Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Kinh nghiệm giảng dạy ngữ pháp Tiếng Anh 9 nhằm nâng cao chất lượng đại trà và thi vào lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.63 KB, 23 trang )

Kinh nghiệm giảng dạy ngữ pháp Tiếng Anh 9 nhằm nâng cao
chất lượng đại trà và thi vào lớp 10 THPT
MỤC LỤC

TT

Nội dung
PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trang

1

Lý do chọn chuyên đề

1

2

Tên chuyên đề

2

3

Tác giả chuyên đề

2

4


Chủ đầu tư tạo ra chuyên đề

2

5

Lĩnh vực áp dụng chuyên đề

2

6

Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu.

2

PHẦN II: NỘI DUNG
1

Cơ sở lí luận, thực tiễn

2

1.1. Cơ sở lí luận

2

1.1.1. Ngữ pháp Tiếng Anh là gì?

2


1.1.2. Các phương pháp dạy ngữ pháp Tiếng Anh

3

1.2. Cơ sở thực tiễn.

3

1.2.1. Thực trạng

3

1.2.2. Khảo sát thực trạng

4

1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng

5

Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề

5

2.1. Giới thiệu hình thái và nghĩa của cấu trúc: (presentation)

6

2.2. Cách thực hiện các kỹ thuật rèn luyện ngữ pháp: (practice)


9
10

1

2.3. Thủ thuật củng cố, vận dụng sau khi rèn luyện:
(Consolidation)
2.4. Những vấn đề cần lưu ý khi ôn luyện ngữ pháp cho HS ôn thi
vào 10
Kết quả đạt được
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận

2

Kiến nghị

17

Tài liệu tham khảo

21

2

3

0


10
13
17


1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
ỨNG DỤNG CHUYÊN ĐỀ
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn chun đề
Trong chương trình phổ thơng ở Việt Nam, Tiếng Anh là mơn ngoại ngữ,
mơn văn hóa cơ bản, bắt buộc, là một bộ phận không thể thiếu. Môn Tiếng Anh
cung cấp cho học sinh (HS) một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức
khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng và phong phú trên
thế giới, dễ dàng hịa nhập với cộng đồng quốc tế. Mơn Tiếng Anh ở trường THCS
góp phần phát triển tư duy (trước hết là tư duy ngôn ngữ) và hỗ trợ việc dạy và học
tiếng Việt. Với đặc trưng riêng, môn Tiếng Anh góp phần đổi mới phương pháp
dạy học, lồng ghép và truyền tải nhiều nội dung của môn học khác, góp phần hình
thành và phát triển nhân cách cho HS, giúp thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Trong những năm gần đây, việc học ngoại ngữ nói chung và mơn Tiếng
Anh nói riêng ở các trường đã được chú trọng hơn rất nhiều đặc biệt khi Tiếng
Anh trở thành mơn thi bắt buộc trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Khi tiếng Anh
đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong các trường học và các cấp
học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để
nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học là một nhu cầu thiết yếu không chỉ
đối với người học mà đặc biệt là đối với người đang trực tiếp giảng dạy bộ môn
tiếng Anh.
Chúng ta đều biết rằng học tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ.

Muốn sử dụng thành thạo ngơn ngữ đó thì người học phải rèn luyện 4 kĩ năng cơ
bản: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Tuy nhiên ngữ pháp là kiến thức nền cơ bản để phát
triển cả bốn kĩ năng đó. việc có đầy đủ ngữ pháp sẽ là cách cải thiện hiệu quả các
kỹ năng trên tốt nhất. Nếu khơng có nền tảng ngữ pháp tốt thì bạn khơng thể nào
truyền đạt thơng điệp một cách rõ ràng, chính xác được.
Hơn nữa trong cấu trúc đề thi vào 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc
thì ngữ pháp ln chiếm khoảng 10/30 câu. Do đó ngữ pháp trở thành mục tiêu
quan trọng trước mắt và lâu dài với HS lớp 9.
Tại Trường THCS Tân Tiến, lãnh đạo nhà trường rất quan tâm và chú trọng
đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. GV Tiếng Anh của
trường cũng ý thức được tầm quan trọng của bộ môn này. Hơn thế nữa, số lượng
HS hứng thú với bộ môn Tiếng Anh cũng ngày càng tăng lên.
2


Song, qua thực tế giảng dạy và thi cử, tôi nhận điểm trên lớp của HS và kết
quả thi vào 10 vẫn chưa cao. Kết quả này một phần cũng do các em chưa biết cách
để học hiệu quả phần ngữ pháp mặc dù phần này được coi là phần dễ lấy điểm
nhất.
Nhận thức được vai trò của việc dạy ngữ pháp hiệu quả, tơi đã quyết định
tìm hiểu và nghiên cứu chuyên đề “Kinh nghiệm giảng dạy ngữ pháp Tiếng Anh 9
nhằm nâng cao chất lượng đại trà và thi vào lớp 10 THPT.”
2. Tên chuyên đề:
“Kinh nghiệm giảng dạy ngữ pháp Tiếng Anh 9 nhằm nâng cao chất lượng đại
trà và thi vào lớp 10 THPT”.
3. Tác giả chuyên đề
- Họ và tên:
- Địa chỉ tác giả chuyên đề: Tổ KHXH – Trường THCS ……………
……………………………………………………………….
4. Chủ đầu tư tạo ra chuyên đề: ……………………….

5. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề:
Áp dụng chuyên đề vào thực tế giảng dạy Tiếng Anh 9 cho HS trong trường
THCS Tân Tiến.
Chuyên đề nhằm cải tiến phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng
dạy bộ mơn Tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng đại trà và thi vào 10 THPT
cho HS, tạo niềm tin ở các bậc phụ huynh và nhân dân vào nhà trường, vào đội
ngũ giáo viên (GV). Đồng thời chun đề cịn giúp HS thêm u thích và học tập
hiệu quả môn Tiếng Anh trong bối cảnh chất lượng dạy và học mơn Tiếng Anh
THCS cịn nhiều hạn chế.
6. Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2022.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận, thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Ngữ pháp Tiếng Anh là gì?
Ngữ pháp tiếng Anh là cấu trúc về ngữ pháp trong tiếng Anh chỉ sự đặt câu
đúng trật tự, đúng quan hệ và hài hòa giữa các từ, yếu tố để tạo nên một câu văn
hoàn chỉnh, quy phạm nhằm truyền đạt thơng tin một cách chính xác, bài bản và
3


khoa học nhất. Ngữ pháp tiếng Anh có thể khái quát thành dạng trong câu, sự hài
hòa giữa các yếu tố trong câu.
1.1.2. Các phương pháp dạy ngữ pháp Tiếng Anh
Tất cả các phương pháp dạy ngữ pháp ngữ pháp từ trước đến nay đều coi
trọng việc dạy ngữ pháp, tuy nhiên điểm khác biệt là ở các mức độ khác nhau và
mục đích khác nhau.
Vào những năm 1980, việc dạy ngữ pháp chủ yếu theo phương pháp sơ đồ
hóa mẫu câu (diagramming sentences). Các cấu trúc ngữ pháp được dạy một cách
khô cứng, tách bạch với văn cảnh, với hàng loạt các mẫu câu.
Vào thập niên 90, người ta lại cho rằng khơng phải học ngữ pháp tách bạch

vì hiểu được ngơn ngữ đó là ngữ pháp.
Từ những năm 2000 đến nay việc dạy ngữ pháp ngày nay không cịn theo
lối phân tích từ loại, phân tích câu như phương pháp cũ mà được dạy theo đường
hướng giao tiếp, lồng ghép ngữ pháp và giao tiếp. Hầu hết thời gian dành cho các
bài tập ngữ pháp kêt hợp rèn luyện các kỹ năng nghe - nói – đọc – viết qua nhiều
hình thức khác nhau và bài học được củng cố bằng những trò chơi, và sơ đồ tư
duy. Do vậy theo phương pháp mới này thì khơng cần phải dạy tất cả mà chỉ dạy
những gì cần thiết cho giao tiếp mà thôi. Như vậy việc dạy ngữ pháp và giao tiếp
không loại trừ lẫn nhau mà lồng ghép vào nhau.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng
* Về phía giáo viên
Về phương pháp giảng dạy: Hiện nay có rất nhiều sách, tài liêu tham khảo,
cũng như giáo trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tài liệu chuẩn kiến thức cho
từng khối lớp học để GV dạy tiếng Anh tham khảo và cũng là tài liệu hỗ trợ tích
cực trong phương pháp giảng dạy mới của môn tiếng Anh. Bên cạnh đó GV cũng
được tham gia các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ do phòng Giáo dục tổ chức, hoặc
tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm, triển khai chuyên đề do phòng Giáo dục tổ
chức,... nhằm giúp giao lưu đội ngũ GV dạy ngoại ngữ tiếp cận và sử dụng phương
pháp mới đạt hiệu quả nhất. Tuy nhiên chúng ta khó áp dụng giống nhau cho các
đối tượng HS ở tất các các trường, mà đòi hỏi mỗi GV ở từng trường phải biết
chọn lọc, sử dụng phương pháp phù hợp với trình độ HS, từng đối tượng HS và cơ
sở vật chất của từng trường.
Về kiến thức: Theo thiết kế của sách giáo khoa Tiếng Anh 9 thí điểm, các
em được học riêng từng kỹ năng trong từng tiết một, cịn cấu trúc ngữ pháp thì
được giới thiệu qua tiết học A closer look 2 rồi có ơn tập ở tiết Looking back. Hơn
4


nữa một số bài ở tiếng Anh lớp 9 có rất nhiều cấu trúc, điểm ngữ pháp. Vậy mà

các em chỉ được luyện trong một tiết, nên GV thường nặng nề giảng dạy kiến thức
ngữ pháp và luôn lo lắng HS không thể vận dụng tốt được các cấu trúc ngữ pháp
và các điểm ngữ pháp vào các dạng bài tập từ đó làm cho tiết học căng thẳng và
HS khơng có thời gian để thực hành tốt các kỹ năng yêu cầu thông qua các bài tập
trong SGK.
* Về phía học sinh
Năm học 2022 – 2023, tơi được nhà trường phân công dạy lớp 9. Thực tế
nhận lớp tôi nhận thấy một số thực trạng từ phía HS như sau:
Nhiều HS đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh. Việc
học ngữ pháp của các em cũng dần được cải thiện. Thông qua ngữ pháp các em đã
học tốt hơn được các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Điểm số của HS trong các kì thi
nhất là kì thi vào lớp 10 THPT đã có tiến bộ.
Tuy nhiên rất nhiều HS không hứng thú với môn Tiếng Anh. Trong giờ học
chưa chú ý, không phát biểu xây dựng bài. Các em cịn chưa có phương pháp học
ngữ pháp hiệu quả, kết hợp với vốn từ vựng cịn hạn chế làm kết quả học tập mơn
Tiếng Anh nói chung và kết quả bài kiểm tra ngữ pháp nói riêng mặc dù đã tiến bộ
nhưng vẫn chưa được cao. Do đó kết quả thi vào THPT chưa cao.
* Về phía phụ huynh:
Nhận thức của một số phụ huynh về mơn Tiếng Anh cịn sai lệch, kéo theo
là nhận thức sai lệch của HS, coi đây là môn học không thiết thực nên không sao
sát việc học tập bộ mơn Tiếng Anh của con em mình.
1.2.2. Khảo sát thực trạng
Tôi đã tiến hành khảo sát vào thời điểm đầu năm của năm học 2022-2023 tại
các lớp tôi dạy. Dưới đây là bảng số liệu thống kê kết quả một bài khảo sát về ngữ
pháp của HS khi chưa áp dụng chuyên đề:

Lớ
p

Tổng

số
học
sinh

9

122

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số
lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượng


Tỉ lệ
%

Số
lượng

Tỉ lệ
%

13

10,6%

36

29,5%

57

46,8%

16

13,1%

Bảng 1.1: Kết quả khảo sát về ngữ pháp của HS trước khi áp dụng chuyên đề
Qua thống kê, ta thấy kết quả kiểm tra không cao, kĩ năng làm bài của HS còn yếu.
Vậy nên việc dạy kiến thức ngữ pháp và kĩ năng làm bài cho HS là vô cùng cần
thiết.


5


1.2.3 Nguyên nhân của thực trạng
* Nguyên nhân chủ quan:
Do GV chưa còn chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy, chưa lôi cuốn
được HS trong giờ học.
GV chưa chú ý phân loại năng lực HS để thay đổi, điều chỉnh phương pháp
dạy học phù hợp với từng đối tượng HS.
GV cịn gặp khó khăn trong việc thiết kế bài cho HS ở nhiều trình độ khác
nhau.
* Nguyên nhân khách quan:
Do HS học Tiếng Anh một cách thụ động, không nắm được cách học ngữ
pháp, kĩ năng làm bài còn yếu, học tập cịn mang tính chất chống chế khi bị kiểm
tra, đặc biệt chưa có hứng thú và ý thức tự giác trong việc học.
Do HS chưa nhận thức được vai trị quan trọng của mơn học, coi mơn Tiếng
Anh là thứ tiếng nước ngồi, khơng cần thiết.
Phụ huynh khơng coi trọng mơn Tiếng Anh, thậm chí khơng thúc giục con
cái học Tiếng Anh, dù cho năng lực môn học của con yếu, khiến việc định hướng
trong học tập bộ môn của GV gặp nhiều trở ngại.
2. Các biện pháp thực hiện trong chuyên đề
2.1. Giới thiệu hình thái và nghĩa của cấu trúc: (presentation)
* Mục tiêu của biện pháp
Một trong những nguyên nhân khiến cho việc học ngữ pháp của HS gặp khó
khăn đó là do ngay từ đầu các em đã không được giới thiệu và tiếp cận ngữ pháp
một cách đúng đắn.
Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp một cách trực quan, sinh động, gần gũi, dễ
hiểu giúp HS phân tích, khám phá và rút ra kiến thức mới. Đây là hoạt động quan
trọng nhất, trọng tâm nhất, có vai trị và tác dụng làm cơ sở cho các hoạt động

luyện tập và vận dụng cũng như tồn bộ q trình dạy học phát triển năng lực HS.
* Cơ sở của biện pháp
Do cấu tạo của não người, những hình ảnh trực quan, tình huống cụ thể gần
gũi thường dễ dàng được ghi nhớ và áp dụng hơn so với việc học cấu trúc khô
khan, rời rạc.
* Cách thực hiện
Để giới thiệu kiến thức mới, GV dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân
tích, đánh giá, dùng các hình ảnh trực quan sinh động hay tình huống gần gũi để
giúp HS thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học. Để bài học khơng bị nhàm
chán và đơn điệu khi giới thiệu (vì ngữ pháp thường hay khô khan, cứng nhắc) GV
nên dùng nhiều thủ thuật khác nhau phù hợp với từng kiểu câu như:
+ Dùng tình huống
+ Dùng thị giác (vật thật, người thật, tranh ảnh)
6


+ So sánh đối chiếu các cấu trúc ngữ pháp
+ Dịch nghĩa
+ Nêu ví dụ câu chuẩn
+ Dùng sơ đồ tư duy
a. Dùng tình huống:
GV nêu tình huống để HS nhận ra khi nào thì dùng mẫu câu đó, phát huy sự
sáng tạo và khả năng suy luận của HS.
Khi giới thiệu GV có thể dùng tranh ảnh hoặc hình vẽ để nêu tình huống.
Ví dụ: Để dạy cấu trúc “the past simple with wish” ở Unit 4: Life in the past –
Lesson 3: A closer look 2 – Page 44, tơi chiếu một hình vẽ đơn giản của một người
cao và một người thấp.

I wish I
were tall

like him.

Jack

Pete

- GV bắt đầu nêu tình huống:
T: Look at Pete and Jack. What do they look like?
S: Jack is tall and Pete is short.
T: Is Pete happy with his height?
S: No.
T: What does he have in his mind?
S: “I wish I were tall like him.”
T: What tense was used in the clause after WISH?
S: Past tense
- Tiếp theo, GV giới thiệu cấu trúc và mục đích sử dụng của WISH
b. Dùng thị giác:
GV dùng đồ vật, hình vẽ hoặc tranh ảnh có thể kết hợp với nét mặt, điệu bộ
giúp gây ấn tượng về hình ảnh để HS liên hệ trực tiếp với ý nghĩa của câu.
Ví dụ: Unit 2: City life – Lesson 3: A closer look 2 - Comparison of adjectives and
adverbs: Review – Page 1
- GV có thể gọi 2 bạn lên trước lớp rồi hỏi:
T: Who is taller, Trung or Dat?
7


S: Trung is.
T: Trung is taller than Dat.
GV gọi thêm một bạn nữa lên trước lớp và hỏi tiếp:
T: Who is the tallest?

S: Hung is.
T: Can you find out the form of the comparison of short adjectives and adverbs?
S: Short adjectives/adverbs + ER + THAN
THE + Short adjectives/adverbs + EST
- GV dùng cách tương tự để giới thiệu cấu trúc so sánh hơn và hơn nhất với tính từ
dài.
c. Dùng cách so sánh đối chiếu các cấu trúc ngữ pháp:
Việc đối chiếu cấu trúc mới với cấu trúc HS đã biết giúp cho HS củng cố lại
những mẫu câu khác nhau trên cơ sở cái đã biết, do đó HS không bị nhầm lẫn giữa
cách sử dụng các mẫu câu khác nhau.
Ví dụ: Unit 5: Wonders of Viet Nam - Lesson 3: A closer look 2 – Page 54
T: Who can remind what Veronica’s father suggests Mrs them doing? (in Lesson
1: Getting started, section Listen and Read)
S: My father suggests we should go by air.
T: What about Mi? What does she suggest?
S: I suggest going by train.
T: Tell me the difference between these two sentences “My father suggests we
should go by air.” and “I suggest going by train.”
S: Sentence 1: “........suggest + V-ing.
Sentence 2: “........suggest + that –clause”.
T: That’s right.
- Sau đó GV chốt ý và giúp HS nắm mục đích sử dụng và cấu trúc câu đề nghị
trước khi bước vào giai đoạn rèn luyện.
d. Dịch nghĩa
GV dùng cách này để diễn đạt ý nghĩa của cùng một mẫu câu bằng 2 ngôn
ngữ khác nhau, giúp HS phân biệt sự khác nhau nhau giữa cách diễn đạt ý nghĩa
của câu trong tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh, tránh được sự chuyển di tiêu cực từ tiếng
mẹ đẻ.
Sau đây là ví dụ cấu trúc câu GV có thể dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh và
ngược lại.

Ví dụ: Unit 1: Local environment – Lesson 3: A closer look 2 - Page 9
- Ở phần này các em được học cấu trúc ngữ pháp “Adverb clause of concession”
dùng với “although/though/even though” - với tiếng mẹ đẻ thì có nghĩa là “mặc dù
– nhưng mà”.
- GV giới thiệu sau đó yêu cầu HS dịch nghĩa:
8


T: Thu Ha is not satisfied with her preparations for Tet. Thu Ha has decorated her
house and made plenty of cakes.
* Combine two sentences into one by using a connective – EVEN THOUGH
S1: Thu Ha is not satisfied with her preparations for Tet, even though she has
decorated her house and made plenty of cakes.
S2: Even though Thu Ha has decorated her house and made plenty of cakes, she is
not satisfied with her preparations for Tet.
T: Vietnamese?
S1: Thu Hà không hài lịng với việc chuẩn bị tết của mình mặc dầu cơ ấy đã trang
hồng nhà cửa và làm rất nhiều bánh.
S2: Mặc dù Thu Hà đã trang hoàng nhà cửa và làm rất nhiều bánh, nhưng cơ ấy
khơng hài lịng với việc chuẩn bị tết của mình.
Với cách nói của HS thứ 2 (S 2 thì các em dễ bị nhầm lẫn cách sử dụng theo lối
“Mặc dù – nhưng mà” => “Even though – but”.
- Tiếp theo sau GV phân tích và chốt lại điểm ngữ pháp cho HS nắm chắc để rèn
luyện.
e. Dùng sơ đồ tư duy (Mindmap):
Khi giới thiệu ngữ liệu mới về từ vựng hoặc về chủ đề nào đó ta có thể sử
dụng sơ đồ tư duy thuận tiện và có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên trong việc giới thiệu ngữ pháp ta cũng có thể áp dụng được.
Ví dụ: Unit 9: English in the world – Lesson 3: A closer look 2 – Page 35
Ở phần này ta có thể dùng sơ đồ tư duy để giới thiệu lại câu điều kiện loại 2 mà

HS đã được học ở chương trình tiếng Anh lớp 8.

g. Nêu ví dụ câu chuẩn:
GV nêu ví dụ nhằm cung cấp cho HS cấu trúc câu chuẩn mực, từ đó HS có
thể lắp ghép, thay thế từng thành phần câu để tạo nên nhiều câu khác nhau.
Ví dụ: Unit 5: Setion Language Focus 4/Page 46
- GV yêu cầu HS lắng nghe:
T: Listen to what I usually did when I was small: “I used to ride a tricycle and play
hide and seek when I was small. Who can remind my hobbies?
9


S: I used to ride a tricycle and play hide and seek when I was small.
- GV viết ví dụ đó lên bảng và giải thích điểm ngữ pháp của câu:
“used to V / didn’t use to V talk about someone’s habits in the past.
- HS theo mẫu câu đó để nói về mình, người thân và bạn bè của chúng, rồi áp dụng
vào rèn luyện.
2.2. Cách thực hiện các kỹ thuật rèn luyện ngữ pháp: (practice)
* Mục tiêu của biện pháp
Hoạt động này đơi khi cịn được gọi là hoạt động thực hành. Hoạt động này
yêu cầu HS phải vận dụng trực tiếp những kiến thức đã học vào giải quyết các bài
tập. Đây là hoạt động rất quan trọng vì nó giúp HS kết hợp giữa lí thuyết với thực
hành, đồng thời giúp GV kiểm tra kết quả HS đã lĩnh hội.
* Cơ sở của biện pháp
Do nguyên lí hoạt động của não bộ, muốn hình thành kĩ năng thì cần phải có
q trình luyện tập.
* Cách thực hiện
Thông qua việc thực hiện các hoạt động cơ bản, HS rèn luyện việc nhận
dạng, áp dụng cấu trúc ngữ pháp vừa rút ra được. GV quan sát giúp HS nhận ra
khó khăn của mình, nhấn mạnh lại kiến thức và cách thực hiện.

Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm,
theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ HS.
Các bài tập rèn luyện ngữ pháp đã được biên soạn trong SGK – phần A
closer look 2 và Looking back, ở nhiều dạng khác nhau nhằm thông qua kiến thức
ngôn ngữ để rèn luyện các kỹ năng cho HS. Tuy nhiên các bài tập đó là những
cơng cụ mà GV phải biết cách hướng dẫn HS sử dụng chúng để hoàn thiện mục
tiêu học tập bộ môn.
Một số bài tập phổ biến hay được áp dụng trong bước này là: Matching,
True/False, Gap filling, multiple choices, sentence completion, sentence
transformation....
Ví dụ 1: Unit 4: Life in the past – Lesson 3: A closer look 2 – Page 44.
Tick if the sentence is correct. If the sentence is not correct, underline the
mistake and correct it.
Sentences
Correct if
necessary
1. I wish I knew how to paint on ceramic pots.
2. I wish my mum will talk about her childhood.
3. I wish I can learn more about other people's traditions.
4. I wish everybody had enough food and a place to live in.
5. I wish people in the world don't have conflicts and lived in
peace.
6. I wish everybody is aware of the importance of preserving
10


their culture.
Trong bài này HS học về câu ước. Sau khi được GV giới thiệu kiến thức, HS làm
bài tập nhận biết cấu trúc đúng của câu ước, lỗi và sửa lỗi với câu sai. Bài tập này
đơn thuần chỉ để HS rèn luyện được cách nhận diện cấu trúc ngữ pháp cho đúng.

Ví dụ 2: Unit 12: My future career – Lesson 3: A closer look 2 – Page 76
Choose the correct answer(s).
1. The school is expected ___________ good citizens for society.
A. to provide
B. provide
C. providing
2. The school headmaster promised ___________ practical study programmes to
students.
A. to offer
B. offer
C. offering
3. The company admitted ___________ the employee unfairly.
A. to dismiss
B. dismiss
C. dismissing
4. She doesn't mind ___________ hard to reach her career goals.
A. work
B. to work
C. working
5. It may be too late to begin ___________ vocational skills after you leave
school.
A. to learn
B. learn
C. learning
6. Many more students tend ___________ in vocational schools than in senior
secondary schools.
A. enrolling
B. to enroll
C. enrol
2.3. Thủ thuật củng cố, vận dụng sau khi rèn luyện: (Consolidation)

* Mục tiêu của biện pháp
Giúp HS vận dụng được các kiến thức ngữ pháp và kĩ năng làm bài để giải
quyết các tình huống/vấn đề tương tự hoặc mới trong học tập.
* Cơ sở của biện pháp
Củng cố, vận dụng là một giai đoạn trong quá trình hình thành kiến thức, tri
thức.
* Cách thực hiện
HS thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội
dung bài đã học. GV giúp HS thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức, từ đó
khắc sâu kiến thức đã học.
Khuyến khích HS diễn đạt theo ngơn ngữ, cách hiểu của chính các em.
Khuyến khích HS tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lí lẽ, có lập luận.
Hơn nửa các kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh lớp 9 là ôn tập, hệ thống lại, củng
cố lại kiến thức đã học từ lớp 6, 7, 8. Do đó phần lớn bài tập trong các bài A closer
look 2 nhằm mục đích củng cố, kiểm tra kiến thức ngữ pháp đã được học. Còn lại
lớp 9 có vài phạm trù ngữ pháp mới và khó chẳng hạn như là: Phrasal verbs, Wish
sentences, Relative clauses… Để giúp HS tiếp thu tốt nội dung kiến thức và rèn
11


luyện kĩ năng vận dụng, ngoài việc hướng dẫn các em làm bài tập, tôi nghĩ GV
chúng ta cũng phải cần tạo cho các em cảm giác hưng phấn và hứng thú cho các
em tích cực tham gia vào bài học cũng như tiếp thu kiến thức. Muốn vậy, cách tốt
nhất là GV áp dụng các thủ thuật phù hợp, đồng thời dạng các trị chơi sẽ có tác
dụng tích cực trong việc kích thích sự hưng phấn cho HS.
Những thủ thuật thơng thường có thể áp dụng cho mục đích bài học này là:
Sentence transformation, Sentence completion, Language Games, Dialogue build,
Sentence making, Mindmap…. Tôi rất quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả và hợp
lí thủ thuật Language games, tất nhiên trên cơ sở có sự chuẩn bị kế hoạch tiết dạy
kĩ càng để chủ động thời gian và khơng q lạm dụng khiến có thể " cháy giáo án".

Thủ thuật này bao gồm các trò chơi như: Chain game, Noughts & crosses,
Pelmanism, Guessing game, Rub out and remember, Lucky numbers, Mindmap ...
Ví dụ 1: Unit 3: Teen stress and pressure – Lesson 3: A closer look 2 – Page
Game: SOMETHING ABOUT OUR TEACHER...
Decide as a whole class five questions want to ask about the teacher. Then the
class divides into two groups: one group s' inside the class and the other goes
outside. The teacher will tell each group the answer to the questions. The class
gets together again and in pairs you must report on what the teacher has told you.
Trò chơi này nhằm kiểm tra mức độ sử dụng câu tường thuật của HS. HS thống
nhất hỏi GV năm câu hỏi. GV chia lớp làm 2 nhóm, một nhóm ở trong lớp, một
nhóm đi ra ngồi lớp. GV nói các câu trả lời cho 2 nhóm. Cả lớp cùng nhau theo
cặp tường thuật lại những gì GV nói.
Question 1: Do you have a pet? If so, what is it? What’s its name?
Student 1: Our teacher said she had a dog called “To be” at home.
Student 2: Our teacher said she had a cat called “To be” at home.
Ví dụ 2: Unit 5: Wonders of Viet Nam – Lesson 3: A closer look 2 – Page 54
Work in pairs. Tell your partners what they should do in the following
situations using suggest + Ving/clause with should.
- Your bicycle has been stolen. 
- You have lost your way in the city centre. 
- You have left your workbook at home. 
- Your laptop isn't working. 
- You have forgotten to bring your wallet when going shopping. 
Example:
A: Oh no! My bicycle has been stolen. What should I do now?
B: I suggest calling the police. / I suggest you should call the police.
Với bài tập này HS tạo ra các cuộc hội thoại dựa trên tình huống có sẵn nhằm củng
cố, ơn tập lại cấu trúc câu với “suggest”.
Ví dụ 3: Unit 8: Tourism – Lesson 3: A closer look 2 – Page 23
12



Make full sentences from the words/phrases, adding articles as needed. Then
mark them as true (T) false (F). 
1. original name/of /Ha Noi /Phu Xuan                    
2. most famous /Egyptian pyramids/found/at Giza/in/Cairo                          
3. there/city/called/ Kiev/in/America                     
4. My Son/set of ruins/from/ancient Cham Empire/ UNESCO World Heritage
Site               
5. English/first language/in/many countries/outside/United Kingdom
Bài tập này giúp HS ôn lại cách sử dụng của mạo từ đồng thời phát triển kĩ năng
viết cho HS.
Ví dụ 4: Unit 9: English in the world – Lesson 3: A closer look 2 – Page 36
Rewrite these sentences as one sentence using a relative clause. 
1. My friend plays the guitar. He has just released a CD.
=> My friend who/that plays the guitar has just released a CD.
2. Parts of the palace are open to the public. It is where the queen lives.
3. English has borrowed many words. They come from other languages.
4. I moved to a new school. English is taught by native teachers there.
5. I don't like Enqlish. There are several reasons for that.
6. The new girl in our class is reasonably good at English. Her name is Mi.
Với bài này, thay vì để dạng viết lại câu khá khó và khơ khan thì GV có thể thiết
kế thành một trò chơi chẳng hạn như “Lucky number” để tạo ra sự thú vị, lôi cuốn
cho bài học.
Trên đây chỉ là một số thí dụ minh họa một số dạng bài tập được thực hiện ôn lại
kiến thức ngữ pháp một cách hiệu quả mà vẫn gây được sự hứng thú học tập cho
HS cũng như đảm bảo nguyên tắc HS giữ vai trò trung tâm với phương pháp phù
hợp tâm sinh lý HS.
2.4. Những vấn đề cần lưu ý khi ôn luyện ngữ pháp cho HS ôn thi vào 10.
* Mục tiêu của biện pháp

Giúp HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức, củng cố, xây dựng kĩ năng làm bài
thi và nâng cao kết quả thi vào 10 THPT.
* Cơ sở của biện pháp
Tiếng Anh là một trong những môn thi vào 10 nên việc ôn luyện cho HS là
rất cần thiết.
Luyện tập là cơ sở để tạo nên kĩ năng, kĩ thuật, chiến thuật làm bài cho tốt.
* Cách thực hiện
Chúng ta đều biết tới tầm quan trọng của ngữ pháp trong bài thi vào 10.
Việc ôn tập ngữ pháp làm sao cho hiệu quả để HS thi vào 10 đạt kết quả cao là băn
khoăn của rất nhiều GV ơn thi vào 10 trong đó có tơi. Qua kinh nghiệm của bản

13


thân, học hỏi từ kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài
vấn đề cần lưu ý khi ôn ngữ pháp cho HS thi vào 10 như sau.
a. Hệ thống lại kiến thức sau mỗi đơn vị bài học
Theo tôi, với mỗi phạm trù ngữ pháp GV cần giúp HS hệ thống lại kiến thức
đã học, giúp các em biết đâu là trọng tâm của bài học. Vì hệ thống lại kiến thức
làm cho các em nhớ kỹ hơn và lâu hơn, tránh việc các em học vẹt.
Hơn nữa, môn Tiếng Anh chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng điểm thi vào 10. Vì vậy
càng cơ đọng kiến thức bao nhiêu, càng giúp các em dễ học, dễ nhớ bấy nhiêu.
Hơn nữa việc hệ thống kiến thức còn giúp các em dễ dàng xem lại khi cần thiết.
Ví dụ, sau khi học xong về câu phức trong Unit 1: Local environment, tơi sẽ tổng
hợp tồn bộ kiến thức như sau:
1. Định nghĩa
Định nghĩa - Câu phức là câu bao gồm 1 mệnh đề độc lập (independent clause) và
ít nhất 1 mệnh đề phụ thuộc (dependent clause) liên kết với nhau. Hai mệnh đề
thường được nối với nhau bởi dấu phẩy hoặc các liền từ phụ thuộc (subordinating
conjuntions).

Ex: He always takes time to play with his daughter although he is extremely busy.
Mệnh đề độc lập
Mệnh đề phụ thuộc
Although he is extremely busy, he always takes time to play with his daughter.
Mệnh đề phụ thuộc
Mệnh đề độc lập
2. Các loại mệnh đề phụ thuộc hay gặp
Trong câu phức, có nhiều loại mệnh đề phụ thuộc khác nhau, dưới đây là
một vài loại thường gặp.
Mệnh đề phụ thuộc
Ví dụ
Mệnh đề phụ thuộc chỉ lý do
- I needn’t tell you as he has told you
(dependent clause of reason):
already.
- Trả lời cho câu hỏi “Why” (tại
- I did it because there was no one else to do
sao)
it.
- Thường bắt đầu với các liên từ
- Since you insist, I shall go with you.
như: because, since, as...
Mệnh đề phụ thuộc chỉ thời gian - As I went out, he came in.
(dependent clause of time):
- As soon as you are ready, we shall go.
- Nói về thời gian hành động trong - I hurried to see him after I had heard the
mệnh đề độc lập diễn ra khi nào.
news.
- Thường bắt đầu với các liên từ - I hope to pay him a visit before I went
như: when, while, before, after, as away.

soon as,...
- Mệnh đề phụ thuộc chỉ sự - Though it is getting late, I think we have to
nhượng bộ
finish our lesson.
14


(dependent clause of concession):
- Diễn tả kết quả bất ngờ, ngoài
mong đợi.
- Thường bắt đầu với các liên từ
như: although, though, even
though, even if...
Mệnh đề phụ thuộc chỉ mục đích
(dependent clause of purpose):
- Nói về mục đích của hành động
trong mệnh đề độc lập.
- Thường bắt đầu với các liên từ
như: so that, in order that...

- Although it rained, he went out all the
same.
- I’ll get there even if I have to walk all the
day.

He was speaking very quietly so that it was
difficult to hear what he said.

Một cách hữu ích để hệ thống kiến thức là dùng Mindmap (Bản đồ tư duy).
Với HS khá giỏi, tôi thường hướng dẫn các em tự làm sơ đồ tư duy về các phạm

trù ngữ pháp để các em nhớ kiến thức theo cách mà chính các em hệ thống. Cịn
với HS yếu kém thì tơi sẽ cung cấp sẵn bản đồ tư duy cho các em. Cách học này
giúp giúp HS nhớ kiến thức ngữ pháp trừu tượng một cách sinh động, chọn lọc và
sâu sắc hơn.
Ví dụ: Khi ơn lại câu bị động tơi có thể cung cấp cho HS sơ đồ tư duy sau:

b. Dạy tất cả các dạng bài tập có thế xuất hiện trong đề thi vào 10.
Với thuận lợi là bài thi vào 10 môn Tiếng Anh lớp 9 chỉ có dạng trắc
nghiệm nên GV có thể dễ bao quát các dạng bài có thể xuất hiện trong đề thi với
cùng một phạm trù ngữ pháp hơn.
Ví dụ, với phạm trù về câu ước thì dạng bài tập có thể xuất hiện dưới dạng
chọn đáp án đúng để điền khuyết, tìm lỗi sai và trắc nghiệm viết lại câu. Khi dạy
tới điểm ngữ pháp này tôi sẽ có bài tập cho HS về tất cả các dạng đó và hướng dẫn
15


cách làm bài với từng dạng cụ thể. Chẳng hạn như với dạng viết lại câu, tôi hướng
dẫn HS cách nhận biết câu cho có thể là một câu nói về sự thật ở hiện tại kèm theo
cái cụm từ chỉ sự tiếc nuối. Khi viết lại câu thì HS phải tuân thủ theo quy tắc là
phủ định và lùi thì câu cho về q khứ. Ta có thể sử dụng cách phủ định của động
từ hoặc dùng các từ phủ định.
Choose the best answer.
1. It's cold today. I wish it ________ warmer.
A. is
B. has been
C. were
D. had been
2. I wish I ________ the answer, but I don't.
A. know
B. knew

C. had known
D. would know
3. She wishes she ________ blue eyes.
A. has
B. had
C. had had
D. would have
4. She wishes she ________ a movie star someday.
A. is
B. were
C. will be
D. would be
5. I have to work on Sunday. I wish I ________ have to work on Sunday.
A. don't
B. didn't
C. won't
D. wouldn't
6. I wish you ________ borrow my things without permission.
A. don't
B. won't
C. shouldn't
D. wouldn't
7. He wishes he ________ buy a new car.
A. could
B. might
C. should
D. would
8. She misses him. She wishes he _______ her a letter.
A. has sent
B. will send

C. would send
D. would have sent
9. I wish I ________ help you.
A. can
B. could
C. will
D. would
10. I don’t know many people. I wish I _________ more people.
A. know
B. knew
C. had known
D. should know
Choose the word or phrase that needs correcting.
1. She wish she could speak English well.
2. I wish it didn’t rained now.
3. I wish I was a doctor to save people.
4. I wish I have more time to look after my family.
5. He wishes it didn’t rain yesterday.
6. I wish my father gives up smoking in the near future.
7. I wish I studied very well last year.
8. I wish you will come to my party next week.
9. I wish it stops raining now.
10. I wish you are my sister.
Choose the sentence which has the same meaning to the given one.
1. My sister can’t speak Vietnamese.
16


A. I wish my sister to speak Vietnamese.
B. I wish my sister could speak Vietnamese.

C. Speaking Vietnamese is a wish.
D. My sister wishes to be spoken Vietnamese.
2. It’s a pity, I can’t play chess.
A. I wish I can play chess.
B. I wish I could played chess.
C. I wish I play chess.
D. I wish I could play chess.
3. My father can’t give up smoking.
A. I wish my father can give up smoking.
B. I wish my father can giving up smoking.
C. I wish my father couldn’t give up smoking.
D. I wish my father could give up smoking.
4. What a pity! I am not at the party.
A. I wish I were not at the party.
B. I wish I were at the party.
C. I wish I am at the party.
D. I wish I am not at the party.
5. My school has no playground equipment or extra activities.
A. I wish my school had had playground equipment or extra activities.
B. I wish my school had playground equipment or extra activities.
C. I wish my school can have playground equipment or extra activities.
D. I wish my school will have playground equipment or extra activities.
c. Kiểm tra việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới của HS:
Kiểm tra bài cũ đóng một vai trị hết sức quan trọng trong quá trình dạy học,
đặc biệt là dạy ngoại ngữ nói chung và dạy Tiếng Anh nói riêng. Nếu chúng ta
thực hiện tốt việc kiểm tra bài cũ không những thúc ép được những HS yếu kém
phải học bài, hiểu bài và áp dụng tốt kiến thức đã học mà cịn kích thích sự ham
tìm tịi học hỏi của HS giỏi trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức của bộ môn.
Chúng ta phải kiểm tra như thế nào? Đây là câu hỏi mà bất cứ GV nào cũng
có câu trả lời của riêng mình và mỗi người có một câu trả lời khác nhau, không ai

giống ai cả. Riêng bản thân tơi, tơi nghĩ rằng mình phải làm như thế nào để có thể
kiểm tra kiến thức đã học của HS càng nhiều càng tốt.
Kiểm tra kiến thức đã học của HS cũng là cách giúp HS ôn tập kiến thức đã
học, tạo điều kiện cho các em áp dụng kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết bài
tập và hướng tới việc áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh việc
kiểm tra bài cũ chúng ta cũng cần kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. Đa số
chúng ta đều dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới nhưng chúng ta lại thiếu phần kiểm
tra xem HS về nhà chuẩn bị cái gì và chuẩn bị như thế nào.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS là chúng ta tạo cho HS có thói quen
chuẩn bị trước bài học ở nhà. Tạo điều kiện cho các em kịp bài giảng của GV trên

17


lớp, hiểu bài và học bài ở nhà tốt hơn. Dẫn đến kết quả cuối cùng là HS sẽ nhớ bài
lâu hơn. Khi HS nhớ bài lâu hơn thì sẽ làm bài kiểm tra có kết quả cao hơn.
Vậy làm thế nào để kiểm tra kiến thức đã học và kiểm tra việc chuẩn bị bài
mới của HS trong khoảng thời gian ngắn từ năm phút tới bảy phút. Trước địi hỏi
của thực tế giảng dạy bản thân tơi có cách giải quyết như sau. Tôi sẽ cho các em
làm bài kiểm tra đầu giờ (viết trên giấy) chứ không trả bài miệng. Cách làm này
thỏa mãn việc kiểm tra được nhiều kiến thức đã học của HS, kiểm tra được việc
chuẩn bị bài mới của HS và thêm vào đó là số lượng HS được kiểm tra một lần là
cả lớp. Khi chúng ta kiểm tra được cả lớp thì lúc nào HS cũng ở trong tâm thế
được kiểm tra và khơng có suy nghĩ hơm qua kiểm tra rồi, hôm nay nghỉ học bài.
Tôi thường chấm bài học thuộc hoặc kiểm tra kiến thức của các em sau đó
có thể quy đổi ra điểm miệng hoặc cộng điểm cho các bài kiểm tra. Điều này thôi
thúc các em học tập liên tục để đạt được điểm số cao.
Sau đây là mẫu bài tập kiểm tra bài cũ về Adjective + to-infinitive /
Adjective + that clause.
ADJECTIVE + TO-INFINITIVE / ADJECTIVE + THAT CLAUSE

I. Structures
1. ……………………………………………………………………………………
2. …………………………………………………………………………………..
3. …………………………………………………………………………………..
II. Choose the best answer.
1. It is important ______ residents for their views on public transport.
A. asking
B. to asking
C. to ask
D. ask
2. It is brave _______ Khang to come into the abandoned house alone at night.
A. of
B. for
C. towards
D. to
3. My dad was glad
his best friend again after 20 years.
A. meet
B. meeting
C. of meeting
D. to meet
4. She was
the news of his death. He was so young!
A. shocked to hear
B. shocking to hear
C. shocked hearing
D. shocking hearing
d. Ôn luyện giải đề
Các cấu trúc mang tính cơng thức, lý thuyết khơ khan sẽ trở nên rất khó nhớ
nếu bạn khơng đưa chúng vào thực tế luyện đề. Làm đề mỗi ngày là kinh nghiệm

ôn thi vào lớp 10 môn Anh bất di bất dịch, gần như HS nào cũng sẽ thực hiện theo.
Bởi lẽ, đây là cách ghi nhớ kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Thơng qua việc huy động kiến thức trong trí nhớ để làm đề, soi chiếu lỗi sai,
bạn sẽ rút ra cho mình rất nhiều bài học đáng giá. Hơn nữa, luyện đề mỗi ngày tạo
cho bạn phản xạ quen thuộc khi tiếp xúc với đề thi thật.

18


Khơng có bí kíp nào giúp bạn ghi nhớ cấu trúc tiếng Anh nhanh và “dai”
hơn luyện đề chăm chỉ hằng ngày.
Khi cho HS làm đề, GV nên bắt đầu bằng những đề cơ bản, sau đó tăng dần
độ khó. GV yêu cầu HS hãy dành thời gian xem lại lỗi sai sau khi kết thúc buổi
làm đề và cố gắng tìm nguyên nhân vì sao đáp án của mình sai, đáp án kia đúng.
HS có thể làm đi làm lại một đề nhiều lần, cứ cách 1 tuần quay vịng lại đề cũ xem
mình có lặp lại lỗi sai như lần trước hay không.
Luyện đề tiếng Anh lên lớp 10 cũng cần có giai đoạn. Trong thời gian đầu
ơn thi, HS có thể làm đề với tần suất thưa thớt để dành thời gian vẽ sơ đồ tư duy,
hệ thống kiến thức và các cấu trúc ngữ pháp một cách đầy đủ, chỉn chu. Song,
càng về giai đoạn nước rút thì càng nên luyện đề nhiều hơn để làm quen với áp
lực, không bị bỡ ngỡ hay căng thẳng quá khi bước vào kỳ thi chính thức.
3. Kết quả đạt được
Qua quá trình áp dụng biện pháp trong các tiết thực dạy ở các lớp 9A, B, C năm
học 2022-2023 tại trường THCS Tân Tiến đến thời điểm này, tơi đã thu được
những tín hiệu khả quan sau:
* Đối với HS:
- HS đã có sự chuyển biến lớn về thái độ học tập cũng như thành tích học tập, đã
khơi dậy được lòng ham học và rèn luyện tư duy linh hoạt, khả năng tổng quan của
HS, dần dần khơi gợi được niềm đam mê học Tiếng Anh của các em.
- Rèn luyện thói quen học tập khoa học và tính sáng tạo trong học tập, đặc biệt là

học ngữ pháp.
- Đa số HS khơng cịn thấy ngại học ngữ pháp. Kết quả làm các bài tập, bài thi liên
quan đến ngữ pháp đã được cải thiện rõ rệt.
* Đối với GV:
- Được HS chia sẻ nhiều hơn, giúp ích cho việc điều chỉnh chuyên đề giảng dạy
phù hợp với HS. Sự tương tác giữa cơ và trị tăng lên dần theo từng buổi học, nhờ
đó chất lượng dạy học cũng tăng lên. Trong quá trình làm chuyên đề tôi cũng
thường xuyên tự học, tự nghiên cứu nên chuyên mơn cũng được cải thiện.
Và để đánh giá chính xác kết quả thu được, tôi tiếp tục làm một bài khảo sát
vào ngày 02/04/2023. Kết quả đạt được như sau:
Tôi thu được kết quả rất đáng mừng, cụ thể:

Lớ
p
9

Tổng
Giỏi
số
Số
Tỉ lệ
học
%
sinh lượng
122

22

17,2%


Khá

Trung bình

Yếu

Số
lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượng

Tỉ lệ
%

45

36,9%

47


38,5%

9

7,4%

Bảng 1.2: Kết quả khảo sát về ngữ pháp của HS sau khi áp dụng chuyên đề
19



×