển dừng
tại tạm thời trong Holocen sớm, vì vậy, sóng biển đã san bằng rạn san hô của thế hệ
Pleistocen muộn thành tạo trớc đó. Đến giai đoạn biển lùi Holocen muộn tạo thềm
san hô ở độ sâu 2-3m so với mực nớc biển hiện tại. Giai đoạn biển tiến hiện đại đã để
lại các dấu ấn rõ nét của pha biển tiến hiện đại là các thềm san hô và bench đá gốc bị
ngập nớc.
San hô quần đảo Hoàng Sa và Trờng Sa
Ngoài khơi vùng biển Việt Nam hiện nay còn tồn tại hai quần đảo hình thành
chủ yếu do các thực thể san hô có tuổi Đệ tứ. Đó là quần đảo Hoàng Sa ở phía Bắc và
quần đảo Trờng Sa ở phía Nam.
ở ngoài khơi, san hô quần đảo Hoàng Sa và Trờng Sa tạo thành các đảo vòng
rất lớn chủ yếu là nhóm san hô rạn (Hermatypic). Bình đồ cấu trúc rạn san hô có dạng
elip các rạn có dạng vànhkhuyên vòng và đợc chia ra thành hai kiểu rạn:
- Kiểu thứ nhất: gồm 1 dãy các đảo nổi và đảo chìm bao quanh một vụng biển
rộng và sâu. Cá đảo thờng tập hợp thành các cụm đảo nh cụm Sinh Tồn, cụm Song
Tử Tây. Cụm Sinh Tồn gồm đảo vừa nổi vừa chìm xếp thành dạng chuỗi ôm lấy một
vụng biển dài hơn 300m.
- Kiểu thứ hai là các kiểu đảo đơn lẻ với rạn san hô hình vành khăn, nhô khỏi
mặt nớc không cao, ôm lấy một vùng biển kín phổ biến là các đảo Đá Lát, Đá Đông,
Đá Thuyền Chài, Đá Vành Khăn


20
Tuổi
địa chất
Tuổi
C14
Độ
sâu
Thạch

học
Nhịp
trầm
tích
Biển
tiến
Biển
thoái
Đặc điểm thạch học
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
3.7
7.0
19.3
23.3
26.6
28.6
43.3
45.3
51.4
holocenplestocen muộn
MH:

630 5
M110:
23980
145
MH
0-3m
M1:
3.7-7.0
M78:
5.36m
M2:
12.5m
M38:
21.1m
M50:
26.1m
M53:
27.0m
M95:
41.2m
M110:
43.6m
M118:
48m
1
2
3
San hô vụn dạn
g
cạnh

San hô, vụn, dạn
g
dải,
cát kết, bột kết vôi, nền
lẫn vụn sinh vật,
cấu tạo khối
San hô
g
ốc, dạn
g
toả tia,
vách xơn
g
ara
g
onit
A/C=90/10
Po=15%
San hô
g
ốc, cấu tạo dạn
g
tổ on
g
, Po=20%,
khun
g
xơn
g
cancit

vi hạt A/C=5/95
Sanhôvụn dạn
g

g
iả sạn
kết, nhiều hạt mài tròn tốt
San hô
g
ốc, cứn
g
, xố
p

g
iàu
tảo xanh lục, Po=5-8%,
canxit vi hạt A/C=10/90
San hô
g
ốc, cứn
g
, xố
p
,
cấu tạo dạn
g
khối Po=5%,
nền canxit vi hạt
A/C=10/90

San hô
g
ốc, khun
g
xơn
g
cấu tạo dạn
g
tổ on
g
.
Po=30%,
t

số A/C=40/60
Trầm tích vụn san hô,
kiến trúc
g
iả
p
sefit
cuội kết, sạn kết san hô
Po=2%
20.050 200
(18.0-18.5m)
20.050 200
(18.0-18.5m)
10.830 105
(7.2-7.4m)


Hình 1. Cột địa tầng san hô quần đảo Trờng Sa LK STT2 tơng ứng với các chu kỳ trầm
tích ở khu vực đảo Song Tử Tây quần đảo Trờng Sa (Trần Nghi, 2003)
Các thành tạo san hô của hai quần đảo này thể hiện rõ nét quá trình sinh
trởng, phát triển và tàn lụi theo các cấu trúc nhịp và them các chu kỳ trầm tích. Đây
là hiện tợng khá phổ biến và là một đặc tính tiêu biểu của các thành tạo san hô.
Theo các kết quả của tác giả và Thái Doãn Hoa, 2003 ở một số cột địa tầng trên
các đảo Song Tử Tây sâu 48m, bãi ngầm Phúc Tần sâu 19,96m, đảo Trờng Sa sâu
20m, đảo Sinh Tồn (sâu 8,9m) có thể chia trầm tích Pleistocen muộn Holocen ám tiêu
san hô quần đảo Trờng Sa thành 3 nhịp trầm tích. Mỗi nhịp đợc bắt đầu từ tầng san
hô vụn thô và kết thúc là tầng san hô gốc dạng khối rắn chắc. San hô vụn cơ học là
tầng đánh dấu của pha biển lùi tơng đối trong pha biển tiến Flandrian kéo dài từ
6.000 năm đến 3.000 năm cách ngày nay. San hô ám tiêu luôn luôn cách mực nớc
biển một độ sâu khoảng 10-20m.
Khi mực biển hạ xuống lớp san hô bề mặt thì quá trình tạo thềm san hô xảy ra.
Khi đó, toàn bộ cây san hô tầng mặt bị sóng phá huỷ và san bằng tạo nên các khối,
tảng, cuội, sạn và cát san hô phủ lên trên thềm mài mòn nên có thể gọi thềm san hô là
thềm mài mòn tích tụ.

21
Theo kết quả phân tích tuổi C
14
trên lỗ khoan khu vực đảo Trờng Sa tuổi của
các thành tạo san hô tại đây tơng ứng với các chu kỳ trầm tích trên thềm lục địa. Đó
là các giai đoạn Holocen sớm giữa hình thành nên san hô ở độ sâu 7.2-7.4m (10.520
105 năm). Đây là các san hô đợc hình thành trong giai đoạn bắt đầu của biển tiến
Flandrian sau đó đến thời biển tiến cực đại thì san hô bị ngập chìm và chết, dới tác
dụng của sóng, gió, thuỷ triều chúng bị vỡ vụn hình thành nên các san hô vụn cấu tạo
khối lẫn vụn sinh vật. Các thành tạo san hô này tơng ứng với trầm tích bùn sét chứa
than bùn đầm lầy ven biển hình thành trong giai đoạn đầu của biển tiến Flandrian.
Nằm bất chỉnh hợp lên các thành tạo san hô vỡ vụn tuổi Holocen sớm giữa là các

thành tạo san hô gốc có dạng toả tia ở độ sâu 12.5m (20.050 200 năm BP) và độ sâu
43.3-45.3m (23.980 145 năm BP) có tuổi Pleistocen muộn thuộc hình thành ở đầu
giai đoạn biển tiến tạo tầng trầm tích có màu phong hoá loang lổ của trầm tích
Pleistocen muộn trên thềm lục địa và trên đất liền. Tơng ứng với các thành tạo này là
tầng san hô gốc ở đảo Trờng Sa hình thành trong giai đoạn biển tiế, các lớp san hô
sinh trởng nối tiếp lên nhau. Tuy nhiên, tầng san hô bị phá huỷ trong giai đoạn biển
lùi tơng ứng với giai đoạn tạo màu phong hoá của trầm tích trên thềm lục địa và các
đồng bằng ven biển hoàn toàn vắng mặt. Điều này có thể giải thích rằng những sản
phẩm san hô bị phá huỷ đã bị các yếu tố biển nh sóng, gió, thuỷ triều vận chuyển
mang đi. Do đó, ngày này lớp san hô gốc có tuổi 20.050 200 năm BP nằm trực tiếp lên
lớp san hô 10.830 105 năm BP.
Bảng 1. Tuổi tuyệt đối của san hô phân tích theo tuổi C
14
trên đảo
Song Tử Tây quần đảo Trờng Sa
STT Độ sâu (m) Tuổi (năm BP) Ngời phân tích
1.
0 ặ 3.7m
630 5
Thái Doãn Hoa, 2003
2. 7.2 - 7.4m
10.830 105
Trần Nghi, 2003
3. 18.0 - 18.5m
20.050 200
Trần Nghi, 2003
4. 43.3 - 45.3
23.980 145
Thái Doãn Hoa, 2003


Nh vậy, các thành tạo san hô vùng quần đảo Trờng Sa và Hoàng Sa đợc
thành tạo theo các nhịp trầm tích khá tơng đồng với thời gian thành tạo của trầm
tích trên thềm lục địa. Mặc dù, độ sâu của các chu kỳ san hô có sự chênh lệch nhng
điều này còn phụ thuộc vào sự thay đổi biên độ nâng hạ của kiến tạo theo từng khu
vực khác nhau.






22
kết luận

1/ Trầm tích Pliocen - Đệ tứ Biển Đông và các vùng kế cận có thể đợc chia ra 7
phân vị đợc coi nh 7 hệ tầng:
Pliocen Pleistocen không phân chia (N
2
Q
1
)
Pleistocen sớm (Q
1
1
)
Pleistocen giữa phần sớm (Q
1
2a
)
Pleistocen giữa phần muộn (Q

1
2b
)
Pleistocen muộn phần sớm (Q
1
3a
)
Pleistocen muộn Holocen sớm giữa (Q
1
3b
-Q
2
1-2
)
Holocen muộn (Q
2
3
)
2/ 6 hệ tầng trong Đệ tứ tơng ứng với các tập phản xạ địa chấn và 6 chu kỳ
trầm tích: Q
1
1
, Q
1
2a
, Q
1
2b
, Q
1

3a
, Q
1
3b
-Q
2
1-2
, Q
2
3
. Các chu kỳ có mối quan hệ với sự thay đổi
mực nớc biển. Ranh giới các chu kỳ trầm tích theo mặt cắt chính là ranh giới các mặt
phản xạ sóng địa chấn. Mở đầu các chu kỳ trầm tích hạt thô (sạn, cát) tớng lục địa và
châu thổ biển thoái, kết thúc các chu kỳ là trầm tích hạt mịn (bột, sét) tớng châu thổ
và biển nông biển tiến thờng bị phong hóa loang lổ.
3/ Trên diện tích đáy biển thềm lục địa các chu kỳ trầm tích không thể hiện rõ,
song có thể phát hiện đợc quy luật phân bố các thế hệ đờng bờ cổ, sâu dần từ trong
ra ngoài tơng ứng với tuổi trẻ đến cổ:
20 - 30m: Tuổi Holocen
50 - 60m: Tuổi Pleistocen muộn Holocen
100 - 120m: Tuổi Pleistocen muộn phần muộn
200 - 300m: Tuổi Pleistocen muộn phần sớm
400 - 500m: Tuổi Pleistocen giữa phần muộn
700 - 1000m: Tuổi Pleistocen giữa phần sớm
2000 - 2500m: Tuổi Pleistocen sớm


23



tài liệu tham khảo

1. Báo cáo khảo sát biển và nghiên cứu khoa học bằng tàu nghiên cứu biển 1998-
2000. Trung tâm khí tợng thủy văn Biển - 2000.
2. Báo cáo tổng chuyến khảo sát biển của tàu Gagarinsky trên thềm lục địa Việt
Nam, Hà Nội 1990, 1992.
3. Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển, tập III. Hà Nội, 1993.
4. Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển, tập IV. Hà Nội, 1996.
5. Địa tầng - Địa chất Việt Nam. Tổng cục địa chất Việt Nam. Hà Nội, 1989.
6. Lê Đức An, 1995. Một số đặc điểm địa mạo Việt Nam. Địa chất, khoáng sản và
dầu khí Việt Nam. Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Bao và nnk (2000). Kiến tạo và sinh khoáng miền Nam Việt Nam
tỷ lệ 1/1.000.000. lu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
8. Lê Duy Bách và Ngô Gia Thắng, 1990. Về phân vùng kiến tạo thềm lục địa Việt
Nam và các miền kế cận. Các khoa học về Trái đất, N
0
. 12.
9. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng (2000). Bản đồ kiến tạo Biển Đông và các vùng kế
cận tỷ lệ 1/3.000.000. Viện KH&CN Việt Nam.
10. Lê Duy Bách (1980-1982). Bản đồ kiến tạo Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000; bản đồ
tân kiến tạo Việt Nam tỷ lệ 1.000.000. Chơng trình Atlas quốc gia.
11. Lê Duy Bách (1987). Quy luật hình thành và tiến hóa kiến trúc thạch quyển
Việt Nam và các vùng kế cận. Tuyển tập báo cáo hội nghị Đại học Mỏ Địa chất.
12. Lê Duy Bách (1989). Địa chất và tài nguyên khoáng sản Biển Đông. Viện Khoa
học Việt Nam.
13. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng (1990). Về phân vùng kiến tạo thềm lục địa Việt
Nam và các miền kế cận. Tạp chí các Khoa học Trái đất, No 12(23) tr. 65-73.
14. Lê Duy Bách (1991). Kiến tạo biển đông theo địa tuyến SEATAR. Báo cáo khoa
học, lu trữ Viện Khoa học Việt Nam.
15. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng (1999). Kiến tạo địa khối quần đảo Trờng Sa.

Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Công nghệ Biển toàn quốc lần
thứ IV.
16. Đặng Văn Bát, Cb, 2004. Đặc điểm địa mạo đáy vịnh Bắc Bộ Việt Nam.
TTBCĐiều tra tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trờng biển vịnh
Bắc Bộ,mã số KC 09-17. Hải Phòng, 11/2004.
17. Đỗ Bạt, Phan Huy Quynh. 1983. Địa tầng và liên hệ địa tầng trầm tích Đệ Tam
miền trũng Hà Nội. Lu VDK.

×