Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kh 23 kh to chuc cuoc thi tim hieu truyen thong truong tan lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.92 KB, 4 trang )

ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH HUYỆN CAM LỘ
BCH TRƯỜNG THPT TÂN LÂM
***
Số: … KH/TrTH ĐTN

Cam Thành, ngày 04 tháng 03 năm 2013

KẾ HOẠCH

Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu truyền thống lịch sử trường THPT Tân Lâm”
Thực hiện điểm nhấn của Sở GD&ĐT Quảng Trị năm học 2012 – 2013 về việc
“Biên soạn lịch sử và xây dựng phòng truyền thống Nhà trường”, được sự chỉ đạo của Chi
bộ và BGH Nhà trường, BTV Đoàn trường trường THPT Tân Lâm triển khai cuộc thi
“Tìm hiểu truyền thống lịch sử trường THPT Tân Lâm” đến các chi đoàn, chi đội với
những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH:
- Góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống của trường, tôn vinh những phẩm chất
cao q, những đóng góp, cống hiến của các thầy, cơ giáo, các thế hệ học sinh đi trước.
Đồng thời, tạo môi trường cho học sinh, sinh viên rèn luyện kỷ năng viết.
II. TÊN GỌI: Tìm hiểu truyền thống Trường THPT Tân Lâm
III. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI VÀ THỜI GIAN NHẬN BÀI:
1. Đối tượng dự thi: Học sinh toàn trường.
2. Thời gian:
- Thời gian nhận bài từ ngày 11/03/2009 đến hết ngày 15/03/2013.
- Kết quả cuộc thi sẽ được công bố vào ngày 26/3/2013.
IV. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CUỘC THI
- Bài viết phải được thực hiện bằng hình thức viết tay, trên giấy A4, khuyến khích các bài
viết có tranh ảnh minh họa (lưu ý: và chú thích cụ thể nếu có trích dẫn lời kể của các thế
hệ nhà giáo từng công tác ở trường.)
- Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy chuẩn hiện hành của chữ Quốc ngữ, không dùng
tiếng địa phương. Ngôn ngữ trong sáng, đảm bảo tính chính xác.


- Bài viết có thang điểm 100
+ Về hình thức (trang bìa, hình ảnh, trình bày thẩm mĩ, khoa học): 15 điểm
+ Về nội dung: 85 điểm, gồm 4 câu.
* Nội dung câu hỏi
Câu 1. Trường THPT Tân Lâm được thành lập từ ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? Do ai ký
quyết định? Tên gọi của Trường qua các thời kỳ từ khi thành lập đến nay? (20 điểm)
Câu 2. Kể tên các thế hệ Hiệu Trưởng, Bí thư chi bộ, Chủ tịch Cơng đồn, Bí thư Đoàn
trường, Tổng phụ trách Đội từ khi thành lập Trường đến nay. (25 điểm)
Câu 3. Giới thiệu 5 gương mặt học sinh tiêu biểu của nhà trường có thành tích cao trong
các lĩnh vực học tập, văn hóa, văn nghệ, Thể dục thể thao và các hoạt động khác. (Họ tên,
niên khóa, thành tích đạt được) (10 điểm)


Câu 4. Cảm nhận của em về những truyền thống của Trường THPT Tân Lâm. Là một học
sinh của Trường em sẽ làm gì để phát huy những truyền thống đó? (30 điểm) (Nội dung
câu 4 khơng q 2 mặt giấy A4).
V. BAN GIÁM KHẢO:
- Vòng 1: Thành phần BCH Đồn trường và BCH Liên đội.
- Vịng 2: Các thầy cô giáo môn Lịch sử.
VI. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG VÀ THI ĐUA:
1, Giải thưởng:
+ 02 giải nhất
+ 04 giải nhì
+ 06 giải ba
+ 10 giải khuyến khích
2, Thi đua:
- Lớp có HS đạt giải Nhất: + 10 điểm
- Lớp có HS đạt giải Nhì: + 08 điểm
- Lớp có HS đạt giải Ba: + 06 điểm
- Lớp có HS đạt giải Nhất: + 04 điểm

- Lớp nộp số lượng đủ, đạt yêu cầu trước ngày 15/03/2013: + 5 điểm.
- Lớp tham gia thiếu số lượng bài thi: - 02 điểm/TH
(Đến khi nào nộp đủ thì ngừng trừ điểm)
 Lưu ý: Từ khi có kế hoạch cho đến ngày 15/03/2013, tất cả các buổi sinh hoạt 15’
đầu giờ với nội dung đọc báo, hát đều tạm hoãn để tập trung vào viết bài dự thi. Sau
thi cuộc thi kết thúc thì nội dung sinh hoạt 15’ đầu giờ chuyển lại bình thường.
Nhận được Kế hoạch này, BTV Đoàn trường yêu cầu các Chi đoàn, Chi đội nghiêm
túc triển khai, thực hiện kế hoạch cuộc thi đạt hiệu quả.
TM. BTV ĐỒN TRƯỜNG
BÍ THƯ

Nơi nhận:

- Chi bộ Nhà trường (để theo dõi, chỉ đạo)
- GVCN các lớp (để phối hợp thực hiện)
- GVBM Lịch sử (để phối hợp thực hiện)
- Các Chi đoàn, Chi đội (để triển khai thực hiện)

Bùi Xuân Đông


ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CUỘC THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG
TRƯỜNG THPT TÂN LÂM
Câu 1. Trường THPT Tân Lâm được thành lập từ ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?
Do ai ký quyết định? Tên gọi của trường qua các thời kỳ từ khi thành lập đến nay?
Tháng 6, năm 1974, thầy và trị trường cấp 3 Vĩnh Linh đóng tại Tân Kỳ- Nghệ An
trở về Vĩnh Linh cùng đồng bào xây dựng lại quê hương.
Vào đầu năm 1974, đồng chí Nguyễn Minh Lai được ban chấp hành Đảng bộ phân
công chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội Đảng bộ giáo dục. Đồng chí Nguyễn Minh Lai
đưa vào dự thảo báo cáo: Đề nghị Đảng ủy khu vực Vĩnh Linh cho mở trường cấp III vừa

học vừa làm. Theo đề nghị của Ty Giáo dục Vĩnh Linh; Thường trực UBHC khu vực Vĩnh
Linh họp ngày 25/6/1975 thống nhất thành lập trường cấp 3 vùa học vừa lao động sản xuất
thuộc Ty Giáo dục Khu vực Vĩnh Linh.
Ngày 26/6/1975, ủy ban hành chính khu vực Vĩnh Linh đã ra định số 12/QĐ-UB
thành lập trường cấp 3 vừa học vừa lao động sản xuất do Ơng Hồng Cân Phó chủ tịch
UBHC Khu vực Vĩnh Linh ký quyết định. Trường đóng tại cây Dưới xã Vĩnh Trường.
Ngày 30/6/1975 UBHC khu vực ra Quyết định số 37-UB/TC do đ/c ơng Hồng
Cân Phó chủ tịch UBHC Khu vực Vĩnh Linh ký quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng và 2 phó
hiệu trưởng. Đồng chí Nguyễn Hoa Nam làm hiệu trưởng, đồng chí Trần Đức Trí làm phó
hiệu trưởng, đồng chí Nguyễn Minh Lai làm phó hiệu trưởng.
Sau 4 tháng, đã có 4 phịng học, 4 dãy nhà ở và 1 nhà ăn tập thể để đến ngày
28/11/1975 lễ khai giảng khóa đầu tiên với 120 học sinh đã được tổ chức.
Do điều kiện ăn ở, đi lại quá khó khăn theo đề nghị của trường, UBHC khu vực ra
quyết định số 14-QĐ/UB do Ông Nguyễn Văn Hỷ Ủ viên thư ký ký Quyết đinh cho dời
trường về Trạng Nậy, xã Vĩnh Thủy; Tên trường vân không thay đổi.
Ngày 04 tháng 5 năm 1976 UBHC khu vực ra Quyết định số 37-UB/TC do Ông
Nguyễn Quốc Tuấn Phó CT UBHC Khu vực kí quyết định bổ nhiệm, đồng chí Nguyễn
Minh Lai làm hiệu trưởng và đồng chí Nguyễn Hữu Ái làm phó hiệu trưởng. Năm thứ hai,
trường tuyển thêm 120 học sinh, và khai giảng vào ngày 26/11/1976.
Lúc này, tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ sát nhập
thành huyện Bến Hải. Sau một chuyến cơng tác của đồng chí Nguyễn Kỳ Nguyên trưởng
ty giáo dục BTT đến nông trường Tân Lâm, gặp đồng chí Lê Mậu Lộ (cố giám đốc nơng
trường), 2 đồng chí đã gặp nhau trong một tư duy mới là gắn nhà trường với nơng trường.
Một đồn cán bộ lãnh đạo và giáo viên của trường đã vào Tân Lâm khảo sát tình
hình. Mặc dù trước mắt là vơ vàn khó khăn, nhất là tâm tư tình cảm của cán bộ giáo viên
không muốn chuyển trường vào Tân Lâm. Vì tương lai, vì sự nghiệp giáo dục mà chi bộ
và ban lãnh đạo nhà trường vận động, thuyết phục để mọi người chấp nhận dời trường vào
Tân Lâm.
Được sự giúp đỡ của Sư đoàn 571, hàng trăm xe vận tải chở vật liệu vào tập kết tại
Tân Lâm vào những ngày cuối năm 1976, đầu năm 1977. Tháng 11 năm 1976, trường

chính thức được chuyển vào Tân Lâm, Cam Lộ và mang tên Trường PTTH Vừa học - Vừa
làm Tân Lâm do NGƯT Nguyễn Minh Lai làm Hiệu trưởng. Nhà trường gắn với Nông
trường Tân Lâm theo một cơ chế giữa giáo dục và kinh tế, tạo thêm những điều kiện để


nhà trường thực hiện mục tiêu đào tạo theo nguyên lý giáo dục "Học đi đôi với hành, giáo
dục kết hợp với lao động sản xuât, nhà trường gắn liền với xã hội". Nhà trường với Nơng
trường đã có một sự gắn bó máu thịt , một sự kết hợp mật thiết giữa giáo dục và kinh tế.
Học sinh  của trường một buổi học văn hóa cịn một buổi lao động sản xuất theo mức
khốn của Nơng trường. Quy mơ của trường nhanh chóng thay đổi, hàng năm tuyển mới 5
lớp 8 ( lớp 10 bây giờ). Việc được tuyển vào trường Tân Lâm hồi đó là vinh hạnh cho học
sinh.
Vào những năm 80, chất lượng học sinh Tân Lâm không thua kém các trường khác
trong tỉnh Bình Trị Thiên. Thi tốt nghiệp năm nào củng đạt nhất, nhì tỉnh. Học sinh thi đỗ
đại học, cao đẳng chuyên nghiệp đạt từ 15-20 %.... Nhờ vậy, năm 1983 nhà trường đã
được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng III.
Trong những năm 90 (thế kỷ XX) là thời kì thực hiện cơng cuộc đổi mới xây dựng
đất nước, tiến hành xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nông trường Tân Lâm
chuyển đổi thành Liên hiệp hồ tiêu Tân Lâm, tổ chức sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị
trường. Nhà trường chuyển sang bước ngoặt: Vấn đề "vừa làm" của học sinh khơng cịn
nữa, địa bàn tuyển sinh thu hẹp và khơng cịn học sinh nội trú. Năm 1991 trường tiếp nhận
thêm học sinh THCS của xã Cam thành tách ra từ trường cấp I,II Tân Lâm. Chính cơ chế
thị trường đã làm khơng  ít những khó khăn cho nhà trường. Do đó ngày 30/5/1996 UBND
Tỉnh Quảng Trị ra quyết định số 578/QĐ-UB do ơng Nguyễn Bường Chủ tịch tỉnh kí
quyết định đổi tên trường thành Trường THPT Tân Lâm
Hiện nay, nhà trường đang tập trung nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục tồn
diện.
Câu 2. Các thế hệ Hiệu Trưởng, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Cơng đồn, Bí thư Đồn trường,
Tổng phụ trách Đội từ khi thành lập trường đến nay.
Thời gian

1975-1976

1976-1989

Ban giám hiệu
Phó Hiệu
Hiệu trưởng
trưởng

Bí thư chi bộ

Chủ tịch cơng
đồn

Bí thư/trợ lý
đoàn trường

Nguyễn Hoa Nam

Nguyễn Minh Lai

Nguyễn Đức An

Nguyễn Khánh Dư

Lê Gia Hà
Nguyễn Cơng Đức
Lê Ánh Thỏa
Võ Thị Kiều Bích
Lê Thanh Năm


Trần Văn Trạo
Lê Thanh Năm
Hồ Sỹ Châu
Lương Đức Long
Lê Văn Hào
Lê Hoa (HS)
Nguyễn Văn Dàn (HS)

Nguyễn Minh Lai

Nguyễn Minh Lai
Trần Đức Trí

Nguyễn Hữu Ái
Lê Gia Hà
Võ Hàng

Nguyễn Hữu Ái

Võ Hàng

Lê Thanh Năm

Nguyễn Tiến Dũng

Võ Hàng
Nguyễn Tiến Dũng
Trần Thị Hoa


Lê Thanh Năm

Lê Thanh Năm

1996-2008

Trần Thị Hoa

Lương Đức Long

Trần Thị Hoa

Lê Thanh Năm
Lương Đức Long

2008 - nay

Lương Đức Long

Trương Minh Vũ

Lương Đức Long

Nguyễn Đình Chiến

1989-1994

Nguyễn Hữu Ái

1994-1996


Thái Tăng Khánh (HS)
Phạm Đình Minh (HS)
Lê T.Minh Hà (HS)

Lê Thị Minh Hà
Lê Mạnh Hùng
Lê Mạnh Hùng
Lê Quang Vinh
Nguyễn Thanh Lai
Lê Ngọc Tài
Bùi Xuân Đông

Câu 3. Học sinh tìm hiểu ở Phịng truyền thống và văn phịng Đồn trường.
Câu 4. Cảm nghĩ của riêng mỗi học sinh.

Tổng phụ
trách Đội

Phan Thị Lan
(1991-1997)
Phan Thị Thắm
(1997-1998)
Lê Quang Vinh
(1998-2006)
Nguyễn Thọ Dục
(2006-2010)
Nguyễn QuốcTuấn
(2010-2012)
Trần Vĩnh Rin

(9/2012 đến nay)



×