Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Một số biện pháp phát triển hoạt động Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.51 KB, 80 trang )

Chun đề thực tập tốt nghiệp

1

LỜI NĨI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, do đó các hoạt động
kinh doanh quốc tế sẽ ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh ngày càng
hội nhập sâu hơn và rộng hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng tích cực tham
gia vào quá trình hội nhập của đất nước. Các giao dịch buôn bán thương mại
diễn ra với số lượng ngày càng nhiều. Nhu cầu thanh toán quốc tế ngày càng
cao. Lĩnh vực ngân hàng cũng khơng đứng ngồi q trình hội nhập đó, ngành
ngân hàng đang dần mở cửa theo tiến trình gia nhập WTO mà Việt Nam đã cam
kết. Đây là một cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với ngành ngân hàng. Nhận
thức được những cơ hội và thách thức từ quá trình hội nhập các ngân hàng cũng
đang ra sức nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Để chuẩn bị cho quá trình
hội nhập, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agriculture Bank)
cũng cần phải nâng cao khả năng cung cấp các dịch vụ của mình nói chung cũng
khách hàng hiện tại và tìm kiếm các khách hàng mới để có thể nâng cao khả
năng của mình trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường thế giới.
Trong quá trình thực tập tại ngân hàng em nhận thấy sự cần thiết phải
phát triển hoạt động thanh tốn quốc tế tại Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển
Nông thôn Hà Nội em đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển
hoạt động Thanh Tốn Quốc Tế tại Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển
Nơng thơn Nam Hà Nội”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động Thanh Toán
Quốc Tế tại các ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng Thanh Tốn Quốc Tế tại Ngân hàng Nơng
nghiệp & Phát trin Nụng thụn Nam H Ni.
Phạm Thị Thu Hoài



KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân hàng
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng nghiên cứu.
- Hoạt động Thanh Tốn Quốc Tế tại Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển
Nông thôn Nam Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này chỉ tập chung nghiên cứu các Hoạt động Thanh Tốn Quốc Tế
tại Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội trong 3 năm từ
năm 2005 – 2007.
Bố cục của đề tài :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài
gồm 3 phần :
CHƯƠNG I :

Lý luận chung về thanh toán quốc tế tại các ngân hàng

thương mại.
CHƯƠNG II :

Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo


& PTNT Nam Hà Nội.
CHƯƠNG III: Phương hướng và một số giải pháp phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian có hạn và khả năng cịn hạn chế, do đó đề
án của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được quan tâm
giúp đỡ của các Thầy, Cô để nội dung ỏn c hon thin hn.

Phạm Thị Thu Hoài

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3

CHƯƠNG I :
LÝ LUẬN LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI NIỆM THANH TOÁN QUỐC TẾ
Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, các
quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra hết sức sơi động, đa dạng và phức tạp. Q trình
tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa
các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng diễn ra trên thị trường
rộng, phức tạp hơn, bởi khoảng cách giữa người mua và người bán, bởi luật lệ
của mỗi nước, bởi sự khác biệt trong đồng tiền thanh toán… Các doanh nghiệp,
tổ chức và cá nhân đều khơng thể tự thực hiện thanh tốn quốc tế. Việc thanh
tốn được thực hiện thơng qua trung gian là các ngân hàng.
Như vậy,” Thanh toán quốc tế ( TTQT ) là việc thực hiện các nghĩa vụ chi

trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và
phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác,
hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân
hàng của nước liên quan”{1}.
Theo khái niệm trên ta thấy rằng, TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là
kinh tế và phi kinh tế.mặt khác, do hoạt động TTQT được hình thành trên cơ sở
hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, do đó
trong lĩnh vực kinh tế người ta thường chia hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực
rõ ràng là : Thanh tốn trong ngoại thương (hay cịn gọi theo cách cũ là thanh
toán mậu dịch) và Thanh toán phi ngoại thương (tức thanh tốn phi mậu dịch).
{1}: trích tài liệu (7)

Phạm Thị Thu Hoài

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4

Thanh toán quốc tế trong ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán trên
cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước
ngoài theo giá cả thị trường quốc tế.
Thanh toán quốc tế phi ngoại thương : là việc thực hiện thanh tốn khơng
liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao động cho nước
ngồi, nghĩa là thanh tốn cho các hoạt động khơng mang tính thương mại.
1.2.VAI TRỊ CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ.
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nền
kinh tế của các quốc gia cũng theo đó mà phát triển. Các quốc gia đang ra sức

phát triển kinh tế trong nước, mở của, hợp tác với kinh tế các nước khác và ngày
càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế của những nước khác trên thế giới. Thấy
được tầm quan trọng của việc mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài, ngày nay
các quốc gia trên thế giới đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt
động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất
nước. Điều đó làm thúc đẩy hoạt động TTQT ngày càng phát triển nhanh hơn, ngày
càng trở nên quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Vai trò của hoạt động TTQT được thể hiện cụ thể như sau :
1.2.1. Vai trò của TTQT đối với nền kinh tế
Hoạt động TTQT có vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi
nước, nó được coi là trung gian, là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh
tế các nước khác, là khâu quan trọng trong q trình mua bán hàng hóa giữa các
tổ chức, cá nhân ở những nước khác nhau, do đó nếu khơng có hoạt động TTQT
thì kinh tế các nước khó có thể tồn tại và phát triển như ngày nay.
Khi hoạt động TTQT ra đời nó giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn
trong việc mua bán hàng hóa vì từ nay họ khơng phải trực tiếp thanh tốn với
nhau mỗi khi phải thực hiện các giao dịch mua bán, việc thanh tốn đã được thực
hiện thơng qua bên thứ ba đó là ngân hàng. Hoạt động TTQT càng phát triển hoạt
động thương mai trong nước cũng như thương mại quốc t ca mi quc gia phỏt
trin hn.
Phạm Thị Thu Hoài

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5

TTQT phát triển góp phần thúc đẩy, mở rộng và phát triển các hoạt động

thương mại quốc tế, do đó, nó thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia nhanh
chóng hồ nhập vào nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, nó cịn góp phần thúc đẩy thị
trường tài chính trong nước hội nhâp quốc tế, tăng cường thu hút kiều hối từ nước
ngoài gửi về nước để thực hiện các hoạt động đầu tư.
TTQT được thực hiện tốt sẽ làm tăng uy tín của mỗi quốc gia trên thị
trường quốc tế, từ đó thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài, tăng lượng
ngoại tệ góp phần cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế; đồng thời thu hút vốn đầu
tư nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập
khẩu, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển mạnh.
1.2.2.Đối với các ngân hàng thương mại
Hoạt động TTQT được coi là một trong những hoạt động chính của các
ngân hàng thương mại hiện nay, doanh thu từ hoạt động TTQT ngày càng tăng và
chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng doanh thu của các ngân hàng thương mại. Vì vậy,
TTQT có vai trị quan trọng đối với các ngân hàng, vai trò của TTQT được thể
hiện cụ thể dưới đây.
TTQT giúp nâng cao uy tín của ngân hàng: TTQT là nghiệp vụ đòi hỏi rất
cao về khả năng chun mơn,trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc…, do đó
nếu ngân hàng cung cấp dịch vụ TTQT tốt sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng
và nâng cao uy tín của Ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện thu hút khách hàng,
mở rộng thị trường cũng như khẳng định ưu thế và tăng khả năng cạnh tranh của
Ngân hàng trong cơ chế thị truờng. Ngoài ra, khi hoạt động TTQT của ngân hàng
phát triển nó giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các Ngân hàng nước ngồi,
nâng cao uy tín trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn vốn tài trợ của
các Ngân hàng nước ngoài cũng như nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế
để đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng ở trong cũng như ngoài nước.
TTQT giúp ngân hàng tăng doanh thu và phân tán rủi ro: Một đóng góp quan
trọng của TTQT là làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng thông qua
nguồn thu từ phí dịch vụ với mức phí được quy nh nht nh, v vi vic kinh
Phạm Thị Thu Hoài


KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6

doanh nguồn ngoại tệ thu được. Và với việc kinh doanh nhiều loại dịch vụ hơn, các
ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro khi có sự biến động của kinh tế trong nước
hay kinh tế thế giới.
TTQT giúp ngân hàng nâng cao tính thanh khoản, thông qua khoản tiền ký
quỹ với một tỷ lệ nhất định mà Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải nộp. Mặt
khác, kỳ hạn thanh tốn cho nước ngồi chưa đến hạn cũng là một nguồn tạo
thanh khoản cho Ngân hàng dưới hình thức tiền tệ tập trung chờ thanh tốn.
Ngồi ra, TTQT cịn là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy
phát triển các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng như : kinh doanh ngoại
tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh Ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường
nguồn vốn huy động, đặc biệt vốn bàng ngoại tệ.
1.2.3. Đối với các doanh nghiệp XNK
Nhờ có phương thức TTQT mà các doanh nghiệp có thể thanh tốn cho
nhau các khoản cần phải thanh toán do thực hiện các hợp đồng XNK một cách dễ
dàng hơn, nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều so với trước khi chưa có
phương thức thanh tốn này. Bởi vì, trước kia dù các doanh nghiệp có cách xa
nhau hàng nghìn km thì khi bn bán, trao đổi hàng hóa với nhau họ phải thực
hiện việc thanh tốn trực tiếp, điều đó làm cho việc thanh tốn được thực hiện rất
khó khăn vì khơng dễ dàng gì mà người ta có thể mang theo một lượng tiền mặt
lớn theo mình, rủi ro mà nhà nhập khẩu gặp phải là rất lớn.
Hoạt động TTQT giúp cho các doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trình
thực hiện hợp đồng XNK, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao
dịch mua bán với nước ngoài.

1.3. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ.
Phương tiện TTQT thể hiện bằng các chứng từ tài chính được sử dụng
trong việc chi trả tiền lẫn nhau. Nó được ra đời từ khi có hoạt động buôn bán đến
nay và không ngừng ra tăng thêm các phương tiện thanh toán mới, hiện nay các
phương tiện thanh toán đang được sử dụng chủ yếu trong kinh tế bao gồm : Tiền
mặt, Hối phiếu, kỳ phiếu, séc và thẻ Ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng cụng c
Phạm Thị Thu Hoài

KDQT46A


Chun đề thực tập tốt nghiệp

7

thanh tốn nào cịn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của mỗi giao dịch thương
mại, phương thức thanh toán, do thỏa thuận giữa người mua, người bán và pháp
luật của từng nước.
Hiện nay, trong TTQT chủ yếu sử dụng các phương tiện thanh toán là : hối
phiếu, kỳ phiếu và séc.
1.3.1. Hối phiếu
Khái niệm
Hối phiếu là phương thức thanh toán quốc tế được ra đời sớm nhất trong
các phương thức đang được sử dụng rộng rãi hiện nay, do đó Có rất nhiều quan
niệm khác nhau về hối phiếu, dưới đây em đưa ra hai khái niệm được nhiều
người sử dụng nhất.
Theo sự định nghĩa của luật các công cụ chuyển nhượng do quốc hội Việt Nam
ban hành thì “ Hối phiếu là giấy tờ có giá do người kí phát lập, u cầu người bị
kí phát thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định khi có u cầu hoặc vịa
một thời điểm nhất định trong tương lai”.{2}

Còn theo định nghĩa của các nhà kinh tế học, “Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu
cầu trả tiền vô điều kiện, do một người kí phát cho người khác, yêu cầu người
này : Hoặc khi nhìn thấy tờ hối phiếu; hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lai;
hoặc tại một ngày có thể xác định được trong tương lai phải trả một số tiền nhất
định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác
hoặc trả cho người cầm phiếu”.{3}
Từ hai định nghĩa trên ta thấy, thực chất hối phiếu là một giấy tờ có giá trị, trong
đó nó ràng buộc trách nhiệm của người lập nên tờ hối phiếu đó và người phải
thanh tốn tờ hối phiếu đó là khi người phải thanh tốn hối phiếu nhìn thấy tờ hối
phiếu này thì phải có trách nhiệm thanh toán cho người cầm tờ hối phiếu này
ngay lập tức hoặc sau một thời gian nhất định nào đó được ghi trong hối phiếu.
Từ định nghĩa trên ta thấy hối phiếu có một số đặc điểm như sau :
- Hối phiếu có tính trừu tượng:
{2},{3}: trích tài lỉệu (7)

Ph¹m Thị Thu Hoài

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8

Trên hối phiếu không phải nêu nguyên nhân lập hối phiếu mà chỉ phải ghi nội
dung có liên quan đến việc trả tiền, số tiền phải trả, và khi đã tách ra khỏi hợp
đồng thương mại thì hối phiếu trở thành một nghĩa vụ trả tiền độc lập, không phụ
phân loại phổ biến.
- Căn cứ vào thời hạn thanh toán
Hối phiếu được chia làm hai loại :

+ Hối phiếu trả tiền ngay : là loại hối phiếu, trong đó nó quy định người bị ký
phát phải thanh toán cho người cầm tờ hối phiếu ngay khi nhìn thấy nó. Gọi là trả
ngay, nhưng thơng thường việc thanh tốn sẽ được thực hiện trong vịng hai ngày
làm việc sau ngày xuất trình.
+ Hối phiếu có kì hạn : là loại hối phiếu mà người bị ký phát phải trả tiền ghi
trên hối phiếu sau một thời gian nhất định ghi trên hối phiếu được tính từ ngày ký
phát hối phiếu hoặc từ ngày chấp nhận hối phiếu, hoặc tính từ ngày khác quy
định cụ thể.
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, hối phiếu được chia làm
ba loại :
+ Hối phiếu đích danh : là loại hối phiếu trong đó nó có ghi rõ họ tên người
hưởng lợi hối phiếu mà không kèm theo điều kiện theo lệnh. Loại hối phiếu này
vẫn có thể chuyển nhượng theo thủ tục kí hậu trừ khi trên hối phiếu ghi rõ ràng là
“không được chuyển nhượng”
+ Hối phiếu vô danh : là loại hối phiếu mà bất kì người nào cầm tờ hối phiếu
trong tay cũng trở thành người hưởng lợi của hối phiếu.
+ Hối phiếu theo lệnh : là loại hối phiếu chi trả theo lệnh của người hưởng lợi hối
phiếu. Loại hối phiếu này có thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu theo quy
nh.

Phạm Thị Thu Hoài

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

9

- Căn cứ vào chứng từ có kèm theo, hối phiếu được chia làm hai loại :

+ Hối phiếu trơn : là loại hối phiếu khơng kèm theo bất cứ chứng từ nào khác khi
nó được gửi đến đòi tiền người bị ký phát. Loại hối phiếu này thường được dùng
để đòi tiền những nhà nhập khẩu tin cậy.
+ Hối phiếu kèm chứng từ : là loại hối phiếu khi nó được gửi đi để địi tiền người
bị ký phát thì phải kèm theo chứng từ hàng hóa. Hối phiếu kèm chứng từ có hai
loại : loại hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay( viết tắt là D/P) vàloại hối phiếu
kèm chứng từ chấp nhận thanh toán( viết tắt là D/A ).
- Căn cứ vào người kí phát hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm hai loại :
+ Hối phiếu thương mại : là loại hối phiếu do người xuất khẩu hoặc người cho
vay ký phát đòi tiền người nhập khẩu hoặc Ngân hàng mở L/C.
+ Hối phiếu Ngân hàng : là loại hối phiếu do Ngân hàng phát hành ra lệnh cho
đại lý của mình thanh tốn một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định
trên hối phiếu.
- Căn cứ vào trạng thái chấp nhận, hối phiếu được chia làm hia loại sau:
+ Hối phiếu đã được người trả tiền ký chấp nhận thanh toán : loại hối phiếu này
đã được người bị ký phát chấp nhận hối phiếu, do đó họ đã bị ràng buộc trách
nhiệm phải thanh tốn hối phiếu đến khi đến hạn.
+ Hối phiếu chưa được ký chấp nhận : là hối phiếu chưa được người bị ký chấp
nhận, do đó người bị ký phát chưa bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán hối phiếu và
người ký phát vẫn có nghĩa vụ thanh tốn cho người cầm hối phiếu.
1.3.2. Kỳ phiếu
1.3.2.1. Khái niệm
Cũng như hối phiếu, kỳ phiếu cũng có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác
nhau tùy thuộc vào phương diện, mục đích của người định nghĩa, nhưng tựu
chung lại thì “Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu
kí phát, trong đó người này hứa trả một số tiền nhất định cho một người khác,
hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm phiếu”. {4}

Phạm Thị Thu Hoài


KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

10

Kỳ phiếu và hối phiếu gần giống nhau, do đó ta có thể coi kỳ phiếu là một hối
phiếu đã được chấp nhận bởi người trả tiền.tuy nhiên kỳ phiếu cũng vẫn có một
số đặc điểm riêng để phân biệt với hối phiếu.
1.3.2.2.Đặc điểm riêng của kỳ phiếu.
- Kỳ phiếu do người có nợ kí phát ra để nhận nợ, do đó tính tin cậy của nó kém
hơn hối phiếu vì mặc dù kí phát ra nó nhưng người co nghĩa vụ thanh tốn có thể
khơng thanh tốn khoản nợ đó.
- Kỳ hạn của kỳ phiếu được quy định rõ trên kỳ phiếu.
- Do có tính tin cậy kém hơn hối phiếu do đó kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của
Ngân hàng hoặc của cơng ty tài chính nhằm đảm bảo khả năng kỳ phiếu được
thanh tốn.
- Một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người kí phát để cam kết thanh tốn cho
một hay nhiều người.
1.3.3. Séc
1.3.3.1. Khái niệm
Là phương thức ra đời khi mà hệ thống các ngân hàng trên thế giới đã phát triển
rất mạnh mẽ. Khi khách hàng không muốn hoặc khơng có thời gian để tự mình ra
rút hoặc khi họ phải thanh toán tiền cho người khác mà không muốn phải ra ngân
hàng làm thủ tục rút tiền hoặc chuyển tiền thanh toán họ chỉ việc viết một tờ séc
chuyển đến ngân hàng để lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của họ một số
tiền đã được ghi trong tờ séc để trả cho người trình diện tờ séc đó.
“Séc là một tờ mệnh lệnh vơ điều kiện do một người (chủ tài khoản) ra lệnh cho
Ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người

được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người hoặc trả cho người cầm
séc”. {5}
1.3.3.2. Phân loại séc
Séc cũng được phân loại theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là những cách
phân loại phổ biến nhất hiện nay.
{4},{5}: trích tài liệu (7}.

Ph¹m Thị Thu Hoài

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

11

- Phân loại theo người hưởng lợi, có ba loại séc :
+ Séc theo lệnh : là loại séc ghi trả theo lệnh của người lợi được ghi rõ trên tờ séc
đó,loại séc này có thể được chuyển nhượng bằng cách kí hậu. Chỉ có người
hưởng lợi mới được phép thanh toán hoặc chuyển giao cho người khác.
+ Séc đích danh : là loại séc có ghi tên người hưởng lợi trên tờ séc. Séc đích danh
có hai loại là :
 Séc đích danh khơng thể chuyển nhượng bằng cách kí hậu. Trên tờ séc có ghi

“ not to order”, điều đó có nghĩa là chỉ có người hưởng lợi mới được lĩnh tiền ở
Ngân hàng.
 Séc đích danh có thể chuyển nhượng bằng cách kí hậu, trên tờ séc thường

khơng ghi “ not to order “. Do đó, loại séc này có thể chuyển nhượng được thơng
qua việc kí hậu, bất kì người nào mang tờ séc này đến ngân hàng đều có thể nhận

được tiền mà khơng phải có điều kiện gì đi kèm.
+ Séc để trống (hoặc cịn gọi là séc vơ danh) : là loại séc không ghi tên người
hưởng lợi mà chỉ ghi “trả cho người cầm séc “. Do đó bất cứ người nào cầm séc
cũng có thể nhận tiền của tờ séc mà không phải chứng minh quyền của mình với
tờ séc đó. Loại séc này có thể được chuyển nhượng bằng cách trao tay mà khơng
phải kí hậu chuyển nhượng. Séc vơ danh có thể chuyển thành séc theo lệnh hay
séc đích danh bằng thủ tục kí hậu.
- Phân loại theo người phát hành séc, có hai loại :
+ Séc cá nhân : loại séc này do chủ tài khoản phát hành trực tiếp để trả cho các
nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ cung câp cho họ.
+ Séc bảo chi : là loại séc do ngân hàng phát hành ra thay mặt cho khách hàng
của họ chi trả cho người bán bằng cách ghi nợ cho người bán của khách hàng với
giá trị séc tương đương theo giá bán cộng với lệ phí, hoa hồng và phí Ngân hàng.
- Phân loại theo cách thanh tốn, có các loại séc sau :
+ Séc tiền mặt : Ngân hàng thanh toán sẽ chi trả tiền mặt cho người nào cầm séc
đến Ngân hàng. Người cầm séc không cần c s y quyn cng lnh c tin.
Phạm Thị Thu Hoµi

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

12

+ Séc chuyển khoản : khi khách hàng cầm tờ séc đến yêu cầu được thanh tốn thì
Ngân hàng thanh tốn sẽ chỉ trả tiền qua việc ghi có vào tài khoản.
- Một số loại séc đặc biệt :
+ Séc gạch chéo : là loại séc trên mặt trước có hai gạch chéo song song với
nhau.lạo séc này không dùng để rút tiền mặt mà thường dùng đế chuyển khoản

qua Ngân hàng.
Séc gạch chéo có hai loại :
Séc gạch chéo thường : giữa hai gạch chéo



để chống hoặc ghi chung chung là “ Ngân hàng”. Ngân hàng chi trả chỉ thanh
toán cho ngân hàng hoặc khách hàng của mình mà thơi.
Séc gạch chéo đặc biệt : là loại séc gạch



chéo trong đó giữa hai gạch chéo ghi tên một Ngân hàng đích danh. Ngân hàng
trả tiền chỉ thanh tốn tiền cho Ngân hàng có tên trên tờ séc hoặc cho khách hàng
của Ngân hàng này.
+ Séc du lịch : là loại séc đích danh, cho phép khách du lịch có thể thanh tốn cho
các dịch vụ à hàng hóa dịch vụ mà khơng cần tiền mặt khi đi du lịch. Loại séc
này do Ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ chi nhánh hay đại lý nào
của Ngân hàng phát hành.
1.4.CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TỐN QUỐC TẾ.
Phương thức thanh tốn quốc tế xác định quy trình kỹ thuật, địa điểm và
thời gian thực hiện việc thanh toán của người mua cho người bán với tư cách là
các đối tác trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Các phương thức thanh toán khác
nhau sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán, quyển lợi ở các mức độ khác nhau
cho các bên. Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào là tùy thuộc vào
từng điều kiện cụ thể, tùy thuộc vào đặc điểm của mối quan hệ đối tác và mức độ
tin cậy giữa các bên.Do đó, Phương thức thanh tốn quốc tế là một trong những
điều kiện quan trọng nhất của hợp đồng thanh toán quốc tế. vậy phương thức
thanh toán quc t l gỡ?


Phạm Thị Thu Hoài

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13

“ Phương thức thanh toán quốc tế là tồn bộ q trình, cách thức trả tiền của
người nhập khẩu đối với người xuất khẩu trong giao dịch mua bán ngoại
thương.” {6}
Ngày nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra rất mạnh mẽ và ngày càng
phát triển, các phương thức thanh toán quốc tế cũng ngày càng đa dạng và phong
phú hơn để có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về thanh toán cho khách hàng.
Hiện nay, trong thanh toán quốc tế sử dụng bốn phương thức thanh toán chủ
yếu:
1.4.1. Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền.
1.4.1.1. Khái niệm
Chuyển tiền được coi là phương thức thanh toán ra đời sớm nhất và đơn
giản nhất hiện nay, trong đó, người chuyển tiền và người nhận tiền vẫn thanh
toán trực tiếp với nhau, ngân hàng chuyển tiền chỉ có vai trị trung gian trong
thanh tốn, họ chỉ có trách nhiệm chuyển tiền để nhận tiền hoa hồng mà không bị
ràng buộc trách nhiệm gì về việc chuyển tiền đó để thanh tốn gì, và số tiền đó có
đủ để chi trả cho người thụ hưởng hay không. Sau khi chuyển tiền xong, ngân
hàng đã hết trách nhiệm với cả người gủi tiền và người nhận tiền.
“Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh tốn mà trong đó khách hàng
(người cần chuyển tiền) u cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất
định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa chỉ nhất định bằng
phương tiện chuyển tiền do khách hàng u cầu”.{7}

Do tính chất của việc chuyển tiền là khơng có sự liên đới trách nhiệm của
ngân hàng, do đó phương thức này rất ít sử dụng, nó chỉ thường sử dụng trong
những trường hợp sau:
- Thanh toán bằng chuyển tiền thường áp dụng cho các hợp đồng mà hai bên có
mối quan hệ lâu năm và có tín nhiệm với nhau.
- Thanh toán bằng chuyền tiền thường sử dụng trong phi mậu dịch, chuyển tiền ra
nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư,hoặc để chuyển lợi nhuận v nc,
chuyn kiu hi.
Phạm Thị Thu Hoài

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

14

Hiện nay, ở nước ta cũng như trên thế giới sử dụng chủ yếu hai phương thức
chuyển tiền sau:
- Chuyển tiền bằng thư : là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh tốn của
Ngân hàng chuyển tiền được chuyển tiền bằng thư cho Ngân hàng trả tiền cho
người thụ hưởng.
- Chuyển tiền bằng điện : là hình thức chuyển tiền, trong đó lện thanh toán của
Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện gửi cho Ngân
hàng trả tiền cho người thụ hưởng bằng telex hay mạng swift.
1.4.1.2. Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền
- Ưu điểm :
Phương thức chuyển tiền có ưu điểm là phương thức đơn giản, thuận tiện nhất
trong tất cả các phương thức thanh toán quốc tế,trong phương thức này ngân
hàng chỉ đóng vai trị trung gian cịn người mua và người bán thanh tốn trực tiếp

cho nhau.
- Nhược điểm : Phương thức thanh toán này mang lại lợi thế cho bên nhập khẩu
do đó nó đem lại rủi ro khá cao cho bên xuất khẩu, vì nếu áp dụng phương thức
thanh tốn này thì việc thanh toán sẽ được thực hiện sau khi việc giao hàng đã
thực hiện xong khi đó việc có thanh tốn hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào thiện
chí của nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu có thể khơng tiến hành việc chuyển tiền
hoặc cố tình chuyển tiền muộn so với cam kết trong hợp đồng để chiếm dụng
vốn của nhà xt khẩu, ngân hàng khơng có vai trị là gì và cũng khơng phải chịu
trách nhiệm gì khi họ đã thực hiện xong việc chuyển tiền.

{6}, {7}: trích tài liu (7)

Phạm Thị Thu Hoài

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


15

Quy trình chuyển tiền.
Ngân hàng
trả tiền

Ngân hàng
chuyển tiền

(4)


(3)

(2)

(5)

Người thụ
hưởng

(1)

Người
chuyển tiền

Hình 1.1 : Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền.
Hiện nay hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam thực hiện việc chuyển tiền
theo quy trình sau:
Bước 1 : Sau quá trình đàm phán, thương thảo, hai bên (bên nhập khẩu và bên
xuất khẩu sẽ kí kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu thực hiện việc giao
hàng hóa, dịch vụ, đồng thời chuyển giao tồn bộ chứng từ như : hóa đơn thương
mại, vận đơn,…cho nhà nhập khẩu.
Bước 2 : Khi nhận được bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu, bên nhập khẩu sẽ kiểm
tra bộ chứng từ nếu thấy bộ chứng từ phù hợp (hoặc khi đã nhận được hàng hóa)
thì nhà nhập khẩu sẽ viết lệnh chuyển tiền cùng với ủy nhiệm chi (trong trường
hợp có tài khoản tại Ngân hàng) hoặc mang tiền mặt (nếu khơng có tài khoản tại
Ngân hàng) tới ngân hàng để làm thủ tục chuyển tiền.
Bước 3 : sau khi kiểm tra các giấy tờ cần thiết và các điều kiện chuyển tiền theo
quy định, nếu Ngân hàng thây rằng khách hàng có đủ khả năng thanh tốn và có
đủ giây tờ hợp lệ sẽ tiến hành việc chuyển tiền và gửi thông báo về việc đã

chuyểnt tiền cho người chuyển tiền.
Bước 4 : Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiến tới Ngân hàng đại lý
tại nước ngồi để chuyển trả tiền cho người thụ hưởng.
Ph¹m Thị Thu Hoài

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

16

Bước 5 : Ngân hàng đại lý ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thời
gửi giấy báo có cho người thụ thưởng ( nếu người thụ hưởng có tài khoản tại
Ngân hàng đại lý ) hoặc gửi giấy báo yêu cầu nhận tiền( nếu người thụ hưởng
khơng có tài khoản tại Ngân hàng đại lý ).
1.4.2. Phương thức nhờ thu
1.4.2.1. Khái niệm
Theo sự định nghĩa của ICC về phương thức nhờ thu được ghi trong bản
Quy tắc Thống nhất về Nhờ thu thì:
“Phương thức nhờ thu là một phương thức TTQT, trong đó bên bán (hay nhà
xuất khẩu) sau khi đã hồn thành việc giao hàng hay cung cấp một hoặc một số
dịch vụ nào đó cho khách hàng , ủy thác cho Ngân hàng phục vụ mình trên cơ sở
việc xuất trình bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp thơng qua Ngân hàng đại lý ở
nước ngoài để yêu cầu bên mua (nhà nhập khẩu) thanh tốn cho mình, chấp
nhận hối phiếu do người bán lập ra”. {8}
Phương thức nhờ thu được sử dụng khi người mua và người bán thống
nhất với nhau là sử dụng phương thức khi kí kết hợp đồng thương mại, và nó là
một điều khoản được ghi trong hợp đồng thương mại.
Phương thức này có ưu điểm là ít rủi ro hơn phương thức chuyển tiền,

nhưng chi phí lại khơng lớn bằng khi thanh tốn bằng phương thức tín dụng
chứng từ.
1.4.2.2. Phân loại
Thực chất của việc nhờ thu là quá trình Ngân hàng thu hộ từ người mua để trả
cho người bán. Tùy thuộc vào mức độ tin cậy giữa người mua và người bán mà
người bán có thể trao tịan bộ chứng từ cho người mua hoặc chỉ trao một phần
nàp đó mà thơi, phần cịn lại sẽ được trao khi thanh tốn xong.
Căn cứ vào tính chất chứng từ yêu cầu người ta chia phương thức nhờ thu làm
hai loại : là nhờ thu phiu trn v nh thu kốm chng t.

Phạm Thị Thu Hoµi

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

17

1.4.2.2.1. Nhờ thu phiếu trơn
“Nhờ thu phiếu trơn là một phương thức TTQT trong đó người bán sau khi hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ, ủy thác cho Ngân hàng thu hộ
tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra và các chứng từ tài chính
cịn các chứng từ thương mại thì được gửi thẳng tới người mua không thông qua
Ngân hàng”.{9}
Thực chất của phương thức này là việc ngân hàng được người bán ủy
quyền thu tiền hộ tiền từ người mua, nhưng ngân hàng không được người mua
giao cho bất cứ giấy tờ hóa đơn thương mại nào, mà chỉ dựa vào hối phiếu do
người bán lập ra để địi tiền người mua. Do đó, phương thức cũng có rủi ro rất
cao cho người xuất khẩu vì họ khơng có bất kì chứng từ hóa đơn thương mại nào

trong tay, nên khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên họ thường là người chịu phần
thiệt thòi hơn.


Quy trình thanh tốn.
Ngân hàng
thu hộ

(4)

Ngân hàng
nhờ thu

(7)
(5)

(6)

Người mua

(8)

(1)

(3)

Người bán

(2)


Hình 1.2. Quy trình thanh tốn nhờ thu phiếu trơn
Thơng thường, quy trình thanh tốn của một q trình nhờ thu như sau:
- Bước 1 : Người bán và người mua kí kết hợp đồng kinh tế, trong đó điều khoản
thanh tốn có ghi là áp dụng phương thức “ Nhờ thu phiu trn .
{8}, {9}: trớch ti liu (7)

Phạm Thị Thu Hoµi

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

18

- Bước 2 : Người bán gửi hàng hóa, sau đó hồn thành bộ chứng từ thương mại
gửi trực tiếp cho người mua.
- Bước 3 : người bán gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng với các chứng từ tài chính
cho NHNT để thu tiền từ người mua.
- Bước 4 : NHNT gửi thư ủy nhiệm nhờ thu kèm với các chứng từ tài chính tới
NHTH để thu tiền từ người mua.
- Bước 5 : NHTH thông báo cho người mua và yêu cầu người mua thanh toán
hoặc chấp nhận thanh toán.
- Bước 6 : Người mua sau khi kiểm tra thì trả tiển ngay hoặc chấp nhận trả tiền.
- Bước 7 : NHHT chuyển tiền hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho NHNT.
- Bước 8 : NHNT chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận thanh
toán cho người bán.
1.4.2.2.2. Nhờ thu kèm chứng từ
Để khắc phục nhược điểm của phương thức nhờ thu phiếu trơn, người ta
đã đưa ra sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ. Trong phương thức này,

người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người mua, ngân hàng được
người bán giao cho các chứng từ hóa đơn thương mại và ngân hàng chỉ trao bộ
chứng từ đó cho người mua khi họ đã thanh toán hoặc cam kết thanh toán tại một
thời điểm nhất định trong tương lai.
“Nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức nhờ thu, trong đó người bán
ủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền từ người mua khơng những căn cứ vào hối
phiếu mà cịn căn cứ vào bộ chứng từ kèm theo( các chứng từ thương mại có
hoặc khơng có các chứng từ tài chính). NHTH chỉ trả bộ chứng từ cho người
mua hàng khi người này đã trả tiền, hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện
các điều kiện khác đã quy định trong Lệnh nhờ thu”. {10}


Quy trình nhờ thu kèm chứng từ
Quy trình thanh tốn của phương thức nhờ thu kèm chng t c mụ t

theo hỡnh 1.3

Phạm Thị Thu Hoài

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ngân hàng
thu hộ

19

Ngân hàng

nhờ thu

(4)
(8)

(7)

(6)

(5)

Người mua

(9)

(1)

(3)

Người bán

(2)

Hình 1.3. Quy trình thanh tốn nhờ thu kèm chứng từ
Quy trình thanh tốn nhờ thu kèm chứng từ được diễn giải như sau:
- Bước 1: Sau khi thương thảo người bán và người mua kí kết hợp đồng mua bán,
trong đó có điều khoản thanh tốn bằng phương thức “nhờ thu kèm chứng từ”.
- Bước 2 : Người bán gửi hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua.
- Bước 3 : Người bán lập hối phiếu đòi tiền người mua cùng với bộ chứng từ đầy
đủ (chứng từ thương mại và các chứng từ tài chính, nếu cần) ủy thác cho Ngân

hàng của mình địi tiền hộ mình bằng cách nhờ thu.
- Bước 4 : NHNT lập lệnh nhờ thu cùng các chứng từ cho NHTH để thu hộ tiền
từ người mua.
- Bước 5 : NHTH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, gửi thông báo yêu cầu thanh toán
cùng với hối phiếu yêu cầu người mua thanh toán.
- Bước 6 : Người mua chấp nhận thanh toán ngay ( bằng hối phiếu trả ngay, séc
hoặc kỳ phiếu ) hoặc chấp nhận hối phiếu.
- Bước 7 : NHTH gửi trả bộ chứng từ cho người mua.
- Bước 8 : NHTH chuyển tiền thu được( trong trường hợp người mua trả ngay )
hoặc gửi hối phiếu ( trong trường hợp hối phiếu đã được chấp nhận) cho NHNT.
{10}: trớch ti liu (7)

Phạm Thị Thu Hoài

KDQT46A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

20

- Bước 9 : NHNT chuyển trả tiền thu được hoặc hối phiếu đã được kí chấp nhận
thanh tốn cho người bán.
1.4.3.Phương thức tín dụng chứng từ
1.4.3.1. Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất
hiện nay vì nó quy tụ được rất nhiểu ưu điểm của các phương thức khác.
“ Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức TTQT, là sự thỏa thuận,
trong đó NHPH (Ngân hàng mở thu tín dụng) thực hiện theo yêu cầu của khách
hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) là sẽ phát hành một bức điện ( gọi là L/C),

theo đó NHPH cam kết là sẽ trả tiền cho bên thứ ba (người hưởng lợi) hoặc chấp
nhận hối phiếu của người này khi người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán
đầy đủ và phù hợp với các điều khoản của L/C cho NHPH”. {11}
{11}: trích tài liệu (7)

Trong phương thức tín dụng chứng từ, Ngân hàng khơng chỉ đóng vai trị
chung gian giữa người mua và người bán nữa mà đóng vai trị là người quản lý,
tổ chức trả tiền, đại diện cho người mua thanh toán tiền hàng cho người bán, là
người bảo đảm cho việc thanh tốn được thực hiện ( vì nếu người mua khơng
thanh tốn thì Ngân hàng phải có trách nhiệm phải thanh tốn khi người bán xuất
trình bộ chứng từ phù hợp) và bảo đảm cho việc cung cấp hàng hóa một cách đầy
đủ khi đến tay người mua ( vì nếu khơng cung cấp hàng hóa đầy đủ thì người bán
khơng thể xuất trình bộ chứng từ đúng theo yêu cầu của L/C do đó họ khơng thể
lấy được tiền).
1.4.3.2. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ.


Ưu điểm :
Đây là phương thức tốt nhất trong tất cả các phương thức TTQT hiện nay,

nó bảo đảm được quyền lợi cho cả nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu, đó là nhà
xuất khẩu chắc chắn sẽ thu được tiền hàng nếu giao hàng đầy đủ và hoàn thành
được bộ chứng từ đầy đủ và hồn hảo( vì có sự cam kết thanh tốn từ phía Ngân
hàng là sẽ trả tiền cho nhà nhập khẩu nếu nhà nhập khẩu thực hiện ỳng cỏc iu
Phạm Thị Thu Hoài

KDQT46A




×